Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huấn luyện của trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

Trang bìa Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt trong luận án

Danh mục các đơn vị đo lường trong luận án

Danh mục các biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ trong luận án

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý Thể

dục thể thao

7

1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý Thể

dục thể thao

7

1.1.2. Các khái niệm liên quan 12

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thể thao thành tích cao 18

1.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý Thể dục thể thao 18

1.2.2. Những yếu tố xã hội và điều kiện đảm bảo của công tác

quản lý để phát triển Thể dục thể thao

21

1.2.3. Cơ sở khoa học của lý luận thể thao thành tích cao 21

1.3. Cơ sở lý luận về huấn luyện thể thao và quản lý huấn

luyện thể thao

25

1.3.1. Các mối quan hệ trong huấn luyện thể thao 25

1.3.2. Nhiệm vụ của huấn luyện thể thao 27

1.3.3. Đặc điểm của huấn luyện thể thao 27

1.3.4. Nội dung cơ bản của huấn luyện thể thao 29

1.3.5. Quản lý huấn luyện thể thao 34

1.4. Quan điểm mục tiêu và giải pháp quản lý công tác thể

thao thành tích cao của tỉnh Bắc Giang

35

1.4.1. Quan điểm 35

1.4.2. Mục tiêu 37

1.4.3. Các nhiệm vụ trọng tâm 37

1.4.4. Giải pháp thực hiện 37

1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan 42

1.5.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 421.5.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 47

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC

NGHIÊN CỨU

54

2.1. Đối tượng nghiên cứu 54

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 54

2.1.2. Khách thể nghiên cứu 54

2.2. Phương pháp nghiên cứu 54

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 55

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 55

2.2.3. Phương pháp chuyên gia 57

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT 58

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm 58

2.2.6. Phương pháp toán học thống kê 59

2.3. Tổ chức nghiên cứu 61

2.3.1. Thời gian nghiên cứu 61

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu 61

2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 62

pdf198 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huấn luyện của trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĐV ngày càng được cải thiện, hàng năm nhiều VĐV được gọi lên đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia chủ yếu tập trung ở nữ. Trên cơ sở sàng lọc VĐV của các tuyến đội tuyển, hàng năm Trung tâm cung cấp vào các đội tuyển quốc gia từ 15-20 VĐV, đây cũng là nòng cốt, hạt nhân mang lại thành tích cao của thể thao tỉnh nhà tại các giải thi đấu quốc gia. Một số VĐV tiêu 68 biểu của tỉnh trong thời gian qua như: Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Thị Trà My, Trịnh Thị Nga, Đinh văn Đức (đá cầu); Vũ Thị Trang, Nguyễn Thị Sen, Trần thị Phương Thuý (cầu lông); Nguyễn Thị Mai Hưng, Võ Kim Phụng (cờ vua); Nguyễn Thị Oanh, Phạm Tiến Sản (điền kinh); Nguyễn Thị Thu Thuỷ (wushu)đã giành rất nhiều thành tích cao, khẳng định được vị trí của thể thao tỉnh Bắc Giang trong nền thể thao nước nhà. 3.1.5. Thực trạng hoạt động huấn luyện của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Để đánh giá thực trạng hoạt động huấn luyện của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang, luận án đã tiến hành khảo sát, phân tích quá trình huấn luyện của 10 bộ môn tại Trung tâm, kết quả như trình bày tại bảng 3.4. Bảng 3.4. Thực trạng công tác huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang TT Nội dung khảo sát Có Không 1 Công tác lãnh đạo, kiểm tra x - 2 Tuyển chọn VĐV x - 3 Đánh giá trình độ tập luyện x - 4 Chương trình huấn luyện x - 5 Kế hoạch huấn luyện x - 6 Giáo án huấn luyện x - 69 Từ bảng 3.3 cho thấy, thực trạng công tác huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang đã đảm bảo các yếu tố cơ bản, từ khâu lãnh đạo, kiểm tra tới việc xây dựng chương trình, kế hoạch, giáo án huấn luyện. Trong quá trình huấn luyện ngay từ đầu năm các bộ môn đều xây dựng chương trình huấn luyện năm trình lãnh đạo Trung tâm phê duyệt, trên cơ sở chương trình huấn luyện năm các bộ môn xây dựng kế hoạch huấn luyện tháng và giáo án huấn luyện ngày. Nội dung chương trình huấn luyện năm của các bộ môn xây dựng phải đảm bảo cho việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu cũng như chỉ tiêu về huy chương, đẳng cấp được giao hàng năm đối với Trung tâm. Nội dung kế hoạch huấn luyện tháng và giáo án huấn luyện ngày được xây dựng đảm bảo với các yêu cầu về chuyên môn như huấn luyện kỹ chiến thuật, thể lực, các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các VĐV. Công tác tuyển chọn VĐV được xác định là một trong những nhiệm vụa quan trọng của Trung tâm, căn cứ chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm, Trung tâm tổ chức tuyển chọn VĐV làm 2 đợt: 1 đợt vào tháng 8 và 01 đợt vào tháng 12 hàng năm, ngoài ra trong trường hợp đặc biệt nếu phát hiện những em có năng khiếu có tố chất thì tổ chức tuyển chọn bổ xung. Để công tác tuyển chọn đảm bảo chính xác khách quan nhằm tuyển được nhưnhg em có năng khiếu thể thao, Trung tâm tham mưu với Sở thành lập Hội đồng tuyển chọn VĐV, thành phần Hội đồng gồm có chủ tịch Hội đồng, phó chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi dấu Thể dục thể thao, các thành viên Hội đồng gồm Trưởng phòng Quản lý Thể dục thể thao, các đồng chí lãnh đạo Trung tâm. Để thực hiện nhiệm vụ công tác tuyển chọn, Hội đồng thành lập các tổ tuyển chọn như Tổ kiểm tra hồ sơ, tổ kiểm tra thể hình, chức năng; tổ kiểm tra tố chất; tổ kiểm tra chuyên môn. Thành viên các tổ là các cán bộ, viên chức, 70 HLV của Trung tâm. Các môn có VĐV được tuyển chọn đều đã xây dựng được các test tuyển chọn, các test này đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo đối với các môn thể thao được tuyển chọn. Nhằm tránh lãng phí trong công tác đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao, hàng năm Trung tâm tổ chức 02 cuộc kiểm tra đánh giá định kỳ trình độ VĐV để từ đó kịp thời lựa loại những VĐV có độ tăng trưởng chuyên môn chậm, không đáp ứng được yêu cầu đề ra đồng thời tuyển bổ sung các VĐV ở các bộ môn đang còn thiếu VĐV. Một trong những khâu quan trọng trong công tác quản lý của Trung tâm đối với hoạt động huấn luyện đó chính là công tác kiểm tra. Trung tâm đã phân công nhiệm vụ 01 viên chức chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra tình hình tập luyện của các lớp, các bộ môn, kết quả theo dõi, kiểm tra được phản ánh, báo cáo kịp thời với lãnh đạo phòng Huấn luyện thi đấu, lãnh đạo Trung tâm để từ đó nhằm chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác huấn luyện, tập luyện của các lớp, các bộ môn. Để làm rõ chất lượng, hiệu quả của các nội dung trong công tác huấn luyện tại trung tâm, luận án đã tiến hành phỏng vấn 32 cán bộ quản lý, HLV của Trung tâm. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5. 71 Bảng 3.5. Đánh giá của cán bộ, HLV về công tác huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang (n = 32) TT Nội dung Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt Điểm trung bình 1 Công tác lãnh đạo, kiểm tra 7 21.88 6 18.75 7 21.88 6 18.75 6 18.75 3.06 2 Tuyển chọn VĐV 5 15.63 8 25.00 10 31.25 6 18.75 4 12.50 3.22 3 Đánh giá trình độ tập luyện 5 15.63 7 21.88 11 34.38 7 21.88 2 6.25 3.19 4 Chương trình huấn luyện 9 28.13 11 34.38 6 18.75 4 12.50 2 6.25 3.65 5 Kế hoạch huấn luyện 11 34.38 8 25.00 7 21.88 4 12.50 2 6.25 3.69 6 Giáo án huấn luyện 5 15.63 6 18.75 11 34.38 8 25.00 2 6.25 3.13 7 Chất lượng huấn luyện 7 21.88 6 18.75 5 15.63 7 21.88 7 21.88 2.34 8 Giáo dục phẩm chất đạo đức cho VĐV 5 15.63 5 15.63 9 28.13 9 28.13 4 12.50 2.94 Từ kết quả tại bảng 3.5 cho thấy: Hầu hết cán bộ, HLV đánh giá các nội dung huấn luyện chỉ ở mức Bình thường (trừ 2 nội dung là Chương trình huấn luyện và Kế hoạch huấn luyện được đánh giá ở mức Tốt). Cụ thể: Số lượng cán bộ, HLV đánh giá các nội dung huấn luyện ở mức không tốt và rất không tốt còn chiếm tỷ lệ cao (từ 18.75 – 43.76%), trong đó thấp nhất là 2 nội dung Chất lượng huấn luyện và Giáo dục phẩm chất đạo đức cho VĐV. Điểm trung bình về đánh giá của cán bộ, HLV 72 về các nội dung huấn luyện đạt từ 2.34 – 3.69, trong đó cao nhất là 2 nội dung là Chương trình huấn luyện và Kế hoạch huấn luyện. 3.1.6. Thực trạng thành tích của VĐV Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Thực trạng thành tích của VĐV Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang như trình bày tại bảng 3.6 và bảng 3.7. Bảng 3.6. Tổng hợp số lượng huy chương quốc gia giai đoạn 2012 - 2016 TT Năm Giải vô địch Giải vô địch trẻ Ʃ Vàng Bạc Đồng Ʃ Vàng Bạc Đồng 1 2012 42 12 11 19 41 9 12 20 2 2013 47 14 15 18 60 16 15 29 3 2014 57 18 18 21 63 15 12 36 4 2015 52 15 18 19 67 19 17 31 5 2016 45 15 12 18 92 17 24 51 Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng huy chương quốc tế giai đoạn 2012 - 2016 Năm Huy chương vàng Huy chương bạc Huy chương đồng Thế giới Châu Á Đông nam á Thế giới Châu Á Đông nam á Thế giới Châu Á Đông nam á Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 2012 2 3 2 2 2 2013 1 3 2 6 10 1 2 8 2 7 2014 1 7 3 1 7 2015 3 3 1 5 9 2016 8 10 6 5 1 5 73 Từ bảng 3.6 và 3.7 cho thấy: Hàng năm, các VĐV của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang dành được từ 42 - 57 huy chương các loại tại giải vô địch quốc gia; từ 41 - 92 huy chương từ giải trẻ quốc gia. 3.1.7. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với HLV và VĐV Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách đối với thể thao tỉnh Bắc Giang nói chung và thể thao thành tích cao của tỉnh nói riêng như: Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai thực hiện một số nội dung trong Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 1712/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2012 về phê duyệt “Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 1025/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 về việc phê duyệt Đề án phát triển hệ thống thiết chế Văn hóa, Thể thao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc “Điều chỉnh quy hoạch phát triển văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Về chế độ dinh dưỡng đối với VĐV, HLV các đội tuyển của tỉnh: Thực hiện theo Nghị quyết số 09/2012/NĐ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV, HLV thể thao thành tích cao; hỗ trợ dinh dưỡng cho học sinh năng khiếu thể thao; chế dộ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 74 Về chế độ trang thiết bị, dụng cụ tập luyện: Thực hiện theo Quyết định số 153/2012/QĐ-UBND ngày 8/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định một số chế độ và trang thiết bị đối với VĐV, HLV thể thao tỉnh Bắc Giang, cụ thể như trình bày tại bảng 3.8. Từ bảng 3.8 cho thấy: VĐV năng khiếu được hưởng chế độ trang thiết bị dụng cụ tập luyện hàng năm. Chế độ trang thiết bị, dụng cụ tập luyện hàng năm cho VĐV các đội tuyển trẻ, đội tuyển tỉnh hưởng như VĐV năng khiếu. VĐV đội tuyển trẻ, đội tuyển tỉnh được cấp chế độ quả cầu đá, quả cầu lông gấp 1,5 lần; chế độ quần áo chuyên dùng, giầy chuyên dùng, vợt, cước được cấp gấp 2 lần so với VĐV năng khiếu. Chế độ trang thiết bị, dụng cụ trong thời gian tập huấn được bổ sung 01bộ quần áo nắng thể thao, 01 đôi giầy chuyên dùng. Trong thời gian tham gia Đại hội thể dục thể thao mỗi VĐV được trang bị thêm 01 bộ quần áo diễu hành. Chế độ trang thiết bị, dụng cụ cho HLV thể thao, hàng năm: Quần áo Sovec 1 bộ/người/năm; Quần áo ngắn thể thao 02 bộ/người/năm; Giầy ba ta và tất 02 đôi/người/năm; Giầy chuyên dùng 01 đôi/người/năm. Riêng HLV thể thao các môn: Cầu lông, Quần vợt, Bóng bàn hưởng chế độ vợt và cước như VĐV năng khiếu. Bảng 3.8. Chế độ trang thiết bị dụng cụ tập luyện đào tạo VĐV năng khiếu, học sinh năng khiếu (Theo Quyết định số 153/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang) Trang bị tập luyện thường xuyên Vật, Judo Đá cầu Cầu mây Cầu lông Các môn võ, Boxing Điền kinh B.chuyề n B. ném Cờ vua, Cờ tướng Bóng đá Bóng bàn Bơi lội Cử tạ Quần vợt Quần áo dài thể thao 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ 01 bộ Quần áo ngắn thể thao 04 bộ 04 bộ 04 bộ 04 bộ 03 bộ 04 bộ 04 bộ 04 bộ 04 bộ 04 bộ 04 bộ 04 bộ 04 bộ Giầy tập ba ta 03 đôi giầy, 05 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 04 đôi giầy, 06 đôi tất 04 đôi giầy, 06 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 04 đôi giầy, 06 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất 03 đôi giầy, 05 đôi tất Tất 03 đôi 03 đôi 03 đôi 03 đôi 03 đôi 03 đôi 03 đôi 03 đôi 03 đôi 03 đôi Dây nhẩy 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái 02 cái Bao gối, Ken cổ tay 02 đôi 02 đôi 02 đôi 02 đôi 02 đôi 02 đôi 02 đôi Tài liệu 02 đôi 02 đôi 02 đôi 02 đôi Quần áo chuyên dùng 01 bộ 01 bộ 02 bộ 02 bộ 02 bộ 02 bộ 01 bộ 01 bộ Giầy chuyên dùng 01 đôi 02 đôi 01đôi 02 đôi 01 đôi 01 đôi 02 đôi 02 đôi 01 đôi 01 đôi 02 đôi Quả cầu, quả bóng 01 quả/ ngườ i/ ngày 03 quả/ người/ năm 02 qủa/ người/ ngày 03 quả/ người/ năm 03 quả/ người/ năm 10 quả/ người/ tháng 04 ống/ người/ tháng Vợt, cước, lưới, đinh giầy, bàn cờ quân cờ, đồng hồ 4 lưới/n ăm/đ ội (lớp) 2 lưới/nă m/đội (lớp) 4 lưới/năm/đ ội (lớp), 1 chiếc vợt, 3 bộ cước/ người /năm 01 bộ binh khí/năm/ đội 2 bộ đinh giầy/ người/n ăm 2 bộ lưới/ đội/năm 1 bộ/VĐV/năm; 01 bộ bàn quân cờ treo/lớp/ năm/; 01 đồng hồ/ 4 VĐV/ năm 2 bộ lưới/ đội/ lớp/năm 01 vợt 2 mặt vợt /người/năm 04 bộ lưới/ đội/năm 01 vợt, 03 bộ cước người/nă m lưới/ đội/ năm Khăn, mũ, găng, kính, cuky, bảo vệ răng, hàm, đai bụng 02 khăn/ người/n ăm 01 mũ, 02 đôi găng tay/ người/ năm 02 đôi găng thủ môn/ người/ năm 02 đôi găng thủ môn, 02 đôi bảo vệ ống quyển/ người/n ăm 02 mũ 2 kinh/ người/n ăm 01 đai bụng/ người/ năm 02 mũ vải/ người năm 75 Về chế độ tiền công: thực hiện theo Nghị quyết số 32/2011/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với VĐV, HLV thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu. Thực trạng chế độ đối với HLV, VĐV thể thao của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang như trình bày tại bảng 3.9. Bảng 3.9. Thực trạng chế độ đối với HLV, VĐV thể thao của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Đơn vị tính: Nghìn đồng/người/ngày TT Kinh phí HLV VĐV Đội tuyển tỉnh Đội tuyển trẻ Đội tuyển năng khiếu Đội tuyển huyện, thị Đội tuyển tỉnh Đội tuyển trẻ Đội tuyển năng khiếu Đội tuyển huyện, thị 1 Tiền dinh dưỡng tập trung tập luyện 150 120 90 90 150 120 90 90 2 Tiền dinh dưỡng tập trung thi đấu 200 150 150 150 200 150 150 150 3 Tiền công 120 90 90 - 80 40 30 - Từ bảng 3.9 cho thấy, Trung tâm đã thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang về chế độ dinh dưỡng và tiền công tập luyện. Song, thực tế chế độ dinh dưỡng và tiền công tập luyện của HLV và 76 VĐV Trung tâm còn ở thấp, với mức kinh phí này, khó có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của VĐV theo từng môn thể thao cũng như chưa thực sự động viên, khuyến khích HLV, VĐV tích cực tập luyện Về chính sách: các HLV, VĐV đều được khen thưởng của Quốc gia, tỉnh khi đạt thành tích tại các giải trong nước và quốc tế theo quy định, đồng thời được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hàng năm. 3.1.8. Bàn luận về thực trạng hoạt động huấn luyện của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Về thực trạng cơ cấu tổ chức Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Bắc Giang được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1988, đến nay đã có hơn 30 năm xây dựng và phát triển. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở VHTTDL Bắc Giang, được phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức theo quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh. Với trọng trách đào tạo, bồi dưỡng phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh, 30 năm qua, các thế hệ cán bộ, HLV, VĐV Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang đã tạo được nhiều dấu ấn trên các đấu trường trong nước, quốc tế, góp phần mang vinh quang về cho thể thao Việt Nam. Vị trí: Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 77 Chức năng: Trung tâm có chức năng phát hiện, tuyển chọn, huấn luyện VĐV các đội tuyển thể thao của tỉnh; tập huấn tham gia thi đấu các giải thể thao quốc gia, khu vực và quốc tế. Tổ chức, phối hợp tổ chức các giải thi đấu thể thao của tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế theo sự phân công của Sở VHTTDL và cấp có thẩm quyền. Nhiệm vụ và quyền hạn Phối hợp với Phòng Quản lý Thể dục thể thao và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự thao quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận dộng viên các môn thể thao và tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo VĐV thể thao thành tích cao ngắn hạn, dài hạn phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của tỉnh; kế hoạch tập huấn các đội tuyển thể thao của tỉnh tham gia thi đấu các giải quốc gia, khu vực và quốc tế. Chuẩn bị lực lượng VĐV tham dự các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức kiểm tra chuyên môn, y sinh theo định kỳ, trên cơ sở các chỉ số và đánh giá khoa học để lựa loại những VĐV không đáp ứng được yêu cầu, đồng thời xây dựng kế hoạch bổ sung VĐV theo chỉ tiêu được giao. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch, giáo án huấn luyện VĐV của các bộ môn thuộc Trung tâm. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thể dục thể thai, kiểm tra y học, phục hồi chức năng cho VĐV các đội tuyển thể thao để nâng cao thành tích trong thi đấu. 78 Thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục văn hoá, chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, tập luyện chuyên môn, vui chơi giải trí và các hoạt động đoàn thể đối với VĐV. Tổ chức, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch thi đấu các giải thể dục thể thao của tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế theo sự phân công của Sở VHTTDL và cấp có thẩm quyền. Tổ chức các hoạt động thu dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. Vận động, tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân nhân nhằm phát triển sự nghiệp thể dục thể thao chung. Đảm bảo cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị phục vụ việc ăn ở, tập luyện, tập huấn, thi đấu và công tác chuyên môn của đơn vị; có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp thường xuyên cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, hồ sơ tài liệu, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động; HLV, VĐV theo quy định của tỉnh và thẩm quyền được phân cấp. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức cho VĐV thể thao thuộc Trung tâm được học văn hoá theo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý tài chính, tài sản, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị được giao phục vụ cho sự nghiệp thể dục thể thao có hiệu quả. Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng ngân sách. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp với Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố trong công tác phát hiện, tuyển chọn, đào tạo học sinh năng khiếu thể thao tại cơ sở. 79 Mở rộng hợp tác về đào tạo, huấn luyện với các Trung tâm đào tạo VĐV trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo VĐV, nâng cao trình độ cho đội ngũ HLV của tỉnh. Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho HLV, hướng dẫn viên, trọng tài các môn thể thao trong tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Sở VHTTDL giao. Cơ cấu tổ chức Tổ chức bộ máy của Trung tâm về cơ bản có đầy đủ các phòng, ban chức năng liên quan chặt chẽ tới tổ chức, quản lý công tác huấn luyện như phòng Huấn luyện - Thi đấu, các ban quản lý Khu nội trú VĐV, Nhà tập luyện và thi đấu, Sân vận động Cơ cấu bộ máy quản lý ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang hiện nay là tương đối gọn nhẹ so với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh như Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nam Định..., và phù hợp với điều kiện địa phương và công tác đào tạo VĐV của tỉnh. Về thực trạng đội ngũ cán bộ, HLV của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khóa VIII (tháng 6/1997) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ra đời. Đây là nghị quyết chuyên về cán bộ và công tác cán bộ, đề cập toàn diện về công tác cán bộ. Đặc biệt, Nghị quyết đặt ra yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương đến cơ sở có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi 80 lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết đề cập đến quy hoạch cán bộ, trong đó có cán bộ, công chức, đó là sự thể hiện quan điểm xây dựng cán bộ nói chung; cán bộ, công chức nói riêng phải vừa có tính trước mắt vừa có tính chiến lược lâu dài. Biên chế Trung tâm do UBND tỉnh giao hàng năm trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp của viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hàng năm Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao xây dựng kế hoạch biên chế theo vị trí việc làm gửi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để theo dõi; gửi Sở nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Về thực trạng đội ngũ cán bộ, HLV tại Trung tâm cho thấy: Đội ngũ HLV hiện nay phần lớn trưởng thành từ VĐV, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp thể thao của tỉnh sau khi được đào tạo chuyên môn tại các trường Đại học TDTT được tiếp nhận, bố trí làm công tác huấn luyện, có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Trong số 21 HLV hiện nay có 01 Thạc sĩ, 18 cử nhân. Về thực trạng cơ sở vật chất của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình thể thao phục vụ cho công tác huấn luyện, đào tạo VĐV trong giai đoạn 2010-2016 đã có nhiều cải thiện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, các công trình thể thao đều được đưa vào sử dụng từ lâu nên đều xuống cấp, cần được bảo trì, cải tạo thường xuyên. Đầu năm 2020, Trung tâm đã được bàn giao quản lý, khai thác và sử dụng Nhà thi đấu thể thao mới tại khu đô thị phía Nam thành phố Bắc Giang, đây là nơi tổ chức những sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế đồng thời cũng phục vụ công tác 81 tập luyện, tập huấn của các đội tuyển thể thao của tỉnh; trụ sở làm việc của cơ quan hiện nay đã cũ, hỏng, xuống cấp (trụ sở của Sở Công nghiệp cũ), thời gian tới sẽ được đầu tư xây dựng tại khu đô thị phía Nam thành phố Bắc Giang. Đáng chú ý là các trang thiết bị, dụng cụ để hỗ trợ phục vụ cho công tác huấn luyện thể lực, kỹ thuật và chiến thuật cho VĐV, nhằm đáp ứng yêu cầu ban huấn luyện các đội tuyển đề ra. Tuy nhiên bên cạnh đó, Trung tâm còn thiếu các dụng cụ, máy móc về kiểm tra y học hiện đại, để hỗ trợ giúp các HLV trong công tác đào tạo và huấn luyện. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng làm hạn chế tới kết quả đào tạo và thành tích của VĐV. Như vậy có thể thấy rằng, cơ sở vật chất của Trung tâm còn khá nhiều hạn chế, mới chỉ đáp ứng mức tối thiểu cho công tác quản lý và huấn luyện VĐV. Về thực trạng đội ngũ VĐV Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Bắc Giang Biên chế Trung tâm do UBND tỉnh giao hàng năm trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở VHTTDL trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp của viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hàng năm Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao xây dựng kế hoạch biên chế theo vị trí việc làm gửi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để theo dõi; gửi Sở nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công tác huấn luyện nói chung, xây dựng phát triển đội ngũ VĐV các tuyến nói riêng luôn được Trung tâm coi trọng. 82 Về công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV các đội tuyển thể thao được Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn, từng năm, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và điều kiện thực tiễn của con người địa phương, tập trung chủ yếu vào những môn có thế mạnh như: Cầu lông, Đá cầu, Cờ vua, một số nội dung của các môn Võ, Vật Việc phân tuyến các đội tuyển để đào tạo VĐV các đội tuyển thể thao được xác định cho phù hợp với từng nhóm nội dung, hoặc lứa tuổi tham gia thi đấu các giải quốc gia để đảm bảo duy trì lực lượng kế cận từ đội tuyển năng khiếu của tỉnh, lên đội tuyển trẻ và cuối cùng là đội tuyển của tỉnh. Hiện tại, Trung tâm đào tạo VĐV theo 3 tuyến: năng khiếu cấp tỉnh; tuyển trẻ tỉnh và đội tuyển tỉnh. Tuy nhiên, số lượng các tuyến chưa thực sự phù hợp với đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao. Về thực trạng hoạt động huấn luyệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_huan_luyen_cua.pdf
  • docxThông tin về luận án.docx
  • pdfTóm tắt luận án BVCV.pdf
Tài liệu liên quan