Luận án Đội ngữ cán bộ dân tộc thiểu số ỏ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hiện nay - Nguyễn Thành Minh

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

6

1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 6

1.2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 9

1.3. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài

20

1.4. Một số vấn đề mà luận án tập trung nghiên cứu 21

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỘI

NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH

QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ

23

2.1. Một số vấn đề lý luận về đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 23

2.2. Một số vấn đề thực tiễn về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

49

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN

TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ

VÀ THỪA THIÊN HUẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

67

3.1. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các

tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

67

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

99

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI

NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH

QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ

HIỆN NAY

107

4.1. Quan điểm cơ bản cần quán triệt trong quá trình phát triển đội

ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

107

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu

số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

113

KẾT LUẬN 142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf175 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đội ngữ cán bộ dân tộc thiểu số ỏ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hiện nay - Nguyễn Thành Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước đây, số lượng cán bộ DTTS ở các tỉnh nêu trên có độ tuổi trên 45 hơn 50%. Đây là thế hệ những người trưởng thành trong và sau chiến tranh. Trong thế hệ cán bộ này, rất nhiều người có công với cách mạng, nhiệt tình trong công tác, nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng hạn chế về trình độ chuyên môn. Những năm gần đây, quá trình chuyển giao thế hệ cán bộ đã và đang được thực hiện, số lượng cán bộ DTTS số trẻ tuổi được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn ngày càng tăng trong tổng số cán bộ DTTS các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hiện tại số lượng cán bộ có độ tuổi dưới 45 ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là 78% và trên 45 tuổi là 22%. 75 Bảng 3.5: Tổng hợp cơ cấu độ tuổi cán bộ DTTS các vùng Độ tuổi Khu vực Dưới 45 tuổi Trên 45 tuổi Quảng Bình, Quảng Trị và TT Huế 78% 22% Miền Trung và Tây Nguyên 76,2 23,8 Miền núi phía Bắc 65,2 34,8 Nam bộ 73,5 26,5 Cả nước 68,3 31,7 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [1], [2], [3], [83], [108], [109], [111], [118],[119],[126],[127] Cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Với 78% tổng số cán bộ dân tộc thiểu số dưới 45 tuổi, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có tỷ lệ cán bộ dưới 45 tuổi lớn hơn cả nước (68,3%) và các khu vực miền Trung Tây Nguyên (76,2%), miền núi phía Bắc (65,2) và Nam Bộ (73,5). đội ngũ cán bộ DTTS được trẻ hóa sẽ là cơ sở vững chắc cho các cấp chính quyền ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong quy hoạch và tạo nguồn cán bộ chủ chốt. Thứ ba, thành tựu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS trong những năm qua đã đạt được những thành công trên lĩnh vực giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ DTTS, biến truyền thống tốt đẹp trên thành một nét văn hóa trong công tác cán bộ DTTS Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đa phần cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đều ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương; luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống gương mẫu, chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công bằng, khách quan, trung thực, thẳng thắn 76 cương quyết chống lại tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, đơn vị. Ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ít xảy ra các vụ việc tiêu cực lớn, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng của cán bộ DTTS. Đây chính là thành quả lớn lao trong công tác cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống tích cực, lành mạnh chính là những yếu tố nền tảng quan trọng để từ đó đội ngũ cán bộ DTTS tiếp tục hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công tác của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Thứ tư, công tác tuyển dụng, tạo nguồn và quy hoạch cán bộ DTTS ngày càng hiệu quả hơn. Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ DTTS bao gồm nhiều nội dung như: tạo nguồn, đánh giá, sử dụng và quản lý, đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần cho cán bộ dân tộc thiểu số Mục tiêu của chính sách phát triển đội ngũ cán bộ DTTS là xây dựng được đội ngũ cán bộ DTTS có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, góp phần thực hiện chính sách đoàn kết toàn dân tộc. Những năm qua, việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ DTTS ở một số mặt đã có những thành tựu nhất định: - Công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đều xác định đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng. Vì thế công tác này luôn được thực hiện liên tục để đảm bảo bổ sung nguồn cán bộ DTTS. Việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ DTTS những năm vừa qua thực hiện đúng quy định, khoa học góp phần nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn công tác. Công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chủ yếu thông qua hình thức xét tuyển, một số địa phương như Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế có bổ sung thêm hình thức phỏng vấn trong xét tuyển. Chính nhờ những ưu tiên trong tuyển dụng, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đã được tuyển dụng ngày càng tăng. Năm 2014, Quảng Bình có 27 sinh viên thuộc diện cử tuyển ra trường, trong đó tỉnh chủ động bố trí việc làm được 18 sinh viên chiếm tỷ lệ 66,7%, số sinh viên cử tuyển ra trường chưa được bố trí việc làm là 77 9 sinh viên chiếm tỷ lệ 33,3%. Tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 2014 đã bố trí việc làm được 123 sinh viên diện cử tuyển người dân tộc thiểu số tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở về địa phương và 81 sinh viên ra trường không thuộc diện cử tuyển. Số sinh viên người dân tộc thiểu số ra trường tự xin việc làm là 146 sinh viên. Giai đoạn từ 1999 - 2009, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 135 sinh viên người dân tộc thiểu số học hệ cử tuyển. Đến 1/2015, toàn bộ số sinh viên này đều ra trường nhưng còn 34 người chưa có việc làm, bao gồm 12 trường hợp tốt nghiệp đại học y dược, 9 trường hợp tốt nghiệp đại học sư phạm và 13 trường hợp tốt nghiệp đại học các ngành khác. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các huyện tạo điều kiện tuyển dụng, tạo việc làm cho những trường hợp trên. Đến thời điểm tháng 5/2017, tất cả sinh viên cử tuyển ra trường đều có việc làm. - Công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số được thực hiện thường xuyên ngày càng hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện ở sự chuyển biến tích cực trong những nội dung quan trọng của công tác tạo nguồn: + Công tác giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ dân tộc thiểu số được chú trọng đầu tư. Các tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ DTTS trên các lĩnh vực khác nhau. Năm 2014, tỉnh Quảng Bình có 177 lượt cán bộ DTTS số tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó có 25 người tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị (6 người học cao cấp lý luận chính trị và 19 người học trung cấp); 44 người tham gia bồi dưỡng quản lý nhà nước (01 người học chuyên viên cao cấp, 03 người học chuyên viên chính, 03 người học chuyên viên, 37 người học quản lý nhà nước cấp cơ sở); 18 cán bộ DTTS được cử tham gia tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ; 36 người tham gia các lớp tin học; 33 người học ngoại ngữ và 21 người tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn khác. Tỉnh Quảng Trị trong thời gian từ 2010 đến 2014 đã tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng được 2417 lượt cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó: đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị 315 người (cao cấp 19 người, trung cấp 196 người, sơ cấp 100 người). Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ 1258 lượt người bao gồm: đào tạo trung cấp trở lên 203 (đại học, cao đẳng quân sự 05 người, trung cấp kinh tế nông nghiệp 96 người, trung cấp công an 45 người, 78 trung cấp quân sự 57 người) và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm: 1055 người). Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 172 người. Bồi dưỡng kiến thức tin học văn phòng 287 người. Đào tạo văn hóa phổ thông 185 người. Tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2014 đã tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng được 571 lượt cán bộ DTTS. Trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn 41 người, lý luận chính trị 28 người, quản lý nhà nước 27 người, kỹ năng nghiệp vụ 56 người và bồi dưỡng, tập huấn khác 419 người. Đào tạo bồi dưỡng CBDTTS được xem là phương thức tạo nguồn hiệu quả và tập trung nhất thời gian qua. Nhờ đó, số lượng CBDTTS đạt chuẩn quy định được nâng lên đáng kể. Chất lượng thực hiện công vụ cũng từng bước được cải thiện đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác ở các địa phương. + Những chính sách hỗ trợ tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm. Trên cơ sở những quy định chung của nhà nước được thể hiện trong Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ và thực tiễn địa phương, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã ban hành những quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong đó có cán bộ DTTS. Cán bộ DTTS trong diện được cử đi học được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp trong suốt thời gian đi học. Tiền học phí và tiền tài liệu được thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ. Khi được cử đi học cán bộ DTTS được hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe, tiền thuê chỗ nghỉ và được cấp thêm tiền sinh hoạt phí hàng tháng. Khi nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2 được trợ cấp đặc biệt dao động ở mức từ 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào từng học vị và trình độ. Các huyện, các cơ quan đơn vị có cán bộ DTTS được cử đi học hỗ trợ thêm tùy theo khả năng và quy định riêng. Với mức hỗ trợ như trên đã góp phần ổn định tư tưởng, khuyến khích cán bộ DTTS yên tâm tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. - Công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số được triển khai bài bản, nghiêm túc, công khai hàng năm. Hiện nay về điều kiện và tiêu chuẩn cán bộ đưa 79 vào quy hoạch được quy định tại Nghị quyết số 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày 30/11/2004 và được hướng dẫn tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW và Kết luận 24-KL/TW do Ban Tổ chức Trung ương ban hành ngày 05/11/2012. Dựa trên cơ sở đó, công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số được các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thực hiện. Nhờ những chủ trương đúng đắn trong quy hoạch cán bộ mà đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nắm các vị trí chủ chốt ngày càng tăng đặc biệt là ở cấp cơ sở. Tính đến thời điểm tháng 12/2016, tỉnh Quảng Bình có 8 cán bộ DTTS giữ chức vụ trong bộ máy lãnh đạo cấp huyện, 11 cán bộ DTTS nắm chức vụ quản lý, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập và 100 giữ các vị trí chủ chốt cấp xã. Quảng Trị có tới 42 cán bộ DTTS là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; 97 cán bộ DTTS tham gia ủy ban nhân dân cấp huyện và 495 CB giữ các chức vụ trong Đảng ủy, ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân cấp xã. Thừa Thiên Huế có 25 cán bộ DTTS giữ các chức vụ quan trọng cấp tỉnh, 60 cán bộ DTTS giữ chức vụ trong Đảng, ủy ban nhân dân cấp huyện và 515 cán bộ DTTS giữ các chức vụ trong Đảng ủy, ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân cấp xã. Đây chính là kết quả tích cực từ công tác quy hoạch cán bộ DTTS. Kết quả này phản ánh những nỗ lực trong PT ĐNCBDTTS ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 3.1.1.2. Nguyên nhân của thành tựu Thứ nhất, sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Điều kiện kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng đối với phát triển đội ngũ cán bộ DTTS. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, kinh tế - xã hội vùng DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện, đầu tư cho học tập cũng được chú trọng hơn. Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế không chỉ đặt ra yêu cầu cao hơn đối với đội ngũ cán bộ DTTS mà còn tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển đó. Những chuyển biến tích cực của đội ngũ cán bộ DTTS trong những 80 năm qua một phần chính là kết quả của động lực được tạo ra từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Thứ hai, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm hơn đến đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Từ sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành trung ương khóa IX về công tác dân tộc, nhiều chính sách dân tộc được triển khai một cách sâu rộng vào thực tiễn. Trong những chính sách đó, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS được chú trọng thực hiện. Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS được xem là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị. Nhờ đó, các cấp chính quyền ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã quan tâm nhiều hơn đến phát triển đội ngũ cán bộ DTTS, khắc phục tình trạng bị động, lúng túng; chủ động trong xây dựng kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ DTTS. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thực sự xem phát triển đội ngũ cán bộ DTTS là động lực cho sự phát triển vùng dân tộc thiểu số. Sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến những kết quả tích cực trong những năm qua. Thứ ba, việc ban hành và tổ chức triển khai chính sách phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được thực hiện kịp thời, nghiêm túc. Trước đây công tác này là một rào cản lớn trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bởi sự bị động của một số cơ quan thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản và do rào cản về địa lý, hạn chế về phương tiện thông tin, truyền thông. Hiện nay, vấn đề trên đã được cải thiện đáng kể bởi quá trình cải cách hành chính và áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, việc đưa văn bản đến với cán bộ DTTS rất nhanh chóng, thuận tiện. Chính vì thế, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề bình đẳng tộc người; về phát triển đội ngũ cán bộ DTTS đều được quán triệt, tuyên truyền đến cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể hóa chính sách phát triển đội ngũ cán bộ DTTS cho phù hợp với thực tiễn địa phương cũng được thực hiện kịp thời. Đây chính là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện 81 các nội dung cụ thể của chính sách phát triển đội ngũ cán bộ DTTS ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Điều này bước đầu tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn hệ thống chính trị và nhân dân các tỉnh nêu trên. Thứ tư, sự phát triển của giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã thúc đẩy sự phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Với những đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình giáo dục và chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên người DTTS đến trường đã thúc đẩy giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phát triển. Số lượng và chất lượng học sinh, sinh viên người DTTS ngày càng tăng là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nguồn cán bộ DTTS ở các tỉnh trên. Thứ năm, sự nỗ lực, phấn đấu của đồng bào các dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đây chính là yếu tố chủ quan, là động lực bên trong cho quá trình phát triển đội ngũ cán bộ DTTS. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào các DTTS và đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã đoàn kết, không ngừng nỗ lực vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong học tập và công tác. Họ chính là nguồn quan trọng cho công tác tuyển dụng, tạo nguồn, điều động, đề bạt cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế những năm qua. 3.1.2. Những hạn chế trong phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và nguyên nhân 3.1.2.1. Những hạn chế trong phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Thứ nhất, số lượng cán bộ dân tộc thiểu số tăng nhưng thiếu sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt còn rất thiếu cán bộ dân tộc thiểu số làm công tác dân tộc. Về mặt số lượng có nhiều yếu tố tích cực khi số lượng cán bộ DTTS cấp cơ sở tương đối lớn. Tuy nhiên, trong cơ cấu về chuyên môn của đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn nhiều bất cập. đội ngũ cán bộ DTTS trong lĩnh vực giáo dục chiếm số lượng lớn và công tác ở các ngành 82 liên quan đến khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật, tài chính ngân hàng chiếm số lượng rất hạn chế. Một số ngành như công nghệ sinh học, kinh tế đối ngoại, khoa học môi trường, bưu chính viễn thông... đội ngũ cán bộ DTTS có trình độ cao rất ít thậm chí nhiều ngành không có cán bộ DTTS. Việc tạo nguồn cán bộ DTTS ở các ngành trên chưa được chú ý đúng mức đặc biệt là chính sách cử tuyển chưa được nghiên cứu và triển khai khoa học. Điều này tạo nên sự thiếu đồng bộ trong đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Vì thế, còn một số CB làm việc không đúng chuyên ngành được đào tạo nên không phát huy được khả năng của mình gây lãng phí nguồn lực. - Bên cạnh sự thiếu cân đối giữa các ngành, ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn thiếu cán bộ DTTS làm công tác dân tộc. Theo Quyết định số: 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, về việc “Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới” của Thủ tướng, đến hết năm 2018, số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS làm công tác dân tộc được quy định như sau: “Ban Dân tộc cấp tỉnh, Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tỷ lệ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 40% tổng số biên chế được giao”[102]. Biểu đồ 3.1: Số lượng cán bộ DTTS ở Ban dân tộc tỉnh cần có theo quy định và số lượng cán bộ DTTS hiện tại 0 2 4 6 8 10 12 14 QUẢNG BÌNH QUẢNG TRỊ TT HUẾ 10 14 8 0 2 4 Nguồn: Tác giả tổng hợp [1], [2], [3] 83 - Hiện tại, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vẫn chưa đạt được mục tiêu như Quyết định của Thủ tướng. Theo số liệu thống kê của Sở nội vụ tỉnh Quảng Bình đến tháng 4/2017, Ban dân tộc Quảng Bình không có cán bộ DTTS. Ban dân tộc Quảng Trị có 2/27 cán bộ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 7,4%. Thừa Thiên Huế có 04/16 cán bộ DTTS chiếm tỷ lệ 25%. Theo quy định đến hết năm 2018 số lượng này phải là 40%. Tuy nhiên đến nay hầu hết các đơn vị đã tuyển dụng đủ số lượng cán bộ được giao. - Ban dân tộc tỉnh có chức năng tư vấn tất cả các chính sách được thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số. Để nhiệm vụ trên được hoàn thành thật sự hiệu quả, sát với thực tiễn thì rất cần thiết phải có đội ngũ cán bộ của Ban là người dân tộc thiểu số. Với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số quá mỏng như hiện nay chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của Ban dân tộc. Thứ hai, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cấp tỉnh còn thiếu và cấp cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Theo Quyết định số: 402/QĐ- TTg, ngày 14/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới” quy định: + Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 3% tổng số biên chế được giao. + Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 5% tổng số biên chế được giao [102]. Năm 2014, dân số tỉnh Quảng Bình là: 868.174 người. DTTS toàn tỉnh là 22.385 người, chiếm 2,58%. Tỉnh Quảng Trị năm 2014 tổng dân số là 601.627 người, DTTS toàn tỉnh là 77.295 người chiếm 12,8%. Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 có dân số là 1.132470 người, trong đó DTTS là 48.568 người chiếm 4,28% dân số toàn tỉnh. 84 Quảng Bình hiện chỉ có 26 cán bộ dân tộc thiểu số cấp tỉnh trên tổng số 6968 cán bộ được giao chiếm tỷ lệ 0,37%. Đây là tỷ lệ quá thấp so với tỷ lệ dân người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong những cơ quan cấp tỉnh liên quan trực tiếp vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Ban dân tộc tỉnh, Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hiện không có cán bộ DTTS công tác. Quảng Trị có tỷ lệ người dân tộc thiểu số là 12,8% theo quyết định của Thủ tướng thì tỷ lệ cán bộ cán bộ dân tộc thiểu số cấp tỉnh tối thiểu là 5% tổng số biên chế được giao 6993 người (khoảng 350 người). Tuy nhiên hiện nay Quảng Trị chỉ có 4 cán bộ DTTS cấp tỉnh trên tổng số 6993 biên chế được giao người chiếm tỷ lệ 0,05%, thiếu 346 người. Nếu không tính 266 cán bộ DTTS công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập do tỉnh quản lý thì tỉnh Thừa Thiên Huế có 25 cán bộ DTTS công tác trong các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp tỉnh trên tổng số 11232 cán bộ được giao, chiếm tỷ lệ 0,22%. Cả ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chưa tỉnh nào có tỷ lệ CBDTTS cấp tỉnh đạt 5% như mức thấp nhất trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ DTTS ở cấp huyện cũng chưa có huyện miền núi nào đạt được số lượng như Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng cán bộ DTTS ở các cấp tỉnh huyện còn hạn chế không chỉ cho thấy những bất cập trong công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ DTTS mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định và thực hiện chính sách của các tỉnh nêu trên đối với vùng DTTS. Về cán bộ DTTS cơ sở, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn yêu cầu lực lượng cán bộ cơ sở phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy, đội ngũ cán bộ DTTS cấp cơ sở ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Đội ngũ cán bộ DTTS cấp cơ sở nhiều nơi chưa đồng đều, chưa ngang tầm với nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện Quảng Bình cò có 31 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm tỷ lệ 23% trên tổng số cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã. Quảng Trị hiện có 205 cán bộ cấp xã chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 42% trên tổng số cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã. Thừa Thiên Huế có 758 cán bộ dân 85 tộc thiểu số cấp xã chưa đạt ngạch và vị trí việc làm cần phải đi đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 83% tổng số cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã. Bên cạnh đó, tính năng động, sáng tạo của cán bộ nhất là cán bộ cơ sở chưa cao, năng lực nghiệp vụ trong công tác dân tộc còn yếu, thậm chí có lúc, có nơi cán bộ thiếu phẩm chất đạo đức cách mạng, xa rời quần chúng, tham nhũng, lãng phí dẫn đến việc triển khai chính sách dân tộc nhiều lúc thiếu khách quan, khoa học gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân. Thứ ba, trình độ quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển Quản lý nhà nước là năng lực rất cần thiết đối với cán bộ. Cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thường chịu ảnh hưởng bởi những phương pháp quản lý dựa vào kinh nghiệm, cảm tính từ cách thức tổ chức cộng đồng truyền thống. Phương pháp quản lý như thế bộc lộ nhiều nhược điểm, không phát huy được năng lực của chính cán bộ và cơ quan, đơn vị mà cán bộ đó công tác. Vì thế, việc nắm vững hệ thống lý thuyết khoa học về quản lý hành chính nhà nước là yêu cầu tất yếu của mỗi cán bộ dân tộc thiểu số. Điều này giúp cán bộ DTTS lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của bản thân và những cá nhân mà họ quản lý, sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu tiến bộ trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tích lũy kiến thức quản lý hành chính nhà nước chưa được cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chú trọng đúng mức. Tỷ lệ cán bộ DTTS qua đào tạo quản lý hành chính nhà nước còn cao. Tính đến hết năm 2014, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có 724 trên tổng số 2836 cán bộ DTTS đã qua đào tạo về quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 25,5%, số CBDTTS chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước là 2112 cán bộ chiếm tỷ lệ 74,5%. Trong đó, Quảng Bình hiện có 44 cán bộ DTTS đã qua đào tạo về quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 19% còn lại tới 187 cán bộ chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 81% tổng số cán bộ. Quảng Trị có 424 cán bộ đã được bồi dưỡng về quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 33,4% còn lại 845 cán bộ chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ tới 66,6% tổng số cán bộ. Thừa Thiên Huế có 256 cán bộ DTTS đã qua đào tạo về quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 19,2% còn lại 1080 cán bộ chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ lên tới 80,8% tổng số cán bộ. 86 Bảng 3.6: Tổng hợp trình độ quản lý nhà nước ở các vùng Khu vực Đã qua đào tạo QLNN (%) Chưa qua đào tạo QLNN (%) Quảng Bình, Qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_ngu_can_bo_dan_toc_thieu_so_o_cac_tinh_quang_bin.pdf
Tài liệu liên quan