Luận án Giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam - Nguyễn Văn Vi

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .9

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.9

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .18

1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn

đề luận án tiếp tục giải quyết.22

1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học và hướng tiếp cận nghiên cứu của

luận án .25

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.28

2.1. Khái niệm và đặc điểm của giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân

Việt Nam .28

2.2. Các thành tố cơ bản của giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân

Việt Nam .36

2.3. Sự cần thiết và vai trò của giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân

Việt Nam .53

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân

Việt Nam .59

2.5. Giáo dục pháp luật trong quân đội của một số nước trên thế giới và giá trị

tham khảo trong Quân đội nhân dân Việt Nam .65

Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN

ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM .70

3.1. Sơ lược cơ cấu tổ chức và phương thức giáo dục pháp luật của Quân đội

nhân dân Việt Nam.70

3.2. Thực tiễn triển khai giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

(10 năm gần đây).78

3.3. Những bài học kinh nghiệm và yêu cầu đặt ra từ thực tiễn triển khai giáo

dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.101Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.108

4.1. Quan điểm tăng cường giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân

Việt Nam .108

4.2. Giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt

Nam hiện nay .111

KẾT LUẬN .140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN .143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.145

pdf216 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam - Nguyễn Văn Vi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động không thể thiếu trong kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của các đơn vị. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng quân đội trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế đòi hỏi hoạt động GDPL cần được chuẩn hóa và tăng cường hơn nữa. Việc tăng cường GDPL trong QĐNDVN phải được tiến hành đồng bộ từ việc nâng cao nhận thức của CBCS về vai trò của GDPL trong quản lý bộ đội đến việc đổi mới căn bản cả về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện và chủ thể GDPL trong QĐNDVN. 3.2. Thực tiễn triển khai giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam (10 năm gần đây) 3.2.1. Kết quả và nguyên nhân của các kết quả của giáo dục pháp luật trong Quân đội Nhân dân Việt Nam (10 năm gần đây) 3.2.1.1. Kết quả của giáo dục pháp luật trong Quân đội Nhân dân Việt Nam (10 năm gần đây) Kết quả nghiên cứu của NCS được thực hiện qua 8 cuộc khảo sát với 200 sĩ quan, QNCN (gọi chung là cán bộ) và 600 học viên, chiến sĩ, công nhân quốc phòng (gọi chung là chiến sĩ) của 8 đơn vị quân đội cho thấy, hoạt động GDPL đã đóng vai trò cốt yếu trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, làm thay đổi nhận thức, hành vi pháp lý của CBCS. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhưng GDPL 79 trong QĐNDVN đã có được những chuyển biến tích cực cả về đối tượng, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện vật chất bảo đảm với kết quả cụ thể như sau: - Về đối tượng của GDPL trong QĐNDVN Để đánh giá thực trạng nhận thức của CBCS về vai trò của pháp luật trong quản lý bộ đội, NCS đã đưa ra câu hỏi khảo sát: Theo đồng chí, pháp luật có vai trò như thế nào trong quản lý bộ đội? Kết quả cho thấy: Có 618/800 (77,25%) CBCS được hỏi cho rằng pháp luật có vai trò rất quan trọng, 174/800 (21,75%) CBCS chọn đáp án quan trọng, 07 (0,875%) CBCS cho rằng ít quan trọng và 01 (0,125%) CBCS cho rằng pháp luật không có vai trò quan trọng (xem Biểu đồ 3.2). Biểu đồ 3.2: Thực trạng nhận thức về vai trò của pháp luật trong Quân đội Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy đại đa số CBCS đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội nói chung và trong quản lý bộ đội nói riêng. Đây là một thuận lợi lớn cho công tác GDPL trong QĐNDVN và phần nào cũng phản ánh kết quả của hoạt động GDPL đã làm thay đổi nhận thức cho CBCS về vai trò của GDPL trong Quân đội những năm qua. Mặc dù phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, nhưng đa số CBCS trong QĐNDVN đều tham gia đầy đủ NPL tổ chức hàng tháng. Kết quả khảo sát (câu 6, phụ lục IV) cho thấy có 480/800 (60%) CBCS đã tham gia NPL 12 buổi/1 năm; 320/800 CBCS tham gia dưới 12 buổi/1 năm, trong đó cá biệt có một 80 số công nhân, viên chức quốc phòng ở Bệnh viện 175 và Liên hiệp xí nghiệp Z751 không tham gia được buổi nào vì lý do phải trực ca (xem Biểu đồ 3.3). Biểu đồ 3.3: Thực trạng triển khai Ngày pháp luật trong Quân đội Số liệu từ biểu đồ trên góp phần khẳng định rằng đối tượng GDPL trong Quân đội có ý thức kỷ luật cao. Ngoài ra, tỷ lệ CBCS tham gia Ngày pháp luật ở mức độ cao cũng cho thấy hoạt động GDPL trong Quân đội được triển khai thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. - Về chủ thể giáo dục pháp luật trong QĐNDVN Theo Luật phổ biến, GDPL năm 2012 và Thông tư 42 năm 2016 của BQP quy định về hoạt động phổ biến, GDPL trong Quân đội, các tiêu chuẩn “cứng” để trở thành BCVPL cấp cơ sở bao gồm: Đã tốt nghiệp đại học luật và làm công tác pháp luật 2 năm, hoặc cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác nhưng phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật 3 năm, có thâm niên phục vụ quân đội từ 5 năm trở lên. Ngoài ra còn có những tiêu chuẩn “mềm” khác như phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật, có phương pháp diễn thuyết tốt 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 a) 4 buổi b) 6 buổi c) 12 buổi d)Số khác (3) 144 81 480=60% 95 81 Lực lượng BCVPL là chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động PBGDPL trong Quân đội, vì vậy những tiêu chuẩn nêu trên là cần thiết để chuyên nghiệp hóa và bảo đảm hiệu quả hoạt động PBGDPL trong Quân đội nói riêng và trong cả nước nói chung. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, hiện nay trong 8 đơn vị chỉ có Trường SQKTQS có 2 giảng viên dạy luật có trình độ thạc sĩ luật, các đơn vị còn lại chưa có giáo viên giảng dạy pháp luật hay BCVPL có trình độ cử nhân luật. Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học luật nói riêng và chất lượng của hoạt động GDPL qua mô hình NPL nói chung. Xét riêng về chủ thể thực hiện Ngày pháp luật trong Quân đội, kết quả khảo sát cho thấy: Có 68% chủ thể thực hiện Ngày pháp luật hiện nay là cán bộ chính trị, 9% là cán bộ pháp chế, chỉ có 3% là BCVPL (xem Biểu đồ 3.4). Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng giáo dục của Ngày pháp luật trong Quân đội còn hạn chế, bởi lẽ trong các yếu tố cấu thành của GDPL thì chủ thể GDPL giữ vai trò quyết định đến chất lượng của GDPL. Ngoài ra, việc một tỷ lệ lớn chủ thể thực hiện Ngày pháp luật – một hình thức GDPL quan trọng trong Quân đội – không phải là BCVPL còn phản ánh sự bất cập của hoạt động GDPL trong QĐNDVN so với quy định của Luật PBGDPL và Thông tư 42 năm 2016 của BQP. Xét về hoạt động GDPL nói chung, theo Báo cáo số 12300/BC-HĐ ngày 31/12/2015 của Hội đồng Phối hợp PBGDPL về kết quả công tác PBGDPL năm 2015 của BQP, tính đến năm 2015 toàn quân có 83 BCVPL cấp Trung ương, trên 1.500 Báo cáo viên cấp cơ sở [16, tr. 06]. Số lượng này vẫn còn rất ít so với yêu cầu của hoạt động GDPL trong Quân đội, vì thế đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động này. Thực tế khảo sát của NCS cho thấy, Ở những đơn vị chủ thể có kiến thức chuyên sâu về pháp luật (các BCVPL), nội dung, hình thức, phương pháp GDPL đều tốt hơn, đặc biệt là trong việc xử lý các tình huống mà CBCS nêu ra trên lớp. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ GVPL trong Quân đội. Đây cũng là ý kiến của đại đa số đối tượng được khảo sát trong quá trình thực hiện luận án này (xem Phụ lục III câu hỏi khảo sát số 7). 82 Biểu đồ 3.4: Thực trạng chủ thể giáo dục pháp luật trong Quân đội - Về nội dung GDPL trong QĐNDVN Để bảo đảm chất lượng GDPL, nội dung giáo dục phải phù hợp với đối tượng và thời gian, hình thức, phương pháp giáo dục. Xác định đúng nội dung giáo dục là điều kiện tiên quyết để GDPL có tính thiết thực và hiệu quả. Nội dung quá nhiều, quá phức tạp hay không thiết thực sẽ rất khó lôi cuốn đối tượng, khó thực hiện đối với các chủ thể không có kinh nghiệm, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp. Ngược lại, nội dung quá ít, quá đơn giản hay quá cũ thì sẽ gây nhàm chán. Do đó, để nâng cao chất lượng GDPL, việc lựa chọn, phân bổ nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời kỳ cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên để đảm bảo tính thống nhất, có hệ thống thì việc xác định nội dung GDPL tổng thể chung cho từng tháng, từng năm trong toàn quân cũng rất cần thiết. Kết quả khảo sát (câu 8, phụ lục IV) cho thấy: 367/800 (46%) CBCS cho rằng nội dung GDPL hiện nay của BQP là phù hợp; 159/800 (20%) cho rằng nội dung GDPL hiện nay là quá nhiều; 82/800 (10%) CBCS cho rằng nội dung GDPL hiện nay hơi ít; 192/800 (24%) CBCS cho rằng nội dung GDPL hiện nay là chưa phù hợp (xem Biểu đồ 3.5). Từ những con số này, có thể khẳng định rằng cần đổi mới nội dung GDPL trong Quân đội cho phù hợp hơn với nhu cầu của CBCS trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay. 83 Biểu đồ 3.5: Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật trong Quân đội Cũng liên quan đến nội dung GDPL trong Quân đội, khảo sát của NCS về nhu cầu, lĩnh vực pháp luật mà CBCS quan tâm nhất hiện nay (câu 4), thì thu được kết quả như sau: 593/800 (74%) CBCS quan tâm đến pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; 145/800 (18%) CBCS quan tâm đến pháp luật trong lĩnh vực hình sự, hành chính; 112/800 (14%) CBCS quan tâm đến pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, dân sự; 39/800 CBCS quan tâm đến pháp luật trong lĩnh vực tố tụng, khởi kiện; 50/800 (6,3%) CBCS quan tâm đến pháp luật trong lĩnh vực quốc tế (xem Biểu đồ 3.6). Mặc dù nhiều đơn vị quân đội có một số nội dung công tác liên quan đến lĩnh vực quốc tế (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự đào tạo sinh viên quốc tế Lào, Campuchia, Bệnh viện quân y 175 khám bệnh cho người nước ngoài, Liên hiệp xí nghiệp Z751 xuất khẩu hàng quốc tế) nhưng mới chỉ có 6,3 % CBCS quan tâm đến lĩnh vực pháp luật quốc tế (xem Biểu đồ 3.6). Biểu đồ 3.6: Thực trạng nhu cầu giáo dục pháp luật trong Quân đội 84 Mặc dù chương trình GDPL nói chung và GDPL trong Quân đội nói riêng cần được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, nhằm những mục tiêu khác nhau chứ không chỉ dựa vào nhu cầu và nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu chủ quan của CBCS, song bên cạnh đó cần thấy rằng nhu cầu của CBCS cũng phản ánh nhu cầu của xã hội, và vì vậy cần được cân nhắc, xem xét một cách đầy đủ, nghiêm túc trong quá trình xây dựng chương trình GDPL trong Quân đội. Về học liệu, theo Chỉ thị số 04/2011/QĐ-BQP ngày 20/01/2011 của Bộ trưởng BQP, tài liệu PBGDPL hàng năm do Hội đồng PHPBGDPL Bộ quốc phòng biên soạn và cấp phát miễn phí đến các đầu mối từ cấp trực thuộc BQP đến cấp đại đội, mỗi năm hơn 40.000 cuốn (năm 2016: 40.026 cuốn, xuất bản tháng 4 năm 2016 [26, tr. 01]). Trên cơ sở khung quy định chung của BQP, các đơn vị lựa chọn, sắp xếp nội dung và có thể bổ sung các vấn đề cần thiết tuỳ theo đặc điểm, tình hình của đơn vị. Cách tiếp cận mềm dẻo này có ưu điểm là khiến cho nội dung PBGDPL hàng năm của các đơn vị mang tính thực tiễn và sinh động hơn, tuy nhiên cũng có hạn chế là một số vấn đề quan trọng có thể bị bỏ qua hoặc coi nhẹ bởi một số đơn vị, đặc biệt là các đơn vị hiện còn thiếu vắng sĩ quan có kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Khảo sát của NCS cho thấy bên cạnh những quy định, mềm dẻo, linh hoạt về nội dung PBGDPL cho các đơn vị, Hội đồng PHPBGDPL Bộ quốc phòng cần xác định những nội dung quan trọng có tính chất bắt buộc với mọi đơn vị, cho mọi đối tượng GDPL trong Quân đội. Đặc biệt, cần bổ sung các nội dung liên quan đến luật quốc tế, trong đó bao gồm luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế (cho mọi đối tượng) và luật biển quốc tế (cho lực lượng hải quân). Điều này là bởi trong xu thế hội nhập hiện nay, quân đội đã và đang tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế cũng như có thể phải xử lý những tranh chấp phức tạp trên đất liền và trên biển với các nước láng giềng. - Về hình thức GDPL trong QĐNDVN Việc xác định đúng, đủ nội dung cho từng đối tượng là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục tiêu của GDPL. Tuy nhiên nội dung GDPL không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của đối tượng GDPL mà phải qua những hình 85 thức truyền tải thông tin, các cách thức, biện pháp và phương tiện tác động phù hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng. Nói cách khác, chất lượng GDPL phụ thuộc không chỉ vào sự phù hợp của nội dung GDPL mà còn vào hình thức, phương pháp, phương tiện tiến hành GDPL. GDPL trong QĐNDVN những năm qua được tiến hành theo các hình thức tương đối phong phú sau đây: (1) Học tập pháp luật theo chương trình chính khoá hàng năm bằng hình thức lên lớp, thảo luận, kiểm tra trong các nhà trường quân đội; (2) Tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được tổ chức trong phạm vi toàn quân và từng đơn vị như thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Luật Giao thông đường bộ, Luật Lao động;(3) Tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án luật: Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Quốc phòng 2018; (4) Tổ chức các buổi diễn đàn, hái hoa dân chủ, các buổi biểu diễn, giao lưu văn nghệ về các chủ để pháp luật, tập xử lý các tình huống pháp lý xảy ra trong cuộc sống; thi tìm hiểu pháp luật “À ra thế” do Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; (5) Tự nghiên cứu theo hướng dẫn (đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi...) về các nội dung liên quan đến pháp luật; (6) GDPL qua mô hình “Mỗi tuần một điều luật” ở một số đơn vị. Bên cạnh đó, hoạt động duy trì Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội và việc xử lý vi phạm kỷ luật của chỉ huy các đơn vị cũng có thể xem là những hình thức GDPL có hiệu quả trong các đơn vị hiện nay. Các hình thức GDPL nêu trên được sử dụng tương đối linh hoạt tuỳ theo khả năng của chủ thể thực hiện và nhu cầu cũng như khả năng tiếp thu của đối tượng GDPL. Nhiều hình thức giúp cho đối tượng dễ hiểu, dễ nhớ hơn các quy định pháp luật (thi tìm hiểu, sân khấu hóa). Mỗi hình thức GDPL nêu trên đều có tác dụng giúp cho CBCS nâng cao nhận thức, hình thành văn hoá pháp lý, giáo dục tình cảm, niềm tin và ý thức tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, qua khảo sát của NCS (câu 5) cho thấy mới chỉ có 226/800 (28,3%) CBCS có được kiến thức pháp luật qua mô hình NPL (mặc dù như đã đề cập ở mục trên, số buổi tham gia NPL của các đối tượng này ít nhất là 24 buổi). Có 222/800 (27,5%) CBCS trả lời họ có được kiến thức pháp luật như hiện nay là do được đào tạo từ các nhà trường ở bậc phổ thông (trong đó chủ yếu là lực lượng 86 chiến sĩ và công nhân viên quốc phòng vì chưa học ở bậc đại học). Có 210/800 (26,3%) CBCS có được kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hầu hết đối tượng khảo sát là sĩ quan và hạ sĩ quan trả lời họ có được kiến thức pháp luật như hiện nay là do được đào tạo từ các nhà trường quân đội 416/800 (52%) (Biểu đồ 3.7). Qua đây cho thấy hoạt động GDPL trong các nhà trường quân đội có vị trí rất quan trọng trong công tác GDPL trong toàn quân. Điều này đòi hỏi BQP cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho công tác GDPL trong các nhà trường quân đội. Biểu đồ 3.7: Thực trạng phương thức giáo dục pháp luật trong Quân đội Từ những số liệu trong biểu đồ trên, có thể thấy sự cần thiết phải đồng thời duy trì và bổ sung các hình thức GDPL trong Quân đội để phù hợp với tính chất đa dạng của đội ngũ CBCS. Đối với đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan, cần củng cố, nâng cao chất lượng GDPL chính khóa trong các nhà trường quân đội, bởi lẽ trong thực tế đây được xem là cách thức GDPL có hiệu quả đối với nhóm đối tượng này (xem phụ lục IV, kết quả khảo sát, câu hỏi số 5). - Về phương pháp GDPL trong QĐNDVN Phương pháp GDPL là cách thức biện pháp thực hiện hoạt động GDPL. Đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GDPL trong các đơn vị hiện nay. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vô cùng nhanh chóng, việc cải tiến, đổi mới cách thức biện pháp GDPL là rất cần thiết. Đổi mới phương pháp 87 GDPL về bản chất chính là thay đổi cách truyền thụ một chiều theo kiểu thầy đọc trò chép bằng những hình thức đa dạng, phong phú và sinh động, qua đó không chỉ nhằm trang bị kiến thức pháp luật mà còn để giáo dục cả kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử đúng pháp luật cho người học. Đổi mới phương pháp GDPL chính là để đáp ứng tốt hơn mục tiêu yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập của đất nước. Đổi mới phương pháp GDPL trong QĐNDVN không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại mà còn nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương số 29 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Biểu đồ 3.8: Thực trạng phương pháp giáo dục pháp luật trong Quân đội Qua khảo sát (câu 10) của NCS, có 265/800 (33%) CBCS cho rằng phương pháp GDPL của các BCV ở các đơn vị quân đội là hấp dẫn, lôi cuốn; 420/800 (52,5%) CBCS cho rằng phương pháp GDPL của các BCV ở các đơn vị đang ở mức độ bình thường; 95/800 (11,9%) CBCS cho rằng phương pháp GDPL của các BCV ở các đơn vị là chưa hay (xem Biểu đồ 3.8). Kết quả nêu trên phù hợp với kết quả phỏng vấn, trao đổi trực tiếp của NCS với một số giáo viên giảng dạy pháp luật của các nhà trường quân đội, trong đó cho thấy, do thời gian bố trí cho từng bài học ít, nội dung kiến thức bài học quá dài nên hầu hết giáo viên vẫn đang giảng dạy theo cách thức truyền thống mà chưa áp dụng 0 100 200 300 400 500 a) Hấp dẫn, lôi cuốn b)Bình thường c) Chưa hay d) Ý kiến khác (khó hiểu) 188 164 33 15 77 256 62 5 265 420 95 20 Khối nhà trường Khối đơn vị Tổng số 88 nhiều các phương pháp giáo dục tích cực. Mặt khác, do bị ràng buộc bởi nội dung chương trình môn học pháp luật đã được cấp trên quy định cụ thể là bao nhiêu tiết lý thuyết, bao nhiêu tiết thảo luậnnên nhiều giáo viên cảm thấy khó khăn và ngần ngại trong việc đổi mới phương pháp cũng như hình thức GDPL. Đi sâu hơn vào chi tiết, hiện nay, ở 8 đơn vị quân đội được NCS khảo sát, có 618/800 (77,3%) CBCS cho rằng các BCV pháp luật thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình; 221/800 (27,61%) BCV sử dụng thường xuyên phương pháp trao đổi; 240/800 (30%) CBCS cho rằng BCV thường sử dụng phương pháp tự nghiên cứu tài liệu; 198/800 (24,8%) CBCS cho rằng BCV thường xuyên sử dụng phương pháp xử lý tình huống; 107/800 (13,4%) CBCS cho rằng BCV thường xuyên sử dụng phương pháp sơ đồ hóa; chỉ có 233/800 (29,1%) CBCS cho rằng BCV thường xuyên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Kết quả trên cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong GDPL của Quân đội còn chưa nhiều. Các giáo viên và BCV pháp luật trong Quân đội hiện chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình hoặc thuyết trình kết hợp với một vài phương pháp khác. Có 281/800 (35,1%) BCV thỉnh thoảng có sử dụng phương pháp xử lý tình huống; 195/800 (24,4%) BCV thỉnh thoảng sử dụng phương pháp sơ đồ hóa, 274/800 BCV thỉnh thoảng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Đã có một số giáo viên vận dụng phương pháp xử lý tình huống pháp luật, phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy pháp luật (xem phụ lục III, câu hỏi khảo sát số 11). Biểu đồ 3.9: Thực trạng phương pháp thuyết trình 89 Do chưa có kiến thức pháp luật chuyên sâu lại thiếu điều kiện tiếp xúc với thực tiễn nên chỉ có rất ít BCVPL biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn (phương pháp xử lý tình huống, đóng vai) trong bài giảng của mình; số BCV còn lại chủ yếu nặng về lý thuyết. Hoạt động GDPL trong các đơn vị hiện nay chủ yếu vẫn mang tính chất truyền thụ lý thuyết và giới thiệu các văn bản pháp luật. BCV chưa đưa người học vào các tình huống pháp luật cụ thể trong đời sống xã hội vì thiếu kiến thức thực tiễn. Các BCV thường lúng túng trong việc giải thích các tình huống pháp luật cụ thể cho CBCS. Điều này đã làm giảm sút đáng kể chất lượng của công tác GDPL hiện nay trong QĐNDVN. Việc đa số BCVPL trong các đơn vị quân đội hiện vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ngoài các nguyên nhân liên quan đến thời lượng và thiết kế chương trình GDPL chưa phù hợp, việc này còn do trình độ của BCVPL còn hạn chế; công tác bảo đảm cho dạy, học chưa tốt, giáo trình, tài liệu, phương tiện giáo dục hiện đại còn thiếu. - Về phương tiện vật chất bảo đảm cho GDPL trong QĐNDVN Theo Báo cáo số 99/BC-BTP ngày 31/3/2017 của Bộ Tư pháp về việc sơ kết 3 năm thi hành Luật Phổ biến GDPL năm 2012: “Kinh phí chi cho hoạt động PBGDPL của cả nước (trong đó bao gồm kinh phí chi cho hoạt động PBGDPL trong Quân đội) năm 2015 là 49.667.288.000 đồng, năm 2016 là 112.760. 903.057 đồng” [30, tr. 14]. Còn theo Báo cáo số 100/BC-BTP ngày 31/3/2017 của Bộ Tư pháp về việc Tổng kết thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX “Kinh phí thực hiện đề án 7 (đề án này hiện đang được tiếp tục thực hiện đến năm 2022) về việc tăng cường phổ biến GDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2016 do Bộ Quốc phòng chủ trì là 140 tỷ đồng”[31, tr. 12]. Số liệu từ hai báo cáo này cho thấy, mặc dù kinh phí Nhà nước chi cho hoạt động PBGDPL nói chung, hoạt động PBGDPL trong Quân đội nói riêng liên tục tăng, song xét về tổng số thì đây là số tiền chưa lớn, chưa tương xứng với nhu cầu ngày càng cao của hoạt động GDPL trên cả nước và trong Quân đội. 90 Do kinh phí hạn hẹp nên mặc dù hầu hết các đơn vị quân đội hiện đã được đầu tư những thiết bị nghe nhìn như máy chiếu, micro, loa đài, máy tínhsong số lượng và chất lượng các trang, thiết bị giảng dạy này vẫn còn hạn chế so với yêu cầu. Bên cạnh đó, kinh phí được cấp cho các hoạt động GDPL của các đơn vị quân đội chỉ đủ để tổ chức những chương trình chính khoá và các Ngày pháp luật, chưa có kinh phí chi cho những hoạt động ngoại khoá như thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa, tiểu phẩm, phiên tòa giả định trong khi thực tế đã chứng tỏ đây là những hình thức GDPL có tính hiệu quả cao trong việc thay đổi nhận thức và ý thức pháp luật của CBCS. - Về kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật Kết quả GDPL là cơ sở quan trọng nhất phản ánh hiệu quả của hoạt động này. Theo nghĩa rộng, kết quả GDPL không chỉ được thể hiện qua kết quả học tập mà còn qua sự chuyển biến trong nhận thức và hành động tuân thủ pháp luật của CBCS trong các đơn vị trong toàn quân. Theo nghĩa cụ thể, kết quả GDPL trong Quân đội thể hiện qua những yếu tố sau đây: Kết quả giảng dạy môn học pháp luật trong các nhà trường quân đội: Khảo sát của NCS về kết quả giảng dạy môn học pháp luật trong bốn nhà trường quân đội cho thấy như sau: (1) Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí (TQK): Theo Báo cáo số 907/BC-TQK ngày 20/7/2015 của Nhà trường, kết quả học tập học phần GDPL 54 tiết và 10 tiết Phòng, chống tham nhũng như sau: Bảng 3.1: Kết quả GDPL của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí Năm QS SX G K TB Y K+G Tỷ lệ (%) 2011 26 0 2 10 14 0 12 46,15 2012 48 0 14 21 13 0 35 72,91 2013 30 0 7 10 13 0 17 56,66 2014 94 0 40 50 4 0 90 95,74 2015 30 0 5 15 10 0 20 66,67 91 (2) Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung (TCKTMT) Theo Báo cáo số 2101/BC-TCKTMT ngày 07/4/2016 của Nhà trường về kết quả thực hiện giảng dạy các môn KHXH-NV và phòng, chống tham nhũng, kết quả môn học GDPL của các lớp như sau (xem Bảng 3.2): Bảng 3.2: Kết quả GDPL của Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung Năm QS SX G K TB Y K+G Tỷ lệ (%) 2013 22 0 9 8 5 0 17 77,30 2014 19 0 3 10 6 0 13 68,42 2015 25 0 8 12 5 0 20 80,00 (3) Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô (CĐCNKTOT) Theo Báo cáo số 737/BC-CĐCNKTOT ngày 19/6/2015 của Nhà trường, về kết quả giảng dạy các môn KHXH-NV và phòng, chống tham nhũng như sau: Bảng 3.3: Kết quả GDPL của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô Khóa Tổng HV ĐYC Khá Giỏi K.đạt SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) K32 dân sự 16 12 75.00 3 18.75 4 25.0 K31 Công an 46 46 100.0 20 43.48 1 2.17 K32 Công an 25 25 100.0 5 20.00 K32 CL TCKT Ô tô 44 44 100.0 22 50.00 2 4.54 K33 CL TCKT TNĐ 44 44 100.0 28 63.64 3 6.82 K33 Trung cấp Ô tô 24 21 87.50 2 8.33 3 12.50 K33 Trung cấp TNĐ 25 25 100.0 6 24.00 1 4.00 K34 CL TCKT Ô tô 27 26 96.3 13 48.15 2 7.41 1 3.70 K35 CL TCKT TNĐ 28 28 100.0 13 46.43 3 10.71 Tổng 279 271 97.13 112 40.14 12 4.30 8 2.87 (4)Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Đại học Trần Đại Nghĩa) Theo Báo cáo số 414/BC-SQKTQS ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (SQKTQS), trong năm học 2013 đến 2015, môn học NNPL đã giảng dạy 2 khóa SQKT bậc đại học (khóa 01 và 02) với 248 học viên [133]. Kết quả cụ thể như sau (xem Bảng 3.4). 92 Bảng 3.4: Kết quả GDPL của Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Đối tượng SX (%) Giỏi (%) Khá (%) K+G (%) TBK (%) TB (%) Yếu (%) Ghi chú ĐH 0 4,44 44,76 49,20 38,30 12,50 0 TC 0 8,64 38,27 46,91 41,36 11,73 0 Những số liệu thống kê nêu trên cho thấy kết quả môn học GDPL của các nhà trường khác nhau là không giống nhau. Trong đó, các trường đào tạo cho đối tượng học viên trung cấp (3 trường) có kết quả cao hơn đối tượng trung cấp và đại học ở Trường SQKTQS. Đây có vẻ là một nghịch lý, bởi lẽ các trường đào tạo trung cấp đều chưa có giáo viên chuyên luật như ở Trường SQKTQS. Theo khảo sát của NCS, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do hình thức thi. Hiện tại, hình thức thi của môn GDPL ở Trường SQKTQS là trắc nghiệm trên máy tính 60 phút với 60 câu hỏi được tính 60/100 điểm (máy tính tự tính thời gian, đảo câu hỏi, đáp án và chấm điểm khi kết thúc bài thi) và một câu hỏi tự luận 30 phút với 40/100 điểm. Trong khi đó, các Trường TCKTMT, TCQK và CĐCNKTOT tổ chức thi hết môn học GDPL theo hình thức tự luận với thời gian 60 đến 90 phút. Mặc dù Trường Trung cấp Quân khí (Vĩnh Yên) có thi bằng hình thức trắc nghiệm trên giấy, bài thi kéo dài 45 phút với 40 câu hỏi trắc nghiệm không trùng nhau giữa các đề thi. Việc chấm bài thi tự luận được xem là mang nặng tính chủ quan của giáo viên, trong khi đáp án chưa được xây dựng hoàn chỉnh để làm chuẩn chấm điểm, nên điể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_phap_luat_trong_quan_doi_nhan_dan_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan