Luận án Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 4

3. Câu hỏi nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8

7. Kết cấu của luận án 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 10

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước 10

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 12

1.1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án 20

1.2. KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 23

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 24

2.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 24

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 24

2.1.2. Nguyên tắc, yêu cầu thiết lập thuế thu nhập doanh nghiệp 25

2.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 27

 

docx254 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố lượng hóa đơn gửi đi cần xác minh đạt gần 73.000 hóa đơn. Thu nộp NSNN, năm 2017 thu gần 35 tỷ đồng trong đó truy thu thuế gần 33 tỷ đồng, phạt hành chính hơn 2 tỷ đồng. Năm 2019 là hơn 13,6 tỷ đồng trong đó truy thu thuế trên 12,4 tỷ đồng và phạt hành chính hơn 1,2 tỷ đồng. Đồng thời, kết quả xác minh hóa đơn gửi đến trong 5 năm cho thấy bình quân số lượng hóa đơn gửi đến hàng năm là tương đối lớn đạt khoảng 16.000 hóa đơn. Sở dĩ hóa đơn đã xác minh trong năm 2016 lớn hơn so với số hóa đơn cần xác minh là do cộng dồn hóa đơn tồn của năm trước. Thu nộp NSNN, năm 2016 đạt khoảng 4.100 triệu đồng từ truy thu thuế và phạt hành chính gần 300 triệu đồng. Năm 2019 đạt gần 3.800 triệu đồng truy thu thuế và phạt hành chính là 267 triệu đồng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, ngày 12/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: Hóa đơn XK, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. Nghị định 119 đã đưa ra lộ trình chuyển đổi từ việc sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử được thực hiện trong vòng 24 tháng, kể từ ngày 01/11/2018 đến ngày 01/11/2020. Theo khoản 2, Điều 35 Nghị định 119, kểtừ ngày 01/11/2018, Hải Phòng đã triển khai việc thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử tới các DN trên địa bàn thông qua công tác tuyên truyền về sử dụng hóa đơn điện tử. Cục Thuế TP Hải Phòng đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến về lợi ích, yêu cầu và nội dung triển khai sử dụng hóa đơn điện tử; lưu ý những cảnh báo về thuế thường gặp khi sử dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời phối hợp với các đơn vị như Công ty Cổ phần MISA, FPT.eInvoice, Oinvoice....tổ chức các buổi tập huấn hóa đơn điện tử cho các DN trên địa bàn TP, giúp các DN nắm bắt và sớm triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, tránh trường hợp đến khi bị bắt buộc mới sử dụng sẽ không tìm được nhà cung cấp hóa đơn điện tử hoặc không có sự chuẩn bị sẽ làm ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, Cục Thuế TP Hải Phòng đã phối hợp với Viện Tin học DN thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI-ITB) đã tổ chức chuỗi Hội thảo“Các chính sách thuế 2019 và Xu hướng ứng dụng hóa đơn điện tử của DN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” để tiếp thu ý kiến đóng góp của các DN về dịch vụ hóa đơn điện tử nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện. Tính đến ngày 31/12/2019, TP Hải Phòng có khoảng 8.574 DN sử dụng hóa đơn điện tử. Trong những tháng đầu năm 2020, CQT tiếp tục tuyên truyền, cập nhật cụ thể đến các DN lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử, cũng như các quy định về trách nhiệm của người mua, người bán hàng hóa, các chế tài và cảnh báo vi phạm xử lý hóa đơn. Qua đó, trong tháng 1/2020 đã có thêm 674 DN đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, tháng 2/2020 đã có thêm 423 DN đăng ký sử dụng phương thức này, nâng tổng số các DN trên địa bàn Hải Phòng sử dụng hóa đơn điện tử là 9.671 DN, đạt khoảng 30% trên tổng số DN đang hoạt động. Vì thời điểm bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử cũng đã gần kề nên Cục Thuế Hải Phòng đang cố gắng nỗ lực triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các DN trên địa bàn, phấn đấu hoàn thành trước ngày 01/11/2020. Quản lý kê khai thuế TNDN là hoạt động quản lý nhằm giúp CQT nắm bắt toàn bộ tình trạng đăng ký thuế, kê khai thuế TNDN của NNT. Để có được đánh giá toàn diện hơn về công tác quản lý này, NCS đã thực hiện khảo sát về tính hiệu quả và tác động của hoạt động quản lý kê khai thuế TNDN đến công tác chống thất thu thuế TNDN. Kết quả điểm bình quân của công chức thuế là 4,18; của NNT là 4,09 (điểm tối đa cho hoạt động này là 5,0). Qua đó có thể nhận thấy, cả công chức thuế và NNT đều nhìn nhận được tác động quan trọng của hoạt động này đến việc nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế TNDN. 3.3.3. Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua quản lý nợ thuế Trong những năm qua, Cục Thuế TP Hải Phòng đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN. Ngay từ đầu năm khi Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế, Cục Thuế đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thuế ngay trong tháng, các khoản nợ thuế kéo dài, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng dưới 5% trên tổng số thu ngân sách và đảm bảo chỉ tiêu thu hồi nợ cao nhất [12]. Cục Thuế đã có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện quyết liệt để đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như: Giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế cho từng cán bộ công chức, phân tích tuổi nợ, phối hợp với các phòng ban chức năng gửi giấy mời, gửi thông báo, nắm bắt tình hình thực tế, khả năng tài chính cũng như xác minh tài khoản DN tại các Ngân hàng trên địa bàn; áp dụng đầy đủ trình tự các bước thu hồi nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật [73]; Sắp hết thời hạn nộp thuế, CQT gọi điện nhắc nhở, thông báo nộp thuế cho các DN; Tiến hành phân loại nợ để có biện pháp đôn đốc thu nợ thích hợp; Hạn chế tình trạng nợ mới phát sinh; Một số DN có số nợ lớn, kéo dài được mời lên CQT để làm việc và đôn đốc trả nợ. Bên cạnh đó, CQT còn phối hợp với cơ quan công an để xử lý đối với một số đối tượng chây ỳ, kết hợp với ngân hàng trong việc thu nợ. Cục Thuế đã tăng cường triển khai các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.12: Các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019 Biện pháp 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1. Đôn đốc nợ (lượt) 22.224 27.632 33.625 36.476 37.721 43.828 - Gọi điện thoại 5.733 7.359 9.063 9.174 9.406 10.929 - Gửi email 5.733 7.359 9.063 9.174 9.406 10.929 - Ban hành thông báo tiền nợ thuế, tiền chậm nộp 10.758 12.914 15.499 18.128 18.909 21.970 2. Cưỡng chế (QĐ) 501 662 807 1.082 1.202 1.377 - Trích tiền từ tài khoản 315 389 457 588 683 774 - Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng 186 273 350 494 519 603 - Số thuế thu được sau cưỡng chế (triệu đồng) 3.885 5.873 7.464 9.684 11.564 13.130 (Nguồn: Cục Thuế TP Hải Phòng) Qua bảng số liệu ta thấy, Cục ThuếTP Hải Phòng đã rất nỗ lực trong công tác đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế TNDN thông qua các biện pháp về đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế. Số lượt đôn đốc nợ dưới các hình thức gọi điện thoại, gửi email và thông báo 07/QLN về tiền nợ thuế, tiền chậm nộp đều có xu hướng gia tăng hàng năm. Bên cạnh đó, việc ban hành các QĐ cưỡng chế trích tiền từ tài khoản và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với DN làm cho số thuế thu được sau cưỡng chế cũng tăng lên, góp phần đáng kể trong việc thu hồi nợ đọng thuế TNDN trên địa bàn. Ngoài ra, Cục Thuế TP còn tiến hành thông báo công khai danh sách các DN nợ trọng điểm lên phương tiện thông tin đại chúng gồm 314 DN (tính đến ngày 30/11/2019); sau công khai đã nộp tiền thuế TNDN còn nợ là 45,2 tỷ đồng, có 157 DN sau khi công bố thông tin đã nộp ngay vào NSNN là 29,3 tỷ đồng. Chính nhờ các biện pháp đó mà kết quả công tác quản lý thu nợ thuế TNDN trong giai đoạn 2014 – 2019 trên địa bàn TP Hải Phòng rất khả quan. Cụ thể như sau: Biểu đồ 3.10: Kết quả công tác quản lý thu nợ thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019 Trong giai đoạn 2014 – 2019, tổng thu nợ thuế TNDN trên địa bàn TP có xu hướng gia tăng. Năm 2014, số thu nợ đạt 26.593 triệu đồng trong 47.744 triệu tiền thuế có khả năng thu, đạt 55,70%. Đến năm 2016 số nợ thu được là 70.559 triệu đồng, chiếm 72,40% trong tổng số nợ có khả năng thu. Năm 2019, tổng thu nợ thuế TNDN là 89.865 triệu đồng, đạt 68,60% trong tổng nợ có khả năng thu hồi. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế TP Hải Phòng đã phần nào đạt được hiệu quả tuy nhiên cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để khống chế số nợ đọng trong tầm kiểm soát. Cuộc khảo sát của NCS đối với một số công chức thuế và NNT về hiệu quả công tác đôn đốc thu nộp và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cũng như tác động của hoạt động này đến việc chống thất thu thuế TNDN đều cho kết quả rất khả quan, thể hiện ở Biểu đồ 3.11 dưới đây. Biểu đồ 3.11: Kết quả khảo sát về tác động của hoạt động đôn đốc thu nộp, cưỡng chế thuế đến công tác chống thất thu thuế Biểu đồ trên cho thấy, với mức điểm tối đa là 5, số điểm bình quân của công chức thuế đối với hai nội dung trên lần lượt là 4,30 và 4,47 điểm; trong khi đó số điểm bình quân của NNT cho tương ứng là 4,47 và 4,48 điểm. Hoạt động này đã có tác động mạnh mẽ đến công tác chống thất thu thuế TNDN khi nó có tác dụng bắt buộc NNT phải thực hiện đầy đủ và kịp thời nhất nghĩa vụ nộp thuế với NSNN. Như vậy, theo những người được khảo sát, hoạt động quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế TNDN đã góp phần hạn chế tình trạng nợ thuế. Nguyên nhân của việc nợ đọng thuế TNDN là do hoạt động SXKD gặp khó khăn, một bộ phận DN kinh doanh thua lỗ, phá sản, vay nợ ngân hàng lớn, dẫn đến không chấp hành nghiêm nghĩa vụ nộp NSNN. Bên cạnh đó cũng còn nhiều trường hợp cố tình chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước hoặc các DN còn nợ thuế nhưng đã ngừng hoạt động, mất tích và hiện CQT chưa xác định được DN đó có còn tài sản để nộp tiền thuế hay không; một số DN đã phá sản nhưng không làm đầy đủ các thủ tục theo quy định nên chưa có đủ cơ sở để xem xét xóa nợ thuế. 3.3.4. Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra thuế Công tác chống thất thu thuế nói chung và thất thu thuế TNDN nói riêng phụ thuộc rất lớn vào kết quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Kể từ khi Luật QLT có hiệu lực, đổi mới cơ chế QLT theo hướng NNT tự tính, tự khai, tự nộp thì công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã có sự đổi mới, góp phần đáng kể vào việc chống thất thu NSNN. Trong những năm qua, công tác kiểm tra, thanh tra thuế của Cục Thuế TP Hải Phòng luôn được coi trọng. Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng cụ thể như sau: Bảng 3.13: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Kế hoạch kiểm tra, thanh tra Tình hình thực hiện kiểm tra, thanh tra Số lượng đơn vị được thanh tra, kiểm tra Số lượng đơn vị vi phạm khi thanh tra, kiểm tra Số tiền truy thu và xử phạt 2014 1.946 1.926 1.823 468.629 2015 1.865 1.844 1.746 498.391 2016 2.068 2.051 1.942 568.546 2017 2.245 2.224 2.106 572.622 2018 2.300 2.221 2.103 422.749 2019 2.353 2.332 2.223 403.998 (Nguồn: Cục Thuế TP Hải Phòng) Trong năm 2015, toàn ngành thanh tra, kiểm tra được 1.844 đơn vị, số thuế TNDN tăng thêm sau kiểm tra khoảng 498,4 tỷ đồng (trong đó kết quả xử lý đối với 20 DN đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch từ năm 2014 chuyển sang, số thuế tăng thêm trên 50 tỷ đồng). Đến năm 2019, ngành Thuế Hải Phòng tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.332 DN phát hiện 2.223 DN sai phạm với số tiền thuế TNDN kiến nghị truy thu và xử phạt khoảng 404 tỷ đồng. Cục Thuế TP Hải Phòng đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định, trong đó đã xử phạt hành vi khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện theo đúng quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế; Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành, góp phần chống thất thu NSNN. * Kết quả kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở NNT: Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT áp dụng phương pháp kiểm tra theo rủi ro dựa trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin về hoạt động của NNT qua các hồ sơ kê khai thuế đã nộp tại CQT, qua các thông tin có liên quan đến NNT để xác định nội dung trọng yếu trước khi đi kiểm tra tại đơn vị. Ngoài ra, kiểm tra tại trụ sở NNT được thực hiện đối với các hồ sơ đã kiểm tra tại CQT nhưng không đủ căn cứ ấn định thuế, DN không giải trình được. Kết quả kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở NNT trên địa bàn TP Hải Phòng trong thời gian qua như sau: Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số DN đã kiểm tra 1.734 1.669 1.870 2.074 2.080 2.172 Số thuế truy thu 518.208 636.666 662.712 603.660 411.372 407.551 Trong đó: Thuế TNDN 363.078 405.114 466.924 426.095 282.500 236.986 Số tiền phạt 27.803 17.623 18.819 47.635 64.906 68.151 Giảm thuế khấu trừ 7.657 7.227 7.992 8.615 10.290 9.450 Giảm lỗ 142.210 134.211 148.432 159.986 191.095 175.500 Số thuế đã nộp NSNN 753.275 901.409 936.664 823.908 550.891 545.774 (Nguồn: Cục Thuế TP Hải Phòng) Qua bảng 3.14 ta thấy, số lượng DN trên địa bàn do CQT kiểm tra tại trụ sở của DN qua 6 năm 2014 – 2019 tăng từ 1.734 DN lên 2.172 DN cho thấy công tác kiểm tra tại trụ sở NNT ngày càng được siết chặt. Số thuế TNDN chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tiền truy thu và có xu hướng tăng giảm qua các năm: Năm 2014 là 363.078 triệu đồng tăng dần đến năm 2016 là 466.924 triệu và giảm xuống còn 236.986 triệu đồng vào năm 2019. Số thuế nộp vào NSNN năm 2014là 735.275 triệu đồng, năm 2017 nộp 823.908 triệu đồng và năm 2019 nộp NSNN đạt 545.774 triệu đồng. Ngay từ đầu năm, Cục Thuế TP Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch kiểm tra để quyết định thời gian, nhân lực cho cả quá trình kiểm tra thuế TNDN. Trong cơ chế tự khai tự nộp, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải dựa trên các phương pháp kiểm tra, đặc biệt là kỹ thuật phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra. Chẳng hạn như là có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp biến động lớn, chi phí DN tăng cao.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác kiểm tra quyết toán thuế cũng còn những mặt tồn tại cần được khắc phục như: Một số nội dung kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào khai bao chủ quan của DN. Thời gian cho một cuộc kiểm tra hiện nay quy định là không quá 05 ngày làm việc (nếu vì lý do nào đó cần kéo dài thời gian kiểm tra thì phải xin quyết định bổ sung của cấp trên). Thời gian đó quá eo hẹp so với khối lượng công việc đồ sộ mà Đoàn kiểm tra phải tiến hành. Chính vì thế, để đảm bảo tiến độ, không vượt giới hạn thời gian quy định, ở một số nội dung đoàn kiểm tra không có điều kiện xác minh, tìm hiểu mà phải dựa hoàn toàn vào số liệu do DN cung cấp. Thông thường những nội dung đó là: phần vốn, tăng giảm TSCĐ, tăng giảm trích khấu hao, phần công nợ, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn khoTại một số DN, đoàn kiểm tra cũng không có điều kiện để tiến hành đối chiếu hoá đơn, chứng từ giữa người mua và người bán. Điều này làm cho kết quả kiểm tra không được chính xác và thực tế, mà phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác, sự trung thực của các DN. Nếu DN có tự giác cao, chấp hành pháp luật thuế thì những số liệu mà họ cung cấp có thể tin cậy được và kết quả kiểm tra sẽ có cơ sở chính xác. Ngược lại, nếu DN cố tình vi phạm, nhằm những biện pháp tinh vi để “chế biến” số liệu để trốn thuế mà CBT kiểm tra không sáng suốt nhìn nhận thì rất khó phát hiện được và kết quả kiểm tra sẽ khó mà chính xác được. * Kết quả thanh tra thuế TNDN: - Về việc lập kế hoạch và giao kế hoạch thanh tra: Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện việc giao kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra thuế cho các Cục Thuế địa phương. Từ năm 2012, Cục Thuế TP Hải Phòng đã ứng dụng chương trình phân tích rủi ro TPR để xây dựng kế hoạch thanh tra theo bộ tiêu chí đánh giá rủi ro bao gồm 20 tiêu chí tĩnh (áp dụng thống nhất tất cả các Cục Thuế) và các tiêu chí động (do Cục Thuế tự xây dựng phù hợp với thực tế địa phương theo gợi ý của Tổng cục Thuế). Do vậy, ngay từ đầu năm Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế các địa phương tập trung, phân tích thông tin các DN để đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế, đồng thời ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề trọng tâm, các địa phương có số thu lớn và tăng trưởng nhanh hoặc thanh tra theo chuyên đề khi lập kế hoạch thanh tra. Trên cơ sở đó, Cục Thuế TP Hải Phòng đã tiến hành giao kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra cho các phòng ban chức năng và các Chi cục Thuế quận, huyện gắn với hiệu quả hoàn thành công việc để xét thi đua khen thưởng nhằm nâng cao ý thức phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. Cụ thể, ngành Thuế Hải Phòng phấn đấu thực hiện kế hoạch thanh tra thuế trong năm 2020 là 185 DN (tăng khoảng 16% so với năm 2019), thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế tại trụ sở NNT là 2.270DN (tăng khoảng 5% so với năm 2019). - Về công tác thanh tra thuế TNDN tại trụ sở NNT: Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác thanh tra cùng với việc chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ, công tác thanh tra thuế tại trụ sở NNT đã được Cục Thuế TP Hải Phòng triển khai khá toàn diện, đạt được kết quả cụ thể như sau: Bảng 3.15: Kết quả thanh tra thuế TNDN tại trụ sở NNT trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019 Đơn vị tính: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số DN 16.506 18.123 21.228 24.280 25.889 28.569 Số DN được thanh tra 192 175 181 150 141 160 Số thuế truy thu 106.768 128.235 134.442 120.575 83.680 75.351 Trong đó: Thuế TNDN 58.484 52.864 59.932 69.133 49.087 64.409 Số tiền phạt 19.264 22.790 22.871 29.759 26.256 34.452 Giảm thuế khấu trừ 6.295 6.912 8.096 9.260 9.874 10.896 Giảm lỗ 79.095 86.844 101.723 116.348 124.058 136.900 (Nguồn: Cục Thuế TP Hải Phòng) Qua công tác thanh tra cho thấy các DN thường không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với NSNN, nguyên nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại. Năm 2014, thanh tra 192 DN, truy thu thuế TNDN là 58.484 triệu đồng. Đến năm 2017, thanh tra 150 DN, truy thu 69.133 triệu đồng tiền thuế TNDN, giảm khấu trừ 9.260 triệu đồng, giảm lỗ 116.348 triệu đồng. Trong năm 2019 đơn vị đã thực hiện thanh tra tại 160 DN. Qua thanh tra, đã truy thu 64.409 triệu tiền thuế TNDN và xử phạt 34.452 triệu đồng, giảm lỗ 136.900 triệu đồng, giảm khấu trừ 10.896 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở các DN vận tải biển cũng đã đạt được kết quả nhất định. Chẳng hạn như năm 2019 khi kiểm tra tại Công ty CP Vận tải biển Ngọc Mai phát hiện thấy: Chi phí NVL, CCDC đơn vị xuất dùng không có thủ tục đề xuất thay thế, không căn cứ vào thực tế, qua kiểm tra số lượng xuất dùng cao hơn thực tế là 958 triệu đồng. Chi phí quản lý DN giảm 1,5 tỷ đồng trong đó: Giảm 17,28 triệu đồng do đơn vị hạch toán mua điện thoại di động trang bị cho cán bộ nhưng công ty không có quy chế về khoản chi này; Giảm 800 triệu đồng là các khoản chi thưởng và chi tết cho nhân viên không được tính vào chi phí được trừ; Giảm 350 triệu đồng không có hóa đơn chứng từ hợp lệ; Giảm 332,87 triệu đồng chi ủng hộ không đúng theo quy định. Hay kiểm tra tại trụ sở của Công ty CP Thương mại Vận tải biển Tân An thấy: Doanh thu tính thuế TNDN tăng 160 triệu đồng vì đơn vị khai thiếu trên 3 số hóa đơn. Giá vốn hàng bán giảm 2,1 tỷ đồng do đơn vị hạch toán tiền trích khấu hao TSCĐ nhưng chưa phát sinh doanh thu là 133,33 triệu đồng; Hạch toán thừa NVL vào hoạt động SXKD là 998,4 triệu đồng; Chi phí khác giảm 456,33 triệu đồng do đơn vị xác định nhầm giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý TSCĐ; Giảm 511,94 triệu đồng các khoản chi thưởng và chi tết cho nhân viên không được tính vào chi phí được trừ [45, tr.48]. - Về công tác thanh tra thuế chống chuyển giá: Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi HH, DV trong quan hệ với các bên liên kết. Trong nền kinh tế thị trường, khi sự liên kết phối hợp giữa các chủ thể kinh doanh càng chặt chẽ, thì việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ, mà được tính trong lợi ích chung của tập đoàn hay nhóm liên kết. Chuyển giá chính là phương thức giúp các bên liên kết gia tăng lợi ích của cả nhóm liên kết, giảm tổng nghĩa vụ thuế, từ đó gia tăng tổng lợi nhuận sau thuế. Hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến chuyển giá trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong các giao dịch quốc tế vì sự khác biệt về chính sách thuế thể hiện rõ rệt hơn. Nhưng chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc nội. Các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế. Thu nhập sẽ lại dịch chuyển từ DN liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỷ lệ thấp hơn sang DN liên kết có lợi thế hơn về điều này, nhất là đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Nhà nước đang có chính sách ưu đãi phát triển rất lớn. Để ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng chuyển giá gây thất thu thuế TNDN, CQT được giao nhiệm vụ tiên phong trong công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá. Trong thời gian qua, CQT Hải Phòng đã tập trung thanh tra, kiểm tra các DN có dấu hiệu chuyển giá, kết quả cụ thể như sau: Bảng 3.16: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế các DN có dấu hiệuchuyển giá trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019 Đơn vị tính: triệu đồng STT Nội dung Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Số DN thanh tra, kiểm tra 91 87 97 105 124 137 2 Tổng số truy thu 11.219 10.742 11.948 7.501 15.309 16.891 - Trong đó: Thuế TNDN 5.844 5.595 6.223 4.697 7.974 8.798 3 Tổng số tiền phạt 3.193 3.057 3.400 3.102 4.356 4.807 4 Tổng số giảm lỗ 40.201 38.489 42.810 18.156 54.854 60.524 (Nguồn: Cục Thuế TP Hải Phòng) Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2014 đã thực hiện thanh, kiểm tra tại 91 DN lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 40.201 triệu đồng, tổng số truy thu và phạt 14.412 triệu đồng trong đó truy thu thuế TNDN là 5.844 triệu đồng. Đến năm 2019, Cục Thuế TP Hải Phòng đã tiến hành thanh, kiểm tra 137 DN có hoạt động giao dịch liên kết, qua đó, đã điều chỉnh giá dẫn đến nhiều DN từ lỗ thành lãi, tổng số truy thu và phạt là 21.698 triệu đồng trong đó truy thu thuế TNDN 8.798 triệu đồng; giảm chuyển lỗ 60.524 triệu đồng. Với kết quả thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá trong thời gian vừa qua đã khẳng định những quyết tâm của ngành Thuế Hải Phòng trong đấu tranh chống chuyển giá. Để có thêm cơ sở đánh giá tác động của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP, NCS đã khảo sát 03 vấn đề về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế để công chức thuế và NNT đánh giá bằng hình thức cho điểm (từ 0 đến 5 theo mức độ hiệu quả tăng dần). Kết quả cụ thể như sau: Biểu đồ 3.12: Kết quả khảo sát về tác động của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đến công tác chống thất thu thuế TNDN Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 3.12cho thấy, những người được khảo sát đã đánh giá cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế, đánh giá hoạt động này có tác động tốt trong việc thúc đẩy chống thất thu thuế TNDN, số điểm bình quân đều từ 4,40 đến 4,50 trên thang điểm tối đa 5 điểm. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 3.4.1. Những kết quả đạt được 3.4.1.1. Những kết quả chung Có thể nói công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng đã đạt được những kết quả rất khả quan và có bước chuyển biến tích cực. Mặc dù đã phát sinh nhiều khó khăn, thách thức như chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng cao, giá cả nhiều hàng hóa, vật tư tăng nhanh và đứng ở mức cao (nguyên liệu sản xuất, xăng dầu, xi măng, sắt thép...) đã tác động mạnh đến hiệu quả SXKD của DN; một số dự án lớn đã được giao dự toán thu nhưng chưa đi vào SXKD... đã tác động đến cơ cấu nguồn thu và công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn nhưng Cục Thuế TP Hải Phòng luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu so với pháp lệnh qua từng năm. Bên cạnh đó, nhận thức về nghĩa vụ tuân thủ thuế của NNT đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực, đa số NNT đã tuân thủ các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Vì vậy mà những kết quả trong công tác chống thất thu thuế TDNN trong giai đoạn 2014 – 2019 tại Cục Thuế TP Hải Phòng là rất đáng ghi nhận, tạo môi trường thuận lợi để các DN tiến hành SXKD thuận lợi và đóng góp tăng thu cho ngân sách. 3.4.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế theo chức năng a. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế - Thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ NNT theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế; chú trọng công tác hướng dẫn các DN về hồ sơ khai thuế, thời gian khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định. Nhờ công tác tuyên truyền, hỗ trợ màý thức chấp hành pháp luật của NNT tăng lên đáng kể, tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế hàng năm bình quân đạt 99,11%. - Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Chủ động ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_giai_phap_chong_that_thu_thue_thu_nhap_doanh_nghiep.docx
Tài liệu liên quan