Luận án Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

TỔNG QUAN.5

CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC, VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÊ BÌNH

NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU.25

1.1. Quan niệm của Xuân Diệu về văn học, chủ yếu là quan niệm về thơ .27

1.2. Phƣơng pháp phê bình nghiên cứu văn học của Xuân Diệu: .40

CHƢƠNG 2: THÀNH TỰU TRONG LĨNH VỰC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU

VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU QUA NHỮNG CHẶNG ĐƢỜNG.62

2. 1. Nhìn lại một số tác phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ.62

2.1.1. Thời Thơ Mới (1932- 1945) .62

2.1.2. Những năm kháng chiến chống Pháp (1946 -1954): Tiếng thơ.70

2.1.3. Từ 1955 đến 1985 .73

2.2. Những mảng đề tài nổi bật.85

2.2.1. Xuân Diệu với sáng tác thơ ca dân gian: .85

2.2.2. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc:.89

2.2.3. Xuân Diệu với nền thơ Việt Nam hiện đại: .112

CHƢƠNG 3: PHONG CÁCH PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU CỦA XUÂN DIỆU .125

3.1. Nhà thơ trong nhà phê bình.126

3.2. Bình và giảng .144

3.3 ".Và cây đời mãi mãi xanh tƣơi".159

KẾT LUẬN.170

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.141

TÀI LIỆU THAM KHẢO .1421

pdf185 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nhơ vậy! Trong "lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy" còn có những tiểu luận đƣợc viết công phu mang tính tổng kết một giai đoạn, một phong trào sáng tác thơ ca, một chặng đƣờng tích lũy tƣ liệu của tác giả: "Mười năm thơ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (Lời mở dầu cho Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1960)-"Những bài thơ viết về bộ đội 1944-1974)" hầu nhƣ Xuân Diệu không bỏ sót một tác giả tiêu biểu nào; "Sống với ca dao dân ca miền Nam Trung bộ" v..v... Ngoài ra, Xuân Diệu còn có một số bài dựng chân dung văn học (Nhà thơ Tú Mỡ), đề tựa cho các tập thơ trong nƣớc và ngoài nƣớc. Có ngƣời cho rằng Xuân Diệu vẫn cứ tật "ham hố" thiếu chọn lọc nên chất lƣợng các bài viết chƣa đều. Nhƣng thực ra, càng đọc kỹ mới càng thấy hết tầm vóc cảm xúc trí tuệ, năng lực bao quát và sức sống xông xáo của ngòi bút phê bình Xuân Diệu. 84 2.1.3.8. "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam" 2 tập (Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, tập I - 1981, tập II - 1982) thực sự là một công trình đồ sộ, một đóng góp lớn lao của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học cổ điển dân tộc. Qua tâm hồn, tài năng và nghệ thuật phân tích, diễn đạt của Xuân Diệu, những giá trị tinh hoa của văn học truyền thống từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Cao Bá Quát đến Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn.... đều hiện lên vô cùng gần gũi, thân thiết với con ngƣời hôm nay. Cùng với chân dung "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam", ngƣời đọc còn nhận ra đƣợc chân dung của nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu uyên bác, cần mẫn và rất mực tinh tế, tài hoa mà chúng tôi sẽ dành nói ở các phần sau. 2.1.3.9. "Công việc làm thơ" (Nhà xuất bản Văn học - Hà Nội 1984) gồm 12 bài viết đi sâu vào bản chất đặc trƣng của thơ và tiếp tục mạch trò chuyện về "công việc làm thơ" với những ngƣời viết trẻ. Hàng loạt vấn đề từ "sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ", "qui luật sống và qui luật tác phẩm trong thơ", "sự giản dị và phong phú trong thơ" đến việc "tiếp nhận ảnh hưởng thơ truyền thống" cách "tìm tứ cho một bài thơ" rồi "bàn về chất lượng của thơ", "sự tương xứng của ngôn từ thơ" đều đƣợc Xuân Diệu giảng giải cặn kẽ bằng sự kết hợp nhuần chín giữa lý luận và thực tiễn sáng tạo thi ca. Qua những bài tổng kết, đánh giá của Xuân Diệu về các cuộc thi thơ, ngƣời đọc thấy đƣợc mối quan tâm thƣờng trực của ông với nền thơ ca hiện đại nƣớc nhà. Có thể coi "Công việc làm thơ" nhƣ là một trong những tập giáo trình của Xuân Diệu về nghề thơ mà suốt đời ông đã say mê và muốn truyền lại cho lớp trẻ. Bài tiểu luận cuối cùng "Sự uyên bác với việc làm thơ" (viết vào tháng 11 1985) mà Xuân Diệu chƣa kịp đọc tại Hội nghị những ngƣời viết văn trẻ toàn quốc lần thứ ba (12/1985) cũng nằm trong mạch trí tuệ và cảm xúc ấy. * * * 85 Nhƣ vậy là cùng với hệ thống tác phẩm thơ (từ thơ "lãng mạn" đến thơ cách mạng) Xuân Diệu còn có một hệ thống tác phẩm phê bình, nghiên cứu, giới thiệu thơ không kém phần đồ sộ, gắn liền với quá trình vận động và phát triển của nền thơ ca nƣớc ta trên con đƣờng hiện đại hóa, cách mạng hóa suốt hơn nửa thế kỷ. Thơ vốn là thời sự tâm hồn của dân tộc và thời đại. Vì vậy nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật trong văn phê bình của Xuân Diệu cũng vô cùng phong phú. Theo cách "xâu chuỗi" vấn đề của Xuân Diệu, để tìm hiểu sâu hơn đóng góp của ông ở lĩnh vực này, trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của luận án, dƣới đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích những mảng phê bình (những đề tài) nổi bật nhất xuyên suốt các trƣớc tác của ông để lại. 2.2. Những mảng đề tài nổi bật 2.2.1. Xuân Diệu với sáng tác thơ ca dân gian: Khi nói về "Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống" Xuân Diệu đã có lần kể lại: "Ngày nhỏ, khoảng 1930, tâm trí tôi nảy mầm làm thơ là này giữa văn mạch của dân tộc lúc đó, tức là giữa các lối thơ, điệu thơ truyền thống đăng trên các báo, in trong các sách đương thời... Thơ cổ điển, là nhà trường ngày trước dạy, còn thư dân gian phải tự học lấy. Mãi đến sau Cách mạng Tháng Tám, vào kháng chiến, tôi mới biết học tập ca dao... Phải trải qua một quá trình quần chúng hóa, mới thấm thía cái đẹp dân gian, cái hay ca dao" [51 tr101]. Nhƣ vậy, ý thức về phê bình, nghiên cứu sáng tác thơ ca quần chúng của nhà thơ hiện đại, nhà phê bình Xuân Diệu đƣợc hình thành gắn với quá trình giác ngộ lý tƣởng mới và vai trò quần chúng. Cũng từ đó sau sau Cách mạng tháng Tám trong các nƣớc tác tiểu luận - phê bình của mình, Xuân Diệu đã dành gần hai mƣơi bài viết, công trình giới thiệu, tìm hiểu, nghiên cứu về sáng tác thơ ca của quần chúng bao gồm ca dao dân ca truyền thống, và ca dao hò vè của các tầng lớp nhân dân trong thời hiện đại. Xuân Diệu quan niệm: "Đối với việc giới thiệu những sáng tác văn nghệ thuật dân gian, phần lớn, công việc nằm ở chỗ sưu tầm 86 và chọn lọc; đề dẫn là để thỉnh thoáng tôn thêm vị một phần nào" [35, tr [35,tr110]. Tuy nhiên, tùy theo từng đối tƣợng cụ thể, ông lại có cách tiếp cận riêng. Với ca dao, dân ca truyền thống đã từng đƣợc sàng lọc qua thời gian, Xuân Diệu coi đó là "một thứ máu của Tổ quốc", là tiếng hát của tâm hồn dân tộc qua trƣờng kỳ lịch sử, ở đó "như có đất, như có nước, như có cát, có biển, có mồ hôi người" và có cả "giọt nước mắt tinh túy chắt ra từ ruột của non sông". Khi giới thiệu "Ca dao ở Việt Nam" ra nƣớc ngoài, Xuân Diệu đã viết những dòng chứa chan cảm xúc và hình ảnh : "Trong tâm trí tôi, ca dao lẫn lộn với với tiếng võng đưa kẽo kẹt buổi trưa hè, thấp thoáng bóng lá dừa, tàu lá chuối; với những khói nấu cơm chiều bốc lên mái nhà tranh ; với những đêm sâu con đóm lập lòe; với bóng trăng thanh mát rười rượi trên dòng sông nhỏ chảy qua làng tôi - Ca dao quyện vào những hàng tre um tùm, với hình núi xa đứng tận chân trời; ca dao là tình Yêu đất nước" [35, tr 227]. Bài tiểu luận "Sống với ca dao dân ca miền Nam Trung Bộ", dài gần sáu mƣơi trang, đƣợc viết rất công phu, là kết quả chọn lọc sƣu tầm hơn ba mƣơi năm trời (1930-1963) với tất cả niềm cảm xúc đầy rẫy của Xuân Diệu. Sau khi nêu nhận xét không khí chung, tình cảm chung hơi thở chung của ca dao dân ca miền Nam Trung Bộ, điểm lại những câu ca dao về hoàn cảnh xã hội, ca dao tình yêu, Xuân Diệu đã dành hẳn phần cuối để phân biệt ca dao miền Nam Trung Bộ với ca dao các miền khác? Tất nhiên đây không phải là công việc dễ dàng, Xuân Diệu cũng ý thức đƣợc vấn đề này rất tinh tế và phức tạp; nhƣng ông vẫn cố gắng tìm cho ra, mặc dù có thể mắc nhầm lẫn vì các miền đã giao lƣu trao đổi ca dao cho nhau. Với Xuân Diệu ca dao Nam Trung Bộ, "có một cái gì rất độc đáo trong chất thơ, trong chất sống, chất tình ở đây", rồi từ đó bằng vốn ca dao phong phú, ông đi vào dẫn chứng và nêu ra những nhận xét so sánh cụ thể: "Ca dao ân tình Bắc Bộ nói chung hơi thở đã thật trau chuốt" "tuy nhiên trong cái trau chuốt, nhiều khi xảy ra cái khuôn sáo". Những câu hò mái nhì, mái đẩy ở 87 Bình Trị Thiên đem thêm vào cái vốn ca dao dân tộc một hơi mới... Lời hò ở đây nặng về xinh hơn là về đẹp, có duyên, rất có duyên, song "văn ca dao ở Bình Trị Thiên còn để lươm nhươm, chứ không tước bớt quá chặt chẽ như văn ca dao Bắc Bộ. Vào đến Nam Trung Bộ (Nam, Ngãi, Bình, Phú..), theo Xuân Diệu, chất sống, trong ca dao ở đây "thật là xông xáo", bắt đầu cái "máu miền Nam", dễ nóng, dễ sôi, ngƣời ta dám nói thật hơn điều cảm nghĩ, nói thẳng hơn, nói bộc toạc hơn"... [42, tr 211]. Do trữ tình cao độ, nỗi đau cũng xé ra, nên hò Nam Ngãi, Bình Phú, "nhạc tự do hơn, bài tha hồ ngắn dài" - Xuân Diệu dẫn, rồi bình chú một cách say mê nhƣ là đang là nói chuyện thơ trƣớc công chúng vậy. Nhà thơ Chế Lan Viên khi đọc tập "Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy" đã nhận xét bài viết về ca dao miền Nam Trung Bộ, có nhiều nhiệt tình, nhiều khám phá, song phần đặc điểm các miền hơi tán [159, tr 233]. Nhƣng, phải nói rằng ý thức so sánh phân biệt nhƣ Xuân Diệu đã làm là hết sức cần thiết và rất có ý nghĩa, nhất là hiện nay khi tìm hiểu đặc trƣng bản sắc văn hóa dân tộc, giới văn hóa học đã và đang không quên chú ý đến văn hóa vùng. Phải chăng, những ý kiến của Xuân Diệu cũng góp thêm những gợi mở bổ ích. Say mê với ca dao tình yêu, Xuân Diệu chỉ ra vị trí không, thể thay thế đƣợc của văn học dân gian trong đời sống dân tộc: "Chao ôi! cái xã hội Á đông Việt Nam cũ kéo dài phong kiến chưa qua cách mạng tư sản dân quyền, ấm ách mãi không bùng nổ nổi một thời kỳ Phục Hưng như ở Châu Âu; văn chương chính thống làm như là con người không có thân thể, không có thể xác, rất giả đạo đức; vì vậy mà văn học bình dân dưới thời phong kiến đã dóng góp vai trò, làm cái nhiệm vụ bổ sung cho văn học chính đương thời; trong thời cũ, có những mảng tâm hồn mà nếu văn học bình dân không nói ra, thì chẳng có thứ văn học nào nói tới" [44 tr 45]. * * * 88 Với phong trào sáng tác thơ ca, hò vè của quần chúng sau Cách mạng tháng Tám, nhƣ phần trên đã nói, từ 1947, phụ trách mục "Tiếng thơ" của Đài Tiếng nói Việt Nam, và sau đó mục "Tiếng thơ" trên Tạp chí Văn nghệ, Xuân Diệu là ngƣời thƣờng xuyên chăm chút thâu lƣợm chọn lọc, giới thiệu. Ít có, hiếm có một nhà thơ chuyên nghiệp lừng danh nào trong nền thơ hiện đại nƣớc ta, lại chịu khó làm một công việc "đãi cát tìm vàng" dầu dãi hàng chục năm trời nhƣ Xuân Diệu. Có lẽ, niềm say mê ấy trƣớc hết bắt nguồn từ bản chất của một hồn thơ vốn rộng mở: "đây là quán tha hồ muôn khách đến, đây là bình thu hợp trí muôn phương", một hồn thơ luôn "mời yêu" và tự ví mình "là một cây kim bé nhỏ mà vạn vật là muôn đá nam châm". Nhƣng không thể không nói đến, sức mạnh lay chuyển vô cùng lớn lao của biển cả nhân dân khi hồn thơ ấy đƣợc tắm mình. Cả một dân tộc "Giũ bùn đứng dậy sáng lòa" (Nguyễn Đình Thi) không chỉ đánh giặc bằng súng, bằng gƣơm mà cả bằng thơ ca. Cả không khí âm vang "tiếng thơ" ấy đã dội vào những tiểu luận phê bình của Xuân Diệu. Đó là tinh thần của đại chúng. Với Xuân Diệu, cổ vũ cho tinh thần ấy là cổ vũ cho sức mạnh của tình cảm yêu nƣớc, ý chí chiến đấu diệt thù, là biểu hiện ý thức trách nhiệm công của ngƣời nghệ sĩ. Mặt khác, với lớp "nhà thơ cũ" nhƣ Xuân Diệu, đến với sáng tác của quần chúng, cũng là "đi tìm học cái chất thơ mới, cái tâm hồn mới ở lớp người mới lớp người mới", vì ở đó có "hơi người, điện người, mồ hôi xương máu người "trong những thành tựu của nó là có cá "lãng mạn cách mạng", hiện thực chân thật, là gang thép làm xƣơng sống cho tâm hồn. Trƣớc một đối tƣợng nhƣ thế, cảm hứng phê bình của Xuân Diệu thiên về phía tìm học, tìm hiểu, phát hiện và biểu dƣơng cũng là lẽ thƣờng tình. Tuy nhiên, nhƣ vậy không có nghĩa là Xuân Diệu không thấy đƣợc những hạn chế của phong trào. Ông thẳng thắn nhận xét: "Rất nhiều bài ca dao... còn gần với khẩu hiệu, hô hào, thiếu tình cảm, và như thế thì khi một phong trào cụ thể qua đi, người ta sẽ không còn nhớ ca dao 89 tuyên truyền nữa; ông đòi hỏi: "về phương diện sáng tác văn chương, thì cái văn chương nói, hát phải tiến lên cho bằng cái văn chương viết, in có nghĩa là những ca vè của đại chúng phải tiến lên đến chỗ chỉnh tề và toàn bích". Vì thế các nhà thơ chuyên nghiệp muốn khẳng định mình thì trên cái nền ấy, cần phải vƣợt cao lên; phải tìm cách thế nào nâng cao chất lƣợng sáng tác mà vẫn không tách lìa với đa số ngƣời đọc. Ý thức phê bình ấy của Xuân Diệu là sự thể hiện quán triệt phƣơng châm "phổ cập và nâng cao" của văn nghệ ta hồi bấy giờ và ảnh hƣởng rất lớn đến thơ Xuân Diệu sau Cách mạng. 2.2.2. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc: Xuân Diệu tiếp cận gia tài văn học này với một ý thức "để biết quá khứ mà lo liệu cho tƣơng lai" [59, tr 40], đồng thời cũng nhƣ một nhu cầu giải tỏa nội tâm: "Ôi! Tôi xin vui lòng nhận lấy lời trách mắng là "cô đơn", nếu bởi vì tôi hay cô đơn mà có ý thức đi tìm bè bạn trong thơ xưa, nay rồi trở nên đông vui giàu có" [150, tr 152]. Ông yêu cầu mọi ngƣời và cũng tự nhắc mình phải luôn nắm vững quan điểm lịch sử, "không được lấc cấc tự phụ, nện giày cồm cộp trong đền thơ người xưa", "cần trân trọng tránh rơi vào cái chủ quan của chúng ta hiện nay" "cố gắng phát huy cái gia tài văn học và tinh thần của cha ông để lại, một gia tài cha ông phải nhen nhúm, dựng xây và bảo vệ rất gian khổ, trải bao lận đận, chìm nổi, mất mát mới đến chúng ta ngày nay"... "phải đặt tâm trí mình vào cái thời đại, cái hoàn cảnh lịch sử cụ thể để mà thấu cảm các nhân vật ngày xưa; không nên chịt vào những câu văn cắt rời, rất dễ lên tay xuống ngón để tố tụng" [43, tr 34]. Xuân Diệu nêu cao thái độ đối với vốn cũ văn hóa dân tộc là "gạn đục khơi trong", là tìm hiểu thật sâu sắc. Với niềm tâm huyết ấy, Xuân Diệu đã dành thời gian và công sức, gần trọn ba mƣơi năm, chọn lọc, giải, ngợi ca những tinh hoa văn học cổ điển nƣớc nhà. 90 2.2.2.1. Xuân Diệu với Nguyễn Trãi: Là bậc đại anh hùng dân tộc, ngƣời đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp bình Minh giành độc lập cho đất nƣớc, Nguyễn Trãi còn là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Thế giới đã tổ chức kỷ niệm danh nhân Nguyễn Trãi, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm đã viết về cuộc đời và sự nghiệp của ông; Xuân Diệu khi tiếp cận Nguyễn Trãi đã tự xác định cho mình chỉ đóng khung lại trong phạm trù nhà thơ lớn, "nghĩa là lớn trong thơ, qua thơ thấy cái lớn của Nguyễn Trãi với tư cách là một thi sĩ" ở trong bảo tàng văn học, còn trong bảo tàng lịch sử, trên đài lịch sử, lại là một phạm trù khác nữa" [43, tr 9]. Từ tháng 7/1957, sau khi chúng ta vừa tìm lại đƣợc "Quốc âm thi tập", theo nhà phê bình Hoài Thanh, thì Xuân Diệu là ngƣời đầu tiên đã viết bài bình thơ nôm Nguyễn Trãi. Trƣớc sự nghiệp văn học đồ sộ của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu luôn ý thức rằng, muốn cho công bằng, công minh phải đọc và giới thiệu toàn bộ các tác phẩm của Ngƣời; bởi lẽ mỗi tác phẩm đều có một vị trí và tầm vóc riêng của nó. Chẳng hạn, với "Quân trung từ mệnh tập", "quan thừa chỉ Nguyễn Trãi đã phụng mệnh Bình Định Vương, viết bằng chữ Hán, trước sau hàng chục bức thư đưa vào thành giặc, đủ giọng cứng mềm, cởi buộc đủ các lẽ, mỗi hàng chữ hiệu lực không kém một đội quân" [41, tr 24]; với Bình Ngô đại cáo, một áng thiên cổ hùng văn, "sảng khoái lên tới tột đỉnh" có những câu nhƣ đổ một trái núi xuống đầu thù, "văn mạch liền nhau" "đoạn nào cũng đáng cho ta trích" "chỉ mới đọc lên nghe bằng lỗ tai mà có cảm giác như văn đã khắc vào đá, chữ đã đúc trong đồng"... Xuân Diệu cũng không quên dẫn lời nhiều ngƣời xƣa, nay từng ngợi ca công đức Nguyễn Trãi; nhƣng, tất cả, tất cả cái nền trí tuệ và cảm xúc ấy dƣờng nhƣ để góp phần cho Xuân Diệu dồn "mắt xanh" đọc Quốc âm thi tập và "chỉ biết thu hẹp chung quanh Quốc âm thi tập mà thôi". “Điểm huyệt" nhƣ vậy, vì Xuân Diệu xác định "Quốc âm thi tập là một bổ sung rất quan trọng vào các tác phẩm khác của Nguyễn Trãi viết bằng chữ nho. Đó là "tập 91 thơ đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ của ta, cổ nhất, chính xác nhất còn lại trong văn học Việt Nam ta". Cùng với 105 bài thơ chữ Hán (Ức Trai thi tập), 254 bài thơ chữ nôm này "nó góp phần trọng yếu để cho ta thấy con người tình cảm trong Nguyễn Trãi". Mƣợn cách nói của hoàng đế Na-pô-lê-on đệ nhất, khi lần đầu tiêp gặp thi hào Gớt-te (Goethe): "Gớt-tơ tiên sinh! Tiên sinh là một con người", Xuân Diệu cho rằng, qua Quốc âm thi tập, chúng ta có đủ yếu tố để nói: "bậc vĩ nhân, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng là "một con người", đó lời khen cao nhất. Và Nguyễn Trãi xứng đáng là một nhà thơ trọn vẹn nhà thơ mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam" [44, tr 74]. Xuất phát từ triết lý phê bình giàu tính nhân văn và nhân bản ấy, những trang viết hay nhất và cũng là những đóng góp đặc sắc nhất của Xuân Diệu khi đọc Quốc âm thi tập chính là sự đi sâu tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của tài thơ Nguyễn Trãi, vẻ đẹp tâm hồn của một bậc vĩ nhân nhưng vẫn là con người "trần thế nhất trần gian" này. Từ đó, so sánh nhƣng bài có sự lẫn lộn giữa thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Xuân Diệu đã chứng minh một cách khá thuyết phục tài thơ Ức Trai và đi đến nhận xét: "Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà đạo đức làm thơ, Nguyễn Trãi chính cống là một tâm hồn thi sĩ". Riêng điều ấy đã chứng tỏ "Nguyễn Trãi hai lần bản lĩnh, hai lần vĩ đại", bởi vì nhà tƣ tƣởng lớn Nguyễn Trãi, nhà hành động lớn Nguyễn Trãi đã không bóp chẹt nhà thơ trong bản thân mình. Khi thơ Nguyễn Trãi đã hay, thì đúng là cái hay của thơ Nguyễn Trãi chứ không của ai khác, bản lĩnh vô hạn, đáng kính trọng và yêu mến vô hạn. Có những bài thơ của Nguyễn Trãi, trên hình thức không có hoa văn gì đặc biệt, không có trang sức gì để làm cho ngƣời ta chú ý, nhƣng tất cả bản lĩnh, trí tuệ lại nằm ở bên trong, đọc lên cứ nhƣ hiển hiện một dáng đi một thế đứng, một tầm nhìn và cả một nỗi niềm chứa chan thế sự: "Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay / Trong thế giới phút chim bay/ Non cao non thấp mây thuộc/ Cây cứng cây mềm 92 gió hay / Nước mấy trăm thu còn vậy/ Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này / Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết / Bui một lòng người cực hiểm thay". Xuân Diệu đã dẫn ngƣời đọc vào vƣờn thơ Ức Trai bằng cách vén dần lớp bụi thời gian, lại đi lật lại từng từ, vừa giải nghĩa cặn kẽ, vừa tắm nó vào trong thế giới cảm xúc. Trƣớc bài thơ "Tùng" của Nguyễn Trãi: "Thu đến cây nào chẳng lạ lùng / Một mình lạt thuở ba đông" qua ngọn bút Xuân Diệu trở nên gần gũi: "mùa thu, cây nào cũng thành ra lạ, ra khác đi, lá vàng ra, bắt đầu rụng, từ những cành rậm rạp trở thành ra cành trơ xƣơng; ngƣời ta nhìn cây lạ hẳn đi, thành ra: cây lạ lùng. Trong khi đó thì một mình cây tùng là vẫn xanh tốt, coi lạt lẽo, coi thƣờng, làm cho cái rét của ba tháng mùa đông cũng lạt đi, thành ra: lạt ba đông" [43, tr 54]. Nguyễn Trãi có lần: "dửng dưng ca" khi "ngâm được câu thần" Xuân Diệu chỉ rõ những câu thơ thần ấy chính là những câu nói về chí khí, tâm huyết và tình yêu tạo vật thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. Tâm trí Ức Trai là điển hình cao cả nhất, toàn vẹn nhất về lòng ƣu ái, ƣu quốc, ái dân: ..."Bui một tấm lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông " ..."Lòng một tấc son còn nhớ chúa Tóc hai phần bạc bởi thương thu.." ..."Bui có một lòng trung với hiếu Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen" Ông viết: "ý trong những câu thơ trên không có gì lạ, nhưng "tình trong thơ thì sáu trăm năm sau, người đọc còn phải ứa nước mắt". Xuân Diệu cũng rất hiểu với những ngƣời nghệ sĩ lớn, trong đời sống bình thƣờng và nhất là những khi gặp nghịch cảnh, lúc phải trở về với chính mình, đối diện với lòng mình họ thƣờng tìm đến với thiên nhiên. Nguyễn Trãi của chúng ta 93 cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Sau khi cùng Lê Lợi dẹp giặc Minh, cho dù không nguôi "đạo làm con mấy đạo làm tôi", nhƣng trƣớc cảnh ngang trái của triều đình, Nguyễn Trãi đã phải tự bảo mình "lưng không uốn, lộc nên từ" và quyết định "rũ bụi lầm" về ẩn dật ở Côn Sơn, về với ngƣời bạn lớn thiên nhiên. Trong lịch sử Việt Nam dƣới thời phong kiến, ai tầm cỡ nhƣ Nguyễn Trãi, hăm hở giúp nƣớc lo đời nhƣ Nguyễn Trãi mà lại rơi vào tình cảnh oái oăm, đớn đau nhƣ Nguyễn Trãi; có lẽ vì vậy mà "trong thơ Việt Nam, chưa có một nhà thơ nào yêu mến thắm thiết đất nước thiên nhiên cho bằng Nguyễn Trãi" [43, tr 32]. Xuân Diệu cắt nghĩa, tình yêu thiên nhiên ấy vừa bắt nguồn từ truyền thống nghệ thuật cổ điển Á Đông, vừa là một hiện tƣợng đặc biệt do bản tính và cũng do tình thế, hoàn cảnh của Nguyễn Trãi. Qua đó Xuân Diệu nhận ra một bản lĩnh Ức Trai thật đa dạng, thật phong phú "vào bậc nhất giữa các vĩ nhân của dân tộc và các thi sĩ của dân tộc" [41, tr 24]. Thực ra, những suy nghĩ và nhận định trên đây cũng không có gì mới. Trƣớc Xuân Diệu, cùng với Xuân Diệu, giới phê bình nghiên cứu về Nguyễn Trãi nhiều ngƣời cũng đã đề cập, ngƣỡng mộ, ngợi ca. Có điều, với Quốc âm thi tập thì Xuân Diệu là một trong những ngƣời tìm hiểu sớm nhất và sâu sắc nhất trong nền phê bình hiện đại, đồng thời qua cách diễn đạt của mình.Xuân Diệu đã làm cho thơ Ức Trai, dù dã cách xa hơn sáu thế kỷ vẫn trở nên gần gũi với ngƣời đọc. Những cảnh "nước biếc non xanh", "cây rợp tán che" "hồ thanh nguyệt hiện", "hoa liễu trong chiều", "đào xuân trước gió"... đã từng "lai láng lòng thơ‖ Nguyễn Trãi, dƣờng nhƣ một lần nữa mới mẻ hiện lên qua từng trang văn của Xuân Diệu với biết bao bồi hồi, xúc động. Tâm hồn Ức Trai vừa rất cứng cỏi, vừa rất mềm mại. Dù "canh cánh" bên lòng bao niềm ƣu ái, cõi văn hóa, nghệ thuật vẫn là xứ sở của tâm trí Ức Trai. Vừa là một vĩ nhân cũng vừa là một thƣờng nhân, Nguyễn Trãi là một con ngƣời cụ thể, do bố mẹ cụ thể ông bà cụ thể sinh ra có cá tính bẩm sinh cụ thể. Chính khía cạnh thông thƣờng ấy càng làm tăng thêm giá trị con ngƣời khác thƣờng. Càng đi sâu vào Quốc âm thi tập, những giá 94 trị nhân bản ấy của tập thơ, của chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi qua ngòi bút Xuân Diệu ngƣời đọc dƣợc cảm nhận vô cùng tinh tế, sâu sắc. Đặc biệt, lúc bấy giờ trƣớc luồng ý kiến muốn hạ thấp thơ Nguyễn Trãi vì "thơ Nguyên Trãi buồn", xuất phát từ sự thấu hiểu cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Trãi và niềm cảm thông vô hạn trƣớc nỗi đau của một bậc vĩ nhân bị đẩy vào tình cảnh "còn một non xanh là cố nhân" khi bọn gian thần thắng thế, Xuân Diệu đã lập luận đầy sức thuyết phục để bênh vực cho quyền đƣợc buồn của con ngƣời và thẳng thắn trao đổi một vấn đề học thuật: thái độ đối với cái buồn trong văn học cũ trƣớc cách mạng. Xuân Diệu viết: "Đọc văn học cũ, của các xã hội có giai cấp, trên toàn Trái Đất, mà không hiểu cái buồn, là không hiểu gì sất cả" [43, tr 84]. Nhìn vào nỗi buồn Nguyễn Trãi bao lần "khắc khoải thuở trăng" bao lần thao thức "một bóng lan can tựa, trăng sáng như băng trời biếc treo" trong đời và trong thơ, Xuân Diệu gọi đó là "cái buồn hùng tráng", "cái buồn bi tráng". Từ đó, Xuân Diệu đã có một phát hiện bất ngờ về Nguyễn Trãi: "Cái ngòi bút như đang xông pha tung hoành giữa vạn mũi tên, ngàn viên đạn của Bình Ngô đại cáo, lại có một hào sảng khác, trong bài Côn sơn ca, cái hào sảng của một đại trí dám đứng lên trên muôn thứ gọi là vinh hoa phú quí để mà ngạo nghễ với cái chân giá trị của một con người; từ trước tới nay, ít người chú ý đầy đủ đến cái hơi văn mạnh mẽ như "cơn gió to trút sạch lá khô" của Côn Sơn ca"... Ngòi bút "đã viết được "Bình ngô đại cáo", còn viết Côn sơn ca, thì còn viết được tiếng lòng của mình, đa dạng như sự sống, đa dạng như nước, nước có thể làm biển, cũng có thể làm một hạt sương cỏn con lóng lánh năm sắc cầu vồng... Bên cạnh cái chí khí, một yếu tố quan trọng góp phần làm nên cái hay, cái tinh thần nhân đạo, cái sâu sắc, cái hấp dẫn của thơ Nguyễn Trãi, là cái buồn có tầm vóc cao lớn trong thơ ấy "[43, tr 87]. Vậy là Nguyễn Trãi cũng vui buồn, sƣớng khổ, giận, ghét yêu mến nhƣ mọi ngƣời. Nguyễn Trãi dù ở đâu làm gì cũng không nguôi nhớ về quê cũ cũng gắn bó với công việc đồng áng nhà nông, cũng "ao cạn vớt bèo cấy muống, Trời 95 thanh phát cỏ ương sen". Có lẽ, khác với bất kỳ nhà phê bình nào, qua cách dựng chân dung của ngòi bút Xuân Diệu, chúng ta có một Nguyễn Trãi vô cùng kính yêu và gần gũi; gần gũi tới mức nhƣ Xuân Diệu nói "đọc thơ ông mà tức cười một cách kính trọng", ta tìm ở nhà thi sĩ một ngƣời bạn, với thi sĩ chúng ta có thể quàng vai, quí nể nhƣng nhất định không sợ hãi, dù chỉ là e ngại cũng không. "Nguyễn Trãi vĩ nhân là nhà thơ kiểu ấy; thi sĩ có thể an ủi ta và ta cũng có thể an ủi thi sĩ". Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu nói đi rồi bình lại rất kỹ bài thơ "Ba tiêu" (Cây chuối). Phải chăng, ở đây nhà thơ hiện đại đã bất gặp tâm hồn đồng điệu trẻ trung với chất "xuân tình" trong hồn thơ Nguyễn Trãi. Phải có một khả năng cảm hiểu, một bút lực tự tin đến chừng nào, nhà phê bình Xuân Diệu mới có thể viết về một bậc vĩ nhân với giọng thân mật, thậm chí có khi còn "suồng sã" mà ngƣời đọc vẫn chấp nhận. Nhớ lại giai thoại về Nguyễn Trãi và cô bán chiếu, Xuân Diệu cho rằng: "mặc dù không lấy chi làm bằng chứng rằng có thật , vẫn cứ có duyên, vẫn là việc tán gái từ cổ truyền lại cho đến kim, đặt Nguyễn Trãi cùng vai vế với tất cả thanh niên xưa và nay, điều này chỉ có lợi cho Nguyễn Trãi thôi" [41, tr 45]. Đúng là giọng văn của Xuân Diệu chứ không là của ai khác! Tóm lại, qua "Đọc Quốc âm thi tập", Xuân Diệu không chỉ làm cho ngƣời đọc cảm thấu vị trí, giá trị của tập thơ trong nền thơ dân tộc mà còn làm nổi bật đƣợc chân dung tâm hồn, khí phách và phong thái của Nguyễn Trãi. Cho đến nay đã có nhiều bài viết về thơ Ức Trai nhƣng phải nói rằng ít ai viết kỹ viết hay nhƣ vậy. Thật là: "Nước chảy âu khôn xiết bóng non". 2.2.2.2. Xuân Diệu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là niềm tự hào của văn học dân tộc và nhân loại. Trong các nhà thơ cỏ điển Việt Nam, nhà thơ nào Xuân Diệu cũng quí trọng, yêu mến, nhƣng chỉ khi nói về Nguyễn Du, ông mới dùng đến cách gọi "thiên tài của loài người", "nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại" Với bản tính của mình,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_dong_gop_cua_nha_tho_xuan_dieu_trong_linh_vuc_phe_binh_nghien_cuu_van_hoc_0146_1921597.pdf
Tài liệu liên quan