MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 15
1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24
Chương 2 CÔNG TÁC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG Ở ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29
2.1. Đơn vị quản lý học viên và những vấn đề cơ bản về công tác văn hóa quần chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội 29
2.2. Quan niệm và những vấn đề có tính nguyên tắc đổi mới công tác văn hóa quần chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội 62
Chương 3 CÔNG TÁC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG Ở ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 75
3.1. Thực trạng công tác văn hóa quần chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội 75
3.2. Nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm tiến hành công tác văn hóa quần chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội 103
Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC VĂN HÓA QUẦN CHÚNG Ở ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 114
4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu đổi mới công tác văn hóa quần chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 114
4.2. Những giải pháp đổi mới công tác văn hóa quần chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 122
KẾT LUẬN 168
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172
PHỤ LỤC 189
191 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới công tác văn hóa quần chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường Sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phong công tác phù hợp, tích cực bám nắm đơn vị, sâu sát học viên, thực sự là người “thầy” thứ hai trong hướng dẫn, quản lý, rèn luyện học viên” [56, tr. 2]. Đồng thời, duy trì nền nếp hoạt động CTĐ, CTCT, hoạt động VHQC, “thường xuyên, phối hợp kịp thời với cơ quan đảm bảo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội” [71, tr. 2]. Thường xuyên tổ chức các hoạt động VHQC nhằm trang bị kiến thức, “bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học viên” [163, tr. 5]. Đồng thời, “duy trì chấp hành nghiêm quy chế trong quản lý, sử dụng băng, đĩa hình; không để sản phẩm xấu độc, phản động thẩm lậu, lưu hành, phát tán trong Nhà trường, đơn vị” [167, tr. 6].
Đội ngũ học viên đã tích cực tham gia vào công tác VHQC và các hoạt động VHQC ở đơn vị. Qua đây, đã có nhiều chuyển biến về nhận thức và hành động, nhất là ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức, nhân cách, nhận thức rõ đúng sai, mạnh dạn lên án, phê phán đấu tranh với những tiêu cực, lạc hậu ở đơn vị, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo giá trị văn hóa mới, vừa nâng cao trình độ, kiến thức, “bồi dưỡng tình cảm, niềm tin, tổ chức rèn luyện thói quen hành vi nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thiết thực bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động văn nghệ cho học viên” [159, tr. 2 - 3], đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp ra trường. Nghị quyết Đảng bộ Tiểu đoàn 1, Đảng bộ Trường Sĩ quan Lục quân 1 đánh giá: “Kết quả học tập hằng năm có chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ khá giỏi đạt cao Môi trường văn hóa lành mạnh Tình hình chấp hành kỷ luật, xây dựng chính quy có nhiều chuyển biến” [35, tr. 1]. Trong Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ năm học 2021 của Đảng ủy Hệ 2, Đảng bộ Học viện Quân y đánh giá: “Kết quả học tập đều đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra” [30, tr. 6]. Mặc khác, trong quá trình học tập, rèn luyện, đại đa số học viên luôn vui tươi, phấn khởi, an tâm công tác, có khả năng vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các kiến thức đã học vào thực tiễn tiến hành hoạt động VHQC. Theo thống kê, năm học 2018 - 2019, Trường Sĩ quan Chính trị, học viên có kết quả phân loại tốt nghiệp giỏi chiếm 3,08%, khá chiếm 89,65%, trung bình khá 4,19%, trung bình 3,08% đến năm học 2019 - 2020 tỷ lệ giỏi tăng lên 4,10%, khá 87,88%, trung bình giảm còn 1,08% [Phụ lục 17]. Trường Sĩ quan Lục quân 2, năm 2017 - 2018, tỷ lệ giỏi chiếm 0,96% đến năm 2018 - 2019 tăng lên 1,52% [Phụ lục 16].
Công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội đã đóng góp tích cực vào xây dựng môi trường văn hóa sư phạm quân sự điển hình, bồi đắp, làm phong phú thêm các giá trị nhân văn, tính giáo dục, mô phạm ở môi trường các nhà trường quân đội. Đồng thời, góp phần đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạncủa các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa và tác động của văn hóa phẩm xấu độc, các tiêu cực, tệ nạn xã hội thẩm lậu vào đơn vị.
Kết quả công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội đã thực sự tạo ra động lực chính trị tinh thần, cổ vũ, động viên cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ ra sức phấn đấu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tạo được nhiều chuyển biến, tiến bộ trên tất cả các nhiệm vụ, các mặt công tác của đơn vị, góp phần xây dựng đơn vị VMTD, mẫu mực tiêu biểu, có môi trường văn hóa sư phạm quân sự trong sạch, lành mạnh, phong phú.
3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể, lực lượng về công tác VHQC ở đơn vị QLHV có mặt còn hạn chế, chưa thật đầy đủ, sâu sắc.
Qua thực tiễn nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát, trao đổi với các tổ chức, lực lượng ở các đơn vị QLHV thuộc HV,TSQ quân đội cho thấy, công tác VHQC ở đơn vị QLHV bên cạnh ưu điểm vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm, mà sâu xa nó bắt nguồn từ tư duy, nhận thức, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các tổ chức, các lực lượng, cụ thể đó là:
Một số cấp ủy, chi bộ, cán bộ chủ trì đơn vị QLHV nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên về công tác VHQC chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ; chưa thấy hết vị trí, vai trò, mục đích của công tác VHQC. Ngay trong Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XI cũng đã khẳng định: “Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người với sự phát triển bền vững đất nước” [3, tr. 2]. Những hạn chế đó cũng đã bộc lộ trong tư duy, nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên, học viên, đoàn viên ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội, đã được chỉ ra trong các nghị quyết, báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT, báo cáo xây dựng môi trường văn hóa
Một số cấp ủy, cán bộ đơn vị QLHV chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ về công tác VHQC, có tư tưởng cho rằng: Công tác VHQC chỉ là những hoạt động bề nổi, múa hát, “cờ, đèn, kèn, trống”, đây chỉ là những hoạt động phụ, có cũng được mà không có cũng chẳng sao; có nhận thức cho rằng hoạt động VHQC chỉ là hoạt động mang tính giải trí vào giờ nghỉ, ngày nghỉ, có điều kiện thì tổ chức, không có điều kiện thì thôi, hoặc tổ chức cho xong lần, qua loa, đại khái theo quy định, kế hoạch của cấp trên. Một số cán bộ chỉ huy đơn vị nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng với công tác VHQC, cho rằng hoạt động này là trách nhiệm của cán bộ chính trị, của tổ chức quần chúng và lực lượng nòng cốt, hạt nhân VHQC. Cho nên, còn cán bộ và tổ chức khác đứng ngoài cuộc, hoặc chỉ tham gia theo sở thích, có thời điểm buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu sự phối hợp, hiệp đồng thống nhất, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng. Thực tiễn đó, đã làm hạn chế đến sự phát triển về kiến thức, năng lực công tác VHQC của học viên; đồng thời hạn chế đến củng cố, phát triển năng lực công tác của đội ngũ cán bộ. Một số đơn vị QLHV chưa nhận thức đầy đủ chức năng, tính chất của công tác VHQC cho nên khi tổ chức các hoạt động VHQC còn nặng về hành chính, mệnh lệnh. Một số cán bộ chỉ huy đơn vị còn có nhận thức rằng công tác VHQC làm mất thời gian học tập của học viên, hoặc cho rằng phạm vi hoạt động của công tác VHQC chỉ cần xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và đấu tranh với các sản phẩm văn hóa độc hại, các tiêu cực trong đơn vị, cho nên chỉ cần duy trì nghiêm túc các chế độ trong ngày, trong tuần Những tư duy, nhận thức chưa đầy đủ trên là rào cản không nhỏ đến chất lượng công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội.
Thực tiễn công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội cho thấy, một số chủ thể, lực lượng chưa nhìn nhận đầy đủ về tầm quan trọng, tính cấp thiết phải tiến hành công tác VHQC. Cho nên, chưa xác định đúng và chưa đề cao trách nhiệm của mình trong tham gia các hoạt động VHQC ở đơn vị QLHV. Việc quán triệt, cụ thể hóa chủ trương, nội dung của cấp trên về công tác văn hóa, văn nghệ vào công tác VHQC chưa chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn đơn vị, hiệu quả chưa cao; “năng lực lãnh đạo cụ thể hóa nghị quyết của một số cấp ủy, chi bộ còn chưa sát; chưa có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ trong lãnh đạo và chỉ huy điều hành giải quyết dứt điểm những khâu yếu, mặt yếu trong đơn vị” [30, tr. 3] Báo cáo kết quả hoạt động CTĐ, CTCT của Hệ 3, Trường Sĩ quan Chính trị đánh giá: “Công tác quán triệt, giáo dục các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định và cụ thể hóa vận dụng vào đơn vị của cấp ủy, chi bộ chưa có chiều sâu” [72, tr. 4]. Qua khảo sát thực tiễn và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị QLHV, mặc dù được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động công tác VHQC, nhưng trong các nghị quyết lãnh đạo thường kỳ, cũng như nghị quyết đại hội nhiệm kỳ của cấp ủy, chi bộ, hầu như không đề cập trực tiếp tới cụm từ “Văn hóa quần chúng” mà chỉ đề cập chung về công tác văn hóa, văn nghệ, xây dựng môi trường văn hóa, thiếu những chủ trương, biện pháp cụ thể đổi mới công tác VHQC. Vì vậy, trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác VHQC có lúc còn giản đơn, dập khuôn, máy móc theo hướng dẫn chung của cấp trên mà không bám sát đặc điểm, nhiệm vụ, đối tượng của đơn vị để tiến hành cho phù hợp.
Số ít cấp ủy, chính trị viên, người chỉ huy đơn vị QLHV chưa nhận thức hết sự tác động, những thuận lợi, khó khăn trong công tác VHQC. Chưa nắm chắc tâm lý, nhu cầu đối tượng, cho nên chưa huy động được đông đảo cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ tham gia vào công tác VHQC, trong tổ chức thực hiện còn chung chung, nhàm chán, mang tính mệnh lệnh, gò ép, kém hiệu quả. Một bộ phận cấp ủy viên, cán bộ đại đội (lớp), trung đội ngại tổ chức và tham gia các hoạt động VHQC; năng lực tổ chức, nắm vững các khâu, các bước từ xây dựng kế hoạch, phát huy sức mạnh tổng hợp, đến tổ chức thực hiện còn lúng túng.
Một số học viên cấp phân đội nhận thức còn đơn giản, chủ quan, cho rằng khi học ở nhà trường chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên ngành, khi ra đơn vị trực tiếp chỉ đạo hoạt động mình đảm nhiệm, cho nên có biểu hiện xem nhẹ công tác VHQC, chưa tích cực, tự giác trong tham gia vào công tác VHQC. Điều này được thể hiện rất rõ đó là: đại đa số học viên chỉ tham gia vào hoạt động hưởng thụ văn hóa là chủ yếu, còn hoạt động sáng tạo văn hóa chỉ một bộ phận có năng khiếu hoặc lực lượng nòng cốt, hạt nhân VHQC tham gia. Một số chủ thể tham gia hoạt động này còn mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ vì không tham gia cũng chẳng ai ép.
Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp công tác VHQC ở một số đơn vị QLHV còn chậm đổi mới, thiếu linh hoạt, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng ngày càng cao của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ.
Về nội dung công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức, có mặt còn hạn chế, chưa sát đối tượng và đặc điểm đơn vị. Hoạt động lãnh đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội có thời điểm chưa kịp thời, thiếu nhạy bén. Nội dung lãnh đạo công tác VHQC vẫn còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định giải quyết dứt điểm khâu yếu, mặt yếu. Phương thức lãnh đạo công tác VHQC còn chậm đổi mới; việc phân công và phát huy vai trò của cấp ủy viên phụ trách công tác VHQC chưa hiệu quả. Năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo công tác VHQC của một số cấp ủy, tổ chức đảng đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội còn hạn chế.
Hoạt động quản lý, điều hành công tác VHQC của cán bộ chủ trì, trực tiếp là đội ngũ chính trị viên và người chỉ huy đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội có mặt còn hạn chế. Thực tiễn khảo sát cho thấy, nhiều đơn vị không có kế hoạch, chương trình công tác VHQC mà nội dung của công tác này được xác định chung với lịch công tác tuần, chương trình CTĐ, CTCT tháng hoặc kế hoạch CTĐ, CTCT năm; có đơn vị chỉ xây dựng kế hoạch riêng cho một số hình thức hoạt động VHQC theo kế hoạch của trên hoặc nhu cầu của đơn vị. Nội dung, nhiệm vụ của công tác VHQC mới chỉ tập trung chủ yếu vào các dịp kỷ niệm, các hội thi, hội thao. Kinh nghiệm, năng lực, phương pháp quản lý, điều hành công tác VHQC của một số cán bộ đơn vị QLHV còn hạn chế; tuyệt đại đa số đội ngũ này không được đào tạo bài bản về công tác quản lý văn hóa ở các trường văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài quân đội cho nên còn hạn chế về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý, tiến hành công tác VHQC; phương pháp giải quyết các vấn đề còn chưa kịp thời, hiệu quả; chưa phát huy cao độ khả năng sáng tạo các giá trị văn hóa mới của đông đảo cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ. Qua điều tra, khảo sát về đánh giá năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công tác VHQC của cấp ủy, tổ chức đảng và đánh giá trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp với công tác VHQC ở đơn vị QLHV được thể hiện ở biểu đồ 3.2.
37,2% 33,8%
38,8% 42,4%
6,8% 5,4%
17,2% 18,4%
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát năng lực lãnh đạo của cấp ủy và trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp với công tác VHQC ở đơn vị QLHV.
Một số nội dung hoạt động VHQC có thời điểm chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, chưa sát đối tượng và chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của cán bộ, học viên. Nội dung phổ biến, truyên truyền, đưa các giá trị văn hóa đến cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ có thời điểm chưa kịp thời; việc cập nhật các kiến thức thời sự, chính trị xã hội của đất nước, quân đội, đơn vị, tin tức hoạt động CTĐ, CTCT, các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên vào công tác VHQC còn hạn chế. Nội dung truyền thụ kinh nghiệm hoạt động VHQC ở các đơn vị chưa được quan tâm đầy đủ. Nội dung, chương trình giáo dục công tác VHQC cho học viên còn lạc hậu, chưa gắn giữa lý thuyết với thực tiễn; chỉ chú trọng tới nhu cầu hưởng thụ văn hóa mà chưa có chiều sâu trong bồi dưỡng kỹ năng sáng tạo và tổ chức các hoạt động VHQC cho học viên, nhất là cấp phân đội. Thực tế, hiện nay đối tượng học viên cấp phân đội được học tập các chủ đề: “Công tác VHQC ở phân đội”, “Xây dựng môi trường văn hóa ở phân đội” với đối tượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Chính trị là 4 tiết, còn các HV,TSQ khác đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội có 2 tiết lên lớp. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng không có các bài bổ trợ, hướng dẫn thực hành của các hình thức hoạt động VHQC, trừ đối tượng được học ở Trường Sĩ quan Chính trị [Phụ lục 26 - 27]. Như vậy, lượng kiến thức, kỹ năng công tác VHQC được trang bị cho học viên là rất ít. Những kiến thức về quản lý hoạt động văn hóa ở cấp phân đội không được đưa vào chương trình huấn luyện chính khóa. Trong khi đó, sau khi tốt nghiệp, theo cương vị chức trách người cán bộ cấp phân đội phải trực tiếp tiến hành công tác VHQC, quản lý hoạt động VHQC ở đơn vị. Cho nên, nội dung này rất dễ bị coi nhẹ, hoặc lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện. Song song với hoạt động chính khóa, nhiều hoạt động ngoại khóa về nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động VHQC và công tác VHQC ở đơn vị QLHV còn chung chung, tẻ nhạt, chưa có sức hấp dẫn và lôi cuốn cán bộ, học viên tham gia. Báo cáo sơ kết công tác tuyên huấn của Cục Tuyên huấn 6 tháng đầu năm 2019 đánh giá: “Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong ngày nghỉ, giờ nghỉ ở một số đơn vị chưa phong phú” [20, tr. 7]. Nội dung đấu tranh phòng, chống sản phẩm văn hóa xấu độc, nhất là đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch trên mặt trận văn hóa ở đơn vị QLHV chưa có chiều sâu, chưa có nhiều luận cứ sắc bén để đấu tranh, phản bác sự chống phá của các thế lực thù địch. Hoạt động của lực lượng 47 ở một số đơn vị QLHV chất lượng còn hạn chế. Báo cáo kết quả công tác Tuyên huấn năm 2020 của Cục Tuyên huấn đánh giá: “Việc thông tin, định hướng tư tưởng, dư luận cho bộ đội và nhân dân về một số việc nhạy cảm có nội dung còn chậm; tính chủ động phối hợp trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch còn hạn chế” [21, tr. 6]; “hoạt động lực lượng 47 chưa đều” [71, tr. 4]. Qua khảo sát cho thấy, có 29,8% ý kiến của được hỏi đánh giá về nội dung tổ chức hoạt động VHQC còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, 12,4% ý kiến đánh giá không có gì đổi mới [Phụ lục 8].
Việc nghiên cứu đề tài, chuyên đề khoa học của cán bộ, học viên ở các hệ, tiểu đoàn QLHV về công tác VHQC còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của các đơn vị; chất lượng một số đề tài, chuyên đề về công tác VHQC còn hạn chế, giá trị khoa học và tính ứng dụng trong thực tiễn chưa cao. Theo thống kê, từ năm 2015 đến 2020 mới chỉ có 2% đề tài, chuyên đề nghiên cứu cơ bản về công tác VHQC, 10% nghiên cứu ứng dụng các hình thức hoạt động VHQC. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, mời các chuyên gia văn hóa nói chuyện chuyên đề về công tác VHQC ở đơn vị QLHV chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung ở cấp HV,TSQ.
Hoạt động kiểm tra, hướng dẫn của một số cơ quan chức năng, nhất là cơ quan chính trị trong tiến hành công tác VHQC ở đơn vị QLHV chưa thường xuyên, kịp thời. Nội dung công tác kiểm tra, hướng dẫn còn chung chung, chưa có chiều sâu, chưa tập trung vào giải quyết các khâu yếu, mặt yếu, chủ yếu mới tập trung ở kiểm tra kế hoạch, sổ sách; phương pháp kiểm tra chưa đa dạng, chưa có kiểm tra chuyên đề về công tác VHQC. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa, cấp phát vật tư, kinh phí, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác VHQC còn nhiều bất cập.
Việc đánh giá công tác VHQC của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì đơn vị QLHV còn phiến diện, hình thức. Hoạt động sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác VHQC tiến hành chưa được thường xuyên và chặt chẽ. Nhiều đơn vị không tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác VHQC riêng mà thường lồng ghép vào các hội nghị sơ kết, tổng kết CTĐ, CTCT. Việc phổ biến và nhân rộng điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay, mô hình mới trong công tác VHQC hiệu quả chưa cao.
Về hình thức, biện pháp công tác VHQC và hoạt động VHQC có mặt còn hạn chế, chưa phong phú, chậm đổi mới, thiếu linh hoạt, sáng tạo. Việc xây dựng nghị quyết của cấp ủy, chi bộ đơn vị QLHV, chưa chú trọng tới việc đổi mới công tác VHQC, chưa có nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác VHQC, nếu có chỉ một số ít cấp ủy, chi bộ đơn vị QLHV ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động CTĐ, CTCT trong giờ nghỉ, ngày nghỉ. Biện pháp công tác VHQC có thời điểm còn bộc lộ sự cứng nhắc, chưa bám sát đối tượng và đặc điểm đơn vị, chưa gắn với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, với công tác giáo dục chính trị và công tác tuyên truyền, cổ động. Việc thực hiện phương châm “thường xuyên, ngắn gọn, nhỏ lẻ, kịp thời” trong hoạt động VHQC chưa được triệt để, còn tình trạng bớt xén thời gian, thiếu vắng quân số; “hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong ngày nghỉ, giờ nghỉ có thời điểm chưa được thường xuyên” [134, tr. 7]; hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động VHQC còn chưa cao. Chất lượng một số hình thức hoạt động VHQC ở đơn vị QLHV còn hạn chế, chậm đổi mới: Hoạt động văn nghệ quần chúng, nhất là “hoạt động văn hóa, văn nghệ hàng tuần ở một số đơn vị quản lý học viên thiếu chặt chẽ, thậm chí còn bị cắt xén để thực hiện các nội dung sinh hoạt khác” [97, tr. 65]; có hoạt động văn nghệ còn đơn điệu cả về nội dung và hình thức, thiếu tính hấp dẫn; hiện tượng phô trương, hình thức, không xây dựng được phong trào quần chúng tham gia, thuê thầy, thuê thợ đến sáng tác, dàn dựng, biểu diễn gây lãng phí, tốn kém, không đúng với tính chất quần chúng của hình thức này. Báo cáo công tác văn hóa cơ sở năm 2019 của Học viện Hải quân đánh giá: “Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ chất lượng, hiệu quả một số đơn vị chưa cao” [80, tr. 3]. Tổ chức cho cán bộ, học viên nghe đài, xem truyền hình, xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp theo quy định còn theo đường mòn, lối cũ, chưa kịp thời định hướng tư tưởng cho học viên vận dụng những nội dung được tiếp thu, lĩnh hội vào học tập, rèn luyện; hệ thống truyền thanh nội bộ của một số đơn vị duy trì chưa thường xuyên, nền nếp. Hoạt động sách báo ở đơn vị QLHV còn hạn chế; nhiều ấn phẩm văn hóa đọc còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ, học viên, nhất là trước sự “bùng nổ thông tin” trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội như hiện nay; “một số đơn vị chưa quan tâm xây dựng phong trào đọc và phát triển văn hóa đọc” [32, tr. 10]; “việc đọc sách ở các đơn vị chưa trở thành phong trào tự giác, thường xuyên” [148, tr. 11], “chưa tạo được sự hứng thú cho cán bộ, học viên thói quen ham mê đọc sách” [97, tr. 65]. Hoạt động câu lạc bộ ở đơn vị QLHV mặc dù được quan tâm thành lập đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của cán bộ, học viên nhưng quy chế hoạt động chưa chặt chẽ; nhiều câu lạc bộ được thành lập theo sở thích, hoạt động tự phát, thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức. Hoạt động phòng Hồ Chí Minh chưa thu hút được đông đảo cán bộ, học viên tham gia; chưa phát huy hết công năng, thiết chế phòng Hồ Chí Minh trong giáo dục văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ; nhiều phòng Hồ Chí Minh ở hệ, tiểu đoàn QLHV thiếu tổ, đội công tác; “hoạt động của một số thiết chế văn hóa nhất là hoạt động phòng Hồ Chí Minh và đội chiếu phim còn hạn chế” [20, tr. 7]; một số phòng Hồ Chí Minh hoạt động còn hình thức, mang tính trưng bày hơn là nơi sinh hoạt của bộ đội. Hoạt động xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị QLHV mặc dù đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, thực sự là môi trường sư phạm quân sự mẫu mực, điển hình về truyền thụ, tiếp nhận, hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, “có đơn vị chưa quan tâm đúng mức nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần của bộ đội một số đơn vị chưa bảo đảm theo quy định” [148, tr. 11]; một số đơn vị thực hiện cuộc vận động còn tập trung cho xây dựng cảnh quan môi trường, chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và hoàn thiện các mối quan hệ, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, đấu tranh với các biểu hiện vi phạm kỷ luật, quy định của đơn vị; một số đơn vị quản lý tư tưởng, kỷ luật chưa thường xuyên, còn để xảy ra vi phạm pháp luật, kỷ luật phải xử lý Qua khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ, học viên về nội dung, hình thức, biện pháp công tác VHQC ở đơn vị cho thấy, có 29,8% ý kiến đánh giá mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, 12,4% ý kiến đánh giá không có gì đổi mới [Phụ lục 8].
Việc xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt, hạt nhân VHQC ở đơn vị QLHV còn hạn chế; có đơn vị không có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng lực lượng này; chưa chú trọng bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động VHQC, các khâu sáng tác, biên đạo, dàn dựng chương trình, quy tụ và phát triển phong trào VHQC cho học viên. Kết quả điều tra, khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ, học viên cho thấy, có 38% ý kiến đánh giá chất lượng bồi dưỡng lực lượng nòng cốt, hạt nhân VHQC còn ở mức trung bình và yếu [Phụ lục 8].
Việc bảo đảm cơ sở vật chất cho công tác VHQC có thời điểm chưa kịp thời, còn thiếu thốn. Trong thời gian dài thực hiện hiện Thông tư 104 của Bộ Quốc phòng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động CTĐ, CTCT nói chung, công tác VHQC nói riêng đã không đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, học viên, nhiều trang thiết bị đã xuống cấp, lạc hậu. Một số đơn vị QLHV chưa phát huy hết công năng của cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác VHQC; quản lý, bảo quản vật tư cơ sở vật chất lỏng lẻo, sử dụng sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí. Một số ấn phẩm văn hóa đọc còn thiếu; vật tư câu lạc bộ như cờ tướng, đàn ghi ta, bóng đá, bóng chuyền để giải trí trong thời gian rỗi còn chưa đáp ứng đủ.
Ba là, kết quả công tác VHQC ở đơn vị QLHV trên một số nội dung còn hạn chế, bất cập, chưa thực sự tạo động lực cho các tổ chức, lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ.
Công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp, sự tham gia của các tổ chức, lực lượng đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ. Tuy nhiên, công tác VHQC vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực sự tạo động lực cho các tổ chức, lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ. Kết quả điều tra thực tế cho thấy, đánh giá công tác bảo đảm định mức, đời sống văn hóa tinh thần ở đơn vị QLHV ở mức trung bình là 15,4% [phụ lục 8]. Bên cạnh đó, kết quả công tác VHQC giữa các các đơn vị QLHV ở HV,TSQ và giữa các HV,TSQ với nhau vẫn còn khoảng cách, chưa đồng đều.
Một số cán bộ QLHV còn hạn chế về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội; kiến thức, kinh nghiệm công tác VHQC còn những hạn chế nhất định. Do đó, tiến hành công tác VHQC ở đơn vị chưa được coi trọng đúng mức, chất lượng tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp chưa cao. Khả năng xem xét, vận dụng kiến thức trong giải quyết những vấn đề phát sinh còn chậm, thiếu linh hoạt, sáng tạo. Việc quán triệt, vận dụng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp trên vào cấp mình còn chưa sâu, chưa sát; “năng lực cụ thể hóa triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết, biện pháp khắc phục các khâu yếu, mặt yếu của một số ít cấp ủy, chi bộ, chi ủy viên các cấp còn chưa kịp thời, quyết liệt” [35, tr. 2]. Báo cáo CTĐ, CTCT năm 2020 của Tiểu đoàn 4, Học viện Phòng không - Không quân cho rằng: “Vai trò, trách nhiệm của cán bộ các cấp nhất là cán bộ trung đội, đại đội trong kiểm tra, chấn chỉnh, giúp đỡ bộ đội chưa thường xuyên” [136, tr. 5]. Trong “lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác tư tưởng còn nhiều hạn chế, việc nắm, dự báo, xử lý tư tưởng mới nảy sinh chưa kịp thời, thiếu nhạy bén; công tác giáo dục bản lĩnh, kỹ năng sống cho cán bộ, học viên chưa hiệu quả” [135, tr. 5]. Tính tiền phong, gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên chưa cao. “Tình trạng nói không đi đôi với làm, thích nghe thành tích, ngại nghe và nói sự thật, ngại học, ngại rèn, ngại khó khăn, gian khổ vẫn còn biểu hiện ở một bộ phận cán bộ, học viên” [97, tr. 66]. Có biểu hiện, một số cán bộ đơn vị QLHV khi không đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, ngại khó, ngại khổ tìm mọi cách xin chuyển lên cơ quan, khoa giáo viên. Qua khảo sát