Luận án Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI5

1.1. Nghiên cứu về chính sách tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế tại Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào5

1.2. Nghiên cứu về chính sách tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam 11

1.3. Nghiên cứu về chính sách tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế tại các

quốc gia trên thế giới19

1.4. Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế với đề tài "Đổi mới điều hành chính sách

tiền tệ của ngân hàng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế" của nghiên cứu sinh SantyPhonmeuanglao22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐIỀU

HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ24

2.1. Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ 24

2.2. Cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế31

2.3. Cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ tác động tới nền kinh tế

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 3: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA

NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ70

3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 70

3.2. Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế75

3.3. Đánh giá thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế110

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ126

4.1. Định hướng phát triển kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ của nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020126

4.2. Những giải pháp hoàn thiện điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế132

4.3. Một số khuyến nghị 160

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN 169

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

171

TÀI LIỆU THAM KHẢO 172

pdf189 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng và kết quả điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong 4 giai đoạn: (1) từ năm 1997 đến năm 2002, (2) từ năm 2003 đến năm 2005, (3) từ năm 2006 đến 2010, và (4) từ năm 2011 đến nay. 3.2.2.1. Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002: Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát Năm 1996, Quốc hội Lào đã ban hành Nghị quyết đại hội đảng lần thứ VI, thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 4 (1996 - 2010). Theo đó, các mục tiêu kinh tế đặt ra cho giai đoạn này bao gồm tốc tăng trưởng kinh tế bình quân từ 8 - 8,5%/năm, tỷ lệ lạm phát dưới mức 10% vào năm 2000, duy trì ổn định tỷ giá, cố gắng giảm tình trạng thâm hụt ngân sách Năm 1997 là năm CHDCND Lào bắt đầu gia nhập sâu vào kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập 82 ASEAN và thực hiện chính sách mở cửa về kinh tế và thương mại khi tham gia vào AFTA. Đây cũng là năm mà cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra ở Châu Á khiến cho nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới gặp phải khủng hoảng tài chính - kinh tế. Ngay lập tức, Lào đã phải chịu những ảnh hưởng từ sự biến động bất lợi của kinh tế khu vực, thể hiện rõ ràng nhất là ở tỷ giá biến động mạnh khi đồng nội tệ mất giá tới 28,77% và 13,04% so với hai đồng ngoại tệ là USD và THB. Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế Lào phải đối mặt với nhiều khó khăn khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và sinh sống của người dân chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ thiên tai, sụt giảm từ sản lượng xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế năm 1998 và 1999 chỉ đạt mức 4,38% và 4,1%, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước khủng hoảng ở mức 7%/năm. Ngoài ra, hậu quả của việc mở rộng tín dụng trước đó để đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi đã gây ra lạm phát cao liên tiếp trong hai năm 1998 và 1999, ở mức 141,97% và 86,46% (tỷ lệ lạm phát bình quân cả năm). Thâm hụt ngân sách nới rộng lên tới 22% GDP khi thu ngân sách gặp khó khăn do hệ thống doanh nghiệp tư nhân lẫn Nhà nước rơi vào tình trạng đình đốn, phá sản do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và sự đi xuống của nền kinh tế trong nước. Trước tình hình này, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã xác định mục tiêu ưu tiên của CSTT là phải kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả [50, tr.14]. Trên cơ sở đó, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã triển khai các công cụ CSTT như: - Yêu cầu tất cả các NHTM tăng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ mức 16%/năm lên 19%/năm, và sau đó là từ 19%/năm lên 22%/năm. - Áp mức trần tăng trưởng tín dụng đối với tất cả các NHTM ở mức 10% trong suốt năm 1998. - Tiến hành bán tín phiếu Kho bạc và tín phiếu NHTW với tổng giá trị lên tới hơn 90 tỷ Kip trong năm 1998. Sang năm 1999, trước tình hình lạm phát không có dấu hiệu giảm mà chỉ số giá tiêu dùng tăng liên tục trong bốn tháng đầu năm; Ngân hàng nước CHDCND Lào tiếp tục sử dụng các công cụ gián tiếp để kiềm chế lạm phát như [51, tr.12]: - Tiếp tục bán tín phiếu Kho Bạc (với mức lãi suất 24%, 30%/năm) với giá 83 trị 32,7 tỷ Kip, bán tín phiếu NHTW (với mức lãi suất 26%, 30%, 60%/năm) với giá trị 37,4 tỷ Kip. - Phát hành tín phiếu lãi suất (với mức lãi suất 48%, 60%/năm) với giá trị 132,37 tỷ Kip trong hai đợt vào tháng 10 và tháng 12. - Duy trì lãi suất tái chiết khấu ở mức 35%. Nhìn chung, các công cụ CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là các công cụ trực tiếp do các công cụ gián tiếp chưa được hoàn thiện và điều kiện để truyền dẫn thông qua thị trường chứng khoán là gần như không có (thị trường cổ phiếu chưa được thành lập trong khi thị trường trái phiếu Chính phủ chậm phát triển về quy mô lẫn chất lượng). Việc áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng, trần lãi suất là các biện pháp mang tính hành chính, kiểm soát trực tiếp các mục tiêu trung gian trong bối cảnh này là biện pháp mà Ngân hàng nước CHDCND Lào buộc phải lựa chọn. Biểu đồ 3.8: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền, và tỷ lệ lạm phát của Lào giai đoạn 1998 - 2002 (%) Nguồn: [50], [51], [52], [53]. Nhờ thực hiện đồng loạt các biện pháp, sử dụng các công cụ gián tiếp lẫn trực tiếp, tình hình lạm phát tại Lào đã dẫn được kiểm soát. Tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức 10,56% vào năm 2000, 7,52% vào năm 2001, trước khi tăng lên 15,19% vào năm 2002. Có thể nhận thấy trong giai đoạn này, Ngân hàng nước CHDCND Lào không đạt được mục tiêu đề ra khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là tối đa 10% trong năm 1998 và CSTT thắt chặt trong giai đoạn 1998 - 1999 không được thực hiện khi mà tăng trưởng cung tiền và tín 84 dụng vẫn ở mức khá cao, mặc dù đã thể hiện xu hướng giảm rõ rệt. Nhìn chung, CSTT đã phát huy được tác dụng phần nào vai trò của mình trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Mặc dù vậy, trong giai đoạn này, có nhiều nhân tố đã ảnh hưởng tiêu cực tới công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào như tính độc lập của NHTW chưa cao (đơn cử như việc CSTT phải liên tục tài trợ cho thâm hụt ngân sách), thị trường chứng khoán chưa phát triển, hệ thống ngân hàng yếu kém (dẫn tới giai đoạn phải thực hiện tái cấu trúc ở giai đoạn sau), các công cụ CSTT chưa hoàn thiện (công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở mới ở giai đoạn sơ khai), chính sách tỷ giá thiếu linh hoạt (neo chặt với đồng THB và USD), khả năng tăng trưởng của nền kinh tế bị giảm sút do thiên tai, và sự ảnh hưởng từ bên ngoài nền kinh tế gián tiếp qua hoạt động thương mại và đầu tư (vốn FDI giảm sút) Bảng 3.1: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 4 của CHDCND Lào Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Bình quân Kế hoạch Tốc độ tăng trưởng (%) 6.9 6.9 4.0 7.3 5.8 6.2 8-8.5 Tỷ lệ lạm phát (%) 12.8 26.6 142.0 86.5 10.6 55.7 <10 Thu ngân sách/GDP (%) 13.1 11.4 10.1 10.5 12.3 11.5 13-16 Tỷ giá Kip/USD (%) -4.1 -53.3 -54.6 -40.2 -7.7 -32.0 Ổn định Nguồn: [50], [51], [52]. Trong giai đoạn 1996 - 2000, nền kinh tế Lào đã không đạt được các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chỉ đạt 6,2%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 8-8,5%. Trong khi đó, lạm phát tăng cao liên tục vào các năm 1997 tới 1999 trong và đồng Kip Lào đã mất giá bình quân 32%/năm. Có thể nhận định, CSTT nới lỏng giai đoạn trước và thiếu hiệu quả trong việc kiểm soát lượng cung tiền và tín dụng (cung tiền và tín dụng cho khu vực tư nhân năm 1999 vẫn tăng tới 78,5% và 74,3% bất chấp tỷ lệ lạm phát ở mức 86,5%) là nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hệ lụy sau này mà nền kinh tế phải gánh chịu. Điều cần bàn tới ở đây là lạm phát của Lào trong giai đoạn này xuất phát từ cả phía cung và phía cầu; đồng thời, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã rơi vào tình trạng khó khăn nên việc thắt chặt CSTT quá mức sẽ khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ do cả tổng cung lẫn cầu đều quá yếu. Ngoài việc hạ tốc độ tăng 85 trưởng tín dụng và cung tiền dần, để giúp nền kinh tế không gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực từ CSTT thắt chặt quá mức, Ngân hàng nước CHDCND Lào cũng tiến hàng giảm các mức lãi suất tiết kiệm ngắn hạn trong khi cho phép lãi suất dài hạn tăng lên. Biện pháp này là để hỗ trợ các NHTM huy động lượng vốn dài hạn, đưa đường cong lãi suất về với hình dáng phù hợp. CCTM của Lào liên tục thâm hụt trong các năm từ 1997 đến 2002, là nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng thâm hụt nhẹ cán cân vãng lai. CCTM thâm hụt chủ yếu do sự sụt giảm trong xuất khẩu bắt nguồn từ chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ của Chính phủ trong khi nhập khẩu tăng do tăng nhu cầu về máy móc, thiết bị [53]. Do vậy, việc thâm hụt CCTM trong giai đoạn này không quá đáng ngại mặc dù đồng nội tệ đã giảm giá khá mạnh so với đồng ngoại tệ. Xét trên phương diện tỷ giá thực, đồng Kip đã tăng giá so với hai đồng ngoại tệ còn lại do lạm phát trong thời kỳ này của Lào ở mức cao hơn rất nhiều so với Mỹ và Thái Lan. Bù lại mức thâm hụt trong CCTM là cán cân vốn thặng dư đã tăng mạnh trở lại kể từ năm 2000 sau khi nền kinh tế khu vực và thế giới dần đi vào ổn. Dự trữ ngoại hối tăng lên mức 181,7 triệu USD, tương đương 4,4 tháng nhập khẩu. Biểu đồ 3.9: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và dự trữ ngoại hối của Lào giai đoạn 1995 - 2002 Nguồn: ADB statistics. Cộng hưởng với thâm hụt thương mại là nền kinh tế Lào bị đô la hóa và THB hóa nặng nề khiến cho khả năng kiểm soát cung tiền của Ngân hàng nước CHDCND Lào bị ảnh hưởng nặng nề. Một sự gia tăng cung ứng tiền Kip trên thị trường có thể tạo ra sức ép làm giảm giá đồng Kip và đẩy lạm phát. Hơn nữa, do 86 đồng Kip đã gắn chặt với đồng THB nên khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở Thái Lan, sự mất giá của đồng THB đã kéo theo sự mất giá của đồng Kip. Sự yếu kém của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng, đã khiến cho lưu thông tiền tệ trở nên thiếu thông suốt và khả năng kiểm soát ngoại tệ bị của Ngân hàng nước CHDCND Lào ở mức thấp. Việc phụ thuộc vào lượng vốn ODA và FDI khiến cho nền kinh tế Lào gặp phải khó khăn khi hai nguồn vốn này sụt giảm mạnh. Nhu cầu ngoại tệ do thâm hụt cán cân thương mại không được đáp ứng đầy đủ do hai cán cân vốn bị thu hẹp là nguyên nhân làm cho ngoại tệ khan hiếm và tỷ giá tăng mạnh là hệ quả tất yếu. Những phân tích trên cho thấy việc hội nhập vào kinh tế quốc tế trong khi các chính sách vĩ mô, đơn cử như trường hợp của CSTT, chưa có sự chuẩn bị và năng lực điều hành tốt, là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Lào phải đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô, không hoàn thành được các mục tiêu kinh tế - xã hội. 3.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005: Chính sách tiền tệ thắt chặt hợp lý nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Giai đoạn từ năm 2002 đến 2005, nền kinh tế Lào tập trung vào các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau giai đoạn tăng trưởng thấp và lạm phát cao trước đó. Các mục tiêu này được cụ thể hóa trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 5 (2001 - 2005) được Đại hội Đảng lần thứ VII thông qua vào năm 2001. Nghị quyết của Đại hội yêu cầu Chính phủ tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bình quân 7-7,5%/năm, kiểm soát tỷ lệ lạm phát dưới mức 10%, giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 6% GDP vào năm 2005, duy trì tỷ giá ổn định và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế Mặc dù Chính phủ nước CHDCND Lào đã kiềm chế được lạm phát xuống còn 7,52% trong năm 2001 nhưng sang đến năm 2002, lạm phát đã quay trở lại vào nữa cuối năm và bùng phát mạnh trong năm 2003. Nguyên nhân của lạm phát bắt nguồn từ việc lượng tiền cơ sở và cung tiền tăng mạnh khi tiền trong lưu thông tăng tới tới 78,9% do Ngân hàng nước CHDCND Lào mua lại lượng tín phiếu từ nền kinh tế với tổng giá trị 120 tỷ Kíp. Thâm hụt ngân sách ở mức 4,71% GDP buộc Ngân hàng nước CHDCND Lào phải bơm một lượng tiền để tài trợ cho bội chi ngân sách. Ngoài ra, việc đồng Kip mất giá liên tục với USD và THB cũng khiến 87 cho lượng cung ứng tiền khi quy đổi ra đồng Kip tăng lên đáng kể [54, tr.4]. Trước tình hình lạm phát tăng cao, đe dọa việc thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 5, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã xác định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tiến hành thắt chặt CSTT với mức độ vừa phải nhằm quản lý lượng cung tiền đúng theo kế hoạch đề ra. Cụ thể, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã phát hành tín phiếu NHTW với giá trị 50 tỷ Kip cho công chúng vào tháng 9 năm 2003, sau đó mua lại vào tháng 12 năm 2003. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được duy trì ở mức 8% đối với đồng nội tệ và 15% đối với đồng ngoại tệ. Ngoài ra, Ngân hàng nước CHDCND Lào cũng áp dụng hạn mức đối với tăng trưởng tín dụng của các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước. Nhờ vậy, tín dụng đối với nền kinh tế đã giảm 8% so với năm 2002, do các NHTM đã tập trung vào chất lượng các khoản tín dụng mới, thực hiện các biện pháp hạn mức tín dụng tạm thời, đồng thời thực hiện các giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Biểu đồ 3.10: Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát của Lào giai đoạn 2002 - 2005 Nguồn: [53], [54], [55], [56]. Mặc dù CSTT đã được điều hành theo hướng thắt chặt, tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng đều giảm xuống nhưng tỷ lệ lạm phát trong năm 2003 vẫn ở mức hai con số, 12,63% so với cuối năm 2002 và so với bình quân năm 2002 là 15,49%. Tuy nhiên, hiệu lực của CSTT thắt chặt đã phát huy rõ ràng hơn trong năm 2004 và 2005 khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống chỉ còn lần lượt 8,65% và 8,78%. Trong giai đoạn này, công tác điều hành CSTT là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát tái diễn. Do nóng vội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 88 CSTT nới lỏng thông qua tài trợ cho thâm hụt ngân sách và mua lại lượng tín phiếu đã khiến cung tiền tăng mạnh. Tương tự như giai đoạn trước đó, các giải pháp mà Ngân hàng nước CHDCND Lào áp dụng là phát hành tín phiếu NHTW, và áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, điểm thay đổi tích cực trong giai đoạn này là việc Ngân hàng nước CHDCND Lào đã không tăng mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc (qua đó hạn chế rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu), tập trung vào giải quyết chất lượng tín dụng, chỉ áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước (giảm phạm vi sử dụng các công cụ mang tính hành chính cao) Dù vậy, độ trễ tác động của CSTT vẫn ở mức cao như đã chỉ ra ở trên, xuất phát từ việc dự báo nguy cơ lạm phát kém, khả năng truyền dẫn CSTT thấp do thị trường liên ngân hàng và thị trường chứng khoán chậm phát triển, hệ thống TCTD trong giai đoạn tái cơ cấu do tồn tại nhiều yếu kém Bảng 3.2: Diễn biến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của Lào giai đoạn 2003 - 2005 (%) 2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Lãi suất tiền gửi Tiền gửi nội tệ Tiền gửi ngoại tệ THB Tiền gửi ngoại tệ USD Tiền gửi không kỳ hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tiền gửi tiết kiệm 4-13 4-8 0,25-0,75 0,25-0,5 0,2-0,75 0,25-0,75 0,13-0,5 0,13-0,75 Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng 6-16 8-15 5-10 0,5-1,25 0,25-0,75 0,25-0,75 0,25-1,25 0,13-0,6 0,13-0,25 6 tháng 8-18 10-16 6-12 0,5-1,5 0,25-1 0,25-1,5 0,5-1,5 0,13-0,8 0,13-1,5 12 tháng 10-21 10-16 7-14 0,5-2 0,25-1,25 0,25-2 0,75-2 0,13-1 0,13-2 >12 tháng 12-22 16-17 9-16 1,5-2 1,5% 1,5-2 1,5-3 0,7 1-1,5 Lãi suất cho vay Vay nội tệ Vay ngoại tệ THB Vay ngoại tệ USD Nông lâm nghiệp 19-22 6,5-18 6-14 Công nghiệp & thủ công 22-24 6,5-18 6-14 Xây dựng và vận tải 24-26 6,5-18 6-14 Thương mại & dịch vụ 20-27 6,5-18 6-14 Ngắn hạn 14-24 15,5-24 5-8 5-18 6-14 7,58-14 Trung hạn 16-26 15,5-26 7-18 7,88-18 7-16,5 8,75-14 Dài hạn 19-33 15,5-26 7,5-18 7,88-18 7,88-18,5 8,75-14 Nguồn: [56]. Năm 2005 là năm mà nền kinh tế Lào bị ảnh hưởng từ cú sốc bên ngoài sau khi ngày càng hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới. Ảnh hưởng rõ ràng nhất đối với nền kinh tế trong nước là giá dầu và giá lương thực trên thế giới tăng cao kết 89 hợp với sự biến động của tỷ giá. Do lạm phát tăng lên chủ yếu bắt nguồn từ cú sốc phía cung (mặc dù lạm phát của Lào đã xuống thấp nhưng ba cấu thành quan trọng trong chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên đáng kể là thực thẩm (tăng 11,97%), quần áo (tăng 8,98%), và giao thông, liên lạc (tăng 8,45%). Ngoài ra, đồng Kip bị mất giá so với đồng USD trong nửa đầu năm 2004 và nửa đầu năm 2005 cũng đóng góp vào việc làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng) nên giải pháp CSTT mà Ngân hàng nước CHDCND Lào thực hiện là hạn chế kích thích tổng cầu quá mức đồng thời duy trì tỷ giá ổn định. Ngân hàng nước CHDCND Lào đã tiến hành điều hành CSTT theo định hướng ổn định giá trị của đồng nội tệ và kiểm soát lượng cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cung tiền và tín dụng được điều chỉnh nhằm bảo đảm đủ vốn cho hoạt động kinh tế nhưng đồng thời kiểm soát tốt lạm phát có nguy cơ bùng nổ. Cụ thể, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã thực hiện các biện pháp sau [56, tr.16, 17]:  Chiết khấu các tín phiếu Kho bạc từ các NHTM gặp khó khăn thanh khoản và cung cấp các khoản vay tái cấp vốn ngắn hạn cho các NHTM dựa trên bảo đảm bằng tín phiếu Kho Bạc, thể hiện ở lượng tiền cơ sở tăng lên đáng kể trong năm 2005.  Duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 8% đối với tiền gửi Kip và 15% đối với tiền gửi USD và THB.  Can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ổn định giá trị của đồng Kip.  Khuyến khích các NHTM tham gia cho vay lẫn nhau nhằm hạn chế căng thẳng thanh khoản xảy ra trong hệ thống.  Phát triển thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường thứ cấp để tăng cường hiệu quả điều hành của CSTT.  Tăng cường huy động vốn từ nền kinh tế, đặc biệt là tiền gửi của Chính phủ, vừa tăng thanh khoản hệ thống, vừa hạn chế lượng cung tiền tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát. Nhờ các biện pháp này, các chỉ tiêu tiền tệ được kiểm soát tốt hơn khi lượng tiền cơ sở và cung tiền năm 2005 tăng lần lượt 18% và 8,3% so với năm 2004. Mức lãi suất huy động và cho vay trong năm 2005 nhìn chung đều ở mức thấp hơn so với năm 2004 đã giúp Ngân hàng nước CHDCND Lào đạt được tốt hai mục tiêu của CSTT. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần lên mức 7,29% so với mức 6,88% năm 2004, trong khi lạm phát chỉ ở mức 8,78%. 90 Biểu đồ 3.11: Tăng trưởng tín dụng, tiền cơ sở, và cung tiền của Lào giai đoạn 2003 - 2005 Nguồn: [56]. Về cân bằng bên ngoài của Lào, cán cân thanh toán đã được cải thiện tương đối trong năm 2005, mặc dù nền kinh tế gặp phải những ảnh hưởng bất lợi từ các cú sốc bên ngoài. Sự tăng lên trong giá trị xuất khẩu khoáng sản đã giúp cân bằng sự sụt giảm của ngành may mặc và sự gia tăng của giá dầu. Nhập khẩu thiết bị cho nhà máy thủy điện Nam Theun 2 là một trong những nhân tố khiến thâm hụt cán cân vãng lai tăng lên mức 16% GDP, cho dù mức thâm hụt này được bù đắp bằng sự gia tăng đáng kể trong lượng vốn đầu tư từ nước ngoài. Mặc dù dự trữ ngoại hối diễn biến tương đối ổn định trong năm 2005, vào khoảng 230 triệu USD, tương đương 3 tháng nhập khẩu nhưng nợ nước ngoài ở mức khá cao, lên tới 80% GDP. Bảng 3.3.: Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 5 của CHDCND Lào Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân Kế hoạch Tăng trưởng kinh tế (%) 5.8 5.9 5.8 6.9 7.3 6.2 7-7.5 Tỷ lệ lạm phát (%) 7.5 15.2 12.6 8.7 8.8 10.6 <10 Thu ngân sách/GDP(%) 15.8 14.0 13.0 12.1 13.3 13.6 18 Thâm hụt ngân sách/GDP (%) 4.2 3.2 5.8 2.5 4.5 4.0 6 Tỷ giá Kip/USD -15.5 -12.5 2.0 0.9 -3.5 -5.7 Ổn định Nguồn: [53], [54], [55], [56]. Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 5 cho thấy sự cải thiện trong việc tiến tới các mục tiêu đề ra của Chính phủ CHDCND Lào. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu đề ra nhưng vẫn 91 cao hơn giai đoạn trước. Nguy cơ lạm phát đã dần được kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra, các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát cho thấy xu hướng tích cực và ổn định kể từ năm 2003 trở đi. Những hệ quả lâu dài của bất ổn kinh tế vĩ mô giai đoạn trước đây đã dần được kiểm soát và loại bỏ. Ổn định kinh tế vĩ mô đã góp phần giúp thị trường ngoại tệ trở nên ổn định hơn, chênh lệch giữa tỷ giá thị trường chính thức và phi chính thức giảm dần; dự trữ ngoại hối tăng từ mức 2,6 tuần nhập khẩu vào năm 2001 lên 12,8 tuần nhập khẩu vào năm 2005. Đóng góp vào sự cải thiện này có nỗ lực của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong công tác điều hành CSTT, đặc biệt là trong công tác kiểm soát và giảm tỷ lệ lạm phát. Việc xây dựng và thực thi CSTT ngày càng được củng cố trong quá trình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 5. Tăng trưởng cung tiền bình quân 5 năm đạt 20%, huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng đạt 19,2%, bám sát mục tiêu đề ra, hệ thống tổ chức tín dụng đã được cơ cấu lại theo hướng lành mạnh hơn, mức độ linh hoạt trong điều hành tỷ giá được cải thiện giúp ổn định tỷ giá hơn nhiều so với giai đoạn trước. 3.2.2.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010: Chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính phủ Lào nhận định trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 6 thì cải cách thương mại đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực tư nhân. Trong quá trình tiến tới thực hiện các cam kết khi tham gia vào AFTA, Chính phủ nước CHDCND Lào đã ký kết các hiệp định song phương nhằm phát triển hoạt động thương mại với Mỹ, đồng thời thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình đàm phán chính thức tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là bước đi đúng đắn trong quá trình nền kinh tế Lào hội nhập hơn vào kinh tế tại khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra không ít thử thách cho nền kinh tế khi buộc phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả các DNNN. Để đóng góp vào tiến trình thực hiện của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 6 (2006-2010) với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5-8%, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức một con số (bình quân ở mức 7%) và tỷ giá hối đoái ổn định, Ngân 92 hàng nước CHDCND Lào đã thiết lập mục tiêu hoạt động duy trì sự tăng trưởng của cung tiền không quá 18% thông qua việc giới hạn tăng trưởng lượng tiền cơ sở ở mức 14%, đảm bảo mức độ dự trữ ngoại hối tương đương với hơn bốn tháng nhập khẩu, tiếp tục đổi mới và tăng cường hệ thống ngân hàng hướng tới nền tài chính lành mạnh và hiện đại [57]. Trong năm 2006, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã thực hiện các biện pháp nới lỏng CSTT như sau [57, tr.23]:  Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8% xuống còn 5% đối với tiền gửi là đồng Kip.  Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 15% xuống còn 10% đối với tiền gửi ngoại tệ.  Khuyến khích hoạt động của thị trường liên ngân hàng, bao gồm cả giao dịch đồng Kip và ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của hệ thống NHTM, hỗ trợ CSTK thông qua nghiệp vụ thị trường mở.  Khuyến khích hệ thống NHTM điều chỉnh lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và mức lãi suất trên thế giới.  Tiến hành tái cấu trúc hoạt động của hệ thống NHTM để tăng cường hiệu quả truyền tải CSTT. Vốn của hệ thống NHTM Nhà nước đã được cấp bổ sung 350 tỷ Kip, trong khi các khoản nợ xấu được xử lý dứt khoát bởi các biện pháp sử dụng dự phòng hoặc xoá nợ, dự phòng cho các khoản nợ xấu còn lại được trích lập đầy đủ. Thực hiện CSTT nới lỏng, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã để cung tiền tăng vượt quá mục tiêu đề ra, với tốc độ 30,3% trong năm 2006, xuất phát từ lượng tiền ngoại tệ chảy vào nền kinh tế thông qua các kênh [57, tr.16]:  Vốn đầu tư nước ngoài chảy vào thông qua hệ thống ngân hàng tăng lên mức 187 triệu USD, tăng 28 triệu USD so với năm 2005.  Xuất khẩu tăng trưởng mạnh, đặc biệt từ xuất khẩu khoáng sản, từ mức 553 triệu USD trong năm 2005 lên 882 triệu USD trong năm 2006.  Nguồn thu ngoại tệ từ du lịch tăng từ 140 triệu USD năm 2005 lên mức 150 triệu USD năm 2006. Lượng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế tăng mạnh là nguyên nhân dẫn đến đồng Kip tăng giá mạnh so với đồng USD. Tính đến cuối năm, đồng Kip đã lên giá 10,3% so với đồng USD. 93 Mặc dù cung tiền tăng cao, nhưng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM không tăng trưởng mạnh mẽ mặc dù Ngân hàng nước CHDCND Lào thực hiện CSTT nới lỏng do hệ thống NHTM tiến hành tái câu cấu trong mục tiêu cải thiện hoạt động quản lý tín dụng. Tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 4,6% so với năm 2005. Do vậy, năm 2006, mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế giảm nhẹ so với năm 2005. Dựa trên tiền đề này, sang các năm tiếp theo, Ngân hàng nước CHDCND Lào tiếp tục thực hiện CSTT nới lỏng cho các năm tiếp theo với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi mà tiềm lực phát triển vẫn ở mức cao. Trong năm 2007, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn từ 20%/năm xuống còn 12%/ năm đối với đồng Kip và giảm tỷ lệ phòng ngừa rủi ro (risk-weighted reserve ratio) từ 3% đến 1% để hỗ trợ các NHTM giảm lãi suất của các khoản cho vay. Ngoài ra, nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện với giá trị 34 tỷ Kip để giải quyết thanh khoản ngắn hạn của các NHTM. Qua hàng loạt các công cụ CSTT trên, cung tiền tiếp tục tăng 38,72% so với năm 2006. Biểu đồ 3.12: Tiền dự trữ, cung tiền hẹp, và cung tiền rộng của Lào giai đoạn 2006 - 2010 Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế, IMF. Tương tự như năm 2006, cung tiền năm 2007 tăng lên một phần do sự tăng lên của tài sản có ngoại tệ ròng bao gồm nguồn vốn FDI thông qua hệ thống ngân hàng tăng 72,63%, xuất khẩu tăng 4,61% chủ yếu là từ xuất khẩu khoáng sản, nguồn thu từ du lịch tăng lên 189,42 triệu USD. Lượng tiền cơ sở năm 2007 đã tăng 58,82% so với năm 2006. Cả tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 đều lớn hơn năm trước. Tổng phương tiện thanh toán tuy tăng cao nhưng 94 lại phù hợp với mức tăng trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_doi_moi_dieu_hanh_chinh_sach_tien_te_cua_ngan_hang_nuoc_cong_hoa_dan_chu_nhan_dan_lao_trong_qua_t.pdf
Tài liệu liên quan