MỞ ĐẦU .1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài luận án .20
1.3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu.23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .26
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT SỬ DỤNG VỐN
NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT GIÁM
SÁT SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP.27
2.1. Khái quát về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp .27
2.2. Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.39
2.3. Pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.52
2.4. Pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .65
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
GIÁM SÁT SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.66
3.1. Thực trạng pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp ở Việt Nam .66
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.96
3.3. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật
giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay .121
173 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột đại diện CSH khác (SCIC) đại diện cho doanh nghiệp. Từ đó, cũng đặt ra trách
nhiệm của SCIC với công việc chung thế nào khi chịu trách nhiệm quyền đại diện
CSH cho một số lượng doanh nghiệp chuyển từ các Bộ ngành. Đồng thời, vai trò
của CMSC đối với các doanh nghiệp do SCIC làm đại diện CSH cũng chưa được
xác định. Sự song trùng tồn tại của CMSC và SCIC trong cùng một bộ máy có thể
dẫn đến trùng lặp, chồng chéo về thẩm quyền trong quản lý, giám sát vốn nhà nước,
do đó đòi hỏi phải có cơ chế xác định mối quan hệ pháp lý giữa hai chủ thể này.
Thứ ba, bất cập trong quy định về cơ chế “phối hợp giám sát” của các cơ
quan quản lý với cơ quan đại diện CSH. Nghị định 87/2015/NĐ-CP và các Nghị
định quy định về Điều lệ của các TĐKTNN, TCTNN cũng quy định về thẩm quyền
“phối hợp giám sát” giữa một Bộ là cơ quan đại diện CSH với các Bộ, ngành khác
trong lĩnh vực liên quan2. Quy định về cơ chế “phối hợp giám sát” giữa cơ quan đại
diện CSH với các Bộ có liên quan như trên đã gây ra những bất cập. Một là, làm
cho nội dung giám sát của cơ quan đại diện CSH bị chia cắt thành nhiều nội dung
khác nhau theo các lĩnh vực tham gia phối hợp của các Bộ có liên quan. Vì vậy,
không còn đảm bảo tính tập trung và thống nhất về nội dung giám sát của cơ quan
2 Nghị định 105/2018/NĐ-CP về Điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam quy định
Bộ Công thương là cơ quan cấp trên trực tiếp, chủ trì giám sát thực hiện hoạt động của doanh nghiệp (Điều
24); Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo
quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn (Điều 25); Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện
chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm (Điều 26).
77
đại diện CSH. Hai là, các quy định về trách nhiệm “phối hợp giám sát” cũng chưa
rõ ràng, đặc biệt là chưa phân công chủ thể chịu trách nhiệm giám sát và giải trình
đối với các nội dung giám sát thuộc lĩnh vực phụ trách của các Bộ liên quan, từ đó
không có cơ quan nào đóng vai trò đầu mối, chịu trách nhiệm cuối cùng đối với
toàn bộ nội dung giám sát. Ba là, giám sát phải là công việc thực hiện thường
xuyên, liên tục. Vì vậy, để đảm bảo yêu cầu và hiệu quả giám sát thì đòi hỏi các Bộ
liên quan cũng phải thường xuyên tham gia vào quá trình theo dõi, kiểm tra doanh
nghiệp trên cơ sở chia sẻ thông tin và kết nối chặt chẽ với cơ quan đại diện CSH.
Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện được sự phối hợp thường xuyên, liên tục giữa các
Bộ với cơ quan đại diện CSH trên thực tế là việc làm không hề đơn giản.
Thứ tư, mô hình giám sát sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa đề
cập đến sự tham gia của các chủ thể từ cộng đồng. Theo thông lệ quản trị DNNN,
giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ bên ngoài được thực hiện bởi các chủ thể là
các chủ thể khác thị trường, các cổ đông, người lao động, tổ chức phi nhà nước và
toàn thể xã hội. Đây là các chủ thể chịu ảnh hưởng hoặc có lợi ích liên quan đến
DNNN và tất yếu có quyền giám sát hoạt động của DNNN. Tuy nhiên, hệ thống
quy định pháp luật ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chú trọng giám sát bên trong do
Nhà nước thực hiện mà vẫn chưa đề cập đến giám sát từ bên ngoài. Các quy định
pháp luật về quyền giám sát từ cộng đồng đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp
mặc dù có đề cập đến nhưng còn đơn giản, rời rạc. Nếu như Luật 69/2014/QH13
không có quy định về quyền giám sát của cộng đồng đối với vấn đề quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì Nghị định số 87/2015/NĐ-CP cũng chỉ đề
cập tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn) thực hiện
giám sát các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực do mình quản lý (Điều 49) chứ không quy
định cụ thể về quyền giám sát được thực hiện như thế nào. Trong khi đó, quyền
giám sát của cộng đồng đối với lĩnh vực tài chính công đã được ghi nhận tại các văn
bản pháp luật khác như quy định về quyền giám sát ngân sách nhà nước của cộng
đồng (Điều 16 Luật ngân sách nhà nước 2015), hoặc quy định về giám sát đầu tư
công của cộng đồng (Điều 74 Luật Đầu tư công 2019). Do pháp luật không quy
định nên các chủ thể khác của thị trường, người dân và cộng đồng xã hội hầu như
không cơ sở pháp lý để thực hiện giám sát DNNN. Việc giám sát từ bên ngoài hầu
như chỉ dựa vào hoạt động công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và nếu
doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin thì việc giám sát
của cộng đồng hầu như không có cơ chế để bảo đảm thực hiện.
3.1.2.2. Mô hình giám sát nội bộ tại doanh nghiệp
Luật 69/2014/QH13 chỉ có quy định về hoạt động giám sát nội bộ đối với
78
quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ (Điều 58) mà không đề cập đến giám sát nội bộ tại các doanh nghiệp mà
Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Theo đó, giám sát nội bộ tại các doanh
nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện bởi các chủ thể sau:
- Người đại diện CSH trực tiếp vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: là cá
nhân do cơ quan đại diện CSH ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách
nhiệm của đại diện CSH nhà nước đối với vốn nhà nước đầu tư tại tại doanh nghiệp,
bao gồm thành viên của HĐTV (thường là Chủ tịch HĐTV) hoặc Chủ tịch công ty.
Giám sát nội bộ của người đại diện CSH trực tiếp được thực hiện với tư cách là chủ
thể quản lý cao nhất của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện
CSH trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; chịu trách nhiệm trước pháp
luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp. HĐTV, Chủ tịch công ty
có quyền tự chủ nhất định trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Gắn liền với đó là trách nhiệm báo cáo thường xuyên với cơ
quan đại diện CSH về hoạt động của doanh nghiệp và cơ chế tự chịu trách nhiệm
trong trường hợp có sai phạm. Tuy nhiên hiện nay các quy định pháp luật về chức
năng giám sát của HĐTV và Chủ tịch công ty tại DNNN vẫn chưa rõ ràng. Đặc biệt,
Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty vừa là chủ thể đại diện CSH trực tiếp vừa là chủ
thể quản lý doanh nghiệp có thể gây nên sự thiếu khách quan, minh bạch đối với các
kết quả giám sát nội bộ tại doanh nghiệp. Ngoài ra, vẫn còn thiếu các quy định pháp
luật về căn cứ, tiêu chí để giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên
HĐTV. Do không có mục tiêu và nhiệm vụ giao cho từng thành viên nên không có
cơ sở để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của HĐTV, từ đó cũng không có cơ
chế xử lý đối với trường hợp HĐTV không hoàn thành nhiệm vụ.
- Ban kiểm soát, Kiểm soát viên: Điều 45 Luật 69/2014/QH13 quy định
Kiểm soát viên tại DNNN do cơ quan đại diện CSH, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm. Ngoài ra, theo Điều 102 Luật Doanh
nghiệp 2014, căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện CSH quyết định bổ
nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 3 đến 5 Kiểm soát
viên. Theo quy định tại Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2014 thì phạm vi quyền và
nghĩa vụ của Ban Kiểm soát trong DNNN khá rộng lớn. Đó cũng là lý do mà Ban
Kiểm soát được xem là “cánh tay nối dài” cho cơ quan đại diện CSH trong giám sát
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cấp quản lý, đảm bảo cho doanh nghiệp
hoạt động đúng phương hướng, đúng mục tiêu kế hoạch kinh doanh; đảm bảo tài
sản nhà nước không bị chiếm dụng, thất thoát. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn
tồn tại một số bất cập về hoạt động của Ban kiểm soát. Tại khoản 1 Điều 105 Luật
79
Doanh nghiệp 2014 quy định: “Các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát
của không quá 04 DNNN nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại
diện CSH”. Việc cho phép Kiểm soát viên tham gia vào Ban kiểm soát của nhiều
DNNN là không hợp lý bởi theo Điều 102 thì công việc của Ban kiểm soát trong
một doanh nghiệp là rất lớn. Trong khi đó, hầu hết các công ty chỉ có 03 thành viên
trong Ban kiểm soát, số lượng nhỏ công ty là có đến 05 thành viên. Chưa kể đến
thực tế hiện nay, các Kiểm soát viên đa phần làm việc kiêm nhiệm tại công ty,
không chuyên trách, không có chuyên môn cao.
- Ban kiểm soát nội bộ: Bên cạnh Ban Kiểm soát do cơ quan đại diện CSH
thành lập, một số Nghị định về Điều lệ của TĐKT hay TCTNN có quy định về bộ
phận giúp việc cho HĐTV, do HĐTV thành lập có tên gọi là Ban kiểm soát nội bộ3.
Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ giúp HĐTV kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất,
kinh doanh và quản lý điều hành; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc
phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; điều hành thông suốt,
an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm toán nội bộ: Các quan điểm trước đây cho rằng kiểm toán nội bộ chịu
trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm
tra kế toán, thông tin tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên quan điểm của kiểm
toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng, không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo
cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của
mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ. Vai trò của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp không được quy định cụ thể tại
Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ
có quy định về các loại hình doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ
bao gồm: Công ty niêm yết; Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ
là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Doanh nghiệp nhà
nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngoài các đơn
vị trên, các doanh nghiệp còn lại được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội
bộ. Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc thì
có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy
định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, việc thuê dịch
vụ kiểm toán nội bộ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và
các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy
định tại Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ. Có thể thấy rằng, trong
3 Điều 36 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định về Điều lệ và tổ chức hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
80
giám sát nội bộ, Ban kiểm soát phải thực hiện chức năng quá rộng thì kiểm toán nội
bộ là bộ phận chuyên trách về tình hình tài chính và kiểm soát rủi ro cho doanh
nghiệp lại chưa có cơ sở pháp lý để hoạt động đúng với vai trò của mình. Mặc dù
Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về kiểm toán nội bộ,
tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở quan niệm coi kiểm toán nội bộ là một công tác, nhiệm
vụ phải thực hiện mà chưa bắt buộc thành lập bộ phận chuyên trách. Đồng thời,
nhiệm vụ triển khai kiểm toán nội bộ mới chỉ áp dụng tại các DNNN là công ty mẹ
có quan hệ công ty mẹ - công ty con. Điều này đồng nghĩa với việc các DNNN độc
lập thì không bắt buộc phải thực hiện kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, pháp luật cũng
chưa có quy định cụ thể cho áp dụng mô hình chuẩn về kiểm toán nội bộ, điều này
dẫn đến doanh nghiệp phải tự mày mò trong việc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ
tại doanh nghiệp.
3.1.3. Quy định về cơ chế giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp
3.1.3.1. Quy định về cơ chế giám sát của Quốc hội
- Về đối tượng giám sát: Luật 69/2014/QH13 quy định Quốc hội xem xét báo
cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm về tình hình quản lý, sử dụng vốn
nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước (Khoản 2 Điều 55 Luật 69/2014/QH13).
Như vậy, tại kỳ họp thì Chính phủ với tư cách là đại diện CSH vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp là đối tượng giám sát chủ yếu của Quốc hội. Bên cạnh đó, giám
sát của Quốc hội có bao hàm nội dung việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ
quan đại diện CSH trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy
nhiên, pháp luật hiện hành mới chỉ quy định các cơ quan đại diện CSH là đối tượng
giám sát của Quốc hội mà vẫn còn thiếu các quy định về cơ chế để Quốc hội giám
sát cơ quan đại diện CSH trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của CSH vốn
nhà nước. Ngoài ra, đối tượng giám sát của Quốc hội còn bao gồm các doanh
nghiệp có vốn nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động giám sát đối với đối tượng này chỉ
áp dụng thông qua hình thức giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp thông qua việc
thành lập Đoàn giám sát theo chuyên đề.
- Về nội dung giám sát: Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, hoạt động
giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp của Quốc hội chỉ tập trung
vào một nội dung giám sát duy nhất, đó là Giám sát việc chấp hành chính sách,
pháp luật về sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp. Nội dung giám sát của Quốc
hội thể hiện qua các vấn đề cụ thể như việc ban hành chính sách, pháp luật về quản
lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ
quan đại diện CSH trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; tình hình
81
xây dựng quy chế quản lý, sử dụng vốn trong nội bộ doanh nghiệp; việc chấp hành
các quy trình, thủ tục về đầu tư, báo cáo tài chính doanh nghiệp cho chủ thể có thẩm
quyền; tình hình thực hiện pháp luật có liên quan; tình hình thực hiện công bố thông
tin của doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy, nội dung giám sát của Quốc hội là phù
hợp với vị trí và chức năng của cơ quan quyền lực khi chú trọng giám sát các vấn đề
pháp lý có liên quan đến sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quốc hội không giám sát
các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh,
kế hoạch tài chính và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; việc huy động vốn và
sử dụng vốn huy động và các vấn đề tài chính khác.
- Về phương thức giám sát: Theo pháp luật hiện hành, chức năng giám sát
của Quốc hội được thực hiện thông quan các phương thức: Xem xét báo cáo hoạt
động của các cơ quan, tổ chức; Xem xét văn bản pháp luật trái quy định; Chất vấn
và xem xét trả lời chất vấn; Giám sát theo chuyên đề; Giám sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo; Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do
Quốc hội bầu (Điều 11 Luật Giám sát). Liên quan đến hoạt động giám sát sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Luật 69/2014/QH13 quy định hình thức giám sát
chủ yếu là xem xét báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm về tình
hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước. Đồng
thời, giữa hai kỳ họp, UBTVQH giám sát thông qua việc yêu cầu Chính phủ, Thủ
tướng chính phủ, các thành viên Chính phủ giải trình, trả lời chất vấn về vấn đề sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Như vậy, Quốc hội giám sát vốn nhà nước tại
doanh nghiệp bằng phương thức giám sát gián tiếp (theo dõi và kiểm tra thông qua
việc xét báo cáo tài chính, thống kê) và phương thức giám sát sau (kiểm tra kết quả
hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp
luật của cơ quan đại diện CSH hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định
của pháp luật).
- Về quy trình giám sát và công cụ giám sát của Quốc hội: Quy trình giám
sát của Quốc hội được thực hiện theo Luật 69/QH2013 và pháp luật điều chỉnh
riêng về hoạt động giám sát của Quốc hội. Nội dung của quy trình giám sát sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Quốc hội được bao gồm các hoạt động xét báo
cáo của Chính phủ tại kỳ họp cuối năm; yêu cầu Chính phủ, thủ tướng Chính phủ và
các chủ thể có liên quan giải trình, trả lời chất vấn; thành lập Đoàn giám sát. Theo
đó, liên quan đến hoạt động sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quy trình hoạt
động giám sát của Quốc hội bao gồm:
(i) Quy trình xem xét báo cáo: Quốc hội giám sát tối cao đối với hoạt động
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua xem xét báo cáo của
82
Chính phủ. Việc xem xét được thực hiện theo trình tự: (a) Thủ tướng Chính phủ
trình bày báo cáo; (b) Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
(c) Quốc hội thảo luận và ra Nghị quyết về vấn đề đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.
(ii) Quy trình tổ chức Đoàn giám sát theo chuyên đề: Dựa vào chương trình
giám sát của Quốc hội, UBTVQH, đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của
Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, ban hành Nghị quyết về
thành lập Đoàn giám sát bao gồm nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần đoàn
giám sát và cơ quan tổ chức sự giám sát. Đoàn giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
Thực hiện đúng nội quy kế hoạch giám sát; yêu cầu cơ quan tổ chức chịu sự giám
sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám
sát, giải trình những vấn đề mà đoàn quan tâm; xem xét, xác minh những vấn đề mà
đoàn thấy cần thiết. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì đoàn giám sát có
quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân, hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp
thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích, yêu cầu xem xét trách
nhiệm. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc giám sát, đoàn giám sát phải báo
cáo kết quả giám sát gửi UBTVQH.
(iii) Về công cụ giám sát của Quốc hội: Với quy trình giám sát theo pháp luật
hiện hành cho thấy, công cụ giám sát sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của
Quốc hội Việt Nam chủ yếu vẫn là báo cáo kết quả sử dụng vốn hằng năm do Chính
phủ trình. Để thẩm tra tính chính xác của báo cáo, giúp việc cho Quốc hội có các
Uỷ ban chuyên môn và Kiểm toán nhà nước. Ngoài ra, kết quả giải trình, trả lời chất
vấn và báo cáo hoạt động của Đoàn giám sát theo chương trình giám sát cũng là
những công cụ được sử dụng trong hoạt động giám sát của Quốc hội.
Nghiên cứu các quy định pháp luật về cơ chế giám sát sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào DNNN do Quốc hội thực hiện, có thể đưa ra nhận xét như sau:
Thứ nhất, pháp luật đã quy định nội dung giám sát của Quốc hội với tương
ứng với thẩm quyền của cơ quan quyền lực, đại diện cho nhân dân. Tuy nhiên, có
thể thấy quy định về nội dung giám sát còn mang tính chung chung về việc chấp
hành pháp luật mà chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng. Nội dung giám sát của
Quốc hội là xem xét báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn hàng năm mà chưa có
giám sát Chính phủ và các cơ quan đại diện CSH trong việc thực hiện quyền và
trách nhiệm của đại diện CSH đối với vốn nhà nước mà chỉ mang tính chất tổng kết
và rút kinh nghiệm về hoạt động sử dụng vốn nhà nước nói chung.
Thứ hai, trong cơ chế giám sát chỉ đề cập đến các nội dung giám sát thể hiện
tại các báo cáo thường niên về tình hình sử dụng vốn nhà nước mà thiếu đi nội dung
quan trọng nhất là giải trình của các Bộ, ngành, cơ quan đại diện CSH trước Chính
83
phủ, Quốc hội và xã hội về kết quả thực hiện quyền, trách nhiệm có liên quan đến
doanh nghiệp. Nguyên nhân là do pháp luật quy định nhiều đầu mối cùng giám sát
hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng lại không xác định chủ thể nào chịu
trách nhiệm tập trung và đến cùng.
Thứ ba, pháp luật hiện hành còn thiếu các quy định cụ thể về việc giám sát
của Quốc hội đối với các cơ quan đại diện CSH trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước đầu tư trong kinh doanh. Mặc dù Điều 52, 53, 54
Luật 69/2014/QH13 có đề cập đến nội dung giám sát việc thực hiện quyền và trách
nhiệm của cơ quan đại diện CSH trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
nhưng lại không quy định cụ thể về chủ thể, phương thức giám sát như thế nào.
Theo OECD thì các cơ quan CSH được giao quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh
doanh đều phải công bố thông tin về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn
nhà nước tại doanh nghiệp do mình quản lý [138]. Trong khi đó ở Việt Nam, pháp
luật hiện hành chỉ quy định hàng năm Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội báo
cáo chung về tình hình hoạt động của DNNN trong phạm vi toàn quốc mà không có
thông tin về tình hình thực thi trách nhiệm quản lý của các Bộ, UBND trong quản lý
vốn nhà nước. Sự thiếu sót quy định này đã dẫn đến tình trạng một số Bộ, ngành
được giao quản lý số vốn khổng lồ nhưng hiệu quả quản lý thế nào, trách nhiệm
nâng cao giá trị vốn nhà nước ra sao, trách nhiệm của Bộ trong việc theo dõi, kiểm
tra doanh nghiệp đến mức độ nào là những vấn đề chưa được thường xuyên xem
xét, đánh giá và công bố công khai. Đây là một lỗ hổng pháp lý cần được hoàn thiện
trong thời gian tới.
3.1.3.2. Quy định về cơ chế giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
- Về đối tượng giám sát: giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do
Bộ, ngành thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đều hướng đến đối
tượng giám sát là các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trong khi đó, còn thiếu vắng
các quy định về giám sát cơ quan đại diện CSH của cơ quan quản lý nhà nước. Điều
này xuất phát từ lý do, ngoài SCIC thì các cơ quan đại diện CSH đều có vị trí pháp
lý cùng cấp với cơ quan quản lý, thậm chí đối với DNNN ở địa phương thì cơ quan
đại diện CSH (UBND cấp tỉnh) còn là cấp trên của cơ quan giám sát tài chính (Sở
Tài chính). Việc thiếu quy định về giám sát cơ quan đại diện CSH đã dẫn đến tính
trạng một số cơ quan đại diện thiếu trách nhiệm hoặc cố tình sai phạm trong hoạt
động quản lý, gây thất thoát vốn nhà nước.
- Về nội dung giám sát: Hoạt động giám sát của các Bộ, ngành được thực
hiện trên cơ sở phối hợp với cơ quan đại diện CSH, trong đó Bộ Tài chính là cơ
quan có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả giám sát sử dụng vốn của
84
các cơ quan đại diện CSH, DNNN. Nội dung giám sát hoạt động sử dụng vốn nhà
nước tại doanh nghiệp của các Bộ, ngành phối hợp với cơ quan đại diện CSH được
quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, liên quan đến thẩm quyền theo lĩnh
vực của từng Bộ, ngành. Đối với Bộ Tài chính, với vai trò là cơ quan chuyên môn
quản lý về hoạt động tài chính, nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề: Giám sát
quá trình sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; giám sát kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư,
quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế
quản lý tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện
hành, cơ quan tài chính không giám sát việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ
quan đại diện CSH.
- Về phương thức giám sát: Cơ chế giám sát của các Bộ, ngành với tư cách là
cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện trên cơ sở phối hợp với cơ quan đại diện
CSH. Tuy nhiên, ngoại trừ Nghị định 87/2015/NĐ-CP có quy định về phương thức
giám sát tài chính do Bộ Tài chính thực hiện thì pháp luật hiện hành không có quy
định cụ thể về phương thức thực hiện “phối hợp giám sát” giữa các Bộ, ngành khác
với cơ quan đại diện CSH. Do sự thiếu rõ ràng về quy định của pháp luật nên gây
nên tình trạng giám sát chồng lấn với hoạt động thanh tra, kiểm tra do nhiều cơ
quan chủ trì theo ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Về quy trình giám sát và công cụ giám sát: Hoạt động giám sát sử dụng vốn
nhà nước của các chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước chú trọng vào nội dung giám
sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về sử dụng vốn nhà nước của doanh
nghiệp; giám sát việc thực hiện quyền, trách nhiệm cơ quan đại diện CSH có liên
quan đến hoạt động sử dụng vốn. Chính vì vậy, quy trình giám sát phải được thiết
lập phù hợp với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của các cơ quan đã
được pháp luật quy định. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không quy định về thẩm
quyền giám sát độc lập của các Bộ, ngành với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước
đối với các hoạt động nói chung của DNNN cũng như hoạt sử dụng vốn nhà nước
của doanh nghiệp nói riêng. Việc giám sát được thực hiện bằng cơ chế phối hợp với
cơ quan đại diện CSH đối với từng nội dung giám sát có liên quan. Chính vì vậy,
quy trình giám sát, công cụ giám sát sẽ được nghiên cứu đồng thời với quy trình
giám sát của cơ quan đại diện CSH.
3.1.3.3. Quy định về cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu
- Về đối tượng giám sát: Đối tượng giám sát của cơ quan đại diện CSH là các
doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý. Mối quan hệ
giữa cơ quan đại diện CSH và doanh nghiệp được điều chỉnh bởi các nguyên tắc
85
được quy định tại Khoản 4, Điều 5 Luật 69/2014/QH13, theo đó cơ quan đại diện
CSH không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
Trong bối cảnh vẫn còn tồn tại mô hình cơ quan đại diện CSH đồng thời là cơ quan
quản lý, hoạch định chính sách thì không thể tránh khỏi việc doanh nghiệp có vốn
nhà nước được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt mà không thành phần nào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giam_sat_su_dung_von_nha_nuoc_dau_tu_vao_doanh_nghie.pdf