MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
1.2. Cơ sở lý luận 30
Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VÀ CÁC
GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM 45
2.1. Khái lược về di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám 45
2.2. Các loại hình di sản văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám 51
2.3. Những giá trị của di sản văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám 63
Chương 3. NHẬN DIỆN KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VĂN
MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ
NỘI HIỆN NAY 78
3.1. Các giá trị của di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám và sự
hình thành sản phẩm du lịch 78
3.2. Thực trạng xây dựng và khai thác điểm đến du lịch tại Văn Miếu
- Quốc Tử Giám 99
3.3. Đóng góp của điểm đến du lịch Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối
với phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội 109
3.4. Đánh giá chung 119
Chương 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY 125
4.1. Vai trò của giá trị di sản văn hóa với sự phát triển du lịch ở Thủ
đô Hà Nội nói chung 125
4.2. Những vấn đề đặt ra: bất cập và mâu thuẫn 129
4.3. Bàn luận về sự phát huy các giá trị di sản văn hóa Văn Miếu -
Quốc Tử Giám với phát triển du lịch bền vững 138
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
PHỤ LỤC 17
219 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở thủ đô Hà Nội hiện nay - Đoàn Thị Thanh Thúy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QTG
cho rằng rất hấp dẫn và hấp dẫn luôn được đề cao, số du khách trả lời không
hấp dẫn là 0,0%.
Đối với VMQTG là di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với sự thành lập của
kinh đô triều Lý, du khách được trải nghiệm với quy mô tiêu biểu cho Hà Nội, là
biểu tượng cho văn hóa lịch sử Việt Nam.
3.1.3. Sản phẩm du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui
chơi, giải trí
Những năm qua, VMQTG tổ chức với nhiều sự kiện văn hóa. Hội chữ
Xuân [Phụ lục 5, hình 13] là sự kiện khởi đầu cho một năm mới, du khách
được thụ hưởng những giá trị văn hóa tinh thần của ngày đầu xuân, là sân
chơi lành mạnh cho những ai yêu thích nghệ thuật Thư pháp. "Đêm nghệ
thuật trình diễn áo dài" với câu chuyện tà áo dài duyên dáng, điểm nhấn là các
loài hoa và sự góp mặt của các nhà thiết kế nổi tiếng từ ba miền Bắc - Trung -
Nam. "Ngày thơ Việt Nam" [Phụ lục 5, hình 10] với sự tham gia của các câu lạc
bộ thơ đã trở thành lễ hội thi ca có ý nghĩa trong đời sống văn học - nghệ thuật
của đất nước. "Chương trình Thu vọng nguyệt" [Phụ lục 5, hình 9] là bản hòa tấu
Trung thu đa sắc màu, đánh thức mọi giác quan người xem bằng sự giao thoa
hòa quyện của các chất liệu xưa - nay, cũ - mới, truyền thống và hiện đại trong
một không gian mang tính biểu tượng của Thủ đô - VMQTG. Không chỉ mang
đến một sân chơi thuần túy, Thu vọng nguyệt còn là cơ hội để các thành viên
nhiều thế hệ ngồi lại với nhau trong một không gian mang tính giáo dục ngược
dòng lịch sử, tìm về ngày Tết Trung thu xưa qua hồi ức, tư liệu của các nhà
nghiên cứu. Để tìm hiểu sự đánh giá của khán giả về nét đẹp rực rỡ trong đêm
"Thu vọng nguyệt", NCS trao đổi với em Đỗ Ngọc Anh Minh, học sinh trường
Trung học phổ thông Chu Văn An nói:
Khán giả sẽ được hòa mình vào không gian lễ hội đậm đà bản sắc và
mang nhiều nét xưa. Những gian hàng đồ chơi Trung thu truyền
89
thống được bày biện giúp cho người trẻ hiểu hơn về giá trị văn hóa
bản sắc Việt, qua đó tuyên truyền việc lưu giữ và bảo tồn văn hóa
dân tộc [Phỏng vấn em Đỗ Ngọc Anh Minh, Hà Nội, 9/2017].
Bảng 3.3. Lượng khách du lịch nhóm tham dự các hoạt động văn hóa -
xã hội, vui chơi giải trí tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm 2012 - 2017
Đơn vị tính: lượt người
Loại khách 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số khách
đến Văn Miếu -
Quốc Tử Giám
1.478.000 1.553.000 1.490.000 1.225.000 1.484.000 1.623.000
Khách quốc tế
đến VMQTG
591.000 621.000 596.000 490.000 594.000 650.000
Khách nội địa 887.000 932.000 894.000 735.000 890.000 973.000
Du khách tham
dự hoạt động văn
hóa - xã hội, vui
chơi giải trí.
280.000 300.000 290.000 250.000 295.000 300.000
Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].
Du khách còn được hòa mình với chương trình giáo dục di sản [Phụ lục
5, hình 7], mở ra những cơ hội mới cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích. Với việc khám phá những tri thức liên quan đến di sản, du khách có những
sáng tạo mô hình hóa các điểm tham quan trong di tích thành các sản phẩm văn
hóa nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng và đầy cảm xúc. Các cuộc hội thảo, triển lãm
tại Văn Miếu, triển lãm liên kết với một số địa phương đã cung cấp cho du khách
nhiều tư liệu quý giá về VMQTG, tạo nên hiệu ứng xã hội tốt.
Trong năm 2016, sự kiện tuần lễ Bỉ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt
Nam với các hoạt động văn hóa đặc sắc mang đến cho du khách nhiều cảm
xúc. Đêm Gala Hà Nội là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Liên hoan phim
Quốc tế Hà Nội lần thứ IV được tổ chức tại VMQTG góp phần quan trọng
trong thành công của Liên hoan phim. Họ đến đây khám phá, tìm hiểu một
quần thể kiến trúc văn hóa hàng đầu mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô
với truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
90
Đơn vị tính: %
19.0%
67.7%
12.7%
0.7%
Rất hấp dẫn
Hấp dẫn
Hấp dẫn 1 phần
Không hấp dẫn
Biểu đồ 3.3. Đánh giá sản phẩm du lịch tham dự các hoạt động văn hóa-
xã hội, vui chơi giải trí tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [phụ lục 2].
Khi khảo sát thực tế tại VMQTG, với nội dung câu hỏi "đánh giá cảm
nhận về du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi giải trí", có
19% (số phiếu/300) người trả lời ở mức độ rất hấp dẫn; 67,7% (số phiếu/300)
người trả lời hấp dẫn; 12,7% (số phiếu/300) người cho rằng hấp dẫn một
phần, 0,7% trả lời không hấp dẫn. Như vậy, qua kết quả khảo sát, các du
khách phần lớn đánh giá hấp dẫn và rất hấp dẫn về công tác hoạt động văn
hóa - xã hội, vui chơi giải trí của Văn Miếu phục vụ du lịch.
Bên cạnh đó, du khách còn thưởng thức các hoạt động biểu diễn văn
nghệ dân gian. Từ năm 2000, nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
truyền thống của du khách, Trung tâm bố trí tại Tiền đường Nhà Thái học sân
khấu nhỏ cùng một nhóm các nghệ sỹ với các loại nhạc cụ truyền thống để
biểu diễn các tiết mục ca nhạc dân tộc phục vụ theo yêu cầu của du khách
cũng như các đoàn khách ngoại giao. Nhóm nghệ sỹ biểu diễn tại di tích hàng
năm ký hợp đồng về địa điểm với Trung tâm và được phép kinh doanh một số
mặt hàng lưu niệm như đồ thủ công mỹ nghệ, mô hình các nhạc cụ truyền
thống, đĩa CD. Khi du khách tham quan di tích được mời vào thưởng thức các
tiết mục nghệ thuật trong thời gian từ 10 đến 15 phút, chụp ảnh lưu niệm với
các nghệ sỹ và không phải trả tiền nhưng có thể mua ủng hộ các ấn phẩm văn
hóa như đàn bầu, đàn tranh, đàn t’rưng, sáo
91
- Với mặt bằng không gian cổ kính các hoạt động văn hóa - nghệ thuật -
khoa học trong nhiều năm qua, khu di tích VMQTG là địa điểm có uy tín đối
các cơ quan trong việc lựa chọn nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, lễ hội và khoa học. Tất cả các hoạt động, Trung tâm luôn lựa chọn hình
thức phù hợp với không gian di tích, tính cổ kính, tôn nghiêm của di tích, một
số hoạt động văn hóa nghệ thuật như: Lễ tôn vinh văn hóa dân tộc, lễ khai bút
đầu xuân, tôn vinh gốm Bát Tràng, giới thiệu Nhã nhạc cung đình Huế, Liên
hoan Ca trù toàn quốc, Triển lãm ảnh nghệ thuật, thư pháp Trẻ các hoạt
động trở thành thường niên như: Ngày thơ Việt Nam, Tuyên dương thủ khoa
[Phụ lục 5, hình 8], giáo dục di sản văn hóa, Liên hoan Du lịch Hà Nội, Hội
thi Trạng nguyên nhỏ tuổi, Ngày hội đọc sách
Ngoài ra, các hội nghề nghiệp như: Sử học, Hán nôm, Khảo cổ học
chọn di tích làm nơi diễn ra các hoạt động khoa học hoặc kỷ niệm các danh
nhân văn hóa lớn như: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Lương Thế Vinh, Nguyễn Bá lân, Chu Văn An, Mai Anh Tuấn; trao giải
thưởng khoa học Phạm Thận Duật; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về
văn hóa, giáo dục, khảo cổ của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Trong các ngày lễ, tết, Trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa như
biểu diễn cờ người, múa tứ linh (sân Thái học), múa rối nước (vườn Giám)
phục vụ miễn phí cho du khách tới tham quan di tích trong dịp tết cổ truyền.
Đặc biệt, từ năm 2001 đến nay, tại khu Thái học, Trung tâm đã tổ chức
viết thư pháp phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra từ ngày mùng
2 đến hết mùng 6 tết âm lịch. Du khách có nhu cầu xin chữ sẽ mua giấy Dó
theo giá niêm yết sau đó được phát số đến một trong các bàn để xin thầy thư
pháp viết cho các chữ như: An khang, Đỗ đạt, Chuyên cần, Đăng khoa với
mong muốn may mắn và đạt được ước nguyện trong năm mới. Tục xin chữ và
cho chữ là một nét đẹp văn hóa, là dấu hiệu của một niềm tin, là món quà
mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh, tạo nên mối giao lưu văn hóa trong
cộng đồng, cùng nhau hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Đó cũng là một minh
chứng về truyền thống hiếu học, trọng đạo nghĩa của dân tộc Việt Nam. Với
92
những dòng chữ đầu năm, văn nhân đem ý nguyện lồng vào nét mực, gửi
mong mỏi trong một câu thơ, trong từng câu đối, mơ ước cho một năm mới
vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Trải qua hàng ngàn năm, các thế hệ cha
ông đã tiếp nhận loại chữ tượng hình độc đáo và dùng nó làm phương tiện
giao tiếp truyền bá trí thức và nâng cao dân trí tuyển chọn nhân tài góp phần
xây dựng nền văn hiến của dân tộc. Vẻ đẹp cổ kính của chữ Nho qua các loại
hình rất phong phú và đa dạng, đó cũng chính là những câu nói gửi gắm được
tâm linh, ý chí khát vọng và nhân cách của ngàn đời, sẵn sàng đem lại niềm
vui, niềm xúc động cho du khách trong mỗi dịp năm mới.
3.1.4. Sản phẩm du lịch thực hành nghi lễ tâm linh
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích có các hoạt động thờ tự, thờ
các bậc Tiên Hiền, Tiên Nho, người có công với nước [Phụ lục 5, hình
11].Trong đó, có thờ Khổng Tử, người sáng lập ra nền Nho học phương Đông
và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - Người Thầy tiêu biểu cho đạo
cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. VMQTG, một trường Nho học cao
cấp nhất trong lịch sử đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một thiết chế giáo
dục tâm linh quan trọng đánh dấu sự lựa chọn đầu tiên của triều đình phong
kiến về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học
Đông Á. Hàng năm, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học VMQTG tổ chức
lễ Dâng hương vào dịp: thượng nguyên, vào hạ, tất niên để tưởng nhớ các bậc
Tiên thánh, Tiên hiền, các danh nhân được thờ tự tại đây. Bên cạnh đó, hàng
ngày một lượng khách lớn tham quan có nhu cầu dâng hương tại di tích.
Du khách đến VMQTG thực hành nghi lễ tâm linh thường là các em
học sinh, sinh viên, các bậc phục huynh, người cao tuổi Cứ mỗi dịp xuân
về, hè tới, họ thường tự đến đây với tấm lòng thành kính để cầu mong có một
mùa thi tốt đẹp "công thành danh toại", thực hiện được "ước nguyện của
mình". Ngoài ra du khách thực hành nghi lễ tâm linh còn là những doanh
nhân, doanh nghiệp đến đây dâng hương để báo đáp thần thánh đã phù hộ họ
thành công hay cầu xin sự may mắn trong công việc kinh doanh.
93
Bảng 3.4. Thống kê lượng khách du lịch về thực hành nghi lễ tâm linh
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn năm 2012 - 2017
Đơn vị tính: lượt người
Loại khách 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số khách
đến Văn Miếu -
Quốc Tử Giám
1.478.000 1.553.000 1.490.000 1.225.000 1.484.000 1.623.000
Tổng số khách
quốc tế đến
VMQTG
591.000 621.000 596.000 490.000 594.000 650.000
Tổng số khách
nội địa
887.000 932.000 894.000 735.000 890.000 973.000
Du khách thực hành
nghi lễ tâm linh
358.000 423.000 400.000 350.000 398.000 463.000
Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].
Các đoàn đến dâng hương, Trung tâm tổ chức dâng hương theo nghi lễ
truyền thống vừa trang trọng, vừa văn hóa, tuân thủ theo quy định của pháp luật,
đúng thuần phong, mỹ tục lại thỏa mãn tâm tư nguyện vọng của du khách. Việc
dâng hương tại di tích đã trở thành một nghi lễ quan trọng đối với những đoàn
khách đến di tích cũng như các hoạt động văn hóa khoa học tại VMQTG.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trung tâm văn hóa giáo dục, nơi
thờ cúng Khổng Tử, nơi tổ chức học tập cho các Hoàng Tử thời Lý, Trần, Lê,
nơi trưng bày bia tiến sĩ của các triều đại. Việc thực hành nghi lễ tâm linh tại
Văn Miếu được NCS khai thác, đại đa số các du khách cho rằng đó là sự kết
nối giá trị lịch sử, giá trị văn hóa. Tâm linh thường gắn với yếu tố "thiêng"
nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn.
Văn hóa tâm linh đã thổi hồn vào di sản, du khách đến VMQTG thường cầu
cho sự học hành đỗ đạt, đăng quang [Phụ lục 5, hình 12].
Theo kết quả khảo sát về mức độ tín ngưỡng tại VMQTG, với nội dung
câu hỏi "đánh giá cảm nhận về kết quả thực hành nghi lễ tâm linh", có
57% (số phiếu/300) người trả lời là rất linh thiêng; 39,7% (số phiếu/300)
người trả lời là linh thiêng; 2,6% (số phiếu/300) người cho rằng linh thiêng
một phần ); ) 0,0% trả lời là không linh thiêng. Như vậy, qua đây có thể thấy,
94
VMQTG đáp ứng việc thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với các vị nhân thần tiêu
biểu cho trí tuệ và đạo đức của con người trong xã hội hiện đại như một tín
nguyện thiêng liêng, làm cho du khách gần gũi hơn với thần linh, hướng về
cội nguồn, về lịch sử truyền thống - một nét đẹp của văn hóa của dân tộc.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 3.4. Đánh giá sản phẩm du lịch thực hành nghi lễ tâm linh
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [phụ lục 2].
- Lễ hội xin chữ đầu năm [Phụ lục 5, hình 13] được kế tiếp truyền thống
mang ý nghĩa tâm linh.Từ năm 2010, lễ hội tôn vinh nghệ thuật thư pháp
được tổ chức tại VMQTG tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc. Đây là
một hoạt động văn hóa tôn vinh "chữ nghĩa thành hiếu" và truyền thống tài
hoa trong nghệ thuật thư pháp của người Hà Thành xưa. Du khách được tham
gia các chương trình bắt đầu bằng nội dung đoàn lễ tiến vào trong VMQTG,
thầy đồ chuẩn bị các thủ tục trước khi viết chữ, khai mạc, các đại biểu tham
gia cùng du khách trải nghiệm như: dùng tay chấm mực để viết thành chữ
cũng là một loại thư pháp, các thầy đồ cho chữ.
Du khách đến xin chữ là một nét đẹp, là dấu hiệu của niềm tin, là món
quà tặng mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh, tạo mối giao lưu văn hóa
trong cộng đồng, cùng nhau hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Đó cũng là một
truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Cùng với vạn
vật hòa vào sắc xuân của trời đất thì những dòng chữ mà thi nhân đã gửi lời,
gửi ý trong câu đối, câu chúc tết để đón chào một năm mới tốt đẹp cũng là
57.0%
39.7%
2.6%
0.0%
Rất linh thiêng
Linh thiêng
Linh thiêng 1 phần
Không linh thiêng
95
một món quà tinh thần được biểu thị cho những ước vọng ngày xuân. Vì vậy,
lễ hội xin chữ đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu được
trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Với niềm tự hào về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" và mong muốn
phát huy truyền thống của cha ông, khích lệ các thế hệ con em không ngừng
nỗ lực học tập, thể hiện trách nhiệm kế thừa và lòng biết ơn đối với ông cha,
ông Nguyễn Văn Thành quan niệm:
Vẻ đẹp cổ kính của chữ Nho qua các loại hình rất phong phú và đa
dạng, đó là những câu nói gửi gắm được tâm tình, ý chí khát vọng
và nhân cách của cổ nhân từ ngàn đời. Mỗi chữ, mỗi câu được treo
trang trọng trong nhà là niềm vui khuyến khích con cháu chúng tôi
gắng học hành làm người [Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thành, 75
tuổi, Hà Nội, 2/2018], [phụ lục 3].
- Lễ cầu đỗ đạt
Trước kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã có rất nhiều thí sinh cùng
phụ huynh đến VMQTG thắp hương cầu may mắn. Nhiều người tâm niệm, viết
tên và điều mong muốn lên Bảng vàng sẽ được may mắn trong thi cử. Có rất
nhiều sớ cầu thi cử học hành được ghi rõ họ tên, số báo danh, phòng thi được
bày trên ban thờ, thành kính trước nơi thờ Khổng Tử bên trong điện Đại Thành.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh đến xin chữ "Minh", chữ "Đỗ Đạt", "Đăng Khoa".
Em Phạm Hồng Việt, cựu học sinh trường phổ thông Trung học Xa La bày tỏ
mong muốn trong kỳ thi năm 2017 của mình "Em thi Đại học Thương mại, hy
vọng sẽ làm bài suôn sẻ, đỗ vào trường" [Phỏng vấn em Phạm Hồng Việt].
Lễ hội Dâng hương: của các trường học và học sinh được diễn ra với
không khí vô cùng trang nghiêm, thành kính và long trọng. Dâng hương báo
công đã trở thành hoạt động truyền thống của nhà trường trước kết thúc năm
học, thể hiện lòng thành kính không phụ công ơn các bậc tiền nhân. Các lễ
dâng hương tôn vinh tại đây được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với hiện tại song
mang ý nghĩa khuyến học, khuyến tài truyền thống. Vào đầu năm 2017, khi
NCS hỏi em Trần Đại Nghĩa, học sinh trường Tiểu học Ngôi sao Hà Nội về
96
sự cảm nhận của em: "Em rất xúc động khi được đến thắp hương tại
VMQTG. Em sẽ có nhiều động lực để phấn đấu hoàn thành tốt việc học tập"
[Phỏng vấn em Trần Đại Nghĩa].
Bên cạnh đó, với ý nghĩa nhớ về cội nguồn, phát huy truyền thống của
các bậc Thánh Hiền, Tiên Hiền của đất nước. Qua đó, làm cho mỗi con người
không ngừng trau dồi kiến thức, thể hiện lòng quyết tâm nối tiếp truyền thống
của dân tộc.
Khác với các di tích lịch sử văn hóa khác, VMQTG ngoài vẻ đẹp của
không gian kiến trúc, sự linh thiêng của đối tượng được thờ phụng, VMQTG
còn là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam được người dân Việt Nam cùng
du khách quốc tế đến thăm. Điều đầu tiên khiến cho họ khâm phục, tạo cho họ
niềm cảm xúc sâu sắc đó chính các di vật, di sản chuyền tải nền văn hiến lâu
đời của dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, di sản
văn hóa Nho học mang những sắc thái chung của di sản văn hóa Việt, vừa có
những sắc thái riêng độc đáo là nguồn tài nguyên du lịch tạo nên sự hấp dẫn
mạnh mẽ đối với khách du lịch.
3.1.5. Sản phẩm du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu
Với đối tượng du khách đến VMQTG từ nhiều nơi khác nhau, với trình độ
khác nhau và không cùng độ tuổi. Mong muốn được trải nghiệm, vãn cảnh,
khám phá, lĩnh hội thông tin cơ bản khái quát nhất về di tích vừa có những phút
giây bình yên, thư thái trong một không gian kiến trúc cổ [Phụ lục 5, hình 14].
Du khách được tìm thấy ở VMQTG vẫn giữ được nét cổ kính với đặc điểm
kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu
và quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội. Với Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử,
các bậc Tiên Hiền của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An,
"Người thầy của muôn đời" đạo cao, đức trọng trong nền giáo dục Việt Nam.
Quốc Tử Giám là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là Trung tâm giáo dục cao
cấp đầu tiên của Việt Nam thời trung đại.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi bảo lưu, gìn giữ nhiều tư liệu,
hiện vật liên quan đến thân thế, sự nghiệp của các tiến sỹ giúp các du khách
97
hiểu thêm về truyền thống văn hóa của dòng họ, quê hương, đất nước.
VMQTG ngày nay còn là nơi để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi, thảo luận
nhằm huy động lực lượng trí thức trong cả nước. Bên cạnh đó, du khách còn
được hòa mình thưởng thức các hoạt động văn hóa, lễ hội như: tổ chức dâng
hương các bậc thánh hiền, tổ chức cờ người, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển
lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân, thi tìm hiểu di tích VMQTG. Với những sự
kiện được tổ chức tại VMQTG, du khách đến để hưởng thụ những giá trị văn
hóa tinh thần, là sân chơi lành mạnh cho những ai yêu thích nghệ thuật; yêu
thích thư pháp, những hoạt động tôn vinh truyền thống dân tộc, những nhà
thiết kế nổi tiếng, những ca sỹ nghệ sỹ tài ba
Bảng 3.5. Lượng khách nhóm du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm 2012-2017
Năm
Khách
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số khách
đến Văn Miếu -
Quốc Tử Giám
1.478.000 1.553.000 1.490.000 1.225.000 1.484.000 1.623.000
Tổng số khách
quốc tế đến
VMQTG
591.000 621.000 596.000 490.000 594.000 650.000
Tổng số khách nội
địa
887.000 932.000 894.000 735.000 890.000 973.000
Du lịch tổng hợp
đáp ứng nhiều nhu
cầu
240.000 260.000 230.000 150.000 228.000 250.000
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [phụ lục 2].
Trong quá trình điền dã, khảo sát nghiên cứu tại VMQTG, NCS trao đổi
và đưa ra nội dung câu hỏi "đánh giá cảm nhận về du lịch tổng hợp đáp ứng
nhiều nhu cầu", có 29.3% (số phiếu/300) người trả lời là rất hấp dẫn; 35% (số
phiếu/300) người trả lời là hấp dẫn; 31.7% (số phiếu/300) người trả lời là hấp
dẫn một phần; 4.0% (số phiếu/300) người trả lời là không hấp dẫn Như vậy, qua
khảo sát có thể thấy đa số khách du lịch/tham quan tham dự du lịch hỗn hợp
những nhu cầu đều cảm nhận về mức độ rất hấp dẫn và hấp dẫn tại VMQTG.
98
Đơn vị tính: %
29.3%
35.0%
31.7%
4.0%
Rất hấp dẫn
Hấp dẫn
Hấp dẫn 1 phần
Không hấp dẫn
Biểu đồ 3.5. Đánh giá sản phẩm du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm 2012-2017
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [phụ lục 2]
Qua quá trình tiếp cận với du khách vào đầu xuân 2017, NCS trò
chuyện với ông Nguyễn Đăng Hải Minh, 45 tuổi, là giảng viên của một
trưởng Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
Tôi rất tự hào về nền văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam. Tôi rất
vui vì đã đến đây nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc của VMQTG và
tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội của VMQTG [phỏng vấn
ông Nguyễn Đăng Hải Minh, TPHCM, 12/2017].
Từ những khám phá, tìm hiểu di sản đến các hình thức hoạt động giao
lưu văn hóa tại di tích, du khách là các em học sinh của các trường học, khi
NCS hỏi về sự trải nghiệm của em tại VMQTG, em Lê Tuấn Anh, học sinh
lớp 8 cho biết: "Khích lệ các em lòng yêu nước, yêu lịch sử dân tộc" [phỏng
vấn em Lê Tuấn Anh].
Tóm lại, VMQTG một địa điểm du lịch đa dạng với nhiều sản phẩm:
du lịch khám phá, thưởng ngoạn; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du
lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực
hành nghi lễ tâm linh; du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu đang được phát
huy, phát triển. Vì Vậy, VMQTG là một trong những nơi quan trọng tạo nên
loại hình du lịch văn hóa tổng hợp, vừa phong phú, vừa đa dạng trên cơ sở
tính đa giá trị của di tích này.
99
3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
3.2.1. Tổ chức không gian điểm đến
Đến với VMQTG ngày nay, chúng ta thấy kiến trúc truyền thống vẫn
được bảo tồn hầu như nguyên vẹn, từ khu Ngoại tự đến khu Nội tự: Hồ Văn,
Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, bia Tiến sỹVới kiến trúc cảnh quan
này, đó là cách thể hiện vai trò tinh thần quan trọng của di tích lịch sử
VMQTG. Điểm tham quan di tích xuất phát từ cổng dẫn vào, một điểm vô
cùng đặc biệt ở VMQTG là trên đường đi, không ai quay lưng lại một cách
trực diện với hướng chính của di tích, nó đã góp phần tôn thêm sự tập trung,
gia tăng tính cố kết cộng đồng của du khách, tạo nên không gian linh thiêng,
tôn kính trong tâm thức của người dân đối với di tích. Có thể nói, đây là di
tích lịch sử độc đáo về kiến trúc.
Về tổ chức không gian điểm đến, trước hết quy hoạch không gian; tu
bổ, tôn tạo di tích; kiến tạo các sản phẩm, trưng bày sản phẩm; truyền thông
quảng bá
* Công tác bảo tồn, tôn tạo, tu bổ di tích được phát huy từ khi Luật Di
sản văn hóa chính thức có hiệu lực, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn
hóa, công tác đầu tư chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo Khu di tích VMQTG
được Trung tâm thường xuyên quan tâm và thực hiện đạt kết quả cao. Các
công trình đều được thực hiện theo quy định của: Luật di sản Văn hóa và các
Thông tư hướng dẫn của Bộ VHTT&DL về bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích Lịch sử Văn hóa, danh lam thắng cảnh. Cuối năm 2016, Văn bản số
3825/SVHTT -VMQTG đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép lập
"Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt
VMQTG". Tháng 3 năm 2017, Chính phủ đồng ý chủ trương giao cho UBND
Thành phố Hà Nội chủ trì lập quy hoạch VMQTG, thực hiện trong năm 2017.
Hiện nay, VMQTG đang thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-
2020 và những năm tiếp theo.
100
* Việc bán vé tham quan: Tại trước di tích VMQTG bố trí quầy bán vé
tham quan và kiểm soát ra vào du khách ngay tại lối ra, vào của khu di tích.
Thông thường, Trung tâm bố trí một người bán vé tại quầy và một quầy bán
vé phụ tại cửa sau của di tích nếu cần thiết. Việc này do phòng Hành chính
tổng hợp đảm nhận, với văn hóa xếp hàng, du khách có thể dễ dàng nhận tấm
vé trước khi vào khu di tích để tham quan.
* Tổ chức trưng bày, triển lãm: Đến với VMQTG, du khách không chỉ
hòa mình với cảnh quan, kiến trúc nghệ thuật mà còn khám phá, thưởng
ngoạn, du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí.
VMQTG trưng bày hiện vật được thực hiện tại mặt bằng tổ chức không gian
nhà Tiền Bái và Hậu Cung, trưng bày một số hiện vật quý là chuông lớn,
khánh đá, bình phong, câu đối, bức Đại tự "Vạn Thế Sư Biểu" (Người Thầy
tiêu biểu của muôn đời) thế kỷ 18 có bút tích của vua Khang Hy, đời nhà Thanh.
Nơi đây còn lưu giữ bức Đại Tự của cụ Nguyễn Nghiễm bố của Đại Thi hào
Nguyễn Du. Không gian nhà Thái học có phòng trưng bày về lịch sử VMQTG
lưu giữ nhiều hiện vật về Nho giáo, lịch sử khoa bảng, bút nghiên cùng những
hiện vật gốm sứ như bát đĩa, ấm chén, gạch đất nung, ngói mũi hài được tìm
thấy dưới lòng đất Văn Miếu.
Tiền Đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đồng
thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Hậu Đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng một là nơi tôn vinh Danh sư
Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu văn An, với không gian hẹp nhưng bố trí hợp
lý, là nơi trưng bày về VMQTG Thăng Long xưa với nền giáo dục Nho học
Việt Nam. Qua đó, thấy được quá trình hình thành và phát triển của VMQTG
cùng những giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân
tài, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Tầng 2, với không gian
tĩnh lặng tôn thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh
Tông đã có công đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Nho học nước nhà.
Tại các khu trưng bày, khách tham quan tự do quan sát, chiêm ngưỡng,
nghiên cứu, khảo sát [Phụ lục 5, hình 15]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_gia_tri_di_san_van_hoa_voi_phat_trien_du_lich_o_thu.pdf