Luận án Giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

MỞ ĐẦU 8

1. Tính cấp thiết của đề tài 8

2. Tình hình nghiên cứu 10

3. Mục đích và nhiệm vụ 11

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 12

5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 12

7. Kết cấu của luận văn 13

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

14

1.1 Khiếu nại về đất đai 14

1.1.1 Khái niệm khiếu nại về đất đai 14

1.1.2 Đối tượng khiếu nại về đất đai 22

1.2 Giải quyết khiếu nại về đất đai 26

1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai 26

1.2.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai 31

1.2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai 37

1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết khiếu nại về đất đai 51

1.3.1 Hệ thống pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai 51

1.3.2 Yếu tố năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết

khiếu nại 52

1.3.3 Yếu tố nhận thức của người dân 53

1.3.4 Yếu tố công khai trong giải quyết khiếu nại về đất đai 53

1.3.5 Yếu tố về quyền giám sát của các cơ quan dân cử 54

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH 56

2.1 Tình hình khiếu nại về đất đai của tỉnh Ninh Bình 56

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại, ngƣời giải quyết khiếu nại lần đầu, ngƣời có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến. * Ngƣời giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây: a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi ngƣời bị khiếu nại công tác; b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; c) Thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng. Chính phủ quy định chi tiết việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại. 51 Khởi kiện vụ án hành chính: Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không đƣợc giải quyết hoặc ngƣời khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.” Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ban hành, đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn kéo dài không quá 45 ngày. 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết khiếu nại về đất đai 1.3.1 Hệ thống pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều sự thay đổi so với các quy định trƣớc đây trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai, song lại có những chỉnh sửa, thay đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tế hàng năm: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác cấp, đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến sự lúng túng của các cơ quan quản lý cũng nhƣ ngƣời làm công tác quản lý và ngƣời sử dụng đất, không tạo đƣợc sự đồng nhất. Hệ thống văn bản chính sách của Nhà nƣớc chƣa ổn định và đồng bộ từ trên xuống, thƣờng xuyên bổ sung và sửa đổi. Có nhiều quy định mới chỉ vừa ban hành chƣa kịp thực hiện đã có những quy định mới thay thế, sửa đổi gây nhiễu loãn cho các nhà quản lý cũng nhƣ ngƣời dân trong việc nắm bắt chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Các chính sách về an sinh, xã hội, kinh tế vẫn chƣa đồng bộ với các chính sách thu hồi đất đai nên thƣờng xuyên diễn ra việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài và thậm chí là khiếu kiện đông ngƣời. 52 1.3.2 Yếu tố năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại Từ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, từ yêu cầu của mỗi công việc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức tƣơng ứng để thực hiện nhiệm vụ. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, các cơ quan chƣa có cán bộ chuyên trách để phụ trách hoạt động thụ lý, phân loại đơn thƣ của công dân, xác minh, tham mƣu giải quyết khiếu nại. Trong đó chƣa có cán bộ phụ trách các mảng riêng nhƣ đơn thƣ về đất đai, cán bộ phụ trách công tác thanh tra thƣờng phải thực hiện. Tính chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ chƣa cao làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tiến độ và chất lƣợng giải quyết. Song song với hoạt động ấy vẫn còn không ít cán bộ vì một chút lợi ích của bản thân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật về đất đai để tƣ lợi cho bản thân, gây hậu quả nghiêm trọng. Áp dụng pháp luật của nhiều cơ quan còn tùy tiện và chƣa bám sát vào Luật Đất đai 2013. Có rất nhiều điểm mới ở Luật Đất đai năm 2013 vẫn chƣa đƣa vào thực tế vì cán bộ tham mƣu chƣa hiểu rõ về chúng, ngƣời có thẩm quyền chƣa có sự quan tâm đến những điều, khoản trong Luật và còn áp dụng những điều, khoản đã cũ chƣa kịp cập nhật theo Luật mới. Công tác tiếp công dân vẫn chƣa đƣợc chú trọng ở các cấp từ đó dẫn đến các khâu giải quyết khiếu nại, hòa giải từ đó cũng chƣa đƣợc chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Từ những nguyên nhân này đã dẫn đến Nhân dân mất đi niềm tin vào bộ máy lãnh đạo, mất đi niềm tin vào công lý cũng nhƣ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chƣa đạt đƣợc đủ yêu cầu đề ra, chƣa theo kịp xu hƣớng phát triển của xã hội. Vấn đề trình độ vẫn chƣa đƣợc chú trọng khi công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ chƣa mang tính trọng tâm, sâu 53 sắc mà vẫn mang tính hời hợt, chƣa thƣờng xuyên, liên tục. Lĩnh vực giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc lĩnh vực mà Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý và đầu mối về chuyên môn, Thanh tra Chính phủ là cơ quan chủ trì và đầu mối về công tác thanh tra, giải quyết đơn thƣ trên phạm vi cả nƣớc song vẫn chƣa có đợt tập huấn chuyên đề về giải quyết khiếu nại về đất đai cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động này. Thực tế, nhiều nơi cán bộ, công chức không có chuyên môn, nghiệp vụ về đất đai nhƣng vẫn kiêm nhiệm, giải quyết. 1.3.3 Yếu tố nhận thức của người dân Trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai, nhận thức của ngƣời dân về các vấn đề, chính sách pháp luật về đất đai còn hạn chế, cùng với đó việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc chỉ mang tính hình thức, vẫn chỉ đi vì nhiệm vụ chứ chƣa thực sự muốn lan tỏa pháp luật đến tất cả ngƣời dân. Nhiều địa phƣơng mặc dù đƣợc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhƣng vẫn cố tình không thực hiện những quy định của pháp luật về đất đai. Rất nhiều trƣờng hợp đã kích động những phần tử xấu, khiếu kiện đông ngƣời gây mất trật tự tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Đây là những trƣờng hợp pháp luật cũng cần đƣa vào để xử lý để vấn đề đất đai đƣợc hiểu trúng, đúng và đủ. 1.3.4 Yếu tố công khai trong giải quyết khiếu nại về đất đai Hoạt động quản lý đất đai phải luôn gắn liền với việc tổ chức và thực hiện về đất đai.Đây là hoạt động phức tạp đòi hỏi ngƣời giải quyết khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai phải công khai, dân chủ. Thực tế cho thấy, tại địa phƣơng vẫn còn những vụ việc giải quyết qua loa, mang tính hình thức, chiếu lệ. Nhiều vụ việc giải quyết không đúng với pháp luật, với đƣờng lối, chủ trƣơng của Nhà nƣớc, tính công khai dân chủ chƣa cao thế 54 nên ngƣời giải quyết khiếu nại còn né tránh, không dũng cảm đối mặt với những thực tế để sửa sai mà lại đùn đẩy trách nhiệm. Mức độ công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại không tốt sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động hƣớng dẫn công dân về quyền và nghĩa vụ của ngƣời khiếu nại về đất đai, ảnh hƣởng đến công tác hƣớng dẫn pháp luật. 1.3.5 Yếu tố về quyền giám sát của các cơ quan dân cử Việc giám sát của các cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai còn chƣa sâu sát, nhiều vụ việc giám sát của cơ quan dân cử và xã hội cùng với thanh tra Nhân dân chƣa hiệu quả. Giám sát hoạt động tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu sự chặt chẽ và thống nhất, đồng bộ; năng lực cũng nhƣ trình độ giám sát còn nhiều hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiếu ngƣời dân chƣa tin tƣởng vào các cơ quan dân cử và xã hội đối với việc giải quyết khiếu nại về đất đai; thế nên ngƣời dân luôn mong muốn có sự điều hành và những phán quyết từ cấp trên để cho thấy sự hiệu quả trong giải quyết khiếu nại. 55 Tiểu kết chƣơng 1 Giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện tốt hoạt động giải quyết khiếu nại sẽ góp phần ổn định xã hội, ổn định nền kinh tế cũng nhƣ nền chính trị đƣợc củng cố vững mạnh. Ban hành các văn bản Luật, văn bản dƣới Luật là cơ sở pháp lý để từ đó ngƣời dân có đủ điều kiện tự bảo vệ chính quyền lợi của mình. Nhìn từ góc độ nghiên cứu thì khiếu nại không phải là xấu mà đây là việc làm hết sức cần thiết để các cơ quan nhà nƣớc, các nhà làm luật có thể nắm bắt đƣợc tình hình xã hội phát triển, cũng là một kênh giúp cơ quan nhà nƣớc quản lý tốt hơn về một lĩnh vực đang nóng và điển hình là lĩnh vực đất đai. Chúng ta đang bƣớc vào kỷ nguyên số, công nghệ 4.0 đang dần thay thế cho sức ngƣời thế nên đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc cần theo kịp với xã hội, kịp thời đề ra những văn bản Luật để điều chỉnh kịp thời để xã hội tiếp tục phát triển bền vững. Kết thúc chƣơng 1 phần cơ sở lý luận, thì đến chƣơng sau sẽ là phần thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình sẽ đi sâu hơn vào thực tế, thực trạng về đất đai tại địa phƣơng. 56 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH 2.1 Tình hình khiếu nại về đất đai của tỉnh Ninh Bình Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình là nơi tiếp nhận khiếu nại, tiếp nhận đơn thƣ của ngƣời dân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Đây là hoạt động đƣợc quy định tại Điều 17 Luật Khiếu nại năm 2011. Cơ cấu tổ chức của Ban tiếp công dân theo Quyết định Số: 02/2016/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tại Điều 4 Tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh: “Tiếp công dân định kỳ và thƣờng xuyên.Tiếp công dân định kỳ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tiếp công dân vào ngày thứ tƣ của tuần thứ hai trong tháng; mời Thƣờng trực của Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì tiếp công dân vào ngày thứ tƣ của tuần thứ ba trong tháng; Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì tiếp công dân vào ngày thứ tƣ của tuần thứ tƣ trong tháng; Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tiếp công dân vào ngày thứ tƣ của tuần thứ nhất trong tháng; Mời Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đại diện Hội Nông dân tỉnh tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân vào các ngày thứ tƣ hàng tuần.Tiếp công dân thƣờng xuyên: Ban Tiếp công dân tỉnh chủ trì cùng đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh tổ chức tiếp công dân thƣờng xuyên vào các ngày làm việc tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh”. Cơ chế phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.Quyết định Số: 02/2016/QĐ-UBND ngày 57 06/01/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Điều 9 Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh và các tổ chức thanh tra thuộc tỉnh: “Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Thủ trƣởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật và Quy chế này; định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, một năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh. Chánh Thanh tra (hoặc ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra) các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ phận tiếp công dân giúp Thủ trƣởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hƣớng dẫn, kiểm tra công tác tiếp công dân trong ngành mình, địa phƣơng mình”.Điều 10 Trách nhiệm của Ban Tiếp công dân tỉnh: “Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ đƣợc quy định tại Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Ninh Bình cũng nhƣ các quy định khác của Luật Tiếp công dân và Quy chế này; Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh trƣớc ngày 15 hằng tháng; Định kỳ hằng quý, chủ trì họp giao ban tình hình công tác tiếp công dân với lãnh đạo các cơ quan tham gia tiếp công dân thƣờng xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh; khi cần thiết mời Lãnh đạo Ban Tiếp công dân cấp huyện, cơ quan Công an và các cơ quan khác có liên quan để đánh giá tình hình công tác tiếp công dân trong kỳ và đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trong kỳ tiếp theo, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.” 58 Ninh Bình là tỉnh rộng lớn với diện tích trải dài, với nhiều khu đô thị mọc lên cùng các khu công nghiệp nhƣng nông nghiệp vẫn là ngành song hành cùng sự phát triển của tỉnh. Các cấp và lãnh đạo tỉnh đang đƣa nhiều dự án lớn về tỉnh giúp nâng cao đời sống của ngƣời dân và tạo thêm nguồn thuế mới. Xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tƣ đang đƣợc triển khai đồng bộ và nhanh chóng, thu hút nhiều nguồn đầu tƣ từ bên ngoài kết hợp với nội lực bên trong tỉnh. Những chính sách về đền bù giải phóng chấp hành nghiêm theo quy định của Nhà nƣớc nhƣng vẫn còn nhiều khúc mắc dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài ở địa phƣơng. Tình hình khiếu nại nói chung tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ 2016 – 2019 có xu hƣớng tăng, hầu hết tập trung ở các lĩnh vực nhƣ đất đai, chế độ chính sách và chính trị, văn hóa, xã hội nhƣng nóng nhất phải kể đến lĩnh vực đất đai tại địa phƣơng. Công dân là đối tƣợng khiếu nại chủ yếu các lĩnh vực nêu trên nhất là lĩnh vực đất đai. Tuy vậy bên cạnh những khiếu nại đúng thủ tục thì bên cạnh đó không ít vụ việc có dấu hiệu xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân, một số đối tƣợng cá nhân lợi dụng quyền dân chủ có tƣ thù về lợi ích cá nhân đã lợi dụng vào hoạt động khiếu nại này để lôi kéo một số phần tử xấu gây mất trật tự trị an, ảnh hƣởng đến tình hình chung của địa phƣơng, gây nhũng nhiễu các cơ quan nhà nƣớc. Thế nên giải quyết khiếu nại hay giải quyết khiếu nại về đất đai đang đƣợc các cơ quan các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến, giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung cơ bản của Luật Khiếu nại. Bằng sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có sự chỉ đạo đối với ban, ngành phối kết hợp có hiệu quả, hoàn thành tốt các khâu ban đầu từ công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ, kiến nghị khiếu nại và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc, tạo động lực và sự hiệu quả trong giải quyết khiếu nại về đất đai. 59 Từ năm 2016 - 2019 thì trên địa bàn tỉnh tiếp nhận: 8.817 đơn. Trong đó, khiếu nại: 264 đơn (khiếu nại về đất đai là: 229/264 đơn). Số liệu nêu trong bảng 2.1 Bảng 2.1 Đơn thư khiếu nại và khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2016 – 2019. (Đơn vị: đơn) Năm Tổng số đơn thƣ tiếp nhận Khiếu nại Khiếu nại về đất đai Tổng Tỉnh Huyện Xã 2016 2.159 123 113 69 39 5 2017 2.211 38 32 14 14 4 2018 1.984 60 54 13 25 16 2019 2.463 43 30 6 19 5 Tổng 8.817 264 229 102 97 30 (Nguồn Theo Báo cáo Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2016-2019 của Thanh tra Tỉnh Ninh Bình) Từ bảng 2.1 nêu trên ta có thể thấy nội dung chủ yếu khiếu nại quyết định hành chính trong quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2016 đến năm 2019 có sự biến động khiếu nại qua các năm. Năm 2016 số lƣợng đơn tiếp nhận là 2159 đơn đến năm 2017 số lƣợng tăng lên 2211 đơn thƣ tiếp nhận tăng 52 đơn. Nhƣng đến năm 2018 số lƣợng đơn là 1984 đơn giảm mạnh 227 đơn cho thấy sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giải quyết khiếu nại, năm 2019 thì số lƣợng đơn khiếu nại lại tăng đột biến số lƣợng 2463 đơn, tăng thêm 479 đơn so với năm 2018. Về phần khiếu nại thì năm 2016 là năm có số lƣợng đơn khiếu nại chiếm tỷ lệ cao nhất là 123 đơn, 60 trong đó 113 đơn là đơn khiếu nại về đất đai cho thấy vấn đề đất đai luôn là đề tài nóng và thƣờng xuyên đƣợc đề cập đến. Năm 2017 là năm có số lƣợng khiếu nại ít nhất là 38 đơn khiếu nại, trong đó có 32 đơn là khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Từ năm 2016 đến năm 2017 số lƣợng đơn khiếu nại và khiếu nại về đất đai có chiều hƣớng giảm mạnh đơn khiếu nại giảm 85 đơn, đơn khiếu nại về đất đai 81 đơn giảm mạnh trong vòng 1 năm. Năm 2018 số lƣợng đơn tăng là 60 đơn (tăng 22 đơn), kèm theo đó số lƣợng đơn khiếu nại về đất đai cũng tăng lên 54 đơn (tăng 22 đơn). Nhƣng đến năm 2019 thì số lƣợng đơn khiếu nại giảm còn 43 đơn (giảm 17 đơn), trong đó số lƣợng đơn khiếu nại lại là thấp nhất qua các năm 30 đơn. Nội dung chủ yếu trong đơn khiếu nại gồm : Thứ nhất là, khiếu nại quyết định hành chính về bồi thƣờng, thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cƣ, trong đó phần lớn các khiếu nại là khiếu nại quyết định thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất; chính sách bồi thƣờng chƣa phù hợp với giá mà ngƣời dân mong muốn đƣợc nhận, chƣa có sự thống nhất trong giữa ngƣời dân cũng nhƣ các cơ quan nhà nƣớc trong đền bù,..... Thứ hai là, khiếu nại về các quyết định hành chính cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... trong đó là các quyết định hành chính chƣa đảm bảo đƣợc điều kiện cần thiết, đảm bảo đầy đủ về trình tự, thủ tục theo Luật định về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi về mục đích sử dụng đất đai thiếu sự minh bạch, chƣa có sự thống nhất giữa công dân và địa phƣơng. Thứ ba là, đây có thể xem là vấn đề nóng khi khiếu nại liên quan đến vấn đề cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là nội dung khiếu nại nhiều do trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận thƣờng xuyên thay đổi, có thời điểm trình tự thủ tục rất đơn giản đo vẽ thủ công, có thời điểm lại 61 đo vẽ bằng máy. Vào những năm 1993 đến 2010 thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ giải thửa 299 (đo vẽ năm 1987), từ năm 2010 đến nay thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính VN2000 (đo vẽ năm 2008) nên đã dẫn đến sai số, sai lệch vị trí rất nhiều. Hoạt động thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng trình tự, thủ tục, khiếu nại về nghĩa vụ tài chính khi đƣợc công nhận quyền sử dụng đất,... 2.2 Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình 2.2.1 Công tác tiếp nhận đơn khiếu nại về đất đai Ủy ban nhân dân tỉnh đang thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên cơ sở pháp luật hiện hành. Đơn khiếu nại các cơ quan chức năng của tỉnh đƣợc nhận từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ từ các cơ quan chức năng chuyển đến, đơn đƣợc đi theo hai con đƣờng: qua đƣờng trực tiếp và qua đƣờng bƣu điện. Nhận đƣợc đơn, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ theo dõi, phân loại đơn rồi chuyển cho lãnh đạo cơ quan để có lãnh đạo chuyển đến các phòng ban chuyên môn tham mƣu và giải quyết. Tùy vào thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nếu đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thì đƣợc chuyển đến cho Thanh tra tỉnh để tổng hợp, phân loại và tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, bởi Thanh tra tỉnh là cơ quan có chức năng tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thế nên việc giải quyết đơn khiếu nại sẽ đƣợc Thanh tra tỉnh tham mƣu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có hƣớng giải quyết. Nội dung đơn khiếu nại có liên quan đến lĩnh vực của cơ quan ban ngành nào thì lại đƣợc chuyển cho ban ngành đó giải quyết hoặc ủy quyền Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết. 62 Khi thụ lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị thuộc thẩm quyền, lãnh đạo Ủy ban dân dân tỉnh luôn kịp thời chỉ đạo giải quyết, đôn đốc Thanh tra tỉnh và các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và giải quyết theo thẩm quyền. Từ đó giảm mạnh đƣợc tình trạng khiếu nại vƣợt cấp. Đối với trƣờng hợp đơn, thƣ khiếu nại không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban tiếp công dân giải thích và hƣớng dẫn công dân gửi đơn tới cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để đƣợc giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Qua hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn, thƣ khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của công dân, cán bộ làm báo cáo gửi lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất hƣớng giải quyết. Bên cạnh đó, để kịp thời giải đáp những thắc mắc của ngƣời dân trong hoạt động giải quyết khiếu nại nói chung hay hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng Ủy ban nhân dân đã bố trí đƣờng dây nóng và cán bộ thƣờng trực để tiếp nhận những thông tin phản ánh của ngƣời dân, những bức xúc của ngƣời dân về các chính sách. Qua bảng 2.1 ta có thể nhận ra khi mà số lƣợng chênh lệch giữa đơn khiếu nại, đơn tố cáo và các loại đơn khác. Các loại đơn khác ở đây đơn kiến nghị phản ánh, đơn lƣu(đơn trùng lặp, không rõ địa chỉ, mạo danh, nặc danh...) đang chiếm phần lớn số lƣợng so với tổng số đơn tiếp nhận. Tổng số đơn tiếp nhận là: 8.817 đơn thì trong đó đơn nằm trong danh mục đơn khác (chiếm 93% tổng số đơn) đây là số lƣợng lớn đơn thƣ của ngƣời dân gửi lên với nhiều mục đích khác nhau, ví dụ: nhƣ muốn kiến nghị về một dự thảo luật đất đai đang cần đƣợc sửa đổi thể hiện sự quan tâm của ngƣời dân đối với sự lãnh đạo của Nhà nƣớc. Tuy chỉ chiếm 7% trong tổng số đơn tiếp nhận nhƣng cũng có thể thấy là chƣa có sự hài lòng của ngƣời dân, các cơ quan nhà nƣớc cần phải có những biện pháp cần thiết để giải quyết những khiếu nại còn tồn đọng. 63 (Nguồn Theo Báo cáo Kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2016 - 2019 của Thanh tra Tỉnh Ninh Bình) Biểu đồ A biểu thị rất rõ đƣợc tổng số đơn qua các năm có xu hƣớng giảm. Bên cạnh tổng số đơn là đơn khiếu nại có xu hƣớng giảm, khiếu nại về đất đai từ đó cũng giảm rất nhiều, năm 2016 là 123 đơn khiếu nại thì đến 2017 giảm còn 38 đơn khiếu nại (giảm 85 đơn) đến năm 2018 lại tăng lên số lƣợng là 60 đơn so với năm 2017. Sang đến năm 2019 thì số lƣợng đơn khiếu nại lại giảm 43 đơn so với năm 2018. Về khiếu nại về đất đai cũng có xu hƣớng giảm nhƣng chƣa ổn định. Năm 2017 so với năm 2016 thì giảm mạnh từ 113 đơn khiếu nại về đất đai giảm xuống còn 32 đơn khiếu nại về đất đai. Nhƣng từ năm 2018 số lƣợng đơn khiếu nại về đất đai tăng so với cùng kỳ. Năm 2018 là 54 đơn, đến năm 2019 giảm xuống 30 đơn. Điều này cho thấy 64 công tác quản lý về đất đai tại địa phƣơng chƣa có sự sâu sát, việc áp dụng chính sách cũng chƣa thỏa đáng ở nhiều nơi, dẫn đến việc khiếu nại có sự dao động bất thƣờng, nhất là những khiếu nại về lĩnh vực đất đai. Các cơ quan quản lý cần có những giải pháp hợp lý nhằm giảm số lƣợng khiếu nại cũng nhƣ khiếu nại trong lĩnh vực đất đai xuống. Khiếu nại chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất, sử dụng tài nguyên đất. Có khá nhiều vụ việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng cầu vƣợt đƣờng sắt, Dự án xây dựng Đài Hóa thân hoàn vũ Việt – Đức tại khu vực Thung Lang, thị xã Tam Điệp Những dự án này cần diện tích đất lớn nên phải huy động nguồn lực trong nhân dân nên không tránh khỏi việc khiếu nại kéo dài. Khi đền bù tại nhiều nơi chƣa thỏa đáng chỗ này ít, chỗ kia nhiều gây tình trạng bức xúc trong quần chúng Nhân dân, đây cũng là hoạt động thƣờng diễn ra kéo dài trong nhiều năm liền. Tuy đƣợc đã giải quyết, nhiều biện pháp đƣợc đƣa ra, lãnh đạo tỉnh cũng nhiều lần xuống đối thoại trực tiếp và giải quyết nhƣng nhiều vụ việc vẫn chƣa giải quyết thỏa đáng hợp lòng dân để đi đến kết luận cuối cùng và ngƣời dân chấm dứt tình trạng khiếu nại. 2.2.2 Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai Qua bảng tổng hợp này tôi sẽ đánh giá lại sự hiệu quả trong giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Ninh Bình. Bảng 2.2 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về đất đai từ năm 2016-2019 tại tỉnh Ninh Bình(Đơn vị: đơn) Năm Số đơn Đã giải quyết Đạt tỷ lệ (%) 2016 112 112 100 2017 46 37 80 65 2018 67 61 91 2019 49 47 95 Tổng 274 257 93 (Nguồn Báo cáo kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2016-2019 của Thanh tra tỉnh Ninh Bình) Những năm gần đây công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh luôn đạt tỷ lệ cao, nhiều nơi hoạt động giải quyết khiếu nại kịp thời, đúng thời điểm, đúng theo quy định của pháp luật góp phần giải tỏa đƣợc những thắc mắc trong ngƣời Nhân dân. Đã giải quyết đƣợc 257/274 đơn khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ 93%, tỷ lệ cao đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Năm 2016, tỉnh tiến hành giải quyết đƣợc 112/112 đơn chiếm tỷ lệ 100%. Năm 2017, tỉnh đã tiến hành xác minh và giải quyết 37/46 đơn chiếm tỷ lệ 80%, số lƣợng đơn khiếu nại về đất đai giảm xuống nhƣng những vụ việc đƣợc giải quyết vẫn thế chỉ dừng ở mức 37 đơn đƣợc giải quyết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân số lƣợng vụ việc đƣợc giải quyết phải kể đến nhƣ số lƣợng cán bộ nhân viên giải quyết khiếu nại giữ nguyên thế nên số vụ việc vẫn đang dừng ở mức 35 vụ việc đc giải quyết. Tới năm 2018 con số này là 61/67 đơn khiếu nại về đất đai đƣợc tỉnh tiến hành xác minh và giải quyết chiếm tỷ lệ 91%. Tới năm 2019 số lƣợng đơn vẫn giữ ở mức 49 đơn, số lƣợng đơn đƣợc giải quyết cũng giữ ở mức 47 đơn. Đội ngũ cán bộ, công chức là nguyên nhân chính dẫn đến việc giải quyết đơn thƣ chỉ dừng ở mức 35 đến 40 đơn. Nhƣng có thể thấy mức độ hiệu quả giải quyết đơn tăng qua từng năm cho thấy kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại về đất đai cũng nhƣ chuyên môn, nghiệp vụ cũng đã đƣợc bồi dƣỡng rất nhiều. 66 Bảng 2.3 Hiệu quả trong giải quyết khiếu nại giai đoạn 2016-2019 tại tỉnh Ninh Bình (Đơn vị: vụ) Năm Số vụ khiếu nại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_quyet_khieu_nai_ve_dat_dai_cua_uy_ban_nhan_dan.pdf
Tài liệu liên quan