LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼix
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
5. Giả thuyết khoa học . 3
6. Phương pháp luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu . 3
7. Luận điểm bảo vệ. 5
8. Đóng góp mới của luận án. 6
9. Cấu trúc luận án . 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TỔ CHỨC
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 7
1.1.1. Trên thế giới. 7
1.1.2. Ở Việt Nam. 13
1.2. Khái niệm công cụ . 19
1.2.1. Kĩ năng giao tiếp. 19
1.2.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi . 24
1.2.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 24
1.2.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề . 25
1.2.5. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò
chơi đóng vai theo chủ đề . 25
1.3. Những vấn đề cơ bản của giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non . 26
1.3.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 26
258 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề
1.80 1.78 1.83 1.85 1.80 1.83 1.82 3
88
Nhìn vào bảng số liệu thống kê thu được, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã
thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề tuy nhiên mức độ thực hiện còn ở mức đạt. Kết quả thu được cụ thể như sau:
việc giáo viên giới thiệu cách thức, quy trình, hướng dẫn trẻ cách biểu đạt và rèn cho
trẻ cách biểu đạt các từ chỉ tên gọi các đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợp với chủ
đề chơi, phù hợp với hành động và tình huống diễn ra trong trò chơi đang ở vị trí số thứ
nhất (X = 2.1), sau đó đến biểu hiện “Trẻ nói đủ câu, rõ ràng các câu hội thoại phù hợp
với vai chơi” (X= 1.86) và “Trẻ thiết lập mối quan hệ chơi và tạo tình huống giao tiếp
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề” (X = 1.82), tiếp theo là biểu hiện “Trẻ sử dụng câu
đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận vai chơi, thuyết phục các bạn lựa chọn chủ đề
chơi, chỉ dẫn bạn chơi trong tình huống cần thiết” (X = 1.76).
Để kiểm chứng điều này, chúng tôi tiến hành quan sát giáo viên tổ chức hoạt
động chơi góc và thấy rằng trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
giáo viên chỉ cho trẻ nhận vai chơi, góc chơi, trình bày các yêu cầu khi chơi mà
chưa giới thiệu cách thức, quy trình thể hiện vai chơi, chưa bao quát, hướng dẫn trẻ
nói đủ câu, rõ ràng các câu hội thoại phù hợp với vai chơi. Khi quan sát quá trình tổ
chức hoạt động chơi của giáo viên chúng tôi còn nhận thấy: trẻ thường nói các câu
đơn giản, có nhiều câu nói còn không đủ chủ ngữ, vị ngữ. Cụ thể như khi chúng tôi
quan sát góc chơi nấu ăn, những trẻ tham gia góc này thường tự chơi độc lập, tự chế
biến món ăn theo ý của mình chứ không nói ra kế hoạch mà mình định làm với bạn
cùng chơi.
Biểu hiện trẻ sử dụng các từ chỉ tên gọi đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợp
với chủ đề chơi, hành động và tình huống diễn ra trong trò chơi đang ở vị trí đầu
tiên nhưng thực tế quan sát cho thấy, giáo viên chưa giới thiệu các đồ dùng, đồ chơi
ở các góc chơi cho trẻ. Hơn thế nữa, đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi còn chưa
phong phú nên trẻ dễ dàng nắm được và “thuộc” tên các đồ dùng đồ chơi đó, trẻ sử
dụng các từ chỉ đồ dùng dụng cụ quen thuộc mà chưa có nhiều vốn từ hoặc hiểu biết
về các đồ dùng dụng cụ khác có liên quan đến vai chơi.
Kết quả quan sát cũng giúp chúng tôi lý giải vì sao biểu hiện trẻ sử dụng câu
đơn và câu phức để trao đổi, thỏa thuận vai chơi, thuyết phục các bạn lựa chọn chủ
89
đề chơi, chỉ dẫn bạn chơi trong tình huống cần thiết lại ở mức độ chưa cao. Quan sát
hoạt động chơi, góc của trẻ thì nhận thấy rằng: Khi trẻ bắt đầu tham gia vào trò
chơi, trẻ thường tự đi vào các góc chơi của mình mà không có cơ hội được lựa
chọn. Chính lý do này khiến trẻ chưa biết sử dụng lời nói để trao đổi, thỏa thuận vai
chơi, thuyết phục các bạn lựa chọn chủ đề chơi, chỉ dẫn bạn chơi trong tình huống
cần thiết. Khi quan sát góc nấu ăn gồm 4 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non
Ba Nhất - xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thấy trẻ
chưa biết bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng của bản thân. Bạn nào “mạnh” hơn bạn đó sẽ
chọn được vai mà mình thích, kể cả việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong góc chơi
cũng vậy. Điều này thể hiện rõ trong tình huống chúng tôi quan sát được như sau:
“Một trẻ đang cầm con dao (dao đồ chơi) để cắt rau, một bạn khác chạy đến giật lấy
mà không đặt vấn đề với bạn chơi của mình là muốn mượn con dao đó, chủ nhân
của con dao chỉ lặng im, tỏ vẻ buồn rầu khi bị bạn lấy đồ của mình và ngậm ngùi
chấp nhận với điều đó”. Tình huống diễn ra như vậy, nhưng giáo viên chưa kịp thời
can thiệp được vì trẻ chia ra thành nhiều góc chơi nên giáo viên chưa thể bao quát
trẻ trong trò chơi. Đây cũng là khó khăn của giáo viên còn tồn tại trong quá trình tổ
chức chơi cho trẻ.
Khi chúng tôi trao đổi trực tiếp với giáo viên để tìm hiểu nguyên nhân của
thực trạng này, giáo viên Nguyễn Ngọc A nói: “Trẻ ở trường chúng tôi, 100% là
con em dân tộc thiểu số, nên vấn đề giao tiếp của trẻ còn hạn chế lắm. Trẻ ít có cơ
hội được tiếp xúc với nhiều người, ít được tham gia vào các mối quan hệ xã hội
của người lớn, nên khả năng giao tiếp của trẻ còn kém. Hơn thế nữa, trẻ miền núi
thường nhút nhát, hay xấu hổ, ngại giao tiếp nên kĩ năng giao tiếp của trẻ đã hạn
chế lại càng hạn chế hơn”.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thấy được rằng, giáo viên đã lưu tâm
đến giáo dục kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi nhưng còn ở mức đạt. Giáo viên thường để trẻ tự do chơi, tự do
giao tiếp, chưa chú ý giới thiệu cách thức, quy trình, thao tác và rèn kĩ năng biểu đạt
lời nói trong giao tiếp cho trẻ.
90
Bảng 2.10.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng thực hiện quy tắc
giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Nội dung kĩ năng thực hiện
quy tắc giao tiếp trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề
Tỉnh
Kết quả
chung
Hòa
Bình
Bắc
Kạn
Cao
Bằng
Lạng
Sơn
Quảng
Ninh
Thái
Nguyên
X X X X X X X
Thứ
bậc
Điều chỉnh giọng nói phù
hợp với tình huống giao
tiếp trong trò chơi đóng
vai theo chủ đề
2.33 2.37 2.33 2.38 2.32 2.36 2.35 1
Chú ý lắng nghe bạn chơi
khi giao tiếp
1.80 1.78 1.83 1.85 1.80 1.83 1.82 6
Không nói leo, không ngắt
lời bạn chơi khi đang thực
hiện quá trình giao tiếp
1.88 1.89 1.87 1.88 1.88 1.90 1.89 5
Thể hiện cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, sắc thái biểu cảm
khi giao tiếp trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề
2.00 2.00 2.00 2.00 2.01 2.00 2.00 4
Chào hỏi phù hợp với
vai chơi và tình huống
trong trò chơi
2.09 2.15 2.08 2.09 2.11 2.09 2.10 3
Không nói tục, chửi bậy
trong khi chơi
2.11 2.11 2.13 2.12 2.12 2.12 2.12 2
91
Kết quả thu được ở bảng số liệu thống kê cho thấy, việc giáo dục kĩ năng thực
hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đã được giáo viên lưu tâm
thực hiện, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, việc thực hiện chưa thường xuyên.
Kết quả khảo sát cho thấy, biểu hiện “Trẻ điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình
huống giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề” đang ở vị trí đầu (X = 2.35),
sau đó đến biểu hiện “Trẻ không nói tục, chửi bậy trong khi chơi” (X = 2.12), vị trí
thứ ba là trẻ chào hỏi phù hợp với vai chơi và tình huống trong trò chơi.
Chúng tôi đã tiến hành quan sát để kiểm chứng kết quả khảo sát. Qua quan sát
chúng tôi nhận thấy rằng, khi tham gia hoạt động hầu như trẻ chưa điều chỉnh giọng
nói phù hợp với tình huống trong trò chơi. Chúng tôi cũng quan sát thấy, giáo viên
chưa quan tâm hướng dẫn trẻ kĩ năng giao tiếp như điều chỉnh giọng nói phù hợp
với vai chơi, cách thể hiện cử chỉ, điệu bộ, sắc thái biểu cảm phù hợp với vai chơi.
Quan sát tình huống Bệnh nhân đến kêu đứt tay, lẽ ra bác sỹ cần quan tâm, thái độ
ân cần và xử lý tình huống nhanh hơn Tuy nhiên, chúng tôi thấy trẻ chưa có biểu
hiện nào phù hợp với tình huống trên. Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng, giáo viên
chưa lưu tâm đến việc hướng dẫn trẻ thực hiện các kĩ năng này.
Biểu hiện trẻ lắng nghe bạn chơi khi giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ
đề cũng vậy, khi quan sát quá trình trẻ chơi, chúng tôi thấy trẻ chỉ chơi đơn thuần,
khi chơi chỉ chú ý đến kết quả, sản phẩm của trò chơi mà không chú ý đến giao tiếp
với bạn chơi và lắng nghe bạn chơi khi đang nói chuyện với mình. Giáo viên cũng
chưa chú ý đến việc giáo dục trẻ, hướng dẫn trẻ sử dụng lời chào như thế nào, hành
vi, cử chỉ ra sao cho phù hợp vai chơi và với tình huống giao tiếp.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng, giáo
viên Mông Thị K, trường Mầm non Nà Ngàm - xã Nà Ngàm - huyện Bảo Lạc - tỉnh
Cao Bằng trả lời chúng tôi rằng: “Hoạt động chơi, góc của trẻ miền núi thường rất
đơn giản, trẻ cũng ít giao tiếp trong quá trình chơi, giáo viên chúng tôi cũng chỉ bao
quát và hướng dẫn trẻ khi cần thiết thôi, không hướng dẫn trẻ giao tiếp trong quá
trình chơi”. Giáo viên Hoàng Thị T, trường Mầm non Giáo Hiệu, xã Giáo Hiệu,
92
huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn trả lời chúng tôi rằng: “Trường miền núi như chúng
tôi còn nhiều khó khăn, hơn thế nữa giáo viên chúng tôi và trẻ còn bất đồng về ngôn
ngữ. Trẻ thường nói tiếng dân tộc mình và khó khăn khi nghe tiếng Việt, vì vậy việc
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ còn rất hạn chế”
Từ các kết quả thu được thể hiện ở các bảng 2.10.1; 2.10.2; 2.10.3, chúng tôi
nhận thấy rằng giáo viên khối mẫu giáo 5-6 tuổi ở địa bàn khảo sát còn gặp nhiều khó
khăn khi giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ do thiếu thốn về cơ sở vật chất, bất đồng về
ngôn ngữ giao tiếp với trẻ, Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy, giáo viên đã thực hiện
các nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi
đóng vai theo chủ đề, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
2.4.2. Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
Để tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết
quả ở bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
Phương pháp giáo dục
kĩ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai
theo chủ đề
Tỉnh
Kết quả
chung Hòa
Bình
Bắc
Kạn
Cao
Bằng
Lạng
Sơn
Quảng
Ninh
Thái
Nguyên
X X X X X X X X
Phương pháp dùng lời
1.52 1.67 1.62 1.45 1.65 1.76 1.61 2
Phương pháp tạo tình
huống giáo dục 1.44 1.48 1.46 1.50 1.43 1.47 1.46 3
Phương pháp động viên,
khích lệ 1.80 1.85 1.79 1.88 1.80 1.92 1.84 1
93
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã sử
dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở mức đạt. Các phương pháp được sử dụng với
mức độ khác nhau, giáo viên thường sử dụng nhiều hơn cả là phương pháp động
viên, khích lệ ( X =1.84), sau đó là phương pháp dùng lời ( X =1.61) và phương pháp
tạo tình huống giáo dục (X =1.46). Nhìn vào bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận
thấy mức độ chênh lệch của việc sử dụng các phương pháp không nhiều. Điều này
có nghĩa rằng, giáo viên đã linh hoạt sử dụng các phương pháp trong quá trình giáo
dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Ngoài việc thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát, chúng tôi đã tiến hành quan
sát quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên qua
tổ chức trò chơi. Chúng tôi nhận thấy giáo viên đã sử dụng các phương pháp dùng
lời, động viên khích lệ và tạo tình huống giáo dục trong quá trình tổ chức trò chơi
đóng vai theo chủ đề cho trẻ. Ở phương pháp động viên khích lệ, chúng tôi quan sát
thấy giáo viên sử dụng để khích lệ trẻ tạo ra sản phẩm. Giáo viên thường khuyến
khích trẻ tạo ra sản phẩm bằng các câu nói khích lệ như “Con có thể trang trí thêm
cho khu vườn đẹp hơn không?”; “Con có thể xây thêm khu vui chơi để khu đô thị
phong phú hơn không?” mà chưa cung cấp kiến thức về kĩ năng giao tiếp hoặc
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ.
Qua kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chúng tôi nhận thấy, giáo viên đã sử dụng các
phương pháp này trong quá trình tổ chức tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao.
2.4.3. Thực trạng quy trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
Để tìm hiểu thực trạng quy trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực miền núi phía Bắc,
chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 45 giáo viên khối mẫu giáo 5-6 tuổi, kết quả
thu được như sau:
94
45/45 giáo viên đều cho rằng, ở trường mầm non có quy trình giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, quy trình đó được thực hiện theo ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế hoạt động
Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện
Giai đoạn 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm
45/45 giáo viên cho rằng, ở trường mầm non các cô có thực hiện giáo dục kĩ
năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Giáo viên chủ động tổ chức giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua trò chơi đóng vai
theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
39/45 giáo viên cho rằng, hiện nay chưa có một quy trình hướng dẫn của
phòng giáo dục, sở giáo dục về tổ chức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề nên việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong hoạt
động này còn gặp nhiều khó khăn. Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề hiện nay chủ yếu dựa vào khả năng và tính linh
hoạt của giáo viên, nên kết quả thu được chưa đồng đều dẫn đến hiệu quả giáo dục
kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chưa cao.
45/45 giáo viên cho rằng, để đảm bảo tình hiệu quả của giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cần có một
quy trình tổ chức khoa học để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề vì đây là con đường chiếm ưu thế trong
giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Như vậy, đây chính là cơ sở thực tiễn gợi dẫn cho chúng tôi đề xuất quy trình
tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
2.4.4. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức trò
chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên
Để có thông tin về công tác đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên mầm non khu vực miền núi phía Bắc, chúng tôi tiến
hành khảo sát [Phụ lục 3] và phỏng vấn sâu giáo viên [Phụ lục 5] và thu được kết
quả ở bảng 2.12 Cụ thể như sau:
95
Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở khu vực miền núi
phía Bắc của giáo viên
Đánh giá kết quả giáo dục
kĩ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi của
giáo viên
Tỉnh
Kết quả
chung Hòa
Bình
Bắc
Kạn
Cao
Bằng
Lạng
Sơn
Quảng
Ninh
Thái
Nguyên
X X X X X X X
Thứ
bậc
Hình
thức
đánh
giá
Hàng ngày 2.33 2.37 2.42 2.37 2.37 2.37 2.37 3
Chủ đề 2.54 2.46 2.47 2.46 2.52 2.46 2.49 1
Tháng 2.00 1.96 1.98 1.91 2.18 1.99 2.00 4
Cuối độ tuổi 2.34 2.41 2.40 2.44 2.35 2.42 2.39 2
Nội
dung
đánh
giá
Kĩ năng nghe
hiểu lời nói trong
trò chơi đóng vai
theo chủ đề
2.33 2.37 2.33 2.38 2.32 2.36 2.35 1
Kĩ năng biểu đạt
lời nói trong trò
chơi đóng vai
theo chủ đề
2.09 2.15 2.08 2.09 2.11 2.09 2.10 2
Kĩ năng thực hiện
quy tắc giao tiếp
trong trò chơi
đóng vai theo chủ
đề
1.80 1.78 1.83 1.85 1.80 1.83 1.82 3
Tiêu chí
và
thang
đánh
giá
Kết quả mong
đợi trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong
chương trình do
Bộ GD&ĐT ban
hành
2.50 2.52 2.37 2.47 2.43 2.44 2.46 1
Theo Bộ chuẩn
phát triển trẻ em
năm tuổi
2.29 2.37 2.29 2.35 2.30 2.31 2.31 2
Phương
pháp
đánh
giá
Quan sát 2.59 2.59 2.62 2.62 2.62 2.71 2.64 1
Trò chuyện 2.53 2.56 2.54 2.56 2.53 2.69 2.58 2
Sử dụng tình
huống
2.17 2.15 2.21 2.15 2.22 2.18 2.18 3
96
Nhận xét: Dựa vào kết quả thu được trong bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy
giáo viên phụ trách khối mẫu giáo 5-6 tuổi đã thực hiện việc đánh giá hàng ngày,
cuối chủ đề và cuối độ tuổi. Kết quả thu được đa số nằm ở mức trên đạt. Điều này
có nghĩa rằng, giáo viên thực hiện việc đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp
của trẻ sau khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề ở mức cao. Để tìm hiểu rõ về
vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên khối mẫu giáo 5-6 tuổi
và thấy được rằng: Giáo viên khối mẫu giáo 5-6 tuổi khu vực miền núi phía Bắc đã
thường xuyên đánh giá trẻ hàng ngày, cuối chủ đề và cuối độ tuổi theo các tiêu chí
trong Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi và kết quả mong đợi trong chương trình giáo
dục. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề thì chưa có một tiêu chí riêng để
giáo viên thực hiện việc đánh giá. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những khó
khăn giáo viên gặp phải khi thực hiện việc đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Hơn thế
nữa, khi chúng tôi nghiên cứu kế hoạch đánh giá hàng ngày của giáo viên được đính
kèm ở Phụ lục 11 cho thấy, giáo viên thường đánh giá chung kết quả một ngày của
trẻ mà không đánh giá kết quả từng hoạt động giáo dục trong một ngày ở trường
mầm non cũng như đánh giá từng kĩ năng mà trẻ đạt được thông qua các hoạt động.
Đối với việc đánh giá cuối chủ đề, giáo viên đánh giá theo các lĩnh vực phát triển,
dựa trên các tiêu chí và thang đánh giá ở mức “đạt” và “chưa đạt” đối với từng trẻ
[Phụ lục 11]. Điều này dẫn đến kết quả đánh giá chưa thực sự chi tiết.
Như vậy, công tác đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên đang được
thực hiện thường xuyên theo ba hình thức (đánh giá hàng ngày, đánh giá cuối chủ
đề và đánh giá cuối độ tuổi) dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí trong Bộ chuẩn phát triển
trẻ năm tuổi và kết quả mong đợi trong Chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên
đánh giá phối hợp nhiều phương pháp (quan sát, trò chuyện, sử dụng tình huống).
Tuy nhiên, giáo viên ghi thông tin về nội dung đánh giá chưa cụ thể. Công tác quản
lý, giám sát thực hiện việc đánh giá kĩ nằn giao tiếp của trẻ trong hoạt động chơi ở
các góc chưa thực hiện thường xuyên, đôi khi giáo viên chỉ quan tâm đến lập kế
hoạch và quá trình tổ chức hoạt động mà chưa quan tâm nhiều đến thực hiện đánh
giá kết quả hoạt động, xây dựng tiêu chí, thang đánh giá phù hợp.
97
Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ đánh giá kĩ
năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
Từ kết quả khảo sát thu được của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi khu vực miền núi phía Bắc của giáo viên, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Để
tìm hiểu thực trạng nhận thức về yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, chúng tôi tiến
hành khảo sát 45 giáo viên khối mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non khu vực
miền núi phía Bắc theo 3 mức “Không ảnh hưởng; Ít ảnh hưởng; Ảnh hưởng” Sau
khi thu hồi phiếu, chúng tôi sử dụng công thức tính giá trị trung bình và thang 3
bậc. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3-1)/3 = 0.67.
Đồng thời, chúng tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn sâu để bổ sung những
thông tin cụ thể, khách quan cho kết quả nghiên cứu thực trạng và thu được kết quả
ở bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Các yếu tố ảnh hưởng
Tỉnh
Kết quả
chung Hòa
Bình
Bắc
Kạn
Cao
Bằng
Lạng
Sơn
Quảng
Ninh
Thái
Nguyên
X X X X X X X
Thứ
bậc
Hệ thống trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở trường mầm non
2.30 3.33 2.35 2.35 2.33 2.36 2.35 4
Tính tích cực của trẻ trong
trò chơi
2.62 2.60 2.60 2.57 2.63 2.62 2.61 2
Môi trường gia đình 2.88 2.87 2.95 2.84 2.70 2.89 2.86 1
Môi trường tâm lý xã hội và cơ
sở vật chất trong nhà trường
2.51 2.50 2.50 2.53 2.49 2.50 2.51 3
Năng lực giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ qua tổ chức trò chơi
đóng vai theo chủ đề của
giáo viên
2.24 2.20 2.20 2.15 2.32 2.24 2.23 5
98
Kết quả thu được ở bảng số liệu trên cho thấy, các yếu tố được khảo sát đều có
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Yếu tố môi
trường gia đình ở vị trí số 1( X = 2.86), tiếp theo đó là tính tích cực của trẻ trong trò
chơi (X= 2.61); Yếu tố môi trường tâm lý xã hội và cơ sở vật chất trong nhà trường
(X= 2.51); Hệ thống trò chơi đóng vai theo chủ đề được tổ chức cho trẻ ở trường
mầm non ( X= 2.35) và yếu tố năng lực giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ( X = 2.23).
Từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo
viên và phụ huynh của trẻ để tìm hiểu rõ nguyên nhân của thực trạng và thu được
các ý kiến điển hình như sau:
Yếu tố “môi trường gia đình” ở vị trí số 1, điều này cho thấy yếu tố này ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Khi chúng tôi tiến
hành phỏng vấn giáo viên, hầu hết giáo viên trả lời rằng môi trường gia đình ảnh
hưởng rất nhiều đến kĩ năng giao tiếp của trẻ. Bởi lẽ, trẻ khu vực nông thôn miền
núi phía Bắc có đặc thù vùng miền. Khi ở nhà, trẻ thường dùng tiếng dân tộc để
giao tiếp với cha mẹ, cha mẹ trẻ cũng chưa dành thời gian chơi cùng với trẻ, hoặc tổ
chức trò chơi để rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ nên kĩ năng giao tiếp của trẻ bị hạn
chế đi rất nhiều.
Yếu tố “Tính tích cực của trẻ trong trò chơi” ở vị trí thứ 2. Để tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến kết quả trên, chúng tôi quan sát hoạt động chơi của trẻ và nhận thấy
rằng: quá trình tổ chức trò chơi của giáo viên còn theo khuôn mẫu, các chủ đề chơi,
hành động chơi, vai chơi được lặp đi lặp lại trong chủ đề, dẫn đến việc trẻ chơi theo
thói quen, không phát huy được hứng thú tích cực của trẻ trong trò chơi. Điều này
ảnh hưởng đến kết quả chơi và ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho trẻ trong trò chơi.
Yếu tố “Môi trường tâm lý xã hội và cơ sở vật chất trong nhà trường” ở vị trí
thứ 3. Khi chúng tôi quan sát hoạt động chơi của trẻ, chúng tôi nhận thấy, giáo viên
chưa phát huy hết vai trò của mình khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, chưa
gắn kết các nhóm chơi, thường để trẻ chơi tự do ở các góc chơi, chưa tạo tình huống
để kích thích trẻ giao tiếp. Hơn thế nữa, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn
khá ít, trẻ thường chơi với các đồ dùng quen thuộc và nội dung các góc chơi lặp đi
99
lặp lại trong chủ đề tuần/ tháng của trẻ ở trường mầm non. Khi quan sát các buổi
chơi, chúng tôi thấy có sự chuyên môn hóa vai chơi, có trẻ chỉ chơi một vai chơi từ
đầu đến cuối chủ đề. Giáo viên chưa dành thời gian để trẻ được tham gia và trải
nghiệm các tình huống ở trường mầm non dẫn đến vốn kinh nghiệm sống của trẻ
còn nghèo nàn, điều này ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ
qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
Yếu tố “Hệ thống trò chơi đóng vai theo chủ đề được tổ chức cho trẻ ở trường
mầm non” xếp ở vị trí thứ 4. Khi chúng tôi tiến hành quan sát để tìm hiểu nguyên
nhân ảnh hưởng của yếu tố này, chúng tôi nhận thấy hệ thống trò chơi trong chương
trình ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc khá tương đồng với nhau dù
ở các trường ở khác nhau, ví dụ như khi so sánh hệ thống trò chơi đóng vai theo chủ
đề của một trường mầm non thuộc tỉnh Cao Bằng và một trường mầm non thuộc
tỉnh Hòa Bình thì hệ thống trò chơi vẫn tương đồng. Điều này cho thấy, hệ thống trò
chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chưa phong phú, đa dạng, nội
dung chơi chưa gắn với đặc thù vùng miền nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình
giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai
theo chủ đề.
Yếu tố “Năng lực giáo dục kĩ năng giao tiếp qua tổ chức trò chơi đóng vai
theo chủ đề của giáo viên” xếp ở vị trí thứ 5 trong số các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi. Kết
quả khảo sát cho thấy so với các yếu tố trên, thì yếu tố “Năng lực giáo dục kĩ năng
giao tiếp qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên” có ảnh hưởng ít
nhất, tuy nhiên kết quả thu được X =2.23, có nghĩa rằng yếu tố này có ảnh hưởng
đến quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Quan sát quá trình giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ qua tổ chức trò chơi, chúng tôi thấy giáo viên chưa quan tâm giáo
dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong trò chơi. Kết quả trên cho thấy, cần có giải pháp
để phát huy tính ưu thế của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đối với mức độ ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, phong tục, tập quán đến quá
trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chúng tôi đã tiến hành
phỏng vấn sâu 45 giáo viên khối mẫu giáo 5-6 t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giao_duc_ki_nang_giao_tiep_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi.pdf