Luận án Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án 6

4. Đối tượng nghiên cứu 7

5. Phạm vi nghiên cứu 7

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8

7. Những đóng góp mới của luận án 8

8. Ý nghĩa khoa học của luận án 9

9. Kết cấu của luận án 10

B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11

1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 11

1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng 11

1.1.1. Các công trình ở nước ngoài 12

1.1.2. Các công trình ở trong nước 13

1.2. Tình hình nghiên cứu về giải thích hợp đồng 16

1.2.1. Các công trình ở nước ngoài 16

1.2.2. Các công trình ở trong nước 23

2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 31

3. Định hướng nghiên cứu của luận án 41

3.1. Những vấn đề luận án tiếp tục tiếp thu và phát triển 41

3.2. Những định hướng mới của luận án 42

TIỂU KẾT 44

C. PHẦN NỘI DUNG 45

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG 45

1.1. Sự cần thiết phải giải thích hợp đồng 45

1.2. Khái niệm giải thích hợp đồng 50

1.3. Bản chất pháp lý của giải thích hợp đồng và phân biệt giải thích hợp đồng với các hoạt động khác 56

1.3.1. Bản chất pháp lý của giải thích hợp đồng 56

1.3.2. Phân biệt giải thích hợp đồng với các hoạt động khác 59

1.4. Chủ thể có thẩm quyền giải thích hợp đồng 66

1.5. Phạm vi của giải thích hợp đồng 69

1.6. Nguyên tắc giải thích hợp đồng 73

1.6.1. Nguyên tắc giải thích tôn trọng ý chí của các bên hơn là ngôn từ của hợp đồng 73

1.6.2. Nguyên tắc giải thích không được làm thay đổi nội dung của hợp đồng 74

1.6.3. Nguyên tắc giải thích theo hướng ưu tiên làm cho hợp đồng có hiệu lực 75

1.6.4. Nguyên tắc giải thích theo lẽ công bằng, hợp lý 76

1.6.5. Nguyên tắc giải thích theo hướng có lợi cho bên chấp nhận hợp đồng theo mẫu 77

1.7. Hậu quả pháp lý của giải thích hợp đồng 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 80

CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM 82

2.1. Khái niệm căn cứ giải thích hợp đồng 82

2.2. Giải thích hợp đồng căn cứ ý chí và sự thể hiện ý chí 86

2.3. Giải thích căn cứ vào mục đích, tính chất của hợp đồng 99

2.4. Giải thích hợp đồng căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trước khi hợp đồng được xác lập (thông tin tiền hợp đồng) 103

2.5. Giải thích hợp đồng căn cứ vào tập quán 108

2.6. Giải thích căn cứ vào mối tương quan giữa các nội dung của hợp đồng 118

2.7. Giải thích hợp đồng căn cứ vào lợi ích của bên yếu thế 122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 134

CHƯƠNG 3: CÁC QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ CĂN CỨ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG VÀ VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ CĂN CỨ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG VÀO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 136

3.1. Các quan điểm hiện đại về căn cứ giải thích hợp đồng được pháp luật một số nước sử dụng 136

3.2. Sự cần thiết phải bổ sung các căn cứ giải thích hợp đồng 147

3.3. Các căn cứ giải thích có thể xem xét bổ sung vào chế định pháp luật về giải thích hợp đồng 149

3.3.1. Giải thích hợp đồng căn cứ vào hoàn cảnh thực tế tại thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng 149

3.3.2. Giải thích hợp đồng căn cứ vào ứng xử của các bên sau khi hợp đồng được giao kết 153

3.3.3. Giải thích hợp đồng căn cứ vào thói quen đã hình thành giữa các bên trong quan hệ hợp đồng 156

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 160

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG 162

4.1. Tổng hợp các bất cập của quy định pháp luật giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 cần được khắc phục 162

4.2. Kiến nghị về bố trí chế định giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và thứ tự ưu tiên áp dụng các căn cứ giải thích hợp đồng 167

4.3. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định của BLDS 2015 về giải thích hợp đồng 172

4.4. Một số giải pháp cụ thể nhằm tăng hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật về giải thích hợp đồng 186

4.4.1. Đối với chủ thể giải thích 186

4.4.2. Đối với các bên trong hợp đồng 190

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 192

D. KẾT LUẬN 194

E. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 195

F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 196

 

docx211 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều 404, các chủ thể giải thích hợp đồng chỉ sử dụng ngôn từ của hợp đồng như một căn cứ nhằm xác định ý chí chung đích thực của các bên trong hợp đồng. Như vậy, có thể khẳng định, với quy định tại Điều 404 BLDS 2015, thì ý chí của mỗi bên và ngôn từ của hợp đồng được coi là hai căn cứ quan trọng nhất để giải thích hợp đồng. Khẳng định ưu tiên căn cứ ý chí chung của các bên hơn ngôn từ của hợp đồng đối với việc giải thích hợp đồng, khoản 5 Điều 404 BLDS 2015 quy định: “trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.” Quy định này của BLDS 2015 kế thừa quy định tại Khoản 6 Điều 409 BLDS 2005. BLDS 1995 không có quy định này, dẫn đến chủ thể giải thích thiếu căn cứ pháp lý để giải thích hợp đồng khi trong hợp đồng có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ thể hiện. Tuy nhiên, với quy định này Nguyễn Ngọc Khánh nhận định, BLDS 2005 mới chỉ giải quyết được một vấn đề là khi đã xác định được ý chí chung của các bên và ý chí chung đó có sự mâu thuẫn với ngôn từ được sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung được dùng để giải thích hợp đồng. Vậy trong trường hợp không xác định được ý chí chung của các bên thì ngôn từ của hợp đồng có được dùng để giải thích hợp đồng hay không?Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 266. Để có thể được thiết kế một cách hợp lý, logic và có sức sống lâu dài thì mỗi chế định pháp luật phải được xây dựng dựa trên một nền tảng một chủ thuyết phù hợp. Có thể thấy, trên thế giới có nhiều học thuyết khác nhau về giải thích hợp đồng. Và như đã phân tích, mỗi học thuyết đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Mỗi quốc gia khác nhau, dựa trên các hoàn cảnh thực tế khác nhau và nhằm hướng tới những mục đích khác nhau thì việc lựa chọn học thuyết nền tảng để giải thích hợp đồng là khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, việc lựa chọn học thuyết trung dung là học thuyết chủ đạo vẫn được coi là hợp lý hơn cả. Bởi vì, học thuyết này vừa đảm bảo bản chất của hợp đồng chính là sự tự do ý chí, cũng như sự thiện chí của các bên, vừa đảm bảo các bên phải chịu trách nhiệm cho sự thể hiện ý chí của mình, và tránh sự tùy tiện của chủ thể giải thích làm thay đổi nội dung của hợp đồng. Mặt khác, vừa đảm bảo được mục đích tạo sự ổn định cho giao lưu dân sự, vừa đảm bảo được trật tự công cộng. Quan điểm này cũng được rất nhiều luật gia trong và ngoài nước ủng hộ. Tuy vậy, với quy định tại Khoản 1 Điều 404 BLDS 2015: “Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập hợp đồng, thực hiện hợp đồng”, chế định giải thích hợp đồng vẫn còn thể hiện những điểm hạn chế nhất định. Thứ nhất, cách quy định này dẫn đến, chủ thể giải thích khi giải thích hợp đồng rất khó phân biệt ý chí chung của các bên trong hợp đồng là căn cứ để giải thích hợp đồng hay mục đích của giải thích hợp đồng. Cần phải hiểu rằng, mục đích của việc giải thích hợp đồng là làm rõ nội dung, điều khoản không rõ ràng của hợp đồng nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng đồng đó. Nhiệm vụ của chế định giải thích hợp đồng là xây dựng hệ thống căn cứ để chủ thể giải thích dựa vào đó để giải thích hợp đồng. Vì vậy, phải xác định rằng, ý chí của mỗi bên trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm giao kết hợp đồng và sau khi giao kết hợp đồng là căn cứ để xác định ý chí chung của các bên. Bên cạnh ý chí của các bên thì ngôn từ của hợp đồng cũng là một căn cứ để giải thích hợp đồng. Mặt khác, trong mọi quy định của văn bản quy phạm pháp luật, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các cặp liên từ “không chỉ” – “mà còn”, vì sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và quan trọng hơn là chủ thể áp dụng pháp luật sẽ gặp khó khăn khi phải xác định thứ tự ưu tiên. Thứ hai, về mặt chủ thuyết, các nhà làm luật Việt Nam lựa chọn học thuyết trung dung, nhưng ưu tiên học thuyết ý chí hơn để giải thích hợp đồng. Chính vì vậy, ý chí chung của các bên là căn cứ quan trọng nhất để giải thích hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không xác định được ý chí chung của các bên thì cần phải căn cứ vào yếu tố thứ hai để giải thích hợp đồng, đó là ngôn từ của hợp đồng. Cách diễn đạt của Khoản 1 Điều 404 BLDS 2015 chưa cho người đọc thấy được điều đó. Bởi vì, ý chí và sự thể hiện ý chí là hai yếu tố không thể tách rời. Hay không thể tìm hiểu được ý chí chung của các bên mà không dựa vào sự thể hiện ý chí. Thực tế, hoạt động giải thích hợp đồng của tòa án trong thời gian qua, bên cạnh căn cứ vào ý chí của mỗi bên, tòa án vẫn căn cứ vào ngôn từ của hợp đồng để giải thích hợp đồng. Bởi vì lẽ dĩ nhiên, khi ngôn từ của hợp đồng đã thể hiện ý chí chung của các bên thì tòa án hay một bên không thể viện dẫn cách hiểu khác để làm sai lệch hay bóp méo nội dung của hợp đồng. Hay nói cách khác, khi hợp đồng đã được diễn đạt rõ ràng, thì chủ thể giải thích buộc phải căn cứ vào ngôn từ của hợp đồng để giải thích. Ví dụ, theo Quyết định giám đốc thẩm số 01/2010/KDTM-GĐT ngày 06/01/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” thì tòa án giải thích căn cứ vào ngôn từ và cách diễn đạt trong hợp đồng để giải thích hợp đồng. Cụ thể, tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và bị đơn Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tổng công ty rau quả, nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, Tổng công ty rau quả, nông sản cho rằng mình không có nghĩa vụ phải bảo lãnh cho bị đơn đối với khoản nợ bị đơn vay của nguyên đơn. Bởi vì Công ty rau quả, nông sản cho rằng “Công văn số 326 ngày 22/9/2000 mới chỉ thể hiện chủ trương bảo lãnh, không phải hợp đồng bảo lãnh. Sau ngày 22/9/2000, giữa Tổng công ty và Ngân hàng không có sự thương thảo để ký kết hợp đồng bảo lãnh. Mặt khác, khoản vay dài hạn đã được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vat, do vậy Tổng công ty không có nghĩa vụ bảo lãnh”. Tuy nhiên, tòa án đã căn cứ vào ngôn từ, cách diễn đạt trong hợp đồng để giải thích công văn số 326 ngày 22/09/2000 chính là hợp đồng bảo lãnh. Theo đó, tòa án lập luận “văn bản số 326 ngày 22/09/2000 có nội dung: “Sau khi xem xét việc công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Đà Nẵng với mức vốn vay là 20.329.000.000 đồng để đầu tư một phần thiết bị cho dự án Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quảng Nam, Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng trong trường hợp công ty không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng”. Văn bản này được ký bới Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty. Chính vì có văn bản này, Ngân hàng mới đồng ý cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng vay tiền. Và tại khoản 3 Điều 10 Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn số 29/00/HĐ ngày 8/11/2000 đã thể hiện một trong các hình thức bảo đảm khác đó là “Cam kết bảo lãnh vốn vay của Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến theo Công văn số 326 ngày 22/09/2000””. Quyết định giám đốc thẩm số 01/2010/KDTM-GĐT ngày 06/01/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” Trong bản án này, khi có hai cách hiểu khác nhau: nguyên đơn cho rằng Tổng công ty nông sản, thực phẩm chế biến có nghĩa vụ bảo lãnh do Công văn 326 là hợp đồng bảo lãnh, còn Tổng công ty nông sản, thực phẩm chế biến cho rằng Công văn 326 không phải là hợp đồng bảo lãnh mà mới chỉ thể hiện chủ trương bảo lãnh, thì tòa án đã căn cứ vào nội dung của Công văn 326 và của Hợp đồng tín dụng, cụ thể là ngôn ngữ và cách diễn đạt để giải thích rằng công văn 326 ngày 22/9/2000 chính là hợp đồng bảo lãnh để yêu cầu Tổng công ty nông sản, thực phẩm chế biến thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Hay trong quyết định giám đốc thẩm số 05/2009/KDTM-GDT ngày 14/07/2009 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, chủ thể giải thích cũng đã căn cứ vào cả ý chí của các bên và ngôn từ được sử dụng trong hợp đồng để giải thích hợp đồng. Và khi có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung với ngôn từ của hợp đồng thì ý chí chung của các bên được sử dụng để giải thích hợp đồng. Cụ thể, theo quyết định giám đốc thẩm số 05/2009/KDTM-GDT ngày 14/07/2009 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì: Căn cứ vào hợp đồng và hồ sơ dự thầu gốc thì máy nghe tim thai có đầu dò – 1 cái và bộ biến năng – 1 cái. Cho nên, khi Nguyên đơn_Công ty Huy Hoàng giao máy nghe tim thai không phù hợp với hợp đồng và hồ sơ dự thầu gốc (không có bộ biến năng) thì Bị đơn_Trung tâm y tế huyện Thanh Trì không nhận là có căn cứ. Việc giao hàng không phù hợp với hợp đồng và hồ sơ dự thầu gốc là lỗi của Nguyên đơn_Công ty Huy Hoàng, mặc dù sau này, vào ngày 12/04/2006 (trong khi theo quy định tại hợp đồng thì thời gian giao hàng chậm nhất là vào ngày 08/03/2006), Nguyên đơn_Công ty Huy Hoàng đã có văn bản thông báo cho Bị đơn_Trung tâm y tế huyện Thanh Trì biết không báo đính chính của hãng Mipon Corporation về việc máy nghe tim thai không có bộ biến năng, bởi đó chính là đầu dò. Cũng như việc Sở y tế thành phố Hà Nội và Vụ trang thiết bị và công trình y tế – Bộ Y tế xác nhận loại máy này không có bộ biến năng. Bộ biến năng chính là đầu dò. Tuy nhiên, Bị đơn_Trung tâm y tế huyện Thanh Trì cũng có lỗi là đã không kiểm tra kỹ Catalogue của nhà sản xuất do Nguyên đơn_Công ty Huy Hoàng cung cấp khi ký hợp đồng. Vì theo Catalogue, máy nghe tim thai Doppler FD-390 không có hai bộ phận riêng biệt là đầu dò và bộ biến năng. Do đó, việc tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng “có đủ căn cứ để khẳng định nguyên đơn đã giao đúng loại hàng hóa” đối với máy nghe tim thai cho Bị đơn_Trung tâm y tế huyện Thanh Trì là không đúng với thực tế vụ việc và không đúng với nội dung hợp đồng mà hai bên đã ký kết cũng như hồ sơ dự thầu gốc dẫn đến quyết định buộc Bị đơn_Trung tâm y tế huyện Thanh Trì phải nhận máy và chịu phạt là không đúng. Do trong hợp đồng có nội dung (điều khoản) không rõ ràng, có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng, nên trước hết, phải yêu cầu hai bên giải thích hợp đồng theo quy định tại Điều 409 BLDS 2005. Đồng thời, phải xác ming làm rõ có loại máy nghe tim thai Doppler FD – 390 có cả hai bộ phận riêng biệt là bộ biến năng và đầu dò không? Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cùng đại diện nhà sản xuất có ý kiến về cấu tạo của máy nghe tim thai Doppler FD – 390, từ đó xác định trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng đối với 12 máy nghe tim thai này để giải quyết vụ án được đúng pháp luật. Quyết định giám đốc thẩm số 05/2009/KDTM-GDT ngày 14/07/2009 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn Công ty Huy Hoàng và bị đơn Trung tâm y tế huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trong trường hợp này, ý chí chung của các bên là mua bán máy nghe tim thai có đầu dò và bộ biến năng. Như vậy, cần phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích hợp đồng nhằm xác định các bên có thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng hay không từ đó xác định trách nhiệm cho mỗi bên đối với việc thực hiện hợp đồng. 2.3. Giải thích căn cứ vào mục đích, tính chất của hợp đồng Trong thực tiễn của tòa án Anh đã hình thành cái gọi là "quy tắc vàng" trong việc giải thích (golden rule), theo đó "ngôn từ hợp đồng phải được giải thích theo nghĩa đen và ý nghĩa thông thường của nó, trừ trường hợp việc từ chối là cần thiết để tránh sự vô lý, mâu thuẫn hay không nhất quán" Lewison K. (2011), The Interpretation of Contracts, Sweet and Maxwell, London, tr.202. . Quy tắc này được xây dựng dựa trên lý thuyết công bằng, theo đó ưu tiên đầu tiên và trước hết trong giải thích hợp đồng là văn bản của hợp đồng. Quy tắc này hiện nay vẫn còn được các thẩm phán Anh áp dụng do tính đơn giản và tiết kiệm, mặc dù thực tế nó bị khá nhiều luật gia chỉ tríchБайрамкулов А. К. (2016), Толкование договора в Российском и зарубежном праве, Status, Москва, С.9. . Tuy nhiên, quy tắc này của thẩm phán Anh có thể vấp phải một sự bất hợp lý khi không chú ý đến các yếu tố khác trong giải thích hợp đồng. Ví dụ, bản án sau đây có thể cho thấy rõ bất cập này. Năm 1835, Edward và James Mallan thỏa thuận với Leon Maya về hợp đồng tổ chức kinh doanh y tế với điều khoản là Maya sẽ không được hành nghề với tư cách là nha sỹ khi không có sự cho phép của họ trong phạm vi London. Sau khi hợp đồng có hiệu lực Maya bắt đầu kinh doanh dịch vụ nha khoa và làm việc với tư cách là một nha sĩ ở phố Great Russell (tại thời điểm ký kết hợp đồng khu vực này nằm ở vùng cách trung tâm thành phố London một dặm và là một vùng thuộc ngoại ô thành phố London). Vì lý do này, Edward và James Mallan đã khởi kiện yêu cầu Maya phải bồi thường thiệt hại cho hành vi trên. Giải quyết vấn đề này, tòa án đã áp dụng quy tắc trên để giải thích, cụ thể tòa án chỉ ra rằng từ “London” phải được hiểu theo nghĩa đen của nó, tức là trung tâm thành phố London theo lịch sử (thành phố London), không phải theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả ngoại ô thành phố. Từ đó bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của nguyên đơn. Cases, Materials and Text on Contract Law: Ius Commune Casebooks for the Common Law of Europe. Oxford, 2010, tr. 678. Cách giải thích của tòa án trong trường hợp này đã chống lại ý chí của các bên trong hợp đồng. Khi giải thích hợp đồng này, tòa án đã không cân nhắc đến một yếu tố đó là, tại thời điểm giao kết hợp đồng nguyên đơn đã có một trụ sở trên phố Great Russell. Rõ ràng, khi thỏa thuận điều khoản về việc bị đơn không được kinh doanh loại hình tương tự trong một phạm vi nhất định là nhằm mục đích tránh sự cạnh tranh với nguyên đơn. Và có thể thấy cách giải thích như trên của tòa án là không hợp lý. BLDS Việt Nam đã tìm được giải pháp cho vấn đề này. Theo đó, BLDS 2015 quy định, căn cứ thứ nhất khi giải thích hợp đồng là dựa vào ý chí của các bên và ngôn từ trong hợp đồng, căn cứ tiếp theo là dựa vào mục đích, tính chất của hợp đồng. Chính vì thế, nếu áp dụng khoản 2 Điều 404 BLDS 2015, khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng, thì dường như phù hợp hơn với ý chí của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng. Theo các nhà làm luật Việt Nam thì, “Mục đích của hợp đồng là lợi ích các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng.” (Điều 118 BLDS 2015). Mục đích của hợp đồng luôn mang tính pháp lý. Khi các bên giao kết hợp đồng với mục đích vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Trong nhiều trường hợp các bên không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì một bên có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu Điều 126 BLDS 2015 , hủy bỏ hợp đồng Điều 423 BLDS 2015 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng điều 428 BLDS 2015 . Mục đích của hợp đồng khác với động cơ của hợp đồng. Mục đích của hợp đồng phải được hiểu là các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Trong khi đó, động cơ chính là động lực thúc đẩy hay nguyên nhân nội tại mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Theo Новиский И. Б и Перетерский И. С. thì mục đích là nguyên nhân pháp lý gần nhất, mà dựa vào đó các bên thực hiện những nghĩa vụ xác định trong hợp đồng.Новиский И. Б и Перетерский И. С. (2014), Римскоe частноe право, Knorus, Москва, С. 293. Nói cách khác, mục đích của hợp đồng là lý do trực tiếp, mà vì nó các bên thực hiện các hành vi pháp lý phù hợp: chuyển giao vật, trả tiền theo yêu cầu, Mục đích không đồng nhất với động cơ. Khác với mục đích, động cơ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Động cơ luôn mang tính chủ quan, động cơ luôn mang tính cá nhân đối với mỗi hợp đồng và nó phản ánh nhu cầu (mong muốn) thật sự của các bên trong từng hợp đồng, để thỏa mãn những mong muốn đó mỗi bên sẽ tham gia vào quan hệ pháp luật phù hợp. Ngược lại, mục đích lại mang tính khách quan, nó giống nhau cho mọi hợp đồng cùng loại. Ví dụ, A mua của B một con bò, thì mục đích của A (bên mua) luôn là mong muốn nhận được quyền sở hữu của con bò, còn động cơ của A có thể là để bán lại kiếm lời, để giúp đỡ B tiêu thụ con bò, để nuôi hoặc để làm thịt. Chính vì đặc tính khách quan và chung cho nhiều hợp đồng cùng loại nên mục đích của hợp đồng thường mang tính pháp lý. Và trong giải thích hợp đồng, mục đích là một căn cứ để giải thích hợp đồng. Vậy, câu hỏi đặt ra là, có nên xem động cơ giao kết hợp đồng là căn cứ giải thích hợp đồng hay không. Như đã nói, động cơ trong giao kết hợp đồng thường không mang tính pháp lý. Việc có đạt được động cơ giao kết hợp đồng hay không không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Một chủ thể khi giao kết hợp đồng có thể có động cơ, nhưng cũng có thể không có động cơ, hoặc có rất nhiều động cơ. Tuy vậy, động cơ là yếu tố mang tính chủ quan của một bên. Và trong quan hệ hợp đồng, các bên không có nghĩa vụ phải tiết lộ động cơ của mình. Trong khi đó, việc giải thích hợp đồng là việc làm rõ nội dung không rõ ràng của hợp đồng. Chính vì vậy, nếu thừa nhận động cơ là một căn cứ giải thích hợp đồng thì đó dường như là ý chí chủ quan của một bên. Tuy vậy, nếu có căn cứ chứng minh rằng, động cơ của một bên là ý chí chung của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng thì động cơ chính là một căn cứ để xác định ý chí chung. Và ý chí chung của các bên chính là căn cứ trước hết để giải thích hợp đồng. Hay nói cách khác, động cơ của mỗi bên chỉ là căn cứ xác định ý chí chung của các bên để giải thích hợp đồng. Còn bản thân động cơ của một bên không thể là căn cứ để giải thích hợp đồng. Tính chất của hợp đồng được ghi nhận là một căn cứ giải thích hợp đồng từ Bộ luật Dân sự 1995. Tính chất của hợp đồng được hiểu là những đặc tính bên trong của hợp đồng nhằm phân biệt hợp đồng này với hợp đồng khác. BLDS 2015 quy định các loại hợp đồng thông dụng và phân biệt các hợp đồng này với nhau chủ yếu dựa vào quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên. Tính chất của hợp đồng thường có mối quan hệ mật thiết với tên gọi của hợp đồng. Thông thường tên gọi của hợp đồng được đặt tương ứng với tính chất của hợp đồng đó. Ví dụ, hợp đồng có tính chất chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên này sang cho bên kia và bên kia thanh toán tiền cho bên đã chuyển hữu tài sản là hợp đồng mua bán. Tuy vậy, thực tế có một số hợp đồng các bên vẫn đặt tên không đúng với tính chất của hợp đồng dẫn đến phát sinh tranh chấp. Chủ thể có thẩm quyền giải thích hợp đồng sẽ phải tiến hành giải thích hợp đồng. Lúc này, chủ thể giải thích thông thường sẽ căn cứ vào tính chất của hợp đồng để giải thích hợp đồng – giải thích định danh hợp đồng. Ví dụ tranh chấp giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank và Công ty sản xuất thương mại cao su Thành Công về hợp đồng bảo đảm. Và cuối năm 2012, Tòa án nhân dân huyện Củ Chi có bản án sơ thẩm và sau đó đầu năm 2013, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có bản án phúc thẩm tuyên hủy hai hợp đồng thế chấp mà Eximbank đã ký với bà Nguyễn Thị Hồng Tươi (bên thứ ba) để bảo đảm nợ cho Công ty sản xuất thương mại cao su Thành Công. Hợp đồng thế chấp bị hủy vì cơ quan xét xử cho rằng, bản chất là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp. truy cập ngày 3/10/2017. Như vậy, hợp đồng này được các bên đặt tên là Hợp đồng thế chấp, nhưng căn cứ vào tính chất của hợp đồng, thì Hội đồng xét xử cho rằng, hợp đồng giữa bà Tươi và Ngân hàng Eximbank là hợp đồng bảo lãnh. Theo Bản án sơ thẩm số 49/2012/KDTM - ST (ngày 24/9/2012) của Tóa án nhân dân huyện Củ Chi và Bản án phúc thẩm số 105/2013/KDTM - PT (ngày 18/1/2013) của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định: Căn cứ Điều 361, Bộ luật Dân sự 2005 “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh)”, thì bản chất của Hợp đồng thế chấp số 93 và 94 nêu trên, là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải là hợp đồng thế chấp vì bà Tươi là người thứ ba đem tài sản của ông Đạt, bà Năm để đảm bảo cho Công ty Thành Công vay tiền của Eximbank. truy cập ngày 3/10/2017. Trong bản án này, chủ thể giải thích đã giải thích định danh hợp đồng, và việc giải thích định danh này được thực hiện dựa trên tính chất có sự tham gia của người thứ ba, đem tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho người khác nên định danh hợp đồng bảo đảm ở đây phải là hợp đồng bảo lãnh chứ không thể là hợp đồng thế chấp. Mặc dù vậy, bản ản này vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý khi tòa án đã tuyên bố hợp đồng bảo đảm này vô hiệu sau khi giải thích định danh hợp đồng. Như vậy, để giải thích tên gọi của hợp đồng cần phải căn cứ vào tính chất của hợp đồng chứ không thể căn cứ vào ngôn từ được các bên sử dụng để đặt tên cho hợp đồng. 2.4. Giải thích hợp đồng căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trước khi hợp đồng được xác lập (thông tin tiền hợp đồng) Pháp luật nhiều nước cũng ghi nhận thông tin tiền hợp đồng là một căn cứ giải thích hợp đồng. Điều 431 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định, “Nếu những quy tắc được quy định tại đoạn 1 của Điều này không cho phép làm rõ nội dung của hợp đồng, thì phải được giải thích bằng ý chí chung của các bên có tính đến mục đích của hợp đồng. Đồng thời phải chú ý đến tất cả các tình tiết thích hợp, bao gồm các đàm phán và trao đổi thư từ tiền hợp đồng, thói quen hình thành trong quan hệ của các bên, tập quán trong quan hệ kinh doanh, ứng xử của các bên sau đó”. Hay Điều 4.3 về các tình tiết liên quan của Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 cũng quy định: “Khi áp dụng các Điều 4.1 và Điều 4.2, cần xem xét mọi tình tiết liên quan, nhất là: a) Đàm phán sơ bộ giữa các bên; f) Tập quán.” Như vậy, pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận các thông tin tiền hợp đồng là căn cứ để giải thích hợp đồng. Ở Việt Nam, trước đây, Luật thương mại 1997 có quy định, “Từ thời điểm hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó về hợp đồng đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Như vậy, Luật thương mại 1997 có quy định về hiệu lực của các thông tin tiền hợp đồng, và các thông tin này có ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 không ghi nhận các thông tin tiền hợp đồng là một căn cứ giải thích hợp đồng. Tuy nhiên, thực tiễn giải thích hợp đồng ở Việt Nam, trong nhiều trường hợp các chủ thể giải thích vẫn căn cứ vào thông tin tiền hợp đồng để giải thích hợp đồng. Việc bổ sung thông tin tiền hợp đồng là một căn cứ giải thích hợp đồng đã tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể giải thích trong việc giải thích hợp đồng cũng như làm cho pháp luật của Việt Nam tiệm cận với pháp luật của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời, nhiều học giả cũng đề xuất việc thừa nhận các thông tin tiền hợp đồng là một căn cứ giải thích hợp đồng. Theo Ngô Huy Cương, sau khi đặt ra một tình huống giả định, ông khẳng định, “giải thích hợp đồng theo tình huống nêu trên cần phải nhờ cậy tới vấn đề tiền hợp đồng”.Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung, tlđd, tr.385. Hay Đỗ Văn Đại cũng cho rằng, “trước hoàn cảnh hợp đồng được hiểu theo nhiều cách khác nhau (tức chưa rõ ràng), tất cả các thông tin thể hiện ý chí của các bên đều hữu ích để tìm ra ý chí đích thực nên việc sử dụng thông tin tiền hợp đồng thể hiện ý chí của các bên hay của một trong các bên là chấp nhận được.”Đỗ Văn Đại (2015), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án, tlđd, tr.209. Hiện nay, việc xác định giới hạn tiền hợp đồng có nhiều quan điểm. Tác giả Nguyễn Bình Minh xác định giai đoạn tiền hợp đồng khá dài. Khi nghiên cứu về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, ông cho rằng nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng của bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản hay nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao dịch chuyển giao nghĩa vụ cũng là nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng.Nguyễn Bình Minh (2016), Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Một số điểm mới của Bộ luật dân sự 2015”, do Khoa Luật Trường Đại học Ngoại thương tổ chức, Hà Nội, Tháng 6/2016, tr. 272-273. Việc xác định giai đoạn tiền hợp đồng này dường như là quá rộng. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong những trường hợp này có thể được thực hiện sau khi hợp đồng được giao kết. Không đề cập đến thời điểm bắt đầu giai đoạn tiền hợp đồng, nhưng khi nghiên cứu về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng, một số luật gia khác cũng cho rằng giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn xảy ra trước khi hợp đồng được giao kết nên trách nhiệm liên quan đến việc cung cấp thông tin là trách nhiệm do vi phạm ngoài hợp đồng.Hà Công Anh Bảo, Nguyễn Thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_giai_thich_hop_dong_theo_quy_dinh_cua_phap_luat_viet.docx
Tài liệu liên quan