MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .4
5. Giả thuyết nghiên cứu .6
6. Đóng góp của luận án .6
7. Cấu trúc của luận án .7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .8
1.1.1. Nhóm các công trình về lịch sử báo chí .8
1.1.2. Về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị .13
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài .15
1.2.1. Về báo chí và đời sống chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945.15
1.2.2. Về lý thuyết truyền thông chính trị.18
1.3. Những thành tựu đã đạt đƣợc và những vấn đề cần giải quyết .22
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ VÀ ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ . 25
2.1. Khái niệm dòng báo chính trị, đời sống chính trị.25
2.1.1. Khái niệm dòng báo chính trị .25
2.1.2. Khái niệm đời sống chính trị .29
2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị .31
2.2.1. Quan điểm mác xít.31
2.2.2. Các lý thuyết khác.39
Tiểu kết chƣơng 2 .45
CHƢƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ
TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945).46
3.1. Cơ sở hình thành dòng báo chính trị ở Việt Nam.46
3.1.1. Cơ sở chính trị-xã hội .46
3.1.2. Cơ sở văn hóa-tư tưởng .51
3.2. Các giai đoạn phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam.54
3.2.1. Giai đoạn trước năm 1925 .54
3.2.2. Giai đoạn 1925 đến 1936.56
3.2.3. Giai đoạn 1936 đến 1939.58
3.2.4. Giai đoạn 1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945 .60
3.3. Các khuynh hƣớng của dòng báo chính trị.61
3.3.1. Báo chí theo khuynh hướng mác xít.62
3.3.2. Báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền .64
3.3.3. Báo chí theo khuynh hướng thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương . 66
3.3.4. Báo chí theo khuynh hướng Trotskyist.683.4. Lực lƣợng làm báo chính trị .69
3.4.1. Các nhà Nho cấp tiến.69
3.4.2. Giới trí thức Tây học.71
3.4.3. Các nhà báo cách mạng .74
Tiểu kết chƣơng 3 .77
CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ
Ở VIỆT NAM (1925-1945).79
4.1. Nội dung dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945).79
4.1.1. Thể hiện thái độ chính trị.79
4.1.2. Phản ánh các phong trào yêu nước và cách mạng .82
4.1.3. Đấu tranh tư tưởng và lý luận .85
4.1.4. Cổ động, tổ chức quần chúng tranh đấu .94
4.2. Nghệ thuật làm báo chính trị 1925-1945.96
4.2.1. Hoạt động tổ chức tòa soạn.96
4.2.2. Tổ chức trang báo và thể hiện chuyên mục .100
4.2.3. Tổ chức “nhóm báo”.102
4.2.4. Phong cách báo chí chính trị.104
Tiểu kết chƣơng 4 .111
CHƢƠNG 5: VAI TRÒ CỦA DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC. 113
5.1. Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945). 113
5.1.1. Vũ khí tư tưởng của các đảng phái và phong trào chính trị.113
5.1.2. Nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng.117
5.1.3. Làm rung chuyển chính quyền thuộc địa.125
5.2. Một số bài học .129
5.2.1. Báo chí - một thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám 1945 .129
5.2.2. Dòng báo chính trị-lực lượng chủ lực của chủ nghĩa dân tộc.133
5.2.3. Vấn đề lãnh đạo và quản lý báo chí.136
5.2.4. Xây dựng đội ngũ làm báo chính trị .139
5.2.5. Kinh nghiệm về nghệ thuật làm báo chí chính trị.141
Tiểu kết chƣơng 5 .144
KẾT LUẬN.146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
PHỤ LỤC
228 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 - Nguyễn Thị Thúy Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân vật chính trị lỗi lạc, như đăng câu
chuyện về cuộc đời của Tôn Trung Sơn (Đông Pháp Thời Báo ngày 23-3-1925), so
sánh nhà lãnh đạo quốc gia Trung Hoa với đức Phật và Khổng Tử (Đông Pháp Thời
Báo ngày 17-10-1925), Trần Huy Liệu đã cho đăng tiểu sử về Phan Bội Châu khi
nhà lãnh đạo già đang ở tù (tháng 9-1925) và một bản cáo phó dài ghi lại cuộc đời
và sự nghiệp của Phan Châu Trinh khi ông mất (Đông Pháp Thời Báo, ngày 29-3-
1926). Vào 5-2 -1926, Trần Huy Liệu đã có một bài viết kêu gọi Varenne bãi bỏ
lệnh kiểm duyệt đối với báo chí. Ngày 21-3-1926, ông kêu gọi trên báo về việc lập
một Đảng chung trong toàn quốc theo mô hình đảng của Tôn Dật Tiên... Đi ngược
lại đường lối dung hòa của phe Lập hiến, Trần Huy Liệu nói một cách rõ ràng rằng
ông thiếu tin tưởng vào khả năng của Varenne để thực hiện cuộc cải cách toàn bộ
mà thiếu áp lực từ công chúng Việt Nam (Đông Pháp Thời Báo, ngày 21-3-1926).
Chỉ trong một tuần, tình thế chính trị lên đến đỉnh điểm, khi Nguyễn An Ninh bị
bắt, Phan Châu Trinh mất, Bùi Quang Chiêu trở về, chính quyền thuộc địa kiểm
duyệt tất cả những bài báo về việc bắt giữ Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu đã viết
một bài báo trọng thể tưởng nhớ Phan Châu Trinh (Đông Pháp Thời Báo, ngày 29-
3-1926) và bài báo trong số kế tiếp kêu gọi tự do báo chí cho người Việt Nam mà
không cần sự hỗ trợ của Pháp (Đông Pháp Thời Báo, ngày 31-3-1926). Có thể nói
rằng Trần Huy Liệu và Đông Pháp Thời Báo đã không để lại một “cơ hội” nào tại
thời điểm đó cho Đảng Lập hiến hay các đảng phái khác có sự thỏa hiệp với chính
quyền thực dân.
Bên cạnh là phong trào đấu tranh của những tờ báo đối lập tiến bộ khác như
Le Jeune Annam của Lâm Hiệp Châu, ra đời tờ ngày 23-3-1926 và Le Nhà quê (11-
12-1926) của Nguyễn Khánh Toàn. Le Jeune Annam khuyên đồng bào “noi gương
85
chiến đấu của các nước lân bang” và không bị lừa gạt bởi chính sách “Pháp - Việt
đề huề”. Báo còn đăng cả những bài đã được đăng trên báo chí Pháp, như bài “Chủ
nghĩa đế quốc Pháp ở Viễn Đông -Varen và Đông Dương” của Nguyễn Ái Quốc (đã
đăng trên báo Le Paria số 35, tháng 8-1925). Vừa ra số đầu, chủ báo đã bị bắt ngay
lập tức và kết án 1 năm tù giam. Nguyễn Khánh Toàn với Le Nhà Quê đã tấn công
trực diện chế độ thuộc địa ngay từ số đầu tiên: “Ta hãy bắt tay vào việc, những ai
còn sinh lực, bầu máu nóng, hãy tranh đấu để bẻ gãy xiềng xích nô lệ, để cho con
cháu sinh ra được trở thành công dân của một nước hùng mạnh và tự do, trong nay
mai” (Le Nhà quê, số 1, ngày 11-12-1926). Cũng giống như Le Jeune Annam, báo
ra được một số đã bị chính quyền thực dân đình chỉ, ra lệnh bắt chủ nhiệm Nguyễn
Khánh Toàn, giám đốc Nguyễn Văn Chất và quản lý Nguyễn Văn Duyệt và bị truy
tố ra tòa về tội “xúi giục nổi loạn, nghĩa là dùng những phương tiện có thể phá hoại
an ninh công cộng.”[134, tr. 242].
Đặc biệt, báo chí theo khuynh hướng mác xít ở Việt Nam đã tuyên truyền,
vận động, tổ chức cho các phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-
1945, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, mà chúng tôi
trình bày ở một mục riêng, như một “tính cách đặc biệt” của dòng báo này.
4.1.3. Đấu tranh tư tưởng và lý luận
4.1.3.1. Tuyên truyền các hệ tư tưởng và phản ánh hoạt động các đảng phái
Các hệ tư tưởng khác nhau, tôn chỉ mục đích của các đảng phái khác nhau đã
được phản ánh một cách đa dạng trong các khuynh hướng báo chí của dòng báo
chính trị Việt Nam 1925-1945.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cộng sản đã được tuyên truyền một cách
rộng rãi trong báo chí theo khuynh hướng mác xít Việt Nam, dòng báo gắn liền với
các tổ chức cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc và tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Báo Thanh Niên, với nghệ thuật làm báo khéo léo của Nguyễn
Ái Quốc, đã đi từ chủ nghĩa yêu nước, rồi từ đó dẫn dắt nhân dân đến với chủ nhĩa
Mác-Lênin, với con đường của cách mạng Nga để giành được thắng lợi: “Cách
mạng Nga chẳng những là có quan hệ với dân Nam mà lại có quan hệ với tất cả các
dân tộc bị đè nén và giai cấp bị áp bức trong thế giới... Nay Nga cách mạng đã được
nhiều điều kinh nghiệm để làm gương cho chúng ta bắt chước. Cách mạng Nga như
đã đắp đường cho chúng ta cứ đường mà đi”. (Thanh Niên, số 68, ngày 7-11-1926).
Trong giai đoạn vận động cho sự ra đời của một Đảng Cộng sản ở Việt Nam,
cũng như sau khi Đảng ra đời, báo chí là một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để
tuyên truyền, phổ biến đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường
lối đó bắt đầu từ sự lựa chọn một con đường cách mạng: con đường cách mạng vô
sản, với chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng. Con đường cách mạng vô sản đó có
lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc, điều đã được phát huy mạnh mẽ trong thời
kỳ vận động Mặt trận Dân chủ 1936-1939 và được hệ thống báo chí của Mặt trận
86
như Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc... nhấn mạnh: “Toàn thể đồng bào Việt Nam hãy
đoàn kết chặt chẽ, bẻ tan xiềng xích đã han rỉ lâu ngày của Pháp - Nhật, để đất nước
được độc lập, nhân dân được tự do” (Cứu Quốc, số mùa xuân 1942, ngày 10-2-
1942); nhưng đồng thời khẳng định công nông là động lực chính của cách mạng, thể
hiện tính giai cấp rõ nét với các tên báo như Vô sản, Dân cày, Công nông, Lao
khổ... Báo cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng sản lãnh đạo đối với
phong trào cách mạng Việt Nam: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ có một con
đường chân chính là phải theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là
đảng cộng sản” (Thanh Niên, số 60, ngày 8-9-1926).
Trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng, các văn kiện của Đảng đã được
đăng công khai trên nhiều báo, như loạt bài “Bức thư công khai của Đảng Cộng sản
Đông Dương gửi Đảng Cộng sản Pháp”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông
Dương đối với thời cuộc” trên báo Le Peuple, Dân Chúng, v.v.. Nhân kỷ niệm lần
thứ chín ngày thành lập Đảng, lần đầu tiên Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương công bố một tài liệu nghiên cứu về lịch sử, đăng trọn 4 trang số 41 và phần
lớn số 42 trên báo Dân Chúng, nhan đề “15 năm vận động cộng sản và 9 năm thành
lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương”, “Lịch sử cộng sản vận động ở Đông Dương”
v.v.. Đây là những bài viết có hệ thống, mang tính lý luận và có giá trị về lịch sử,
đồng thời giúp quần chúng hiểu thêm về đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo chí tuyên truyền về phương pháp cách mạng đúng ở Việt Nam “cách mạng
trước hết phải tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, sau cùng mới dùng đến vũ lực”,
“đừng chăm chăm chỉ biết cách làm bạo động” (Thanh Niên, số 72, ngày 5-12-
1926). Đồng thời, báo chí theo khuynh hướng mác xít luôn nhấn mạnh đến sự gắn
bó của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam với phong trào công nhân và cộng
sản quốc tế, trước hết là với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, với phong
trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa v.v.. Chính nội dung báo chí theo
khuynh hướng mác xít đã đáp ứng được nhu cầu của quần chúng, góp phần làm nên
thành công cho Đảng Cộng sản Việt Nam, đúng như lời nhận xét:
Trước năm 1945, các đảng phái đều sử dụng báo chí. Nhưng báo chí nào
phản ánh nguyện vọng của nhân dân một cách đích thực, phản ánh bản sắc
văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển của thời đại thì báo chí thành công.
Đó là báo chí chính trị đích thực. Và dòng chủ lưu của báo chí chính trị chính
là báo chí cộng sản. Báo chí là một yếu tố góp phần làm nên thành công của
Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1945.
(M4 - Nhà báo chính trị, trả lời phỏng vấn ngày 12-08-2014 tại Hà Nội)
Ở một khuynh hướng khác, giai cấp tư sản Nam Kỳ lại tuyên truyền cho chủ
nghĩa lập hiến thông qua các tờ báo của mình: La Tribune Indigène, L’Écho
Annamite, La Tribune Indochinoise, v.v.. “Ngày 17-4-1919, chỉ vài ngày trước khi
Toàn quyền Sarraut trở về Pháp, tờ La Tribune Indigène tự xưng là cơ quan của
87
Đảng Lập hiến Đông Dương” [178, tr. 84]. Cam kết “đại diện quyền lợi người
Việt”, tờ báo đã đóng vai trò lãnh đạo trong chiến dịch tẩy chay Hoa kiều (8/1919 –
9/1920) và cuộc bầu cử dân biểu Nam Kỳ vào tháng 12-1919. Cho đến năm 1923,
nhóm Lập hiến vẫn được coi là tiếng nói hợp pháp duy nhất của người Việt đối lập
với chính sách của chính quyền. Thế nhưng, với những quyền lợi ràng buộc với
chính quyền, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phú Khai hay Nguyễn Phan Long đã coi sự
tham gia vào chính trị của họ như một bổn phận, công nhận tính chính danh của
thực dân và chưa bao giờ đại diện cho tầng lớp quần chúng đông đảo. Mặc dù tự
nhận đại diện cho quyền lợi của toàn bộ nhân dân Việt Nam, báo chí của họ cũng
chỉ gói gọn trong mấy trăm độc giả biết tiếng Pháp ở Sài Gòn.
Bên cạnh đó, cũng hoạt động báo chí một cách sôi nổi, nhóm Trotskyist lại
tuyên truyền cho thuyết cách mạng thường trực.
Thuyết cách mạng thường trực được khởi xướng từ Trotsky (1879-1940), với
ba điểm cơ bản: thứ nhất, Trotsky đề ra khẩu hiệu “Đánh đổ Nga hoàng, lập chính
phủ công nhân” (tức chuyên chính vô sản); thứ hai, khi cách mạng tiến tới thì giai
cấp vô sản không những phải xung đột đối lập với các nhóm của giai cấp tư sản, mà
lại còn xung đột đối lập với quảng đại quần chúng nông dân; thứ ba, “giải quyết
trên bình diện quốc tế với cuộc cách mạng thế giới của giai cấp vô sản” [49, tr.
1045]. Tháng 2 năm 1939, tạp chí Tháng Mười đã dành hẳn một số đặc biệt để trình
bày Luận cương về cách mạng Đông Dương, đó chính là “Luận cương về cách
mạng thường trực”. Đây có thể coi là một văn bản thể hiện tập trung nhất những
quan điểm của nhóm Trotskyist về tính chất, động lực, triển vọng, chương trình,
chiến lược và sách lược của cuộc cách mạng Đông Dương.
Cuộc cách mạng Đông Dương không phải là là một cuộc cách mạng tư bản
mà là một cuộc cách mạng thường trực. Sự giải quyết nhiệm vụ của tư sản
dân quyền cách mạng sẽ đưa vô sản lên nắm quyền, cuộc cách mạng tư sản
dân quyền biến thành cuộc cách mạng xã hội và thành một bộ phận của cuộc
cách mạng thế giới. (“Luận cương về cách mạng thường trực”, Tháng Mười,
số tháng 2-1939).
Thông qua tạp chí Tháng Mười, những người Trotskyist đã tuyên truyền một
cách cụ thể và rộng rãi về thuyết cách mạng thường trực và cho rằng chỉ có những
người đi theo lý thuyết này mới xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp vô sản:
“Chỉ có Đệ Tứ Quốc Tế nâng cao ngọn cờ cách mạng vô sản xã hội, lập trên cái nền
tảng vững chắc của chủ nghĩa bolchévik - léniniste, đi theo con đường của cách
mạng thường trực mới có thể là đội tiền phong của vô sản giai cấp” (“Luận cương
về cách mạng thường trực”, Tháng Mười, số tháng 2-1939).
Tuyên truyền, vận động cho thuyết cách mạng thường trực, nhóm
Trotskyist đã không ngần ngại phê phán những người cộng sản là “dốt”, “rỗng
tuếch”, “duy tâm”. Ngược lại, những người cộng sản cũng sớm nhận ra đường lối
88
cực tả của nhóm Trotskyist là “điên cuồng, cách mạng rồ, khí khái ngông!”,
“Những câu tả như thế là tiêu cực, là đầu hàng, là giúp cho kẻ thù sống được lâu,
sống được dài vậy” (“Thái độ của bọn Trotskyist đối với việc xin ân xá”, Dân
Chúng, ngày 5-10-1938).
4.1.3.2. Đấu tranh tư tưởng và học thuật
Trên báo chí công khai, hợp pháp giai đoạn 1925-1945 đã diễn ra những
cuộc tranh luận về tư tưởng và học thuật rất sôi nổi, với những cuộc bút chiến giữa
Phan Khôi với Phạm Quỳnh, Phan Khôi với Hải Triều, Tạ Thu Thâu với Nguyễn
An Ninh, Hà Huy Tập v.v.. Qua những cuộc tranh luận này, người đọc không chỉ
hiểu quan điểm của các cá nhân về tính cách và quan điểm chính trị, mà còn hiểu
thêm thái độ của các trí thức trước những vấn đề nóng bỏng của đất nước.
Trên diễn đàn báo chí năm 1930 đã diễn ra cuộc tranh luận của Phan Khôi
với Phạm Quỳnh về chủ đề chính trị, văn học và học thuật. Phan Khôi đã chỉ đích
danh Phạm Quỳnh là một nhà học phiệt: “Tôi chẳng nói gần xa chi hết; tôi nói
ngay rằng hạng người học phiệt ở nước ta chẳng bao lăm người, mà Phạm Quỳnh
tiên sinh là một” [3, tr.202]. Bởi ông cho rằng sự im lặng của Phạm Quỳnh trước
bài báo của Ngô Đức Kế “Luận về chánh học cùng tà thuyết” là một biểu hiện của
học phiệt. Ngay sau bài báo của Phan Khôi, Phạm Quỳnh đã viết bài “Trả lời bài
“Cảnh cáo học phiệt” của Phan Khôi tiên sinh”, trong đó khẳng định ông với Ngô
Đức Kế không hiềm khích gì, Ngô Đức Kế không phải vì Truyện Kiều để bình
phẩm Truyện Kiều mà chỉ kiếm cớ để cãi lộn ông nhằm quảng cáo cho tờ Hữu
Thanh và thỏa lòng ác cảm riêng với ông. Huỳnh Thúc Kháng đã lên tiếng phản
đối Phạm Quỳnh, cho rằng “Chánh học và tà thuyết” của Ngô Đức Kế là một bài
tuyệt xướng có giá trị nhất của làng báo giới lúc đó. Trong bài “Đọc bài “chiêu
tuyết cho một nhà chí sĩ” của ông Huỳnh Thúc Kháng”, Phan Khôi nhất trí với
Huỳnh Thúc Kháng rằng bài Chánh học và tà thuyết của Ngô Đức Kế không chỉ là
vấn đề cá nhân mà là vấn đề học thuật có giá trị.
Phan Khôi cho rằng: “Muốn đánh giá Truyện Kiều và cái công nghiệp văn
chương ông Nguyễn Du cho vừa phải, đừng cao quá, đừng hạ quá, thì trước hết
phải hiểu trong cõi văn học của thế giới ngày nay có hai cái khuynh hướng trái
nhau mà cũng có thế lực ngang nhau. Ấy là một phái chuyên trọng về nhân sanh
[nhân sinh]; một phái chuyên trọng về nghệ thuật” [3, tr.425]. Phái nghệ thuật vì
nhân sinh chủ trương rằng mục đích của văn học là ở có ích cho xã hội, có lợi cho
đạo đức. Phái nghệ thuật vì nghệ thuật chủ trương mục đích của văn học là ở sự
đẹp. Như vậy, trước cả khi cho đăng bài thơ “Tình già” và đưa ra “Tuyên ngôn”
“Đem lại một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” (Phụ Nữ Tân Văn, số ngày
10-3-1932), mở ra một phong trào tranh luận về thơ Mới và thơ Cũ, Phan Khôi đã
dấy lên một diễn đàn tranh luận về nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nghệ
thuật. Bởi thực chất cuộc tranh luận về Truyện Kiều không chỉ đơn thuần là cuộc
89
tranh luận văn học, mà chính là cuộc đấu tranh chính trị trên địa hạt này. Phan
Khôi thừa hiểu Phạm Quỳnh sử dụng Truyện Kiều nhằm mục đích gì, nên một mặt
cho rằng không nên công kích khuynh hướng về cái thuyết “nghệ thuật vị nghệ
thuật” mà cổ động cho Truyện Kiều, nhưng mặt khác lại khẳng định bài viết của
Huỳnh Thúc Kháng là có giá trị.
Năm 1930, Phạm Quỳnh đưa ra ý kiến lập Hội chấn hưng quốc học, Phan
Khôi đã viết bài “Về cái ý kiến lập hội “Chấn hưng quốc học” của ông Phạm
Quỳnh”. Ông nhất trí với Phạm Quỳnh rằng dư luận nước nhà còn non nớt, “đã là
người làm thức giả thì không nên làm nô lệ nó”, nhưng cũng không nên làm thinh,
vì trái với lương tâm của người thức giả:
Theo tôi, bất kỳ cái dư luận nào, nếu là việc chung giữa xã hội, thức giả cũng
chẳng nên làm thinh. Mình đã tự mạng là thức giả, thì phải đi kèm một bên
dư luận luôn luôn. Không nên làm nô lệ cho dư luận, như lời tiên sanh đó,
phải rồi; song tôi còn muốn tới một bước nữa, người thức giả phải làm
hướng đạo cho dư luận. Nói “hướng đạo” thì nghe ra giọng đàn anh quá, có
lẽ làm phật ý nhiều người. Tôi xin nói một cách dè dặt hơn mà rằng: Người
thức giả phải làm “ngự sử” cho dư luận. [3, tr.235].
Theo Phan Khôi, người thức giả phải thực hiện trách nhiệm định hướng dư
luận xã hội, làm “ngự sử” can thiệp để dư luận xã hội “non nớt thành ra già dặn”
và chính đáng. Ông cũng cho rằng việc lập Hội chấn hưng quốc học là không cần
thiết vì nước ta chưa có nền quốc học thì sao chấn hưng được. Hơn thế nữa: “Cái
gì thì nên liên hiệp lại chớ sự học thì lại nên chia ra. Nhờ chia ra phái này hay phái
khác mà đối địch cùng nhau, rồi sự học mới mau tấn bộ; chớ còn hiệp lại, làm cho
cái tư tưởng cả nước phải ở dưới một cái quyền nhứt thống nào, thì thật là bất lợi,
vì cái tư tưởng sẽ cầm chừng lại một chỗ mà không nẩy nở ra được” [3, tr.239].
Trở lại lý thuyết quyền lãnh đạo (lý thuyết bá quyền) của Gramsci đã trình
bày ở chương 2, chúng ta thấy rằng chính quyền thực dân đã luôn muốn áp đặt một
hệ tư tưởng duy nhất ở xứ thuộc địa, muốn tập hợp đội ngũ trí thức và biến họ thành
nô lệ về tinh thần và tư tưởng, như đã làm với Hội Khai trí tiến đức. Phan Khôi đã
nhận ra ý tưởng tập hợp trí thức dưới hình thức Hội chấn hưng quốc học của Phạm
Quỳnh, và thể hiện thái độ công kích rõ rệt. Phan Khôi đã viết một loạt bài bút
chiến “Hội đồng kiểu mới”, “Có phải câm đâu”, “Trở lại vấn đề lập hiến”, “Phổ
thông phê bình ông Phạm Quỳnh”... đả kích mối quan hệ giữa thực dân Pháp và
Phạm Quỳnh, gọi cái hiến pháp mới của Phạm Quỳnh là “hiến pháp tam giác” bởi
nó dựa trên sự phân quyền giữa bảo hộ, vua và dân. Trong bài viết “Học giả với
chánh trị”, Phan Khôi khẳng định: “Ông Phạm Quỳnh toan cầu cái mâu hôm nay
mà đâm cái thuẫn của mình hôm trước”, “Tức là ông ấy hồi đầu khuynh hướng về
quân chủ, khúc giữa ngả về dân chủ, nay lại muốn quay về quân chủ (chỉ nhờ có
một chút lập hiến làm cho ông có vẻ tấn tới hơn xưa” [3, tr. 429]. Với hơn 10 bài
90
viết trong năm 1930, Phan Khôi là người công kích Phạm Quỳnh mạnh mẽ nhất trên
diễn đàn báo chí, từ vấn đề học thuật đến tư tưởng, cho rằng Phạm Quỳnh là cái loa
tuyên truyền cho chính quyền thực dân Pháp, người lấy vỏ bọc chuyên tâm văn hóa
để mưu lợi chính trị... Qua đó cũng thể hiện bản lĩnh của Phan Khôi, người sau này
lại tiếp tục “tôi công kích Nguyễn Phan Long cũng như tôi công kích ông Phạm
Quỳnh -“Hội đồng phiệt” cũng như “học phiệt” là vì lợi ích của đồng bào”: “Tôi ở
trong xã hội này chẳng có một chút danh vị gì như các ổng hết. Ở trong làng báo, tôi
cũng chỉ là một anh viết báo dạo, chẳng có được cái địa vị chủ bút hoặc trợ bút như
người ta. Nhưng tôi có cái óc độc lập, tự do, tôi lại có chút can đảm đủ mà mở
miệng làm thông ngôn cho chơn lý, cho nên, hễ tôi thấy trái là tôi nói”. [3, tr. 369].
Phan Khôi cũng đã có một cuộc tranh luận mang đậm tính chất học thuật, tư
tưởng với Hải Triều xung quanh vấn đề chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Trong bài viết “Bác cái thuyết văn minh vật chất và văn minh tinh thần”, Phan Khôi
đã thể hiện quan điểm mang đậm màu sắc của chủ nghĩa duy tâm: “Chúng ta, người
Việt Nam đây, phải tỉnh ngộ lại, phải thành thật nhận mình là thua kém, thua kém
về vật chất bởi thua kém về tinh thần. Ta nên biết cái trình độ của ta ước chừng nằm
vào khoảng Trung thế kỷ (moyen âge) của châu Âu, còn tối tăm lắm, vụng dại lắm,
chẳng có tinh thần đâu mà làm phách!” (Phụ nữ thời đàm, số 4, ngày 8-10-1933).
Nhận thấy rằng đây là quan điểm sai lầm, có thể gây hại cho quần chúng, Đảng đã
phân công đồng chí Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) đứng ra đấu tranh với quan điểm
của Phan Khôi. Ngày 20-10-1933, bài viết của Hải Triều “Ông Phan Khôi không
phải là học giả duy vật” đã được đăng trên báo Đông Phương, sau được Phụ nữ thời
đàm đăng lại dưới tiêu đề “Ý kiến bạn đồng nghiệp”. Hải Triều đã chỉ ra những sai
lầm của Phan Khôi khi tuyên truyền cho chủ nghĩa duy tâm: “Ông Phan đã dùng cái
luận duy tâm để làm phương pháp giải thích bài của ông. Tôi quả quyết nói: ông
Phan dùng một phương pháp sai lầm. Tôi lại dám chắc ông Phan nếu cứ giữ cái chủ
quan duy tâm luận ấy, để biện giải các vấn đề triết học, xã hội, kinh tế, chính trị v.v.
đều là phải sai lầm tất cả.” (Phụ nữ thời đàm, số 7, ngày 29-10-1933). Ngày 12-11-
1933, Phan Khôi có bài “Nguyên lý với hiện tượng - Đáp ông Hải Triều bên báo
Đông Phương”, khẳng định: “tôi chịu tôi chủ trương rằng tinh thần sinh ra vật chất,
nhưng tôi không chịu tôi đã theo thuyết duy tâm”, tuy nhiên cả bài viết lại thể hiện
tư tưởng duy tâm một cách rõ nét. Đầu tháng 2-1934, Hải Triều đáp lại bằng bài viết
“Ông Phan Khôi là một học giả duy tâm” đăng trên tờ Phụ nữ tân tiến. Cuộc tranh
luận còn bàn luận cả những vấn đề về chế độ, hình thái xã hội của Việt Nam, về
chức năng và vai trò của văn học nghệ thuật với cuộc sống... “Có thể nói, Hải Triều
đã có công rất lớn trong việc khẳng định chân giá trị chủ nghĩa duy vật biện chứng
của Mác, khẳng định chức năng chính của văn học nghệ thuật là phục vụ con người,
phục vụ cuộc sống, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đấu tranh của
Đảng” [100, tr. 91]. Qua đó để thấy rằng, Phan Khôi, mặc dù đã có những quan
91
điểm rất tiến bộ trong việc bút chiến với Phạm Quỳnh trước đây, vạch trần bản chất
cũng như toan tính chính trị của Phạm Quỳnh, nhưng lại bộc lộ những hạn chế trong
khi tranh luận cùng những người cộng sản. Điều đó cũng thể hiện sự thắng thế của
tư tưởng mác xít trên diễn đàn báo chí trong những năm 1930.
Bên cạnh đó, mặt trận báo chí cũng chứng kiến những cuộc tranh luận giữa
những người cộng sản với Việt Nam Quốc dân đảng, với nhóm Trotskyist...Ở một
dòng báo rất độc đáo là báo chí trong tù đã diễn ra cuộc luận chiến của chi bộ cộng
sản nhà tù Hỏa Lò với tù nhân của Việt Nam Quốc dân đảng. Quốc dân đảng cho ra
báo Đường cách mạng (1930) phê phán những vấn đề chính trị và lý luận của cộng
sản. Chi bộ cộng sản chủ trương ra báo Con đường chính, do Đặng Xuân Khu
(Trường Chinh) làm chủ bút, tranh luận mở rộng trên nhiều vấn đề, từ những khái
niệm lý luận, kinh nghiệm đấu tranh, nội dung chính trị, quan điểm triết học, lịch
sử, kinh tế v.v.. Kết quả của cuộc đấu tranh đã dẫn tới nâng cao trình độ lý luận,
chính trị của tù cộng sản, phân hóa cao độ trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân
đảng, giác ngộ được một số đảng viên Quốc dân đảng trở thành những đảng viên
cộng sản kiên cường, như Trần Huy Liệu, Tưởng Dân Bảo, Trịnh Tam Tỉnh, Tô
Chấn, Tô Hiệu, Nguyễn Bình, v.v..
Đặc biệt, phải kể đến cuộc bút chiến giữa Tạ Thu Thâu với Nguyễn An Ninh
và Hà Huy Tập trên báo La Lutte năm 1937, cũng chính là cuộc đấu tranh về tư
tưởng lý luận giữa nhóm Trotskyist với Đảng Cộng sản.
Thứ nhất, nhóm Trotskyist phê phán Đảng Cộng sản xung quanh vấn đề dân
tộc. Trong khi Đảng Cộng sản giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chủ trương
đoàn kết tất cả các lực lượng nhân dân để đánh lại chủ nghĩa đế quốc thực dân thì
chủ nghĩa Trotskyist theo quan niệm siêu hình rằng, giai cấp vô sản đã theo tư
tưởng quốc tế thì phải từ chối tất cả những gì thuộc về dân tộc. Trotskyist đã chế
giễu những từ hay dùng của cộng sản như yêu nước, dân tộc, quốc dân, đồng bào,
v.v., thậm chí họ quan niệm rằng “Đã lâu rồi, sợi dây yêu nước trong tâm hồn của
chúng tôi không còn rung động nữa” (La Lutte, ngày 13-4-1935). Nhóm Trotskyist
chủ trương mặt trận vô sản. Tạ Thu Thâu khẳng định rằng giai cấp tư sản dân tộc và
các thành phần dân tộc chủ nghĩa khác, hễ thực dân bắt đầu khủng bố thì họ đã tan
rã mất hết rồi và không thể liên kết, vậy nên “giai cấp vô sản không cần làm nhiệm
vụ lịch sử của giai cấp khác”, “tôi kết luận rằng mặt trận nhân dân Đông Dương chỉ
có thể là mặt trận vô sản” (La Lutte, ngày 23-3-1937). Vì chỉ tập trung vào giai cấp
công nhân và mặt trận vô sản, Trotskyist không thể hiểu được giá trị của “Mặt trận
Dân chủ” mà Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương, nên phê phán một cách
mạnh mẽ: “Kêu gọi quần chúng ra tranh đấu với cái khẩu hiệu đầu hàng là “Mặt
trận Dân chủ” thì gạt ai cho được! Không đâu, bọn cải lương không trở lại làm cách
mạng đâu. Muốn bước vào đường cách mạng, quần chúng phải thoát ly hàng ngũ
của Đệ Tam Quốc Tế phản bội kia mà đi sau ngọn cờ không nhơ bợn của Đệ Tứ
Quốc tế”. (Tháng Mười, số 3, tháng 1-1939).
92
Thứ hai, Trotskyist phê phán bản chất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trotskyist khẳng định rằng Đảng Cộng sản chỉ là một đảng nông dân như Đảng S.R
ở Nga. Rồi họ suy diễn: Đảng S. R ở Nga đã trở thành phản cách mạng và chết mất
thì Đảng Cộng sản Đông Dương cũng thế, cũng sẽ “giống như ông tổ S.R của nó
thôi” (La Lutte ngày 5-9-1937). Đảng S. R (Socialiste Resvolutionnaire) là một
đảng của phú nông, trung nông tầng lớp trên ở nước Nga, năm 1917 tham gia chính
quyền Xô viết lúc đầu nhưng chẳng bao lâu sau thì quay ra phản cách mạng.
Trotskyist ví Đảng Cộng sản Đông Dương như đảng S. R của Nga, chính với ngụ ý
rằng Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là đảng của giai cấp công nhân và có
ngày sẽ chống lại cách mạng, chỉ có Trotskyist mới là tổ chức công nhân, mới cách
mạng đến cùng.
Thứ ba, Trotskyist tấn công Quốc Tế Cộng sản và các đảng cộng sản. Hãy
thử đọc một đoạn trong bài “Cộng sản giả, cộng sản thiệt, đệ tứ giả, đệ tứ thiệt” để
xem thái độ của nhóm Trotskyist đối với Đệ Tam Quốc tế (Quốc tế Cộng sản) ở
Đông Dương:
Họ xưng là cách mạng mà về thực hành họ ủng hộ những chánh phủ đế quốc
của Mặt Trận Bình Dân. Họ xưng là cộng sản mà thực hành họ binh vực tư
hữu tài sản của bọn đại tư bản và của tư bản tài chánh. Họ xưng là đồ đệ của
Marx và Lénine mà về thực hành họ dùng lối thỏa hiệp giai cấp trong những
“Mặt trận Bình Dân”, “Mặt trận Dân chủ”. Họ phản đối chiến tranh đế quốc
mà họ lại theo đế quốc để đánh giặc đế quốc. Hành động của phái Đệ Tam
Quốc Tế đã làm cho quần chúng lù mù, nghi hoặc đối với cộng sản chủ
nghĩa. Rõ ràng là họ đội lốt cộng sản làm hại cho phong trào cộng sản. Cần
phải nói ngay rằng họ là cộng sản giả. Cần phải tranh đấu cho quần chúng
nhận thức rằng họ là cộng sản giả. Cần phải huấn luyện cho quần chúng biết
đuổi bọn cộng sản giả ra khỏi hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dong_bao_chinh_tri_voi_doi_song_chinh_tri_viet_nam_g.pdf