Luận án Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước

MỤC LỤC .i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ.viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3

2.1. Mục đích nghiên cứu.3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

3.1. Đối tượng nghiên cứu.4

3.2. Phạm vi nghiên cứu.4

4. Phương pháp nghiên cứu .5

4.1. Phương pháp luận nghiên cứu.5

4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .5

5. Các đóng góp mới của Luận án .7

6. Kết cấu của Luận án.8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .9

1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu quản trị công ty (corporate

governance) và quản trị kinh doanh.9

1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản trị DNNN và đổi mới

quản trị DNNN.12

1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công

ty và nâng cao NLCT của doanh nghiệp nhà nước.13

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.15

pdf242 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nguyên tắc quản trị trong công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là nhà nước (tức là quy định chi tiết hơn hoặc chặt chẽ hơn so với quy định tương ứng trong Mục II Chương III về công ty TNHH một thành viên). Trong đó, Luật bổ sung quy định cụ thể và chi tiết hơn các quyền và nhiệm vụ của HĐTV; quy định cụ thể hơn và chi tiết các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch và các thành viên của HĐTV; quy định chi tiết chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp HĐTV. Đồng thời, quy định điều kiện, tiêu chuẩn cao hơn đối với thành viên HĐTV, như: không đồng thời là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, 79 điều hành tại các doanh nghiệp thành viên; chưa từng bị miễn nhiệm Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc, Phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc tại công ty hoặc ở DNNN khác, Với sự thay đổi của cơ sở pháp lý, quản trị DNNN cũng đã có sự thay đổi phù hợp với các quy định hành của pháp luật. 3.2.1.2. Về bộ máy trị doanh nghiệp nhà nước Như đã đề cập, bộ máy quản trị tại các DNNN (100% vốn nhà nước) bao gồm Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty và Ban giám đốc (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc). Cơ chế và bộ máy quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, tại các DNNN đã có sự tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý doanh nghiệp. Một trong các nguyên tắc OECD mà đưa ra là “Nhà nước đóng vai trò là chủ sở hữu có hiểu biết và tích cực, yêu cầu tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách sở hữu” cũng chính là xác định rõ ràng việc thực thi các quyền sở hữu trong DNNN. Việc tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý doanh nghiệp đã giúp cho bộ máy quản trị doanh nghiệp có thể ra các quyết định độc lập, tự chủ đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhiều năm trở lại đây, ở giác độ vĩ mô, Nhà nước đã thể hiện sự nỗ lực trong việc hiện thực hóa tiêu chuẩn nói trên từ việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh vai trò chủ sở hữu nhà nước cho đến quá trình thực thi. Vai trò của chủ sở hữu nhà nước được quy định thống nhất từ các văn bản luật cho đến các văn bản dưới luật về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước; về hoạt động giám sát và đánh giá giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN; về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bộ máy điều hành DNNN... Sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018 với vai trò là cơ quan quản lý vốn, chuyên trách tập trung vào chức năng sở hữu nhà nước tương tự như mô hình Temasek của Singapore sẽ có những thay đổi lớn đối với phương pháp quản lý vốn và sẽ tác động tới thực trạng quản trị DNNN hiện nay. Sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước ra đời sẽ khắc phục được tình trạng quản lý manh mún, sự không thống nhất trong DNNN hiện nay. Tách khỏi sự quản lý của các 80 cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo môi trường độc lập, các DNNN đổi mới quản trị theo một mô hình thống nhất, cạnh tranh bình đẳng, tự chủ, không bị sự chi phối của các bộ chủ quản, chấm dứt sự ưu đãi DNNN bằng những chính sách từ phía bộ chủ quản trước kia. Bên cạnh đó, năng lực quản trị cũng theo đó sẽ cải thiện, nâng cao trách nhiệm của hội đồng thanh viên, bản kiểm soát và hạn chế các lỗ hổng quản trị gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của Nhà nước như nhiều DNNN trước đây. Việc các cơ quan quản lý nhà nước giảm can thiệp vào hoạt động điều hành của bộ máy quản trị DNNN cũng là vấn đề cần thiết. Thứ hai, về mô hình quản trị DNNN. DNNN còn chưa xác định rõ ràng phạm vi, vai trò của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu trong quản trị DNNN cũng như việc phân định mục tiêu lợi nhuận hay mục tiêu công ích của mỗi DNNN. DNNN còn đầu tư kinh doanh tràn lan ở nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài mục tiêu được xác định trong quyết định thành lập. Mục tiêu kinh tế - xã hội và mục tiêu kinh doanh còn lẫn lộn và chưa xác định được thứ tự ưu tiên trong các DNNN, mặc dù chức năng chủ yếu của DNNN là thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng và những lĩnh vực tư nhân không sẵn sàng tham gia hoặc không thể tham gia. Sự không rành mạch giữa các nhiệm vụ của DNNN dẫn đến những khó khăn cho chủ sở hữu trong định hướng các hoạt động và xác định mô hình bộ máy quản trị phù hợp với vai trò của DNNN. Thứ ba, mặc dù về cơ bản, pháp luật đã quy định, đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý, điều hành của doanh nghiệp, tôn trọng sự độc lập của HĐTV, nhưng trên thực tế tính độc lập và tự chủ của doanh nghiệp vẫn chưa chưa thể tách hẳn sự quản lý của cơ quan quản lý ngành. Sự đổi mới về quản trị điều hành vẫn thiếu tính chủ động sáng tạo như đối với doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Tại một số doanh nghiệp, Đảng ủy có chức năng tương tự HĐTV, thậm chí như trường hợp của Tập đoàn Viettel không có HĐTV, mọi quyết định liên quan đến chủ trương, chính sách của công ty đều thuộc Đảng ủy doanh nghiệp. Điều này làm cho có sự thay đổi không theo thông lệ về cơ cấu tổ chức quản trị điều hành của doanh nghiệp. Tại báo cáo chuyên đề về Tái cơ cấu Viettel đến năm 2015, Viettel khẳng định tính ưu việt của mô hình quản lý gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. 81 Đây là một sự khác biệt mà Viettel cho rằng đã mang lại thành công cho doanh nghiệp. Mô hình quản lý tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc là chế độ một người chỉ huy dưới sự lãnh đạo của tập thể Đảng ủy Tập đoàn, với nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, nên theo Viettel, việc không tổ chức hội đồng thành viên để quyết sách chủ trương định hướng vốn là quyền của Đảng ủy Tập đoàn (Mạnh Chung, 2012). Ngoài ra, khi còn quy định cơ chế khen thưởng, kỷ luật HĐTV do cơ quan chủ sở hữu hay bổ nhiệm GĐ/TGĐ thường có ý kiến của cơ quan này tức là khi đó vẫn đang tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhà nước tác động vào các quyết định của HĐTV. HĐTV vẫn khó đảm bảo tính chủ động trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình và bởi vậy, không có sự độc lập đầy đủ trong các quyết định kinh doanh. Mặc dù HĐTV do cơ quan chủ sở hữu bổ nhiệm song thực tế chưa có một quy trình minh bạch về đề cử HĐTV. Theo Nghị định số 10/2019/NĐ-CP, ngày 30/01/2019 của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 10). Tuy nhiên, quy trình thực tế cho vấn đề nhân sự này còn chưa có sự rõ ràng và minh bạch. Do đó, thực trạng Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua Cơ quan đại diện chủ sở hữu so với tiêu chuẩn của OECD thì quản trị DNNN ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ năm, vấn đề quản lý, giám sát, đánh giá DNNN và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước. Quản lý và giám sát DNNN về cơ bản được thực hiện khá thường xuyên và dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động này bao gồm: (i) Phương pháp trực tiếp: hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước được phân công tại DNNN, thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá hệ quả hoạt động của DNNN, công tác kế toán, kiểm toán tại DNNN; (ii) Phương pháp gián tiếp: báo cáo thường xuyên, đột xuất của HĐTV; (iii) Phương pháp minh bạch hóa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. 82 Các phương pháp giám sát, đánh giá có nhiều đổi mới nhưng chưa bao quát các vấn đề liên quan đến chủ sở hữu nhà nước như giám sát hoạt động quản trị tài chính của DNNN. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát, đánh giá DNNN còn ở mức thấp. Có những sai phạm ở các DNNN mà dù trước đó đã có các hoạt động kiểm tra, giám sát... vẫn không phát hiện vi phạm cho đến khi hậu xảy ra đã quá nghiêm trọng về cả thiệt hại vật chất và cả thiệt hại ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, tại Vinashin, PVN là cả một quá trình sai phạm kéo dài, tuy nhiên chỉ bị phát hiện khi thiệt hại đến mức không thể cứu vãn. Bên cạnh đó, việc quản lý, giám sát đối với các hoạt động đầu tư dàn trải, đầu tư ngoài ngành chính, đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao cũng như tình trạng độc quyền trong kinh doanh của các DNNN vẫn chưa được chú trọng dù những hậu quả xảy ra trên thực tế rất nặng nề. Ví dụ, PVN với 800 tỷ đồng đầu tư vào một trong 05 lĩnh vực rủi ro cao là ngân hàng. Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về tình hình hoạt động của các DNNN giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy tại Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) việc đầu tư vốn ra bên ngoài ngành chính vượt so với vốn điều lệ theo quy định đến hơn 2.500 tỷ đồng. Một số các hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài ngành khác như Tập đoàn xăng dầu (Petrolimex) năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều khoản đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính và đầu tư vào 02 lĩnh vực kinh doanh mang tính rủi ro cao: 400 tỷ đồng vào Ngân hàng Xăng dầu (PGBank) và 171 tỷ vào CTCP bảo hiểm Petrolimex không đúng quy định; sử dụng vốn kinh doanh gần 232 tỷ đồng để đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản không đúng với nghị quyết của HĐQT. 3.2.1.3. Trách nhiệm của DNNN đối với các bên có liên quan Trong hoạt động quản trị, DNNN sẽ phải thực hiện chế độ trách nhiệm nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan. Các bên liên quan của DNNN là những tổ chức, cá nhân có quyền hoặc nghĩa vụ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với DNNN, bao gồm: khách hàng, chủ nợ và người dân - chủ sở hữu thực sự và cuối cùng của DNNN. Cũng như các doanh nghiệp ngoài nhà nước, DNNN phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý với khách hàng, đối tác, với chủ sở hữu (Nhà nước), với người lao động cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) khác. 83 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp trong các mối quan hệ là: “Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật” (khoản 4, Điều 8). Ngoài ra, DNNN còn có trách nhiệm của DNNN với các bên có liên quan khác, được quy định tại nhiều văn bản pháp pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm... Ngoài ra, về mặt quy định văn bản, để đảm bảo lợi ích của DNNN trong giao dịch với các bên và người liên quan, bên cạnh việc quy định về điều kiện đối với người quản lý, điều hành DNNN và để dự liệu cho kiểm soát giao dịch tư lợi trong DNNN với tư cách là một công ty TNHH MTV, Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn quy định: - Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây : a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty; b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty; c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp; d) Người quản lý doanh nghiệp; đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của nhân viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này; 84 g) Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó; h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty. - Về kiểm soát giao dịch tư lợi, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan. Theo đó, trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với một số diện người phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định (Điều 86, khoản 1). Thực hiện quy định này, DNNN có thể tránh được những giao dịch mang tính tư lợi của người ký kết hợp đồng và tránh được thiệt hại cho doanh nghiệp. Trong trường hợp đồng, giao dịch được ký kết không đúng quy định sẽ bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu có thiệt hại phát sinh, người ký hợp đồng và người có liên quan là các bên của hợp đồng liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó. Việc áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2014 thực hiện trách nhiệm của DNNN trong mối quan hệ với các bên có liên quan và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quản trị có hiệu quả hơn. 3.2.1.4. Về mức độ công khai và minh bạch thông tin của DNNN Trách nhiệm công khai, minh bạch là yêu cầu bắt buộc đối với DNNN (Khoản 5 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012) và Nghị định số 81/2015/NÐ- CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ về công bố thông tin của DNNN. Tuy nhiên, tự thân các tập đoàn và DNNN thường không tự nguyện áp dụng các chuẩn mực khắt khe về quản trị và minh bạch, tiến dần tới chuẩn mực quản trị công ty của quốc tế (Phạm Duy Nghĩa 2014, tr 6). Bên cạnh đó, là thanh viên của WTO cũng như tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, buộc các DNNN phải công bố và minh bạch thông tin. Đây cũng là yêu cầu mang tính khuyến nghị của OECD đưa ra 85 trong nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin DNNN phải thực hiện. Với cơ sở pháp lý như vậy, công khai và minh bạch thông tin là một yếu tố quan trong được các DNNN quan tâm cải thiện trong thời gian qua. Việc công bố công khai thông tin hoạt động của DNNN bước đầu đã tạo ra sự minh bạch và công bằng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, được dư luận, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đánh giá cao, tạo ra một công cụ hữu hiệu để Nhà nước giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp này, tránh các gian lận, sử dụng không hiệu quả, thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Việc giám sát tốt hoạt động của các doanh nghiệp này góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh, tạo động lực phát triển doanh nghiệp; góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế. Ðiều này làm tăng tính ổn định, tính hiệu quả, bền vững sẽ kéo theo tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, tạo lòng tin trong xã hội đối với DNNN, bước đầu giúp các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, hạn chế tình trạng sử dụng vốn lãng phí, thất thoát, tham ô... Việc này được hầu hết các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp là đối tượng CBTT đánh giá cao, tạo điều kiện cải thiện cho việc chia sẻ, minh bạch hóa thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan chủ sở hữu, giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; giúp dư luận và xã hội bước đầu có thể tiếp cận các thông tin về hoạt động SXKD, đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, đến hết năm 2017, mới chỉ có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42,6%) gửi báo cáo đến Bộ KH&ĐT để thực hiện công bố thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp. Trong số khoảng 357 doanh nghiệp chưa thực hiện công bố thông tin, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy nông, thủy lợi, các công ty nông, lâm nghiệp, xổ số kiến thiết của các địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những hạn chế trong công khai và minh bạch đang là một trong số các vấn đề lớn của quản trị doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt đối với DNNN Việt Nam. Nhà nước, cơ quan chủ quản và đối tác luôn có nhu cầu nhận được một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin cơ bản về 86 doanh nghiệp để đánh giá được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của họ. Các thông tin cơ bản đó bao gồm từ tổng tài sản đến đánh giá chính xác về thực trạng tài chính hiện nay và thông tin về lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ cũng như các thông tin về dự báo trong tương lai. Nếu thiếu thông tin các cơ quan chủ quản và Nhà nước không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Các doanh nghiệp chưa có các chuẩn mực công bố thông tin, do vậy khá tùy tiện khi thực hiện. Chất lượng báo cáo tài chính và mức độ công bố thông tin đối với các DNNN chưa cao. Chính vì vậy, một trong những thay đổi lớn đối với hoạt động quản trị DNNN được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 là việc yêu cầu công khai hóa thông tin. Theo quy định của Chính phủ, các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, các công ty con do DNNN sở hữu 100% vốn điều lệ phải công bố thông tin (CBTT) trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, đồng thời gửi các báo cáo CBTT về cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ KH&ÐT để thực hiện CBTT. Ðiều này góp phần tránh thất thoát, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí các nguồn lực của Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tăng cường tính minh bạch, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh, tạo động lực phát triển doanh nghiệp. Theo Nghị định số 81/2015/NÐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước, có 09 báo cáo thông tin mà DN phải công bố định kỳ là: chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh (SXKD) và đầu tư phát triển 5 năm, hằng năm, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện SXKD và ba năm gần nhất tính tới năm báo cáo, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác, báo cáo tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hằng năm, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, báo cáo tài chính sáu tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp, báo cáo chế độ tiền lương, thưởng. Các báo cáo này đều được xác định thời hạn công bố rõ ràng theo các mốc thời gian xác định. 87 Theo Bộ KH&ÐT13, tính đến ngày 31/12/2016, trong tổng số 09 loại báo cáo phải thực hiện công bố theo quy định của Nghị định 81/2015/NÐ-CP thì hầu hết các doanh nghiệp trong số 241 doanh nghiệp đã CBTT chưa thực hiện công bố đầy đủ, trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ công bố khoảng 04 trong số 09 loại báo cáo. Trong 379 doanh nghiệp còn lại chưa thực hiện CBTT, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy nông, thủy lợi, doanh nghiệp là các công ty trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xổ số kiến thiết của các địa phương. Ðặc biệt các công ty con do công ty mẹ nắm 100% vốn tại một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (5 doanh nghiệp), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (2 doanh nghiệp), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (6 doanh nghiệp), Tập đoàn Cao-su Việt Nam (4 doanh nghiệp) chưa thực hiện CBTT theo quy định của Nghị định 81/2015/NÐ-CP. Trong số 41 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải thực hiện CBTT, hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện CBTT theo quy định tại Nghị định 81/2015/NÐ- CP; nhưng chưa thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu tại Nghị định này. Về báo cáo tài chính năm 2015, có sáu TÐKT đã thuê kiểm toán độc lập để hoàn thiện báo cáo tài chính năm 2015 theo quy định. Trong đó, có 03 tập đoàn kinh tế thuê công ty kiểm toán quốc tế tại Việt Nam và 03 tập đoàn kinh tế thuê công ty kiểm toán trong nước để thực hiện kiểm toán, bảo đảm tính công khai, minh bạch và khách quan trong việc đánh giá hoạt động SXKD, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình công bố thông tin của DNNN năm 2017 của Bộ KH&ĐT, đến đến hết năm 2017 mới chỉ có 265/622 DN gửi báo cáo đến Bộ này. Thậm chí, có DNNN từ khi có Nghị định của Chính phủ vẫn chưa có báo cáo gửi về Bộ KH&ĐT (cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tập hợp, báo cáo Chính phủ). Các doanh nghiệp lớn còn chậm/không chịu công bố thông tin như Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, các doanh nghiệp thuộc Bộ VH- TT&DL Ngoài ra, một số công ty con do công ty mẹ nắm 100% vốn tại một số 13 Tình hình công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước: /PageS/tinbai.aspx?idTin=35939&idcm=188 88 doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng chưa thực hiện công bố thông tin. Theo quy định tại Nghị định số 81/2015 thì “Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải có chuyên mục riêng về công bố thông tin của doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm đăng tải công bố thông tin của doanh nghiệp đúng thời gian, bảo đảm các thông tin công bố được tiếp cận dễ dàng và thuận tiện”. Tuy vậy, theo Bộ KH&ĐT, tính đến 31/12/2017, mới có 6/15 bộ và cơ quan ngang bộ, 8/63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có chuyên mục riêng về công bố thông tin. Như vậy, mới chỉ có 20/84 cơ quan chủ sở hữu (chiếm 23,81%) thực hiện đúng quy định về tổ chức thực hiện công bố thông tin. Đến năm 2018, trong tổng số 534 doanh nghiệp nhà nước (chưa bao gồm các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), chỉ có 383 doanh nghiệp, chiếm 71,67%, để thực hiện công bố thông tin theo quy định. Như vậy, vẫn còn tới hơn 150 doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin (Hiếu Minh, 2018). Mặt khác, trong số chín loại báo cáo phải thực hiện công bố thông tin thì đa số 265 doanh nghiệp đã công bố thông tin chưa công bố đầy đủ. Trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ công bố khoảng 5/9 loại báo cáo. Đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp lớn thuộc các bộ, địa phương, tính đến hết năm 2017, cũng chỉ có 55/77 doanh nghiệp đã thực hiện công bố thông tin theo quy định nhưng lại chưa thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn. Đánh giá về chất lượng công bố thông tin của một số tập đoàn kinh tế, Bộ KH&ĐT cho rằng: Các báo cáo về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2017 của các tập đoàn kinh tế là tương đối đầy đủ. Tuy vậy, báo cáo tài chính năm 2016 thì chưa đủ cơ sở để Bộ KH&ĐT đánh giá về tính công khai, minh bạch và khách quan trong việc đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế này. Việc công bố công khai thông tin hoạt động của DNNN được dư luận rất quan tâm, tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hạn chế được thất thoát, lãng phí, tham 89 ô, nhưng Bộ KH&ĐT cho biết tỉ lệ DNNN thực hiện công bố thông tin còn rất thấp. Phần lớn các DN thuộc đối tượng công bố thông tin chưa thực hiện đầy đủ các quy định về công bố thông tin, chưa báo cáo đầy đủ, trung thực cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để giám sát, đôn đốc thực hiện công bố thông tin. Do vậy, cần phải có nhiều nỗ lực để xây dựng một văn hóa kinh doanh góp phần nâng cao việc thực thi có trách nhiệm, công bằng và minh bạch. Theo đó DNNN sẽ phải công khai hóa thông tin một cách định kỳ và bất thường và với mức độ công khai hóa thông tin tương tự như công ty cổ phần niêm yết. 3.2.1.5. Về tổ chức và hoạt động của hội đồng thành viên Mô hình HĐTV hay Chủ tịch công ty tại DNNN được áp dụng kể từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định DNNN là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tỷ lệ này giảm xuống còn trên 50% vốn điều lệ). Đối với các DNNN được tổ chức theo mô hình HĐTV (không có chủ tịch công ty), doanh nghiệp được giám sát bởi DNNN (tương đương với ban giám đốc tại các quốc gia khác). HĐTV nhân danh công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp. HĐTV bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên DNNN làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của HĐTV không quá 05 năm. Thành viên HĐTV có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên HĐTV của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. Thành viên của HĐTV phải là người có trình độ chuyên môn, kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_moi_quan_tri_nham_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_t.pdf
Tài liệu liên quan