Luận án Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay - Đào Thu Hiền

MỞ ĐẦU .1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.

1.1. Những nghiên cứu về giáo dục tƣ tƣởng và giáo dục tƣ tƣởng cho thanh

niên, sinh viên.

1.2. Những nghiên cứu về môi trƣờng và ý thức bảo vệ môi trƣờng.

1.3. Những nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng và giáo dục ý

thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên.

1.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về

giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên.

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO

VỆ MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC.

2.1. Ý thức bảo vệ môi trƣờng và giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh

viên.

2.2. Cấu trúc hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên.

2.3. Sự cần thiết của giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên đại học

hiện nay.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN

CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI.

3.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh

viên các trƣờng đại học ở Hà Nội .

3.2. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi

trƣờng cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội hiện nay.

3.3. Một số vấn đề đặt ra về giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho sinh viên

đại học ở Hà Nội hiện nay.

Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC

Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN CÁC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY.

4.1. Các quan điểm định hƣớng cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi

trƣờng cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội.

1 8 8

12

22

27

31

31

54

63

75

75

86

122

130

1304.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng giáo dục ý thức bảo vệ môi

trƣờng cho sinh viên các trƣờng đại học trong giai đoạn hiện nay. 137

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf222 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay - Đào Thu Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ở Hà Nội khá đa dạng GDYTBVMT cho sinh viên là quá trình đòi hỏi phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, thống nhất với các cấp học khác; thì hình thức giáo dục cũng cần đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp và tùy điều kiện từng trƣờng. Thứ nhất, GDYTBVMT cho sinh viên với hình thức giáo dục trên lớp và thực hiện lồng ghép trong giảng dạy. Trong đào tạo đại học, chỉ 12.37% sinh viên qua khảo sát đƣợc học môn học về MT ở lĩnh vực chuyên ngành của họ. Số còn lại có kiến thức về MT là thông qua đƣợc học ở các môn học khác nhau [PL 11]. Các môn học, chuyên đề mà sinh viên chuyên ngành kỹ thuật MT đƣợc học là: MT và phát triển, Cảnh quang học, Kinh tế và ô nhiễm MT, Sinh thái MT, Đánh giá tác động MT, Chính sách quản lý tài nguyên MT,... Ngoài ra, sinh viên khoa MT, ngành kỹ thuật hóa học của Đại học Thủy Lợi, Đại học Tài Nguyên và MT, Đại học Bách khoa,.. đƣợc nghiên cứu về: hệ thống tin địa lý và kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu MT, đánh giá tác động MT sử dụng công nghệ tin học, nghiên cứu các quá trình xử lý lý, hóa, sinh học; thiết kế hệ thống xử lý và tái sử dụng chất thải, khí thải và chất thải rắn,... Việc giáo dục về MT, khí hậu có thể đƣợc lồng ghép một cách linh hoạt trong các môn khoa học lý luận chính trị hoặc các môn học chuyên ngành kinh tế, truyền thông, văn hóa, kỹ thuật công trình,... Hình thức lồng ghép nội dung GDYTBVMT cho sinh viên vào giảng dạy ở các trƣờng đƣợc xem là hình thức phù hợp nhất, dễ áp dụng phổ biến mà 63,3% số cán bộ quản lý và giảng viên đƣợc phỏng vấn đều lựa chọn. Thực tế, hầu hết các lĩnh vực giảng dạy đều có thể liên hệ, lồng ghép nội dung MT. Thứ hai, GDYTBVMT cho sinh viên thông qua hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. Các trƣờng và học viện tổ chức hoạt động cho sinh viên trao đổi học thuật, tổ chức các cuộc thi Olympic môn học các cấp; tổ chức các hội nghị khoa học sinh viên. Với một số trƣờng, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên là hoạt động thƣờng niên dành cho sinh viên hết sức bổ ích, khuyến khích các em tự học và bƣớc đầu thực tập việc nghiên cứu nhƣ: Đại học Thủy Lợi, Học viện Quản lý giáo dục, Học viện Kỹ thuật quân sự,...Số các nghiên cứu của sinh viên ngày càng tăng, trong đó có đề tài nghiên cứu về MT đạt giải cao. Chẳng hạn nhƣ, hội nghị khoa học sinh viên trƣờng Đại học Thủy Lợi năm 2013-2014 có 137 báo cáo, năm học 2014- 2015 có 163 báo cáo, năm học 2015-2016 có 203 báo cáo. Năm học 2016- 2017 có 02 báo cáo đạt giải nhất cấp trƣờng với đề tài có ý nghĩa góp phần bảo vệ MT đƣợc gửi tham dự giải thƣởng ”Sinh viên nghiên cứu khoa học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; 06 báo cáo đạt giải nhất, nhì cấp trƣờng đƣợc gửi tham gia Hội nghị Nông Lâm Ngƣ Thủy toàn quốc năm 2018. Một số trƣờng đại học, học viện đã quan tâm đến hoạt động liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực tập. Chẳng hạn, Khoa Môi trƣờng – Đô thị của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân qui định cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng: thời gian thực tập toàn khóa 15 tuần, trong đó 1 tuần tham quan khảo sát thực địa tại địa phƣơng có sự hƣớng dẫn của giáo viên theo nhóm. Ngoài ra, đƣợc sự hỗ trợ của Thành đoàn Hà Nội và Hội sinh viên thành phố Hà Nội, một số đơn vị tài trợ, các trƣờng đại học ở Hà Nội đã tổ chức hội diễn hoặc các cuộc thi sân khấu hóa nhân dịp kỷ niệm ngày MT thế giới. Điển hình nhƣ cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” vào 9/2017 do Tạp chí Môi trƣờng phối hợp với trƣờng Đại học Tài nguyên và MT tổ chức cho sinh viên với chủ đề: “Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta”. Thứ ba, GDYTBVMT cho sinh viên với hình thức tổ chức hoạt động tập thể vì MT (gắn với những phong trào tình nguyện và hoạt động của các câu lạc bộ MT). Nhiều trƣờng đại học tạo điều kiện cho các khoa phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức nhiều phong trào hoạt động sôi nổi với quy mô rộng trên toàn thành phố, toàn quốc nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Năm 2015, Gameshow “Sinh viên Thủ đô với tiết kiệm điện” do Tổng công ty điện lực Hà Nội (EVN) phối hợp với Thành đoàn Hà Nội và Nhà văn hóa học sinh – sinh viên, nhằm tuyên truyền ý thức tiết kiệm năng lƣợng, với sự tham gia của 450 sinh viên Hà Nội; Từ năm 2012 đến nay, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Công thƣơng phối hợp với các trƣờng đại học trên địa bàn Hà nội tổ chức lễ hƣởng ứng chƣơng trình “Giờ Trái đất” hàng năm thu hút hàng ngàn sinh viên và nhân dân với thông điệp:“Tiết kiệm năng lượng - Ứng phó Biến đổi khí hậu”(hơn 6000 sinh viên Đại học Bách khoa 3/2018, hơn 2000 sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, .). Câu lạc bộ sinh viên của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia tổ chức cuộc thi kỹ năng mềm cho sinh viên “Bản lĩnh Công nghệ mở rộng 2017” với chủ đề “môi trƣờng”. Hiện nay, Đoàn Thanh niên đã xây dựng các mô hình hoạt động câu lạc bộ để tham gia tập hợp và quản lý đoàn viên, dần thay thế cho mô hình quản lý Đoàn viên theo Chi đoàn để phù hợp với chƣơng trình đào tạo tín chỉ. Bên cạnh các câu lạc bộ chuyên môn (nhƣ: Tiếng Anh, Robocon, Doanh nhân tƣơng lai, Kỹ sƣ tƣơng lai, Truyền thông, Sinh viên tình nguyện,..) và một số câu lạc bộ theo sở thích (thể thao, văn hoá nghệ thuật, hội họa,...), thì các câu lạc bộ Môi trƣờng đƣợc thành lập và hoạt động hiệu quả, cũng mang lại nhiều lợi ích. Hoạt động của câu lạc bộ Môi trƣờng, câu lạc bộ Kỹ năng đã có nhiều đóng góp tích cực với việc GDYTBVMT cho sinh viên. Câu lạc bộ Môi trƣờng ( Green future family) của Đại học Thủy Lợi, Đại học Ngoại thƣơng, Đại học Mỏ - Địa chất là một điển hình của nơi kết nối giao lƣu, hoạt động tình nguyện vì MT của các bạn sinh viên trong và ngoài khu vực Hà Nội. Chƣơng trình hoạt động thƣờng niên là “Hà Nội xanh- ngày hội đổi rác lấy quà”; Chƣơng trình hƣởng ứng ngày Môi trƣờng Thế giới 05-06 “Nature voice up”, Chƣơng trình tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã, Hoạt động giảng dạy “ Em yêu nước sạch” cho các cháu mầm non và tiểu học,...Các hoạt động của câu lạc bộ hƣớng dẫn, cổ vũ các bạn sinh viên sống ngăn nắp, sạch sẽ, tiết kiệm, hiểu rõ ý nghĩa của việc phân loại rác, tái chế,...và hơn hết là truyền ngọn lửa nhiệt huyết và tình yêu MT đến sinh viên khác, có cơ hội đƣợc nâng cao hiểu biết, tăng cƣờng sự kết nối. Mô hình CLB Màu xanh cho tương lai – Hội sinh viên trƣờng Đại học Lâm nghiệp; mô hình “Ký túc xá xanh và thực hành tiết kiệm” – Hội sinh viên trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Sinh viên với nếp sống Thủ đô văn minh, Ngày chủ nhật xanh,... Ngoài ra, việc GDYTBVMT cho sinh viên cũng đƣợc phát huy với hình thức khuyến khích việc viết báo, đăng bài trên website, đài phát thanh dành cho sinh viên của các trƣờng đại học. Vào các dịp kỷ niệm, tháng hành động vì MT 5/6, ngày nƣớc thế giới 22/3, panô, áp phích, khẩu hiệu,... sinh động đƣợc trang trí trong khuôn viên trƣờng, ký túc xá. Trong GDYTBVMT cho sinh viên, hình thức tự giáo dục của sinh viên cũng góp phần tạo nên những kết quả đáng trân trọng. Đây là hình thức giáo dục quan trọng, phát huy tính chủ động, tích cực của mỗi sinh viên trong tìm kiếm, lĩnh hội và rèn kỹ năng cho bản thân. Nhìn chung, dù sinh viên đã đƣợc học và phổ biến thông tin cần thiết hay chƣa đƣợc học trong nhà trƣờng thì muốn có nhận thức, kỹ năng tốt đều phải tích cực tự học tập, tự giáo dục. Tự giáo dục là bƣớc phát triển cao của con ngƣời trên cơ sở những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, chỉ có 11.5% sinh viên qua khảo sát khẳng định yếu tố tự nhận thức, tự giáo dục là quan trọng nhất [PL 10]. - Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên khá phù hợp và hiệu quả Phƣơng pháp sử dụng lời nói đƣợc thực hiện chủ yếu trong quá trình GDYTBVMT cho sinh viên thông qua hình thức giảng dạy trên lớp nhƣ: phƣơng pháp giảng dạy tích cực (kết hợp phƣơng pháp thuyết trình với trực quan, phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp định hƣớng gợi mở vấn đề,...). Trong điều kiện thực tiễn giảng dạy sinh viên của các trƣờng đại học ở Hà Nội hiện nay, phƣơng pháp thuyết trình kết hợp với trực quan, phƣơng pháp nêu vấn đề và phƣơng pháp thảo luận nhóm đƣợc sử dụng chủ yếu, phổ biến nhất. 63.3% số giảng viên đại học đƣợc hỏi có đề cập đến việc lồng ghép vào giảng dạy nội dung GDYTBVMT và phát huy vai trò của các phƣơng pháp giảng dạy để thực hiện. 100% các trƣờng đƣợc khảo sát đều có phƣơng tiện máy chiếu phục vụ giảng dạy nên giảng viên thuận lợi trong quá trình sử dụng phƣơng pháp giảng dạy kết hợp với trực quan. Phƣơng pháp thực tiễn đƣợc sử dụng chủ yếu trong các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ nhƣ: Phƣơng pháp tổ chức, định hƣớng sinh viên tình nguyện; phƣơng pháp hƣớng dẫn tham quan thực tế. Đối với phƣơng pháp này, 100% cán bộ đƣợc phỏng vấn đều thừa nhận vai trò quan trọng của nó trong GDYTBVMT. Bên cạnh đó, những cán bộ Đoàn, Hội cũng đã phát huy sức mạnh lan tỏa của phƣơng pháp nêu gƣơng điển hình tiên tiến. Năm 2018, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức Hội nghị Biểu dƣơng điển hình tiên tiến, ngƣời tốt, việc tốt, doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu và vinh danh Công dân Thủ đô ƣu tú 2018. Trong đó có những cá nhân bằng việc làm bình dị, thiết thực và thầm lặng góp phần cho Hà Nội bình yên, sạch đẹp. Tiểu biểu có ông Tô-ru Ni-nô-mi-da, Giám đốc Công ty TNHH I-si-ga-ki, ngƣời khởi xƣớng nhóm “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ni-nô-mi-da” đã vận động đƣợc đông đảo mọi ngƣời tham gia nhặt rác làm sạch đẹp Hồ Gƣơm và một số khu vực khác, góp phần lan tỏa tình yêu với Thủ đô Hà Nội. Những tấm gƣơng, những nghĩa cử cao đẹp có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sinh viên. Phƣơng pháp trực quan trong GDYTBVMT cho sinh viên đƣợc sử dụng khá phổ biến ở các trƣờng đại học nhƣ: sử dụng panô, tranh ảnh, khẩu hiệu (“Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính bạn”, “Hôm nay tôi sống xanh hơn”, ”I can not, you can not, but we can”,...), phát tờ rơi in màu bắt mắt, biểu ngữ hiện trên bảng điện tử của nhà trƣờng, chiếu phim về MT cho sinh viên trong tuần lễ, tháng hành động vì MT. Ví dụ nhƣ: bộ phim ”Khi cò ốc trở về” giành giải nhất liên hoan phim về MT lần thứ 6 đã gây ấn tƣợng mạnh mẽ với các bạn sinh viên, khơi dậy tình cảm và tinh thần trách nhiệm của giới trẻ. Ngoài ra, phƣơng pháp tự học cũng đem lại hiệu quả lớn với quá trình GDYTBVMT của sinh viên. Phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên, thi Olympic môn học đã khuyến khích sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu. Các câu lạc bộ kỹ năng của trƣờng đại học nhƣ đã đề cập ở trên góp phần hƣớng dẫn sinh viên tự học, làm việc theo nhóm nhỏ, khuyến khích họ tìm tòi, rèn luyện một số kỹ năng cần thiết: kỹ năng lên kế hoạch cho hành động, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tƣ duy phê phán, kỹ năng quản lý thời gian,... Để đạt đƣợc trình độ nhận thức và kết quả tốt trong quá trình GDYTBVMT nhƣ đã phân tích ở trên, các phƣơng pháp giáo dục đã đƣợc vận dụng một cách khá nhịp nhàng, đồng bộ ở các trƣờng đại học của Hà Nội. d) Phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngày càng đa dạng, hiện đại Công tác GDYTBVMT của các trƣờng đại học ở Hà Nội phần lớn đều đƣợc thực hiện tốt nhờ có sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của các cấp Ủy đảng, các Phòng, Khoa, Ban, Bộ môn trong việc triển khai chủ trƣơng lãnh đạo cấp trên và xây dựng MT học tập, rèn luyện lành mạnh, tích cực cho sinh viên. Để phục vụ việc học tập và nghiên cứu khoa học tốt, các trƣờng đại học ở Hà Nội đều đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các giảng đƣờng đầy đủ, tiện lợi; hệ thống thƣ viện ngày càng hiện đại. Một số trƣờng có liên kết thƣ viện điện tử, đầu tƣ cơ sở dữ liệu tra cứu tiện ích (đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Thủy Lợi, đại học Bách Khoa Hà Nội,..), thậm chí lắp đặt miễn phí hệ thống wifi, internet trong khuôn viên nhà trƣờng, khu nhà ở ký túc xá, thƣ viện, phòng tự học, phòng thí nghiệm,... Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, phƣơng tiện truyền thông ngày càng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, sự phát triển của các mạng xã hội (facebook, zalo, viber, twitter, youtube, instagram,...), việc GDYTBVMT cho sinh viên cũng có nhiều thuận lợi, tiện ích, tiết kiệm, nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động Đoàn, Hội, câu lạc bộ của sinh viên đƣợc nhà trƣờng luôn tạo điều kiện về phòng ốc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhƣ: loa míc, máy chiếu để tổ chức sinh hoạt định kỳ. Ngoài ra, phải kể đến các tổ chức trong và ngoài trƣờng đã tài trợ cho Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ nguồn vốn đáng kể để duy trì hoạt động với nhiều hình thức phong phú, bổ ích. Ở một số trƣờng đại học đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử, nội quy chặt chẽ phù hợp với từng đối tƣợng nhằm hình thành văn hóa học đƣờng văn minh, đem đến những thông điệp có ý nghĩa lớn với việc GDYTBVMT. e) Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học ở Hà Nội nhìn chung đạt hiệu quả tốt Tuyên truyền cổ động không đƣợc dừng lại ở nói cho hay, đƣợc vỗ tay. Vì mục đích của một hoạt động tƣ tƣởng, một đợt tuyên truyền cổ động là phải nâng cao nhận thức, tạo đƣợc sự nhất trí cao và đặc biệt là cổ vũ, động viên mọi ngƣời thực hiện tốt nhiệm vụ. Chỉ có chuyển nhận thức thành tình cảm thì rồi mới chuyển đƣợc thành hành động cách mạng. Mục đích, hiệu quả của hoạt động tƣ tƣởng, tuyên truyền cổ động là: hoàn thành nhiệm vụ (đƣợc việc), mọi ngƣời đều tiến bộ (đƣợc ngƣời), các tổ chức trong đơn vị đều trƣởng thành (đƣợc tổ chức)...[108, 317] Hiệu quả GDYTBVMT cho sinh viên trƣớc hết thể hiện ở kết quả đạt đƣợc so với mục đích đặt ra, cụ thể là sự chuyển biến nhất định về nhận thức và hành động của sinh viên các khóa từ năm thứ nhất đến những năm cuối trong bảo vệ MT với chi phí không nhiều. Xét về những chi phí chủ yếu cho GDYTBVMT (gồm chi phí nhân lực, thời gian, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục) thì chi phí về tài chính dành riêng cho việc hoạt động phong trào bảo vệ MT của sinh viên là gần nhƣ không có, cơ bản nhờ các nguồn tài trợ ngoài trƣờng và sinh viên tham gia tự nguyện; chi phí về thời gian ít do hoạt động GDYTBVMT cho sinh viên chủ yếu lồng ghép trong các chƣơng trình tình nguyện và không thƣờng xuyên. Tuy nhiên, trong điều kiện đó, nhận thức của sinh viên vẫn có chuyển biến, các khóa năm thứ ba trở đi đã hiểu rõ và đúng đắn hơn về nguyên nhân ô nhiễm MT so với sinh viên năm thứ nhất. Họ hiểu đƣợc nguyên nhân cơ bản nhất là do hoạt động sản xuất công nghiệp và khai thác tài nguyên ồ ạt, chứ không đơn thuần là việc xả rác thải bừa bãi trong sinh hoạt. Khảo sát cho thấy tỷ lệ chọn phƣơng án “lĩnh vực sản xuất công nghiệp” là lĩnh vực chủ yếu nhất gây ô nhiễm MT có khác nhau ở sinh viên các khóa: Biểu đồ 1. Nhận thức của sinh viên các khóa về lĩnh vực hoạt động gây nên ô nhiễm MT chủ yếu nhất Kết quả là: 36,2% sinh viên năm 1; 40,1% sinh viên năm 2; 51,3% sinh viên năm 3; 52,1% sinh viên năm 4; 50% sinh viên năm 5 lựa chọn phƣơng án trên. Điều này phản ánh: Sinh viên các khóa 3-4-5 có tỷ lệ nhận định đúng ngày càng cao về nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu (do hoạt động sản xuất công nghiệp). Sinh viên năm 1-2 hiểu về nguyên nhân của ô nhiễm MT còn giản đơn, phần lớn lựa chọn hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng của con ngƣời là nguyên nhân căn bản nhất. Theo thống kê của Hội sinh viên Thành phố Hà Nội, trong 5 năm 2008-2013, tổng số hoạt động sinh viên bảo vệ MT là 1220, riêng năm học 2010-2011 đã thực hiện đƣợc hơn 400 hoạt động (tức hơn 1/3 tổng số hoạt động của 5 năm)“Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tham gia phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến – anh hùng” hƣớng đến kỷ niệm “Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội”. Phát huy tinh thần đó, năm học 2016-2017, 5490 0 10 20 30 40 50 60 Hoạt động sản xuất công nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng SV năm 1 SV năm 2 SV năm 3 SV năm 4 SV năm 5 sinh viên thành phố Hà Nội tham gia tổng số 420 hoạt động bảo vệ MT [PL 23, 24]. Số hoạt động vì MT của sinh viên ngày càng tăng, đặc biệt trong những dịp kỷ niệm quan trọng của Thủ đô, số lƣợng sinh viên tham gia cũng lớn mạnh. Đa số ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng: GDYTBVMT là hết sức cần thiết. Tổng số ngƣời đồng ý với cả 2 phƣơng án khẳng định sự “cần thiết” và “rất cần thiết” của GDYTBVMT chiếm tới 92.76%. Số phủ nhận vai trò của việc GDYTBVMT chỉ chiếm 1.94% [PL 12]. Điều đó có nghĩa: hầu hết sinh viên đều thừa nhận không thể có ý thức tốt hình thành tự phát nếu không có giáo dục hiệu quả. Số ngƣời phủ nhận chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhƣng cũng là điều mà các trƣờng đại học vẫn tiếp tục cần phải quan tâm hơn nữa. Nhƣ vậy, kết quả đạt đƣợc trong GDYTBVMT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội chính là những biểu hiện tích cực của YTBVMT của sinh viên. Kết quả đó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu, song sự đầu tƣ cho GDYTBVMT chƣa nhiều nên kết quả chƣa đồng đều. Hoạt động phong trào của sinh viên với nguồn kinh phí còn hạn hẹp, chủ yếu huy động từ nguồn tài trợ bên ngoài và phát huy tinh thần tự nguyện của sinh viên nên kết quả còn rất khiêm tốn. 3.2.1.2. Những biểu hiện tích cực trong ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên đại học minh chứng rõ hơn cho kết quả đạt được của quá trình giáo dục a) Nhận thức của sinh viên về môi trường từng bước được nâng cao - Nhận thức của sinh viên về thực trạng và mức độ ảnh hưởng của môi trường đến đời sống xã hội con người Thanh niên sinh viên hiện nay nhìn chung đều có sự lạc quan, tin tƣởng vào chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng; hiểu đƣợc trách nhiệm của bản thân và hăng hái tham gia học tập, rèn luyện để trở thành những công dân tốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tỷ lệ này chiếm 63,3% theo “Kết quả khảo sát Tổng quan tình hình sinh viên, công tác Hội sinh viên Việt Nam và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2008-2013” KXĐTN.13-01 [74, 117]. Trong điều kiện đó, nhận thức sinh viên về các vấn đề MT cũng có nhiều biểu hiện tích cực. Hiện nay, sinh viên đều thừa nhận quy mô ô nhiễm MT xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các địa phƣơng. Qua điều tra bằng phiếu hỏi, 71.02% sinh viên cho rằng tình trạng ô nhiễm MT ở nƣớc ta là rất nghiêm trọng. Mức độ hiểu biết của họ về vấn đề BĐKH là tƣơng đối cao. 84.57% khẳng định họ đã biết nguyên nhân của BĐKH, trong số đó có 20.85% biết nguyên nhân nhƣng chƣa rõ về các tác động, 55.3% biết mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến đời sống con ngƣời về mặt lý thuyết, chƣa có kỹ năng để ứng phó [PL 2 và 4]. - Nhận thức của sinh viên về hệ chuẩn mực trong ứng xử với môi trường Để đánh giá YTBVMT của sinh viên, chúng ta cần xem xét mức độ hiểu biết của các em về chuẩn mực giá trị trong ứng xử với MT thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi và tổ chức thảo luận nhóm. Chuẩn mực đầu tiên là phải“Biết gìn giữ MT sống xanh – sạch – đẹp trong đời sống cá nhân, cộng đồng” thì 100% đồng ý. Thực hiện điều này, số những ngƣời đã tự giác và rất tự giác trong hành vi chiếm 95,06% (bỏ rác đúng nơi quy định), 90.64% (biết vệ sinh nơi ở sạch sẽ), 92,4% (không khạc nhổ bừa bãi), 61,66% (tích cực tham gia các hoạt động làm sạch đẹp địa phƣơng và trƣờng học) [PL 9]. Với chuẩn mực thứ hai, 100% sinh viên đều khẳng định rằng: muốn bảo vệ MT tốt cần biết sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, năng lƣợng, nhất là các loại năng lƣợng không tái tạo. Điều đáng mừng là 94,17% sinh viên đều đã hiểu đƣợc trách nhiệm của bản thân và khẳng định: bảo vệ MT là trách nhiệm của cả cả xã hội, không chỉ riêng nhà lãnh đạo quản lý hay của riêng một đơn vị nào. Chỉ 5,48% bạn nói rằng trách nhiệm bảo vệ MT là của các nhà lãnh đạo, quản lý; 0,18% hiểu là trách nhiệm của công ty vệ sinh MT. Điều này thể hiện họ đã nhận thức đƣợc giá trị thứ tƣ về trách nhiệm đối với MT [PL 17]. Có thể nói, các giá trị chuẩn mực quy định ứng xử của con ngƣời với MT là những yếu tố cốt lõi đƣợc rút ra trong đời sống con ngƣời, phù hợp với chuẩn mực đạo đức MT, đạo đức xã hội, phù hợp với điều kiện và xu hƣớng phát triển. b) Niềm tin của sinh viên vào khả năng thực tiễn trong bảo vệ môi trường Phần lớn sinh viên đại học đều thể hiện sự tin tƣởng vào những chủ trƣơng, chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc hiện nay. Với những thành tựu đạt đƣợc trong kinh tế - xã hội, sinh viên có niềm tin vào những định hƣớng đúng đắn của Đảng. Khi đƣợc hỏi “Niềm tin của bạn về đƣờng lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay?” kết quả đạt đƣợc rất phấn khởi, trong số sinh viên đƣợc hỏi có tới 79.1% trả lời “tin tƣởng”[132]. Sinh viên tin tƣởng vào khả năng của bản thân, tin vào ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ có thể bằng hành động thực tiễn của họ góp phần vào quá trình bảo vệ MT. 51.94 % khẳng định: biểu hiện YTBVMT của sinh viên phải là “SV tự nguyện, tự giác trong hành vi bảo vệ MT” [PL 7]. Sự tự giác, tự nguyện trong hành động là biểu hiện rõ nét mức độ phát triển cao của niềm tin. Nhờ có hiểu biết và niềm tin tích cực, sinh viên mới hành động tốt hơn trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu bảo vệ MT. c) Tình cảm sinh viên với môi trường có nhiều biểu hiện tích cực - Tình cảm yêu mến đối với thiên nhiên Tình yêu thiên nhiên là tình cảm tốt đẹp mà con ngƣời mọi thời đại đều ca ngợi. Sinh viên ngày nay vừa kế thừa truyền thống, vừa có hiểu biết khoa học, yêu thiên nhiên và xác định trách nhiệm của bản thân. Thực tế khảo sát cho thấy: 93,11% sinh viên khẳng định động cơ thúc đẩy họ thực hiện bảo vệ MT từ lý do: “Vì tình yêu thiên nhiên” và hiểu được trách nhiệm của người thanh niên với tương lai đất nước, nhân loại”. Trong đó, 26.68% hành động xuất phát từ tình cảm yêu thiên nhiên, 66.43% nâng tình cảm đó thành trách nhiệm [PL 8]. Họ ý thức đƣợc giá trị thiên nhiên và giá trị nhân cách cần có. - Sinh viên quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường hiện nay Hiện nay, sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội có điều kiện đƣợc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin để hiểu về MT. Vấn đề ở chỗ, họ có thực sự quan tâm đến MT hiện nay hay không. Mặc dù, con số 35.87% sinh viên tỏ ra rất quan tâm đến MT là vẫn còn khiêm tốn, 60.07% thì có thái độ bình thƣờng, chƣa quan tâm nhiều, nhƣng điều đó cũng phản ánh thông tin về MT phần nào ảnh hƣởng đến đời sống sinh viên [PL 3]. Phần lớn sinh viên quan tâm đến MT đều là những bạn có tình yêu thiên nhiên và thấy có trách nhiệm với MT tự nhiên. 79.86% sinh viên quan tâm đến ảnh hƣởng của sự ô nhiễm MT và BĐKH đến các mặt đời sống con ngƣời và giải pháp để bảo vệ MT, ứng phó với BĐKH [PL 15]. Thực sự, những ai quan tâm đến MT, có tinh thần trách nhiệm thì cũng hết sức trăn trở trƣớc thực trạng ô nhiễm; xót xa khi tài nguyên bị khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí; lo lắng trƣớc những diễn biến bất thƣờng do ảnh hƣởng bởi BĐKH. Vì thế, nhiều bạn trẻ bày tỏ tâm trạng bất an trƣớc các sự cố MT nghiêm trọng xảy ra, bức xúc trƣớc sự tắc trách của các bên liên quan, đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân vùng thiệt hại và muốn hành động đóng góp công sức vào phong trào vì cộng đồng. Điển hình là từ khi xảy ra sự cố MT biển ở miền Trung năm 2016, nhiều bạn trẻ tích cực tham gia hoạt động: “Làm sạch biển”, “Bảo vệ biển”, “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc”, tham gia cuộc thi thiết kế poster bảo vệ biển đảo,... Họ thể hiện rõ thái độ bất bình trƣớc những hành vi xâm phạm đến MT. Sinh viên có thái độ không đồng ý với hành vi nhƣ vậy là 98.76%, trong đó có 43.99% sẽ phản đối quyết liệt, số còn lại tuy bất bình nhƣng thể hiện chƣa quyết liệt [PL 6]. Tỷ lệ này phản ánh thực trạng đời sống ý thức tinh thần sinh viên có dấu hiệu tích cực khi họ không quá thờ ơ với vấn đề MT, nhƣng cũng cho thấy cần phải có sự tác động làm ý thức của họ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, không chỉ dừng ở tình cảm biết yêu, biết ghét sao cho đúng. e) Sinh viên thể hiện tinh thần nhiệt tình hết mình, sẵn sàng với các hoạt động bảo vệ môi trường Thứ nhất, trong điều kiện của sinh viên, kế hoạch hành động để bảo vệ MT mà họ lựa chọn nhiều nhất là: “Hình thành lối sống xanh, lối tiêu dùng xanh vì sự phát triển bền vững” chiếm 31.13%, sau đó mới đến hoạt động “Học tập tích cực và tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên để tìm hiểu, nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề MT và BĐKH” chiếm 24.51%; thứ ba là “sẵn sàng là lực lượng xung kích trong những chiến dịch làm xanh – sạch – đẹp MT sống” chiếm 22.89% [PL 20]. Nhƣ vậy, họ đã hƣởng ứng nhiều nhất việc cần phải xây dựng một lối sống mới, từ những điều cụ thể, thiết thực trong sinh hoạt. Thứ hai, sinh viên thông qua hành động làm cho MT sống của cá nhân và cộng đồng sạch đẹp, chấp hành nội quy, quy định về gìn giữ MT sẽ thể hiện rõ nhất YTBVMT của họ. Khảo sát cho thấy sinh viên có tinh thần thực hiện một số hành vi giữ gìn MT sống ở mức “rất tự giác” và “tự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_sinh_vien_cac.pdf
Tài liệu liên quan