Luận án Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi - Đào Thị My

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT.viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU.ix

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO

ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI

VĂN HỌC THIẾU NHI.8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.8

1.1.1. Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo

đức.8

1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo

qua làm quen với văn học thiếu nhi.14

1.2. Các khái niệm công cụ.18

1.2.1. Hành vi .18

1.2.2. Hành vi đạo đức .21

1.2.3. Giáo dục hành vi đạo đức.24

1.2.4. Làm quen với văn học thiếu nhi.25

1.3. Hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.27

1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .27

1.3.2. Biểu hiện của hành vi đạo đức.31

1.4. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm

quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi.32

1.4.1. Văn học thiếu nhi và vai trò của nó trong chương trình

giáo dục mầm non đối với việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi.32

1.4.2. Một số thể loại và đặc điểm của văn học thiếu nhi .36iv

1.4.3. Cơ hội hình thành biểu tượng hành vi đạo đức qua làm

quen với văn học thiếu nhi. .39

1.4.4. Giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu

nhi .42

1.4.5. Quá trình hình thành hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 –

6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi .46

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.50

Kết luận chương 1 .53

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN

HỌC THIẾU NHI .54

2.1. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong Chương

trình Giáo dục mầm non.54

2.1.1. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo

dục mầm non .54

2.1.2. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình

giáo dục mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi.55

2.1.3. Phương pháp giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình

giáo dục mầm non.56

2.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong Chương

trình giáo dục mầm non.57

2.2. Khảo sát thực trạng .58

2.2.1. Mục đích khảo sát .58

2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát.59

2.2.3. Nội dung khảo sát .59

2.2.4. Phương pháp khảo sát .59

2.2.5. Cách đánh giá.66v

2.3. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6

tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.70

2.3.1. Nhận thức của giáo viên sử dụng giáo dục hành vi đạo đức

cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 70

2.3.2. Thực trạng sử dụng thể loại văn học thiếu nhi để giáo dục

hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .73

2.3.3. Thực trạng thời điểm tổ chức làm quen với văn học thiếu

nhi để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.74

2.5. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục

hành vi đạo đức .85

Kết luận chương 2 .90

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO

ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI

VĂN HỌC THIẾU NHI.91

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức

.91

3.1.1. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm.91

3.1.2. Nguyên tắc dựa vào và phát huy lợi thế của tác phẩm văn

học thiếu nhi.91

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .91

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .92

3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non 5 –

6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.92

3.2.1. Biện pháp 1: Nêu gương đạo đức qua các nhân vật trong

các tác phẩm văn họ thiếu nhi.92

3.2.2. Biện pháp 2: Luyện tập thực hành các hành vi đạo đức qua

đóng kịch các tác phẩm văn học thiếu nhi. .95vi

3.2.3. Biện pháp 3: Trải nghiệm các tình huống đạo đức có trong

tác phẩm văn học thiếu nhi. .98

3.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng giáo cụ trực quan để các tác phẩm

văn học thiếu nhi gần gũi với cuộc sống của trẻ em.101

3.2.5. Biện pháp 5: Tích hợp nội dung các hành vi đạo đức trong

các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non.103

3.3. Phối hợp các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6

tuổi. .106

Kết luận chương 3 .109

CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.111

4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.111

4.1.1. Mục đích thực nghiệm. .111

4.1.2. Địa bàn, phạm vi, thời gian thực nghiệm, đối tượng,

phương pháp chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng .111

4.1.3. Nội dung thực nghiệm .111

4.1.4. Quy trình thực nghiệm.112

4.1.5.Tiêu chí và đánh giá kết quả thực nghiệm .115

4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm .115

4.2.1. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ trước thực

nghiệm ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm .115

4.2.2. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng

sau thực nghiệm .120

4.2.3. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng

và nhóm trẻ tham gia thực nghiệm sau thực nghiệm .124

4.2.4. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của nhóm trẻ tham gia

thực nghiệm trước và sau thực nghiệm .135

4.2.5. Bình luận về kết quả thực nghiệm .140

Kết luận chương 4 .143vii

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.145

1. Kết luận .145

2. Khuyến nghị.147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.149

TÀI LIỆU THAM KHẢO .150

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN.160

PHIẾU QUAN SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN HÀNH VI ĐẠO

ĐỨC TRONG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TRƯỚC THỰC

NGHIỆM CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN THỰC NGHIỆM

BIỆN PHÁP .177

pdf216 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi - Đào Thị My, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết cách khai thác các trò chơi đóng vai có trong tác phẩm để giáo dục hành vi về đạo đức cho trẻ và việc sử dụng phương thức này còn lúng túng nên giáo viên ngại sử dụng. Qua trò chuyện và quan sát tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng trong trò chơi đóng kịch, giáo viên thường cho trẻ trải nghiệm vai của các nhân vật trong tác phẩm bằng hoạt động đóng kịch nhưng giáo viên mới chỉ chú ý đến lời thoại trong tác phẩm và sử dụng ngôn ngữ, ngữ điệu giọng của tác phẩm mà bỏ qua những cử chỉ hành vi, điệu bộ, thái độ của nhân vật để GDHVĐĐ cho trẻ điều này rất cần thiết và quan trọng. Giáo viên cũng chưa có thói quen đưa các trò chơi đóng kịch các nhân vật trong tác phẩm vào thường xuyên trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học bởi vì đây là hoạt động cần nhiều các yếu tố phải chuẩn bị nhất là trẻ cần phải hiểu sâu, kĩ về nội dung, trình tự, ngôn ngữ lời thoại và hành động các nhân vật nên các giáo viên thường rất ngại. 78 Như vậy, việc sử sụng các trò chơi đóng kịch trong tác phẩm văn học để GDHVĐĐ cho trẻ còn có những tồn tại và bất cập do những nguyên nhân khác nhau nhưng chủ quan vẫn từ phía giáo viên mầm non. Phương thức 3: Trải nghiệm các tình huống. Tỷ lệ giáo viên thường xuyên sử dụng các phương thức này không cao 19.3%, thỉnh thoảng là 30% và tỷ lệ không bao giờ còn khá cao 50.7 %. Giáo viên chưa biết cách vận dụng các tình huống có trong tác phẩm để GDHVĐĐ cho trẻ. Qua trao đổi với giáo viên chúng tôi nhận thấy rằng, giáo viên đều cho biết trong tác phẩm văn học có rất nhiều các tình huống xảy ra (tình huống có vấn đề) để GDHVĐĐ cho trẻ nhưng để đảm bảo thời gian của hoạt động yêu cầu nên giáo viên thường chỉ nói lướt qua mà không hướng dẫn để trẻ có thể đưa cách giải quyết mà thường cô nói áp đặt. Ví dụ, cô thường nói: con thấy bạn Thỏ thế nào?, Vì sao Thỏ lại làm thế? (Truyện: Thỏ Trắng biết lỗi) mà không hỏi Tại sao Thỏ Trắng làm thế?, Bạn Thỏ làm thế có đúng không?. Vì sao?... hay chỉ dừng ở việc giáo dục trẻ biết cảm ơn, xin lỗi (Thỏ cảm ơn khi được nhận quà và biết xin lỗi khi hiểu ra lỗi sai của mình) nhưng giáo viên lại không nói đến hành vi của Thỏ khi được tặng quà (Khi được tặng quà Thỏ tỏ thái độ chê bai quà của các bạn và tỏ vẻ coi thường) cô không nhấn mạnh đến những hành vi chưa tốt, hành vi tốt nên trẻ mới chỉ nhận thức được ở mức độ thụ động. Phương thức 4: Các điều kiện hỗ trợ. Giáo cụ trực quan là phương tiện để giáo viên thường xuyên sử dụng trong giờ làm quen với tác phẩm văn học có tác dụng gây hứng thú cho trẻ chứ chưa vận dụng vào giáo dục hành vi đạo đức như một phương thức để giúp làm tăng hiệu quả. Qua quan sát và trò chuyện với giáo viên N.T.H.G; V. H. P (Trường Thực nghiệm Hoa Hồng) chúng tôi nhận thấy rằng giáo viên chỉ sử dụng chủ yếu để gây hứng thú cho trẻ. Giáo viên sử dụng nhiều giáo 79 cụ trực quan khác nhau như: Tranh minh họa, slied, sa bàn, các thể loại rốiđể dùng và chủ yếu gây sự tò mò, hào hứng cho trẻ chứ chưa khai thác để giáo dục hành vi đạo đức, đây quả là một thiếu sót lớn. Phương thức 5: Tích hợp các hành vi đạo đức. Phương thức này, giáo viên sử dụng rất ít sử dụng và không thường xuyên chiếm tỷ lệ khá cao 68.6 %, tỷ lệ thường xuyên chỉ chiếm một số rất ít 18.6%. Qua trao đổi cho thấy: Một số giáo viên có sử dụng phương thức luyện tập hành vi đạo đức cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày nhưng không vận dụng những tình huống, nhân vật trong tác phẩm văn học mà trẻ yêu thích để luyện tập cho trẻ mà thường chỉ luyện tập các tình huống tại thời điểm và phải kết hợp giảng giải rất dài dòng trẻ mới thực hiện hành vi và điều này chưa mang lại hiệu quả cao. Nếu vận dụng các tình huống, nhân vật trong tác phẩm văn học mà trẻ được học, trải nghiệm trước đó trẻ sẽ tự nguyện giải quyết các tình huống một cách dễ dàng, dễ thực hiện mà trẻ tự đưa ý kiến, cách giải quyết phù hợp và có nhiều tình huống như vậy trẻ sẽ giải quyết vấn đề và thực hành hành vi đạo đức trở thành thói quen đạo đức. Một số giáo viên không thực hiện luyện tập thường xuyên những hành vi đạo đức có trong tác phẩm văn học mà trẻ được học nên việc GDHVĐĐ không mang lại hiệu quả cao. Giáo viên cũng chưa chú ý tạo ra những tình huống trong các hoạt động hàng ngày và chưa cho trẻ tự đưa ra cách giải quyết còn áp đặt và thường chỉ giải quyết và yêu cầu trẻ thực hiện theo ý mình. Điều này thực sự chưa tốt và phù hợp mới mang tính chất giáo điều mà chưa cho trẻ cơ hội trải nghiệm thực hành hành vi lên khó trở thành thói quen được. Giáo viên rất ngại đưa các tình huống trong tác phẩm văn học vào cuộc sống để hướng dẫn trẻ giải quyết trong các hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân cũng có rất nhiều nhưng chủ yếu là giáo viên chưa biết vận 80 dụng linh hoạt, phong phú các tình huống và cứng nhắc khi sử dụng nên rất ngại đưa vào để trẻ xử lý và cũng do áp lực công việc quá nhiều, ngoài ra còn do khả năng trình độ chuyên môn của giáo viên. Như vậy, cần có kế hoạch cụ thể để đưa các tình huống xảy ra trong tác phẩm văn học vào các hoạt động hàng ngày để trẻ có cơ hội luyện tập thường xuyên để GDHVĐĐ trở thành những thói quen tốt đẹp cho trẻ. 2.4. Thực trạng biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.9: Hành vi lễ độ của trẻ Biểu hiện hành vi N Mức độ biểu hiện 1 2 3 SL % SL % SL % Thưa gửi, vâng lời,ông bà, bố mẹ, anh chị. 290 145 50 105 36.2 40 13.8 Ứng xử chào hỏi với người lớn và người khác 290 138 47.6 95 32.8 57 19.6 Nói cảm ơn, xin lỗi 290 102 35.2 76 26.2 112 38.6 Trung bình 44.3 31.7 24 Kết quả bảng 2.9 cho thấy: Tiêu chí 1: Thưa gửi, vâng lời,ông bà, bố mẹ, anh chị Có 50% giáo viên cho rằng trẻ không thường xuyên biểu lộ hành vi này, 36,2% cho rằng trẻ thỉng thoảng biết tự thưa gửi, vâng lời, chỉ có 13,8% giáo viên cho rằng trẻ thường xuyên biểu đạt những hành vi trên bằng hành động, lời nói. Tiêu chí 2: Ứng xử chào hỏi với người lớn và người khác Ở tiêu chí này, số trẻ không thường xuyên biết ứng xử chào hỏi với người lớn tăng lên 138 trẻ, tương ứng với tỷ lệ 47,6%; số trẻ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 32,8%; trẻ thường xuyên có tỷ lệ không cao19,6 %. Tiêu chí 3: Cảm ơn, xin lỗi 81 Ở tiêu chí này số trẻ không biết ứng xử chào hỏi với người lớn tương ứng tỷ lệ 35,2%; số trẻ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 26,2%; trẻ thường xuyên có tỷ lệ 38,6 %. Kết quả cho thấy mức độ “không bao giờ” tỷ lệ còn khá cao trung bình 44,3% cho thấy trẻ không bao biết tự mình thưa gửi, ứng xử chào hỏi với người lớn phù hợp mà cần có người lớn nhắc nhở liên tục trẻ mới thực hiện. Ở mức độ thỉnh thoảng trẻ có tự mình chào hỏi, ứng xử nhưng là số ít trẻ mới thực hiện hành vi này lên tỷ lệ trung bình chưa cao 31,7%. Trao đổi trực tiếp với giáo viên P.T.T.H, N.T.T.L (Lớp 5 – 6 tuổi – Trường Thực nghiệm Hoa Hồng) các cô cho rằng hàng ngày trẻ đến lớp các cô hoặc phụ huynh nhắc nhở các con mới chào và hầu như trẻ chưa biết chào hỏi người lớn phù hợp: Ví dụ: Trẻ thường xuyên chào các cô sinh viên thực tập là anh, chị hoặc các bác lớn tuổi là anh, chị.., Khi cô hỏi tại sao trẻ chào thế các con trả lời thấy bố mẹ con cũng chào thế ạ. Có rất nhiều ý kiến cho rằng trẻ không biết tự nói cảm ơn khi người khác giúp mình, không biết xin lỗi khi trẻ làm sai. Đa phần cô giáo, người lớn phân tích giảng giải trẻ mới biết và điều này rất cần thường xuyên luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày để tạo thành thói quen hành vi. Nhìn chung, kết quả trên cho thấy, trẻ không thường xuyên sử dụng hành vi lễ độ trong giao tiếp với mọi người. Vì thế, giáo viên cần có biện pháp để giúp hành vi này của trẻ trở nên thường xuyên, bền vững và trở thành thói quen tốt. 82 Bảng 2.10. Hành vi giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn Biểu hiện hành vi Mức độ 1 2 3 N SL % SL % SL % Hợp tác cùng nhau, hòa thuận 290 180 62.1 70 24.1 40 13.8 Giúp đỡ bạn và nhường nhịn các em nhỏ 290 130 44.8 138 47.6 22 7.6 Bảo vệ bản thân và bạn bè khi bị bắt nạt 290 193 66.6 74 25.5 23 7.9 Trung bình 57.8 32.4 9.8 Tiêu chí 4: Hợp tác cùng nhau, không tranh giành đồ chơi. Mức độ không bao giờ chiếm tỷ lệ khá cao 62,1 % trẻ chưa biết trao đổi thỏa thuận cùng nhau chơi và còn giành đồ chơi của bạn. Tuy nhiên cũng có trẻ biết hợp tác chơi cùng bạn và nhường nhịn bạn khi chơi tỷ lệ này tuy ít nhưng vẫn có 13,8%. Tiêu chí 5: Giúp đỡ bạn và nhường nhịn các em nhỏ. Trẻ thỉnh thoảng làm khi có sự nhắc nhở của người lớn chiếm tỷ lệ 47,6% nhưng trẻ thường xuyên làm lại chiếm tỷ lệ thấp 7,6%. Tiêu chí 6: Bảo vệ bản thân và bạn bè khi bị bắt nạt. Ở tiêu chí này tỷ lệ không thường xuyên cao 66,6%. Trẻ chưa biết cách bảo vệ bản thân mình và bạn bè. Hành vi này cần đưa vào hoạt động giáo dục liên tục để trẻ có những phản ứng phù hợp để phòng tránh trường hợp khi trẻ bị bắt nạt ở trường. Ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ ít 25,5% . Giáo viên cho rằng thỉnh thoảng các con làm là do được người lớn hướng dẫn. Đa phần trẻ rất sợ sệt và tỏ ra lúng túng khi bị bạn nắt nạt và không biết phản ứng. Ở tiêu chí này tỷ lệ không thường xuyên cao 66,6%. Trẻ chưa biết cách bảo vệ bản thân mình và bạn bè. Hành vi này cần đưa vào hoạt động giáo dục liên tục để trẻ có những phản ứng phù hợp để phòng tránh 83 trường hợp khi trẻ bị bắt nạt ở trường. Ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ ít 25,5% . Giáo viên cho rằng thỉnh thoảng các con làm là do được người lớn hướng dẫn. Đa phần trẻ rất sợ sệt và tỏ ra lúng túng khi bị bạn nắt nạt và không biết phản ứng. Kết quả bảng 2.10 cho thấy. Tỷ lệ trung bình ở mức độ không thường xuyên là 57,8%, thỉnh thoảng 32,4 % và thường xuyên là 9,8%. Qua trao đổi trực tiếp giáo viên cho rằng nguyên nhân ở chủ yếu là do trẻ em hiện nay hầu hết các gia đình chỉ có 1 đến 2 con các con thường được bố mẹ rất chiều chuộng nên trẻ thường không nhường nhịn giúp đỡ ai cả và hầu như các gia đình đều thuê người chăm sóc hoặc ở cùng ông, bà. Do đó, trẻ thường được chăm sóc, đáp ứng quá mức và không biết bảo vệ bản thân mình và em mình khi bị bạn bắt nạt. Chính vì vậy, nhà giáo dục cần có các biện pháp và cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm để trẻ có những hành vi tốt biết ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Bảng 2.11: Gọn gàng, ngăn nắp Biểu hiện hành vi Mức độ T 1 2 3 N N % N % N % Cẩn thận sử dụng, tự giác cất đồ dùng của mình và của bạn khi chơi, gọn gàng, đúng nơi quy định 290 123 42.4 145 50 22 7.6 Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, dễ cất, dễ lấy thuận tiện khi sử dụng 290 140 48.3 97 33.4 53 18.3 Trung bình 45.4 41.7 13 Ở tiêu chí này, tỷ lệ thường xuyên trẻ cẩn thận, tự giác thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng cất đúng nơi quy định không cao 7,6%. Theo quan sát của giáo viên trẻ chơi xong thường đứng lên không dọn gọn gàng chiếm 84 42,4%. Số trẻ thỉnh thoảng làm khi được người lớn nhắc nhở chiếm tỷ lệ cao 50%. Trẻ cũng chưa biết sắp xếp dễ cất, dễ lấy thuận tiện khi sử dụng chiếm tỷ lệ cao 48,3%, trẻ chỉ mải chơi sau đó đứng lên và chuyển sang làm việc khác. Trẻ chỉ làm khi giáo viên giám sát chặt chẽ và nhắc nhở liên tục. Nguyên nhân của tiêu chí này các giáo viên cho rằng trẻ ở các gia đình hiện nay có ít con và trẻ được chăm sóc quá mức nên không tự làm việc gì cả và chỉ làm khi có người lớn nhắc nhở nên khi trẻ đến lớp giáo viên thường xuyên nhắc trẻ mới làm, chưa làm tự giác, làm qua loa. Chính vì thế cần thiết phải có các biện pháp tác động để trẻ làm một cách vui vẻ, tự giác. Bảng 2.12: Giữ vệ sinh sạch sẽ: Biểu hiện hành vi Mức độ T 1 2 3 N N % N % N % Xếp hàng khi đi vệ sinh, không làm tràn nước sau khi rửa tay. 290 135 46.6 87 30 68 23.4 Lau tay, cất dép đúng chỗ. 290 75 25.9 125 43.1 90 31 Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi. 290 68 23.4 98 33.8 124 42.8 Trung bình 32 35.6 32.4 Trẻ không bao giờ xếp hàng khi đi vệ sinh còn chen lấn xô đẩy và làm tràn nước ra ngoài chiếm tỷ lệ cao 46,6%. Tỷ lệ thường xuyên chỉ đạt 23,4 %. Trẻ biết lau tay cất dép đúng chỗ tỷ lệ thường xuyên chiếm 31%, thỉnh thoảng làm và có sự nhắc nhở của giáo viên 43,1%. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi có 42,8%. Trao đổi với giáo viên cho rằng, trẻ đã có ý thức tự giác giữ vệ sinh nơi công cộng và ít khi vứt rác bừa bãi. 85 Bảng 2.13: Yêu thiên nhiên và các con vật Biểu hiện hành vi Mức độ 1 2 3 N N % N % N % Bảo vệ, chăm sóc cây, một số các con vật nuôi tránh những con vật nguy hiểm. 290 174 60 94 32.4 22 7.6 Không ngắt lá, bẻ cành hái hoa nơi công cộng. 290 95 32.8 67 23.1 128 44.1 Bảo vệ, chăm sóc giữ gìn môi trường đang sống. 290 100 34.5 140 48.3 50 17.2 Trung bình 42.4 34.6 23 Kết quả bảng 2.13 cho thấy, biểu hiện hành vi ở mức thường xuyên ở ba tiêu chí này là không đều nhau và có sự chênh lệch. Hành vi: Không ngắt lá, bẻ cành hái hoa nơi công cộng có mức độ biểu hiện thường xuyên 44,1%; nhưng ở hành vi Bảo vệ, chăm sóc cây, một số các con vật nuôi tránh những con vật nguy hiểm mức độ thường xuyên chỉ có 7,6% và ở hành vi: Có thái độ bảo vệ, chăm sóc giữ gìn môi trường đang sống mức độ thường xuyên là 17,2%. Khi khảo sát tình huống đặt ra: “Tại sao con không nhắc bạn khi bạn ngắt hoa, lá cây” trẻ trả lời “Con không biết”. Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn trẻ không hiểu được ý nghĩa của hành vi và chỉ thỉnh thoảng làm khi có sự nhắc nhở của người lớn. 2.5. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức 86 Bảng 2.14: Yếu tố ảnh hưởng giáo dục hành vi đạo đức Một số khó khăn Ý kiến Số lượng Tỷ lệ % Khó khăn về trẻ 52 17,9 Khó khăn về GV 156 53,8 Cơ sở vật chất 45 15,5 Khác 37 12,8 Tổng 290 100 Thuận lợi: Nhà trường: Tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi khá phong phú. Nhà trường trang bị đồ dùng, giáo cụ trực quan tương đối đầy đủ. Giáo viên: Có trình độ sư phạm nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Giáo viên chịu khó làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm những câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục hành vi đạo đức. Khó khăn: Khó khăn về trẻ: Nhiều trẻ chưa sử dụng các ngôn ngữ biểu cảm, gần gũi với bản thân trẻ (vốn từ còn hạn chế, nói chưa đủ câu nên diễn đạt cả câu còn hạn chế), thể hiện xúc cảm tình cảm chưa rõ nét (vui, buồn, cáu, giận, ủng hộ, phản đối). Khả năng cảm thụ tác phẩm văn học không đồng đều nhau chiếm tỷ lệ 17,8%. Khó khăn về giáo viên: Khả năng diễn cảm, biểu cảm, thể hiện nội dung tác phẩm chưa đồng đều. Vận dụng các tình huống nhân vật trong tác phẩm để giáo dục cho trẻ còn lúng túng. Giúp trẻ hiểu tình huống, nội dung, giúp trẻ giải thích từ mới, từ khó và các tình huống có trong tác phẩm còn dài dòng, lủng củng. Không tận dụng triệt để các phương tiện dạy học chiếm tỷ lệ rất cao 53,8 %. Cơ sở vật chất: Đồ dùng trực quan đơn điệu mới chủ yếu sử dụng tranh vẽ, sa bàn chưa đẹp còn sơ sài chưa phù hợp với nội dung tác phẩm 87 và chưa mang tính thẩm mĩ kích thích hứng thú, xúc cảm của trẻ, giáo viên thường ôm đồm nhiều các biện pháp trong một giờ và chưa linh họat trong việc sử dụng đồ dùng, phòng nhóm: 15,5%. Ngoài ra, việc lựa chọn nội dung tác phẩm còn ít, chưa phong phú hấp dẫn đối với trẻ12,8%. Tóm lại, các kết quả trên cho thấy, giáo viên đều nhận thức được vai trò tầm quan trọng của việc làm quen với tác phẩm văn học để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hầu hết giáo viên cũng biết lựa chọn những nội dung và biểu hiện hành vi đạo đức để giáo dục trẻ. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp để phát huy hiệu quả của tác phẩm văn học với việc GDHVĐĐ cho trẻ. - Ưu điểm Qua khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết các giáo viên đều đánh giá cao vai trò của giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ ở trường mầm non và có ý thức vận dụng để giáo dục trẻ nhưng mới chỉ vận dụng trong một số tình huống cụ thể chứ chưa đưa vào mục đích giáo dục cụ thể trong hoạt động giáo dục có mục đích. Đối với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học để vận dụng những lợi thế của tác phẩm văn học giáo dục hành vi đạo đức giáo viên mới chỉ nắm rõ được nội dung giáo dục hành vi đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm và phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với văn học để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Giáo viên đã năm bắt và sử dụng các phương thức vào để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với văn học thiếu nhi. - Hạn chế Các biểu hiện hành vi của trẻ có tỷ lệ không thường xuyên còn nhiều, giáo viên có sử dụng một số phương thức giáo dục hành vi đạo đức 88 nhưng chưa cụ thể còn lúng túng, phương pháp có được sử dụng nhưng còn nhiều hạn chế. Hầu hết giáo viên chưa có biện pháp cụ thể để đưa vào nội dung hoạt động giúp cho việc làm quen với tác phẩm văn học phát huy được hiệu quả cao trong GDHVĐĐ cho trẻ. Giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ việc vận dụng những yếu tố nhân vật là tấm gương đạo đức và việc thực hành những hành vi đạo đức trở thành thói quen hàng ngày cho trẻ. Trẻ mới dừng lại ở hành vi bắt chước những hành vi tốt mà chưa hiểu được ý nghĩa xã hội của hành vi đó. Vì vậy, chưa hình thành được thói quen hành vi đạo đức ở trẻ và cần phải luyện tập thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày. - Những nguyên nhân chủ yếu Đối với trẻ: Trẻ chưa hiểu được ý nghĩa xã hội của những hành vi đạo đức mới chỉ thể hiện hành vi bắt chước mà có. Tư duy của trẻ còn đơn giản trẻ chỉ làm khi trẻ yêu thích hoặc có ấn tượng sâu sắc. Những tình huống đặt ra phải là trẻ có mong muốn làm nhưng hầu hết trẻ đều chưa có mong muốn thực sự Đối với giáo viên: Giáo viên chưa vận dụng hết được những lợi thế của tác phẩm văn học để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Chưa chọn được tác phẩm phù hợp để có nội dung, nhân vật có những hành vi đạo đức tiêu biểu. Khả năng diễn cảm, biểu cảm, thể hiện nội dung tác phẩm chưa đồng đều. Vận dụng các tình huống nhân vật trong tác phẩm để giáo dục cho trẻ còn lúng túng. 89 Giáo viên không tận dụng triệt để các phương tiện dạy học chiếm tỷ lệ rất cao. Đồ dùng trực quan còn nghèo nàn chưa hấp dẫn, phong phú, sử dụng không triệt để. Chưa chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng để tăng hiệu quả của tác phẩm văn học vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. Từ những ưu điểm và hạn chế của thực trạng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi để giáo viên sử dụng góp phần nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non đặt ra và phát triển nhân cách hài hòa trẻ chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. 90 Kết luận chương 2 GDHVĐĐ chung và GDHVĐĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua làm quen với tác phẩm văn học nói riêng đang được rất nhiều các nhà giáo dục trong nước và nước ngoài quan tâm. GDHVĐĐ ngay từ lứa tuổi mầm non hình thành nên những nét nhân cách ban đầu làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của con người trong các giai đoạn tiếp theo. Từ những khảo sát thực trạng về biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, trong chế độ sinh hoạt của trường cần thiết phải đưa ra những biện pháp phù hợp có hiệu quả trong GDHVĐĐ cho trẻ trong giai đoạn này. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết các giáo viên đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua làm quen với tác phẩm văn học. Giáo viên đã biết sử dụng các phương pháp để mang lại hiệu quả trong giáo dục hành vi đạo đức nhưng chưa đồng đều. Việc sử dụng không thường xuyên dẫn đến các hành vi chưa được vận dụng vào thực tiễn hàng ngày và chưa trở thành thói quen đạo đức tốt. Chính vì vậy, cần thiết đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo. Cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường để quan tâm tạo cơ hội trẻ được trải nghiệm những hành vi tốt trong tác phẩm văn học để từ đó hướng trẻ hiểu những hành vi xã hội phân biệt những hành vi tốt có thái độ, có cách ứng xử phù hợp, trở thành thói quen đạo đức hàng ngày. 91 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức 3.1.1. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm - Xây dựng biện pháp GDHVĐĐ cho trẻ phải phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý trẻ đảm bảo hình thành nét nhân cách ban đầu cho trẻ để tạo điều kiện cho phát triển hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi. - Các biện pháp phù hợp với nhận thức, tình cảm đạo đức của trẻ thúc đẩy phát triển các hành vi đạo đức tốt đẹp. - Đưa trẻ vào hoạt động trải nghiệm, khám phá đời sống các mối quan hệ của xã hội để trẻ có cơ hội bắt chước, thể hiện và hiểu được từ đó có thái độ đồng tình với những hành vi tốt đẹp và thích được biểu hiện những hành vi đó trong sinh hoạt hàng ngày. 3.1.2. Nguyên tắc dựa vào và phát huy lợi thế của tác phẩm văn học thiếu nhi - Xây dựng các biện pháp phải khai thác triệt để các thế mạnh của tác phẩm văn học để GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. - Khai thác tối ưu nội dung, nhân vật những hành động cử chỉ điệu bộ và giáo cụ trực quan để xây dựng các biện pháp phù hợp nhằm GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo. 3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn - Xây dựng biện pháp đảm bảo áp dụng hiệu quả trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học và giúp trẻ thường xuyên thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. 92 - Tạo nhiều cơ hội để trẻ được luyện tập và trải nghiệm phát huy hiệu quả của biện pháp đề xuất. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cần khai thác triệt để các giá trị đạo đức và hướng chúng tác động vào thế giới tâm hồn của trẻ, từ đó gợi ý và khuyến khích trẻ thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với lí trí và tình cảm đạo đức của trẻ. 3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng được trình bày ở trên chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi. 3.2.1. Biện pháp 1: Nêu gương đạo đức qua các nhân vật trong các tác phẩm văn họ thiếu nhi. Mục đích và ý nghĩa: Trong tác phẩm văn học, có các nhân vật điển hình mang đến cho trẻ nhiều xúc cảm và có ấn tượng sâu sắc, có những hành vi đạo đức tốt đẹp rất kích thích trẻ bắt chước làm theo. Nêu gương những nhân vật điển hình trong các tác phẩm văn học để trẻ bắt chước những hành động cử chỉ thái độ, biểu lộ xúc cảm tình cảm giống các nhân vật mà trẻ yêu thích mang màu sắc tích cực. Những nhân vật làm gương cho trẻ luôn ghi dấu ấn rất lâu trong tâm hồn trẻ kích thích trẻ tự giác, tích cực điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Hành vi những nhân vật trong văn học mà trẻ yêu thích luôn hấp dẫn hứng thú đối với trẻ và trẻ rất vui vẻ khi hành động giống các nhân vật. Những tấm gương về hành vi đạo đức trong tác phẩm văn học luôn có tác động tích cực đến xúc cảm và hành vi của trẻ mặc dù chưa hiểu ý nghĩa 93 xã hội hành vi nhưng vì yêu thích nên trẻ “thần tượng” nhân vật của mình và có cử chỉ hành động giống các nhân vật ấy. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ để trẻ noi gương học tập làm theo và biết cư xử phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày. Nội dung và cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm văn học có những nhân vật tiêu biểu và hành vi tích cực: cử chỉ, hành động đẹp để trẻ dễ dàng bắt chước làm theo. Bước 2: Giáo viên giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của hành vi tích cực, tác hại hoặc những điều nguy hiểm, hành vi chưa tốt. Ví dụ: Trong giờ hoạt động vui chơi, ở góc xây dựng được giao nhiệm vụ xây một khu đô thị mới. Các bạn trong nhóm rất hào hứng tham gia. Tuy nhiên bạn Đ. A lại xây một tòa chung cư rất nhanh và cẩu thả. Cô giáo đến bên cạnh và hỏi trẻ: Con có nhớ câu chuyện “Ba chú lợn con” không?. Lợn Cả và lợn Hai xây rất nhanh không suy nghĩ đến tác dụng của ngôi nhà để Sói đến phá tan và phải bỏ chạy đến nhà Lợn Út. Tuy là em út nhưng Lợn Út chăm chỉ, thông minh xây nhà kiên cố giúp hai anh thoát nạn và còn đuổi chó Sói. Vì vậy con hãy học tập bạn Lợn Út khi xây phải rất cẩn thận, xây đẹp và chắc chắn nhé. Bước 3: Giáo viên tiến hành kể, đọc cho trẻ nghe kết hợp với giáo cụ trực quan sao cho tác phẩm văn học trở lên hấp dẫn, thu hút trẻ cô giáo phải miêu tả những hành động của nhân vật sinh động phù hợp với nội dung tác phẩm để trẻ dễ bắt chước làm theo. Lần thứ nhất, giáo viên đọc, kể diễn cảm để trẻ nhớ tên nhân vật, tên tác phẩm; lần thứ hai, giáo viên trò chuyện hỏi trẻ về nội dung và các hành vi của nhân vật trong tác phẩm với mô tả các hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_hanh_vi_dao_duc_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_q.pdf
Tài liệu liên quan