LỜI CAM ĐOAN. i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT . v
DANH MỤC CÁC BẢNG. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.vii
MỞ ĐẦU. 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu của luận án . 3
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu . 3
4. Giả thuyết khoa học. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4
7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu . 4
8. Những luận điểm cần bảo vệ. 6
9. Đóng góp mới của luận án . 7
10. Bố cục của luận án . 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON QUA
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP . 9
1.1. Tình hình nghiên cứu và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án . 9
1.1.1. Các nghiên cứu nền tảng về giá trị. 9
1.1.2. Các nghiên cứu về giáo dục giá trị. 13
1.1.3. Các nghiên cứu về giáo dục giá trị nghề nghiệp . 18
1.1.4. Các nghiên cứu về giáo dục giá trị nghề nghiệp trong đào tạo giáo viên
thông qua hoạt động thực hành, thực tập sƣ phạm . 23
1.1.5. Nhận định chung . 27iii
1.2. Các khái niệm cơ bản . 28
1.2.1. Giá trị. 28
1.2.2. Giá trị nghề nghiệp. 29
1.2.3. Giá trị nghề nghiệp của ngƣời giáo viên mầm non. 34
1.2.4. Giáo dục giá trị. 37
1.2.5. Thực tập nghề nghiệp. 39
1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDMN. 40
1.3.1. Các thành tố của quá trình giáo dục giá trị . 40
1.3.2. Đặc điểm lao động sƣ phạm của ngƣời giáo viên mầm non. 43
1.3.3. Giáo dục GTNN trong đào tạo GVMN. 44
1.3.4. Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho SV cao đẳng ngành GDMN qua TTNN . 48
1.3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN
qua TTNN . 50
Kết luận chƣơng 1 . 55
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC GTNN CHO SV CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
QUA TTNN. 56
2.1. Khái quát về điều tra khảo sát thực trạng. 56
2.1.1. Mục đích khảo sát . 56
2.1.2. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát . 56
2.1.3. Nội dung khảo sát. 56
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát . 56
2.2. Kết quả khảo sát . 57
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non, giảng viên về GTNN và
vấn đề GD GTNN cho SV cao đẳng ngành giáo dục mầm non nói chung, GD
qua hoạt động TTNN nói riêng. . 57
2.2.2. Thực trạng GD GTNN trong đào tạo GVMN trình độ cao đẳng qua TTNN .71
2.2.3.Thực trạng GTNN của SV cao đẳng ngành GDMN. 81
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục GTNN trong đào tạo SV . 94iv
Kết luận chƣơng 2 . 94
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO SINN
VIÊN CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON QUA THỰC
TẬP NGHỀ NGHIỆP. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM . 96
3.1. Biện pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng chuyên
ngành giáo dục mầm non qua thực tập nghề nghiệp. 96
3.1.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng biện pháp. 96
3.1.2. Các biện pháp giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN qua TTNN 98
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm. 123
3.2.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm . 123
3.2.2. Công cụ và phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm. 125
3.2.3. Kết quả thực nghiệm . 133
3.2.4. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm. 148
Kết luận chƣơng 3 . 149
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.153
TÀI LIỆU
226 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng ngành giáo dục mầm non qua thực tập nghề nghiệp - Vũ Thị Yến Nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó những cảm xúc, những thái độ biểu thị trạng thái tâm lý của
bản thân. Khảo sát thái độ của SV khi chuẩn bị tham gia hoạt động TTNN, kết
quả thu đƣợc nhƣ sau: Đa số SV đón nhận hoạt động TTNN một cách “bình
89
thƣờng”, một trạng thái không hẳn sẵn sàng và cũng không lo lắng. Trong số này bao
gồm cả trạng thái thờ ơ với nghề nghiệp. Trong khi đó, 7.6% SV rất tự tin, 23.3% SV
cảm thấy tự tin. Những con số khá khiêm tốn. Những SV tự tin một phần do tính
cách mạnh dạn vốn có, hơn thế còn vì họ đƣợc trang bị và tự làm giàu cho mình kiến
thức kỹ năng thái độ nghề nghiệp đúng và đầy đủ để sẵn sàng tham gia hoạt động
TTNN. Vẫn còn một số lƣợng SV thú nhận bản thân không tự tin (20.6%) và một số
ít SV (5.8%) thấy rất run. Số SV này thiếu tự tin do tính cách nhút nhát vốn có, cộng
thêm chƣa có kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp ở mức cần thiết.
c. Thực trạng hành vi hướng tới lĩnh hội các GTNN của SV cao đẳng ngành GDMN.
Đánh giá thực trạng định hƣớng GTNN của SV không chỉ tìm hiểu nhận
thức và thái độ của họ mà còn phải xem xét họ có những hành vi hƣớng tới việc
tiếp thu, lĩnh hội các GTNN nhƣ thế nào. Biểu hiện cụ thể quá trình này chính là
sự tham gia của SV vào các hoạt động để hình thành các phẩm chất và năng lực
nghề nghiệp cho chính bản thân trong học tập và rèn luyện. Tiến hành khảo sát
qua phiếu hỏi, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.10. Mức độ tham gia các hoạt động để hình thành các phẩm chất,
năng lực nghề nghiệp
Các hoạt động
Mức độ
Thƣờng
xuyên
Đôi khi
Không
bao giờ
Không
trả lời
N N N N
Học đầy đủ các môn học chính khóa 455 91.0 39 7.8 3 .6 3 .6
Tham gia các hoạt động Đoàn, Hội SV 122 24.4 330 66.0 44 8.8 4 .8
Tham gia các hoạt động ngoại khóa 104 20.8 322 64.4 66 13.2 8 1.6
Tham gia câu lạc bộ Giasƣ 10 2.0 86 17.2 400 80.0 4 .8
Tham gian ghiên cứu khoa học 10 2.0 94 18.8 391 78.2 5 1.0
Tham gia các Hội thi về nghề nghiệp 60 12.0 209 41.8 223 44.6 8 1.6
Thực hành rèn luyện kỹ năng nghề 231 46.2 235 47.0 25 5.0 9 1.8
Đọc sách báo, mạng internet tìm hiểu
về nghề nghiệp
221 44.2 260 52.0 16 3.2 3 .6
Nghiên cứu lý luận về nghề nghiệp 47 9.4 266 53.2 181 36.2 6 1.2
90
Tìm hiểu thực tiễn giáo dục mầm non tại
các trƣờng mầm non qua đọc và xem
184 36.8 290 58.0 23 4.6 3 .6
Chủ động làm quen, thâm nhập thực
tến ghề nghiệp tại trƣờng mầm non
135 27.0 304 60.8 59 11.8 2 .4
Tìm hiểu các quy định, chủ trƣơng của
Nhà nƣớc và địa phƣơng về nghề nghiệp
131 26.2 293 58.6 71 14.2 5 1.0
Học thêm ngoại ngữ 96 19.2 302 60.4 98 19.6 4 .8
Học thêm tin học 130 26.0 290 58.0 75 15.0 5 1.0
Học thêm kỹ năng sống, kỹ năng giao
tiếp
243 48.6 233 46.6 22 4.4 2 .4
Biểu đồ 2.13. Mức độ thƣờng xuyên tham gia các hoạt động hình thành GTNN
Theo kết quả thu đƣợc, chỉ duy nhất một hoạt động đƣợc SV tự đánh giá
thƣờng xuyên tham gia, đó là học các môn học chính khóa. Điều này cũng dễ
hiểu bởi học các môn chính khóa là nhiệm vụ bắt buộc của ngƣời học, đƣợc nhà
trƣờng quản lý chặt chẽ. Các hoạt động còn lại đều chỉ đạt dƣới 50% mức độ
thƣờng xuyên tham gia.
91
Nhƣ vậy, ngoài học tập trên lớp, nhìn chung, SV chƣa chú ý đến các hoạt
động học tập và rèn luyện khác trong nhà trƣờng. SV có học thêm kỹ năng sống,
kỹ năng giao tiếp, nhƣng cũng chỉ có 48.6% SV tham gia thƣờng xuyên. Nhiều
hoạt động khác rất hữu ích cho nghề nghiệp tƣơng lai nhƣ Hoạt động thực hành
rèn kỹ năng nghề nhƣng đa số SV cũng thừa nhận chỉ đôi khi tham gia. Tƣơng
tự nhƣ thế, mức độ thƣờng xuyên tham gia các hoạt động khác rất thấp nhƣ Tự
học, nghiên cứu lý luận về nghề nghiệp (9.4%), Tham gia hội thi về nghề nghiệp
(12.0%), Làm quen, thâm nhập thực tế nghề nghiệp tại trƣờng MN (27.0%). Có
những hoạt động tỉ lệ SV tham gia thƣờng xuyên rất thấp nhƣ Tham gia nghiên
cứu khoa học, Câu lạc bộ Gia sƣ (2%).
Theo Ban quản lý SV tại trƣờng Cao đẳng Hải Dƣơng, ngoài thời gian học
trên lớp, SV tự học rất ít, chỉ học khi chuẩn bị đến kỳ thi. Thời gian còn lại đa số
các SV tranh thủ đi làm thêm kiếm tiền, vui chơi giải trí, bạn bè, về quê Bên
cạnh đó, đa số SV có đến thƣ viện nhƣng không đọc sách báo chuyên ngành mà
chủ yếu là tạp chí, vào mạng internet xem các thông tin về giới nghệ sỹ, phim
ảnh, các chƣơng trình giải trí. Đa số SV thiếu tính tự giác và tích cực trong học
tập. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng rèn nghề của SV.
2.2.3.2. Thực trạng GTNN của SV năm thứ ba hệ cao đẳng GDMN
Khảo sát nhận thức, thái độ, hành vi của SV hƣớng tới các GTNN là một
căn cứ quan trọng góp phần đánh giá thực trạng định hƣớng GTNN của SV. Tuy
nhiên, với SV năm thứ ba chuẩn bị ra trƣờng là sản phẩm gần nhƣ hoàn thiện
của quá trình giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo của các trƣờng sƣ phạm, thì
mức độ biểu hiện các GTNN cốt lõi đạt ở mức nào, có đáp ứng đƣợc với mục
tiêu GD nói chung, giáo dục GTNN cho SV nói riêng hay chƣa, thì cần phải tiến
hành khảo sát.
Để đánh giá thực trạng GTNN của SV năm thứ ba, ngành GDMN, chúng
tôi đã tiến hành một điều tra khảo sát SV và giảng viên chuyên ngành giáo dục
mầm non, hỏi ý kiến chuyên gia và rút ra 10 GT cốt lõi của nghề giáo viên mầm
non. Từ đó, chúng tôi xây dựng một thang đo và tiến hành khảo sát thử nghiệm .
Sau khi thử nghiệm, thang đo đƣợc đánh giá về độ tin cậy và đƣợc điều chỉnh để
sử dụng cho khảo sát chính thức.
92
* Thực trạng mức độ biểu hiện các GTNN cốt lõi theo tự đánh giá của SV
Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ SVMN tự đánh giá “tốt” ở các GTNN cốt lõi
Theo số liệu ở Biểu đồ 2.15, các GT đƣợc đa số SV tự tin đánh giá ở mức tốt
hơn cả là yêu nghề, yêu trẻ. Với chiều ngƣợc lại, những GT SV cảm thấy thiếu tự
tin nhất lần lƣợt là giao tiếp, giáo dục trẻ, kiên trì, chăm sóc trẻ. Các GT còn lại ở
mức trung bình và xấp xỉ nhau bao gồm: quản lý, trung thực, trách nhiệm và hợp
tác. Kết quả này phản ánh khá khách quan những biểu hiện trong thực tế, bởi lòng
yêu nghề, yêu trẻ là những GT thuộc về phẩm chất nghề, đa số SV đã có trƣớc khi
vào trƣờng sƣ phạm. Trong khi đó, các GT giao tiếp, giáo dục trẻ, chăm sóc trẻ,
kiên trì phải đƣợc rèn luyện qua một quá trình chủ thể tƣơng tác với nhiều sự việc
và đối tƣợng mới có đƣợc. Với những SV năm thứ ba, là thời điểm sắp tốt nghiệp,
thì việc một số GT nghề nghiệp cốt lõi còn có biểu hiện ở mức thấp, trong đó có hai
giá trị mang tính kỹ năng nghề đặc trƣng và bắt buộc là “chăm sóc trẻ” chỉ với
9.3% SV tự đánh giá ở mức tốt, và “giáo dục trẻ” chỉ với 7.9% SV tự đánh giá ở
mức tốt, là một kết quả khá bất ngờ, cho thấy trên 90% SV rất thiếu tự tin với năng
lực nghề nghiệp của mình. Báo động nhất là GT giao tiếp, chỉ 3.2% SV tự đánh giá
ở mức tốt. Năng lực giao tiếp với nghề GVMN là rất quan trọng bởi đặc thù nghề
này cần giao tiếp với nhiều đối tƣợng (trẻ em, đồng nghiệp, phụ huynh, cộng
đồng) với cƣờng độ lớn, thƣờng xuyên. Giao tiếp tốt đƣợc coi là một trong
những bí quyết thành công của nghề giáo viên mầm non.
93
Nhƣ vậy có thể thấy, đa số SV năm thứ ba chƣa tự tin với các phẩm chất và
năng lực nghề nghiệp của mình. Phẩm chất đƣợc SV tự đánh giá tốt với tỷ lệ
nhiều nhất là “Yêu nghề” cũng chỉ có 38.9%. Trong khi đó, nhiều năng lực cốt
lõi của nghề nhƣ chăm sóc, giáo dục, giao tiếp lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn,
dƣới 10% SV tự đánh giá ở mức độ tốt.
* Mức độ biểu hiện GTNN của SV qua sản phẩm hoạt động
Để bổ sung cho đánh giá mức độ GTNN ở SV một cách đa chiều hơn, chúng
tôi đánh giá sản phẩm hoạt động của các SV năm thứ ba, cụ thể là với yêu cầu soạn
một giáo án với đề tài cho trƣớc. Qua việc soạn giáo án, có thể đánh giá đƣợc ở cả
ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ của SV về nghề nghiệp, cũng là những biểu
hiện của GTNN, qua chất lƣợng của giáo án. Các giáo án chấm theo thang điểm
100 (Phụ lục 12), sau đó quy về thang điểm 10 với xếp loại cụ thể nhƣ sau:
- Loại xuất sắc: đạt từ 9 – 10 điểm
- Loại giỏi: đạt từ 8 đến cận 9
- Loại khá: đạt từ 7 đến cận 8
- Loại trung bình: đạt từ 5 đến cận 7
- Loại yếu: đạt dƣới 5
Kết quả khảo sát nhƣ sau:
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá biểu hiện GTNN của SV qua điểm chấm giáo án
Mức độ
N
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu
216
N N N N N
25 11.6 37 17.1 132 61.1 18 8.3 4 0.2
Giáo án là một sản phẩm hoạt động mang tính đặc trƣng cho nghề giáo
viên, là kế hoạch dạy học một nội dung nhất định. Để soạn một giáo án hoàn
chỉnh và có chất lƣợng, ngƣời học phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có
kỹ năng soạn giáo án, có thái độ nghiêm túc, tích cực, sáng tạo trong trình bày
và hoàn thiện giáo án. Qua phân tích, đánh giá giáo án của SV năm thứ ba,
chúng tôi nhận thấy, số SV đạt điểm 9 -10, loại xuất sắc chiếm 11.6% và số SV
đạt điểm 7 đến cận 8 chiếm 17.1%. Tỉ lệ đều khiêm tốn. Số SV đạt từ 5 đến cận
7 điểm, loại khá chiếm tỉ lệ cao nhất, 61.1%. Bên cạnh đó, vẫn còn số lƣợng SV
đạt loại Trung bình và Yếu, khi chỉ đạt dƣới 5 điểm. Kết quả này phản ánh thực
94
tế: kiến thức, kỹ năng nghề của SV năm thứ ba là không đồng đều, vẫn còn một
số SV chƣa ý thức đƣợc vai trò của các GTNN đối với nghề nghiệp tƣơng lai
của mình, dẫn đến việc soạn giáo án chƣa đạt yêu cầu, chƣa biết xác định mục
tiêu bài dạy, còn sai về kiến thức kỹ năng, cẩu thả trong trình bày.
Nhƣ vậy, thông qua kết quả SV tự đánh giá, kết hợp với việc đánh giá sản
phẩm hoạt động nghề nghiệp của SV, có thể nhận thấy, mức độ biểu hiện GTNN
của SV năm thứ ba còn hạn chế.
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục GTNN trong đào tạo SV
Qua điều tra khảo sát, có thể nhận thấy, giáo dục GTNN trong đào tạo SV
cao đẳng ngành giáo dục mầm non tuy chƣa có chƣơng trình cụ thể nhƣng trên
thực tế đã đƣợc cán bộ, giảng viên các trƣờng sƣ phạm nhận thức, đề cao vai trò
quan trọng của nó trong đào tạo giáo viên mầm non. Nhà trƣờng sƣ phạm đã
thực hiện công tác giáo dục GTNN cho SV lồng ghép vào chƣơng trình giáo dục
chung, và đạt đƣợc những thành quả nhất định.
Tuy nhiên, việc giáo dục GTNN cho SV ở các trƣờng sƣ phạm vẫn còn bộc
lộ những hạn chế, cơ bản nhất là chƣa có chƣơng trình giáo dục GTNN trong
đào tạo nói chung, qua TTNN nói riêng với mục tiêu cụ thể, nội dung, cách thức
tổ chức giáo dục và phƣơng thức đánh giá kết quả giáo dục GTNN đối với SV.
Những yếu tố khác ảnh hƣởng đến giáo dục GTNN cho SV nhƣ ngƣời giáo dục,
ngƣời đƣợc giáo dục, cơ sở vật chất của trƣờng sƣ phạm, chất lƣợng cơ sở tiếp
nhận SV TTNN đều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động giáo dục GTNN
cho SV. Qua khảo sát cũng cho thấy, mức độ biểu hiện GTNN của SV năm thứ
ba hệ cao đẳng ngành giáo dục mầm non còn chƣa đồng đều và tƣơng đối thấp.
Kết luận chƣơng 2
GD GTNN cho SV ngành GDMN là quá trình giáo dục biến các giá trị
nghề nghiệp của ngƣời giáo viên mầm non (những phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp) thành các giá trị bản thân của SV, giúp SV có thể trở thành những
GVMN có tay nghề cao trong tƣơng lai. Quá trình giáo dục này có vai trò rất
quan trọng và không nằm ngoài chƣơng trình đào tạo GVMN của nhà trƣờng sƣ
phạm. Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy:
95
- Đa số GVMN, SV và một bộ phận giảng viên chƣa có nhận thức đầy đủ
về GTNN của ngƣời GVMN
- Trƣờng sƣ phạm đào tạo GVMN chƣa đặt vấn đề một cách tƣờng minh
tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho SV trong mục tiêu đào
tạo chung.
- Sự định hƣớng GTNN và mức độ biểu hiện các GTNN của SV có những
dấu hiệu tích cực song còn nhiều hạn chế. Một số giá trị nghề nghiệp của ngƣời
giáo viên mầm non chƣa trở thành giá trị bản thân của SV, ngƣời giáo viên mầm
non tƣơng lai.
Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ nhiều khía cạnh:
- Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc: chƣa quan tâm đúng mức cho ngành
sƣ phạm, khiến vị thế nghề giáo nói chung, nghề GVMN nói riêng bị hạ thấp
trong xã hội, nhƣ chƣa có thu nhập ổn định và tƣơng xứng với sức lao động của
giáo viên, tuyển dụng còn bất cập, chế độ làm việc căng thẳng và áp lực nghề
nghiệp lớn khiến nghề GVMN chƣa đƣợc coi trọng.
- Nguyên nhân từ quá trình đào tạo: do chất lƣợng tuyển sinh đầu vào thấp.
Trong những năm gần đây, mức điểm sàn dành cho hệ cao đẳng của Bộ GD đƣa
ra chỉ dao động từ 10 – 12 điểm/3 môn thi dẫn đến chất lƣợng SV thấp hơn nhiều
so với trƣớc đây. Đội ngũ giảng viên còn hạn chế về thực tiễn nghề nghiệp, thiếu
kinh nghiệm trong GD GTNN. Chƣa có chƣơng trình GD GTNN riêng biệt. Cơ
sở, trang thiết bị dạy học của nhà trƣờng chƣa đáp ứng tốt cho đào tạo.
- Nguyên nhân từ môi trƣờng xã hội: sự tác động của cơ chế thị trƣờng ảnh
hƣởng tới thế hệ trẻ, khiến một bộ phận không nhỏ giới trẻ có lối sống thực
dụng, đề cao giá trị vật chất, suy thoái về đạo đức, lệch lạc về tƣ tƣởng chính trị.
Điều này tác động tiêu cực tới định hƣớng GTNN của SV. Lối sống thực dụng
còn làm tha hóa những GTNN của một số GVMN, khiến họ làm nghề mà không
yêu nghề, không yêu trẻ, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây ra những bức xúc của
cộng đồng đối với nghề, giảm sút niềm tin của xã hội đối với nghề, giảm vị thế
của nghề GVMN trong xã hội.
Nắm bắt và đánh giá thực trạng, tìm ra các nguyên nhân, lấy đó làm cơ sở
thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp GD GTNN hiệu quả cho SV, những
giáo viên mầm non tƣơng lai.
96
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO
SINN VIÊN CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
QUA THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Biện pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng chuyên
ngành giáo dục mầm non qua thực tập nghề nghiệp
3.1.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng biện pháp
Việc xây dựng các biện pháp giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành
GDMN qua TTNN cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Hoạt động TTNN có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Việc giáo dục
GTNN cho SV qua hoạt động TTNN nằm trong mục tiêu của hoạt động TTNN,
nhằm hƣớng tới mục tiêu chung của cả quá trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm
non. Để đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục GTNN cho SV qua hoạt
động TTNN, phải thực hiện song song mục tiêu của TTNN và mục tiêu giáo dục
GTNN và phải quán triệt những vấn đề sau:
- Phân tích rõ mục tiêu giáo dục GTNN cho từng loại hình TTNN, tích hợp
mục tiêu giáo dục GTNN trong mục tiêu của hoạt động TTNN.
- Xây dựng nội dung giáo dục GTNN phù hợp với chƣơng trình TTNN sao
cho hƣớng tới mục tiêu chung của TTNN.
- Xây dựng các biện pháp giáo dục nhằm giáo dục GTNN và thực hiện mục
tiêu của hoạt động TTNN.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá theo mục tiêu giáo dục GTNN đƣợc xác
định trong mục tiêu chung của TTNN
3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hoạt động TTNN và giáo dục GTNN cho SV ngành giáo dục mầm non
luôn tồn tại và phát triển với tƣ cách là một hệ thống. Vì thế, xét cả về phƣơng
diện lý thuyết lẫn thực tiễn, giáo dục GTNN cho SV thông qua hoạt động TTNN
cũng là một hệ thống.
Khi xây dựng các biện pháp giáo dục GTNN cho SV qua TTNN, cần đảm bảo:
- Các biện pháp giáo dục GTNN nằm trong một chỉnh thể phù hợp và tác
động hữu cơ với các thành tố khác của quá trình giáo dục GTNN thông qua
TTNN nhƣ mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng tiện, cách thức đánh giá.
97
- Các biện pháp giáo dục GTNN qua TTNN có quan hệ mật thiết, hỗ trợ và
bổ sung cho nhau hƣớng tới mục tiêu giáo dục GTNN qua TTNN.
3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Việc xây dựng các biện pháp giáo dục GTNN cho SV ngành giáo dục mầm
non qua hoạt động TTNN xét trong một chừng mực nào đó, có thể coi là một sự
đổi mới theo hƣớng phát triển tích cực trong giáo dục đào tạo giáo viên mầm non ở
trƣờng sƣ phạm. Trong nền văn minh nhân loại, bất cứ một sự thay đổi nhằm phát
triển nào cũng phải dựa trên nền tảng của những yếu tố, những tri thức và kinh
nghiệm đã có trƣớc đây, tức là phải có tính kế thừa. Vì thế, việc xây dựng các biện
pháp giáo dục GTNN cho SV qua hoạt động TTNN phải đảm bảo tính kế thừa:
- Các biện pháp phải phát huy những thành tựu trong phƣơng pháp giáo dục
và tổ chức hoạt động TTNN đã thực hiện ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm
non, đồng thời xác định các mặt hạn chế tồn tại của từng phƣơng pháp giáo dục
nhằm khắc phục chúng.
- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động TTNN và kinh nghiệm
giáo dục GTNN nói chung, giáo dục GTNN trong đào tạo giáo viên mầm non
nói riêng, khái quát thành lí luận nhằm vận dụng cho việc đề xuất các biện pháp
giáo dục GTNN cho SV qua TTNN.
3.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của các biện pháp giáo dục đƣợc hiểu là sự đáp ứng đƣợc các
yếu tố ràng buộc và chi phối nó, vận dụng đƣợc vào thực tiễn với nhiều cơ sở giáo
dục khác nhau. Trong thực tế, mỗi một biện pháp giáo dục luôn chịu sự chi phối
ràng buộc của nhiều yếu tố nhƣ các văn bản pháp quy, các quy định của pháp luật,
những phong tục tập quán của cộng đồng, chức năng quyền hạn của ngƣời thực
hiện, những điều kiện về thời gian, nguồn lực con ngƣời, cơ sở vật chất.v.v. Nhƣ
vậy, mỗi biện pháp giáo dục đƣợc đề xuất phải đảm bảo có tính khả thi, có khả
năng cao trong việc thực hiện và vận dụng vào thực tiễn giáo dục.
Để các biện pháp giáo dục GTNN cho SV qua TTNN có tính khả thi cao,
cần đảm bảo:
- Các biện pháp phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của cơ sở
đào tạo giáo viên mầm non và trƣờng mầm non, thẩm quyền của nhà giáo dục
98
trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, phù hợp với chƣơng trình đào tạo giáo
viên mầm non.
- Các biện pháp giáo dục phải đáp ứng đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến việc
thực hiện nhƣ:
+ Nhân lực thực hiện
+ Thời gian và không gian thực hiện
+ Cách tiến hành các biện pháp
+ Các nguồn lực vật chất, tài chính cần huy động
+ Các rào cản tâm lý của ngƣời thực hiện
Các nguyên tắc trên đây chính là những xuất phát điểm quan trọng để xây dựng
các quy trình giáo dục GTNN cho SV ngành GDMN qua hoạt động TTNN.
3.1.2. Các biện pháp giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN qua TTNN
3.1.2.1. Nhóm biện pháp 1 - Điều chỉnh chương trình TTNN theo hướng tiếp
cận giáo dục GTNN
Nhƣ đã phân tích ở mục 1.1.1.5 về TTNN, hoạt động TTNN đƣợc cấu
thành từ nhiều hoạt động có tính hệ thống và có cấp độ từ dễ đến khó, xuyên
suốt trong quá trình đào tạo, bao gồm kiến tập sƣ phạm, thực hành sƣ phạm,
thực tập sƣ phạm và thực tập cuối khóa. Điều chỉnh chƣơng trình TTNN theo
tiếp cận giáo dục GTNN đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Biện pháp thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu giáo dục GTNN trong mục tiêu TTNN
Mục đích của hoạt động TTNN đƣợc quy định trong Quy chế thực hành
thực tập, áp dụng cho các trƣờng Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên phổ
thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định
số 36/2003/QĐ-BGDĐT ngày 01/8/2003). Tuy nhiên, kể từ năm ban hành Quy
chế này, đến nay đã 15 năm. Sự đổi mới của giáo dục trong xu hƣớng phát triển
của thời đại mới khiến một số nội dung của Quy chế không còn phù hợp. Hiện
nay, Bộ GDĐT vẫn chƣa có văn bản mới cập nhật và thay thế cho Quy chế này.
Khi các trƣờng Đại học Cao đẳng đƣợc giao quyền tự chủ về chƣơng trình đào
tạo thì việc xây dựng chƣơng trình TTNN cho SV cũng đƣợc chủ động dựa trên
chƣơng trình khung và Quy chế thực hành thực tập sƣ phạm. Để thực hiện giáo
dục GTNN cho SV qua TTNN, phải tiến hành đổi mới chƣơng trình TTNN theo
hƣớng tiếp cận giáo dục GTNN, mà trƣớc tiên là xác định rõ mục tiêu giáo dục
99
GTNN trong mục tiêu TTNN. Theo đó, việc xác định mục tiêu của GD GTNN
qua hoạt động TTNN đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Thứ nhất, phân tích và đánh giá mục tiêu của hoạt động TTNN hiện hành
theo Quy chế Thực hành thực tập (Ban hành kèm theo Quyết định số
36/2003/QĐ-BGDĐT ngày 01/8/2003) và mục tiêu mà một số cơ sở đào tạo giáo
viên mầm non hiện nay đang thực hiện. Nhận định mặt hạn chế của mục tiêu.
Thứ hai, phân tích kết quả việc thực hiện mục tiêu hoạt động TTNN của
những năm gần đây ở một số cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, nhận định mặt
ƣu điểm và hạn chế, những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu
đã đề ra, mức độ đạt đƣợc của mục tiêu
Thứ ba, phân tích xu hướng phát triển mô hình nhân cách của giáo viên
mầm non trong thời kỳ mới, các GTNN của người giáo viên mầm non, lấy đó
làm căn cứ quan trọng để xây dựng mục tiêu hoạt động TTNN, gắn với nhu cầu
của xã hội và từng vùng miền
Thứ tƣ, dựa trên mục tiêu chung và chuẩn đầu ra của chương trình đào
tạo để có căn cứ xác định mục tiêu của TTNN theo định hƣớng giáo dục GTNN
Thứ năm, xây dựng mục tiêu của hoạt động TTNN theo định hướng giáo
dục GTNN: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng loại hình TTNN.
Thứ sáu, đưa mục tiêu vào chương trình đào tạo và công khai hóa với SV.
Theo đó, mục tiêu chung của giáo dục GTNN thông qua TTNN: SV
nhận thức về các GTNN, chuyển hóa đƣợc các GTNN thành định hƣớng GT của
bản thân. SV có thái độ GTNN rõ ràng, chuẩn mực. SV có hành vi phù hợp và
tƣơng ứng với các chuẩn mực GTNN.
Mục tiêu chung đƣợc cụ thể hóa bằng các mục tiêu cụ thể, lồng ghép vào
các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng loại hình TTNN (Phụ lục 5).
Ví dụ: Mục tiêu của Thực tập sƣ phạm theo tiếp cận giáo dục GTNN đƣợc
xác định cụ thể hơn, tiếp cận năng lực của ngƣời học và chú trọng tiếp cận giáo
dục GTNN với các thuật ngữ có thể định lƣợng đƣợc, thuận lợi cho SV và giáo
viên trong quá trình thực hiện cũng nhƣ đánh giá theo mục tiêu:
100
Mục tiêu của thực tập sƣ phạm theo định hƣớng giáo dục GTNN:
1. Kiến thức
- Mô tả bằng ngôn ngữ những hiểu biết cơ bản về trường mầm non: qui
mô, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban, cơ sở vật chất trang
thiết bị, điều kiện nhằm tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Nêu được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non trong
công tác Chăm sóc- Giáo dục trẻ (CS - GD).
- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các GTNN đối với quá trình thực
tập và làm nghề của bản thân
- Trình bày được nội dung chương trình Chăm sóc - Giáo dục trẻ ở độ tuổi
được phân công thực tập.
2. Kỹ năng:
- Tổ chức các hoạt động CS - GD trẻ ở trường mầm non một cách hợp lý.
- Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động CS - GD trẻ phù hợp với yêu cầu
của từng độ tuổi và điều kiện thực tế.
- Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong tổ chức các hoạt
động CS - GD trẻ.
- Nhận xét, đánh giá việc tổ chức các hoạt động CS - GD trẻ.
- Quan sát, đánh giá trẻ.
- Quản lý, giám sát trẻ và giải quyết các tình huống sư phạm.
- Hợp tác, làm việc nhóm.
- Giao tiếp tự tin, linh hoạt với trẻ, với cán bộ, giáo viên trong trường mầm
non, với cha mẹ trẻ.
- Thích ứng với môi trường làm việc.
3. Thái độ:
- Ý thức được tầm quan trọng và vị thế của nghề giáo viên Mầm non.
- Yêu nghề, nhận biết những thuận lợi, khó khăn của nghề để có thái độ,
động cơ học tập đúng đắn đối với việc rèn luyện tay nghề.
- Yêu trẻ, lịch sự thân thiện với trẻ và với mọi người xung quanh.
- Có tinh thần hợp tác với các bạn và giáo viên mầm non trong nhóm lớp.
- Có ý thức cầu thị để trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp.
- Tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm trong các hoạt động
chung và cá nhân.
101
Có thể thấy, mục tiêu của hoạt động Thực tập sƣ phạm xây dựng theo
hƣớng tiếp cận năng lực ngƣời học và đặc biệt chú trọng định hƣớng giáo dục
GTNN. Mục tiêu đƣợc trình bày cụ thể thành các mục kiến thức, kỹ năng, thái
độ, với các thuật ngữ mô tả theo từng mức độ, dễ dàng định lƣợng. Mục tiêu của
Thực tập sƣ phạm theo định hƣớng giáo dục GTNN đã cập nhật sát với mô hình
nhân cách và GTNN của ngƣời giáo viên mầm non trong thời đại mới với đầy
đủ các giá trị phẩm chất nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp, đã chú ý tới
những giá trị năng lực có tính hội nhập nhƣ giá trị năng lực hợp tác, năng lực
thích ứng.
Mục tiêu giáo dục GTNN không nằm ngoài mục tiêu chung của hoạt động
TTNN. Tuy nhiên, việc xác định rõ các mục tiêu giáo dục GTNN trong mục tiêu
TTNN, đƣợc thể hiện qua cách biểu thị các giá trị phẩm chất nghề và năng lực
nghề cụ thể trong từng mục kiến thức, kỹ năng, thái độ là rất cần thiết. Các
GTNN cũng đƣợc mô tả với các mức độ có thể lƣợng hóa để dễ dàng kiểm tra,
đánh giá. Điều này khiến cho giảng viên ý thức rõ hơn về nhiệm vụ giáo dục
GTNN cho SV qua TTNN, và SV cũng dễ dàng nắm đƣợc nhiệm vụ và những
yêu cầu cần đạt trong TTNN theo định hƣớng GTNN, có ý thức lĩnh hội, hình
thành các GTNN cho bản thân.
Biện pháp thứ hai: Đổi mới nội dung hoạt động thực tập nghề nghiệp theo
hướng cập nhật các GTNN trong thực tiễn giáo dục mầm non
Trƣớc đây, các trƣờng đào tạo xây dựng chƣơng trình dựa trên chƣơng
trình khung của Bộ GDĐT, ban hành năm 2010. Từ ngày 10.2.2013, Bộ
GDDĐT ban hành thông tƣ sửa đổi bổ sung quy chế đào tạo CĐ, ĐH chính quy
theo hệ thống tín chỉ, giao quyền tự chủ về nội dung chƣơng trình cho các
trƣờng. Việc xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo do Hiệu trƣởng các trƣờng
đào tạo quyết định.
Nội dung Chƣơng trình TTNN nói riêng phải đƣợc xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giao_duc_gia_tri_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_cao_dang.pdf