Luận án Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu.2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .2

4. Giả thuyết khoa học .2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

6. Phạm vi nghiên cứu.3

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .3

8. Những luận điểm bảo vệ .6

9. Đóng góp mới của đề tài .6

10. Cấu trúc luận án .7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI

TRƯỜNG XUNG QUANH.8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .8

1.2. Một số khái niệm cơ bản.18

1.2.1. Kĩ năng làm việc nhóm .18

1.2.2. Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo.20

1.2.3. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ mẫu giáo.20

1.2.4. Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm qua HĐ KP MTXQ cho trẻ MG .21

1.3. Các giai đoạn phát triển kĩ năng làm việc nhóm của trẻ MG 5 – 6 tuổi .21

1.4. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non.23

1.4.1. Mục tiêu của HĐ KP MTXQ ở trường mầm non .23

1.4.2. Nhiệm vụ của HĐ KP MTXQ.24

1.4.3. Nội dung hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non .24

1.4.4. Các hình thức tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường

mầm non.25

1.4.5. Quy trình khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non.26

1.4.6. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh với việc giáo dục kĩ năng làm

việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.26iv

1.5. Kĩ năng làm việc nhóm qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của

trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.27

1.5.1. Biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động KPMTXQ .27

1.5.2. Sự phát triển kĩ năng làm việc nhóm qua hoạt động khám phá môi trường

xung quanh của trẻ MG 5 – 6 tuổi .32

1.6. Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá

môi trường xung quanh .35

1.6.1. Mục tiêu GD KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ .35

1.6.2. Nội dung GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ.35

1.6.3. Hình thức GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ .36

1.6.4. Phương pháp giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ .39

1.6.5. Quy trình GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ .40

1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến GD KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP

MTXQ. .43

1.8. Đánh giá mức độ KN LVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ.50

Kết luận Chương 1 .55

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO

TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG

XUNG QUANH.56

2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát .56

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .58

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng.62

2.3.1. Thực trạng KN LVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ.62

2.3.2. Thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ.69

2.4. Đánh giá chung về thực trạng .84

2.4.1. Ưu điểm.84

2.4.2. Hạn chế.85

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng .85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.87

pdf219 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên cần hướng dẫn trẻ cách làm việc nhóm, dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực, dạy trẻ cách hợp tác, chia sẻ, thuyết phục người khác. Giáo viên cần cho trẻ hiểu rằng phải tôn trọng và chấp nhận người khác. Dạy cho trẻ biết cách đàm phán, trao đổi với nhau, lắng nghe nhau thay vì cãi vã gay gắt với nhauGiáo viên có thể dạy trẻ học cách không bạo lực để làm được điều mình muốn qua việc thực hiện nghệ thuật đàm phán, thỏa thuận ngay trong chính môi trường sống của trẻ. Chính sự đàm phán, thỏa thuận đã giúp trẻ có sự mặc cả với nhau và cùng hợp tác [28]. Một khi trẻ biết cách thỏa thuận, trao đổi với nhau, cùng hợp tác với nhau thì việc trẻ làm việc nhóm trở nên dễ dàng hơn. Nếu không có sự hướng dẫn của GV thì trẻ sẽ không hoàn thành công việc chung của nhóm được hay quá trình làm việc nhóm của trẻ sẽ rất lỏng lẻo, nhạt nhẽo và 48 không đạt được hiệu quả cao. Trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, tổ chức cho trẻ hoạt động cùng nhau trong những nhóm nhỏ GV cũng là người tạo ra nhiều cơ hội, làm nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề, chứa đựng những mâu thuẫn để khuyến khích trẻ làm việc nhóm, tạo cơ hội để trẻ trao đổi, thảo thuận, lắng nghe, thuyết phục, chia sẻ, chung sức với nhauSự tác động của GV nhẹ nhàng, công bằng đem lại sự tin tưởng, gần gũi, thoải mái tự tin cho trẻ mỗi khi trẻ cần sự trợ giúp của GV. Ngoài ra, trong rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này đã chỉ ra rằng GV còn là người phải đưa ra những công việc, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho nhóm. Từ đó mới kích thích trẻ làm việc cùng nhau. Nếu nhóm trẻ không có công việc cụ thể, nhiệm vụ rõ ràng thì tất cả trẻ trong nhóm sẽ “vô định” không có định hướng chung, không biết làm gì. Vì thế khi cho trẻ làm việc nhóm đòi hỏi GV phải đưa ra được các ý tưởng hay chính là những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp cho từng nhóm. Như vậy, vai trò của GV trong việc hình thành KNLVN cho trẻ là hết sức cần thiết.  Cơ sở vật chất - Không gian, thời gian Khác với người lớn, trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường MN theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ là chủ thể tích cực, GV là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo không gian hoạt động cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Không gian cũng rất cần thiết cho hoạt động làm việc nhóm của trẻ. Bởi nếu không gian chật hẹp, diện tích không đủ cho trẻ hoạt động sẽ làm hạn chế niềm đam mê, sự thích thú chung của nhóm trẻ. Ngoài ra, nhóm trẻ có thể không tập trung cho công việc chung mà bị phân tán sự chú ý đến những sự kiện xung quanh hoặc hoạt động của nhóm khác. Việc thiết kế môi trường hoạt động, trang 49 trí lớp cũng cần được chú ý. Đồ dùng đồ chơi phải được bố trí, sắp xếp hợp lý, ở dạng mở tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ dễ dàng sử dụng cho hoạt động của nhóm, lớp học trang trí nhẹ nhàng, đẹp mắt, tránh trang trí chằng chịt. Vì môi trường trong và ngoài lớp tác động trực tiếp đến cảm xúc của trẻ. Các nhà tâm lý đã chứng minh chỉ khi trẻ có cảm xúc tích cực thì việc hình thành kĩ năng cho trẻ mới thuận lợi hơn. Thời gian cũng rất quan trọng để trẻ có thể làm việc cùng nhau. Giáo viên cần cho trẻ đủ thời gian để trẻ cùng nhau làm việc. Giáo viên không nên hối thúc, giục giã trẻ. Vì khi trẻ bị hối thúc trẻ sẽ không thực hiện được ý tưởng của mình, trẻ không có thời gian để lắng nghe bạn nói, hay bày tỏ ý tưởng của bản thân cũng không có thời gian để thuyết phục bạntrẻ sẽ làm theo ý của người lớn để có sản phẩm. Như thế vô tình chúng ta làm thui chột, kìm hãm sự sáng tạo của trẻ và việc hình thành KNLVN cho trẻ cũng không thành công. Trong quá trình làm việc nhóm trẻ phải có thời gian để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, trẻ cần có thời gian để bàn bạc, trao đổi, thống nhất với nhau, thuyết phục nhautất cả điều đó sẽ góp phần vào quá trình hình thành KNLVN cho trẻ. Tóm lại, việc tạo điều kiện về không gian và thời gian cho trẻ là yếu tố quan trọng để hình thành KNLVN cho trẻ. - Phương tiện Phương tiện ở đây chúng tôi muốn đề cập đến cơ sở vật chất. Nếu cơ sở vật chất thiếu thốn hoặc hạn chế về sự đa dạng, phong phú thì quá trình làm việc nhóm của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ: ở hoạt động “làm mứt dừa ngày tết” trẻ không thể tự tìm ra các nguyên vật liệu như dừa, sữa, đườngvà các dụng cụ như chảo, bếpnếu không có những điều đó thì chắc chắn trẻ sẽ không thể thực hiện được hoạt động ấy. Do đó, GV cần tính toán lường trước được các nhiệm vụ, công việc để chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ, phong phú cho trẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn muốn hiểu phương tiện như là sự cung cấp thông tin, sự hiểu biết cho trẻ. GV phải cung cấp biểu tượng, làm giàu biểu tượng về môi trường xung quanh cho trẻ trước khi tổ chức cho trẻ làm việc nhóm. Bởi lẽ, nếu vốn biểu tượng sống của trẻ nghèo nàn thì chắc chắn trẻ sẽ gặp không ít khó khăn khi làm viêc nhóm thậm chí không thể. Ví dụ ở hoạt động “làm mứt dừa” nếu GV không cung cấp cho trẻ nhìn, nếm, quan sát các công đoạn làm mứt(có nghĩa là trẻ chưa có một hình ảnh nào, biểu tượng nào về loại mứt dừa) thì trẻ hoàn toàn không thực hiện được. Do đó, trước khi đặt ra 50 công việc, nhiệm vụ cụ thể cho trẻ làm việc nhóm thì GV cần cung cấp, làm giàu vốn biểu tượng liên quan đến nhiệm vụ, công việc đó. 1.8. Đánh giá mức độ kĩ năng làm việc nhóm của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh Dựa trên những biểu hiện KN LVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ, chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá KN LVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá MTXQ như sau: Tiêu chí 1: Tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm Tiêu chí 2: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm Tiêu chí 3: Giải quyết mâu thuẫn Tiêu chí 4: Kết thúc công việc Mỗi tiêu chí của kĩ năng làm việc nhóm trong hoạt động khám phá MTXQ được chia thành 5 mức độ và xếp từ 1 đến 5 (mức thấp đến cao) theo thang do Likert, cho nên điểm tối thiểu của một tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm trong hoạt động khám phá MTXQ là 1, tối đa là 5 theo mức độ tăng dần. Với thang điểm này, cách tính điểm chênh lệch giữa các mức độ của mỗi tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm trong hoạt động khám phá MTXQ là: lấy điểm cao nhất là 5 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5, được điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.8. Do đó, ta có thang đo cho từng tiêu chí của kĩ năng làm việc nhóm trong hoạt động khám phá MTXQ như sau: 51 52 53 54 Như vậy, mức độ kĩ năng làm việc nhóm trong khám phá MTXQ của trẻ MG 5 – 6 tuổi chia thành 5 mức độ chủ yếu: – Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm ở mức độ rất thấp khi trẻ hoàn toàn chưa biết cùng thực hiện nhiệm vụ với các bạn. – Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm ở mức độ thấp khi trẻ bước đầu biết thực hiện công việc cùng với các bạn nhưng tính cá nhân còn cao. – Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm ở mức độ trung bình khi trẻ có thể làm việc cùng nhau khi thực hiện nhiệm vụ chung nhưng chưa bền vững, chưa thường xuyên. – Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm ở mức độ cao khi trẻ thường xuyên biết tổ chức hoạt động, quan tâm, hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung. – Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm ở mức độ rất cao khi trẻ tích cực, chủ động trong tổ chức hoạt động, quan tâm, hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung một cách bền vững, ổn định. 55 Kết luận Chương 1 Kĩ năng làm việc nhóm là kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả công việc nhất định và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Giáo dục KNLVN qua hoạt động KPMTXQ cho trẻ mẫu giáo là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành và phát triển sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ KPMTXQ có hiệu quả và phát triển tiềm năng của tất cả thành viên. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh được coi là phương tiện thuận lợi trong việc giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Đặc trưng của hoạt động khám phá là tích cực hợp tác theo nhóm, hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Hoạt động KPMTXQ luôn chứa đựng những nội dung cần được khám phá, những ý tưởng, mâu thuẫn bất đồng của các thành viênmỗi thành viên đòi hỏi phải có những kĩ năng cơ bản vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức chung. Làm việc nhóm đã hình thành cho trẻ mối quan hệ thân mật giúp trẻ hiểu nhau hơn, dễ dàng cảm thông chia sẻ với nhau hơn. Hoạt động KPMTXQ tạo ra cho trẻ một xúc cảm, đó là sự đồng cảm. Như thế, hoạt động KPMTXQ là môi trường thuận lợi để rèn luyện và hình thành những kĩ năng cần thiết để làm việc nhóm. KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ được biểu hiện ở các mặt sau: Lắng nghe, hiểu lời người khác nói, trao đổi, phân công, chấp nhận sự phân công của nhóm, thực hiện đến cùng công việc của mình, tìm sự giúp đỡ khi cần thiết, giúp đỡ, chia sẻ thông tin, nói mạch lạc ý kiến của mình, thỏa thuận, nhân nhượng, tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, kết thúc công việc. Qua những đặc điểm biểu hiện trên cho thấy giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 - 6 qua hoạt động KPMTXQ ở trường mầm non sẽ giúp trẻ hình thành phát triển KNLVN đạt kết quả. 56 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương. Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An. Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00"Đ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp Bình Phước. Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân. Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía Tây.. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Điều kiện kinh tế: TP. Hồ Chí Minh đi đầu nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn. 57 Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng (tương ứng với 5.300 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt trên 9,0% (theo thống kế 2020). Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền như Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata.. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thu nhập bình quân đầu người sơ bộ năm 2019 là 6,403 triệu đồng/tháng (xếp hạng 3). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 280,5 nghìn tỷ đồng. * Các yếu tố văn hóa – truyền thống: Đầu tiên, phải kể tới con người Sài Gòn đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của bức tranh về văn hóa Sài Gòn, họ luôn là những con người hào sảng và phóng khoáng, vì vậy bạn có thể thoải mái trò chuyện từ người bán hàng hay bất kỳ ai. Nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn không thể bỏ qua những công trình kiến trúc độc đáo. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, Sài Gòn vẫn lưu giữ được những công trình kiến trúc nổi tiếng như: Bưu điện trung tâm Thành phố, chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập... Mỗi công trình kiến trúc nghệ thuật tại Sài Gòn đều gắn liền với những giai đoạn lịch sử riêng. Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản phẩm gốm rồi quét men nhưng không có sự phân biết nước men và màu ve.Hiện nay Đồng Nai là một địa bàn đa tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo... Trong đó, Công giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất. Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Hà Nội là thành phố có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Một phần lớn trong số đó là các bảo tàng lịch sử, như Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Hà Nội trước kia đã có những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, 58 nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. * Về giáo dục mầm non: Thứ nhất, đã thực hiện thành công các mục tiêu của phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Việc thực hiện thành công các mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đã nâng cao nhận thức của toàn xã hội về GDMN, đặc biệt là cho trẻ em 5 tuổi. Mạng lưới cơ sở vật chất được đầu tư phát triển và từng bước được chuẩn hóa, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên tăng về số lượng, từng bước chuẩn hóa về chất lượng; chính sách với GVMN đã được quan tâm hơn trước đây. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới theo định hướng toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và với phương châm học bằng chơi mà học. CTGDMN đảm bảo phát triển những phẩm chất, năng lực mang tính nền tảng, những KNS cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa tiềm năng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện trẻ em; chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Xã hội hóa GDMN là một trong những điểm nhấn đáng kể trong quá trình thực hiện. Những năm gần đây, các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và nhu cầu cao về lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất dẫn tới sự gia tăng dân số khu vực này. Điều này kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, đặc biệt là nhu cầu gửi trẻ mầm non của công nhân. CT GDMN hiện hành được thực hiện tại 100% trường MN, trẻ học 2 buổi/ ngày, thực hiện bán trú. UDCNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ được đẩy mạnh; đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; quan tâm xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, GDMN vẫn còn một số tồn tại như: Số còn đông; chưa đảm bảo đội ngũ giáo viên về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giáo viên mầm non được xã hội tôn vinh, được trả lương xứng đáng với vị trí và tính chất nghề nghiệp. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát Khảo sát và đánh giá thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ, làm căn cứ đề xuất biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ. 59 2.2.2. Nội dung khảo sát Luận án sẽ tiến hành khảo sát 4 nội dung như sau: – Nhận thức của GV về GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ, từ nhận thức về KNLVN, vai trò của KNLVN đối với sự phát triển của trẻ, các hình thức GD KNLVN mà GV đã sử dụng đến ảnh hưởng của HĐ KPMTXQ đến quá trình GD KNLVN cho trẻ. – Thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ hiện nay trên các phương diện: tần suất, thời điểm, nội dung, hình thức, biện pháp và mức độ hiệu quả. – Những thuận lợi và khó khăn của GV trong GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN. – Những biểu hiện đặc trưng của KNLVN qua HĐ KPMTXQ và các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với việc GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ của trẻ MG 5 – 6 tuổi. 2.2.3. Thời gian khảo sát Từ tháng 3/2017 đến 7/2017 2.2.4. Mẫu khách thể khảo sát * Mẫu khảo sát là GV Mẫu khảo sát là GV được lựa chọn ngẫu nhiên, bao gồm 150 GVMN đang dạy các lớp MG 5 – 6 tuổi ở trường MN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (MN Họa Mi - Q.3; MN thực hành 19/5 – Q.1; MN Sơn Ca - Q.10), tỉnh Đồng Nai (MN Hoa Mai; MN Trảng Dài; MN Hoa Sen; MN Hướng Dương) và TP.Hà Nội (MNTH Hoa Hồng; Mầm non A; MNTH Hoa Sen). Cụ thể như sau: 60 Trong 150 GV tham gia khảo sát, đa số GV có thâm niên dạy trẻ mẫu giáo lớn trên 5 năm (chiếm tỉ lệ 54%) và số GV có thâm niên dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 46%. Các GV tham gia khảo sát đều có trình độ đào tạo từ Cao đẳng trở lên, trong đó đa số tốt nghiệp Đại học (chiếm tỉ lệ 64%). Điều này cho thấy khách thể tham gia khảo sát có trình độ chuyên môn cao. * Mẫu khảo sát trẻ MG 5 – 6 tuổi Luận án lựa chọn ngẫu nhiên 120 trẻ MG 5 – 6 tuổi thuộc các trường trên. Tâm sinh lý của trẻ bình thường, đều được dạy theo CTGDMN hiện hành và bối cảnh tác động như nhau. 2.2.5. Phương pháp và công cụ khảo sát Thực trạng GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN được khảo sát theo trình tự thực hiện hai phương pháp định lượng (điều tra bằng bảng hỏi) và định tính (quan sát, phỏng vấn). * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phiếu thăm dò ý kiến) a. Mục đích Thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ từ GV về: – Nhận thức của GV về KNLVN và vai trò của KNLVN đối với sự phát triển của trẻ. 61 – Mức độ hiệu quả của các hình thức GD KNLVN mà GV đã sử dụng và nhận thức của GV về ảnh hưởng của HĐ KPMTXQ đến quá trình GD KNLVN cho trẻ. – Nhận thức của GV về những biểu hiện đặc trưng của KNLVN qua HĐ KPMTXQ và các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với việc GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN. – Thực trạng GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN của GV trên các phương diện: tần suất, thời điểm, nội dung, hình thức, biện pháp và mức độ hiệu quả trong một số trường MN hiện nay. – Những thuận lợi và khó khăn của GV trong thực tế tiến hành GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. b. Cách tiến hành – Xây dựng Phiếu điều tra bao gồm 5 nội dung chính nhằm đáp ứng các mục tiêu trên (Phụ lục 1). – Phát phiếu khảo sát cho GV (150 phiếu). – Sau khi GV hoàn thành phiếu sẽ thu về tổng hợp, đưa số liệu vào phần mềm thống kê toán học SPSS (phiên bản 20.0) để xử lí và kiểm định độ tin cậy. – Với bảng hỏi dành cho GV, cách thức chấm điểm được quy định như sau: Dựa vào giá trị trung bình trong thang đo Likert 5 với mức giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /n = (5-1)/5 = 0.8. Các câu hỏi đều thuộc dạng đánh giá trên 5 mức độ được gợi ý sẵn. Câu trả lời thấp nhất được cho 1 và cao nhất được 5 điểm. Trên cơ sở này, điểm trung bình được quy ra thành các mức độ thể hiện ở bảng dưới đây: 62 * Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích Song song với việc khảo sát sử dụng phiếu thăm dò ý kiến, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với 10 GV trực tiếp giảng dạy và có thâm niên dạy các lớp MG trên 5 năm về những nội dung tương tự như phiếu thăm dò ý kiến nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức của các GV, các thuận lợi và khó khăn của GV gặp phải khi sử dụng các biện pháp nhằm GD KNLVN cho trẻ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. Thông tin thu thập được từ phỏng vấn sẽ góp phần khẳng định và bổ sung kết quả cho phần điều tra bằng bảng hỏi. b. Cách tiến hành – Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn GV (Phụ lục 2) và tổ chức phỏng vấn. – Lắng nghe, ghi chép. – Xử lí thông tin và kết luận. * Phương pháp quan sát a. Mục đích – Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp GD KNLVN cho trẻ qua HĐ KPMTXQ. – Xác định các mức độ biểu hiện KNLVN của trẻ qua HĐ KPMTXQ. b. Cách tiến hành – Xác định mục đích quan sát và trao đổi với cộng tác viên. – Xây dựng biên bản quan sát (Phụ lục 3, 4). – Tổ chức quan sát, thu thập thông tin: tổ chức HĐ KPMTXQ cho trẻ thực hiện theo cách bình thường hàng ngày GV vẫn thường làm, người nghiên cứu cùng GV quan sát trẻ thực hiện và cho điểm theo các tiêu chí và phân loại mức độ KNLVN của trẻ. – Xử lí thông tin thu được và kết luận. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 2.3.1. Thực trạng KNLVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ 2.3.1.1. Đánh giá chung về các mức độ biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ Chúng tôi tiến hành quan sát trẻ trong khi thực hiện HĐ KPMTXQ để đánh giá KNLVN của 120 trẻ MG 5 - 6 tuổi dựa trên bảng đánh giá KNLVN (Phụ lục số 5). Sau đó tiến hành thống kê và phân tích kết quả đánh giá. Tổng 63 hợp kết quả khảo sát 120 trẻ ở tất cả các tiêu chí đo được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây: ĐTB của các biểu hiện của KNLVN ở trẻ 5 – 6 tuổi mà chúng tôi đưa ra rơi vào khoảng điểm từ 3.2 đến 3.43. Điều này chứng tỏ KNLVN trong HĐ KPMTXQ của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN tham gia khảo sát ở mức độ TB. Trong các tiêu chí mà chúng tôi đề cập, KN “Tìm sự giúp đỡ khi cần thiết” là KN có ĐTB cao nhất và ở MĐ cao (ĐTB = 3.43). Ba KN trong tiêu chí Tiếp nhận nhiệm vụ nhóm mặc dù cũng ở mức TB nhưng có thứ bậc cao hơn các KN còn lại, cho thấy trẻ đã thực hiện các KN này tốt hơn các KN khác. “Kiểm tra lại kết quả công việc của nhóm”, “Biết thoả thuận, nhân nhượng khi có mâu thuẫn” và “Nói được mạch lạc ý kiến của mình” là 3 KN trẻ có biểu hiện yếu nhất. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và những hạn chế trong khả năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi. Bởi vậy, GV cần có kế hoạch GD, rèn luyện tập trung hơn những KN này trong quá trình GDKN LVN cho trẻ. 64 Ngoài ra, theo số liệu thống kê phần Phụ lục, mục So sánh biểu hiện KNLVN các trường và bảng Tổng hợp trang bên, có thể thấy 2/3 trường thuộc địa bàn trung tâm TP Hà Nội có số trẻ đạt KNLVN ở mức độ cao, ĐTB đạt từ 3.67 đến 4.08. Một số trường trên địa bàn TP như MN Hoạ Mi hoặc MN Hoa Mai ở Đồng Nai, trẻ cũng thể hiện KNLVN tốt hơn, với ĐTB ở mức cao (lớn hơn 3.4). Trong khi đó, trẻ ở các trường MN Hướng Dương và MNTH 19/5 thể hiện KNLVN chỉ ở MĐ TB – thấp với khoảng điểm TB từ 2.17 đến 3.25. 65 66 2.3.1.2. Các biểu hiện cụ thể của KNLVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ * Các biểu hiện KN tiếp nhận nhiệm vụ nhóm của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. Dựa vào bảng 2.3, phân tích các biểu hiện của tiêu chí Tiếp nhận nhiệm vụ, chúng tôi nhận thấy, chỉ có từ 30% trẻ thường xuyên hoặc luôn luôn biết lắng nghe, hiểu lời người khác nói; 26,6% trẻ có thể thực hiện trao đổi, phân công trong nhóm và 30.8% trẻ sẵn sàng chấp nhận sự phân công của nhóm. Đa số trẻ đã biết lắng nghe, hiểu người khác nói và biết trao đổi phân công trong nhóm nhưng không thường xuyên (chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 60% và 61.7 %). Có tới 69.2% số trẻ không thường xuyên hoặc không bao giờ chấp nhận sự phân công của nhóm mà làm theo ý mình. ĐTB của các biểu hiện KNLVN trong tiêu chí Tiếp nhận nhiệm vụ nhỏ hơn 3.41 cho thấy KN tiếp nhận nhiệm vụ nhóm của số lớn trẻ chỉ ở MĐ TB. Lí giải về điều này, chúng tôi cho rằng ở giai đoạn 4 – 5 tuổi sự tương tác giữa trẻ với trẻ đã xuất hiện và bước sang giai đoạn 5 – 6 tuổi, những biểu hiện này càng rõ nét hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn 5 – 6 tuổi, nhiều trẻ chưa đưa ra được chính kiến của mình, rất dễ bị tình cảm chi phối, trẻ dễ dàng đưa ra quyết định dựa vào đám đông hoặc theo ý thích hoặc theo “thủ lĩnh” 67 * Các biểu hiện KN thực hiện nhiệm vụ của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ Bảng 2.4 chúng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_ki_nang_lam_viec_nhom_cho_tre_mau_giao_5_6.pdf
  • pdfQDNN.Yến.pdf
  • docTÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LA (TV).doc
  • docTÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LA(TA).doc
  • pdfTT ket luan moi (TA).pdf
  • pdfTT Ket luan moi (TV).pdf
  • pdfTT LUẬN ÁN (TA) - XUÂN YẾN date 8 Nov 2022.pdf
  • pdfTT LUẬN ÁN (TV) - XUÂN YẾN date 8 Nov 2022.pdf
  • docTT TiengAnh date 8 Nov 2022.doc
  • docTT TiengViet date 8 Nov 2022.doc
Tài liệu liên quan