MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận . 1
1. Lý do chọn đềtài– Mục đích nghiên cứu . 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . 6
4. Câu hỏi nghiên cứu và giảthuyết nghiên cứu . 7
5. Phương pháp nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu . 8
6. Những đóng góp mới của luận án . 11
7. Bốcục của luận án. 11
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀLÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀHAI CỘNG ĐỒNG
NÔNG DÂN CHUYỂN DỊCH TỪTRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM
ỞVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Các khái niệm liên quan và tổng quan vềtình hình nghiên cứu . 13
1.1.1 Các khái niệm liên quan của luận án . 13
1.1.2 Tổng quan vềtình hình nghiên cứu. 21
1.2 Những hướng tiếp cận của luận án vềlý thuyết . 30
1.2.1 Chấp nhận rủi ro, giảm thiểu và phân tán rủi ro. 31
1.2.2 Vốn xã hội nhưmột nguồn lực . 42
1.3 Tổng quan vềhai cộng đồng nông dân chuyển dịch từlúa sang tôm: miêu
tảdân tộc học. 50
1.3.1 So sánh hai cộng đồng qua một sốphân tích sốliệu định lượng . 50
1.3.2 Ấp ThịTường, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau . 57
1.3.3 Ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 61
1.3.4 Quá trình chuyển dịch từlúa sang tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
và hai địa bàn nghiên cứu. 66
Chương 2
HÀNH VI PHÂN TÁN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH TẾCỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghềnuôi tôm. 78
2.1.1 Chính sách . 78
2.1.2 Đất đai- môi trường . 83
2.1.3 Kiến thức – kỹthuật . 87
2.1.4 Lao động và sựhợp tác trong sản xuất. 92
2.1.5 Vốn sản xuất . 97
2.1.6 Sản xuất, thịtrường tiêu thụ, chi phí và thu nhập . 102
2.2 Tính bất ổn của nghềnuôi tôm: một sốphân tích. 116
2.3 Hành vi phân tán và giảm thiểu rủi ro của nông dân nuôi tôm. 124
2.3.1 Phân tán và giảm thiểu rủi ro khi chuyển dịch từlúa sang tôm . 125
2.3.2 Phân tán và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất: áp dụng khoa học
kỹthuật một cách chọn lọc. 135
Chương 3
QUAN HỆXÃ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI ỞCỘNG ĐỒNG NÔNG DÂN
NUÔI TÔM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Quan hệxã hội và vốn xã hội ởcộng đồng nông dân nuôi tôm . 150
3.1.1 Các tổchức xã hội quan phương . 151
3.1.2 Các tổchức và mạng lưới xã hội phi quan phương . 166
3.1.2.1 Gia đình - dòng họvà quan hệhôn nhân. 166
3.1.2.2 Các tổchức tôn giáo - tín ngưỡng . 183
3.1.2.3 Hội “dân/ dâng quan” . 191
3.1.2.4 Các nhóm hụi. 194
3.2 Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động kinh tế ởcộng đồng nông dân nuôi
tôm vùng ĐBSCL. 198
3.2.1 Sựtương trợvềvốn . 199
3.2.2 Sựtương trợvềkỹthuật và thông tin thịtrường . 206
3.2.3 Sựtương trợvềlao động. 208
KẾT LUẬN. 216
317 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ro khi thực hiện các hành vi này.
Tư duy giảm thiểu rủi ro này thể hiện ở cả hai cộng đồng nghiên cứu. Tuy nhiên, do
nông dân ở Thị Tường của Cà Mau nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền
thống dựa nhiều vào yếu tố tự nhiên nên mức độ giảm thiểu và phân tán rủi ro của
họ không đa dạng như của nông dân ở ấp Đình của Long An, nơi nông dân nuôi tôm
theo hình thức quảng canh cải tiến vốn phải dựa nhiều vào các kiến thức khoa học
kỹ thuật. Tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro đó là do nuôi tôm phụ thuộc nhiều
vào yếu tố khoa học kỹ thuật tốn nhiều chi phí trong bối cảnh môi trường sản xuất
tôm có nhiều bất ổn nên nông dân tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí, theo đó sẽ
giảm thiểu rủi ro “nếu có mất cũng không mất nhiều.”
Do những điều kiện bất ổn trong môi trường sản xuất nên nông dân nuôi tôm
ở hai cộng đồng khảo sát trong hoạt động sản xuất đã thể hiện tư duy giảm thiểu và
phân tán rủi ro thể hiện qua một số hành vi cụ thể sau:
- Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến hay công nghiệp
Ở giai đoạn đầu, việc lựa chọn hình thức nuôi tôm của hai cộng đồng có sự
khác biệt: ở Thị Tường là do người dân tự lựa chọn và ở ấp Đình là do nhà nước
khuyến khích mô hình nuôi. Người dân ở Thị Tường chọn hình thức nuôi quảng
canh do vào lúc chuyển dịch họ chỉ tiếp cận được mô hình nuôi này một cách trực
quan từ các vùng nuôi lân cận. Do diện tích canh tác lớn nên người dân áp dụng
hình thức này để tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên. Tuy nhiên, khi công tác
khuyến ngư đã được triển khai rộng rãi, các mô hình nuôi theo khoa học kỹ thuật
với năng suất cao đã được giới thiệu nhưng hình thức nuôi chủ yếu của nông dân
vẫn là loại hình quảng canh truyền thống. Khi được tiếp cận với các loại hình nuôi
cho năng suất cao, một bộ phận người dân đã chuyển sang loại hình nuôi công
nghiệp do có sự hỗ trợ của tổ sản xuất tôm công nghiệp, các đại lý thức ăn và sự
khuyến khích của nhà nước. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn không chuyển sang
137
nuôi công nghiệp do sợ rủi ro cao hay điều kiện gia đình không có lao động. Tư duy
của người dân đó là các loại hình nuôi tôm theo khoa học kỹ thuật tuy có năng suất
cao và lợi nhuận nhiều nhưng phải đầu tư nhiều. Điều này đồng nghĩa với rủi ro
cao. Một người dân so sánh hình thức nuôi quảng canh và nuôi công nghiệp minh
họa cho tư duy này:
Hỏi: Chú thấy nuôi truyền thống với nuôi công nghiệp như thế nào?
Trả lời: Nếu có giá thì nuôi công nghiệp có lời hơn, nhưng rủi ro nó cao hơn, rủi ro cái là
trắng tay luôn, mà tiền đầu tư nó cao hơn, cho ăn khổ hơn. Có hộ ở đây cũng giàu, cũng có
hộ lên Bình Dương mà mần mướn do thua lỗ, nợ nần.
Hỏi: Vậy chú có ý định chuyển qua nuôi công nghiệp không?
Trả lời: Đúng là tôi chuyển được nhưng tôi không chuyển, vì nó cũng lo lắm, ăn chắc mặc
bền à. Nói quá chứ nuôi công nghiệp qua 5 năm sau chưa chắc bằng tôi bây giờ đâu, rủi ro
cao lắm.
Tr.V.Đ, 46 tuổi, Thị Tường (trích biên bản phỏng vấn của Lê Hồng Nam)
Tư duy giảm thiểu rủi ro ở đây thể hiện đó là tuy biết nuôi tôm công nghiệp
có giá trị siêu lợi nhuận và vẫn có thể có vốn để nuôi theo hình thức này (thế chấp
đất đai, dựa vào mạng lưới tín dụng của các đại lý) nhưng đa số các hộ dân vẫn
chọn loại hình quảng canh truyền thống để đảm bảo nguồn thu nhập thấp nhưng ổn
định nếu so sánh về lâu dài. Hiện nay, do điều kiện đất đai ở Thị Tường thuận lợi
cho việc nuôi tôm công nghiệp và được sự khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước, và
sự thành công của nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp nên xu hướng này cũng đang dần
diễn ra nhưng không ồ ạt do tâm lý sợ rủi ro cao.
Qua khảo sát các trường hợp chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi công
nghiệp tại Cà Mau, vùng đất được cho là có điều kiện thuận lợi cho nuôi công
nghiệp, chúng tôi thấy là những hộ chuyển sang nuôi công nghiệp vốn có rủi ro cao
có đặc điểm là những hộ có điều kiện tiếp cận với kiến thức, có vốn, và có lao động.
Các yếu tố này tương tác với nhau chi phối quyết định chuyển sang nuôi công
nghiệp của nông dân. Do vậy, sự phân tầng kinh tế không phải là chỉ báo duy nhất
cho việc chấp nhận rủi ro. Thực tế cho thấy có nhiều hộ có kinh tế trung bình sẵn
sàng cầm cố hay thế chấp đất đai để lấy vốn chuyển sang nuôi tôm công nghiệp. Sự
hỗ trợ của mạng lưới thị trường giúp cho họ có thể duy trì hình thức này.
138
Trong khi đó, ở Tân Chánh, đến năm 2001 khi số hộ nuôi và diện tích nuôi
đạt đến ngưỡng giới hạn cũng là lúc nhiều hộ chuyển sang thử nghiệm nuôi tôm
công nghiệp. Nhưng do nuôi công nghiệp cần nhiều vốn đặc biệt trong điều kiện đất
canh tác ở đây không phù hợp cho loại hình nuôi công nghiệp nên đa số người dân
ở đây không chuyển sang hình thức này. Hình thức này cũng không được duy trì
thường xuyên. Một số hộ ở xã sau khi nuôi thử nghiệm thành công cũng không duy
trì hình thức do sự căng thẳng khi nuôi theo loại hình này. Hiện nay, trên toàn xã
Tân chánh chỉ còn vài hộ nuôi theo hình thức công nghiệp và con số này cũng thay
đổi theo năm theo chiều hướng giảm. Một nông dân nuôi tôm giỏi ở Tân Chánh
minh họa cho trường hợp nuôi tôm công nghiệp của mình:
Năm đó, thót tim thật, thấy người ta kéo tôm bán huề vốn, tui mất ăn mất ngủ. Suốt mấy
tháng trời ở ngoài vuông tôm, bỏ hết những việc làm khác. Nhưng đến lúc mình thu hoạch,
trừ chi phí còn lời 300 triệu đồng, hú vía... Từ đó tui không dám nuôi công nghiệp, mà nuôi
quảng canh cải tiến, bởi mình chỉ dựa vào kinh nghiệm, không qua trường lớp nào, rủi ro
cao lắm. Hồi trước, bỏ ra 3 đồng lời được 7 đồng, còn giờ bỏ ra 7 đồng chỉ lời 3 đồng,
thậm chí huề vốn, thua lỗ.
Nguồn: [156]
Như vậy, do sự bất ổn của nghề nuôi tôm về con giống, môi trường, thị
trường và đất đai nên người dân đa số duy trì hình thức nuôi tôm quảng canh cải
tiến đảm bảo nguồn thu nhập thấp nhưng độ rủi ro thiệt hại thấp so với hình thức
nuôi có nguồn thu nhập cao nhưng độ rủi ro cao. Do tính bất ổn của con tôm nên
tính chất “siêu lợi nhuận” của nghề này vẫn không hoàn toàn hấp dẫn được người
nuôi.
- Lựa chọn con giống và thả con giống: “kiểm dịch” hay “không kiểm
dịch”, thả trước hay thả sau, nuôi tôm sú hay tôm thẻ
Chất lượng con giống được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất
trong việc quyết định sự thành bại của vụ tôm. Tuy nhiên, như phần trên đã trình
bày do tình trạng sản xuất con giống có nhiều bất ổn và tính nhạy cảm cao với môi
trường nên ở hai cộng đồng nghiên cứu, dù biết là tôm kiểm dịch có chất lượng cao
hơn nhưng nông dân vẫn luân phiên bắt tôm giống “không kiểm dịch” và “kiểm
dịch” và hiện tượng bắt tôm không kiểm dịch vẫn tồn tại.
139
Tư duy giảm thiểu rủi ro của người dân đó là khi bắt tôm giá rẻ nếu tôm có
chết thì sẽ không mất nhiều chi phí bằng bắt giống tôm kiểm dịch giá cao mà khi
tôm chết họ sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Cơ sở của tư duy này đó là quan niệm dựa
trên thực tế cho thấy nếu có bắt tôm kiểm dịch cũng không đảm bảo người nông dân
sẽ nuôi thành công. Trong khi đó giá tôm kiểm dịch thường cao gấp đôi hay gấp ba
giá tôm thường. Hộ Tr.T.Nh ở Thị Tường, có diện tích 1 ha đất nhưng ở vùng bị
phèn nặng, là hộ nghèo do nuôi tôm thất liên tục. Nhà có bốn nhân khẩu. Vào thời
trồng lúa, thu nhập từ lúa chỉ đủ ăn, gia đình phải đi làm mướn thêm. Lúc chuyển
dịch gia đình có vay của ngân hàng 6.000.000 đồng để cải tạo ao vuông và nuôi tôm
nhưng do nuôi thất và phải nuôi con ăn học nên hiện nay vẫn chưa trả được nợ.
Hiện nay, do là hộ nghèo nên gia đình được ngân hàng cho khoanh nợ, chỉ phải trả
nợ gốc, miễn trả lãi. Con gái hiện nay 18 tuổi đã đi làm ở Bình Dương hàng tháng
có gửi tiền về phụ gia đình nên kinh tế có khá hơn. Bà cho biết về thực tế mua tôm
kiểm dịch:
“Tôm thùng giống của nhà nước, loại mắc tiền đó, về thả chết không còn một con, số trong
thùng nó cũng chết, số trong thùng mắc tiền lắm. Tôi thấy tôm của nhà nước nuôi ở trển thì
tốt mà về đây cũng không còn con nào...Thả tôm theo phần số từng người, mua tôm không
kiểm dịch do muốn mua rẻ vì cũng không biết kết quả ra sao. Mùa này thả không được thì
đi mua chỗ khác.”
Tr.T.Nh, nữ, 46 tuổi, Thị Tường
Đối với 1 ha của hộ Tr.T.Nh, một lần thả 30.000 con, một năm thả trung bình
10 lần (do thường xuyên bị thất nên thả nhiều), nếu mua tôm kiểm dịch thì số tiền
con giống một năm sẽ là 13.500.000 đ, còn nếu mua tôm không kiểm dịch thì số
tiền sẽ là 4.500.000 đ. Sự chênh lệch về khoản tiền con giống này trong khi xác suất
thành công của tôm kiểm dịch không cao nên khiến cho các hộ thiên về bắt con
giống không kiểm dịch. Thực tế những hộ trong cộng đồng bắt tôm có kiểm dịch
nuôi cũng không đạt năng suất đã khiến cho việc bắt con giống không kiểm dịch
ngày càng phổ biến. Hộ N.V.L ở ấp Đình vụ tôm năm 2010, sau ba lần thả con
giống (gồm cả kiểm dịch thông thường giá 25đ/ con và kiểm dịch đặc biệt giá
140
45đ/con) đều bị thua lỗ đã ra tận Vũng Tàu bắt nguồn con giống với giá 10đ/con.
Tư duy của hộ đó là:
“chán quá rồi. Thả cái nào cũng hổng được, thấy cũng vậy hà. Cả xóm ở đây ai cũng tháo
tôm hết rồi. Năm nay lỗ không hà. Thả đại thôi chứ có biết cái nào đạt. Ở đây dù tôm mắc
bao nhiêu nếu nuôi đạt cũng vẫn bắt. Gì mà tôm sạch bắt thả mà cũng chết thấy bà. Bắt tôm
Vũng Tàu cho rẻ chứ kiểm dịch biết có chắc đâu. Thì ở Vũng Tàu cũng có giấy kiểm dịch
đó nhưng mà giấy kiểm dịch đó ở đây người ta (trạm thủy sản) không chịu. Vậy mới kỳ.
Được thì tốt vì cũng có nhiều người đi bắt nuôi có lời, còn không thì mất hổng bao nhiêu.”
Tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro cũng chi phối hình thức thả con giống
và chọn đại lý tôm giống của nông dân ở hai cộng đồng nghiên cứu. Nông dân ở Thị
Tường của Cà Mau thả con giống nhiều lần trong năm với mật độ thả thưa và thu
hoạch liên tục trong năm trong khi ở Tân Chánh của Long An người nông dân tuy
được khuyến cáo thả mật độ thưa cho phù hợp với loại hình nuôi (từ 3 đến 5 con/
m2) nhưng người dân thường thả mật độ dày hơn (từ 10-20 con/ m2). Tuy giá tôm
giống rẻ được cho là lý do chính của hành vi thả con giống như trên nhưng khảo sát
cho thấy ngoài lý do trên còn do tính bất ổn của con tôm.
Ở Thị Tường, lý do người dân thả con giống hàng tháng vì để có thu nhập
thường xuyên và để phân tán rủi ro về chất lượng con giống và môi trường nuôi. Hộ
N.V.Hg, nam, 50 tuổi ở Thị Tường, có diện tích nuôi tôm là 3 ha, nuôi quảng canh
truyền thống lý giải là “nếu thả đồng loạt thì mất thì một lần là mất hết, mất nhiều,
thả đợt này hư thì đợt sau có thể có, và thu nhập có đều đều. Bây giờ dựa vào tôm
hết mà thả mấy tháng mới bắt một lần thì dù tiền nhiều nhưng những tháng trước
thì vắng thu nhập, lấy gì mà ăn. Thả nhiều quá thì trong vuông không đủ thức ăn.”
Đây cũng là lý do người dân không cắt vụ khi nuôi như khuyến cáo và hướng dẫn
của ngành khuyến nông. Ngoài lý do như hộ N.V.Hg nêu trên, hộ Tr.T.Nh, nữ, 46
tuổi, diện tích một ha còn có lý do là “thả nhiều không có kết quả nên thả ít xem
chừng.”
Trong khi ở ấp Đình, Tân Chánh của Long An, do thả một lần và thu hoạch
một lần nên mỗi khi thả người dân phải tính toán tỷ lệ hao hụt sao cho mật độ nuôi
trong ao vừa sức tải. Dù được hướng dẫn thả theo mật độ quy định nhưng người dân
141
thường thả cao hơn gấp bốn hay năm lần mức được khuyến cáo. Lúc đầu, do giá
tôm giống cao nên người dân không thả nhiều. Dần dần do tôm giống giá rẻ, chất
lượng tôm giống không đảm bảo và tâm lý người dân muốn tăng năng suất để tăng
thu nhập nên người dân thả cao hơn mật độ cho phép để trừ hao hụt. Tỷ lệ hao hụt
con giống trung bình nếu có thu hoạch hiện nay khoảng từ 70 đến 80%. Hộ N.V.L,
nam, 40 tuổi, có diện tích nuôi là 4.000 m2, thả 45.000 con giống, thu hoạch được
300 kg, trung bình 35 con/ kg. Như vậy tỷ lệ hao hụt đầu con giống là 77%. Hộ
L.V.Ph, ở ấp Đình, có diện tích nuôi tôm là 1,3 ha, đất sở hữu của gia đình là 6.000
m2, đất đi thuê nuôi là 7.000m2 với giá 2.000.000 đ/ năm, hợp đồng trong ba năm.
Ông lý giải việc thả tôm giống mật độ cao của Ông như sau:
“Hồi trước khuyến nông kêu một mẫu thả 30 ngàn con. Giờ không có, cứ liệu sức thả.
Mình nhìn thấy một công đất nhiều khi thả 20 ngàn nhưng cách ba bữa mình nhìn không
thấy tôm là biết tôm không có, là tôm bị hư, mất đầu con. Giờ một mẫu thả từ 80-90, đến
100 ngàn con để trừ hao. Khi bán tôm thành phẩm được 700 kg mà thả 120 ngàn, tôm 40-
50 con/ kg, quân bình là 50 con/ kg thì chỉ còn có 35 ngàn con, mất đầu con như vậy. Nếu
1 mẫu thả 30 ngàn thì tôm phải đầy đủ. Bắt ở Vũng Tàu về thì chỉ còn như vậy, thu hoạch
tính đầu con biết hao hụt liền. Bây giờ thả nhiều để trừ hao hụt do chất lượng con tôm
không tốt. Nếu thả 100 ngàn mà còn sống hết thì nó rỉa thịt mình luôn khi lội xuống.”
Do tính bất ổn về chất lượng con giống như vậy nên người dân cũng không
chọn một nguồn tôm giống cố định. Họ thường bắt nhiều chỗ khác nhau tùy theo
từng năm. Hiệu ứng “hàng xóm” rất phát huy tác dụng ở khía cạnh này. Để chọn
con giống, người dân thường theo người nuôi đạt trong cộng đồng, và việc này cũng
thường xuyên thay đổi theo từng năm. Tâm lý của người dân ở cả hai cộng đồng đó
là “khi nuôi đợt này không được thì tôi mua ở chỗ khác. Cũng mua tùm lum đó à”
và “do người quen giới thiệu chỗ mua tôm giống tốt” hoặc là “đi vòng vòng thấy
chỗ nào tôm tốt thì bắt chứ không nhất thiết bắt cố định một nơi”. Do vậy, có
trường hợp các chủ trại tôm ở Tân Chánh, Long An cứ vào mỗi vụ tôm thường
“thuê” người nuôi trúng trong cộng đồng ngồi ở hồ tôm của họ để thu hút những
người nuôi tôm khác vì nông dân cho là người nuôi tôm trúng này sẽ bắt tôm giống
ở hồ tôm này và họ sẽ bắt theo.
142
Tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro còn thể hiện ở việc không tuân theo lịch
vụ mùa thả tôm giống ở cả hai cộng đồng. Ở Thị Tường, do hình thức thả con giống
liên tục nhiều lần trong năm nhằm để tạo một nguồn thu nhập thường xuyên trong
bối cảnh nuôi theo hình thức tự nhiên nên người dân không thể nào thực hiện theo
hướng dẫn cắt vụ để sên vét cải tạo ao nuôi như hướng dẫn kỹ thuật. Quan niệm của
người dân cho là nếu phải cắt vụ để cải tạo ao nuôi thì nguồn thu nhập của họ cũng
sẽ bị ngắt quãng. Do vậy, họ cải tạo và xử lý nước ngay trong khi nuôi và do vậy
quá trình xử lý này không đạt tiêu chuẩn, chẳng hạn như thuốc cá tạp và sên vét
không triệt để.
Trong khi đó, ở ấp Đình, Tân Chánh của Long An tuy hướng dẫn của ngành
thủy sản về lịch cải tạo ao vuông, lịch thả con giống được phổ biến sâu rộng hàng
năm nhưng người dân hầu như không tuân theo những khuyến cáo này mà làm theo
kinh nghiệm của bản thân. Các quy định này khuyến khích người dân cải tạo đồng
loạt và thả đồng loạt, tuân theo lịch thời vụ để dễ kiểm soát dịch bệnh nhưng nông
dân thường làm trước hoặc sau thời gian được khuyến khích. Tư duy của người dân
đó là nếu thả đồng loạt thì nhu cầu con giống ở địa phương vào lúc thả sẽ tăng và do
vậy giá sẽ cao và đến khi thu hoạch, giá tôm cũng sẽ giảm do lượng tôm thu hoạch
dồn nhiều vào lúc đó. Tâm lý “đón giá” này chi phối rất mạnh mẽ đến lịch thả tôm
giống hiện nay của người dân. Do vậy, cho dù có khuyến cáo của ngành khuyến
nông về thời gian thả nhưng một bộ phận người dân vẫn thả trước thời gian đó. Bên
cạnh đó, tính không hiệu quả của các hướng dẫn kỹ thuật trên thực hành thực tế
cũng củng cố thêm cho tư duy đón giá này như một nông dân minh họa:
“Tôm vừa mặn thả liền cho có giá, tháng 11, nhà nước không cho cũng thả đại vì có lúc
nhà nước cấm không cho nuôi nhưng những người nuôi thì lại trúng, theo nhà nước thì lại
thua.”
B.C.L, nam, 56 tuổi, ấp Đình
Nếu phân tích theo tư duy duy lý về việc đón giá này thì tổng kết quả hành vi
đón giá sẽ là một sự đón giá ồ ạt. Tuy nhiên, khi thả đón giá, người dân biết phải
chịu rủi ro về môi trường nuôi đó là độ mặn chưa phù hợp hoàn toàn cho việc nuôi
tôm, tôm có thể bị ảnh hưởng. Chính vì điều này mà sự đón giá ồ ạt không xảy ra
143
mà các nông dân chỉ thực hành thả con giống độc lập về thời gian với nhau. Theo
quan sát của chúng tôi, những hộ thả đón giá cũng không cố định theo từng năm.
Việc đón giá thường có tính chất “may rủi” và người dân hiện nay thường thả giống
tôm thẻ vốn có thời gian nuôi ngắn để tranh thủ thời gian tăng vòng quay nuôi tôm
và khi thực hiện thả tôm giống, các hộ dân làm độc lập với nhau.
Việc nuôi kết hợp giữa giống tôm sú và tôm thẻ ở Long An cũng thể hiện tư
duy giảm thiểu rủi ro cho thu nhập của nông dân. Sau một thời gian nuôi tôm sú
thường xuyên bị mất mùa, các nông dân kết hợp nuôi thêm tôm thẻ. Tuy tôm thẻ
chân trắng có nhiều dịch bệnh và dễ gây ô nhiễm hơn tôm sú nhưng do thời gian
tăng trưởng nhanh hơn so với tôm sú nên nông dân kết hợp cả hai loại để đảm bảo
có thu hoạch. Hình thức kết hợp là nếu có nhiều ao nuôi thì ao thả tôm sú, ao thả
tôm thẻ còn nếu không có nhiều ao nuôi thì nuôi tôm sú và tôm thẻ luân phiên.
- Lựa chọn thức ăn cho tôm: “thức ăn công nghiệp” hay “thức ăn xay”
Người dân ở Thị Tường, Cà Mau lựa chọn hình thức nuôi quảng canh do đây
được xem là hình thức phù hợp với điều kiện của nông dân có diện tích canh tác
lớn. Hình thức này tốn ít chi phí phù hợp với khả năng kinh tế của người dân nhưng
lại có thu nhập cao. Do nguồn thức ăn của tôm là từ thiên nhiên nên người dân giảm
được chi phí rất đáng kể trong nuôi tôm. Ngoài ra do việc cải tạo ao vuông không
triệt để do diện tích nuôi lớn nên lượng cá tạp trong ao cũng nhiều cũng làm người
dân hạn chế áp dụng việc bổ sung thức ăn. Và do nuôi tôm thường bị thất mùa nên
người dân diện đang có xu hướng đa canh, nuôi tôm xen lẫn với cá và cua. Lý do
những hộ dân nuôi quảng canh truyền thống không mua thức ăn bổ sung thêm cho
tôm để tôm mau lớn và tăng năng suất là “thức ăn mắc lắm, mua sao nổi. Một bao
cả 500 ngàn. Trong vuông cá tạp nhiều lắm, thả xuống nó ăn hết”(Tr.T.Nh, nữ, 46
tuổi, Thị Tường).
Khác với người dân ở Thị Tường, nông dân nuôi tôm ở ấp Đình do diện tích
ít phải nuôi thâm canh nên hoàn toàn sử dụng thức ăn bổ sung cho tôm. Hiện nay,
người dân có hai lựa chọn hoặc là thức ăn chế biến theo dạng công nghiệp của các
nhà máy hoặc là thức ăn tự chế biến, theo đó người dân tự mua các nguyên liệu và
144
chế biến thành thức ăn. Người dân gọi thức ăn chế biến là “thức ăn xay hay thức ăn
chế biến”, còn thức ăn của nhà máy là “thức ăn bao”. Ưu điểm của thức ăn chế biến
công nghiệp là sạch nước do thức ăn viên có độ nén cao và hạn chế của thức ăn này
là độ đạm không nhiều nên tôm ăn không lớn và giá thành cao. Trong khi đó thức
ăn tự chế biến dễ làm ô nhiễm nước do dễ tan trong nước nhưng lại có giá rẻ và độ
đạm nhiều nên tôm ăn mau lớn. Như trên đã trình bày, người dân hiện nay đa phần
lựa chọn cách kết hợp giữa thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến, theo đó họ
sẽ cho ăn thức ăn công nghiệp ở giai đoạn đầu và thức ăn chế biến ở giai đoạn sau,
giai đoạn tôm tăng trưởng nhanh. Thế nhưng khi chọn lựa theo cách này người dân
giảm thiểu rủi ro về chi phí nhưng lại phải chịu rủi ro là nguồn nước mau bị ô
nhiễm và do vậy tôm dễ bị nhiễm bệnh. Quan niệm của người dân khi lựa chọn sự
kết hợp này đó là do nuôi tôm bấp bênh nên chọn thức ăn giá rẻ và thức ăn nhiều
đạm để tranh thủ thời gian thúc tôm mau lớn. Nếu tôm có bị thiệt hại thì cũng
không nhiều bằng thức ăn bao và do tôm mau lớn nên cũng có thể giảm chi phí thiệt
hại như một người dân minh họa:
“Ruốc tươi có nhiều chất hơn, thơm hơn, nuôi thức chất lượng hơn vì nước không dơ, đầu
tư thức ăn bao chất lượng hơn… Mình cho ăn thức ăn xay chủ yếu vì tiền. Thức chế biến
tụi bán ruốc nó cho mình thiếu cả mùa còn thức bao thì chỉ gối đầu, kéo lần vài bao thì
mình phải trả, hay mỗi tháng mỗi trả mình chịu không nổi. Cũng có chỗ chịu bán cho mình
cả mùa nhưng thiếu nợ nhiều quá ngán. Nếu mua ruốc thì mãn mùa chỉ nợ mươi triệu còn
thức ăn bao mãn mùa mấy chục triệu, thấy số tiền ngán quá nên không dám nợ. Nghề này
ăn trước trả sau.”
L.N.V, nam, 69 tuổi, ấp Đình
Thức ăn công nghiệp là loại thức ăn được các kỹ sư khuyến khích sử dụng
tuy nhiên người dân không theo hướng dẫn này. Tuy đa phần người dân đều cho là
do điều kiện vốn quy định nên họ phải chọn cách thức đang làm nhưng qua khảo sát
chúng tôi cho là tính rủi ro cao của nghề nuôi tôm nên người dân không dám đầu tư
triệt để vì sợ gánh chịu nhiều tổn thất. Ngoài ra, chính khoảng cách giữa kỹ thuật và
thực hành đã củng cố thêm cho tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro trong hoạt động
nuôi tôm như một nông dân tổng kết:
145
Người dân tuy có được hướng dẫn kỹ thuật nhưng không theo. Do nếu theo thì phải theo
đến cùng mà theo thì không chịu nổi tiền. Tự làm theo cách của họ. Ngoài ra, người dân
thấy kỹ sư hùn nuôi mà cũng thất bại nên họ cũng không theo vì sợ lỗ nhiều. Kỹ thuật thì
cái theo cái không, vì thực tế cho thấy kỹ sư đi mướn đất cũng làm không thành công. Họ
chỉ là lý thuyết, mình phải chế biến lại theo tình hình của mình. Làm theo họ không có khả
năng theo, theo chủ yếu về làm ao bờ, nhưng không phủ bạt, không có ao lắng do diện tích
nhỏ, không có tiền, xử lý nước theo chút chút chứ không theo luôn, vì thực tế người đóng
nước và người tháo nước được. Bản thân hai ba vuông cùng lấy nước nhưng có vuông chết
vuông không.…Nuôi công nghiệp cũng vậy đặc điểm là trúng sung thì làm dàn đập, năm
nào thất không làm, không duy trì hình thức kỹ thuật này hoài
N.V.T, nam, 50 tuổi, ấp Đình
Chính tính bất ổn này làm cho nghề nuôi tôm trở thành một cuộc chơi may
rủi và cũng do chính tính chất siêu lợi nhuận của con tôm đã khiến người dân vẫn
còn tiếp tục theo đuổi nghề này. Việc tăng giảm số hộ nuôi tôm hàng năm trong
cộng đồng ấp Đình nói riêng và của xã Tân Chánh nói chung minh họa cho điều
này.
Yếu tố bất ổn về giá cả thị trường, chất lượng con giống và bất ổn về hiệu
quả của kiến thức chính thống đã khiến cho người dân có tư duy giảm thiểu và phân
tán rủi ro trong nuôi tôm. Yếu tố nền tảng chi phối hành vi của người dân hay hành
vi giảm thiểu rủi ro đó là thu nhập và chi phí trước mắt của hộ gia đình. Những yếu
tố khác có thể về lâu dài sẽ có lợi cho người dân ví dụ như việc sên vét, cắt vụ ở Thị
Tường, việc thả đúng thời vụ và thả thưa (ở Long An) nhưng do môi trường sản
xuất bất ổn không đảm bảo một xác suất thành công cao nên các thực hành đó
không là ưu tiên được quan tâm trước mắt trong mọi hành vi sản xuất của nông dân.
Việc giảm thiểu rủi ro này hướng đến việc giảm sự thiệt hại cho thu nhập của hộ
nhưng lại làm tăng thêm độ bất ổn trong sản xuất.
Như vậy, hành vi phân tán và giảm thiểu rủi ro trong nghề nuôi tôm minh
chứng thêm cho bản chất nông dân như trong một số công trình nghiên cứu. Các
công trình nghiên cứu về việc chấp nhận cải tiến của người nông dân đều chia xẻ
quan điểm là trong bối cảnh ít có sự đảm bảo an ninh kinh tế mà hậu quả của nó là
cuộc sống có độ “rủi ro” cao nên các cá nhân chỉ “quan tâm đến những cải tiến và
146
những thay đổi mà chứng tỏ được sẽ đem đến cho họ nguồn lợi lớn vì đa phần
“những thay đổi này rất tốn kém hoặc cần nhiều đất đai hơn họ có hay nằm ngoài
tầm với của họ” [103, tr. 244-245]. Hay nói cách khác khi môi trường sản xuất đảm
bảo một mức độ thành công nào đó thì người dân sẵn sàng chấp nhận các cải tiến,
chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy là khi chấp nhận cải tiến này thì
nông dân luôn thể hiện tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro cho nguồn thu nhập của
họ. Trong trường hợp nghiên cứu, khi thực tế chứng minh được tôm có hiệu quả
hơn so với lúa, là con đường có thể giúp người dân làm giàu, người dân đã chuyển
dịch và không coi tôm là một nghề rủi ro mà là một cơ hội. Tuy nhiên, trong sự
chấp nhận rủi ro này người dân vẫn thể hiện tư duy phân tán và giảm thiểu rủi ro
qua việc chuyển dịch tiệm tiến, đầu tiên chuyển dịch ở những mảnh ruộng có năng
suất trồng lúa thấp và vẫn duy trì ruộng trồng lúa bên cạnh ruộng nuôi tôm .
Trong quá trình nuôi, khi tính bất ổn của nghề tôm ngày càng tăng cao và khi
nghề nuôi tôm được nhận thức như một nghề rủi ro qua nhiều thất bại liên tiếp thì tư
duy phân tán và giảm thiểu rủi ro đã thể hiện qua hành vi không áp dụng triệt để các
hướng dẫn khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất. Tư duy này có thể
được xem như là một thích nghi với hoàn cảnh sản xuất cụ thể của nông dân và chi
phối hành vi sản xuất của họ.
Tóm lại, qua những phân tích và khảo sát ở hai cộng đồng nghiên cứu trường
hợp chúng tôi thấy là nhìn trên bình diện chung, có thể hiểu sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế diễn ra sôi động ở khu vực ĐBSCL qua lý thuyết duy lý thị trường. Theo đó
hành vi sản xuất của nông dân bị thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường và lợi nhuận
nhưng khi đi sâu phân tích quá trình này chúng tôi thấy là tính duy lý đó chưa thể
giải thích hết bản chất hành vi kinh tế của người nông dân. Sự lựa chọn được cho là
duy lý thị trường của người nông dân đó có thể là kết quả của các chính sách mà
theo đó người dân không có sự chọn lựa nào khác hoặc là khi điều kiện môi trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thvnu0068.pdf