Luận án Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng đảng giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

8

1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 8

1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 23

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên

quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 29

Chƣơng 2. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CẤP

HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THAM GIA XÂY DỰNG

ĐẢNG - NHỮNG VẤN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 34

2.1. Cấp huyện, đảng bộ và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh cấp huyện ở Thành phố Hà Nội 34

2.2. Xây dựng Đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng

Đảng - khái niệm, nội dung, phương thức và vai trò 64

Chƣơng 3. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CẤP HUYỆN

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG -

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 82

3.1. Thực trạng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp

huyện ở Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng Đảng 82

3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 117

Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN

TỐT HOẠT ĐỘNG THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CẤP

HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 131

4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng thực hiện

tốt hoạt động tham gia xây dựng Đảng của Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở Thành phố Hà

Nội đến năm 2030 131

4.2. Giải pháp chủ yếu thực hiện tốt hoạt động tham gia xây

dựng Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 140

KẾT LUẬN 169

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 171

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172

PHỤ LỤC 194

pdf261 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng đảng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả phương pháp dạy và học, phát hiện và triển khai các công trình nghiên cứu và tập sự nghiên cứu khoa học. Nội dung sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh được tổ chức và lan tỏa mạnh mẽ. Sáng tạo trong công tác phục vụ nhân dân được triển khai theo hướng thực chất gắn với tình hình, đặc thù và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị tiếp tục góp phần thúc đẩy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức trẻ. Phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ tổ quốc” được ĐTN cấp huyện triển khai được nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn, chủ động phối hợp với các đơn vị Công an, Quân đội đẩy mạnh phổ biến các Luật Nghĩa vụ quân sự, nâng cao ý thức trách nhiệm cho đoàn viên, thanh niên về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hăng hái đăng ký triển khai các hoạt giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Xung kích trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh đã được toàn Đoàn triển khai nghiêm túc với nhiều giải pháp đồng bộ. Xung kích tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại được thực hiện thường xuyên, trách nhiệm với vai trò trung tâm của ĐTN công an và thanh niên Quân đội. Phong trào “Tôi yêu Hà Nội” được lan tỏa trong mọi đối tượng thanh thiếu nhi và trở thành phong trào hành động mang đặc trưng của tuổi trẻ Thủ đô, là phong trào thể hiện tình cảm của tuổi trẻ đối với Thủ đô thân yêu. Trong giai đoạn 2012-2013, phong trào được triển khai với các nội dung: “Tuổi trẻ xung kích tham gia phát triển văn hóa, xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Tuổi trẻ hành động vì thành phố xanh, sạch, đẹp; an toàn giao thông; văn minh đô thị; Tuổi trẻ xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới” được ĐV,TN đón nhận và thực hiện hiệu quả. Trong quá trình triển khai, để phù hợp với điều kiện tình hình thực tế, từ năm 2017 đến nay, phong trào “Tôi yêu Hà Nội” được triển khai theo 3 nhóm nội dung giải pháp: Hà Nội xanh, Hà Nội văn minh, Hà Nội văn hiến. Thông qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình 109 hiệu quả, các điển hình tiên tiến, góp phần quan trọng vào việc XDĐ bộ cấp huyện TSVM, xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Như vậy, việc triển khai các phong trào của Đoàn chính là biện pháp để giáo dục, rèn luyện, đào tạo ĐV,TN thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây chính là phương thức đặc trưng để Đoàn TNCS HCM cấp huyện thực hiện tốt chức năng “trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”, “lực lượng nòng cốt” Đặc biệt, qua các phong trào của thanh niên, Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN đã góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết của Đảng tới ĐV,TN hiệu quả và thiết thực hơn; đã góp phần giúp các cấp ủy, TCĐ hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo tại địa phương, đồng thời giúp cấp ủy, TCĐ điều chỉnh có hiệu quả, phù hợp hơn các quyết sách lãnh đạo, PTLĐ đối với ĐTN và ĐV,TN. Đồng thời, từ các PTTN, hằng năm đã có hàng nghìn đoàn viên ưu tú được giới thiệu để cấp ủy, TCĐ các cấp xem xét, kết nạp và rất nhiều đoàn viên được vinh dự trong hàng ngũ của Đảng; rất nhiều ĐV,TN tiên tiến, điển hình được tôn vinh, trao các giải thưởng của Đoàn, Hội. Đây cũng chính là phương thức thiết thực mà Đoàn TNCS HCM cấp huyện thực hiện chức năng, vai trò “đội dự bị tin cậy của Đảng”; đồng thời, giới thiệu những nhân sự trẻ tiêu biểu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và nhiệm kỳ 2021-2026. 3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm thực hiện nội dung và phƣơng thức ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng Đảng 3.1.2.1. Hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nội dung Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng Đảng Một là, kết quả tham gia xây dựng và góp ý đối với dự thảo nghị quyết của cấp ủy, TCĐ cấp huyện chất lượng chưa cao. Tuy được coi là nhiệm vụ quan trọng, nhưng hoạt động tham gia góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, TCĐ các cấp trước mỗi kỳ đại hội và dự thảo các quy định của cấp ủy cấp huyện ở một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện, nhất là ở cơ sở hiệu quả chưa 110 cao, chưa thu hút được nhiều ĐV,TN tham gia, sự tham gia chủ yếu vẫn là cán bộ đoàn. Hình thức tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo văn bản của cấp ủy cấp huyện chưa phong phú, đa dạng, thiếu sức hấp dẫn. Chất lượng của những ý kiến góp ý còn chưa cao, chủ yếu tập trung góp ý vào câu chữ, cách diễn đạt, cấu trúc dự thảo văn bản, chưa có ý tưởng mới mang tính đột phá. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 11,27% và 0,20% ĐV,TN [xem Phụ lục 15]; có 8,59% và 1,37% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, kết quả tham gia góp ý dự thảo nghị quyết của cấp ủy, TCĐ cấp huyện là trung bình, yếu [xem Phụ lục 16]. Có 19,19% và 5,28% ĐV,TN được hỏi cho rằng, trách nhiệm của ĐV,TN tham gia góp ý dự thảo văn kiện đại hội đảng, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của cấp ủy, TCĐ ở địa phương là bình thường và trách nhiệm thấp [xem Phụ lục 15]. Hai là, hoạt động tham gia xây dựng ĐNCB, đảng viên còn hình thức, chưa được coi trọng đúng mức; công tác phát triển đảng viên trong ĐV,TN còn gặp khó khăn. Ở cấp cơ sở, tỷ lệ cán bộ đoàn tham gia cấp ủy phần lớn không đạt tỷ lệ mà cấp ủy đề ra mặc dù có những nơi đã rất quan tâm đến công tác ĐT,BD cán bộ trẻ nhưng tỷ lệ tham gia cấp ủy ở độ tuổi trẻ vẫn không đạt yêu cầu đề ra; một số nơi, có tỷ lệ thấp như: Chương Mỹ (đạt 12,50%), Long Biên (đạt 35,71%), Ba Vì (đạt 48,39%), Mỹ Đức (đạt 59,09%) [Phụ lục 6]. Điều này cho thấy, nguyên nhân chính xuất phát từ bản thân cán bộ đoàn chưa phát huy được vai trò thủ lĩnh trong việc tập hợp ĐV,TN trong các phong trào của Đoàn tại địa phương; một số cán bộ đoàn trình độ, năng lực, khả năng làm việc còn hạn chế, thiếu tinh thần học tập, nghiên cứu khoa học, còn tụt hậu so với yêu cầu phát triển của Thủ đô, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành, ứng dụng, giao tiếp bằng ngoại ngữ, khả năng tư tuy, tác nghiệp độc lập. Một số cấp ủy chưa quan tâm nhiều đến ĐNCB trẻ, còn tư tưởng định kiến, khát khe, xem nhẹ, không coi trọng, chưa tin tưởng ở cán bộ trẻ giới thiệu nhân sự cho cấp ủy khóa mới. Trường hợp có áp lực từ cấp ủy cấp trên về tỷ lệ cán bộ 111 trẻ thì các địa phương chuẩn bị đề án tuy đủ nhưng còn thiếu thực chất, phần nào mang tính hình thức. Tỷ lệ đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng so với số lượng đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp có xu hướng giảm, kết quả thống kê cho thấy, ở nhiệm kỳ 2012-2017, tỷ lệ này là 82,88% đến nhiệm kỳ 2017-2022 giảm xuống 79,89%. Ở một số Đoàn cấp huyện, tỷ lệ đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng so với số lượng đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp còn thấp, như: Ba Đình đạt 45,01%; Hai Bà Trưng đạt 55,73%; Sóc Sơn đạt 62,28%, Long Biên đạt 65,70%, Chương Mỹ đạt 67,33%, Ba Vì đạt 67,71% [Phụ lục 10]. Một số tổ chức cơ sở đoàn, nhất là ở nông thôn, công tác vận động ĐV,TN vào Đảng gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài việc ĐV,TN không chịu tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu thì điều còn trăn trở là không có nguồn phát triển đảng viên, trong đó, đối với ĐV,TN trên địa bàn dân cư thì chưa mặn mà với việc phấn đấu vào Đảng, do nhận thức của một số ĐV,TN về Đảng còn mờ nhạt, mơ hồ khi cho rằng, vào Đảng chỉ dành cho những đối tượng có ý định phát triển sự nghiệp, vào Đảng là để thăng quan, tiến chức; đối với ĐV,TN khối công chức, viên chức, việc phát triển đảng viên hằng năm đều dựa trên các tiêu chí của các đảng bộ, chi bộ, do đó, số lượng kết nạp Đảng còn hạn chế. Một số ít đảng viên dự bị là đoàn viên sau khi được kết nạp vào Đảng chưa phát huy được tinh thần xung kích, sáng tạo mà chỉ cầm chừng, có tâm lý thỏa mãn. Trách nhiệm giúp đỡ đoàn viên ưu tú phấn đấu vào Đảng ở một số đảng viên trẻ trong độ tuổi đoàn còn hạn chế, mờ nhạt, cá biệt có đảng viên còn không nắm được thông tin, thời gian, kết quả phấn đấu của ĐV,TN được phân công giúp đỡ. Ba là, hoạt động tham gia góp ý, giám sát đối với TCĐ, CB,ĐV còn hình thức. Một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện tham gia góp ý đối với TCĐ, CB,ĐV còn hình thức, chiếu lệ, nhất là góp ý đối với người đứng đầu cấp ủy còn biểu hiện nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quý, ngại va chạm. Ở một số nơi, việc tổ chức đối thoại, tiếp xúc trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp 112 với nhân dân chưa bảo đảm đúng quy trình, chưa phát huy được tính tích cực của nhân dân, chưa huy động được nhiều ý kiến của nhân dân tham gia XDĐ, XDCQ, còn nặng về giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại của người dân. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị được Thành ủy Hà Nội đánh giá: “Việc giám sát, góp ý CB,ĐV, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị và nơi cư trú hiệu quả chưa cao, còn hình thức, nhất là góp ý, giám sát người đứng đầu cấp ủy, TCĐ, chính quyền các cấp còn hạn chế” [167, tr.14]. Biểu đồ 3.10. Tâm lý, thái độ, biểu hiện của ĐV,TN khi tham gia góp ý với cấp ủy, TCĐ, CB,ĐV Nguồn: Tác giả khảo sát tại 10 quận, huyện, thị xã của TPHN. Việc tham gia giám sát CB,ĐV trong việc rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống hiệu quả không cao. Một số CB,ĐV, thậm chí có cả người đứng đầu cấp ủy, TCĐ chưa thể hiện được tính gương mẫu trước nhân dân, còn biểu hiện quan liêu, hách dịch, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi cá nhân, bố trí người thân vào những vị trí quan trọng trong bộ máy của cấp ủy, TCĐ chưa được Đoàn TNCS HCM cấp huyện phối hợp với MTTQ cùng cấp giám sát, yêu cầu xử lý triệt để, làm giảm sự tín nhiệm của nhân dân đối với cấp ủy, TCĐ. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 13,10% và 2,34% ĐV,TN [xem Phụ lục 15]; có 3,09% và 1,37% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, mức độ tham gia góp ý, giám sát đối với TCĐ, CB,ĐV của đảng bộ cấp huyện là trung bình, yếu [xem Phụ lục 16]. 113 Bốn là, nội dung, hình thức tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở một số tổ chức đoàn cấp huyện chưa thật phong phú, đa dạng, hiệu quả chưa cao. Nội dung mới chỉ chú trọng việc đấu tranh với những lời nói, việc làm sai trái với chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, TCĐ các cấp. Hình thức, biện pháp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng còn đơn điệu, chưa huy động được sự tham gia đông đảo của ĐV,TN. Việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng ĐV,TN nhận thức rõ về trách nhiệm, nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chưa đầy đủ, việc bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận cho ĐV,TN còn hạn chế. Một số cán bộ, đoàn viên còn thờ ơ, chưa gắn trách nhiệm với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kinh nghiệm, kỹ năng đấu tranh của đa số ĐV,TN còn hạn chế. Việc đấu tranh chủ yếu mới dừng lại ở việc tự nâng cao bản lĩnh chính trị cho bản thân, bước đầu tiếp cận đấu tranh với một số tin bài xuyên tạc của các thế lực thù địch phản động trên các mạng xã hội. Chưa có nhiều bài đấu tranh có sức nặng, phản bác những luận điệu của các thế lực thù địch. Việc đấu tranh chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn hạn chế. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 14,01% và 1,73% ĐV,TN [xem Phụ lục 16]; có 7,90% và 2,75% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, mức độ tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trung bình, yếu [xem Phụ lục 17]. 3.1.2.2. Hạn chế, khuyết điểm thực hiện phương thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng Đảng Một là, Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN chưa phát huy hết hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động. Việc triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến và nắm bắt tình hình ĐV,TN ở một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện hiệu quả chưa cao, còn bị động, chưa bám sát cơ sở, còn hình thức, thậm chí hành chính hóa (chỉ ban hành văn bản). Phương thức tuyên truyền vẫn còn tình trạng thông tin một chiều, chưa đáp ứng với yêu cầu, thiếu sức thuyết phục. Nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của ĐV,TN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự bùng nổ thông tin và sự hấp dẫn của các thông tin 114 giải trí ngày càng cao, thu hút hơn rất nhiều. Trong khi đó, năng lực của ĐNCB làm công tác tuyên truyền còn hạn chế, kinh nghiệm ít nên đôi lúc chưa bắt nhịp được yêu cầu công việc, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh. Sự quan tâm, theo dõi các thông tin tuyên truyền của ĐV,TN còn hạn chế. Những gương điển hình, nhân tố mới, người tốt, việc tốt vẫn chưa đủ sức mạnh để lôi cuốn ĐV,TN. Hai là, chất lượng, hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giám sát trong tham gia XDĐ ở một số nơi, nhất là ở cơ sở không cao. Hoạt động giám sát của một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN chất lượng không cao, nhất là ở cấp cơ sở. Một số kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện ở một số ít Đoàn TNCS HCM cấp huyện còn sao chép văn bản của tổ chức đoàn cấp trên nên còn chung chung, chưa phù hợp với đặc điểm cụ thể tổ chức đoàn cấp dưới nên trong quá trình thực hiện gặp khó khăn, lúng túng. Một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện, cấp xã chưa có chương trình giám sát riêng, chủ yếu tham gia giám sát theo chương trình của MTTQ cùng cấp. Việc lựa chọn nội dung, đối tượng giám sát chưa phù hợp với thực tiễn; phương pháp giám sát chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu giám sát theo kế hoạch định sẵn. Việc theo dõi kết quả, thông báo kết quả giám sát và thực hiện các kiến nghị của đối tượng giám sát chưa được chú trọng. ĐNCB làm công tác giám sát ở một số nơi chưa ngang tầm với nhiệm vụ, tính chuyên sâu không cao, năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá và kết luận trong quá trình giám sát có mặt còn bất cập, việc kiến nghị sau giám sát chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 15,53% và 0,30% ĐV,TN [xem Phụ lục 15]; có 5,84% và 1,37% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, kết quả Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN tham gia XDĐ bằng hoạt động giám sát là trung bình, yếu [xem Phụ lục 16]. Ba là, hoạt động tham gia PBXH của Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới. Hoạt động PBXH của một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện chất lượng không cao. Hầu hết các hoạt động PBXH của Đoàn TNCS HCM cấp huyện 115 trong thời gian qua mới chỉ dừng lại ở việc góp ý vào những dự thảo văn bản, dự án, đề án do cấp ủy, TCĐ gửi đến mà chưa thực sự là hoạt động PBXH đúng nghĩa theo quy định. Không ít nơi, tổ chức đoàn chưa mạnh dạn góp ý, PBXH mà góp ý, PBXH cho có, theo kiểu “lựa chiều” theo ý của cấp ủy, TCĐ. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 22,22% và 1,42% ĐV,TN [xem Phụ lục 15]; có 8,59% và 1,72% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, mức độ Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN tham gia XDĐ bằng hoạt động PBXH là trung bình, yếu [xem Phụ lục 16]. Bốn là, trong thực hiện góp ý với cấp ủy đảng và tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy với ĐV,TN đôi lúc còn thiếu chủ động. Việc thực hiện góp ý đối với cấp ủy ở một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện thực hiện chưa thường xuyên, chưa bảo đảm đúng quy định. Nội dung góp ý đối với cấp ủy về những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ. Hình thức, biện pháp góp ý chưa phong phú, đa dạng. Việc đặt hòm thư góp ý tại trụ sở làm việc của cấp ủy, TCĐ trên thực tế hiệu quả không cao. Một bộ phận cán bộ đoàn còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, TCĐ cấp mình và cấp trên những chủ trương, biện pháp lãnh đạo tổ chức đoàn và CTTN. Chưa vận dụng sáng tạo các hình thức, biện pháp phát huy trí tuệ tập thể của ĐV,TN. Ý kiến đóng góp với CB,ĐV còn hình thức, tính chiến đấu không cao, phiến diện, chủ yếu tham gia góp ý ưu điểm, ít chỉ ra khuyết điểm, hạn chế. Một số đảng viên thái độ, trách nhiệm tiếp thu góp ý, phê bình của một số cấp ủy, TCĐ chưa nghiêm túc, vẫn còn xem nhẹ vai trò tham gia góp ý của ĐV,TN; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn chậm. Nội dung trả lời trong hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với ĐV,TN còn chung chung, chưa đi sâu giải quyết những vấn đề cụ thể mà ĐV,TN nêu, yêu cầu. Do đó, sau hội nghị đối thoại, vẫn còn nhiều nội dung mà ĐV,TN kiến nghị, đề xuất không được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 35,63% và 5,28% ĐV,TN [xem Phụ lục 15]; có 8,59% và 1,72% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, kết quả Đoàn 116 cấp huyện tham gia góp ý với cấp ủy, TCĐ cấp huyện bằng văn bản hoặc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy cấp huyện với ĐV,TN là trung bình, yếu [xem Phụ lục 16]. Năm là, sự phối hợp và thống nhất hành động với MTTQ Việt Nam cùng cấp trong tham gia XDĐ có nơi, có thời điểm chưa thường xuyên. Một số nơi, sự phối hợp giữa Đoàn TNCS HCM cấp huyện với MTTQ Việt Nam cùng cấp trong giám sát thực hiện nghị quyết của cấp ủy, góp ý đối với CB,ĐV trong đảng bộ cấp huyện về thực hiện các quy định của Đảng chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, chưa có sự thống nhất. Một số Đoàn TNCS HCM cấp huyện chưa chủ động đề xuất những nội dung, vấn đề cần phối hợp với MTTQ Việt Nam cùng cấp. Một số nội dung trong chương trình phối hợp giữa Đoàn TNCS HCM cấp huyện với MTTQ Việt Nam cùng cấp chậm được triển khai thực hiện. Điều này đã dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, PBXH hiện nay không cao. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 18,73% và 1,22% ĐV,TN [xem Phụ lục 15]; có 2,75% và 1,03% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, mức độ Đoàn cấp huyện tham gia XDĐ thông qua việc phối hợp với MTTQ và các tổ chức CT- XH cùng cấp là trung bình, yếu [xem Phụ lục 16]. Sáu là, việc tổ chức các phong trào hành động ở một số nơi chưa thu hút được đông đảo ĐV,TN tham gia. Việc tổ chức các phong trào hành động ở một số nội dung chưa thực sự rõ nét, như: Phong trào“Xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” và “Tôi yêu Hà Nội”, không thu hút được nhiều ĐV,TN tham gia. Hoạt động đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội còn thiếu những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Việc triển khai, cụ thể hóa các phong trào hành động cách mạng vào tình hình thực tế của địa phương tại một số cơ sở đoàn còn chậm, thiếu sáng tạo. Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Đoàn TNCS HCM quận Tây Hồ đánh giá: Chất lượng, hiệu quả của một số phong trào, mô hình, chương trình, hoạt động của Đoàn thiếu tính chiều sâu, bền vững; sức hấp dẫn thu 117 hút tập hợp thanh niên trong các hoạt động của Đoàn, Hội chưa cao, tỷ lệ thu hút tập hợp thanh niên ở một số nơi còn thấp; tổ chức, cán bộ đoàn nhiều nơi còn lúng túng trong tiếp cận, định hướng cho thanh niên, trước nhu cầu, sở thích, trình độ của thanh niên, trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của thanh niên [52, tr.13]. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 12,28% và 0,51% ĐV,TN [xem Phụ lục 15]; có 7,22% và 2,41% cấp ủy viên được hỏi cho rằng, mức độ tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng; đồng thời tham gia tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, trực tiếp là của cấp ủy, TCĐ cấp huyện là trung bình, yếu [xem Phụ lục 16]. 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.2.1. Nguyên nhân 3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm * Nguyên nhân chủ quan Một là, Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN đã nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của mình, đồng thời sáng tạo sử dụng các phương thức tham gia XDĐ. Trong các hoạt động, Đoàn TNCS HCM cấp huyện đều thống nhất nhận thức về vai trò, trách nhiệm của Đoàn TNCS HCM nói chung; về trách nhiệm của Đoàn TNCS HCM cấp huyện tham gia XDĐ nói riêng. Đoàn TNCS HCM cấp huyện đã chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ĐV,TN về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao bản lĩnh chính trị, giúp ĐV,TN “vững tư tưởng, chuẩn nhận thức”, nâng cao “sức đề kháng” trước những thông tin xấu, độc, sai trái; đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, tạo môi trường rèn luyện, thử thách, tu dưỡng, phấn đấu vào Đảng, tạo nguồn cung cấp cán bộ trẻ cho Đảng; lựa chọn những chuyên đề giám sát, PBXH liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của ĐV,TN, những vấn đề “nóng” mà ĐV,TN quan tâm, bức xúc. Tích cực tham gia góp ý đối với TCĐ, CB,ĐV (xem Biểu đồ 3.11). Các chương trình hành động của Đoàn TNCS HCM cấp huyện ngày càng thiết thực, hiệu quả, thu hút được đông đảo ĐV,TN tham gia. 118 Biểu đồ 3.11. Đánh giá vai trò tham gia XDĐ của Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở TPHN Nguồn: Tác giả khảo sát tại 10 quận, huyện, thị xã của TPHN Hai là, ĐNCB đoàn luôn nỗ lực, tâm huyết và nêu cao ý thức trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham gia XDĐ. Một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng tham gia XDĐ của Đoàn TNCS HCM cấp huyện là phải có ĐNCB đoàn có phẩm chất chính trị tốt, kỹ năng công tác đoàn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, gắn bó với các hoạt động của đoàn. ĐNCB đoàn của Đoàn TNCS HCM cấp huyện những năm qua đã có ý thức, trách nhiệm cao, thực sự say mê, tâm huyết, gắn bó với các hoạt động của tổ chức đoàn, luôn tích cực, sáng tạo, tìm ra những mô hình, nội dung, hình thức, biện pháp thiết thực trong các công tác đoàn và PTTN (xem Biểu đồ 3.12). Đây là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao hiệu quả tham gia XDĐ của Đoàn TNCS HCM cấp huyện trong những năm vừa qua. Biểu đồ 3.12. Năng lực, trách nhiệm tham gia XDĐ của cán bộ đoàn Nguồn: Tác giả khảo sát tại 10 quận, huyện, thị xã của TPHN 119 Ba là, Đoàn TNCS HCM cấp huyện đã tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của của cấp ủy cấp hyện; sự quan tâm, hưởng ứng tham gia XDĐ của ĐV,TN. Trong quá trình tham gia XDĐ bộ cấp huyện, Đoàn TNCS HCM cấp huyện luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy cấp huyện, tạo được sự đoàn kết, nhất trí từ khâu xin chủ trương, xây dựng kế hoạch đến việc triển khai thực hiện, thể hiện quyết tâm chính trị cao gắn với việc chủ động, sáng tạo của Đoàn TNCS HCM cấp huyện. Đội ngũ ĐV,TN ở các huyện, quận, thị xã ở TPHN là rất phong phú, bao gồm ĐV,TN thuộc các tầng lớp khác nhau như: nông dân, công nhân, trí thức, lao động tự do, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp So với các quận, huyện, thị xã khác trên cả nước thì Đoàn TNCS HCM cấp huyện ở Hà Nội có tỷ lệ ĐV,TN có trình độ cao (do thành phố tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng nhất trên cả nước) (xem Biểu đồ 3.13). Đó là điều kiện thuận lợi trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của ĐV,TN vào thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng. Biểu đồ 3.13: Trách nhiệm, năng lực tham gia XDĐ của đoàn viên, thanh niên Nguồn: Tác giả khảo sát tại 10 quận, huyện, thị xã của TPHN * Nguyên nhân khách quan Một là, Đảng đã có những quan điểm, chủ trương đúng đắn, kịp thời về phát huy vai trò của Đoàn TNCS HCM tham gia XDĐ. 120 Đoàn TNCS HCM tham gia XDĐ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập trong văn kiện Đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ Đại hội, nhất từ Đại hội lần thứ X đến nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu rõ: Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội. Các cấp ủy đảng và cấp chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật [91, tr.40]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh [95, tr.51]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngày 12-12-2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quyết định số 218- QĐ/TW ban hành “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý XDĐ, chính quyền”. Cùng với đó là Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 03-10-2017 của BCH Trung ương khóa XII “về ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, TCĐ trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02-2-2018 của Ban Bí thư khóa XII “về giám sát Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doan_thanh_nien_cong_san_ho_chi_minh_cap_huyen_o_tha.pdf
  • pdfCV Cuc CNTT 06.9.22.pdf
  • pdfThong tin luan an (Tieng Anh - SCan).pdf
  • pdfThong tin luan an (Tieng Viet).pdf
  • pdfTóm tắt LA (TA) Ha Van Luyen - Tieng Anh - 25-8.pdf
Tài liệu liên quan