MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10
1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10
1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 18
1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 33
2.1. Các trung đoàn bộ binh và công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 33
2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 62
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TIẾN HÀNH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 79
3.1. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 79
3.2. Nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm tiến hành công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam 104
Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 119
4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 119
4.2. Những giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 130
KẾT LUẬN 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172
PHỤ LỤC 187
203 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếm 37,50%, đơn vị Quyết thắng chiếm 35,84%, Cờ thi đua đơn vị trực thuộc BQP chiếm 8,33%; [Phụ lục 12]. Về hình thức khen thưởng mà các TĐBB đạt được, năm 2020 tỷ lệ hình thức giấy khen chiếm 37,50%, hình thức bằng khen chiếm 33,33%; năm 2021 tỷ lệ hình thức giấy khen chiếm 41,66%, hình thức bằng khen chiếm 37,50 [Phụ lục 14].
Công tác TĐ, KT ở các TĐBB đã góp phần quan trọng vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cá nhân: Đa số sĩ quan, QNCN và HSQ, BS đã có bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm công tác, xác định tốt các nhiệm vụ; phẩm chất đạo đức, lối sống được rèn luyện, từng bước hoàn thiện và phát triển; kết quả huấn luyện, trình độ SSCĐ, khả năng làm chủ vũ khí, trang bị ngày càng được nâng lên; các mối quan hệ với nhân dân, với đồng chí, đồng đội, cấp trên, cấp dưới giải quyết khá tốt; nhiều sĩ quan, QNCN và HSQ, BS đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Theo số liệu điều tra ở các TĐBB thuộc 08 sư đoàn bộ binh, kết quả phân loại cán bộ hàng năm tỷ lệ hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ ngày càng tăng, năm 2020 tỷ lệ cán bộ hoàn thành xuất sắc là 12,96%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 75,16%, năm 2021 tỷ lệ cán bộ hoàn thành xuất sắc là 15,12%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 76,16% [Phụ lục 3]. Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên ở các đảng bộ TĐBB, năm 2020 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 12,24%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 77,56%; năm 2021 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 14,28%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 76,54%; qua các phong trào thi đua đã lựa được các quần chúng ưu tú, tạo nguồn phát triển đảng, số lượng và chất lượng kết nạp đảng ở càng TĐBB ngày càng được bảo đảm, năm 2020 tỷ lệ kết nạp đảng là 3,09%, năm 2021 tỷ lệ kết nạp đảng đạt được 4,12% [Phụ lục 4]. Kết quả đánh giá chất lượng đoàn viên, tỷ lệ đoàn viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020 là 12,24%, năm 2021 là 13,26%; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2010 là 81,62%, năm 2021 là 75,52% [Phụ lục 6]. Bên cạnh đó, công tác TĐ, KT ở các TĐBB đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của sĩ quan, QNCN và HSQ, BS; các vụ việc vi phạm kỷ luật thông thường hàng năm ngày càng giảm dần.
Công tác TĐ, KT ở các TĐBB đã góp phần quan trọng vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức: Trước hết, công tác TĐ, KT giúp cho các tổ chức ở các TĐBB ngày càng vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiện vụ; từng bước điều chỉnh tổ chức, biên chế theo đúng mẫu biểu quy định; các cá nhân trong tổ chức đều có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của bản thân và tập thể. Nội bộ các tổ chức đoàn kết thống nhất, có môi trường dân chủ, lành mạnh; kết quả thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tỷ lệ đạt khá, giỏi ngày càng tăng lên và duy trì nghiêm các chế độ trực SSCĐ; tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường và các vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng phải xử lý ngày càng giảm; các tổ chức đã bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho sĩ quan, QNCN và HSQ, BS; thực hiện tốt công tác dân vận và các hoạt động phối hợp với đơn vị kết nghĩa, tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương trên địa bàn đóng quân vững mạnh. Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 đã khẳng định: “Công tác TĐ, KT đã góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, tập thể, nội bộ đoàn kết thống nhất, góp phần quan trọng xây dựng Đảng bộ TSVM, trung đoàn VMTD, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao” [154, tr.3]. Theo số liệu điều tra ở các TĐBB thuộc 08 sư đoàn bộ binh, kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng ở các TĐBB, tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020 chiếm 54,17%, năm 2021 chiếm 62,50%; tỷ lệ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2020 chiếm 37,50%, năm 2021 chiếm 33,33% [Phụ lục 5]. Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đoàn, tỷ lệ tổ chức đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020 là 54,17 %, năm 2021 là 58,33 %; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2020 là 33,33 %, năm 2021 là 37,50% [Phụ lục 7]. Các hình thức tôn vinh khác của các TĐBB đạt được, năm 2020 tỷ lệ đạt đơn vị VMTD chiếm 54,17%, đơn vị văn hóa chiếm 58,33%, đơn vị huấn luyện giỏi chiếm 58,33%; năm 2021 tỷ lệ đạt đơn vị VMTD chiếm 62,50%, đơn vị văn hóa chiếm 54,16%, đơn vị huấn luyện giỏi chiếm 62,50% [Phụ lục 16].
3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Một là, một số cấp ủy, cán bộ các cấp và hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng ở các TĐBB nhận thức có mặt chưa đầy đủ, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện công tác TĐ, KT có thời điểm chưa cao.
Quá trình tiến hành công tác TĐ, KT ở các TĐBB, một số cấp ủy, cán bộ chủ trì, hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng ở các TĐBB nhận thức có mặt chưa đầy đủ về vai trò, nội dung, hình thức, biện pháp công tác TĐ, KT. Vẫn còn hiện tượng, một số cấp ủy, cán bộ các cấp ở các TĐBB chưa hiểu rõ trách nhiệm dẫn đến chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐ, KT. Việc xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác TĐ, KT có thời điểm còn chưa sát với nhiệm vụ của đơn vị, dẫn đến hiệu quả tiến hành công tác TĐ, KT không cao; việc điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, biện pháp lãnh đạo chưa kịp thời trước sự phát triển của tình hình thực tiễn, nhất là khi đơn vị thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, đột xuất. Mặt khác, một số cấp ủy các cấp ở các TĐBB việc quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên còn hạn chế; quá trình tổ chức thực hiện chưa phân công rõ ràng trong cấp ủy; công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ. Đảng ủy Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2 đã chỉ rõ: “Một số cấp ủy các cấp nhất là ở các tiểu đoàn, đại đội có thời điểm chưa chú trọng lãnh đạo công tác tư tưởng, nhất là trong tổ chức các phong trào thi đua, tổ chức bình xét khen thưởng, dẫn đến việc giáo dục, động viên, nắm và giải quyết tình hình tư tưởng trong đơn vị còn bị động, bất ngờ” [60, tr.5].
Bên cạnh đó, một số cán bộ các cấp ở các TĐBB có thời điểm việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TĐ, KT chưa chặt chẽ; một số cán bộ quân sự có biểu hiện thiếu quan tâm, sâu sát đối với công tác TĐ, KT, chủ yếu giao khoán cho cán bộ chính trị; việc quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết của cấp ủy, tổ chức đảng thành kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của một số chính ủy, chính trị viên và kế hoạch công tác của người chỉ huy ở một số đơn vị còn chậm, chưa cụ thể; nội dung kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác TĐ, KT của một số cán bộ chủ trì các cấp có lúc chưa toàn diện, có biểu hiện hình thức. Một số cán bộ các cấp ở các TĐBB xác định các nội dung, chỉ tiêu trong phong trào thi đua còn chung chung, chưa gắn sát với đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị, vẫn còn nội dung sao chép của trên; thiếu gương mẫu trong thực hiện một số chỉ tiêu thi đua, chưa thực sự là tấm gương để QNCN và HSQ, BS học tập, noi theo. Một số cán bộ chủ trì ở các TĐBB có thời điểm chưa coi trọng công tác giáo dục, quán triệt, xây dựng động cơ trong thi đua và khen thưởng, dẫn đến một số QNCN và HSQ, BS có biểu hiện lệch lạc trong thực hiện các phong trào thi đua và trong tổ chức đánh giá, bình xét khen thưởng. Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, Quân khu 1 đã chỉ rõ: “Một số cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì ở các tiểu đoàn, đại đội có thời điểm nhận thức chưa đầy đủ, chưa nêu cao trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; một số người chỉ huy còn chưa quan tâm, sâu sát đối với công tác TĐ, KT” [156, tr.6].
Mặt khác, một số hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng ở các TĐBB đã được củng cố, kiện toàn nhưng có thời điểm chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong tham mưu, tư vấn cho cấp ủy, cán bộ chủ trì các nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐ, KT. Việc xác định một số tiêu chí trong quy chế đánh giá, chấm điểm thi đua, bình xét khen thưởng còn chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết được các nội dung, chỉ tiêu thi đua và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, tổ chức; việc duy trì và thực hiện nền nếp chấm điểm thi đua có lúc còn chưa nghiêm túc, mang tính mùa vụ. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công và việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của một số thành viên trong hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng có thời điểm chưa tốt, dẫn tới việc tham mưu, đề xuất còn hạn chế; trách nhiệm trong theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các đơn vị trong công tác TĐ, KT còn ở mức độ. Trung đoàn 165, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 đã chỉ rõ: “Tổ thi đua - khen thưởng ở một số đơn vị chưa làm tốt việc tham mưu cho cấp ủy, tổ chức đảng các nội dung, biện pháp công tác TĐ, KT; việc xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế chấm điểm thi đua có thời điểm còn chậm; duy trì nền nếp chấm điểm thi đua chưa chặt chẽ” [166, tr.7]. Qua kết quả điều tra, khảo sát đánh giá hoạt động của hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng ở các TĐBB trong công tác TĐ, KT, có 30,62% ý kiến được hỏi cho rằng tham mưu, đề xuất chưa hiệu quả, có 6,46% ý kiến được hỏi cho rằng chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ [Phụ lục 20].
Hai là, một số nội dung, hình thức, biện pháp công tác TĐ, KT ở các TĐBB đã được triển khai thực hiện nhưng vẫn còn đơn điệu, sơ cứng, có lúc chưa sát với thực tiễn nhiệm vụ và đối tượng.
Thực tiễn cho thấy, mặc dù nội dung, hình thức, biện pháp công tác TĐ, KT ở các TĐBB đã được triển khai chặt chẽ, bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên, một số nội dung, hình thức, biện pháp công tác TĐ, KT ở các TĐBB vẫn còn đơn điệu, sơ cứng, có lúc chưa sát với thực tiễn nhiệm vụ và đối tượng. Qua kết quả điều tra, khảo sát đánh giá nội dung, hình thức, biện pháp công tác TĐ, KT ở các TĐBB trong QĐNDVN, có 34,79% ý kiến được hỏi đánh giá là chưa phù hợp, còn chung chung, chưa sát đối tượng; 13,54% ý kiến được hỏi đánh giá là không thực hiện [Phụ lục 20].
Thứ nhất, việc thực hiện một số nội dung công tác TĐ, KT ở các TĐBB vẫn còn đơn giản, mang tính hình thức, chưa bám sát với đặc điểm nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của đơn vị: Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐ, KT có thời điểm chưa được chú trọng, số lượng các văn bản ban hành liên quan về công tác TĐ, KT còn ít; các chủ trương, biện pháp chủ yếu được lồng ghép trong nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm, nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tháng; rất ít các đơn vị có nghị quyết chuyên đề về công tác TĐ, KT. Trong quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động TĐ, KT ở một số TĐBB có thời điểm chưa chặt chẽ, phân công chưa rõ ràng, nhất là việc quản lý hồ sơ chưa khoa học và đề khen thưởng còn chậm; việc xác định một số chỉ tiêu thi đua còn sao chép nguyên của trên, chưa có sự bổ sung, phát triển và gắn với công việc hàng ngày, nhiệm vụ của các tổ chức, các lực lượng ở các TĐBB; lựa chọn nội dung phát động phong trào thi đua có lúc chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý của sĩ quan, QNCN và HSQ, BS. Nhiều thời điểm, việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua còn chồng lấn, “phong trào chồng phong trào”, tạo tâm lý căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến hiệu quả công tác TĐ, KT không cao. Trong bình xét TĐ, KT một số đơn vị có biểu hiện ganh đua, bao che, giấu giếm khuyết điểm, chạy theo thành tích. Đại hội TĐQT toàn quân lần thứ X đã chỉ rõ: “Tổ chức, duy trì phong trào thi đua ở một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên; có nơi còn biểu hiện hình thức, giấu diếm khuyết điểm” [149, tr.42]. Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Quốc phòng cũng đã khẳng định: “Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức, duy trì phong trào thi đua chưa thường xuyên, thiếu chiều sâu, có nơi còn có biểu hiện hình thức” [78, tr.10].
Việc thực hiện các nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát trong công tác TĐ, KT ở một số TĐBB còn mức độ: nội dung kiểm tra còn chung chung, chưa tập trung nhiều vào các nội dung trọng tâm, trọng điểm, các khâu yếu trong tổ chức thực hiện mà chủ yếu là kiểm tra ghi chép sổ sách công tác TĐ, KT; phương pháp kiểm tra chưa có sự đa dạng, chủ yếu là kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất rất ít và thường lồng ghép trong các hoạt động kiểm tra chung của đơn vị, chứ chưa có kiểm tra chuyên đề tập trung về công tác TĐ, KT. Bên cạnh đó, việc xác định các nội dung, phương pháp tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác TĐ, KT ở một số TĐBB có thời điểm chưa phù hợp; việc duy trì sơ kết, tổng kết công tác TĐ, KT hàng năm được duy trì đều đặn nhưng việc sơ kết từng phong trào thi đua ở một số TĐBB tiến hành chưa chặt chẽ, thậm chí có một số tiểu đoàn, đại đội ở các TĐBB không tổ chức sơ kết phong trào thi đua.
Thứ hai, một số hình thức, biện pháp công tác TĐ, KT ở các TĐBB đã được triển khai nhưng trong tổ chức thực hiện có thời điểm chưa phù hợp, hiệu quả không cao: Trước hết, việc thực hiện các hình thức, biện pháp thi đua ở một số TĐBB còn chưa cụ thể; nhất là việc kết hợp hình thức thi đua thường xuyên với hình thức thi đua theo đợt (chuyên đề) có thời điểm chưa rõ nét, một số đơn vị chưa phân định rõ thi đua thường xuyên với thi đua theo đợt dẫn đến chồng chéo về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện. Một số TĐBB việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua có thời điểm chưa chặt chẽ, vẫn còn tư duy, nhận thức tổ chức cho có hoặc quá trình tổ chức thì chỉ tập trung vào giai đoạn phát động thi đua, chưa chú trọng đến việc duy trì, mở rộng, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Việc phát hiện và nhân rộng ĐHTT trong công tác TĐ, KT ở một số TĐBB vẫn còn những hạn chế, có biểu hiện đơn giản trong phát hiện điển hình dẫn đến một số ĐHTT sức thuyết phục, cảm hoá không cao; một số ĐHTT ở các TĐBB do lãnh đạo, chỉ huy thiếu quan tâm, giáo dục, bồi dưỡng nên có biểu hiện tự cao, tự đại, thỏa mãn, dừng lại, không giữ được vững được thành tích, kết quả đã đạt được; công tác bồi dưỡng, nhân rộng ĐHTT có thời điểm chưa được chú trọng, việc tổ chức tọa đàm, trao đổi, phổ biến những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt trong thực hiện phong trào thi đua còn chưa thường xuyên; một số cá nhân, tập thể điển hình chưa được biểu dương, khen thưởng kịp thời. Đại hội TĐQT toàn quân lần thứ X đã khẳng định: “Công tác xây dựng, nhân điển hình tiên tiến còn thiếu chiều sâu, điển hình tiên tiến chưa thật sự rõ nét, phạm vi ảnh hưởng và tính thuyết phục của điển hình tiên tiến chưa cao, chưa có nhiều điển hình tiên tiến có tính thuyết phục, sức lan tỏa sâu rộng” [149, tr.42]. Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Quốc phòng cũng đã chỉ rõ: “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới có đơn vị chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao” [77, tr.9]. Qua kết quả điều tra, khảo sát về việc bồi dưỡng, nhân ĐHTT trong công tác TĐ, KT ở các TĐBB, có 41,35% ý kiến được hỏi đánh giá là nội dung, hình thức chưa phù hợp, 6,67% ý kiến được hỏi đánh giá là không thực hiện [Phụ lục 20].
Việc thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp khen thưởng ở một số TĐBB có thời điểm chưa chặt chẽ, kịp thời; một số cán bộ cấp ở các TĐBB chưa nắm chắc quy định, đề nghị khen thưởng còn chậm, một số đơn vị vẫn còn hiện tượng trùng khen, đẩy khen lên trên, tỷ lệ khen thưởng giữa các tập thể, sĩ quan, QNCN và HSQ, BS chưa có sự cân đối; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khen thưởng triển khai còn chậm. Trong Báo cáo Tổng kết tại, Đại hội TĐQT toàn quân lần thứ X cũng đã chỉ rõ: “Trong khen thưởng, một số đơn vị chưa nắm chắc quy định, đề nghị khen thưởng chưa sát đối tượng, tiêu chuẩn, chưa cân đối tỷ lệ. Một số đơn vị để tồn đọng khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn. Hiện tượng trùng khen, đẩy khen lên trên, đề nghị khen thưởng chậm, khen cán bộ nhiềuchưa được khắc phục triệt để” [149, tr.43]. Trung đoàn 4, Sư đoàn 5, Quân khu 7 cũng đã chỉ rõ: “Một số đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua còn mang tính hình thức, xác định nội dung chỉ tiêu thi đua chưa phù hợp; sơ tổng kết rút kinh nghiệm công tác TĐ, KT chưa chặt chẽ, đề nghị khen thưởng còn để đôn đốc, nhắc nhở” [158, tr.5]. Theo số liệu điều tra ở các TĐBB thuộc 08 sư đoàn bộ binh, đối tượng được khen thưởng là QNCN, HSQ, BS tỷ lệ còn thấp, năm 2020 tỷ lệ đối tượng QNCN được khen thưởng chiếm 34,98%, đối tượng HSQ, BS được khen thưởng chiếm 12,84%; năm 2021 tỷ lệ đối tượng QNCN được khen thưởng chiếm 32,84%, đối tượng HSQ, BS được khen thưởng chiếm 8,56% [Phụ lục 18]. Qua kết quả điều tra, khảo sát về việc bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng ở các TĐBB trong QĐNDVN, có 30,42% ý kiến được hỏi đánh giá là chưa chính xác, kịp thời, mang tính hình thức [Phụ lục 20].
Mặt khác, việc gắn kết công tác TĐ, KT với phong trào TĐQT, với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và với cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” còn ở mức độ. Việc phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng và việc bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện ở một số TĐBB có thời điểm còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác TĐ, KT. Đặc biệt là khi các TĐBB thực hiện nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, xa đơn vị việc phát huy vai trò, phối hợp hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng và với cấp ủy, chính quyền địa phương trong tiến hành công tác TĐ, KT còn ở mức độ; một số sĩ quan, QNCN và HSQ, BS trách nhiệm chưa cao trong giữ gìn, sử dụng các cơ sở vật chất, phương tiện; sổ sách ghi chép công tác TĐ, KT còn để mất mát, hư hỏng; một số đơn vị việc tự bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện cho tiến hành công tác TĐ, KT còn chưa chủ động, chủ yếu trông chờ ở trên; việc cấp phát vật chất và tiền thưởng đối với khen thưởng theo niên hạn còn chậm. Trung đoàn 38, Sư đoàn 2, Quân đoàn 5 đã chỉ rõ: “Vai trò của một số tổ chức, lực lượng trong đơn vị chưa được phát huy, chủ yếu vẫn giao khoán cho cán bộ chính trị, ban chính trị; việc phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan, đơn vị trong trung đoàn có thời điểm chưa chặt chẽ” [160, tr.5].
Ba là, kết quả công tác TĐ, KT gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ của một số cá nhân, tổ chức ở các TĐBB có thời điểm chưa thật sự vững chắc.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, kết quả của công tác TĐ, KT đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của một số TĐBB vẫn còn những hạn chế nhất định như: Trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, công tác TĐ, KT ở các TĐBB chưa được tiến hành chặt chẽ, có nội dung, chỉ tiêu thi đua trong huấn luyện chưa đạt được, thực hiện chế độ trực ban, trực chiến, trực SSCĐ của một số sĩ quan, QNCN và HSQ, BS chưa nghiêm túc; khen thưởng trong nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ có lúc chưa kịp thời, chưa đa dạng trong đối tượng được khen thưởng. Trong nhiệm vụ xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, công tác TĐ, KT có thời điểm chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, chưa có nhiều phong trào thi đua tập trung vào giải quyết các khâu yếu, mặt yếu trong vấn đề kỷ luật của đơn vị. Đại hội TĐQT toàn quân lần thứ X đã chỉ rõ:
Thi đua thực hiện ba đột phá có mặt còn hạn chế, như: Giải quyết quân số dôi dư ở đơn vị phục vụ chưa đạt chỉ tiêu; chương trình giáo dục, đào tạo có nội dung còn trùng lặp; huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới và huấn luyện một số nội dung chưa sát thực tiễn; cải cách hành chính chuyển biến còn chậm; duy trì nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật của một số cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, vụ việc vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và mất an toàn giao thông tuy có giảm so với giai đoạn trước song vẫn xảy ra vụ việc nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ [149, tr.43].
Kết quả công tác TĐ, KT gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ của một số cá nhân, tổ chức có thời điểm chưa thật sự vững chắc. Một số TĐBB việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và tổ chức bình xét khen thưởng chưa chặt chẽ, chưa thực sự trở thành động lực giúp cho sĩ quan, QNCN và HSQ, BS hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, chưa góp phần xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, đơn vị VMTD. Một bộ phận cán bộ các cấp chưa sâu sát, gần gũi nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của QNCN và HSQ, BS; vẫn còn biểu hiện thiếu gương mẫu trong việc thực hiện các nội dung, chỉ tiêu thi đua. Một số QNCN và HSQ, BS vẫn có biểu hiện dao động về tư tưởng, động cơ phấn đấu không rõ ràng, chưa tích cực, tự giác trong huấn luyện, rèn luyện kỷ luật và thực hiện các phong trào thi đua; một số có biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng, có tư tưởng so sánh thiệt hơn giữa cống hiến và hưởng thụ hoặc quá coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần trong khen thưởng; thậm chí một số QNCN ở các TĐBB còn có biểu hiện chơi lô đề, cờ bạc, vay nặng lãi. Kết quả đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên, đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ vẫn còn tồn tại. Cùng với đó, kết quả thực hiện nhiệm vụ của một số tổ chức ở các TĐBB còn ở mức thấp; kết quả huấn luyện có nội dung còn không đạt yêu cầu, có thời điểm việc duy trì chế độ trực SSCĐ chưa nghiêm túc; một số đơn vị các vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng phải xử lý còn diễn biến phức tạp. Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đoàn thanh niên ở các TĐBB, vẫn có đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
Sư đoàn 2, Quân khu 5 đã chỉ rõ: “Kết quả thực hiện công tác TĐ, KT của các đơn vị còn ở mức độ, chưa bám sát các nhiệm vụ; một số cán bộ, HSQ, BS, thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện, kết quả hoàn thành nhiệm vụ còn ở mức thấp, vẫn còn hiện tượng vi phạm kỷ luật phải xử lý” [129, tr.7]. Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2 cũng đã chỉ rõ: “Các phong trào thi đua tập trung vào các khâu yếu, mặt yếu chưa được giải quyết triệt để, một số đơn vị vẫn còn hiện tượng vi phạm kỷ luật, tham gia các tệ nạn xã hội; trong khen thưởng đối tượng là QNCN, HSQ, BS chưa được quan tâm và vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp” [164, tr.5]. Theo số liệu điều tra ở các TĐBB thuộc 08 sư đoàn bộ binh, kết quả đánh giá cán bộ hàng năm tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ và chưa hoàn thành nhiệm vụ vẫn còn cao, năm 2020 tỷ lệ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ là 8,64%, chưa hoàn thành nhiệm vụ là 2,16%; năm 2021 tỷ lệ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ là 6,48%, chưa hoàn thành nhiệm vụ là 3,24% [Phụ lục 3]. Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên ở các đảng bộ TĐBB, năm 2020 hoàn thành nhiệm vụ là 8,16%; năm 2021 là 6,12%; vẫn còn đảng viên vi phạm tư cách, năm 2020 là 2,04%, năm 2021 là 3,06% [Phụ lục 4]. Kết quả đánh giá chất lượng đoàn viên ở các TĐBB, tỷ lệ đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 là 6,12%, năm 2021 là 8,16%; không hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 là 1,02 %, năm 2021 là 3,06% [Phụ lục 6]. Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng ở các TĐBB, vẫn còn tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ, năm 2020 chiếm 8,33%, năm 2021 chiếm 4,17% [Phụ lục 5]. Kết quả chất lượng tổ chức đoàn ở các TĐBB, tỷ lệ tổ chức đoàn hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 là 12,15 %, năm 2021 là 4,17% [Phụ lục 7].
3.2. Nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm tiến hành công tác thi đua, khen thưởng ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm
3.2.1.1. Nguyên nhân ưu điểm
Một là, sự quan tâm lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng cấp trên đối với công tác TĐ, KT ở các TĐBB.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác TĐ, KT và phong trào thi đua yêu nước, do vậy đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, luật, nghị định, thông tư về công tác TĐ, KT đã được ban hành. Cùng với đó, Quân ủy Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 507-CT/QUTW, ngày 28/7/ 2014 của về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 151/2018/TT- BQP, ngày 12/10/2018 về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam” Các văn bản của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị là hành lang pháp lý, cơ sở vững chắc để các TĐBB quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện công tác TĐ, KT đúng hướng, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Quá trình tiến hành công tác TĐ, KT ở các TĐBB luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chỉ huy các cấp mà thường xuyên, trực tiếp là đảng uỷ, chỉ huy các sư đoàn bộ binh và bộ tư lệnh quân khu, quân đoàn. Các chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác TĐ, KT được xác định trong nghị quyết của đảng ủy sư đoàn, đảng ủy quân khu, quân đoàn là cơ sở quan trọng để đảng ủy các TĐBB quán triệt, cụ thể hóa, xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo và triển khai tổ chức thực hiện sát với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TĐ, KT ở các TĐBB. Mặt khác, chính ủy, người chỉ huy ở các sư đoàn bộ binh, bộ tư lệnh các quân khu, quân đoàn đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra đối với việc thực hiện công tác TĐ, KT ở các TĐBB; tích cực chỉ đạo cơ quan chính trị làm tốt việc tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp về nội dung, hình thức, biện pháp và cách thức xử lý một số tình huống trong công tác TĐ, KT. Cơ quan chính trị các sư đoàn, quân khu, quân đoàn đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, chủ động bám sát đặc điểm nhiệm vụ của đơn vị, kịp thời tham mưu cho đảng ủy, chỉ huy các sư đoàn và bộ tư lệnh các quân khu, quân đoàn các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐ, KT; luôn sâu sát trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ các TĐBB tiến hành công tác TĐ, KT đi đúng hướng, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra; đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực hiện công tác TĐ, K