MỤC LỤC
Lời cam đoan . i
Mục lục . ii
Danh sách bảng biểu . v
Danh sách hình vẽ. vi
Danh sách viết tắt . vii
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đềtài Luận án . 1
2. Tình hình nghiên cứu đềtài . 4
3. Mục đích nghiên cứu của Luận án . 6
4. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu . 7
5. Phương pháp nghiên cứu . 7
6. Những đóng góp của Luận án . 8
7. Kết cấu của Luận án . 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐVẤN ĐỀLÝ LUẬN CƠBẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU VÀ KINH
DOANH XĂNG DẦU . 10
1.1. Sựcần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu trong nền kinh tếthịtrường . 10
1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh hàng hóa xăng dầu trong nền kinh tếthịtrường . 10
1.1.2. Sựcần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu. 11
1.2. Nội dung chủyếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu . 15
1.2.1. Nội dung chủyếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế. 15
1.2.2. Nội dung chủyếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu ởViệt Nam . 24
1.3. Các yếu tốtác động đến kinh doanh xăng, dầu và quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ởViệt Nam . 34
1.3.1. Biến động giá cảcủa thịtrường xăng dầu thếgiới .34
1.3.2. Các yếu tốkinh tế. 39
1.3.3 Các điều kiện xã hội có tác động đến kinh doanh xăng dầu . 46
1.4. Kinh nghiệm của một sốnước vềQuản lý Nhà nước và điều hành hoạt động kinh
doanh xăng dầu . 51
1.4.1. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Inđônêxia . 51
1.4.2. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Malaysia . 54
1.4. 3. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Thái Lan . 56
1.4.4. Kinh nghiệm điều hành của Trung Quốc . 57
1.4.5. Kinh nghiệm Hàn Quốc . 62
1.4.6. Kinh nghiệm Hoa Kỳ. 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH XĂNG DẦU . 75
2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu từnăm
2000 đến nay . 75
2.1.1 Khái quát sựhình thành và phát triển các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu. 75
2.1.2. Đặc điểm tình hình các điều kiện kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu . 76
2.2. Tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu . . 84
2.2.1. Khái quát tình hình bộmáy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu . 86
2.2.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu giai
đoạn trước năm 2000 . 89
2.2.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu giai
đoạn từnăm 2000 đến tháng 9 năm 2008. 92
2.2.4. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, giai
đoạn từsau tháng 9 năm 2008 đến nay . 101
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH XĂNG
DẦU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP . 122
3.1. Hội nhập kinh tếquốc tếvà sựcấp thiết đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu . 122
3.2. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh và nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu trong điều kiện hội nhập .125
3.2.1. Quan điểm khoa học và toàn diện . 125
3.2.2. Quan điểm hệthống . 126
3.2.3. Quan điểm kết hợp hài hòa các lợi ích . 126
3.3. Phương hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập . 128
3.4. Một sốgiải pháp cơbản nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập . 133
3.4.1. Hỗtrợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu xă ng
dầu . . 133
3.4.2. Kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu . 135
3.4.3. Đổi mới phương thức can thiệp của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu .137
3.4.4. Đổi mới công tác định giá; quy định vềthuếvềquỹbình ổn giá đối với các mặt
hàng xăng dầu . 140
3.4.5. Tái cấu trúc hệthống doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. . 142
KẾT LUẬN . 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 146
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐCỦA TÁC GIẢCÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN . . 152
159 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền tảng để giữ vững nguồn cung dầu thô ổn định
Hàn Quốc nhập khẩu toàn bộ dầu thô từ nước ngoài, và xăng dầu chiếm
khoảng một nửa lượng tiêu dùng năng lượng cả nước. Trong bối cảnh này,
không hề cường điệu khi nói rằng trọng tâm chính sách năng lượng Hàn Quốc
là giữ vững nguồn cung dầu thô.
Để tăng cường tính ổn định nhập khẩu dầu thô, Chính phủ có kế hoạch
thuyết phục các nhà máy lọc dầu giữ sản lượng nhập khẩu căn cứ theo hợp
đồng dài hạn chắc chắn tỷ lệ 60%, đồng thời dành ưu thế chiếm lợi thế thị
trường dầu thô giao ngay.
c) Chú trọng đến tiêu chuẩn môi trường
64
Chính phủ đã củng cố những tiêu chuẩn môi trường khác nhau không
chỉ nhằm giảm ô nhiễm không khí mà còn ngăn chặn ô nhiễm đất đai và nguồn
nước vì mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường. Cụ thể, tiêu chuẩn môi
trường được đặt ra để hạn chế dầu dùng cho máy móc tự động không chứa lưu
huỳnh (ít hơn 10ppm), xăng chứa 50ppm và dầu chứa 30ppm.
d) Về chính sách bình ổn thị trường xăng dầu
Với mức độ tiêu thụ xăng dầu rất lớn, nhiệm vụ quan trọng của quốc gia
là phải đảm bảo ổn định việc cung cấp xăng dầu để có thể tiếp tục đạt đước sự
tăng trưởng kinh tế ổn định trong tương lai. Cụ thể, nền kinh tế Hàn Quốc đã
trải qua những khó khăn hết sức nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ
lần thứ nhất và lần thứ hai xảy ra năm 1973 và 1979. Để không gặp lại những
kinh nghiệm cay đắng đó, Hàn Quốc đã bắt đầu có dự trữ xăng dầu giữa thời
kỳ cuộc khủng hoảng xăng dầu lần thứ 02.
Năm 1992 Chính phủ Hàn Quốc sửa đổi một phần luật kinh doanh xăng
dầu để áp dụng quy định về dự trữ xăng dầu đối với hộ kinh doanh cá thể. Từ
năm 1993 Chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy hạn mức dự trữ xăng dầu bắt buộc
hàng năm ở các nhà máy lọc dầu và các nhà nhập khẩu xăng dầu độc lập. Việc
bắt buộc hạn mức dự trữ cho các nhà máy lọc dầu và các nhà nhập khẩu xăng
dầu độc lập năm 2005 ở mức sản lượng cung cấp trong 40 ngày được dựa trên
sản lượng tiêu thụ xăng dầu của năm trước (hoặc kế hoạch bán hàng nội địa
đối với những nhà nhập khẩu mới).
Nhằm đối phó với tình hình mất ổn định của thị trường dầu mỏ và để ổn
định tình hình cung cấp nguyên liệu dầu thô, Hàn Quốc đã phát triển các dự án
khai thác dầu mỏ bên ngoài lãnh thổ song song với việc đẩy mạnh các dự án
khai thác dầu mỏ trong nước. Các dự án phát triển khai thác bên ngoài lãnh thổ
được Hàn Quốc tiến hành sau khi chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ hai cuộc
khủng hoảng dầu mỏ thế giới trong những năm 1970. Kể từ năm 1981 đã có 33
65
Công ty Hàn Quốc tham gia vào 152 dự án khai thác và phát triển các dự án
dầu mỏ tại 45 nước trên thế giới (tính cho tới cuối năm 2005). Hiện có 42 dự
án khai thác dầu mỏ ngoài lãnh thổ Hàn Quốc tại 28 quốc gia đang được tiến
hành. Nhờ các dự án phát triển tại hải ngoại, dự trữ dầu mỏ của Hàn Quốc đạt
738 triệu thùng và 129790 tấn Gas vào cuối năm 2005.
1.4.6. Kinh nghiệm Hòa Kì
Đặc điểm cơ bản của ngành dầu khí Hoa Kỳ là ngành này bao gồm một
số lượng lớn các doanh nghiệp nhưng quy mô các doanh nghiệp rất khác nhau.
Chỉ có số ít công ty dầu khí lớn hướng chiến lược hoạt động vào tìm kiếm
những mỏ dầu lớn trên thế giới với trữ lượng lớn.
Thị trường hạ nguồn dầu khí tập trung hơn thượng nguồn. Vấn đề đáng
lưu ý nhất trong những năm gần đây là số lượng những trường hợp sát nhập
giữa cả các công ty lọc dầu độc lập và các công ty đa ngành (tích hợp) do chịu
sức ép của tỷ suất lợi nhuận thấp trong thị trường hạ nguồn dầu khí và yêu cầu
cắt giảm chi phí. Kết quả của sự sát nhập là sự hợp tác khai thác tại các khu
vực giữa các công ty và giảm mức độ dư thừa nhân công.
Trong khi tổng lượng sản xuất dầu khí của Hoa Kỳ tăng trưởng khiêm
tốn trong những năm qua, nhu cầu đã tăng nhanh hơn nhiều so với sản xuất.
Trong những năm gần đây tổng lượng tiêu thụ và tăng trưởng nhu cầu tương
lai cần phải được đáp ứng bằng cách tăng nhập khẩu.
Sau một thời gian dài kiểm soát hạn ngạch nhập khẩu và kiểm soát giá,
thương mại sản phẩm dầu mỏ và nhập khẩu dầu thô của Hoa Kỳ chỉ còn phải
tuân thủ một số ít hạn chế từ những năm đầu của thập kỷ 80. Các chính sách
dựa trên lý do là "thị trường sẽ tìm thấy nguồn cung tốt nhất có thể với giá tốt
nhất có thể". Các hạn chế nhập khẩu vẫn còn áp dụng đối với nhập khẩu từ
Iran và Liby và có các quy định về cấm vận chống lại các nước bị coi là vi
phạm nhân quyền.
66
Từ năm 1996, xuất khẩu dầu thô đã bị cấm, ngoại trừ số lượng nhỏ trao
đổi qua biên giới với Canada.
Trong kinh doanh các mặt hàng xăng dầu ở Hoa Kỳ, các doanh nghiệp
phải chịu sự điều chỉnh của các pháp luật liên bang lẫn pháp luật các Bang.
Các Bang quy định phải có sự tách biệt về chiều dọc giữa hoạt động lọc dầu và
hoạt động bán lẻ. Quy định này đã ép các công ty dầu mỏ cho thuê các trạm
bơm xăng cho các nhà vận hành độc lập khi có nguy cơ thống lĩnh thị trường
và nhằm hạn chế các hành vi phi cạnh tranh.
Bộ Năng lượng là cơ quan có nhiệm vụ dự trữ để cân đối cung - cầu,
chuyển đổi nhiên liệu và phân chia dự trữ dầu thô theo các quy định của Cơ
quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Chính sách của Hoa Kỳ về các trường hợp
khẩn cấp đối với dầu mỏ là phân bổ các nguồn năng lượng dựa trên thị trường
trong khi tập trung các nỗ lực vào hạn chế những tổn hại gây ra cho nền kinh
tế.
Trong trường hợp có sự mất cân đối đáng kể trong cung cấp dầu mỏ,
nguồn dự trữ xăng dầu chiến lược (SRR) phối hợp với các nước thành viên
IEA khác sẽ được bán ra với số lượng lớn. Tổng thống có thẩm quyền ra lệnh
cắt giảm dự trữ trong SRR nếu hành động này là cần thiết do "sự thiếu hụt
nghiêm trọng trong cung cấp năng lượng hoặc do các nghĩa vụ của Hoa Kỳ
trong chương trình năng lượng Quốc tế (IEP)”.
Để thực hiện việc cắt giảm nguồn dự trữ, Hoa Kỳ sẽ áp dụng chương trình
hạn chế nhu cầu, để giảm lượng tiêu thụ dầu mỏ trong các cơ quan Liên Bang.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng sẽ thực hiện một chương trình thông tin thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các cơ quan ngành, chính quyền
bang và địa phương để khuyến khích việc hạn chế nhu cầu tự nguyện.
67
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của 6 nước và tham khảo thêm kinh nghiệm
của một số tổ chức dầu mỏ thế giới, có thể rút ra ba bài học sau đây cho Việt
Nam:
- Bài học thứ nhất: Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường xăng dầu là
cần thiết, nhưng chỉ nên thực hiện trong những trường hợp khẩn cấp và bằng
những biện pháp, công cụ thích hợp tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Tại hầu hết các nước, chính phủ thường can thiệp ít nhiều vào thị trường
sản phẩm dầu khí nhằm theo đuổi một loạt các mục tiêu khác nhau. Mức độ
can thiệp của nhà nước tuỳ thuộc vào hình thái kinh tế và các mục tiêu chính
phủ theo đuổi.
Các học giả Trung Quốc đã đưa ra mô hình "chính phủ nhỏ, xã hội lớn"
để thay thế mô hình quản lý tập trung mệnh lệnh đã tồn tại suốt mấy chục năm
ở Trung Quốc. Theo đó, nhà nước chỉ làm những gì thực sự cần thiết chứ
không ôm đồm, làm thay doanh nghiệp hoặc thay các tổ chức phi chính phủ, tổ
chức xã hội khác. Nói cách khác, nhà nước không làm thay thị trường, những
gì mà thị trường làm tốt hơn thì để thị trường tự điều chỉnh, những việc gì các
tổ chức xã hội tự làm được thì để các tổ chức xã hội làm. Trong mô hình này,
vai trò của doanh nghiệp được tôn trọng như là những chủ thể của nền kinh tế,
có vai trò quyết định trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quyền tự
chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh được coi trọng; sự can thiệp
của nhà nước đối với doanh nghiệp chỉ được thực hiện thông qua việc hình
thành khung khổ pháp lý để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Điều
chỉnh quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với chính
phủ, giữa doanh nghiệp với xã hội. Sự can thiệp của nhà nước đóng vai trò như
“bà đỡ” để cho thị trường hình thành và phát triển. Còn chính thị trường sẽ có
tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Theo phương thức này,
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát
68
triển, nhưng doanh nghiệp phải kinh doanh đúng pháp luật. Nhà nước đưa ra
các chế tài để ngăn chặn và hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp gây tác
hại đến lợi ích của cộng đồng và của các bên có liên quan khác. Điều này cũng
đã được thể hiện trong quản lý nhà nước của Trung Quốc đối với các
DNNK&KD xăng dầu.
Hầu hết các nước phát triển, các nước có nền kinh tế tự do và quy mô
tương đối lớn (như các quốc gia trong Cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Singapo, Canada và Ôxtrâylia) đều tự do mở cửa thị trường. Nhu cầu
xăng dầu tại các nước này tương đối ổn định ở mức cao và đủ độ lớn để tạo ra
sự cạnh tranh giữa một số doanh nghiệp tư nhân từ khâu lọc dầu, đến nhập
khẩu và phân phối sản phẩm dầu khí. Giá xăng dầu được thị trường quyết định,
tuy nhiên, có sự can thiệp ở mức tối thiểu của chính phủ. Các quy định hạn chế
đối với hoạt động thương mại chỉ ở mức tối thiểu, vì vậy giá sản phẩm dầu khí
tại các nước này thay đổi cùng nhịp với giá sản phẩm dầu khí thế giới.
Điều này không có nghĩa là thị trường sản phẩm dầu khí là hoàn toàn
không có sự quản lý của chính phủ. Thông thường, các doanh nghiệp phải tuân
theo các quy định chung, bảo vệ người tiêu dùng và chống hành vi phi cạnh
tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải nộp các loại thuế chung và
thuế đặc biệt; tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn và các quy định
khác. Các khoản nộp này, Nhà nước công khai ổn định trong một thời gian ít
nhất là một năm. Ngoài ra, tại một số nước còn các quy định cụ thể hạn chế
hoạt động của các công ty lọc dầu và kinh doanh sản phẩm dầu khí. Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và các nước khác quy định rất chặt chẽ các điều
kiện Kho, cảng xăng dầu. Chính sách tự do thị trường xăng dầu nhưng thực
chất các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước khó có điều kiện kho, cảng
xăng dầu để hoạt động kinh doanh.
69
Đối với các nước kém phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi,
nhìn chung, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường sản phẩm dầu khí
có sâu hơn. Sự điều tiết của chính phủ thường vượt quá mức cần thiết để bảo
hộ doanh nghiệp trong nước. Tại một số nước, việc cung cấp sản phẩm dầu khí
do các DNNN độc quyền. Sự độc quyền này thường hình thành độc quyền tích
hợp dọc và kéo theo sự bảo hộ cho sự độc quyền thông qua các hạn chế đối với
sự tham gia của các doanh nghiệp khác, trong nước hoặc nước ngoài. Các
chính phủ cũng có xu hướng kiểm soát giá vì nhiều lý do, trong đó bao gồm cả
các biện pháp kiểm soát sức mạnh thị trường của những nhà cung cấp độc
quyền.
- Bài học thứ 2: Nhà nước kiểm soát kinh doanh, ngăn chặn việc hình
thành các độc quyền làm ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngành lọc dầu và kinh doanh sản phẩm dầu khí đã đặt ra yêu cầu về sự
hình thành các quy định cụ thể về kiểm soát kinh doanh của các doanh nghiệp
trong ngành này. Tính kinh tế theo quy mô (trong lọc dầu, vận chuyển đường
biển, phân phối và bán lẻ) cũng như là tính kinh tế của sự tích hợp theo chiều
dọc có một ý nghĩa quan trọng. Điều này có nghĩa là các thị trường lớn cũng có
thể do số ít các nhà nhập khẩu hoặc công ty lọc dầu hoặc nhập khẩu có dây
chuyền bán lẻ tích hợp theo chiều dọc cung cấp sản phẩm xăng dầu. Chính vì
vậy, chính phủ cần kiểm soát mức độ cạnh tranh và áp dụng nhiều quy định
nhằm hạn chế sức mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường và bảo vệ lợi ích
của người tiêu dùng.
Đối với các nước nói trên, việc nhà nước can thiệp vào thị trường xăng
dầu phụ thuộc vào tầm quan trọng của xăng dầu đối với nền kinh tế. Cách thức
can thiệp của nhà nước vào thị trường xăng dầu ở mỗi nước là khác nhau. Đối
với Hoa Kỳ, khai thác dầu thô trong nước không phát triển mạnh mà chủ yếu
dựa vào nhập khẩu và cấm xuất khẩu dầu thô để đảm bảo lượng dầu mỏ lâu
70
dài. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ có kho dự trữ chiến lược và tham gia chương trình
năng lượng quốc tế của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), kho dự trữ chiến
lược này được sử dụng để đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu nội địa, đồng
thời can thiệp vào thị trường xăng dầu thế giới trong những trường hợp thiếu
hụt. Thực tế đã chứng minh việc điều chỉnh lượng dự trữ chiến lược của Hoa
Kỳ luôn là một nhân tố tác động đáng kể đến giá cả các sản phẩm dầu khí trên
thế giới. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng làm được do đòi hỏi phải có
một lượng vốn lớn dành cho dự trữ.
Bảng 1.5. Cơ cấu thị trường dầu mỏ và cơ chế định giá dầu tại các
nền kinh tế thành viên OPEC
Cơ chế định
giá dầu
Lượng tiêu
thụ dầu
trên đầu
người
(TOE,1997)
Cơ cấu
sở hữu
Số lượng
các công
ty kinh
doanh
chính (lọc
dầu)
Ôxtrâylia Thị trường 1,99 Tư nhân 9
Brunây
Đaruxalam
Kiểm
soát/Được trợ
cấp
1,50 Nhà nước 1
Canađa Thị trường 3,05 Tư nhân 4
Chilê Kiểm soát 0,74 Nhà nước 3 theo
ENAP
Trung
Quốc Kiểm soát 0,15 Nhà nước 2
Inđônêxia
Kiểm
soát/Được trợ
cấp
0,21 Nhà nước 1
Nhật Bản Thị trường 2,14 Tư nhân 14
Hàn Quốc Thị trường 2,28 Tư nhân 4
71
Malaysia Kiểm soát 1,08 Nhà nước 1
Mehicô Kiểm soát 0,82 Nhà nước 1
Niu Dilân Thị trường 1,62 Tư nhân 1
Philippines Thị trường 0,23 Nhà nước/Tư
nhân 3
Nga Kiểm soát 1,06 Nhà nước/Tư
nhân 38
Singapore Thị trường 6,55 Tư nhân 4
Đài Loan Chuyển đổi
sang thị trường 1,54
Nhà nước/Tư
nhân 3
Thái Lan Chuyển đổi
sang thị trường 0,61
Nhà nước/Tư
nhân 5
Hoa Kỳ Thị trường 3,18 Tư nhân 22
Việt Nam Kiểm soát 0,08 Nhà nước 10(1)
Nguồn: Chính sách đối với sản phẩm dầu khí của Việt Nam, Công ty Tư vấn
ACIL thực hiện cho Ngân hàng Thế giới (2006)
- Bài học thứ 3: Luôn luôn đề cao tính cạnh tranh của thị trường, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh mặt hàng xăng dầu.
Mặc dù có sự can thiệp của nhà nước, các nước vẫn đề cao tính cạnh tranh
của thị trường. Cạnh tranh luôn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của thị trường và làm tăng tính hiệu quả của thị trường. Hoa Kỳ có những
quy định về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những chính sách
này cũng đã góp phần làm hoạt động trên thị trường trở nên lành mạnh.
Bên cạnh công cụ can thiệp vào thị trường thông qua dự trữ quốc gia, các
nước còn kiểm soát khá chặt chẽ việc kinh doanh xăng dầu bằng nhiều chính
sách như quản lý quyền kinh doanh, chính sách thuế và phi thuế, chính sách
giá…
72
Về quyền kinh doanh và phân phối xăng dầu, Hoa Kỳ không có hạn chế
việc tham gia thị trường và quyền kinh doanh (bao gồm cả quyền xuất - nhập
khẩu và quyền phân phối). Tuy nhiên, Trung Quốc và Inđônêxia vẫn quản lý
chặt chẽ quyền kinh doanh và chỉ cho phép DNNN tham gia kinh doanh xuất -
nhập khẩu. Nhập khẩu và bán buôn vẫn tập trung tại một số ít doanh nghiệp
còn do lý do khác, đó là tính hiệu quả trong vận chuyển, bảo quản (lợi thế theo
quy mô). Hoạt động bán lẻ tại hai quốc gia này được mở rộng hơn cho doanh
nghiệp tư nhân trong nước, nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định như hạn
chế về quyền phân phối và chế độ "thương mại nhà nước". Trên thị trường nội
địa, kinh doanh bán lẻ được mở rộng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia
ở các mức độ khác nhau. Đối với Hoa Kỳ, thị trường phân phối mở hoàn toàn,
không hạn chế đối tượng tham gia. Tại Trung Quốc, các doanh nghiệp bán lẻ
chỉ được làm đại lý cho các DNNN. Các nước quản lý chặt chẽ thị trường xăng
dầu đang tiến hành tự do hoá bằng cách cho phép sự tham gia thị trường rộng
rãi hơn, bắt đầu từ thị trường bán lẻ.
Về chính sách thuế, các nước đều áp dụng thuế suất ổn định và tương đối
thấp đối với các sản phẩm dầu khí. Việc áp dụng thuế suất ổn định không
những ổn định nguồn thu của nhà nước mà phản ánh sát thực hơn về biến động
của thị trường xăng dầu quốc tế. Tuy nhiên, nếu áp dụng một thuế suất cố định,
giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa sẽ biến động theo cùng nhịp giá cả thị
trường thế giới. Điều này làm cho người sử dụng xăng dầu luôn phải đối mặt
và phải điều tiết lượng tiêu dùng và giá cả sản phẩm theo cùng với sự biến
động thường xuyên của giá xăng dầu. Đối với Việt Nam, điều này sẽ khó khăn
hơn do người tiêu dùng đã quen với một mức giá được Nhà nước quy định và
ít biến động. Nhưng biến động giá cả là một điều bình thường trong kinh tế thị
trường. Các cơ quan quản lý nhà nước không phải điều chỉnh mức thuế suất
nhập khẩu thường xuyên theo biến động của giá thế giới. Các doanh nghiệp
kinh doanh ngành hàng này sẽ được quyền chủ động hơn trong quyết định giá
73
bán ra dựa trên giá cả thị trường thế giới và chi phí kinh doanh thực tế. Với
quyền chủ động kinh doanh của mình các doanh nghiệp tính toán nguồn cung
và tuỳ theo khả năng của mình mà lựa chọn nguồn cung có kì hạn, từ đó tạo
điều kiện ổn định được giá bán theo từng kì tương ứng. Mặt khác cũng dựa vào
năng lực của các doanh nghiệp, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tăng
lượng dự trữ ví dụ ở Nhật là 150÷ 170 ngày, Hàn Quốc 67÷ 80 ngày, bởi vậy
dù xăng dầu Thế giới biến động nhưng số lần điều chỉnh giá xăng dầu của các
nước này không nhiều, trong một năm không quá 5 lần.
Về các biện pháp phi thuế, hiện nay các nước đều không áp dụng các biện
pháp hạn chế định lượng đối với nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu. Ngay cả
Trung Quốc, một nước hiện đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với xăng
dầu và dầu Diesel, cũng bỏ những hạn chế định lượng này sau khi gia nhập
WTO. Tuy nhiên, Trung Quốc không bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế
trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngay cả trong cam kết và gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn duy trì chế độ
"thương mại nhà nước" đối với nhập khẩu và áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
cho những doanh nghiệp phi nhà nước nhưng phải cam kết tăng dần lượng hạn
ngạch 15% mỗi năm.
Về chính sách giá xăng dầu, Hoa Kỳ không có sự can thiệp trực tiếp đến
giá cả thị trường mà thông qua vận hành Quỹ dự trữ chiến lược. Trung Quốc
vẫn quản lý giá thông qua quy định giá tham chiếu do Nhà nước ban hành, giá
này được điều chỉnh theo biến động của giá cả thị trường thế giới. Inđônêxia
can thiệp mạnh vào giá, nhưng chính sách này gây nhiều tác động bất lợi cho
nền kinh tế và nước này đang điều chỉnh chính sách giá. Nhìn chung, giá cả
trên thị trường do các lực lượng thị trường quyết định và luôn theo cùng sự
biến động của thị trường thế giới. Sự can thiệp của nhà nước là cần thiết,
nhưng gián tiếp thông qua cung và cầu. Nhà nước không nên can thiệp trực
tiếp bằng cách quy định giá bán hoặc giá trần, giá sàn. Trong nền kinh tế thị
74
trường, các quy định về giá chỉ thích hợp đối với các hàng hoá công cộng do
nhà nước cung ứng. Ngoài ra, các nước còn có các quy định khá chặt chẽ về
điều kiện kinh doanh (kho, cảng, cửa hàng xăng dầu), đảm bảo an toàn trong
kinh doanh, đặc biệt là tiêu chuẩn môi trường.
Kết luận
Chương 1 Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
đối với DNNK&KD xăng dầu trong nền kinh tế thị trường; đã đi từ những
phân tích về quản lý nhà nước nói chung, đến các đặc điểm của quản lý nhà
nước đối với nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Chương 1 đã khẳng
định sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường, giới thiệu 4 chức năng và 3 phương pháp quản lý đối với
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Những nội dung cơ bản của quản lý
nhà nước đối với DNNK&KD xăng dầu ở Việt Nam đã được trình bày cụ thể.
Đồng thời Chương này cũng đã làm rõ các yếu tố tác động đến quản lý nhà
nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và trình bày 3 kinh nghiệm mà
Việt Nam có thể vận dụng được đúc kết từ kinh nghiệm quốc tế về tổ chức
quản lý nhà nước đối với DNNK&KD xăng dầu. Những nội dung này sẽ làm
cơ sở cho việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
DNNK&KD xăng dầu và đề xuất kiến nghị ở các chương tiếp theo.
75
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH XĂNG DẦU
2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu từ năm 2000 đến nay
2.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển doanh nghiệp nhập khẩu
và kinh doanh xăng dầu
Trước năm 2000, Nhà nước chỉ duy trì một số ít doanh nghiệp nhập khẩu
xăng dầu bao gồm: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Công ty Thương mại
Dầu khí (Petechim), Saigon Petro (Sài Gon Petro và Công ty Petechim chỉ
cung cấp ở thị trường Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh). Trước yêu cầu
phát triển sản xuất, đời sống và nhu cầu sử dụng xăng dầu của các ngành hàng
không, giao thông, vận tải, hàng hải,… và của một số tỉnh, nhà nước đã cho
phép thành lập thêm một số công ty nhập khẩu xăng dầu như: Công ty xăng
dầu Hàng Không (VINAPCO), Công ty Xăng dầu Quân đội (MIPECO); Công
ty Xuất, nhập khẩu Vật tư Đường biển. Giai đoạn từ 2000 đến nay cả nước có
11 DNNK&KD xăng dầu (gọi tắt là đầu mối nhập khẩu). Các doanh nghiệp
này gồm:
1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex (thuộc Bộ Thương mại
nay là Bộ Công thương).
2. Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư Petec (thuộc Bộ Thương mại
nay là Bộ Công thương).
3. Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh- Saigon Petro
(thuộc Ban Tài chính Quản trị Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh).
4. Tổng công ty Xăng dầu Quân đội - MIPECORP (thuộc Bộ Quốc
Phòng).
76
5. Công ty Xăng dầu Hàng không - VINAPCO (thuộc Tổng công ty Hàng
không Việt Nam).
6. Công ty Cổ phần liên doanh Dầu khí Mêkông - PETROMEKONG (liên
doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và 06 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long).
7. Công ty Thương mại Xăng dầu Đồng Tháp - PITIMEX (thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp).
8. Công ty Xuất - nhập khẩu Vật tư Đường biển (thuộc Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam).
9. Tổng công ty Dầu Việt Nam PVOIL (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam).
10. Công ty Xuất nhập khẩu Thành Lễ - THALEXIM (thuộc Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh).
11. Công ty TNHH MTV Vật tư Tổng hợp Phú Yên.
Theo qui định hiện hành và cho đến nay ở Việt Nam chỉ 11 doanh nghiệp
này mới có đủ diều kiện qui định của Chính phủ (hệ thống và sức chứa kho, hệ
thống và số lượng mạng lưới phân phối) được Chính phủ giao trực tiếp nhập
khẩu và phân phối cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tạm nhập tái xuất cho
các nước trong khu vực nếu có nhu cầu.
2.1.2. Đặc điểm tình hình các điều kiện kinh doanh xăng dầu của các
doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu
a. Hệ thống kho, cảng tiếp nhận
Tại Việt Nam, hệ thống cảng đầu nguồn của DNNK&KD xăng dầu hiện
nay bao gồm:
77
TT TÊN CẢNG ĐỊA PHƯƠNG ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
TÀU LỚN
NHẤT,
DWT
I. Khu vực Bắc bộ
1 Bãi Cháy Quảng Ninh Công ty XD B12 -
Petrolimex
40.000
2 An Hải Hải Phòng PETEC 5.000
3 Đình Vũ Hải Phòng PDC - PetroVietnam 10.000
4 Đình Vũ Hải Phòng Mipeco - Công ty XD
Quân đội
5.000
II. Vùng Bắc Trung bộ
1 Nghi Hương Nghệ An Petrolimex 7.000
III. Vùng Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên
1 Mỹ Khê Đà Nẵng Petrolimex 35.000
2 Liên Chiểu Đà Nẵng PTSC 3.000
3 Liên Chiểu Đà Nẵng Petec 5.000
4 Liên Chiểu Đà Nẵng Vinapco 5.000
5 Liên Chiểu Đà Nẵng Mipecorp 5.000
6 Quy Nhơn Quy Nhơn Petrolimex 10.000
7 Vĩnh Nguyên Nha Trang Petrolimex 10.000
8 Vũng Rô Phú Yên CTVTTH Phú Yên 5.000
IV. Miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh
1
Nhà Bè (4 cảng
nhập)
TP. Hồ Chí
Minh
Petrolimex
36000
32000
25000
5000
2 Petechim Nhà
Bè
TP. Hồ Chí
Minh
Công ty TMDK
Petechim
25.000
3 Cát lái - Saigon TP. Hồ Chí Công ty TNHH Một 25.000
78
Petro Minh thành viên Dầu khí TP
Hồ Chí Minh
4 Cát Lái - Petec TP. Hồ Chí
Minh
Petec
25.000
5 Vũng Tàu Vũng Tàu PTSC Petro Vietnam 5.000
6 Phước Khánh Đồng Nai TM Dầu khí Đồng
Tháp
25.000
7 K2 Vũng Tàu Vũng Tàu Petrolimex 5.000
V. Đồng bằng Sông Cửu Long
1 Tổng kho xăng
dầu Miền Tây
Cần Thơ Petrolimex
15.000
2 Tổng kho xăng
dầu Cần Thơ
Cần Thơ Petro Mekong
15.000
Bên cạnh đó, hệ thống kho chứa liền với cầu cảng tiếp nhận bao gồm:
TT DOANH NGHIỆP
SỨC CHỨA, TIẾP
NHẬN KHO VEN
BIỂN, m3
TỈ LỆ%
1 Petrolimex 895.350 54,7
2 Petro Vietnam (PDC, Petechim) 209.000 12,8
3 Petec 145.900 8,9
4 SaigonPetro 220.000 13,4
5 PeetroMekong 36.000 2,2
6 Vinapco 13.200 0,8
7 Petimex 54.000 3,3
8 Pygemaco 15.000 0,9
9 Mipeco 49.000 3,0
Tổng cộng 1.637.450 100,0
Nguồn: Bộ Công thương 2009
79
b. Hệ thống mạng lưới phân phối
Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 11.000 đại lý kinh doanh xăng dầu rải rác
toàn quốc, cung cấp hàng hoá xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Hệ thống mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp đầu mối nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu
Đơn vị tính: Cửa hàng bán lẻ
Doanh nghiệp
Tổng số cửa hàng bán lẻ
Thuộc sở
hữu của
doanh
nghiệp
Đại lý
thuộc các
thành phần
khác
Tổng số
1. Tổng công ty Xăng dầu Việt
Nam 1.476 3.971 5.447
2. Công ty Petec
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12947286841561_Microsoft_Word__Luan_van_TS_Ban_sua_ngay_31122010.pdf