Luận án Giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh - Thực trạng và giải pháp

LỜ I CAM ĐOAN.iii

MUC L ̣ UC̣ .iv

LỜ I CẢ M ƠN. x

DANH MUC C ̣ Á C CHỮ VIẾ T TẮ T .xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG.xii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .xiv

LỜI MỞ ĐẦ U. 1

1. Tính cấ p thiết củ a đề tài.1

2. Tinh h ̀ inh nghiên c ̀ ứ u .3

2.1. Tinh h ̀ inh nghiên c ̀ ứ u trong nước .3

2.2. Tinh h ̀ inh nghiên c ̀ ứ u ngoài nước .4

3. Mục tiêu nghiên cứ u.6

3.1. Muc đ ̣ ích nghiên cứ u .6

3.2. Nhiêm v ̣ u ̣nghiên cứ u.6

4. Đố i tương và phạm vi nghiên c ̣ ứ u.7

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: .7

4.2. Phạm vi về thời gian:.7

4.3. Phạm vi về không gian:.7

5. Tính mới của luận văn .7

6. Phương phá p nghiên cứ u.7

7. Kết cấ u củ a Luân văn ̣ .8

 

 

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở Quảng Ninh - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thông tin thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án không là chứng cứ, trừ trường hợp các bên đồng ý sử dụng các tài liệu, lời trình bày chứng cứ đó tại Tòa án. Về hậu quả pháp lý: Hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Nếu hòa giải thành, các bên tranh chấp có thể lựa chọn 02 cách là làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo thủ tục vụ việc dân sự; hoặc rút đơn khởi kiện, Tòa án sẽ ban hành thông báo trả đơn khởi kiện theo điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Có một điểm cần lưu ý là hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự và hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể hòa giải viên do Tòa án lựa chọn và công nhận, Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, tống đạt văn bản tố tụng (Tống Anh Hào 2018, Kỹ năng hòa giải các tranh chấp dân sự tại Tòa án, Bộ tài liệu Hội nghị Tập huấn về quy trình, kỹ năng hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tr 44-45). 1.3.2.4. Mô hình tham khảo trên thế giới Tại Hoa Kỳ: Các tiến bộ trong giải quyết SCYK bắt đầu được hệ thống hóa vào cuối năm 1990. Năm 1995, ở thành phố Chicago thuộc tiểu bang Illinois, Trung tâm y tế Rush - Chicago đã phát triển mô hình hòa giải, nó có lẽ là mô hình được tham khảo nhiều nhất trong các cơ chế giải quyết thay thế cho tranh chấp về SCYK tại Hoa Kỳ. Tháng 07/1998, Hiệp hội American Bar, Hiệp hội Trọng tài Mỹ, Ủy ban về giải quyết tranh chấp Y tế và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã hợp tác để tạo ra một cơ chế giải quyết thay thế cho tranh chấp về SCYK đảm bảo đúng “tiêu chuẩn phác đồ điều 37 trị” Kết quả là, thời gian giải quyết của các trường hợp giảm từ 2-4 năm xuống 2- 4 tháng (Prachi Patel 2018, Relevance of Alternative Dispute Resolution in Medical Malpractice, tr 4, 14). Vương Quốc Anh: Vào năm 1995, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã đưa ra Chương trình thí điểm Hòa giải Tiêu cực Y tế nhằm đáp ứng mối lo ngại về sự gia tăng số lượng các trường hợp mắc bệnh do sự cẩu thả và những than phiền về dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hội đồng Luật sư đã được Cơ quan Y tế Quốc gia hướng dẫn xem xét tính phù hợp của hòa giải và theo dõi kết quả của mọi trường hợp. Người ta ước tính rằng hòa giải sẽ giảm 5% chi phí pháp lý, chi phí bồi thường (Solmaz Khodapanahandeh và Siti Naaishah Hambali 2014, Efficiency of Using “Alternative Dispute Resolution” Method in Medical Negligence Claims, AENSI Journals, tr 4). Tại Pháp, bắt buộc kể từ ngày 07/5/1999 khi có tranh chấp liên quan đến SCYK thì bệnh nhân sẽ được hỗ trợ hoặc hướng dẫn bởi một Ủy ban hòa giải và bồi thường khu vực. Ngày 04/3/2002, Luật Quyền của người bệnh (La loi sur les droits des malades) đóng vai trò trung tâm trong các yêu cầu bồi thường và thủ tục bồi thường được ban hành (Dossierfamilial 2014, Résoudre un litige avec l'hôpital, https://www.dossierfamilial.com/social-sante/soins-et-prevention/resoudre-un-litige- avec-lhopital-342623). 1.3.3. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa án 1.3.3.1. Khái niệm Toà án là phương pháp giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Tòa án là phương pháp giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam. BN, gia đình BN có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc của người thân. Ngược lại BV 38 cũng có quyền tương tự, một ví dụ điển hình cho trường hợp này là bệnh viện FV (TP. Hồ Chí Minh) đã ít nhất 2 lần phản tố lại BN và đều thắng kiện. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). 1.3.3.2. Đặc điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa án Một là, phương pháp có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng dân sự. Hai là, tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của BN, gia đình BN và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Ba là, không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Như vậy có thể thấy thấy thẩm quyền giải quyết của toà án được mở rộng đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm cả tranh chấp phát sinh do SCYK. Bốn là, nguyên tắc xét xử công khai (trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật) do đó trong một số trường hợp nhậy cảm, liên quan đến bí mật hoạt động, bí mật đời tư, uy tín tổ chức, danh dự cá nhân Năm là, quyền bình đẳng, quyết định và tự định đoạt của các đương sự được tòa án đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đây là điểm ưu việt hơn so với các phương pháp thương lượng và hòa giải; vì các phương pháp thay thế đó trong quá trình thỏa thuận về mặt lý luận thì vẫn phải đảm bảo tinh thần bình đẳng, nhưng thực tiễn thì trong các tranh chấp luôn có một bên phài “lùi 1 bước” so với bên còn lại hoặc mỗi bên đều phải có những điểm “lùi” để đạt được một kết quả tổng quan chung thỏa mãn ý chí của mỗi bên. Sáu là, hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và xác minh chứng cứ. Đây là quyền lực mà chỉ có duy nhất phương pháp giải quyết bằng tòa án mới có, điều này thực sự giải quyết điểm mấu chốt khó khăn nhất mà BN và gia đình BN không có được nếu chọn phương pháp giải quyết bằng thương lượng hoặc hòa giải. 39 Bảy là, có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật để các trường hợp BN và gia đình BN không có khả năng tự thuê luật sư thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Đây cũng là quyền mà chỉ có duy nhất phương pháp giải quyết bằng tòa án mới có. Tám là, quyết định của toà án được bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật vì nhiều cấp xét xử, nguyên tắc, trình tự được pháp luật quy định chặt chẽ. Chín là, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước. Mặc dù vậy trên thực tế vẫn có những vụ việc cơ quan thi hành án dân sự đã không thể thi hành được toàn bộ bản án. 1.3.3.3. Phương pháp hoạt động của tòa án: a) BN và gia đình BN phải viết đơn khởi kiện theo mẫu quy định. b) Gửi đơn kiện đến Tòa án phải kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm. Có thể nộp đơn trực tiếp tại tòa án, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của tóa án. c) Nhận và xử lý đơn khởi kiện: Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của tòa khác và thông báo cho người khởi kiện; 40 Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện. d) Thụ lý và phân công thẩm phán giải quyết vụ việc: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án. Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên. 1.3.3.4. Hậu quả pháp lý của phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh do SCYK bằng toàn án Phán quyết của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước. Mặc dù vậy trên thực tế vẫn có những vụ việc cơ quan thi hành án dân sự chỉ thi hành được 1 phần của bản án và thậm chí đã không thể thi hành được bản án vì nhiều lý do khách quan và khoảng trống của pháp luật. Bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm của tòa án chưa có hiệu lực ngay, nó cần có một thời gian nhất định để các đương sự thực hiện kháng cáo hoặc Viện kiểm sát thực hiện kháng nghị. Bản án phúc thẩm, quyết định phúc thẩm có hiệu lực ngay lập tức, Như vậy, bản án phúc thẩm, quyết định phúc thẩm đã khép lại quá trình tố tụng đối với việc giải quyết vụ án tranh chấp phát sinh do SCYK. Tuy nhiên, để đề phòng các sai lầm hay 41 vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình xét xử, Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng “a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.” hoặc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 nếu có căn cứ cho rằng “1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; 2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; 3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; 4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.” 1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK 1.3.4.1. Ưu điểm Đối với phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK bằng thương lượng có các ưu điểm đó là đảm bảo quyền lợi cho các bên vì được cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, thỏa thuận tự do theo ý chí của các bên mà không bị hạn chế hay ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện, quy định nào của pháp luật. Phương pháp thương lượng thường thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Ngoài ra, các bên có thể giữ kín được thông tin của nhau. 42 Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải có ưu điểm đó là đảm bảo quyền lợi cho các bên vì được cùng nhau bàn bạc, dàn xếp với sự tham gia của một bên thứ ba để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Hòa giải viên thường là người có chuyên môn, trình độ kiến thức liên quan đến lĩnh vực y tế, sức khỏe, dịch vụ khám chữa bệnh do vậy bảo đảm việc giải quyết tranh chấp một cách khách quan, trung thực. Đây cũng là phương pháp được thực hiện với thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên đương sự. Đối với phương pháp hòa giải trong thương mại, các bên có quyền tự quyết định việc giải quyết tranh chấp và luôn biết trước kết quả. Trong quá trình hòa giải, với sự hỗ trợ của hòa giải viên, các bên sẽ có cơ hội được đưa ra quyết định của mình về phương án giải quyết tranh chấp. Đây là ưu điểm khá nổi trội của phương pháp này so với các phương pháp tố tụng khác vốn khó dự đoán trước được kết quả. Đây còn là phương pháp giải quyết tranh chấp mang tính thân thiện rất cao. Một ưu điểm nữa của phương pháp hòa giải mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia quan hệ pháp luật này chính là việc không công khai quá trình hòa giải. Khi không thể tự thương lượng hoặc hòa giải, các bên có thể đưa tranh chấp ra cơ quan tố tụng để giải quyết. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa án có ưu điểm đó là mang tính minh bạch, độc lập và công bằng cao. Đảm bảo quyền lợi cho các bên vì giải quyết tranh chấp tại cơ quan mang quyền lực Nhà nước, phán quyết của Tòa án được bảo đảm thi hành; Đảm bảo tính thực thi vì Quyết định của tòa án là bắt buộc các bên phải thi hành, nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế theo luật định. 1.3.4.2. Hạn chế Ngoài các ưu điểm ở trên, mỗi phương pháp giải quyết tranh chấp đều hàm chứa những hạn chế nhất định, đó là: Đối với phương pháp thương lượng và hòa giải, kết quả thương lượng hòa giải phụ thuộc rất lớn vào thái độ, thiện chí, sự hợp tác của các bên. Có những trường hợp đã thương lượng hoặc hòa giải thành, tuy nhiên các bên lại không tuân thủ kết quả đó. 43 Nếu quá trình hòa giải không thành, các bên có thể tiếp tục hòa giải hoặc tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức tòa án theo quy định của pháp luật. Do quy định thông tin về việc hòa giải phải được giữ bí mật trừ khi có thỏa thuận của hai bên, do vậy trong trường hợp hai bên không thể hòa giải dẫn đến phải đưa tranh chấp ra tòa án thì những thông tin trong quá trình hòa giải sẽ không trở thành bằng chứng để chống lại bên còn lại, và đó cũng không phải là thông tin hay bằng chứng pháp lý được tòa án công nhận. Đối với phương pháp tòa án, quy trình tố tụng thường phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí. Phương pháp tòa án thường không giữ kín được thông tin của các bên. Mặt khác hầu hết các thẩm phán hiện nay đều không phải là chuyên gia trong giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực y tế. 1.3.5. Những yếu tố tác động đến lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong SCYK 1.3.5.1. Yếu tố nhận thức Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong SCYK ở Việt Nam chủ yếu được giải quyết bằng phương pháp thương lượng. Cho đến hiện nay phương pháp này vẫn được đánh giá là hiệu quả, không tốn kém cả về chi phí và thời gian, đặc biệt đảm bảo được tính bí mật cho các bên. Tuy nhiên vì các lý do như thiếu khả năng tiếp cận bằng chứng, không có đủ hiểu biết cả về chuyên môn lẫn pháp luật nên thường nạn nhân hoặc người nhà của nạn nhận luôn là thế yếu trong các cuộc thương lượng kín này. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa án và hòa giải chỉ có thể trở lên phổ biến khi nó lấy được sự tin tưởng về sự công bằng, minh bạch từ phía người dân và thông qua đó, dần dần thay đổi tư duy truyền thống. Mặt khác các thủ tục của tòa án cần phải được cải cách tinh gọn hơn; với phương pháp hòa giải nên tập trung vào mô hình Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án hoặc thành lập các Trung tâm hòa giải Y tế độc lập với hệ thống quản lý y tế hiện nay. Chỉ khi ấy, phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa án và hòa giải mới được đánh giá là hiệu quả khi so sánh với các phương pháp giải quyết tranh chấp khác. 44 1.3.5.2. Yếu tố khác Vai trò hoạt động của luật sư và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho các bên, hòa giải viên, thừa phát lại có vai trò quan trọng trong thương lượng, hòa giải. Đặc biệt là trong tình hình nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày một tăng cao, song cơ sở hạ tầng của hệ thống y tế lại đang quá tải, công tác quản lý nhà nước chuyên ngành vẫn còn những hạn chế nhất định. SCYK ngày nay đã được nhận thức thay đổi từ “sai sót hiếm khi xảy ra” sang “sai sót luôn có thể xảy ra”. 45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG SỰ CỐ Y KHOA TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở QUẢNG NINH 2.1. Tình hình SCYK và tranh chấp phát sinh trong SCYK 2.1.1. Thực trạng về SCYK và tranh chấp phát sinh trong SCYK trên thế giới và tại Việt Nam 2.1.1.1. Tình hình ở ngoài nước Hàng năm, có gần 7 triệu BN phẫu thuật bị biến chứng, trong đó có 1 triệu người chết trong hoặc ngay sau phẫu thuật; Số BN bị biến chứng do phẫu thuật tại các nước thu nhập thấp và trung bình cao gấp 2-3 lần so với các nước thu nhập cao. Nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng từ 7% (ở các nước thu nhập cao) đến 10% (ở các nước thu nhập thấp và trung bình) số BN nhập viện. Chẩn đoán chậm và không chính xác là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn hại cho BN và ảnh hưởng tới hàng triệu BN. Ước tính tỷ lệ mắc lỗi gây phơi nhiễm phóng xạ cho cộng đồng và người bệnh là khoảng 15/10.000 lượt điều trị. (WHO 2019, 10 facts on patient safety, tr 1-4, 8-11). Tại Hoa Kỳ: Các tiến bộ trong giải quyết SCYK bắt đầu được hệ thống hóa vào cuối năm 1990. Tháng 07/1998, Hiệp hội American Bar, Hiệp hội Trọng tài Mỹ, Ủy ban về giải quyết tranh chấp Y tế và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã hợp tác để tạo ra một cơ chế giải quyết thay thế cho tranh chấp về SCYK. Kết quả là, thời gian giải quyết của các trường hợp giảm từ 2-4 năm xuống 2-4 tháng (Prachi Patel 2018, Relevance of Alternative Dispute Resolution in Medical Malpractice, tại địa chỉ: https://www.academia.edu/33831046/Relevance_of_Alternative_Dispute_Re solution_in_Medical_Malpractice, tr 4, 14). Một nghiên cứu của Viện Y học Mỹ (Institute of Medicine), cho thấy lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Các chuyên gia y tế Mỹ nhận định “Chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể, ít nhất 44.000 – 98.000 người tử vong trong các bệnh viện của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa (WHO 2011, Patient Safety curriculum guide. Multi-professional Edition). Tiếp theo nghiên cứu của Viện Y học Mỹ, các nước 46 như: Úc, Anh, Canada... cũng đã tiến hành nghiên cứu sự cố y khoa và đã công bố kết quả như sau: Bảng 1. Bảng tổng hợp số liệu Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển STT Nghiên cứu Năm Số NB NC Số sự cố Tỷ lệ (%) 1. Mỹ (Harvard Medical Practice Study) 1989 30.195 1133 3,8 2. Mỹ (Utah-Colorado Study) 1992 14.565 475 3,2 3. Mỹ (Utah-Colorado Study)* 1992 14.565 787 5,4 4. Úc (Quaility in Australia Health Case Study) 1992 14,179 2353 16,6 5. Úc (Quaility in Australia Health Case Study)** 1992 14,179 1499 10,6 6. Anh 2000 1014 119 11,7 7. Đan Mạch 1998 1097 176 9,0 Ghi chú: * Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Úc; ** Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Mỹ (WHO 2011, Patient Safety curriculum guide. Multi-professional Edition). Nếu sử dụng cụm từ “Medical Negligence Claims” (Yêu cầu bồi thường y tế) trên Google sẽ cho ra 327.000.000 kết quả trong 0,49 giây; với cụm từ tương tự như “Medical Malpractice” (Sai sót y khoa) cũng cho ra các kết quả lần lượt là 30.800.000 kết quả trong 0,56 giây. Theo tổ chức Dịch vụ y tế quốc gia của Vương quốc Anh, nước này đã chi 1,7 tỷ bảng Anh (tương đương 2,19 tỷ đô la Mỹ) cho các khiếu nại sơ suất vào năm 2017 và chi phí hàng năm đã tăng gấp đôi kể từ tháng 11/2010. Họ nói thêm rằng tổng nợ phải trả ước tính, là chi phí nếu tất cả các khiếu nại hiện tại thành công, sẽ ở mức 65 tỷ bảng Anh (tương đương 83,87 tỷ đô la Mỹ), tăng từ 29 tỷ bảng Anh (tương đương 37,42 tỷ đô la Mỹ) trong năm 2014-2015 (Nicola Slawson 2018, NHS compensation payouts 'unsustainable', say health leaders, www.theguardian.com) 47 Hệ thống tố tụng của Hoa Kỳ hiện tại vô cùng đắt đỏ với chi phí trực tiếp ước tính từ 76 đến 122 tỷ đô la Mỹ mỗi năm (US Department of Health and Human Services 2011, Confronting the New Health Care Crisis: Improving Health Care Quality and Lowering Costs by Fixing Our Medical Liability System). Nó cũng kéo dài và không hiệu quả, hơn 60% các vụ kiện được bác bỏ hoàn toàn mà không có tốn nhiều công sức, nhưng vẫn có giá lên tới 80.000 đô la Mỹ để bào chữa. Ngay cả khi thành công, phần lớn các khoản tiền đền bù đều thuộc về các luật sư chứ không phải các nguyên đơn (Localio AR, Lawthers AG, Brennan TA, Laird NM, Hebert LE, Peterson LM, Newhouse JP, Weiler PC and Hiatt HH 1991, Relation between malpractice claims and adverse events due to negligence, Results of the Harvard Medical Practice Study III, tr 245-251). Khi các vụ án được đưa ra xét xử, chúng kéo dài với thời gian xét xử trung bình là 5 năm (AAOS 2009, Greer TE. Alternative dispute resolution in medical liability cases) và có tỷ lệ thành công dưới 10% cho nguyên đơn (PIAA 2004, Claim Trend Analysis). 2.1.1.2. Tình hình tại Việt Nam Nghiên cứu của 1 số bệnh viện tại Việt Nam về nhiễm khuẩn bệnh viện được báo cáo trong các hội nghị, hội thảo về KSNK cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 4,5%-8% người bệnh nội trú (Bộ Y tế 2014, Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh, tr 11). Bảng 2. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam Nghiên cứu Năm NKBV % Phạm Đức Mục và cộng sự (11 BVTW) 2005 5,8 Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (6BV phía Nam) 2005 5,6 Nguyễn Việt Hùng (36BV phía Bắc) 2006 7,8 Trần Hữu Luyện. Giám sát NKVM của 1000 NB có phẫu thuật tại Bệnh viện trung ương Huế. 2008 4,3 Lê Thị Anh Thư. Giám sát viêm phổi bệnh viện liên quan thở máy của 170 người bệnh tại BV Chợ Rẫy. 2011 39,4 (Bộ Y tế 2005, 2008, 2012, Báo cáo KSNK Bộ Y tế / Bệnh viện Bạch Mai) 48 Bên cạnh đó, hậu quả của SCYK làm cho BN phải kéo dài thời gian điều trị và tăng chi phí. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm viện gia tăng trung bình do nhiễm khuẩn vết mổ là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn vết mổ hàng năm khoảng 130 triệu USD. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp (Bộ Y tế 2014, Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh, tr 81). Nếu tìm kiếm bằng tiếng Việt trên Google với cụm từ “đòi bệnh viện bồi thường do sự cố y khoa” sẽ cho ra 1.610.000 kết quả trong 0,62 giây và cụm từ “Sự cố y khoa gây tử vong tại bệnh viện” (SCYK gây tử vong thường sẽ khó che dấu nhất và đa phần sẽ xảy ra tranh chấp sau sự cố) sẽ cho ra 25.500.000 kết quả trong 0,54 giây. Từ các số liệu trên có thể sơ bộ nhận thấy vấn đề tranh chấp trong SCYK là tình trạng phức tạp mang tính toàn cầu. Tại Việt Nam, các con số 1.610.000 và 25.500.000 sẽ là chưa đủ để nói lên sự nghiêm trọng này vì không phải SCYK nào cũng được biết đến và không phải SCYK nào được biết đến cũng được công khai trên các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội. Nhưng nếu thống kê nhanh cũng có thể liệt kê ra hàng loạt các sự cố y khoa nghiêm trọng như: Bà Hứa Cẩm Tú hỏng một quả thận, bác sĩ BV đa khoa Cần Thơ “lỡ tay” cắt cả hai ngày 06/12/2011 khiến sức khoẻ bà suy giảm 81% theo kết quả giám định pháp y của Viện Pháp y quốc gia. Ngày 09/05/2012, sản phụ Lưu Thị Cầm (Tiền Giang) bị bỏ quên gạc phẫu thuật trong bụng sau mổ lấy thai và gặp diễn biến phải chuyển viện; hơn tuần sau Sở Y tế (SYT) tỉnh Tiền Giang vẫn chưa xác định được kíp mổ nào bỏ quên gạc trong hai BV đa khoa khu vực thị xã Gò Công và BV Phụ sản Tiền Giang. Trường hợp bé Trần Anh Đ, 21 tháng tuổi bị cắt nhầm vào bàng quang khi phẫu thuật thoát vị bẹn ngày 25/10/2012 tại Bệnh viện thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sáng 20/07/2013, tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị; 3 cháu bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B. Một ngày sau tại Bệnh viện huyện Tuy Phong, Bình Thuận 1 bé sơ sinh khác tử vong sau 13 tiếng tiêm vắc xin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Anh Lê Văn Giang (29 tuổi, Cái Răng, 49 Cần Thơ) nhập viện Lao và Phổi thành phố Cần Thơ do tràn khí màng phổi tái phát bên trái ngày 28/08/2013 sau mở màng phổi hút khí dẫn lưu liên tục gia đình phát hiện anh Giang có 2 vết mở màng phổi ở cả bên trái và phải. BV giải thích, do BS coi phim sai nên mở màng phổi nhầm bên phải, sau đó phải mở lại. Sáng ngày 29/07/2015, em Lê Nguyễn Quốc Hào (6 tuổi, ngụ xã Thanh Bình, Vũng Liêm, Vĩnh Long) được đưa vào phòng mổ với chỉ định mổ chân trái nhưng bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã mổ chân phải. Ngày 15/06/2016 tại Bệnh viện 115 Nghệ An, bé Phạm Thành Luân (6 tuổi, ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) mổ rút đinh kết hợp xương cố định cổ tay phải bị mổ nhầm sang tay trái. Ngày 20/06/2016, đại diện BV Phụ sản Thanh Hóa xác nhận BV này đã trao nhầm trẻ sơ sinh cho hai gia đình sinh con ở bệnh viện cách đây bốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_quyet_tranh_chap_phat_sinh_trong_su_co_y_khoa_t.pdf
Tài liệu liên quan