MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vii
DANH MỤC BẢNG. viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.xi
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.1
2. Mục đích nghiên cứu.2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.3
4. Giả thuyết khoa học.3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .3
6. Phạm vi nghiên cứu .3
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.4
8. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án .6
9. Đóng góp mới của luận án.6
10. Cấu trúc của luận án.7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM
MÔ PHỎNG.8
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.8
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ em.8
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm.9
1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.16
1.2. KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5
- 6 TUỔI .23
1.2.1. Khái niệm tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn thương tích.23iv
1.2.2. Khái niệm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.27
1.2.3. Các thành tố của kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
.30
1.2.4. Sự hình thành kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
.34
1.2.5. Đặc điểm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .36
1.3. GIÁO DỤC QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG.39
1.3.1. Khái niệm trải nghiệm mô phỏng.39
1.3.2. Vai trò của trải nghiệm mô phỏng đối với trẻ mầm non .41
1.3.3. Quy trình giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .43
1.3.4. Đặc điểm giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .45
1.4. QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG .46
1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.46
1.4.2. Quá trình giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.48
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.63
271 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện tiến trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua
trải nghiệm mô phỏng
254 90.71
Chủ quan: GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế các hoạt động GDKN
phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng, chưa có kinh nghiệm phối hợp
với CM trẻ để khai thác tiềm năng gia đình trong việc GDKN phòng tránh TNTT cho
trẻ. Bên cạnh đó, GV chưa hiểu rõ tiến trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải
nghiệm mô phỏng nên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động GDKN phòng
tránh TNTT cho trẻ.
88
Khách quan: Có khá nhiều GV cảm thấy khó khăn do môi trường hoạt động
không đảm bảo về không gian và thời gian. Một số trường MN hiện nay có diện tích
phòng học hoặc khu vui chơi cho trẻ còn hạn hẹp, cơ sở vật chất đã có sự xuống cấp nên
GV đôi lúc không thiết kế được môi trường trải nghiệm mô phỏng phù hợp với mong
muốn để trẻ có cơ hội trải nghiệm. Bên cạnh đó, dù nội dung GDKN phòng tránh TNTT
cho trẻ đã có trong kế hoạch nhưng thực tế số lượng thời gian không có nhiều, điều này
cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn trong việc hình thành KN phòng tránh
TNTT cho trẻ mẫu giáo nói chung. Tuy nhiên, thực tế, việc GDKN phòng tránh TNTT
không nhất thiết phải tổ chức thành một hoạt động chuyên biệt mà có thể lồng ghép một
cách hợp lý vào trong các hoạt động khác ở trường MN. Vì vậy, nếu GV biết tận dụng các
thời điểm khác nhau trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ thì hoàn toàn có thể GDKN
này cho trẻ, không mất quá nhiều thời gian và vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn.
Từ những khó khăn trên GV đã có một số đề xuất để việc GDKN phòng tránh
TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng đạt hiệu quả hơn:
- Đề xuất của GV về GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua
trải nghiệm mô phỏng.
Bảng 2.15. Đề xuất của GV về GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
qua trải nghiệm mô phỏng
TT Đề xuất SL %
1 Có tài liệu tham khảo về GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải
nghiệm mô phỏng
276 98,57
2 Nội dung GDKN phòng tránh TNTT rõ ràng hơn theo độ tuổi 238 85
3 Có hướng dẫn cụ thể về tiến trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua
trải nghiệm mô phỏng
267 95,35
4 Có tiết dạy mẫu để GV tham khảo 236 84,28
GV mong muốn có những tài liệu, những hướng dẫn cụ thể về các bước tiến hành
trải nghiệm mô phỏng, cũng như các nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ ở từng
độ tuổi để GV dễ dàng theo dõi. Bên cạnh đó, GV cũng mong muốn có những tiết dạy
mẫu để học tập, tham khảo khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDKN phòng
tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại trường MN cho thấy:
- Hầu hết GV đã nhận thức được sự cần thiết của việc GDKN phòng tránh TNTT
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. GV đều chú trọng đến việc GDKN
nhận diện tình huống dễ gây TNTT cho trẻ hơn KN xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm
và thực hiện giải pháp ứng phó với các tình huống đó.
89
- GVMN nhìn chung đã xác định được mục tiêu GDKN phòng tránh TNTT cho
trẻ; nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GD phong phú, đa dạng, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Bên cạnh đó, còn một số GV chưa xác định được
tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô
phỏng, điều này ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng KN phòng tránh TNTT của trẻ.
- GV cũng chưa khai thác được thế mạnh của hình thức trải nghiệm mô phỏng
trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ, chưa tạo được nhiều tình huống trải nghiệm
khác nhau để trẻ rèn luyện các KN phòng tránh TNTT đã được học.
Thực trạng trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu và đề xuất tiến trình GDKN
phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng, từ đó nâng
cao hiệu quả KN phòng tránh TNTT ở trẻ.
2.3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình
2.3.2.1. Nhận thức của cha mẹ trẻ về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
CM trẻ đều nhận thấy việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
qua trải nghiệm mô phỏng là rất cần thiết. Lý giải cho điều này, CM trẻ cũng đồng nhất ý
kiến với GV khi cho rằng: Do môi trường xung quanh luôn chứa đựng nhiều mối nguy hiểm
nhưng trẻ lại không nhận biết được hết nên dễ bị TNTT. Bên cạnh đó, CM cũng như người
lớn không phải lúc nào cũng bên cạnh trẻ để hạn chế các nguy cơ gây tai nạn nên việc
GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua các tình huống mô phỏng khác
nhau sẽ giúp trẻ có kiến thức, kinh nghiệm để có KN bảo vệ chính bản thân mình.
- Các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Bảng 2.16. Ý kiến của CM trẻ về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT
TT Các KN SL %
1 Nhận diện, phát hiện tình huống dễ gây TNTT 87 96.66
2 KN xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm/ dễ gây TNTT 61 67.77
3 Thực hiện giải pháp ứng phó với tình huống dễ gây TNTT 56 62.22
4 Ứng phó với căng thẳng 37 41.11
Nhìn vào bảng 2.16. cho thấy, CM trẻ cho rằng các KN thành phần của KN phòng
tránh TNTT là KN nhận diện, phát hiện tình huống dễ gây TNTT. Lý giải cho điều này,
CM trẻ cho rằng, trẻ ở độ tuổi này chỉ có thể nhận biết một số tình huống nguy hiểm,
gọi người lớn giúp đỡ và làm theo sự hướng dẫn của người lớn chứ chưa thể nhận thức
được những mối nguy hiểm xung quanh và chưa thể tự bảo vệ bản thân. Ít trẻ có thể tự
mình lựa chọn cũng như thực hiện giải pháp ứng phó với tình huống nguy hiểm. Khi
90
gặp tình huống nguy hiểm, tâm lý của trẻ thường sợ hãi, khóc, vì vậy CM vẫn là người
giữ an toàn chủ yếu cho trẻ.
2.3.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình.
Bảng 2.17. Nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải
nghiệm mô phỏng tại gia đình
TT Nội dung GD Mức độ TB
(𝐗)
Xếp
hạng 𝐗
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
thực hiện
1 TNTT do vật dụng nguy hiểm 68 13 9 2.65 2
2 TNTT ở các địa điểm hoạt động
dễ gây TNTT
35 46 9 2.28 3
3 TNTT do hành động của trẻ 74 12 4 2.77 1
4 TNTT trong tình huống
khẩn cấp
23 56 11 2,13 4
Có thể thấy, nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô
phỏng tại gia đình rất được CM trẻ quan tâm và thực hiện. Nội dung GDKN phòng tránh
TNTT do hành động của trẻ được CM thường xuyên thực hiện (X̅= 2.77). Chị Hứa Thị.
N (Phụ huynh trẻ Dương Thị. L, Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Trường MN Xuất Lễ - Lạng
Sơn) cho biết do trẻ hiếu động và thích tìm hiểu khám phá xung quanh nên đó cũng là
nguyên nhân khiến trẻ dễ bị TNTT. Nội dung TNTT do các vật dụng nguy hiểm (dao,
kéo, các vật sắc nhọn, v.v.) cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị TNTT nên CM trẻ đặc
biệt quan tâm đến nội dung này (X̅= 2.65). Theo chia sẻ, mặc dù CM đã chú ý tới các vật
dụng nguy hiểm có thể gây TNTT trong gia đình, và để các vật dụng ngoài tầm tay của
trẻ, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi các trường hợp bị thương tích do các vật dụng sắc
nhọn trên. Nội dung GDKN phòng tránh TNTT trong các trường hợp khẩn cấp là nội dung
được dành ít thời gian hơn (X̅= 2.13). Một số CM trẻ có quan tâm đến nội dung này, tuy
mức độ chưa cao. Chị Ma Thị Phương. T (Phụ huynh trẻ Khương Thảo. A) dạy trẻ trong
các trường hợp khẩn cấp thì nhớ số điện thoại của CM, địa chỉ nhà.
Như vậy, hầu hết các nội dung mà CM trẻ quan tâm chủ yếu liên quan đến những
tình huống dễ gây TNTT quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Điều này khiến trẻ có
thể sẽ gặp phải khó khăn trong việc ứng phó với những tình huống mới lạ và dẫn đến
91
những hậu quả khó lường. Do đó, CM trẻ cần quan tâm hơn đến việc GD trẻ nhận biết
và phòng tránh TNTT với các tình huống đa dạng trong cuộc sống hằng ngày.
2.3.2.3. Các phương pháp giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
Bảng 2.18. Ý kiến của CM trẻ về việc sử dụng các phương pháp GDKN phòng tránh
TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình
TT Phương pháp Mức độ thực hiện Trung
bình
(X̅)
Xếp
hạng X̅ Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
thực hiện
1 Tạo tình huống 26 14 50 1,73 6
2 Trò chuyện, giải thích 78 12 0 2,86 1
3 Trò chơi 29 24 37 1,91 5
4 Thực hành luyện tập 28 27 35 1,92 4
5 Nêu gương 47 23 20 2,3 3
6 Trực quan, minh họa 57 23 10 2,52 2
Phương pháp được sử dụng thường xuyên là phương pháp trò chuyện, giải thích
(với X̅ = 2,86). Tuy nhiên, CM trẻ cho rằng trẻ rất hiếu động, nghịch ngợm, thậm chí
còn bướng bỉnh, chống đối, nếu không biết cách khuyên bảo thì tính bướng bỉnh ở trẻ
sẽ phát triển mạnh hơn, thậm chí trẻ không nghe lời người lớn mà cố tình tiếp xúc với
những đồ vật nguy hiểm, dễ gây tai nạn. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp giải
thích chưa thật sự mang lại hiệu quả trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ.
Phương pháp sử dụng trực quan như tranh ảnh/ sách báo cũng thường xuyên được
sử dụng (với X̅ = 2,52). Trao đổi với CM trẻ, chúng tôi được biết đây là phương pháp
dễ sử dụng vì nguồn minh họa cho trẻ hiện nay rất phong phú, CM trẻ có thể dễ dàng
tìm thấy tài liệu trên nguồn Internet, cùng với đó nhờ hình ảnh minh họa đẹp mắt, câu
chuyện hấp dẫn nên thu hút được trẻ.
Phương pháp mà CM trẻ cho rằng khó thực hiện hơn đó là phương pháp tạo tình
huống (với X̅ = 1,73), phương pháp thực hành luyện tập (với X̅ = 1,92). Qua trao đổi
chúng tôi thấy rằng CM trẻ ít có thời gian để thực hiện hai phương pháp trên phần vì
thời gian bận rộn, phần vì chưa biết phải làm như thế nào. Một số ít phụ huynh có tâm
lí phụ thuộc vào nội dung GD của các cô giáo tại trường, cho rằng các phương pháp trên
con học trên lớp sẽ tốt hơn, có hiệu quả hơn. Phụ huynh Ngô Thị Mai P (Phụ huynh bé
Nguyễn P.A, Lớp 5 tuổi Trường MN 19/5 - Thái Nguyên) cho biết: CM thường dành
thời gian buổi tối để nói chuyện và chơi đùa cùng con, tuy nhiên sở thích của mỗi trẻ là
khác nhau và CM cũng có nhiều nội dung khác muốn con học thêm bên ngoài thời gian
học mẫu giáo tại trường, vì vậy việc tạo dựng môi trường trải nghiệm mô phỏng để trẻ
92
rèn KN phòng tránh TNTT thường bị hạn chế. Bên cạnh đó, phụ huynh nhận thấy một
số nội dung GDKN phòng tránh TNTT con vẫn được học tại trường, các GV lại có
phương pháp rõ ràng hơn nên phụ huynh thường yên tâm và nghĩ rằng con đã được trang
bị kiến thức cần thiết.
2.3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục kĩ phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
Bảng 2.19. Ý kiến của CM trẻ về những thuận lợi trong việc GDKN phòng tránh TNTT
cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng
TT Những thuận lợi SL %
1 Nhận thức rõ sự cần thiết của việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ
qua trải nghiệm mô phỏng
87 96,66
2 Nguồn tham khảo phong phú (sách, truyện, mạng xã hội, internet, v.v.) 39 43,33
3 Trẻ hứng thú với các biện pháp GDKN phòng tránh TNTT 29 32,22
4 Bố mẹ có hiểu biết và kiến thức nhất định về GDKN phòng tránh TNTT
cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng
26 28,88
Nhìn vào bảng 2.19 cho thấy trong quá trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ
qua trải nghiệm mô phỏng, CM trẻ đã có một số thuận lợi cơ bản như: CM trẻ luôn nhận
thức rõ vai trò của việc hình thành và rèn luyện KN phòng tránh TNTT cho trẻ ở tại gia
đình và có một số kiến thức nhất định về GDKN phòng tránh TNTT qua trải nghiệm mô
phỏng. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng, sách, báo
nên rất thuận lợi cho CM trẻ trong việc tiếp cận những nguồn tài liệu phong phú về các
cách phòng tránh TNTT cho trẻ, điều này giúp cho CM dễ dàng hơn trong việc lựa chọn
những nội dung, hình thức GD phù hợp với đặc điểm của con em mình. Trao đổi với
CM trẻ, chúng tôi thấy rằng do việc kết nối với internet dễ dàng và tại gia đình trẻ đều
có những thiết bị kết nối thông minh, vì vậy việc tìm hiểu về thông tin, kiến thức cũng
như các nội dung về GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng là rất
thuận tiện.
Bảng 2.20. Ý kiến của CM trẻ về những khó khăn trong GDKN phòng tránh TNTT
cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng
TT Những khó khăn SL %
1 Khó tạo dựng môi trường mô phỏng tại gia đình 61 67,77
2 Trẻ dễ phân tán sự tập trung, chú ý khi thực hành cùng CM tại gia đình 33 36,66
3 Chưa có biện pháp GDKN phòng tránh TNTT qua trải nghiệm mô phỏng
phù hợp với trẻ
59 65,55
4 CM dạy trẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân 29 32,22
Theo CM, khó khăn nhất trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm
mô phỏng đó là khó tạo dựng môi trường mô phỏng tình huống dễ dàng như ở trường
93
MN. Chị Nguyễn Thu H (Phụ huynh bé Châu. A) cho rằng khi ở trường MN, lớp học sẽ
có đủ các đồ dùng đồ chơi và không gian lớp cũng được thiết kế phù hợp hơn nên việc
GV tạo dựng môi trường mô phỏng tình huống GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ sẽ
thuận tiện hơn khi ở gia đình.
CM trẻ cũng thấy lúng túng trong lựa chọn sử dụng phương pháp GDKN phòng
tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng. CM thường chỉ sử dụng phương pháp
giải thích, trò chuyện với trẻ nhưng CM cũng nhận thấy phương pháp này vẫn chưa
mang lại hiệu quả vì tính tò mò, hiếu động, thích tìm hiểu thế giới xung quanh nên trẻ
vẫn muốn được “làm thử” dù bị nghiêm cấm hoặc đã được giải thích rằng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nguồn tài liệu về dạy KN phòng tránh TNTT dù rất phong phú nhưng thiếu
sự thống nhất (không có tài liệu chính thống), vì vậy CM trẻ gặp một số khó khăn trong
việc lựa chọn nội dung, phương pháp GDKN phòng tránh TNTT phù hợp cho trẻ.
Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình cho thấy:
- Hầu hết CM trẻ đã nhận thức được sự cần thiết của việc GDKN phòng tránh
TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Đã chú trọng đến việc
GDKN nhận diện tình huống dễ gây TNTT cho trẻ, KN xử lý khi gặp tình huống nguy
hiểm và thực hiện giải pháp ứng phó với các tình huống đó.
- Việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ ở gia đình chủ yếu dựa trên kiến thức,
kinh nghiệm đã có của CM hay tham khảo qua một số tài liệu sách, báo, internet. Các
nội dung GDKN phòng tránh TNTT ở gia đình chủ yếu xoay quanh các tình huống dễ
gây TNTT quen thuộc với trẻ ở nhà, biện pháp GD cũng mới chỉ dừng lại ở việc giảng
giải, cung cấp hiểu biết, kiến thức cho trẻ về các tình huống đó. Chưa có nhiều phương
pháp giúp trẻ thực hành rèn luyện các KN phòng tránh TNTT.
2.3.3. Thực trạng kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi
2.3.3.1. Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ xét theo mức độ
Bảng 2.21. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo mức độ
TT Trường Số trẻ Mức độ KN
Tốt Trung bình Thấp
SL % SL % SL %
1 MN 19.5 30 4 13,33 9 30 17 56,66
2 MN Xuất Lễ 30 5 16,66 9 30 16 53,33
3 MN Hoa Hồng 30 3 10 5 16,66 22 73,33
4 Tổng chung 90 12 13,33 23 25,55 55 61,11
Nhìn chung, tại 3 trường MN, số lượng trẻ đạt mức tốt chưa nhiều, thậm chí còn
ở mức tương đối thấp. Mức tốt chiếm tỉ lệ 13,33%; mức trung bình 25,55%; mức thấp
chiếm 61,11%. Thực tế, qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng trẻ có thể nhận diện,
94
phát hiện được các yếu tố nguy cơ gây TNTT trong tình huống cụ thể, có một số KN xử
lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT như tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp tình
huống nguy hiểm, cung cấp được một số thông tin về tình huống nguy hiểm để nhờ giúp
đỡ. Tuy nhiên, số trẻ chủ động, tự tin hành động đúng để giảm thiểu mức độ nguy cơ
gây TNTT còn thấp.
2.3.3.2. Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ xét theo các kĩ năng thành phần
Xét từng KN trong KN phòng tránh TNTT chúng tôi nhận thấy một số điểm như sau:
a) KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT
Bảng 2.22. KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT
của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
TT Trường Số trẻ Mức độ
Cao Trung bình Thấp
SL % SL % SL %
1 MN 19.5 30 16 53,33 12 40 2 6,66
2 MN Xuất Lễ 30 11 36,66 17 56,66 2 6,66
3 MN Hoa Hồng 30 14 46,66 15 50 1 3,33
4 Chung 90 41 45,55 44 48,88 5 5,55
- Từ bảng trên cho thấy KN nhận diện tình huống, yếu tố nguy cơ gây TNTT của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tương đối tốt, có 45,55% trẻ đạt mức cao; 48,88% trẻ ở mức trung
bình; 5,55% trẻ ở mức thấp. Qua khảo sát, chúng tôi thấy cụ thể như sau:
+ Trẻ biết quan sát môi trường xung quanh, nhận diện được những yếu tố nguy
cơ gây TNTT từ những vật dụng thông thường như dao, kéo, đinh ghim, diêm, lửa,
que/gậy nhọn, phích nước sôi, v.v. Ví dụ khi được hỏi: “Bức tranh này vẽ cái gì? Bạn
trong tranh đang làm gì? Cháu thấy hành động của các bạn nhỏ trong bức tranh như
thế nào? (đang nghịch ổ điện, dùng kéo tự cắt tóc, dùng dao cạo râu của bố, v.v.), các
vật dụng này có nguy hiểm không? Tại sao lại gây nguy hiểm, v.v.” thì đa số trẻ mô tả
được những sự vật hiện tượng trong bức tranh, mô tả được những hành động của các
bạn nhỏ trong tranh, nói được những vật dụng có thể khiến trẻ bị nguy hiểm như bị điện
giật, bị bỏng, xước da chảy máu, đứt tay và bày tỏ thái độ không đồng tình với những
hành động nguy hiểm như vậy.
+ Trẻ biết quan sát, nhận diện được những hành động có thể khiến bản thân gặp
nguy hiểm. Qua khảo sát cho thấy, trẻ nhận diện được những nguy hiểm đến từ việc leo
lan can cầu thang, lấy diều bị mắc trên cao, chơi xích đu cao, ngồi bên thành cửa sổ,
đứng trên lan can tàu/ thuyền, v.v. hầu hết trẻ biết đó là hành động nguy hiểm đến bản
thân, có thể bị ngã gây xước da thậm chí gãy tay, chân. Tuy nhiên cũng có trẻ chưa nhận
diện được tình huống đó là nguy hiểm khi trẻ chỉ mô tả được sự việc trong bức tranh
hoặc cho rằng đứng trên cao thả máy bay xuống mới cao, chơi mới thích (P.A, Lớp mẫu
giáo D7, Trường MN 19/5 - Thái Nguyên) hoặc quả bóng ở cao phải đứng lên ghế mới
95
lấy được (M.K, Lớp A3, Trường MN Hoa Hồng - Tuyên Quang), v.v. mà không biết đó
là hành động nguy hiểm. Hay khi đặt tình huống cho nhóm trẻ nhận xét về hành động
của bạn nhỏ đang chơi ở nơi công trường xây dựng đang thi công, bãi đất vắng bên sông,
v.v. thì có những trẻ vẫn không trả lời được hết những nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải
(chẳng hạn chơi nơi công trường đang thi công có thể bị dẫm phải đinh, gạch đá, mảnh
vụn thủy tinh, máy móc rơi/ va vào người.
+ Trẻ phán đoán được hậu quả đến từ những hành động nguy hiểm của bản thân
hoặc của người khác
Khi đưa ra tình huống: Minh nhìn thấy bạn Nam đang bê bát cơm về chỗ ngồi, vì
muốn trêu bạn nên khi Nam gần đến nơi, Minh liền giơ chân ra ngáng đường bạn. Em
thấy nếu bạn làm như vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Em có đồng tình với cách trêu đùa của
bạn Minh không? Trẻ biết được hậu quả của tình huống (bạn bị ngã), tuy nhiên có nhiều
trẻ chưa đưa ra được dự đoán khác như bạn Nam có thể bị bỏng (bát cơm nóng), hoặc
ngã vào những bạn khác trong lớp gây nguy hiểm, v.v.
Tương tự như vậy, khi chúng tôi đưa ra tình huống: Hai bạn rủ nhau chơi đá bóng
ở vỉa hè (Tình huống Vui chơi nơi an toàn), điều gì có thể xảy ra. Đa số trẻ biết rằng có
thể bị nguy hiểm, các phương tiện giao thông có thể va phải bản thân. Tuy nhiên, cũng
có những trẻ chưa biết được ngoài sự nguy hiểm cho bản thân còn có thể gây nguy hiểm
cho người tham gia giao thông vì họ có thể bị ngã xe.
b) KN xử lý khi phát hiện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT
Gồm: KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp tình huống nguy hiểm và KN chủ động
thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả những yếu tố nguy hiểm hoặc giảm
thiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT.
Bảng 2.23. KN xử lý khi phát hiện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT
TT Trường Số trẻ Mức độ
Tốt Trung bình Thấp
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 MN 19.5 30 6 20 11 36,66 13 43,33
2 MN Xuất Lễ 30 3 10 13 43,33 14 46,66
3 MN Hoa Hồng 30 3 10 18 60 9 30
4 Chung 90 12 13,33 42 46,66 36 40
KN xử lý khi phát hiện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi chúng tôi nhận thấy vẫn chưa tốt, chủ yếu là ở mức trung bình và mức thấp (có
13,33% trẻ ở mức độ cao; 46,66% trẻ ở mức trung bình; 40% trẻ ở mức độ thấp). Qua
quan sát những biểu hiện cụ thể, chúng tôi thấy rằng:
96
+ KN đưa ra thông báo khẩn để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp tình huống nguy
hiểm của trẻ còn thấp (trong tình huống cụ thể trẻ còn lúng túng trong việc đưa ra những
thông báo khẩn cấp); KN xác định đối tượng phù hợp nhờ giúp đỡ thì trẻ xử lí tốt hơn
(trẻ biết xác định được ít nhất một đối tượng phù hợp để nhờ giúp đỡ). Ví dụ: Trong tình
huống Nếu không may cháu bị chảy máu ở tay do nghịch vật sắc, cháu sẽ làm như thế
nào? Bé N.A (Lớp D7, Trường MN 19/5 - Thái Nguyên) biết nếu ở lớp có thể gọi cô
giáo hoặc xuống gọi cô y tế, nếu ở nhà sẽ gọi bố mẹ hoặc ông bà.
KN hợp tác đưa thông tin về tình huống nguy hiểm hoặc thông tin về các yếu tố
nguy cơ gây TNTT còn một chút lúng túng: trẻ biết mô tả lại tình huống nguy hiểm cho
người khác biết, đôi khi vẫn cần sự giúp đỡ gợi ý của GV; biết cung cấp một số thông
tin của bản thân như tên, tuổi, trường MN nơi mình học, v.v. Ví dụ trong tình huống
chúng tôi đưa ra: Trẻ đang chơi thì góc phòng học có khói bốc lên hoặc tình huống có
bạn bị ngã xuống nước khi đang chơi bóng gần bờ sông. Trẻ xác định được đối tượng
có thể nhờ giúp đỡ như cô giáo, bố mẹ, ông bà, tuy nhiên cũng có những trẻ đưa ra
những phương án chưa thật sự hợp lí: gọi cho lính cứu hỏa, bác sĩ, chú công an, v.v.
+ Trẻ nhớ được một số thông tin hoặc những số điện thoại cần gọi trong trường
hợp khẩn cấp như 111, 113, 114, 115, v.v. Tuy nhiên ở KN hợp tác, cung cấp thông tin
về tình huống và yếu tố nguy cơ gây TNTT trẻ lại tỏ ra lúng túng khi thể hiện việc đưa
ra thông báo khẩn ngay lúc đó để thông báo cho người khác biết về nguy hiểm; lúng
túng, diễn đạt không rõ ý trong việc cung cấp thông tin về tình huống và yếu tố nguy cơ
gây TNTT, phần lớn trẻ cần đến sự gợi ý của GVMN. Tình huống Không chơi những
vật dụng nguy hiểm, trẻ nhận biết được mối nguy hiểm khi chơi các vật sắc/ nhọn, dự
đoán được hậu quả của tình huống nhưng khi diễn đạt lại sự việc nguy hiểm (bạn bị cây
bút nhọn đâm chảy máu) cho người lớn biết thì vẫn có những trẻ diễn đạt chưa rõ ý và
không đầy đủ nội dung thông tin.
Bảng 2.24. KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả những
yếu tố nguy hiểm hoặc giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
TT Trường Số trẻ Mức độ
Tốt Trung bình Thấp
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 MN 19.5 30 8 26,66 5 16,66 17 56,66
2 MN Xuất Lễ 30 7 23,33 4 13,33 19 63,33
3 MN Hoa Hồng 30 3 10 2 6,66 25 83,33
4 Chung 90 18 20 11 12,22 61 67,77
Nhìn bảng trên có thể thấy KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng
phó hiệu quả những yếu tố nguy hiểm hoặc giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vẫn còn hạn chế, điều này cho thấy từ nhận thức đến KN còn một
97
khoảng cách nhất định. Cụ thể, chỉ có 20% trẻ ở mức độ cao; 12,22% trẻ ở mức trung
bình; 67 % trẻ ở mức thấp. Quan sát những biểu hiện cụ thể, chúng tôi nhận thấy:
- Hành động giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT, khi cho trẻ tình huống: Thỏ
Trắng đi học về, nhìn thấy một sợi dây điện bị đứt, đầu dây rơi thõng xuống mặt đường.
Thỏ Trắng nên làm như thế nào? Tại sao Thỏ trắng nên làm mà không phải là? Hầu
hết trẻ đều trả lời rằng không được sờ, không được lại gần dây điện đó vì có thể bị điện
giật, nhưng cũng có trẻ lại khá do dự trong việc xử lý tiếp theo đó thông báo cho người
lớn biết; cách cung cấp thông tin của trẻ cho người lớn cũng chưa rõ ràng. Hoặc trong
tình huống chơi: các bạn rủ trẻ chơi bịt mắt/ đá bóng/thả thuyền ở gần bờ sông. Các
bạn rủ đi chơi cùng. Trẻ sẽ làm như thế nào. Trẻ có đồng ý đi chơi không? Nếu không
đồng ý sẽ từ chối như thế nào để các bạn hiểu mà không giận? Trẻ cũng đã đưa ra được
phương án đúng đó là sẽ không đi chơi và giải thích được lí do vì sao lại làm như vậy
(M.H, Lớp D7, Trường MN 19/5 - Thái Nguyên: Tớ không đi chơi gần bờ sông đâu, có
thể bị chết đuối đấy). Tuy nhiên cũng có trẻ đưa ra được phương án từ chối bạn nhưng
chưa giải thích cho bạn hiểu rằng không được đi chơi ở những nơi như thế. (T.T, Lớp
A5, Trường MN Xuất Lễ - Lạng Sơn: Tớ không đi đâu, nguy hiểm lắm).
- Hành động ứng phó hiệu quả khi TNTT xảy ra trẻ thực hiện cũng chưa tốt. Tình
huống Ngày chủ nhật của Bống: Bống đi chơi về, chưa rửa tay mà đã cầm thức ăn trên
bàn ăn luôn. Một lúc sau Bống bị đau bụng, cô bé òa khóc. Mẹ Bống chạy đến hỏi han
sự việc. Trẻ có thể nói được hậu quả của việc không rửa tay trước khi ăn, tuy nhiên rất
ít trẻ nhận thức được cần phải chủ động nói cho người lớn biết “Con bị đau bụng”, hoặc
nói rõ ràng hành động của bản thân (đi chơi về không rửa tay mà đã cầ