Luận án Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường Đại học Sư phạm theo hướng chuẩn hóa

MỤC LỤC

 Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 15

1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 15

1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam 22

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 30

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 35

2.1. Những vấn đề lý luận về giá trị và giá trị nghề nghiệp của giáo viên ngành giáo dục thể chất 35

2.2. Những vấn đề lý luận về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất theo hướng chuẩn hóa 52

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường Đại học Sư phạm theo hướng chuẩn hóa 67

Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 74

3.1. Khái quát về các trường đại học sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục thể chất 74

3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 78

3.3. Thực trạng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường Đại học Sư phạm theo hướng chuẩn hóa 81

3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường Đại học Sư phạm theo hướng chuẩn hóa 109

3.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm 111

Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 117

4.1. Định hướng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường sư phạm theo hướng chuẩn hóa 117

4.2. Những biện pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường sư phạm theo hướng chuẩn hóa 119

4.3. Thực nghiệm sư phạm 153

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 171

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 174

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175

PHỤ LỤC 184

 

doc229 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường Đại học Sư phạm theo hướng chuẩn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất lựa chọn cao nhất: 47.5 %; làm Giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng có 23,4 % sinh viên lựa chọn; làm việc ở cơ quan quản lý giáo dục có 10,2% sinh viên lựa chọn; làm việc ở các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao có 12,7% sinh viên lựa chọn và thấp nhất là ở phương án 5 (còn phân vân) với 6,6% sinh viên lựa chọn. Như vậy, thực trạng là không phải tất cả sinh viên sư phạm đều có nguyện vọng được làm giáo viên, giảng viên khi ra trường. Có đến 29,4 % sinh viên không muốn làm giáo viên và thậm chí còn phân vẫn chưa xác định được mình sẽ làm gì cho phù hợp sau khi ra trường. Sở dĩ có thực trạng này là xuất phát từ nhiều lý do, song chủ yếu là do nhận thức chưa đúng đắn về các giá trị nghề nghiệp. Kết quả này cho thấy, với chính những sinh viên yêu nghề thì trong số họ có những người cảm thấy chưa yên tâm với nghề mà mình lựa chọn. Thực tế là nghề nghiệp người giáo viên GDTC có quá nhiều áp lực, được coi là môn học phụ, thu nhập thấp và so với trước đây, cơ chế xin việc, thậm chí là “chạy việc” đang trở thành một điểm nóng của ngành. Sự tin tưởng và yên tâm với nghề Bảng 3.14. Sự tin tưởng của sinh viên đối với nghề nghiệp TT Sự tin tưởng của sinh viên đối với nghề nghiệp Lựa chọn SL % 1 Vẫn chọn ngành sư phạm GDTC 265 67,3 2 Chuyển nghề 56 14,2 3 Phân vân 73 18,5 Như vậy, trong 3 phương án trả lời: phương án 1 (vẫn chọn ngành sư phạm) có tần suất lựa chọn cao nhất: 67,3 %; phương án 3 (còn phân vân) có tần suất lựa chọn thứ hai: 18,5%; tần suất lựa chọn thấp nhất là ở phương án 2 (chuyển nghề) với 14.2 % sinh viên lựa chọn. Như vậy, việc có một số lượng sinh viên chưa yêu nghề, không yên tâm với ngành nghề mà mình đang theo học và sẵn sàng chuyển nghề khi được chọn lựa lại cũng đặt ra thử thách cho công tác giáo dục nghề nghiệp ở cả các trường phổ thông nói chung và các trường ĐHSP đào tạo nghề giáo viên GDTC nói riêng.. Từ kết quả này ta thấy có 2 thái cực cần quan tâm: Thứ nhất là đa số sinh viên đều có sự tin tưởng và yên tâm đối với nghề nghiệp đã chọn. Đây là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện; kết quả của sự nhận thức đúng đắn, tích cực của sinh viên đối với nghề nghiệp, là thành quả to lớn của công tác giáo dục, hình thành định hướng GTNN cho sinh viên sư phạm ngành GDTC. Tuy nhiên, ở thái cực thứ hai lại đặt ra vấn đề đáng lo ngại, vì có đến 14,2 % sinh viên đã trả lời nếu được chọn lại ngành học sẽ không chọn ngành sư phạm GDTC nữa. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về sự yêu nghề và hứng thú với nghề đã trình bày ở trên. Đây là kết quả không mong muốn đối với công tác giáo dục, hình thành định hướng GTNN cho sinh viên ngành GDTC. Thực trạng hành động tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện của sinh viên để chiếm lĩnh các GTNN sư phạm ngành GDTC Bảng 3.15. Đánh giá của sinh viên về tính tích cực của sinh viên trong các hành động học tập, rèn luyện TT Nội dung Kết quả ĐTB TB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ 1 Quán triệt và nắm vững mục tiêu, yêu cầu khóa học, môn học, bài học 144 36.5 96 24.3 146 37.1 8 2.03 2.95 1 2 Xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện khoa học, phù hợp và thực hiện hiệu quả kế hoạch 110 27.9 106 26.9 162 41.1 16 4,1 2.77 5 3 Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng tri thức trên các lĩnh vực khoa học 114 28,9 110 27.9 160 40.6 5 2.53 2.83 2 4 Tích cực rèn luyện, nâng cao tay nghề sư phạm 104 26.4 118 29.9 162 41.1 10 2.53 2.80 3 5 Rèn luyện các phẩm chất đạo đức, nhân cách đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp 124 31,5 80 20.3 170 43.1 20 5,1 2.78 4 6 Tích cực học hỏi, trao đổi với giáo viên và bạn bè trong học tập, rèn luyện 104 26.4 82 20.8 192 48.7 16 4.1 2.69 7 7 Chủ động làm quen, thâm nhập thực tiễn nghề nghiệp tại các trường phổ thông 104 26.4 88 22.3 196 49.7 6 1.52 2.73 6 8 Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học 90 22.8 74 18.8 220 55.8 10 2.53 2.62 9 9 Tìm tòi, nghiên cứu sách, báo, tạp chí và tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp 86 21,8 98 24.9 194 49.2 16 4.1 2.65 8 10 Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài cho hội thảo khoa học, báo, tạp chí... 38 9.6 178 45.2 140 35.5 38 9.6 2.54 10 Điểm trung bình chung 2.76 Kết quả trên cho thấy, nhìn chung sinh viên đã có tính tích cực trong các hành động rèn luyện, học tập, thể hiện ở chỉ số điểm trung bình chung của các hành động là 2.76 điểm (ở mức khá). Trong 10 hành động học tập, rèn luyện cơ bản đưa ra, có 5 hành động được sinh viên thực hiện ở mức độ cao với điểm trung bình từ 2.77 - 2.95 điểm. Trong đó, hành động: Quán triệt và nắm vững mục tiêu, yêu cầu khóa học, môn học, bài học có thứ bậc cao nhất với điểm trung bình là 2.95. Đứng thứ 5 trong số các hành động được thực hiện ở mức độ cao là hành động: Xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện khoa học, phù hợp và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra với 2.77 điểm. Điều này cho thấy, đa số sinh viên đã nhận thức tốt về mục tiêu, yêu cầu đào tạo; hiểu biết đầy đủ những phẩm chất nhân cách đáp ứng đòi hỏi khách quan của nghề nghiệp. Vì vậy, họ đã có thái độ tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện nghề nghiệp. Có 2 hành động được sinh viên đánh giá và thực hiện ở mức độ trung bình: Chủ động làm quen, thâm nhập thực tiễn nghề nghiệp tại các trường phổ thông với 2.73 điểm, xếp thứ bậc 6. Hành động này được sinh viên đánh giá và thực hiện ở mức độ trung bình là sinh viên không có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp ở các trường phổ thông cho đến khi có kỳ thực hành thực tập tại các trường phổ thông; tiếp đến là hành động tích cực học hỏi, trao đổi với giáo viên và bạn bè trong học tập, rèn luyện với 2.69 điểm, đứng thứ 7. Theo chúng tôi, hành động này chỉ được thực hiện ở mức trung bình một phần là do "khoảng cách tâm lý" giữa giáo viên, cán bộ quản lý và sinh viên. Những sinh viên có tính cách hướng ngoại, sôi nổi dễ dàng hơn trong việc thu hẹp "khoảng cách" đối với giáo viên và cán bộ quản lý. Đây là điều mà giáo viên, cán bộ quản lý cần lưu ý để tạo ra sự gần gũi, thân thiện, cởi mở giúp sinh viên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, thắc mắc và tâm tư của họ trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt. Có 3 hành động được sinh viên đánh giá và thực hiện ở mức độ thấp, bao gồm: Hành động tìm tòi, nghiên cứu sách, báo, tạp chí và tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp với điểm trung bình 2.65, xếp thứ 8. Kết quả điều tra này cũng tương đối phù hợp với những điều mà chúng tôi quan sát được trên phòng đọc thư viện. Rất ít sinh viên ngành GDTC lên tìm tòi, đọc sách, báo và tài liệu. Chủ yếu sinh viên lên đăng ký mượn sách, giáo trình cho tập thể lớp với những đầu sách bắt buộc cho các môn học. Tiếp theo là nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học với điểm trung bình là 2.62, đứng thứ 9. Tin học và ngoại ngữ hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng GD&ĐT cũng như hiệu quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên chỉ thực hiện hành động này ở mức độ thấp. Về vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn một số sinh viên và được biết hiện nay sinh viên vẫn chỉ tập trung vào tri thức chuyên môn là chủ yếu, họ cho rằng ngoại ngữ đối với ngành GDTC chưa cần thiết, họ chỉ cần học đủ điểm điều kiện khi ra trường mà thôi.. Xếp thứ bậc cuối cùng là hành động tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài cho hội thảo khoa học, báo, tạp chí với điểm trung bình 2.54 điểm. Một số sinh viên cho rằng đây là việc của các nhà khoa học, là sinh viên chỉ làm để làm quen mà thôi, vì vậy mà họ chưa thực sự tích cực và tự giác. Qua phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia về vấn đề này được biết: hiện nay yêu cầu đối với việc viết bài nghiên cứu tham gia hội thảo và gửi đăng báo, tạp chí là rất cao và rất khó. Vì vậy, qua một số lần viết mà không có hiệu quả dễ gây cho sinh viên tâm lý tự ti, chán nản dẫn đến thụ động trong hoạt động này. Đây là thực trạng chung của sinh viên, sinh viên các trường đại học nói chung ở nước ta, là vấn đề cần được quan tâm tháo gỡ để việc nghiên cứu khoa học trong học sinh - sinh viên phát triển. Giải quyết được vấn đề này, không chỉ kích thích khả năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên mà còn thu được hàm lượng chất xám rất lớn và tiềm tàng trong sinh viên hiện nay. Như vậy, những hành động được sinh viên đánh giá cao và thực hiện ở mức độ thường xuyên đều là những hành động rất cơ bản, quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Những hành động này cũng được coi là cơ sở chủ yếu nhất để xem xét, đánh giá tích tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên. Tuy nhiên, trong 10 hành động học tập, rèn luyện cơ bản, thì có đến 5 hành động sinh viên chỉ thực hiện ở mức độ trung bình và mức độ thấp. Nắm được hạn chế này, các lực lượng sư phạm, đặc biệt là giáo viên, cố vấn học tập và cán bộ quản sinh cần hết sức quan tâm để tìm ra những biện pháp khắc phục phù hợp giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, rèn luyện của sinh viên hiện nay. Thực trạng giá trị nghề nghiệp của sinh viên năm cuối ngành Giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm. Khảo sát nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên hướng tới các GTNN là một căn cứ quan trọng góp phần đánh giá thực trạng định hướng GTNN của sinh viên. Tuy nhiên, với sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường là sản phẩm gần như hoàn thiện của quá trình giáo dục GTNN trong đào tạo của các ĐHSP, thì mức độ biểu hiện các GTNN cốt lõi đạt ở mức nào, có đáp ứng được với mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục GTNN cho sinh viên nói riêng hay chưa? Để đánh giá thực trạng GTNN của sinh viên năm cuối ngành GDTC ở các trường ĐHSP, chúng tôi đã tiến hành một điều tra khảo sát sinh viên và giảng viên chuyên ngành GDTC, hỏi ý kiến chuyên gia và rút ra 10 GT cốt lõi của nghề giáo viên GDTC. Từ đó, chúng tôi xây dựng một thang đo và tiến hành khảo sát. Kết quả khảo sát mức độ hình thành định hướng GTNN, biểu hiện cụ thể của sinh viên như sau: Bảng 3.16. Thực trạng mức độ biểu hiện các GTNN cốt lõi theo tự đánh giá của sinh viên ngành GDTC TT Nội dung Kết quả ĐTB TB Tốt khá Trung bình Chưa có 1 Yêu học sinh và yêu nghề 38 9.6 148 37.6 140 35.5 68 17.3 2.40 3 2 Sức khỏe tốt, bền bỉ, dẻo dai 38 9.6 178 45.2 140 35.5 38 9.6 2.55 1 3 Kiên trì nhẫn nại trong giảng dạy và luyện tập 24 6.1 132 33.5 162 41.1 76 19.3 2.26 8 4 Kiến thức cơ bản, khả năng cập nhật tri thức, phát triển chuyên môn 26 6.6 176 4.7 150 88.1 42 10.7 2.47 2 5 Kỹ năng thiết kế và thực hiện các bài tập thực hành cho học sinh 36 9.1 124 31.5 144 36.5 90 22.8 2.27 7 6 Năng lực giao tiếp và hợp tác 24 6.1 166 42.1 64 16.2 140 35.5 2.19 10 7 Kỹ năng định hướng học sinh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe 38 9.6 118 29.9 150 38.1 88 22.3 2.27 6 8 Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích trong thể dục thể thao 34 8.6 124 31.5 162 41.1 74 18.8 2.30 5 9 Kỹ năng khơi dậy niềm đam mê hoạt động thể dục thể thao cho HS 14 3.6 168 42.6 110 27.9 102 25.9 2.24 9 10 Giữ gìn, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất thể dục thể thao 44 11.2 114 28.9 160 40.6 76 19.3 2.32 4 Điểm trung bình chung 2.74 Kết quả khảo sát cho thấy, các giá trị được đa số sinh viên tự tin đánh giá ở mức tốt hơn cả là “Sức khỏe tốt, bền bỉ, dẻo dai”, “yêu học sinh và yêu nghề” và “Kiến thức cơ bản, khả năng cập nhật tri thức, phát triển chuyên môn” . Với chiều ngược lại, những giá trị sinh viên cảm thấy thiếu tự tin, chưa được hình thành vững chắc nhất lần lượt là “Năng lực giao tiếp và hợp tác” “Kỹ năng khơi dậy niềm đam mê hoạt động thể dục thể thao cho học sinh” và “Kiên trì nhẫn nại trong giảng dạy và luyện tập”. Các giá trị còn lại ở mức trung bình và xấp xỉ nhau bao gồm: “Kỹ năng định hướng học sinh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe”; “Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích trong thể dục thể thao” và “Giữ gìn, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất thể dục thể thao”. Kết quả này phản ánh khá khách quan những biểu hiện trong thực tế, bởi lòng yêu học sinh, yêu nghề là những giá trị thuộc về phẩm chất nghề, sinh viên đã có ít nhiều trước khi vào trường sư phạm; hơn nữa những giá trị thể hiện sự năng động, sức trẻ như khả năng cập nhật thông tin, phát triển chuyên môn; hay kết quả của quá trình tu dưỡng rèn luyện để có được sức khỏe tốt, bền bỉ dẻo dai. Trong khi đó, các giá trị thể hiện năng lực giao tiếp, hợp tác, tính kiên trì... phải được rèn luyện qua một quá trình chủ thể tương tác với nhiều sự việc và đối tượng mới có được. Như vậy có thể thấy, về cơ bản sinh viên năm cuối mức độ hình thành định hướng GTNN chưa vững chắc, sinh viên chưa tự tin với các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của mình. Trao đổi với một số CBQL, về nguyên nhân mức độ hình thành định hướng GTNN của sinh viên chưa vững chắc, nhất là biểu hiện những GTNN trên thực tế, chúng tôi được biết, chất lượng dạy học trên thực tế của một bộ phận giảng viên chưa cao; năng lực quản lý, chỉ huy, tinh thần trách nhiệm và đạo đức ở một số cán bộ, giảng viên trẻ ở các khoa chuyên ngành chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là những cán bộ, giảng viên trẻ, tuy có vốn kiến thức lý luận khá nhưng lại kinh viện, giáo điều, vì thế khả năng vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn giáo dục GTNN cho sinh viên sư phạm ngành GDTC còn hạn chế, nhiều vấn đề đặt ra trước sự tác động, biến đổi của giá trị, thang GTNN nhưng chưa được lý giải thoả đáng và định hướng kịp thời đến sinh viên. Bên cạnh đó, một số CBQL và giảng viên còn chưa nhận thức được đầy đủ các GTNN cần thiết phải hình thành cho sinh viên. Đây là khó khăn đặt ra, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP hiện nay. 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm theo hướng chuẩn hóa Bảng 3.17. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng TT Nội dung Mức độ ảnh hưởng ĐTB TB Rất ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo 37 38.9 42 44.2 16 16.8 0 3.04 10 2 Trình độ nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý 41 43,2 24 25.2 30 31.6 0 3.17 5 3 Thái độ, tình yêu nghề và định hướng GTNN của đội ngũ giảng viên 50 52.6 13 13.7 32 33.7 0 3.19 3 4 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên 48 50.5 31 32.6 16 16.8 0 3.34 1 5 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục GTNN 44 45.3 27 28.4 24 26.3 0 3.21 2 6 Chất lượng tuyển sinh ngành giáo dục thể chất 36 37.9 31 32.6 28 29.5 0 3.08 9 7 Nhận thức, thái độ của sinh viên về giá trị nghề nghiệp ngành giáo dục thể chất 38 40,0 37 38.9 20 21.1 0 3.18 4 8 Tính tích cực của sinh viên 34 35.7 40 42.1 21 22.1 0 3.15 6 9 Tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 16 16.3 53 55.8 26 27.4 0 2.89 13 10 Tác động của cơ chế thị trường 32 32.7 32 33.7 31 32.6 0 3.01 11 11 Tác động của quá trình hội nhập quốc tế. 27 28.5 39 41.1 29 30.5 0 2.87 14 12 Tác động của đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn hóa 35 36.9 34 35.8 26 27.4 0 3.09 8 13 Tác động của môi trường sư phạm 40 42.1 29 30.5 26 27.4 0 3.14 7 14 Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục 36 37.9 22 23.2 37 38.9 0 2.99 12 Điểm trung bình chung 3.14 Nhìn vào bảng 3.17 cho thấy, CBQL, GV đánh giá rất cao về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP hiện nay (ĐTB ở mức cao từ 2.87 đến 3.21, điểm TBC là 3.14). 4 yếu tố mà CBQL, GV đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC là: “Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên”, xếp thứ 1, ĐTB= 3.34; “Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục GTNN”, xếp thứ 2, ĐTB = 3.21; “Thái độ, tình yêu nghề và định hướng GTNN của đội ngũ giảng viên”, xếp thứ 3, ĐTB = 3.19 và yếu tố về “Nhận thức, thái độ của sinh viên về giá trị nghề nghiệp ngành giáo dục thể chất”, xếp thứ 4, ĐTB 3.18. Điều này cho thấy các ý kiến đánh giá rất cao sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đội ngũ giảng viên và sinh viên. Vì vậy cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, sự tâm huyết, trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên trong quá trình dạy học và giáo dục. Các yếu tố như “Trình độ nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý”; “Tính tích cực của sinh viên” và “Tác động của môi trường sư phạm”, cũng được đánh giá là có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP, với ĐTB lần lượt là 3.17, 3.15 và 3.14. Điều đó cho thấy, những tác động của cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường và nhận thức, trách nhiệm của tính tích cực của sinh viên trong quá trình đào tạo và môi trường sư phạm ở các trường đại học có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định đến hiệu quả giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP. Do vậy trong quá trình đào tạo, các lực lượng sư phạm trong nhà trường cần thường xuyên xây dựng thái độ, động cơ, lý tưởng, niềm tin sư phạm cho sinh viên. Bên cạnh đó, cần phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa CBQL và giảng viên trong tất cả các khâu các bước của quá trình giáo dục, đồng thời hiểu rõ điều kiện, đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh gia đình của sinh viên để có những tác động phù hợp. Thực tế cho thấy, trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên trong tổ chức các hoạt động dạy học - giáo dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP, để tạo được môi trường sư phạm tốt, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngành GDTC, giảng viên nhà trường phải là những người thực sự gương mẫu, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức giảng dạy học tập có hiệu quả, thực sự là hình mẫu về GTNN để sinh viên học tập và noi theo. Các yếu tố ít ảnh hưởng đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo đánh giá của CBQL, GV là “Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục”, ĐTB = 2.99, xếp thứ 12;, “Tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, xếp thứ 10 với ĐTB = 2.89, và xếp ở vị trí cuối cùng là yếu tố “Tác động của quá trình hội nhập quốc tế.” với ĐTB là 2.87. Đây là những yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, được đánh giá có mức ảnh hưởng thấp hơn so với các yếu tố thuộc về giảng viên và sinh viên như đã phân tích ở trên nhưng có ĐTB vẫn cao ở mức khá ảnh hưởng. Đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các trường ĐHSP phải xem xét toàn diện các yếu tố ảnh hưởng kể trên để có những tác động quản lý cho phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP. 3.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm 3.5.1. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm * Ưu điểm Các tổ chức, lực lượng sư phạm trong ở trường ĐHSP về cơ bản có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC. Cùng với việc thực hiện đổi mới toàn diện mọi mặt về hoạt động giáo dục đào tạo, các nhà trường đã coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục nhân cách toàn diện cho sinh viên. Trong đó thường xuyên giáo dục, quán triệt mục tiêu yêu cầu đào tạo, xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn cho người học. Trên cơ sở mục tiêu yêu cầu đào tạo nói chung, mục tiêu đào tạo ngành GDTC nói riêng, mục tiêu giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP đã được xác định, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng tiến trình và đạt được kết quả nhất định Nội dung giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP đã được chú trọng, mặc dù giáo dục GTNN chưa có chương trình riêng, nhưng đã được các lực lượng sư phạm lồng ghép vào trong các hoạt động dạy học và giáo dục. Nội dung giáo dục GTNN được thực hiện theo hướng cơ bản, thiết thực, có kế thừa, phát triển giữa các năm học, khoá học. Các trường ĐHSP đã tích cực vận dụng tổng hợp, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC. Các chủ thể giáo dục đã chủ động nắm tình hình, kịp thời định hướng tư tưởng cho sinh viên trong giáo dục GTNN; quan tâm, tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm, đánh giá, thể hiện thái độ, quan điểm, hành vi của mình đối với các GTNN. Kịp thời khuyến khích, động viên sinh viên nỗ lực học tập, rèn luyện để đạt được các GTNN. Sinh viên bước đầu đã hình thành được định hướng GTNN ngành GDTC. * Hạn chế Nhận thức về vai trò của giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở một số cán bộ quản lý, giảng viên còn chưa đầy đủ, toàn diện. Mục tiêu giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở một số trường còn chưa cụ thể hóa và xác định như một mục tiêu riêng biệt trong quá trình đào tạo. Hầu hết các trường ĐHSP đều chưa có chương trình giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC với mục tiêu cụ thể, nội dung, cách thức tổ chức giáo dục và phương thức đánh giá kết quả giáo dục GTNN đối với sinh viên. Nội dung giáo dục GTNN cho sinh viên có thời điểm còn ít được quan tâm, chưa bám sát vào đặc thù chuyên ngành, diễn biến tư tưởng, chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên tại trường, cũng như thực tiễn nghề nghiệp ngành GDTC... do đó đã tạo nên những “khoảng trống nhận thức” về nghề nghiệp. Việc giáo dục GTNN cho sinh viên được thực hiện chủ yếu thông qua con đường trong dạy học và giáo dục, tuy nhiên phương pháp, hình thức dạy học- giáo dục trong đào tạo giáo viên GDTC còn nhiều bất cập. Quá trình dạy học chưa kết hợp chặt chẽ giữa việc nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo với bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin, tình yêu nghề nghiệp sư phạm cho sinh viên. Việc giáo dục, rèn luyện phát triển nhân cách cho sinh viên ngành GDTC chưa thực sự toàn diện và sâu sắc nhất là về phẩm chất đạo đức, phong cách hành vi sư phạm theo chuẩn mực giá trị của người thầy giáo. Các hình thức giáo dục GTNN cho sinh viên tuy có đa đa dạng nhưng còn cứng nhắc, chưa được đầu tư thích đáng, mang nặng tính hình thức, bắt buộc nên một bộ phận sinh viên tham gia một cách gượng ép, chưa có hứng thú. Ngoài ra, việc giáo dục GTNN cho sinh viên thông qua tấm gương mẫu mực của người thầy giáo còn chưa được chú trọng... cho nên hiệu quả giáo dục GTNN cho học viên còn chưa cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên còn gặp nhiều khó khăn nhất về kinh nghiệm và phương pháp khi tổ chức giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC. Kết quả hình thành định hướng GTNN của sinh viên còn thiếu vững chắc, dễ bị biến đổi trước những tác động đa dạng của cuộc sống. 3.5.2. Nguyên nhân thực trạng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm * Nguyên nhân ưu điểm Một là, sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban giám hiệu các trường ĐHSP Đảng uỷ, Ban giám hiệu các trường ĐHSP luôn thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối phát triển giáo dục - đào tạo Đảng; nhất là nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Sự chủ động, tích cực của lãnh đạo, chỉ huy các khoa, các cơ quan trong phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch, đảm bảo các điều kiện vật chất và phương tiện kỹ thuật cho dạy và học; chủ động phối hợp trong tổ chức và thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên nói chung và trong giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC nói riêng. Hai là, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ bản có phẩm chất, năng lực tốt, là hình mẫu để sinh viên noi theo Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ở các trường ĐHSP có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh. Hầu hết đội ngũ giảng viên đều được đào tạo, sử dụng theo đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao, gương mẫu, yêu nghề và tâm huyết với nghề, hết lòng giúp đỡ sinh viên, đặc biệt là trong trau dồi chuyên môn và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Ba là, nhiều sinh viên có nhận thức, trách nhiệm tốt đối với quá trình học tập, rèn luyện hình thành định hướng GTNN Đa số sinh viên đã có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề mà mình đã chọn; quán triệt tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo và ý thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của người sinh viên trong học tập, rèn luyện. Vì vậy đều có sự chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập, rèn luyện; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện nghề nghiệp. * Nguyên nhân hạn chế Thứ nhất, sự tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã mang lại sự thay đổi trên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm biến đổi quan niệm về giá trị, thang giá trị và hệ giá trị trong các quan hệ xã hội; chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, lối sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần; sự phân hoá giàu nghèo, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giao_duc_gia_tri_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_nganh_gia.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Hoang Thai Dong.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIẾNG VIỆT - Hoang Thai Dong.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Hoang Thai Dong.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Hoang Thai Dong.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Hoang Thai Dong.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH - Hoang Thai Dong.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Hoang Thai Dong.doc
Tài liệu liên quan