Luận án Đóng góp của văn xuôi tự sự lưu trọng lư giai đoạn trước 1945 - Hồ Thị Thanh Thủy

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát. 2

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu . 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 4

5. Đóng góp của luận án. 5

6. Cấu trúc của luận án. 6

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Nghiên cứu lý thuyết về văn xuôi tự sự . 7

1.1.1. Khái niệm văn xuôi tự sự. 7

1.1.2. Nghiên cứu lý thuyết của các tác giả nước ngoài về văn xuôi tự sự . 10

1.1.3. Nghiên cứu lý thuyết của các tác giả trong nước về văn xuôi tự sự. 13

1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với quá trình

hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi tự sự Việt Nam nói riêng. 17

1.2.1. Những nghiên cứu công bố trước 1945 . 17

1.2.2. Những nghiên cứu công bố sau 1945 . 21

1.3. Nghiên cứu mang tính khái quát về vị trí Lưu Trọng Lư trong bức tranh

chung của văn học Việt Nam trước 1945. 25

1.3.1. Nghiên cứu công bố trước 1945. 25

1.3.2. Nghiên cứu công bố sau 1945. 28

1.4. Nghiên cứu chuyên sâu về bộ phận văn xuôi tự sự sáng tác trước 1945

của Lưu Trọng Lư . 33

1.4.1. Nghiên cứu công bố trước 1945 về văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư . 33

1.4.2. Nghiên cứu công bố sau 1945 về văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư

thời kỳ trước Cách mạng. 35

Tiểu kết chương 1 . 41Chương 2 SỰ HÒA TRỘN CÁC KHUYNH HƯỚNG THẨM MỸ

TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945. 42

2.1. Một số khuynh hướng thẩm mỹ chính chi phối văn học Việt Nam

nửa đầu thế kỷ XX . 42

2.1.1. Khái niệm khuynh hướng thẩm mỹ. 42

2.1.2. Khuynh hướng thẩm mỹ cổ điển. 44

2.1.3. Khuynh hướng thẩm mỹ thị dân. 47

2.2. Sự tiếp biến các khuynh hướng thẩm mỹ thời đại trong văn xuôi tự sự

Lưu Trọng Lư trước 1945. 50

2.2.1. Tiền đề của việc tiếp biến . 50

2.2.2. Sự hội tụ của các khuynh hướng thẩm mỹ ở văn xuôi tự sự

Lưu Trọng Lư trước 1945. 52

2.3. Nguyên tắc phản ánh - biểu hiện trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư

trước 1945. 58

2.3.1. Chú ý đến những uẩn khúc trong tình cảm của nhân vật . 58

2.3.2. Chú ý miêu tả những thân phận phụ nữ không may mắn. 64

2.3.3. Phối trí hài hòa không gian xa xăm với không gian cụ thể . 73

Tiểu kết chương 2 . 78

Chương 3. DẤU ẤN CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ

TRƯỚC 1945 Ở HỆ THỐNG ĐỀ TÀI VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG . 79

3.1. Một số đề tài và hình tượng nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam

trước 1945. 79

3.1.1. Đề tài chính . 79

3.1.2. Những hình tượng nhân vật nổi bật. 90

3.2. Nét riêng của hệ đề tài trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 . 96

3.2.1. Đề tài con người trong môi trường đô thị. 96

3.2.2. Đề tài con người lỡ vận. 101

3.2.3. Đề tài kỷ niệm riêng tư . 103

3.3. Nét riêng của hệ thống hình tượng con người trong văn xuôi tự sự

Lưu Trọng Lư trước 1945. 1093.3.1. Hình tượng con người mang tâm lý thất bại. 109

3.3.2. Hình tượng con người chìm đắm trong ái tình . 112

3.3.3. Hình tượng con người mộng ảo . 117

Tiểu kết chương 3 . 120

Chương 4. NHỮNG KIỂU LỰA CHỌN NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ

TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945. 121

4.1. Sử dụng và cải biến các mô típ quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn. 121

4.1.1. Khái niệm mô típ và tiền đề của việc sử dụng, cải biến các mô típ

nghệ thuật quen thuộc ở văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư . 121

4.1.2. Dấu ấn Lưu Trọng Lư trong việc sử dụng và cải biến các mô típ

quen thuộc . 123

4.2. Nhào nặn chất liệu hiện thực theo hướng phong tục hóa. 126

4.2.1. Sự khác nhau giữa xu hướng phong tục hóa và tiểu thuyết hóa

trong văn xuôi tự sự. 126

4.2.2. Việc nhào nặn chất liệu hiện thực theo hướng phong tục hóa

trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư. 128

4.2.3. Nét riêng của Lưu Trọng Lư với các nhà văn cùng thời trên vấn đề

nhào nặn chất liệu hiện thực theo hướng phong tục hóa. 131

4.3. Tạo sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất văn xuôi và chất thơ . 134

4.3.1. Cơ sở của việc tạo sự kết hợp giữa chất văn xuôi và chất thơ. 134

4.3.2. Biểu hiện của cái nhìn thơ về hiện thực . 138

4.3.3. Sự kết hợp giữa chất văn xuôi và chất thơ trên bình diện ngôn ngữ

và giọng điệu . 141

Tiểu kết chương 4 . 147

KẾT LUẬN. 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1521

pdf166 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đóng góp của văn xuôi tự sự lưu trọng lư giai đoạn trước 1945 - Hồ Thị Thanh Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chú ý sự đan cài giữa không gian xa xăm với không gian cụ thể. Vốn là một nhà thơ lãng mạn nên tấm lòng Lưu Trọng Lư lúc nào cũng thổn thức, tâm hồn ông lúc nào cũng mơ màng. Ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, tiên với người, tiên với tục tạo nên một không gian mộng ảo ẩn hiện trong cuộc sống trần thế. Trong không gian ấy, các con vật biết trò chuyện, chim muông có thể nói và hiểu được tiếng người, các cây cỏ, hoa lá có thể khiêu vũ và đá cuội có thể mỉm cười. Lưu Trọng Lư đã thổi nguồn cảm hứng về thế giới thần tiên, mộng ảo vào những trang văn xuôi của mình. Trà Hoa Nữ đưa người đọc lạc vào không gian của cõi tiên. Nơi đó tất thảy loài vật đều hiểu tiếng người: “Hai vợ chồng nhà khỉ đang cãi nhau về việc nhà... một bầy phượng đang quây quần bên bàn rượu” [95, tr.220]. Có khi là một con đười ươi hình thù kì dị biết rơi những giọt nước mắt van lơn, bầy vượn đua nhau cười khúc khích, hay năm mươi con phượng đang múa bỗng biến thành những con bướm đủ sắc màu lộng lẫy. Trà Hoa Nữ là nàng tiên sống ở trong Tây động, lúc tiên ông đi vắng đã cứu Lương Hà Dật - một cống sinh ở làng Cô Tử 74 đã ba lần lều chõng đi thi nhưng vẫn hỏng, quyết định cạo đầu ăn chay xuất gia tu hành. Chàng đi về phía Tây Động và gặp Trà Hoa Nữ. Đưa Lương Sinh về Tây động, ngỡ rằng sẽ trọn kiếp tu hành nơi hoa thơm cỏ lạ, quanh năm cây cối tốt tươi, nhưng chàng vẫn bị khuất phục bởi hai tiếng “Ái tình”. Nơi đây chàng và Trà Hoa Nữ đã có những tháng ngày vui vẻ. Con đường tìm về kiếp tu hành của Lương Sinh thật ra là cuộc phiêu lưu của ái tình nơi không gian của cõi tiên mông lung, huyền bí. Tác giả đưa chúng ta lạc vào thế giới tiên cảnh, nơi có những rừng cây rợp bóng xanh mát, đủ thứ hoa thơm cỏ lạ đua nhau khoe sắc, cùng các nàng tiên xuất hiện với cành liễu phớn trên tay, trong những bộ xiêm y lộng lẫy cùng về quần hội với bầy phượng cung kính hầu rượu. Tuy Lương Hà Dật đang sống nơi cõi tiên vui vẻ cùng Trà Hoa Nữ, nhưng theo mô típ quen thuộc, tiên và người ở hai không gian khác nhau nên tình yêu không thể nào bền chặt. Ngày tiên ông đi hái thuốc trở về cũng là ngày hai người rời xa nhau. Lương Hà Dật trở về với không gian của trần thế, về sống ở làng Cô Tử của chàng và trong lòng mang theo một mối tình chung thủy. Trà Hoa Nữ cũng không quên được chàng thư sinh trần tục, trong lốt một cô gái mười chín tìm về xóm Quỳnh Thôn, viết lại mấy câu thơ gửi thăm người cũ. Đọc tiểu thuyết Hương Giang sử, người đọc thấy xuất hiện không gian của trời đất thuở còn hoang vu, nước dòng Hương Giang trong vắt và lãnh địa của cõi tiên lúc chiếc bè của tiên nữ cứu hai cha con chàng tiều phu ở núi Giăng Màn. Trong văn học, ta dễ bắt gặp những chuyện có đề tài liêu trai, ma quái. Ngay từ những bộ sách Thi kinh, Tả truyện của nhiều tài tử thời đại Tiên Tần đã ghi chép rất nhiều giấc chiêm bao. Trên cơ sở ấy, từ thời Đường, Tống về sau, các nhà văn đã phát triển thành một dòng văn học mộng ảo. Bên cạnh thế giới thần tiên, trong văn xuôi tự sự của Lư Trọng Lư, chúng ta còn bắt gặp sự đan xen giữa không gian của cuộc sống thực tại và không gian hoang đường, liêu trai, không gian của cổ tích. Không gian trong tiểu thuyết Người nữ tỳ của Bà Chúa Liễu là không gian bao la, nhuốm màu trắng xóa cùng tiếng sóng vỗ rì rào nơi Đèo Ngang. Chính nơi đây Lê Sinh (con một vị đại thần đang giữ chức tại kinh) nghe tin cha ốm nặng đã một mình từ Nghệ An trẩy kinh bằng bạch mã. Chàng tới Đèo Ngang thì trời tối, 75 ngựa không chịu đi. Giữa chốn trời nước bao la, chàng thấy một chiếc thuyền không người cắm ở trên bờ đã mạnh bạo bước vào. Lê Sinh thấy sẵn có bàn đèn. Vì mệt nên chàng thiu thiu ngủ, chợt có một thiếu nữ bận áo quần trắng và chân bước nhẹ như khói đi vào nằm bên cạnh bàn đèn cùng Lê Sinh. Hai người cùng hút thuốc phiện và chuyện trò qua lại: “Lê Sinh đã thấy mơ mơ màng màng, tâm hồn như chập chờn trong cõi mộng” [95, tr.236]. Sáng ra chàng tỉnh giấc thì mọi vật biến đi đâu hết, con ngựa bạch cũng bị đánh cắp chỉ còn lại một mình Lê Sinh nằm trơ trơ trên bãi cát: “Chàng đứng dậy gọi to mấy tiếng. Nhưng chàng chỉ nghe có tiếng dội lại rất hãi hùng của mấy tảng đá xa” [95, tr.236]. Lần thứ hai Lê Sinh lại “gặp may” khi chàng gặp một tốp phu cáng. Chàng được tiểu thư chủ nhân nhường cho lên cáng và từ đây hai người trở thành người bạn đồng hành suốt quãng đường đèo cong queo. Suốt cuộc hành trình chàng được nghe mấy người phu kể chuyện Nường Ba nghe rùng rợn, lạ lùng. Nường Ba vốn là nữ tỳ của Bà chúa Liễu năm xưa. Vì mắc tội nên nàng trốn đi, trở thành một cô lái đò vào ở Đèo Ngang - nơi có nhiều khách qua lại để phục vụ. Qua lời kể của mấy người phu cáng, Nường Ba không phải là người vì bà có thể xuất quỷ nhập thần. Lê Sinh cùng người con gái đẹp tiếp tục đồng hành suốt chặng đường đèo hiểm trở. Lúc dừng chân, hai người tâm sự. Nhưng đột nhiên, người con gái đẹp biến đi đâu mất khiến Lê Sinh sửng sốt, vừa buồn não, vừa ghê rợn lủi thủi bước đi. Câu chuyện dẫn chúng ta vào cuộc hành trình giống như đi vào thế giới cõi mộng ảo, hư hư, thực thực. Và câu chuyện khép lại: người con gái đi cùng họ suốt quãng đường vượt đèo chính là Nường Ba. Lê Sinh trên con đường vượt đèo, hai lần gặp người đẹp, hai lần đều có tình cảm lưu luyến mến thương, và hai người con gái đó thực ra chỉ là một bóng ma người nữ tỳ của Bà chúa Liễu mà người dân quen gọi là Nường Ba. Và tất thảy những người đàn ông vượt đèo không ai thoát khỏi lưới tình của Nường Ba giăng sẵn. Trong văn xuôi Lưu Trọng Lư có nhiều mô típ gần gũi với truyện cổ tích, truyện cổ, với các nhân vật Đức Vua, Hoàng Hậu, Công Chúa, Hoàng Tử Con đười ươi dẫn người đọc bước vào không gian của truyện cổ tích với biểu tượng là cây đàn Linh Phượng Cầm của công chúa nước Tây Thục. Trong truyện cố tích 76 Thạch Sanh của người Việt, chàng Thạch Sanh dùng chiếc đàn thần của vua Thủy Tề ban tặng gảy lên những tiếng đàn réo tắt gợi nhớ quê hương, gia đình đã dẹp tan quân giặc. Công chúa Lý Chiêu Vân trong Con đười ươi được tiên ông ban cho cây đàn và kèm theo điều kiện không được lấy chồng thì cây đàn sẽ giúp cho vương quốc dẹp được giặc xâm lăng. Nhưng nàng là một cô gái trẻ đẹp khát khao hạnh phúc lứa đôi nên nàng đã bước qua lời nguyền để phải sống cuộc đời đau khổ trong lốt một con vật xấu xí, kỳ dị. Câu chuyện có những giấc mộng linh ứng: “Một đêm đông, thiếp nằm mộng thấy một vị lão tiên râu tóc bạc phơ hiện đến, tay cầm một cây đàn kỳ lạ” [95, tr.288], có cảnh tiên: “Ba con phượng hoàng ở một hòn núi xa bay tới, con thứ nhất ngậm một cái bầu rượu, con thứ hai ngậm một cái ly ngọc, con thứ ba cũng ngậm một cái ly ngọc nữa. Chúng lượn một vòng quanh Vọng Nguyệt Đài rồi bay vào đặt bầu, ly lên trên một cái bàn pha lê, rồi cúng đứng ra hai bên, nghiêm trang chững chạc” [95, tr.298]. Nhưng rồi tất cả lại quay về cõi trần. Nơi đây công chúa đã biết được sự thật về kiếp trước của mình và nàng phải trải qua nhiều bất hạnh trong cuộc đời trần thế. Ở đây có cửa Phật với ngôi am nhỏ cùng tiếng đọc kinh vọng về: “Một đêm đông, trời đã về khuya Trong một cái am nhỏ trên núi Tuyết Mã, Viên Thông hòa thượng đương ngồi xem kinh ở dưới ánh sáng lờ mờ của một cây bạch lạp. Hòa thượng đã già. Râu tóc bạc phơ. Trán đã nhăn nhưng nước da vẫn hồng hào, đôi mắt vẫn lanh lợi, vẻ người vẫn quắc thước. Ngoài trời tuyết xuống nhiều quá. Hòa thượng vẫn đọc, cố đọc để quên lạnh” [95, tr.285]. Chính nhân vật công chúa Lý Chiêu Vân đã dẫn người đọc phiêu lưu vào trong các miền không gian của nàng: không gian của cổ tích, không gian cõi mộng, cõi tiên, không gian cửa Phật. Cuối cùng, Lý Chiêu Vân đã tỉnh giấc mộng và chấp nhận không gian thực tại nàng đang phải đương đầu, đó là không gian trần thế mà nàng đang phải sống trong lốt một con đười ươi: “Nào đâu là đài Vọng Nguyệt? Nào đâu là gác Thu Mộng? Nào đâu là núi Vân Hạc? Nào đâu là bến Lệ Liễu? Nào đâu là những con linh phượng mời rượu? Nào đâu là con lao điểu kéo quạt? Nào đâu đâu hết mà thiếp chỉ thấy quanh mình những con nai ngớ ngẩn chạy tìm mồi Hòa Thượng ngắt lời: - Thôi nàng đừng kể nữa Ta đau lòng. Xin phép nàng ta niệm Phật. Rồi hòa thượng sụp quỳ trước 77 Phật đài chắp tay, nguyện. Con vật khốn nạn kia nhìn lên tòa sen thấy ông Phật mỉm cười thì nó cũng cười Nó cười, nhưng tự hai tròng con mắt của nó hai hàng lệ tuôn ra không ngớt như tự một cái nguồn vô tận” [95, tr.305]. Dù rất “say” trong việc tạo dựng không gian xa xăm, Lưu Trọng Lư không quên miêu tả không gian cụ thể của cuộc sống thực tại và không gian của ký ức. Đây cũng là sở trường của ông. Không gian này gắn với những hồi ức và kỷ niệm của tác giả về gia đình, về tuổi thơ và đặc biệt là về hình ảnh người mẹ. Nó cũng chứa đựng vẻ “xa xăm” đặc biệt, tương thích một cách nghịch lý với không gian mộng ảo mang màu huyền thoại. Hải (Gió cây trút lá) là một thanh niên có địa vị trong xã hội, là một ông Đốc. Hải xuất thân là con quan Phủ, nhưng không vì thế mà Hải coi thường Lan, một cô gái xuất thân thấp kém. Ngay từ lần đầu gặp nàng, anh đã có tình cảm quyến luyến. Khi tình cờ phát hiện Lan là gái giang hồ trên sông Hương, Hải đau khổ. Và chàng đã vượt qua ranh giới của giai cấp, giàu nghèo, yêu và sống cùng với Lan những ngày tháng hạnh phúc. Nơi không gian riêng tư của hai người vẫn có những khoảng trống để dành cho ký ức ùa về trong tâm hồn Hải. Có lần, Hải đã tâm sự với Lan hồi ức về mẹ anh. Thường vào những lần có nắng sớm thì Hải lại nhớ đến mẹ. Anh nhớ rõ cái dáng điệu cùng nét mặt hiền lành, thùy mị của mẹ anh. Đó là người mẹ có hàm răng đen bóng luôn cười với anh. Người mẹ trong ký ức của thầy thuốc Hải có một cái áo cổ y đỏ và cứ mỗi lần có nắng sớm, thì mẹ lại lấy ra phơi trước dậu. Đó là màu áo chàng nhớ như in được người mẹ mặc vào lần cưới anh cả và lần bà về với đất mẹ. Hình ảnh này còn được lặp lại trong tiểu thuyết Em là gái bên khung cửa. Nhận được tin người yêu tự vẫn, Thi sĩ Liên đã miên man trong sự hồi tưởng. Chàng nhớ lại những cơn nắng xanh rờn của thời niên thiếu và trong màu nắng ấy thấp thoáng cái bóng đen tròn loáng chạy vội trên sân vôi ra hàng dậu để phơi những cái áo cổ y và chiếc quần đỏ: “Ôi cái màu đỏ đã chói mạnh vào tâm linh tôi, cái màu đỏ đã làm tôi nhớ mãi và bùi ngùi và ghê sợ... Tôi bùi ngùi vì tiếc nhớ những màu sắc huy hoàng, những giọng nói líu lo của thơ ấu, những ngày tươi đẹp ở trong cái bóng râm của lòng mẹ” [96, tr.1048]. 78 Lưu Trọng Lư viết về hai loại không gian như là một sự đối lập nghiệt ngã. Không gian cõi tiên, mộng ảo hoặc hoài niệm là chốn nhân vật được hưởng những điều tốt đẹp và yên bình. Ngược lại, không gian thực tại, không gian cõi trần là nơi họ đang đối mặt với nhiều đau đớn, thách thức. Dường như Lưu Trọng Lư đang đặt mình vào giữa hai thế giới, và thế giới mộng ảo là nơi ông muốn tìm đến như một sự giải thoát, một sự lãng quên. Như vậy, một tâm hồn thơ mới thoát ly đang hóa thân trong các nhân vật của văn xuôi Lưu Trọng Lư trước Cách mạng. Tiểu kết chương 2 Tuy Lưu Trọng Lư chịu ảnh hưởng của văn học truyền thống nhưng vẫn hướng tới văn chương hiện đại bằng tinh thần lãng mạn. Văn xuôi của ông vừa kế thừa khuynh hướng thẩm mỹ cổ điển, vừa thể hiện rõ nét khuynh hướng thẩm mỹ thị dân mang màu sắc hiện đại. Ở Lưu Trọng Lư có sự tiếp thu, chọn lọc các khuynh hướng thẩm mỹ của thời đại và thể hiện nó theo cách của ông. Văn xuôi ông như một gạch nối giữa hai thời đại: một mặt vừa cổ kính, mực thước, đề cao những vẻ đẹp xưa cũ, vừa hướng tới cách viết hiện đại với những kiểu người mang tâm sự mới, với những cảm xúc mới do ảnh hưởng của lối sống phương Tây. Những nguyên tắc phản ánh - biểu hiện trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 mang nét riêng biệt: chú ý đến những uẩn khúc trong tình cảm của nhân vật, chọn lựa thể hiện những thân phận phụ nữ bất hạnh, không may mắn, phối trí hài hòa không gian xa xăm, mộng ảo với không gian cụ thể. Cách đan cài hai kiểu không gian đối lập này làm văn xuôi Lưu Trọng Lư vừa đậm màu cổ tích, bảng lảng sương khói hoài niệm, thoát ly, vừa mang tính hiện thực, gắn với những nỗi đau, những bất hạnh thực sự mà con người thời đại ông đang phải đối mặt. Tất thảy tạo nên nét riêng trong khuynh hướng thẩm mỹ của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945. Chính những nét riêng này trong khuynh hướng thẩm mỹ sẽ chi phối hệ đề tài và hình tượng con người mà nhà văn thể hiện, được chúng tôi sẽ đề cập ở chương tiếp theo. 79 Chương 3 DẤU ẤN CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 Ở HỆ THỐNG ĐỀ TÀI VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG 3.1. Một số đề tài và hình tượng nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam trước 1945 3.1.1. Đề tài chính 3.1.1.1. Xung đột gia đình Gia đình không phải là một đề tài mới trong văn học nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Ngay từ thời trung đại, cả trong thơ và trong văn xuôi, những quan hệ gia đình đã được thể hiện khá sâu sắc, theo đó, các vấn đề xã hội cũng được soi tỏ dưới một góc nhìn độc đáo. Thông thường, những biến động xã hội luôn để lại dấu ấn sâu sắc ở tế bào của nó là gia đình. Không có gì khó hiểu khi đề tài gia đình tiếp tục được khơi sâu trong sáng tác của nhiều nhà văn giai đoạn trước 1945. Khi khai thác những xung đột trong gia đình, các nhà văn có cơ hội thấy được tương quan lực lượng giữa những nỗ lực bảo vệ, giữ gìn luân lý truyền thống và những khát vọng đổi khác, vốn được khơi lên nhờ sự kích thích của tư tưởng tự do tư sản đề cao cái tôi cá nhân. Trước đây, trong sự bảo bọc của chế độ phong kiến gia trưởng, gia đình có một cấu trúc vững chắc tưởng khó có cái gì làm rạn nứt được, thì nay, dưới tác động của sự phát triển xã hội do giao lưu kinh tế, cấu trúc đó trở nên mong manh, dễ vỡ. Chính điều này càng làm cho gia đình trở thành một đề tài nhạy cảm mang tính thời đại. Ở sáng tác của Hồ Biểu Chánh, xung đột gia đình hiện ra lắm vẻ, khi thì gắn với việc cưỡng ép hôn nhân (Tiền bạc bạc tiền), khi thì gắn với những toan tính, vụ lợi (Thầy thông ngôn)... Cay đắng mùi đời là tác phẩm vạch rõ mưu mô bắt trộm con cùng sự đấu đá giữa các bà vợ trong một gia đình sống theo chế độ đa thê. Nợ đời là câu chuyện tráo con gái do mình sinh ra và trộm con trai người khác thay thế nhằm có được vị trí cao trong gia đình nhà chồng của người vợ lẽ... Cha con nghĩa nặng phản ánh bi kịch tan vỡ một gia đình nông dân Nam Bộ mà nguyên nhân đầu tiên là sự ngoại tình của người vợ. 80 Qua vấn đề gia đình, Hồ Biểu Chánh muốn khẳng định đạo lý nhà nho cũng như những truyền thống ứng xử tốt đẹp của người nông dân Nam Bộ. Chữ hiếu là một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp cần phải gìn giữ. Truyện của Hồ Biểu Chánh thường đề cập đến chữ hiếu với nhiều biểu hiện phong phú. Theo quan niệm của nhà văn, những kẻ xấu xa, tàn ác sẽ bị trừng trị, còn những người hiếu nghĩa sẽ được đền bù. Chẳng hạn nhân vật Thị Lựu (Cha con nghĩa nặng) có thói lăng loàn, gian xảo, ngoại tình thì phải trả giá bằng cái chết. Còn Trần Văn Sửu là người thật thà, chăm chỉ, hiền lành, sau mười năm lẩn trốn cuối cùng cũng được sống sum họp với gia đình. Khác với Hồ Biểu Chánh, tác phẩm của các tác giả Tự lực văn đoàn lại khai thác sự xung đột gay gắt giữa ý thức cá nhân đang trỗi dậy và khuôn phép đạo đức gia đình Nho giáo truyền thống. Tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng) phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Mai, một cô gái tân thời và bà Án - bà mẹ chồng cổ hủ, trọng lễ giáo phong kiến. Kết thúc tác phẩm, Mai chấp nhận cuộc sống “nửa chừng xuân”, quyết không đầu hàng bà Án. Đoạn tuyệt (Nhất Linh) tiếp tục thể hiện cuộc đấu tranh này với một mức độ quyết liệt hơn. Thoát vụ án giết chồng, Loan quyết chọn cuộc sống tự lập, đoạn tuyệt với đại gia đình phong kiến để tự định đoạt hạnh phúc của mình. Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã đứng về phía cái mới, cái tích cực để bảo vệ cho quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc riêng của những người phụ nữ, vốn là những nạn nhân bất hạnh nhất do sự kỳ thị, phân biệt của đạo lý nho gia. Rõ ràng, xung đột gia đình là một trong những đề tài ưu tiên của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Khi đề cập vấn đề này, các nhà văn không chỉ phơi bày thực trạng bi hài về mô hình gia đình truyền thống mang màu sắc Nho giáo đã từng được coi là chuẩn mực một thời mà còn có tham vọng phác thảo những tiêu chí, khuôn mẫu của kiểu gia đình mới văn minh, tiến bộ hơn. Qua những sáng tác đó, người đọc nhận ra vô vàn kiểu xung đột trong các đại gia đình phong kiến: xung đột mẹ chồng, nàng dâu do quan niệm lễ giáo cứng nhắc (Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn); xung đột trong gia đình đa thê với các mối quan hệ con ông, con tôi và những thù oán, tranh quyền đoạt lợi (Gia đình, Thừa tự); 81 xung đột trong gia đình do một thành viên chạy theo lối sống ích kỷ, phản bội (Gánh hàng hoa)... Các cây bút tiểu thuyết Tự lực văn đoàn qua những xung đột này muốn ủng hộ cái tôi cá nhân mang màu sắc tư sản đang trên đường đi tìm những giá trị mới. Đề cao bênh vực những người phụ nữ, Tự lực văn đoàn dường như đã mở ra tiếng nói nữ quyền trong tiểu thuyết - vấn đề sẽ trở nên quyết liệt, mạnh mẽ, đầy ý thức trong văn xuôi nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng sau 1986. Dòng truyện ngắn trữ tình với các đại diện tiêu biểu là Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh cũng rất chú ý tới nguy cơ đổ vỡ của gia đình Việt Nam truyền thống. Nguyên nhân của đổ vỡ có nhiều, có nguyên nhân vật chất như sự đói cơm, rách áo, cuộc sống túng quẫn và có cả những nguyên nhân tinh thần: tàn dư của xã hội cũ, sự ích kỷ, thói cơ hội, chạy theo lạc thú. Dung trong Hai lần chết (Thạch Lam) sống trong gia đình như như một đứa con dâu gạt nợ, bị bắt làm đủ việc, bị mẹ chồng hành hạ. Cô tự tử nhưng không chết. Cô quay về nhà chồng với tâm trạng chán chường, coi như mình đã chết lần thứ hai, “chết trên cạn”, chết ngay trong gia đình chồng. Còn Liên (Một đời người) buộc phải sống bên người chồng không có tình yêu, nhưng cô phải chấp nhận vì nghĩ đến hạnh phúc của đứa con. Đại gia đình trong tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh tuy một thời vang bóng nhưng hiện tại đang tan vỡ từng mảng. Các thành viên đang chịu nhiều bất hạnh, buộc phải chấp nhận cuộc sống bế tắc, đói nghèo, cùng với ám ảnh của sự ly hương, sống nhờ, gửi phận trên xứ người. Chân trời cũ có nỗi vất vả của đời sống mưu sinh cơ cực, có nỗi cay đắng của gia đình khi thất thế, sa sút, có nỗi tủi hờn của những số phận thiệt thòi, bế tắc. Trung tâm chú ý của các nhà văn hiện thực phê phán là những vấn đề mang tính nhân sinh, trước hết là vấn đề cơm áo, vấn đề áp bức, bóc lột, vấn đề giàu nghèo. Tuy nhiên, trong tác phẩm của họ, vấn đề gia đình cũng hiện lên thật ám ảnh. Có thể kể đến hai cuốn tiểu thuyết đều mang tính tự truyện: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là bi kịch của một gia đình bất hạnh. Cha mẹ cậu bé Hồng 82 lấy nhau do sắp xếp của hai gia đình. Giữa họ, trước và sau khi kết hôn miễn cưỡng, không hề có tình yêu. Đứa con - bé Hồng - chỉ là “kết quả” của một mối tình bất hạnh, một ý định thực hiện cho đươc mục đích “nối dõi tông đường” mà dòng họ yêu cầu. Không hạnh phúc và không lối thoát, người đàn ông mau chóng trở thành một kẻ nghiện rượu, “bán linh hồn cho nàng tiên nâu”, cuối cùng chết trong buồn thảm, bệnh tật. Người mẹ trẻ đang tràn đầy sinh lực phải bỏ nhà ra đi kiếm sống, bỏ lại đứa con khao khát tình mẹ. Sau đó, chị có một người đàn ông khác và phải cắn răng chịu đựng bao lời cay nghiệt từ phía nhà chồng. Còn bé Hồng là một đứa bé thông minh, lanh lợi, tâm hồn trong sáng và nhạy cảm. Nhưng lớn lên trong một gia đình bất hạnh, thường xuyên bị sỉ nhục, cậu bé vừa phải bươn chải kiếm sống bằng việc “đánh đáo ăn tiền”, vừa âm thầm chống trả lại những bất công mà em đang phải chịu đựng. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là lời tố cáo nghiêm khắc xã hội đen tối đã làm băng hoại những giá trị tinh thần cao quý, đồng thời là tiếng nói đề cao những giá trị gia đình, trong đó có tình mẫu tử thiêng liêng. Sống nhờ (Mạnh Phú Tư) kể về tuổi thơ đẫm nước mắt của một cậu bé tên Dần, mồ côi cha từ trong bụng mẹ, lên sáu tuổi thì mẹ đi lấy chồng, cũng chỉ được vài năm thì mẹ mất. Cậu bé phải nay ở nhà này, mai ở nhà kia trong kiếp “sống nhờ”. Cậu như một người thừa, sống trong mặc cảm bị bỏ rơi. Cuộc sống vừa đói cơm, rách áo, vừa nặng nề về tinh thần. Nhưng cũng còn chút may mắn khi cậu vẫn nhận được tình thương từ người bà, người ông, người cụ. Sống nhờ, cùng với Những ngày thơ ấu, bên cạnh việc phê phán xã hội, đã mạnh mẽ nói tiếng nói bảo vệ cho quyền trẻ em được sống êm ấm, hạnh phúc trong gia đình, bên những người thân yêu. Người đọc cũng bắt gặp những kí ức về gia đình của Lưu Trọng Lư với những hồi tưởng về cha mẹ, người thân được ông sử dụng làm chất liệu hư cấu trong văn xuôi. Tiểu thuyết Bến cũ là câu chuyện về gia đình trong hoài niệm với việc cha từ quan về vườn, mẹ trước mất, để lại bầy con thơ: “Năm ấy trong làng tôi có dịch tả, người mẹ già tôi bỏ lại một bầy con dại và một cảnh nhà túng thiếu. Cố nhiên muốn chống chọi cho qua cảnh khốn khó, thầy 83 tôi phải nghĩ đến sự tục huyền” [96, tr.523]. Và mẹ của nhân vật tôi trở thành người kế thất mang theo số của hồi môn là hai chục mẫu ruộng bầu về nhà chồng. Những lần chèo thuyền, giong buồm về quê ngoại lấy thóc lúa được nhà văn miêu tả như đoàn thủy thủ giong buồm đi viễn chinh: “Ngày nhổ sào đi, tôi đứng ở trên mui thuyền... trông cái cảnh tấp nập chung quanh, tôi tưởng như tất cả chúng tôi là một đội thủy thủ bạo dạn sắp dấn thân vào cuộc viễn chinh” [96, tr.524]. Tiểu thuyết Dòng họ “được coi như một cuốn tiểu luận kiêm hồi ức về gia đình và quê hương tác giả” [96, tr.1081]. Với ngôn từ mượt mà, đầy chất thơ, tác giả tái hiện một quãng đời nhiều vui buồn trong một gia đình nhà nho phong kiến. Chính nhà văn tự nhận mình là người chép sử: “Người chép sử - vì tôi cũng có quyền xem mình như một nhà chép sử” [96, tr.1107]. Bắt đầu là khi tác giả biết nhận thức, biết buồn, biết đau nỗi đau của người lớn, đến lúc tác giả đi học chữ Hán và được chuyển tới học ở trường Tây. Rồi những hồi ức về cha, mẹ, ông ngoại, mệ ngoại, các anh em, những tình bạn thời tuổi thơ, về quê hương đều được Lưu Trọng Lư tái hiện một cách sinh động. Chiếc cáng xanh cũng là câu chuyện dựa vào kí ức tuổi thơ nhà văn. Dường như, ông đã tách ra khỏi đời sống xung quanh để tự bộc lộ, để sống với những kỉ niệm về quê ngoại, về người mẹ tảo tần một đời vì chồng vì con. Cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều yếu tố tự truyện với những dữ liệu về bản thân, tuổi thơ, gia đình tác giả. Ở đây có sự nuối tiếc một thời đã xa, một thời vang bóng. Đó là sự hồi tưởng về cuộc sống êm đềm ở quê hương, trong vòng tay yêu thương của người mẹ, cho đến khi người mẹ mất đi ẩn hiện qua hình ảnh chiếc áo cổ y và khăn nhiễu tam giang. Như vậy, văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 cũng có đề cập đến đề tài gia đình, tuy nhiên ông không khai thác sâu các xung đột trong gia đình truyền thống hay sự đổ vỡ gia đình như các nhà văn cùng thời. Ông chủ yếu sử dụng những ký ức, hoài niệm về gia đình, dòng họ, quê hương làm chất liệu sáng tác. Những hoài niệm đượm buồn, nhưng cũng rất đẹp về người mẹ, về dòng tộc, về quê hương thân yêu của mình. 84 3.1.1.2. Những thảm cảnh ở nông thôn Cho đến tận nửa đầu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, với dân số hơn 90% là nông dân. Hoàn toàn là điều tự nhiên khi nông dân trở thành một đối tượng được quan tâm hàng đầu của văn học. Khi nói đến đối tượng này, cuộc sống bi đát của họ trước chính sách khai thác thuộc địa của thực dân là điều được chú ý đặc biệt. Văn học Việt Nam vốn có truyền thống cảm thương, bởi vậy, những thảm cảnh ở nông thôn luôn làm các nhà văn ưu tư, thổn thức. Thêm nữa, do chịu ảnh hưởng của những tác phẩm hiện thực phê phán phương Tây, việc đào sâu vào nỗi khốn cùng của những người lao động dưới đáy càng trở thành một nỗi thôi thúc đối với các cây bút có thiên hướng tả chân xã hội. Viết về thảm cảnh nông thôn trước hết phải kể đến Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao. Phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố cho thấy những hủ tục lạc hậu, thói hiếu danh ở hương thôn đã gây nên nhiều thảm họa cho người nông dân. Chẳng hạn, người vợ sau khi tổ chức bữa tiệc khao chức Lý cựu cho chồng đã phải bỏ làng đi làm vú nuôi. Có người bị làng "ngả vạ" nên uất ức phải thắt cổ tự tử. Có kẻ vì để lo một cỗ oản tuần sóc đã phải dỡ nhà bán lấy củi. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là bức tranh đen tối về xã hội nông thôn và số phận bi thảm của người nông dân. Chị Dậu - nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết thuyết này bị dồn đẩy đến đường cùng, phải bán cả con, cả ổ chó mới đẻ chỉ vì thiếu một suất sưu người chết. Dịp sưu thuế là cơ hội vàng cho bọn hào lý,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dong_gop_cua_van_xuoi_tu_su_luu_trong_lu_giai_doan_t.pdf
Tài liệu liên quan