Luận án Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI 6

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, đạo đức truyền

thống, nhân cách và tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống

trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên 6

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy

giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển

nhân cách sinh viên 18

1.3. Những nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp

nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình

thành và phát triển nhân cách sinh viên 21

Chương 2: NHÂN CÁCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO

ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY 26

2.1. Nhân cách và những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát

triển nhân cách sinh viên 26

2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và tầm quan trọng của nó trong việc

hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 46

Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC HÌNH

THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT

NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

ĐẶT RA (QUA THỰC TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO

ĐẲNG Ở HÀ NỘI) 70

3.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình

thành và phát triển nhân cách sinh viên ở các trường đại học,

cao đẳng ở Hà Nội hiện nay 70

3.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy giá trị đạo đức

truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh

viên Việt Nam hiện nay 93

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY TỐT CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 114

4.1. Phương hướng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc

hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 114

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền

thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

Việt Nam hiện nay 128

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

pdf668 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2011), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 93. Nguyễn Thế Kiệt (2012), Mấy vấn đề về đạo đức học mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 94. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 95. Lê Thị Lan (2001), “Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống Việt Nam trong giá trị nhân loại”, Tạp chí Triết học, (7). 96. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây đựng đạo đức”, Tạp chí Triết học, (7). 97. Tương Lai (1983), Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự thật, Hà Nội. 98. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 103. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, Tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 105. A.N.Lêônchiép (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 106. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 159 107. Vũ Khắc Liên và tập thể tác giả (1993), Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 108. Dương Thị Liễu (2003), Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 109. Bùi Trọng Liễu (2005), Chung quanh việc học, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 110. Đỗ Long (1995), Hồ Chí Minh và những vấn đề tâm lý học nhân cách, Viện Tâm lý học, Hà Nội. 111. Nguyễn Ngọc Long (1987), “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức trong việc đổi mới tư duy”, Tạp chí Nghiên cứu, (1). 112. Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên) (2004), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, (Dùng cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 113. Hoàng Xuân Long (1996), “Bảo vệ môi trường cuộc đấu tranh toàn cầu”, Tạp chí Cộng sản, (22). 114. Quang Lợi (1997), Cuộc bứt phá toàn cầu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 115. Phạm Văn Lợi (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 116. Lê Xuân Lựu (1997), “Vì sao đấu tranh chống tham nhũng kém hiệu quả’’, Tạp chí Cộng sản, (5). 117. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 118. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 119. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 120. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 160 121. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 122. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 123. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 124. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 127. Mahathir Mohamad (2004), Toàn cầu hóa và những hiện thực mới, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh - Thời báo kinh tế Sài Gòn - Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình dương. 128. Michio Morishima (1991), Tại sao Nhật Bản “thành công”?, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 129. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng (1972), Về văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội. 130. Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 131. Hồ Chí Minh (1996), Biên niên tiểu sử, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 133. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 134. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 135. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 136. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 137. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 138. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 139. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 161 140. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 141. Hồ Chí Minh (2001), Về vấn đề học tập, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 142. Hồ Chí Minh (2003), Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 143. Hồ Chí Minh (2008), Về giáo dục (Toàn thư), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 144. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 145. Đỗ Mười (1993), Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 146. Đỗ Mười (1995), Trí thức trẻ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 147. Đỗ Mười (1997), Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 148. Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên) (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 149. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 150. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2000), Báo cáo phát triển con người 1999, Hà Nội. 151. Nhà xuất bản Sự thật (1987), Con người, những ý kiến mới về một đề tài cũ, Tập 2, Hà Nội. 152. Nhà xuất bản Trẻ (1999), Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội. 153. Hoàng Đức Nhuận (1995), Kết quả điều tra về vai trò nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, Đề tài KX-o7-08, Hà Nội. 154. Thái Ninh (1987), “Vấn đề hình thành nhân cách”, Tạp chí Triết học, (2). 155. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Vai trò lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (10). 162 156. 1M.F.Ovsianikov (Chủ biên) (1987), Mỹ học Mác- Lênin, Tập 1, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 157. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158. Trần Sỹ Phán (2012), “Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3). 159. Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6). 160. Nguyễn Văn Phúc (2006), “Về việc tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (11). 161. Trần Phương (2001), “Sinh viên tự học như thế nào’’, Tạp chí Tự học, (16). 162. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163. Nguyễn Duy Quý (2004), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, Hà Nội. 164. Hồ Sỹ Quý (2005), Về giá trị và giá trị châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 165. Mai Thị Quý (2007), Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 166. N.A.Rubakin (1982), Tự học như thế nào, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 167. E.F.Schumacher (1995), Nhỏ là đẹp, về lợi thế của quy mô vừa và nhỏ trong kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 168. Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (Đồng chủ biên) (2008), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 169. Phạm Trung Thanh (1999), Phương pháp học tập nghiên cứu của sinh viên cao đẳng, đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 170. Lê Thị Hoài Thanh (2003), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 163 171. Vũ Thị Thanh (2008), “Thái độ của sinh viên hiện nay đối với một số giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam” (Qua kết quả khảo sát tại một số trường Đại học ở Hà Nội), Tạp chí Nghiên cứu Con người, (2). 172. Võ Văn Thắng (2005), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 173. Võ Văn Thắng (2010), “Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (234). 174. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 175. Phạm Thìn (1999), Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nền kinh tế thị trường ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội. 176. Thông tấn xã Việt Nam (1999), Tài liệu tham khảo đặc biệt, (25), tr.8. 177. Lê Thị Thủy (2000), Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 178. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 179. Nguyễn Đăng Tiến (2002), “Khái niệm giáo dục và vai trò quan trọng của giáo dục qua các thời kỳ lịch sử”, Tạp chí giáo dục, (36). 180. Tòa báo Thanh niên Trung Quốc (1957), Mấy vấn đề tu dưỡng tư tưởng của thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 181. Đặng Hữu Toàn (2010), “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí Phát triển nhân lực, (1). 182. Lại Văn Toàn (Chủ biên) (1999), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 183. Nguyễn Cảnh Toàn (2004) (Chủ biên), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 164 184. Nguyễn Khánh Toàn (1992), Một số vấn đề của khoa học nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 185. Nguyễn Văn Truy (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Đề tài KX.01-08, Hà Nội. 186. Trần Đình Tuấn (2006), “Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, (12), tr.47. 187. Từ điển Triết học (1975), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 188. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX07, Đề tài KX 07-04, Hà Nội. 189. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ nhiệm) (1995), Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài KX 07-14, Hà Nội. 190. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2008), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 191. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 192. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1977), Thơ Văn Lý - Trần, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 193. Đặng Thị Vân (2012), “Thái độ của sinh viên trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đối với vấn đề sáng tạo trong học tập”, Tạp chí Tâm lý học, (6). 194. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 195. Viện Thông tin Khoa học xã hội (1999), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Hà Nội. 196. A.G.Xpirkin (1989), Triết học xã hội, Tập 2, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội. 197. V.A.Xu-khôm-Lin-xki (1977), Giáo dục thái độ cộng sản đối với lao động, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 198. V.A.Xu-khôm-lin-xki (1981), Giáo dục con người chân chính như thế nào? (Lời khuyên của các nhà giáo dục), người dịch Đỗ Bá Dung, Đặng Thị Huệ, Vũ Nhật Khải, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 199. V.A.Xukhômlinxki (1995), Hạnh phúc và bất hạnh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÙNG THU HIỀN Gi¸ trÞ ®¹o ®øc truyÒn thèng víi viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch sinh viªn ViÖt Nam hiÖn nay (qua thùc tÕ c¸c tr­êng §¹i häc, Cao ®¼ng ë Hµ Néi) Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ KIỆT 2. PGS, TS. NGUYỄN MINH HOÀN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Phùng Thu Hiền MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, đạo đức truyền thống, nhân cách và tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên 6 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên 18 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên 21 Chương 2: NHÂN CÁCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 26 2.1. Nhân cách và những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên 26 2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và tầm quan trọng của nó trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 46 Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (QUA THỰC TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở HÀ NỘI) 70 3.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội hiện nay 70 3.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 93 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY TỐT CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 114 4.1. Phương hướng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 114 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 128 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình. Các giá trị văn hóa truyền thống là tài sản vô giá của dân tộc. Nó là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của cha ông. Đây là cơ chế tích lũy, lưu truyền, chắt lọc, chuyển giao tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác, hình thái kinh tế - xã hội này qua hình thái kinh tế - xã hội khác. Việc khai thác, phát huy vai trò của các giá trị văn hóa nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người, trong đó có sinh viên là đòi hỏi mang tính chiến lược của thời đại theo xu hướng nhân văn hóa, là một yếu tố cơ bản để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình hội nhập và phát triển ở nước ta hiện nay. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn động viên tuổi trẻ phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập để vươn lên xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước. Trong Di chúc để lại cho chúng ta, Người đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương, sự quan tâm và niềm tin sâu sắc. Người nhận xét: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [152, tr.25]. Đồng thời, Người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” [152, tr.25]. Ngày nay, cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, lối sống của sinh viên Việt Nam đang có nhiều biến đổi. Hàng loạt các giá trị mới được hình thành, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm lối sống của các tầng lớp nhân dân. Sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho các cá nhân, các nhóm xã hội năng động, 2 cởi mở và giàu khả năng thích nghi với những biến đổi của môi trường trong nước và quốc tế. Giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng đã và đang tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu các giá trị tốt đẹp từ lối sống của các quốc gia, dân tộc khác để bổ sung và không ngừng hoàn thiện nhân cách, lối sống của mình. Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đã tạo ra một thế hệ sinh viên với những phẩm chất tốt đẹp như: bản lĩnh, tự tin, chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy... Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đã có ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, nhân cách của một bộ phận không nhỏ thanh niên, sinh viên, làm thay đổi quan niệm của họ về các giá trị truyền thống của dân tộc. Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và sinh viên đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Tiêu cực xã hội có chiều hướng gia tăng, đời sống văn hoá tinh thần, nhất là sự xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống, khuynh hướng muốn hiện đại hoá, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi thường thuần phong mỹ tục, lãng quên truyền thống cha ông để lại... đã xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ trong thanh niên, sinh viên. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội, trong đó có đạo đức, đang nảy sinh ngày càng nhiều vấn đề, nhiều tình huống phức tạp. Những mất mát, lệch lạc về giá trị, lối sống, nhân cách, những hiện tượng tiêu cực trong đời sống đạo đức xã hội, tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sinh viên đang là mối quan tâm của toàn xã hội... Hơn nữa, do đặc điểm tâm sinh lý đặc thù và còn thiếu kinh nghiệm sống, bản lĩnh chưa thật sự vững vàng, sinh viên là tầng lớp rất nhạy cảm, dễ bị cuốn hút bởi cái lạ, cái mới, do đó, cũng dễ rơi vào cạm bẫy của cái xấu, cái phản giá trị từ những tác động bên ngoài. Vì vậy, trong cuộc sống hiện nay, họ thường gặp khó khăn trong việc định hướng, phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Để giúp sinh viên có bản lĩnh vững vàng, giúp họ có “sức đề kháng” trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và xu thế mở cửa, hội nhập, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của công cuộc đổi mới là việc làm quan trọng và cần thiết. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội cũng không nằm ngoài cái chung đó. 3 Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn chủ đề: “Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội)” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên thời gian qua, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt giá trị đạo đức truyền thống để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; - Phân tích, làm rõ khái niệm nhân cách, các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay; - Làm rõ giá trị đạo đức truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, tầm quan trọng và nội dung của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay; - Phân tích thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam và những vấn đề đặt ra; - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam dưới những hình thức thể hiện khác nhau. - Nhân cách sinh viên Việt Nam với các bộ phận hợp thành dưới tác động của các giá trị đạo đức truyền thống. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chỉ tập trung nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. - Sinh viên là một khái niệm rộng chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở mọi miền đất nước, nhưng luận án chỉ giới hạn nghiên cứu sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội; số liệu khảo sát chủ yếu từ năm 1986 đến nay. - Khi phân tích thực trạng, luận án không xem xét một cách tổng thể, mà đi vào xem xét việc phát huy từng khía cạnh giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống, về con người và nhân cách. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử - lôgíc, phương pháp hệ thống, điều tra xã hội học, so sánh, ... để làm rõ các nội dung mà luận án đề cập. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ tầm quan trọng và nội dung của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích, chỉ rõ thực trạng việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay và những vấn đề nảy sinh từ thực trạng đó. - Đề xuất các phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần vào việc đưa ra những luận cứ khoa học để nâng cao hiệu quả phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trực tiếp làm công tác bồi dưỡng, giáo dục sinh viên. - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu giảng dạy và cả những ai quan tâm đến vấn đề giá trị đạo đức truyền thống, phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đạo đức, giáo dục đạo đức luôn gắn liền với tư tưởng về con người, về nhân cách con người trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại và đã được nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_voi_viec_hinh_thanh_va_phat_trien_nhan_cach_sinh_vien_viet_nam_hien.pdf
Tài liệu liên quan