Luận án Giải pháp phát triển siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ TRONG

HỆ THỐNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 06

1.1 Khái niệm - vai trò, vịtrí và đặc điểm của siêu thị 06

1.1.1 Tổng quát về bán lẻ hàng hóa 06

1.1.2 Khái niệm - phân loại siêu thị 09

1.1.3 Vai trò, vị trí và đặc điểm của siêu thị 14

1.2 Tiêu chuẩn siêu thị - Cấu trúc cơ bản về tổ chức, hoạt động và quản lý siêu thị 22

1.2.1 Tiêu chuẩn siêu thị 22

1.2.2 Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động của siêu thị 25

1.2.3 Quản lý nhà nước về siêu thị 27

1.3 Mối quan hệ giữa siêu thị với các loại hình bán lẻ khác 29

1.3.1 Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ 29

1.3.2 Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp 30

1.4 Các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động của siêu thị 32

1.4.1 Môi trường vĩ mô 33

1.4.2 Môi trường vi mô 34

1.4.3 Môi trường nội bộ 36

1.5 Sự phát triển của siêu thị ở một số nước trên thế giới 37

1.5.1. Sự phát triển của siêu thị ở Pháp 37

1.5.2 Sự phát triển của siêu thị ở Mỹ 41

1.5.3 Khái quát chung về sự phát triển của siêu thị ở châu Âu và châu Á 41

1.5.4 Những bài học kinh nghiệm về sự phát triển của siêu thị trên thế giới 43

1.6 Khái quát về sự phát triển của siêu thị ở Việt Nam 44

Kết luận chương I 46

2.1 Các yêu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị ở Tp.HCM 48

2.1.1 Môi trường vĩ mô 48

2.1.2 Môi trường vi mô 56

2.1.3 Môi trường nội bộ của các siêu thị 65

2.2 Tổng quan về hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa của thành phố Hồ Chí Minh 67

2.2.1 GDP của hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa 67

2.2.2 Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa của thành phố Hồ Chí Minh 69

2.3 Sự hình thành và phát triểnsiêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh 77

2.3.1 Từ 1993 đến 1995: giai đoạn hình thành 77

2.32 Từ 1996 đến cuối năm 1998: giai đoạn phát triển 79

2.3.3 Từ năm 1999 đến nay: giai đoạn siêu thị phát triển mạnh và cạnh tranh gay gắt

2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý kinh doanh của siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1 Quy mô của siêu thị 88

2.4.2 Phương thức bán hàng 90

2.4.3 Khách hàng của siêu thị 92

2.4.4 Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị 94

2.4.5 Nhân lực của siêu thị 97

2.4.6 Hoạt động marketing của siêu thị 98

2.4.7 Công tác tổ chức nguồn hàng 99

2.4.8 Kết quả hoạt động kinh doanh 101

2.4.9 Thành tựu đạt được và hạn chế của siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 105

2.5 Ma trận SWOT và chiến lược phát triển của siêu thị tại

thành phố Hồ Chí Minh 109

2.5.1 Phân tích ma trận SWOT 109

2.5.2 Chiến lược phát triển 111

Kết luận chương 2 113

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ

HƯỚNG TỚI NĂM 2020 115

3.1 Định hướng phát triển siêu thị ở Tp.HCM đến năm 2010 và

tầm nhìn đến năm 2020 115

3.1.1 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị 115 3

ở Tp.HCM đến năm 2010

3.1.2 Định hướng phát triển siêu thị ở Tp.HCM đến năm 2010 121

3.2 Một số giải pháp để phát triển siêu thị ở Tp.HCM đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020 125

3.2.1 Giải pháp về chính sách phát triển 125

3.2.2 Giải pháp phát triển đối với các doanh nghiệp 133

3.3 Kiến nghị 151

3.3.1 Đối với Nhà nước 151

3.3.2 Đối với doanh nghiệp 154

Kết luận chương 3 157

KẾT LUẬN 159

Phụ lục

pdf167 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay, mặc dù các siêu thị đã được đầu tư xây dựng và phát triển khá mạnh ở TP.HCM nhưng hiệu quả kinh doanh chưa cao, do phần lớn siêu thị mới được đầu tư và thời gian hoạt động chưa nhiều, lượng khách hàng thiếu ổn định. Chi phí đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp tuy lớn nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện, quản lý và áp lực cạnh tranh quá lớn. Tuy nhiên, hoạt động của các siêu thị ở TP.HCM thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc so với việc buôn bán ở chợ và các loại hình bán lẻ khác như chất lượng đảm bảo hơn bởi các mặt hàng nhập vào đều được kiểm tra đầy đủ, đặc biệt là đồ hộp và thực phẩm tươi sống nên đã thu hút được lượng khách nhiều hơn. Sự ra đời của hàng loạt siêu thị trong những năm gần đây làm cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh loại hình này sôi động hẳn lên. Việc các siêu thị mới xuất hiện trên địa bàn TP.HCM đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các siêu thị với nhau và giữa siêu thị với các loại hình 78 bán lẻ truyền thống khác. Sự phát triển của siêu thị là một minh chứng về trình độ tiêu dùng và mức thu nhập của nhiều tầng lớp nhân dân đã được nâng cao, tuy nhiên có thể thấy còn nhiều nguyên nhân khách quan khác làm cho siêu thị có thể thu hút được khách hàng như nạn nói thách quá cao, hàng dỏm, hàng giả, việc mất trật tự an ninh… tại các chợ truyền thống và một số loại hình bán lẻ khác đã tạo ra mặc cảm nơi người tiêu dùng và họ đã tìm thấy sự an toàn, thuận tiện khi đến siêu thị. Người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy rằng việc mua sắm ở siêu thị tạo cho họ cảm giác thật thoải mái với những tiện nghi, an ninh, văn minh lịch sự, sạch sẽ, hàng hóa phong phú - trưng bày đẹp mắt, được tự do lựa chọn hàng cẩn thận khác hẳn với không khí oi bức, ồn ào, phức tạp, đông đúc, mất vệ sinh cùng với nạn trộm cắp, móc túi ở các chợ và một số nơi khác. Việc ra đời của nhiều siêu thị đã tạo nên sự cạnh tranh rất lớn tất yếu sẽ có sự đào thải. Một số siêu thị được thiết lập nhưng còn thiếu kỹ năng quản lý, kinh nghiệm và chưa có chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp cùng với một số nguyên nhân khác nên đã không đủ khả năng duy trì, không thể trụ nổi và phải lặng lẽ rút khỏi thương trường, đặc biệt là các siêu thị gia đình như Vạn Khách Đến, Tân Gia Đại, Megamart, P&G, Toàn Gia Phúc I và II, Ngọc Thắng… Năm 2004 có siêu thị Minimart ở 38 Nguyễn Huệ, quận 1 cũng lâm vào tình trạng tương tự. Nhưng qua quá trình hoạt động và cạnh tranh, các siêu thị khác đã kịp thời rút kinh nghiệm, tìm cách thích nghi được với điều kiện môi trường. Những siêu thị hoạt động có hiệu quả đã tìm được hướng đi phù hợp với đặc điểm môi trường kinh doanh và chú trọng các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Hoạt động của các siêu thị thu được thành công đã dần dần đi vào nề nếp và mang tính chuyên nghiệp hơn. Trong số siêu thị tồn tại vững vàng nhờ biết đi đúng hướng, có chiến lược, chính sách kinh doanh hợp lý phải kể đến các thương hiệu đã có tiếng, 79 trở thành quen thuộc với người dân thành phố như Maximark, Coop - mart, Citimart, Metro… Từ năm 1999, lĩnh vực kinh doanh siêu thị có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài và họ đã nhập cuộc; đi đầu phải kể đến tập đoàn Bourbon (Pháp), họ đã liên doanh với Công ty xuất nhập khẩu Đồng Nai để đầu tư mở đại siêu thị đầu tiên ở Việt Nam, đó là siêu thị Cora nằm gần khu công nghiệp Biên Hòa Đồng Nai, cách TP.HCM 20km. Cora mang tầm vóc của một siêu thị lớn trên thế giới, tổng diện tích 20.000m2, với số vốn đầu tư lên tới 19 triệu USD, gồm 20 cửa hàng bán lẻ xung quanh, 34 quầy tính tiền và đặc biệt là có khu nhà xưởng sản xuất bánh mì, thịt nguội, chế biến thức ăn. Lượng khách đến siêu thị Cora trung bình 40.000 lượt người/tuần với sức mua bình quân khoảng 80.000đồng - 85.000đồng/lượt. Metro Cash & Carry (Đức) - nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới cũng là một tập đoàn kinh doanh sớm có mặt tại Việt Nam, hiện nay họ đang có 4 trung tâm phân phối ở TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. Hoạt động khá thành công, Metro đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch mở rộng mạng lưới của mình ở Hải Phòng, Đà Nẵng và xây dựng thêm một siêu thị nữa tại Hà Nội. Năm 2004 và những tháng đầu năm 2005 xuất hiện thêm Tập đoàn Parkson của Malaysia - một trong những tập đoàn kinh doanh siêu thị ở châu Á tham gia thị trường và họ có dự định đầu tư mở 10 siêu thị tại Việt Nam, đây cũng là tập đoàn đã kinh doanh thành công ở Trung Quốc với 36 siêu thị. Ngoài ra, Dairy Farm - một “ông lớn” khác trong ngành kinh doanh siêu thị của Hồng Kông, có 2.680 cửa hàng lớn nhỏ khắp châu Á với doanh thu năm 2004 là 4,5 tỷ USD - cũng sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện đã có một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đến khảo sát thị trường Việt Nam, bày tỏ sự quan tâm và có kế hoạch thực hiện, trong đó cóù Tesco của Anh - tập đoàn bán lẻ đứng thứ 6 thế giới, doanh thu hàng năm gần 40 tỷ USD; Tập đoàn Giant 80 South Asia Investment Pte của Singapore cũng đang khảo sát và mong muốn đầu tư kinh doanh siêu thị ở nước ta. Ngoài ra, Wal - Mart và Carrefoul, hai nhà bán lẻ lớn nhất nhì thế giới cũng đã đưa Việt Nam vào kế hoạch mở rộng các siêu thị trọng điểm trong thời gian tới của họ.[3] Việc các nhà bán lẻ quốc tế xuất hiện với khả năng vốn lớn, kỹ thuật quản lý hiện đại, nhiều kinh nghiệm cũng như được sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh toàn cầu đang gây sức ép lớn lên hệ thống phân phối nhỏ bé còn mang tính tự phát, thiếu bền vững của Việt Nam. Tuy nhiên, sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh siêu thị ở Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước phải cố gắng hơn nữa để có thể duy trì được vị thế hiện nay của mình và làm cho tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Từ năm 2000 đến nay việc phát triển siêu thị của các đơn vị trong nước đã có sự thận trọng hơn trong quyết định đầu tư. Vài siêu thị quy mô nhỏ, không đủ khả năng cạnh tranh đã lần lượt rút lui. Ngược lại, các đơn vị kinh doanh thành công tiếp tục phát huy thế mạnh để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường, đầu tư thành lập nhiều siêu thị mới tại các địa điểm khác nhau như: - Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Sài Gòn Coop) là tổ chức kinh tế thực hiện kinh doanh thương mại tổng hợp được thành lập tháng 5- 1989 trên cơ sở tổ chức lại Ban quản lý hợp tác xã mua bán trước đó. Những năm đầu hoạt động của liên hiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, từ năm 1995 mới chuyển hướng, lấy thị trường nội địa là chính, trong đó tập trung vào hoạt động bán lẻ. Việc mở ra các siêu thị là cụ thể hóa định hướng trên nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố. Tháng 2-1996, Coop Mart Cống Quỳnh - siêu thị đầu tiên của Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố với diện tích 800 m2 được đưa vào hoạt động. Sau Coop mart Cống Quỳnh hoạt động khá thành công, Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố tiếp tục mở thêm nhiều siêu thị ở các quận 81 huyện khác để củng cố vị thế số một của họ như Coop mart Trần Hưng Đạo, Coop mart Hậu Giang, Coop mart Đầm Sen… tại các quận 1, 3, 5, 11 và Bình Thạnh. Như vậy có thể thấy rằng Sài Gòn Coop là một trong những tập đoàn kinh doanh siêu thị mạnh nhất ở TP.HCM và cả nước, đã đầu tư mở nhiều siêu thị, trong đó có những siêu thị quy mô tương đối lớn đạt tiêu chuẩn như siêu thị ở các nước trên thế giới, đó là: + Siêu thị Coopmart tại 168 Nguyễn Đình Chiểu, diện tích 4.500m2 ngay góc ngã tư Nguyễn Đình Chiểu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 khai trương ngày 31-12-1999. Đây là siêu thị thứ năm mà Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM mở với vốn đầu tư 7 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Đức Khanh, phụ trách marketing của siêu thị, ở thời điểm hiện tại thì đây là siêu thị lớn nhất trong hệ thống siêu thị Coopmart, có 2.500m2 trưng bày các loại hàng hóa tự chọn, 2.000m2 là nơi đặt các quầy hàng khác; ngoài ra còn khu vui chơi giải trí, trong đó có khu năng khiếu dành cho thiếu nhi thường xuyên mở các cuộc thi viết, vẽ tranh… rộng 300m2; một siêu thị sách rộng 300m2 có phòng đọc sách, xem phim miễn phí, quán cà phê trên sân thượng và phố nướng Cali chuyên phục vụ ăn uống[1]. + Coopmart Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh khai trương ngày 14- 1-2000. - Công ty An Phong là một trong những đơn vị đầu tư và hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị, có định hướng chiến lược, củng cố, duy trì, nâng cao vị thế của mình bằng cách xây dựng siêu thị ở các thành phố lớn trong cả nước. Hiện nay An Phong có một siêu thị khá nổi tiếng ở Hà Nội, một siêu thị ở Nha Trang và một siêu thị ở Vinh đều mang thương hiệu Maximark. Tại TP.HCM, công ty An Phong tiếp tục củng cố vị trí của mình bằng việc mở thêm Maximark thứ 3 ngay trung tâm quận I. Maximark 3 có diện tích 2.100m2 nằm ở lầu 2 của cao ốc Sài Gòn Centre trên đường Lê Lợi, Maximark 4 ở đường Cộng Hòa, quận Tân Bình. 82 Từ khi xuất hiện ở thành phố đến nay, có thể thấy rằng sự ra đời và phát triển của siêu thị cũng phù hợp với sự tiến hóa của các loại hình bán lẻ. Tuy nhiên sự phát triển của siêu thị ở thành phố còn mang tính tự do, tự phát, mạnh ai nấy làm, hiệu quả hoạt động chưa cao và thiếu tính bền vững. Cơ quan quản lý cùng các đơn vị có liên quan đến sự phát triển của loại hình này chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn và những qui định cụ thể để có kế hoạch phát triển đúng hướng, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa phù hợp với qui hoạch phát triển chung của thành phố lớn nhất nước. Điểm đặc biệt của các siêu thị ở TP.HCM là sự chênh lệch rất lớn về quy mô diện tích và vốn đầu tư, có nơi chỉ vẻn vẹn vài chục mét vuông diện tích kinh doanh và khoảng 25 triệu đồng vốn cũng lấy tên là “siêu thị” (chẳng hạn như siêu thị Sinh Viên trên đường Trần Quang Khải) trong khi đó có siêu thị diện tích tới vài ngàn mét vuông và vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng. Sơ đồ 2.4 : Quá trình phát triển của các siêu thị ở TP.HCM 10 5 15 20 25 30 35 40 45 50 Số lượng Thời gian 1995 1996 19981997 1999 2000 2001 2002 2003 60 70 2004 83 Mặt khác, trước năm 2002 TP.HCM chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phân biệt rõ loại hình siêu thị với cửa hàng tự chọn và cũng không hề quy định cửa hàng như thế nào mới được gọi là siêu thị. Điều đáng lưu ý là khi đăng ký kinh doanh, chủ cửa hàng chỉ ghi là “cửa hàng bách hóa” hoặc “cửa hàng kinh doanh tổng hợp”, nhưng đến khi đi vào hoạt động họ lại tự khoác lên cái mác “supermarket” hoặc cố gắng thêm chữ “mart” hay “mark” cho ra vẻ một siêu thị. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhìn nhận, đánh giá của người tiêu dùng về tính ưu việt của siêu thị so với các loại hình bán lẻ khác, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của siêu thị. 2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động, quản lý kinh doanh của siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh Việc phát triển siêu thị nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và cũng với mục đích ngày càng kiện toàn hệ thống phân phối thương mại. Tuy nhiên trong thời gian qua, ở TP.HCM, với sự tham gia rất đa dạng của loại hình kinh doanh bán lẻ hàng hóa như chợ truyền thống, cửa hàng bách hóa, cửa hiệu dọc đường phố, thói quen mua sắm của người tiêu dùng không những tạo ra áp lực cạnh tranh mà còn làm cho siêu thị hết sức lúng túng trong việc tổ chức quản lý, xác định mô hình hoạt động và quy mô phát triển. Qua khảo sát thực tế các vấn đề đang tồn tại đó, luận án đưa ra đánh giá đối với một số vấn đề cơ bản như sau: 2.4.1 Quy mô của siêu thị Nếu phân loại theo Qui chế siêu thị, trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ - BTM ban hành ngày 24/9/2004 thì TP.HCM hiện có 22 siêu thị được xếp loại I, 18 siêu thị loại II và 22 siêu thị loại III. [68] Căn cứ vào diện tích mặt bằng kinh doanh của các siêu thị để phân loại và so sánh cho thấy các siêu thị ở TP.HCM có sự chênh lệch khá lớn về quy mô. Những siêu thị có quy mô nhỏ và vừa như Citimart Nam Kỳ Khởi 84 Nghĩa, Citimart Thuận Kiều, Foodco mart, Coopmart Cống Quỳnh, Coopmart Trần Hưng Đạo, Coopmart Hậu Giang, Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Maximark đường 3 Tháng 2 được phân bổ ở khu vực nội thành. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại TP.HCM hiện nay thì quy mô của các siêu thị chưa đáp ứng được, tại một số siêu thị thường xẩy ra tình trạng có quá đông khách hàng, đặc biệt là vào ngày nghỉ cuối tuần, lễ tết, chẳng hạn như tại siêu thị Coopmart Cống Quỳnh, Coopmart Trần Hưng Đạo, Coopmart Hậu Giang, Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Maximark đường 3 tháng 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hoặc là do quy mô của siêu thị quá nhỏ hoặc do số lượng siêu thị chưa đủ và phân bố không hợp lý. Theo kinh nghiệm phát triển hệ thống siêu thị của các nước phát triển thì khu vực nội thành, trung tâm của thành phố, quy mô siêu thị phù hợp là loại vừa và nhỏ, được phân bổ cách nhau từ 1.000 m đến 2.000 m là thuận lợi nhất đối với người tiêu dùng đi mua sắm. Với siêu thị lớn, siêu thị tổng hợp được phát triển ở khu vực ngoại thành, có điều kiện về diện tích mặt bằng. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của các đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM vì: - Do hạn chế về mặt bằng xây dựng siêu thị trong khu vực nội thành của thành phố và rất khó để có được vị trí thích hợp, vì thế chi phí đầu tư cho vấn đề này quá lớn, đồng thời hiện nay nhà nước chưa có chính sách khuyến khích phát triển siêu thị nên chưa có sự hỗ trợ về mặt bằng, đây là khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. - Mặt khác hệ thống giao thông của Việt Nam nói chung đặc biệt trong khu vực nội thành của thành phố hiện nay rất yếu kém, vì thế nếu quy mô siêu thị quá lớn, tập trung số lượng lớn khách sẽ dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực. Tại TP.HCM cũng như các khu đô thị khác của cả nước, tình trạng sử dụng phương tiện cá nhân như xe gắn máy là phổ biến thì các siêu thị ở thành phố hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng để có thể đáp 85 ứng được yêu cầu giữ xe và bãi đậu ô tô của khách hàng, đây chính là trở ngại đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn đi mua sắm ở siêu thị hay các chợ, cửa hiệu dọc đường phố. Như phân tích ở trên cho thấy quy mô siêu thị nhỏ và vừa được bổ trí ở các quận nội thành của TP.HCM như hiện nay là hợp lý, tuy nhiên số lượng siêu thị hiện có là chưa đủ và chưa được phân bố đều trên địa bàn nhằm tạo thuận lợi cho việc mua sắm hàng ngày của người tiêu dùng và hạn chế tình trạng có quá đông khách hàng tập trung tại một địa điểm gây ách tắc giao thông, Bảng 2.7: Diện tích kinh doanh của một số siêu thị tại TP.HCM (m2) Số TT Tên siêu thị Diện tích kinh doanh Khu tự chọn Cho thuê 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Coopmart Cống Quỳnh Coopmart Trần Hưng Đạo Coopmart Hậu Giang Coopmart Nuyễn Đình Chiểu Coopmart Đinh Tiên Hoàng Coopmart Thắng Lợi Cora An Lạc Maximark 3 Tháng 2 Maximark Lê Lợi Maximark Cộng Hòa Siêu thị Miền Đôâng Siêu thị Điện Máy (Chợ Lớn) Siêu thị Điện Máy Todimax Siêu thị Foodco mart Tenmart Citimart Minh Châu Citimart Nam Kỳ Khởi Nghĩa Citimart Sài Gòn Citimart Thuận Kiều Coopmart Đầm sen 1.000 714 1.272 2.450 2.990 6.000 22.000 3.896 2734 20.000 10.000 4.111 800 2.000 1.000 2.900 260 2.200 490 1.700 760 623 1.182 1.900 2.249 2.250 6.000 2.667 1934 8.000 4.100 4.041 800 1.670 1.000 2.700 260 2.000 490 1.400 741 91 90 550 741 240 10.000 1.229 550 70 700 200 200 86 Diện tích kinh doanh của siêu thị bao gồm phần diện tích khu vực bán hàng tự chọn, mặt bằng cho thuê và khu vui chơi giải trí . 2.4.2 Phương thức bán hàng Khách hàng tự phục vụ là phương thức bán hàng của siêu thị, điều này tạo ra tính kinh tế cho hoạt động của siêu thị đồng thời cũng thúc đẩy sự ham muốn mua sắm của người tiêu dùng đối với các mặt hàng có liên quan và các sản phẩm chính yếu khác, có tác động kích thích mua sắm do bị hấp dẫn. Hiện nay các siêu thị ở TP.HCM đều áp dụng phương thức bán hàng tự phục vụ,ï là phương thức bán lẻ thể hiện sự văn minh, tiến bộ, phù hợp với xu thế mua sắm của người dân trong thời đại công nghiệp. Những năm gần đây các siêu thị ngày càng hấp dẫn, thu hút khách hàng nhiều hơn. Ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều ngưới thích đi siêu thị không phải để mua hàng mà chỉ đến chơi, tham quan, ngắm hàng hóa và hưởng không khí mát mẻ, nhộn nhịp ở siêu thị, điều này cho thấy sức hấp dẫn và thu hút khách hàng của siêu thị là rất lớn. Theo diễn biến tâm lý của khách hàng phân tích thì quá trình mua bán diễn ra tuần tự như sau: chú ý, quan tâm - có hứng thú đối với hàng hóa rồi cảm thấy thích và quyết định mua. Quá trình ấy chịu sự tác động từ bên ngoài như việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa, giá cả, sự cần thiết hấp dẫn của món hàng và không khí nơi mua bán. Những yếu tố này là ưu điểm trong phương thức phục vụ của siêu thị đối với các loại hình bán lẻ khác, đặc biệt là chợ. Bán hàng theo phương thức tự phục vụ tạo điều kiện thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, khiến họ cảm thấy hài lòng vì tạo được niềm vui khi đi mua hàng. Họ có toàn quyền quyết định mua hay không mà chẳng ngại phiền hà. Hiện nay các siêu thị tại TP.HCM, đặc biệt là hệ thống Coop Mart, Citimart, Maximark đều rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, vì thế họ đều cố gắng thiết kế không gian bán hàng 87 tiện nghi, thoải mái; hàng hóa bày trên kệ, tủ ngăn nắp gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy, dễ chọn lựa. Tuy nhiên, do hạn chế về diện tích mặt bằng kinh doanh nên một số siêu thị trưng bày hàng hóa tại cáùc quầy ở một số khu vực trong siêu thị quá dày như siêu thị Coopmart Nguyễn Kiệm, hoặc việc siêu thị khai thác diện tích cho tư thương thuê mặt bằng đã làm ảnh hưởng đến không khí mua sắm, đôi khi khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Đến Coopmart Nguyễn Kiệm chúng ta cảm giác như vào một cái chợ, không khí ồn ào, chật chội, thiếu ngăn nắp do siêu thị cho quá nhiều tư thương thuê quầy hàng. Vấn đề này hiện còn tồn tại ở rất nhiều siêu thị của các doanh nghiệp Việt Nam tuy mức độ có khác nhau, vì hầu như siêu thị nào cũng có quầy hàng cho tư nhân thuê. Điều này thể hiện tính thiếu chuyên nghiệp của hình thức kinh doanh siêu thị mà chúng ta không thể thấy ở các siêu thị như Metro Cash & Carry. Vấn đề bất cập lớn nhất gây khó khăn cho các nhà quản lý siêu thị ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung là nạn trộm cắp hàng hóa trong siêu thị. Để đề phòng và ngăn chặn vấn nạn này, các siêu thị thường có quy định khách hàng phải gửi giỏ xách trước khi vào, luôn bố trí nhân viên bán hàng, bảo vệ túc trực ở các quầy dù đã có hệ thống camera quan sát đề phòng trộm cắp. Điều này vừa hạn chế quyền tự do của khách hàng vừa tốn kém chi phí quản lý, đây cũng là mặt hạn chế mà các siêu thị ở Việt Nam cần nghiên cứu khắc phục. 2.4.3 Khách hàng của siêu thị Trong giai đoạn đầu khi mới mở cửa, hoạt động của các siêu thị ở TP.HCM mang tính chất thử nghiệm, thăm dò thị hiếu người tiêu dùng (tâm lý người Việt Nam thường sính đồ ngoại) nên thường bán hàng ngoại nhập với giá cao hơn bên ngoài rất nhiều, vì vậy khách hàng đến với siêu thị trong giai đoạn đầu thường thuộc tầng lớp trung lưu. Nhưng với xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội, các siêu thị đã chuyển cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo hướng phổ cập để tiếp cận được với đông đảo người tiêu dùng. 88 Theo khảo sát thăm dò ý kiến người tiêu dùng thì giờ đây người dân thành phố đã quan niệm đi siêu thị như đi “chợ mới”. Khách hàng của các siêu thị hiện nay đa số là những người có thu nhập từ trung bình trở lên và phần đông là công nhân viên chức, học sinh, sinh viên. Số lượng khách đến các siêu thị mua sắm hàng ngày trong tuần rất khác nhau, từ một, hai trăm đến bảy, tám trăm lượt ở những siêu thị nhỏ và lên tới con số vài ngàn lượt người/ngày tại những siêu thị lớn, có tiếng. Qua việc quan sát hoạt động mua sắm hàng ngày của khách hàng ở một số siêu thị trong vòng một tuần lễ, chúng tôi đưa ra những con số mang tính tương đối về số lượng khách hàng bình quân ở một vài siêu thị như sau: - Siêu thị Miền Đông trung bình 2.000 lượt khách/ngày - Siêu thị Coop mart Nguyễn Đình Chiểu: 2.000 - 2.500 lượt khách/ngày - Siêu thị Coop mart Cống Quỳnh : 2.000 - 3.000 lượt khách/ngày - Siêu thị Maximark (3 Tháng 2 ) : 1.500 - 2.500 lượt khách/ngày - Siêu thị Đinh Tiên Hoàng : 2.000 - 2.500 lượt khách/ngày Thời gian khách đến siêu thị thường tập trung vào buổi chiều và buổi tối. Đặc biệt, thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ tết, số lượng khách đến siêu thị có thể tăng lên 3.000 - 4.000 lượt người/ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy việc mua sắm ở siêu thị đã và đang trở thành xu thế chung của người dân thành phố, giờ đây họ cảm thấy thích đi “chợ mới” (siêu thị) vì mua sắm ở đó rất tiện lợi (một lần có thể mua được đủ thứ hàng hóa cần thiết), thoải mái, văn minh có thêm niềm vui, sự thư giãn khi đi xem và mua hàng. Giá trị một lần mua sắm của khách hàng cũng rất khác nhau. Thời gian đầu khi siêu thị mới xuất hiện, giá hàng ở đây thường cao hơn so với bên ngoài từ 7 - 10% nên người tiêu dùng còn hạn chế sức mua, chủ yếu chỉ đi xem, giải trí chứ không nhằm mục đích mua sắm. Giá trị của hàng hóa cho một lần mua sắm của mỗi khách hàng từ 30.000, 40.000 - 100.000 89 đồng/lần mua đã tăng lên vài trăm nghìn đồng, thậm chí vài triệu đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp phát triển siêu thị ở TPHCM đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.pdf
Tài liệu liên quan