MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.5
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh .5
1.2. Một số công trình khoa học liên quan đến giáo dục tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh .14
1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra để luận án
tiếp tục nghiên cứu .20
Chương 2: TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH – NỘI DUNG, SỰ CẦN
THIẾT VÀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN .22
2.1. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. 22
2.2. Sự cần thiết giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay. 62
2.3. Hệ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. 67
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO
DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM.77
3.1. Thực trạng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các
trường đại học ở nước ta hiện nay . 77
3.2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
cho sinh viên. 104
Chương 4: GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -
PHƯƠNG HƯỚNG, VÀ CÁC GIẢI PHÁP.112
4.1. Phương hướng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
các trường đại học. 112
4.2 Giải pháp giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các
trường đại học. 117
KẾT LUẬN .142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .146
PHỤ LỤC.156
176 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chí,
những chỉ số trọng tâm để đề tài đi vào đánh giá, khảo sát thực trạng công tác giáo
dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại học ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 2
Nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận quan trọng để đi
vào nghiên cứu việc giáo dục tư tưởng này cho sinh viên các trường đại học ở nước
ta hiện nay. Trong chương này, luận án đã đi vào làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án bước đầu đã đưa ra và làm rõ nội hàm khái niệm “Tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh” và khái niệm “Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho
sinh viên các trường đại học”.
75
Thứ hai, khẳng định tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ
sở kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: một là, truyền thống nhân ái của dân tộc nổi bật
là tinh thần yêu thương con người, yêu thương đồng loại, tinh thần khoan dung, yêu
chuộng hòa bình. Đây là cơ sở tiền đề để hình thành nên tư tưởng nhân văn của Người;
hai là, các giá trị tinh hoa nhân loại về lòng nhân ái, trong đó nổi bật là thuyết “Nhân”,
thuyết “Kiêm ái” của Nho giáo, nhân sinh quan nhân văn của Phật giáo, tư tưởng đề cao
con người trong văn hóa Phục hưng, thời kỳ Ánh sáng, tư tưởng tự do, dân chủ trong
cách mạng tư sản thế kỷ XVIII; ba là, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản với mục tiêu hướng
đến giải phóng triệt để con người trên toàn thế giới khỏi áp bức, bóc lột. Đây là cơ sở
quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Thứ ba, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được biểu hiện trên các nội dung sau:
một là, quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và bản chất của con người. Trong
quan niệm của Hồ Chí Minh khái niệm con người dùng để chỉ những con người cụ
thể như gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào cả nước, loài người. Bản chất
của con người mang tính xã hội, nó được hình thành bởi sự tác động của các quan hệ
xã hội; hai là, tình yêu thương con người. Đó là tình yêu thương dành cho những
người cùng khổ trong xã hội, gắn liền với tình yêu thương là phải đấu tranh giải phóng
con người, tạo điều kiện cho con người phát triển; ba là, tinh thần khoan dung rộng
lớn. Đó là tinh thần khoan dung rộng lớn với nhân dân, với những người lầm đường
lạc lối, khoan dung với kẻ thù, tính nhân văn trong tư tưởng bạo lực cách mạng; bốn
là, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Giải phóng triệt để con
người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người là mục tiêu cao nhất của cách mạng,
mục tiêu này được thực hiện bằng sự nỗ lực của chính bản thân con người với tất cả
sức mạnh vật chất và tinh thần của mình; năm là, thực hiện chiến lược “trồng người”.
Coi con người là vốn quý nhất trong xã hội, là lực lượng có sức mạnh to lớn, là nhân
tố quyết định sự thành công của cách mạng, do vậy phải chăm lo, bồi dưỡng phát
triển con người cho sự nghiệp cách mạng, trong đó giáo dục là biện pháp quan trọng
hàng đầu để thực hiện thắng lợi chiến lược.
Thứ tư, việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh Việt Nam hiện
nay là rất cần thiết, nhằm: đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn lao động toàn diện
76
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từ đòi hỏi khách quan của quá
trình đổi mới giáo dục đại học ở nước ta; nhằm đáp ứng chính đòi hỏi nội sinh trong
sự pháp triển và hoàn thiện nhân cách của sinh viên.
Thứ năm, bước đầu xây dựng hệ tiêu chí để đánh giá chất lượng của hoạt động
giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong các trường đại học. Chất lượng của
hoạt động này được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: tiêu chí về chất lượng chủ thể
của quá trình giáo dục; tiêu chí các yếu tố tham gia vào quá trình giáo dục tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh; tiêu chí đánh giá về kết quả của quá trình giáo dục tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh.
Đó là những nội dung cơ bản những vấn đề về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
được luận án nghiên cứu, tìm hiểu trong nội dung chương 2. Việc giáo tư tưởng này
được thực hiện như thế nào cho sinh viên trong các trường đại học sẽ được luận án
tiếp tục làm rõ trong chương tiếp theo.
77
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
3.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1.1. Một vài đặc điểm về mẫu khảo sát của đề tài
3.1.1.1. Đặc điểm của địa bàn khảo sát
Từ phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả luận án đã lựa chọn địa bàn khảo
sát là khu vực miền Bắc. Đây là khu vực tập trung nhiều trường đại học với khối
lượng sinh viên đông nhất của cả nước. Về cách thức tiến hành khảo sát thực tế, để
đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận án đã tiến hành khảo
sát thông qua phiếu điều tra thực tế cho 1.120 sinh viên, 108 phiếu hỏi cho giảng viên
trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Tỉ lệ sinh viên được phân theo mẫu điều tra khá đồng đều. Đồng đều trên khu
vực địa bàn được chọn khảo sát và đồng đều ở số lượng sinh viên được hỏi trên mỗi
khu vực.
Về cơ cấu trường đại học: Sinh viên từ 15 trường đại học tham gia vào mẫu
điều tra. Số trường và số sinh viên đảm bảo đúng tiêu chí chọn mẫu trong điều tra xã
hội học: tính ngẫu nhiên và tính đại diện. Số trường được chọn đảm bảo đại diện cho
các khu vực của miền Bắc. Số sinh viên được chọn tham gia vào mẫu điều tra đủ đại
diện cho các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật; khoa học xã hội nhân văn; và khoa
học quân sự. Các trường khảo sát cụ thể là: Đại học Xây dựng, đại học Giao thông
Vận tải, đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đại học Sư
phạm Hà Nội, đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đại học Chính trị, đại học Công nghiệp
Quảng Ninh, đại học Hải Phòng, đại học Sư phạm đại học Thái Nguyên, đại học Tây
Bắc, đại học Y dược thái Bình, đại học Vinh.
78
3.1.1.2. Đặc điểm về nhân khẩu học
Về đặc điểm của nhân khẩu học của nhóm sinh viên tham gia trong mẫu điều
tra (biểu đồ 3.1) cho thấy có 58,4% sinh viên là nữ, số lượng nam sinh viên ít hơn
41,6%. Cơ cấu này phù hợp với số liệu thống kê về cơ cấu giới tính trong đào tạo đại
học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt ở những trường khoa học xã hội và
nhân văn thì số lượng nữ sinh viên chiếm tỉ số % cao hơn so với nam sinh.
Biểu đồ 3.1: Giới tính người trả lời
Về vị trí, nhiệm vụ đảm nhiệm trong lớp của nhóm sinh viên tham gia trong
mẫu điều tra là có 84,6% số sinh viên là thành viên bình thường ở trong lớp, có 15,4%
số thành viên trong lớp tham gia công tác trường, lớp, đoàn thể như ban chấp hành
Đoàn trường, Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn. Đây là một tỉ lệ khá cao số
sinh viên tham gia vào các vị trí trong trường, lớp.
Biểu đồ 3.2: Vị trí, nhiệm vụ trong đơn vị lớp, trường
41,6%
58,4%
Nam Nữ
6.69% 5.71%
3%
84.60%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
Cán bộ lớp Cán bộ Đoàn ở lớp Cán bộ Đoàn
trường
Sinh viên bình
thường
79
Về cơ cấu đoàn thể: Biểu đồ 3.3 cho thấy, các sinh viên đều tham gia các tổ
chức đoàn thể. Họ đều là những đoàn viên, một số sinh viên suất sắc, chịu khó rèn
luyện, tu dưỡng để được đứng trong hàng ngũ của Đảng
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu đoàn thể
Về nơi ở hiện tại của sinh viên trong mẫu phiếu điều tra là khá đa dạng: ở cùng
bố mẹ, ở ký túc xá, thuê nhà trọ và một số phương án khác như ở nhà người quen.
Biểu đồ 3.4: Nơi ở hiện nay của sinh viên
Kết quả khảo sát thu được từ hoạt động điều tra thực tế là một cơ sở quan trọng
để luận án đi vào đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh cho sinh viên trong các trường đại học ở nước ta hiện nay.
15.30%
30.50%
47.50%
6.60%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%
50.00%
Nhà của bố mẹ Ký túc xá Nhà trọ Nới khác
60.20%
11.70%
4.80%
11.20%
4.40%
7.70% Đoàn viên
Hội viên Hội sinh viên
Thanh niên tình nguyện
Sinh viên bình thường
Đảng viên
Cảm tình đảng
80
3.1.2. Thực trạng
Thực trạng của hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh
viên trong các trường đại học đó là những thành tựu đạt được và những hạn chế còn
tồn tại trên một số mặt cơ bản trong hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh cho sinh viên trong các trường đại học. Trong khuôn khổ đề tài luận án, tác giả
tập trung vào đánh giá thực trạng của hoạt động này trên một số mặt cơ bản như: chất
lượng của các chủ thể giáo dục trong nhà trường; chất lượng các yếu tố tham gia vào
quá trình giáo dục và những kết quả đạt được của quá trình giáo dục tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại học ở nước ta hiện nay.
3.1.2.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân
* Thành tựu
- Thứ nhất, về chất lượng của các chủ thể giáo dục
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục đã rất quan tâm,
chú trọng tới giáo dục và đào tạo, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cho các tầng lớp nhân dân nói chung và giáo dục tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh nhằm thuấn nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ
Chí Minh, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng
của mỗi người để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở
thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Trên tinh thần đó, Đảng, Nhà
nước và ngành giáo dục đã yêu cầu phải đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
các môn khoa học Mác – Lênin, tiến hành biên soạn giáo trình mới về các bộ môn
khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để có tài liệu giảng dạy thống nhất
trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng học tập, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho
sinh viên trong cả nước. Việc coi trọng hoạt động giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng của
Đảng, Nhà nước, của Ngành giáo dục đã tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động
của các chủ thể giáo dục trong các trường đại học.
Sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng hoạt động giáo dục tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh cho sinh viên của bộ phận lãnh đạo, cán bộ quản lý trong các
81
trường đại học đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động
này trong các trường đại học ở nước ta. Từ việc nhận thức đó, Ban Giám hiệu, lãnh
đạo quản lý các Khoa, Phòng, Ban các trường đại học luôn quan tâm, chỉ đạo đến các
hoạt động dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
cuộc vận động, cuộc thi liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh với các hình thức sinh động, phong phú sẽ lôi
cuốn được đông đảo sinh viên tham gia tìm hiểu về tư tưởng và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức. Do đó, các trường đã
thường xuyên chỉ đạo việc triển khai tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên
trong toàn trường. Cùng với đó là việc lôi cuốn sinh viên tham gia vào tìm hiểu,
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với những hình thức đa dạng, phong phú đã được
nhiều trường quan tâm thông qua việc triển khai, tổ chức cuộc thi Olympic các môn
khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thường xuyên hàng năm cho sinh viên.
Bảng 3.1: Thống kê các trường ĐH, CĐ trong cả nước triển khai cuộc
thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
TT Năm học
Số trường triển khai
cuộc thi
Số lượng sinh viên
tham gia
1 2014-2015 359 355.140
2 2015-2016 352 541.674
Nguồn: [37], [38].
Sự quan tâm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong các trường đại học đến
công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh nói riêng thông qua việc thường xuyên chỉ đạo, tổ chức các cuộc vận động học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cuộc thi Olympic các môn khoa
học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học đã góp phần
quan trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại học.
Đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đã không ngừng nâng cao nhận
thức, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu sự
82
nghiệp giáo giáo dục, đào tạo nói chung và giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
nói riêng trong các trường đại học. Theo khảo sát có 67,8% số giảng viên được hỏi
khẳng định rất cần thiết phải giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
trong bối cảnh hiện nay và 16,5% cho rằng là cần thiết. Việc nhận thức đó làm cho
các giảng viên trong quá trình giảng dạy đã thấy trách nhiệm của mình trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên, từ đó
họ đã chủ động, sáng tạo trong quá trình giáo dục, biết lồng ghép các nội dung giáo
dục vào trong bài giảng của mình khi giảng bài cho sinh viên.
Chất lượng của hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh
viên trong các trường đại học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các chủ thể giáo
dục trong nhà trường, trong đó đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giảng viên trực tiếp
tham gia vào hoạt động giáo dục – giảng viên lý luận chính trị. Chất lượng của đội
ngũ giảng viên trong hoạt động giáo dục được thể hiện ở: phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống; năng lực chuyên môn.
Về trình trình độ chuyên môn: các trường đại học luôn tạo điều kiện để đội
ngũ giảng viên lý luận chính trị được tham gia vào hoạt động học tập nâng cao trình
độ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Do vậy, số lượng giảng viên lý luận chính trị
trong các trường đại học có trình độ sau đại học ngày càng đông. Tại các trường đại
học được đề tài tiến hành khảo sát, giảng viên lý luận chính trị có trình độ sau đại học
chiếm 85,8% tổng số giảng viên. Bên cạnh đó, các trường đại học luôn tạo điều kiện
để đội ngũ giảng viên lý luận chính trị được tham gia vào các chương trình tập huấn,
bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức theo chuyên đề do Bộ giáo dục, Ban Tuyên
giáo Trung ương tổ chức. Theo khảo sát thực tế của luận án, có 95,8% các trường đại
học thường xuyên cử các giảng viên lý luận chính trị tham gia vào các lớp tập huấn
hè do Bộ giáo dục kết hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hàng năm. Điều
này làm cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học không chỉ
nâng cao trình độ chuyên môn mà còn giúp họ cập nhật những kiến thức, những chủ
trương mới của Ngành, của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục đào tạo, trong đó
có công tác giáo dục sinh viên.
83
Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giảng viên: đây là một
yếu tố giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng, bởi tấm gương sáng về
đạo đức, nhân văn, lối sống của chính các giảng viên có tác động tích cực đến việc
rèn luyện của sinh viên. Do vậy, các trường đại học đã luôn chú ý đến công tác giáo
dục, bồi dưỡng, phát huy tinh thần tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống của giảng viên.
Điều này đã làm cho chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường
đại học được nâng cao, họ luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; không hoang
mang dao động về chính trị tư tưởng; tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước,
có bản lĩnh chính trị nhạy bén; không ngừng trau dồi, củng cố và phát triển đạo đức
cách mạng, thấm nhuần ý thức về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tích cực
tham gia vào các hoạt động xã hội vì cộng đồng... Khảo sát thực tế tại các trường đại
học cho thấy, tỉ lệ giảng viên lý luận chính trị là đảng viên chiếm 75,6%, trong đó
giảng viên lý luận chính trị có trình độ lý luận cao cấp hoặc tương đương cao cấp
chiếm 35,8% số giảng viên. Có 60,5% số giảng viên lý luận chính trị đã từng tham
gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nguyện vì cộng đồng, trong đó 27.2%
giảng viên thường xuyên tham gia các hoạt động trên. Những kết quả trên về phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị đã góp phần
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh cho sinh viên, bởi các thầy cô là tấm gương sáng về đạo đức, nhân văn để
sinh viên noi theo rèn luyện.
Đối với sinh viên trong các trường đại học, các em vừa là đối tượng của hoạt
động giáo dục, nhưng đồng thời các em cũng là chủ thể của hoạt động giáo dục khi
các em biết phát huy vai trò tự giáo dục trong nhà trường. Trong những năm qua,
Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục nước nhà, làm cho mặt bằng chung chất lượng sinh viên đầu vào của các trường
đại học được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo của các trường đại học trong cả nước.
Các tổ chức Đoàn thể, trong nhà trường đã phát huy tốt vai trò của mình trong
các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống cho sinh viên, từng
84
bước trở thành môi trường sinh hoạt lành mạnh giúp sinh viên tiếp nhận được những
lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh
niên, Hội Sinh viên trong các trường đại học đã tạo ra sức hút lớn đối với sinh viên
thông qua các phong trào tình nguyện vì cộng đồng, các hoạt động nhân đạo, từ thiện,
các phong trào nghiên cứu khoa học Theo khảo sát thực tế của tác giả luận án, có
đến 68,7% sinh viên được hỏi thích tham gia các hoạt động đoàn thể bởi các hoạt
động của Đoàn Thanh niên sôi nổi, hiệu quả và thiết thực, đội ngũ cán bộ đoàn đã thể
hiện được năng lực và khả năng thu hút sinh viên trong tổ chức các hoạt động. Với
các hoạt động ngoại khóa của các tổ chức Đoàn thể, đã làm cho việc giáo dục chính
trị tư tưởng trở nên không khô khan, cứng nhắc và phù hợp với sở thích của sinh viên.
Đây chính là những kết quả quan trọng mà các tổ chức Đoàn thể trong các trường đại
học đã phát huy được trong hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng nói chung và giáo
dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng trong các trường đại học ở nước ta.
- Thứ hai, chất lượng các yếu tố tham gia vào hoạt động giáo dục được nâng
lên.
Về xây dựng chương trình môn học.
Chương trình môn học không chỉ là yếu tố cốt lõi, cơ bản của quá trình dạy
học, mà còn tạo nên nội dung cơ bản của hoạt động dạy của giảng viên, tác động đến
việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Việc xây dựng chương
trình môn học trong các trường đại học phải phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại
học ở nước ta hiện nay, ngoài việc giúp trang bị kiến thức chuyên ngành, nội dung
chương trình còn chú trọng đến đào tạo sinh viên có kỹ năng thực hành, khả năng tự
học, có phẩm chất đạo đức, nhân văn. Chính vì vậy việc xây dựng chương trình môn
học Mác - Lênin nói chung và môn học tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng đã được các
trường đại học trong cả nước đặc biệt quan tâm xây dựng để phù hợp với mục tiêu
giáo dục, không chỉ trang bị cho sinh viên nhưng kiến thức chuyên môn mà còn bồi
dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức, nhân văn.
Thành tựu lớn nhất về xây dựng chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
trong các trường đại học là việc Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng chương trình
môn học Tư tường Hồ Chí Minh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác
85
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được ban hành kèm theo quyết định số 52/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 19/8/2008. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn
học tư tưởng Hồ Chí Minh chung cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học cao đẳng là cơ sở để tạo nên sự thống
nhất về chương trình môn học này, nó là cơ sở pháp lý và khoa học để các trường xây
dựng chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh với các nội dung phù hợp với đối
tượng sinh viên, với ngành học của trường mình.
Sự thống nhất trong xây dựng chương trình môn học, đã làm cho mục tiêu môn
học tư tưởng Hồ Chí Minh khi giáo dục cho sinh viên được thống nhất, đó là hướng
đến cung cấp cho sinh viên những hiểu biết có tình hệ thống về tư tưởng, đạo đức,
giá trị văn hóa của tư tưởng Hồ Chí Minh; cung cấp những kiến thức cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin; góp phần xây dựng nền tảng đạo đức nhân văn cho con người
mới ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đã
được các trường thường xuyên bổ sung nội dung cho phù hợp với tình hình thực tiễn
của đất nước, phù hợp với sự bổ sung và phát triển đường lối của Đảng trong các nghị
quyết, văn kiện của Đảng, cũng như phù hợp với từng đối tượng, ngành học của sinh
viên các trường.
Về xây dựng giáo trình
Giáo trình chính là tài liệu quan trọng cho sinh viên sử dụng trong quá trình
học tập môn học, giáo trình không chỉ cung cấp kiến thức môn học cho sinh viên mà
còn có vai trò định hướng trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Để
tạo sự thống nhất trong giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trên
cả nước, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất bản cuốn “Giáo trình tư tưởng Hồ
Chí Minh” do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2003. Giáo trình đã trình
bày một cách hệ thống, toàn diện các luận điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách
mạng Việt Nam và được sắp xếp thành 12 chương theo trình tự logic. Đây là một tài
liệu quan trọng nhằm tạo sự thống nhất về mặt nội dung, khiến thức của môn học tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta.
Trên cơ sở cuốn giáo trình quốc gia này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn cuốn
86
giáo trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho sinh viên khối không chuyên
ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường đại học đã lựa chọn nội dung
chuyên đề phù hợp với đối tượng, ngành đào tạo của trường mình để biên soạn giáo
trình, tập bài giảng giêng cho sinh viên của trường.
Việc bổ sung, sửa đổi giáo trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được
các trường thực hiện một cách thường xuyên, định kỳ nhằm cập nhật những nội dung
nghiên cứu mới về Hồ Chí Minh, những chủ trương, chính sách, đường lối mới của
Đảng trong các Nghị quyết, văn kiện, điều này làm tăng tính thực tiễn trong giảng
dạy và học môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học hiện nay.
Những điều kiện vật chất hỗ trợ công tác giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh trong các trường đại học, là một nhân tố không kém phần quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại học nói riêng.
Các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho
sinh viên như thư viện, phòng học, các phương tiện, giáo cụ trực quan (tranh ảnh, sơ
đồ, phim tư liệu...)... phục vụ cho giảng dạy học tập, sinh hoạt đã được các trường đại
học chú trọng đầu tư, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục, góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh cho sinh viên nói riêng. Chất lượng này được thể hiện thông qua sự đánh giá
của chính sinh viên, qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về mức độ đáp ứng của yêu cầu của hệ
thống cơ sở vật chất đối với việc học tập rèn luyện.
Đơn vị tính: %
TT Hệ thống cơ sở vật chất
Mức độ đánh giá
Đáp ứng tốt Đáp ứng
Không đáp
ứng
1 Hệ thống phòng học công nghệ 20,5 55,4 24,1
2 Thư viện 17,5 47,7 34,8
3 Phòng truyền thống 15,3 30,2 54,5
87
4 Khu sinh hoạt VH, TDTT 20,8 40,5 38,7
5 Ký túc xá 7 23,5 69,5
(Nguồn: kết quả khảo sát thực tế của tác giả luận án)
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các điều kiện hỗ trợ công tác
giáo dục nói chung, giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng cho sinh viên,
các trường đại học đã rất chú trọng đến công tác xây dựng và nâng cao chất lượng
hiệu quả phục vụ của hệ thống thư viện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc cung cấp
môi trường học tập, nghiên cứu, cung cấp giáo trình, tài liệu, thông tin cho việc học
tập, tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc cung cấp thêm các tư tiệu, sách
tham khảo về Hồ Chí Minh cho sinh viên đã được các trường quan tâm. Trong hệ
thống thư viện của các trường đại học, có 35% hệ thống thư viện có tủ sách, khu trưng
bày sách, hình ảnh, các tư liệu về Hồ Chí Minh phục vụ cho việc thực hiện cuộc vận
động học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường.
Hệ thống thư viện điện tử cũng được các trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giao_duc_tu_tuong_nhan_van_ho_chi_minh_cho_sinh_vien.pdf