LỜI CAM ĐOAN.1
MỤC LỤC .2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .3
DANH MỤC BẢNG .4
MỞ ĐẦU .5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH .24
1.1. Khái niệm giá trị.24
1.2. Giá trị gia đình .28
1.3. Cấu trúc giá trị gia đình .30
1.4. Khu vực ven đô .32
1.5. Một số luận điểm lý thuyết .34
1.6. Làng Sáp Mai và hệ giá trị gia đình truyền thống ở Sáp Mai.40
Tiểu kết .53
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH Ở SÁP MAI HIỆN NAY .55
2.1. Thực trạng hệ giá trị gia đình trong lĩnh vực văn hóa vật chất.55
2.2. Thực trạng hệ giá trị gia đình trong lĩnh vực văn hóa tinh thần .66
2.3. Thực trạng hệ giá trị gia đình trong lĩnh vực văn hóa ứng xử.77
Tiểu kết .93
Chương 3: XU HƯỚNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG HỆ
GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH Ở SÁP MAI .96
3.1. Bối cảnh tác động đến sự biến đổi hệ giá trị gia đình ven đô Hà Nội
từ sau đổi mới đến nay .96
3.2. Các xu hướng biến đổi của hệ giá trị gia đình.101
3.3. Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi hệ giá trị gia đình làng ven đô
Sáp Mai.114
Tiểu kết.124
KẾT LUẬN.126
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .131
PHỤ LỤC.146
189 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ giá trị gia đình ven đô hà nội hiện nay (Trường hợp làng Sáp Mai, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhật cho con, tổ chức kỷ niệm ngày cưới... đã được các gia đình bắt đầu thực
hiện và đang dần trở thành thói quen, đặc biệt là ở các gia đình trẻ. Văn hóa tặng
quà vào các ngày lễ cho vợ/chồng không phải là một phong tục truyền thống của
người Việt mà là của phương Tây mới được du nhập khoảng vài chục năm trở lại
đây. Theo kết quả điều tra tại Sáp Mai trong năm 2015, tỷ lệ tặng quà cho
vợ/chồng trong các gia đình vào các ngày lễ như mồng 8/3, 20/10, sinh nhật đã
bắt đầu được người dân thực hiện. Có 24,2% số người được hỏi cho biết đã
thường xuyên tặng quà vào các dịp lễ tết, sinh nhật, và 40,2% cho rằng có tặng
quà nhưng không thường xuyên đã cho thấy rõ điều này.
74
Bảng 2.5: Mức độ tặng quà cho người thân trong gia đình
Mức độ Số phiếu TL %
Thường xuyên 94 24,2
Thỉnh thoảng 156 40,2
Không tặng 138 35,6
Tổng số 388 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi [Phụ lục số 5, tr.163]
Việc tặng quà giữa vợ và chồng thể hiện sự quan tâm đến đời sống tinh thần
của nhau, là kết quả của một quá trình hòa nhập giữa hai vợ chồng trong gia đình.
Nếu như trước đây người vợ hoặc người chồng có thể bằng lòng với việc không bộc
lộ tình cảm ra ngoài của chồng/vợ mình thì hiện nay, với nhiều thay đổi về xã hội
cũng như quan niệm, họ mong muốn người thân của mình thể hiện tình cảm một
cách rõ ràng hơn, nhằm khích lệ, động viên tinh thần những người thân trong gia
đình. Chẳng hạn anh Nguyễn Tiến Thắng [Phụ lục số 2, STT 14, tr.148] chia sẻ:
“Tôi nghĩ vào những dịp lễ của chị em phụ nữ, mình có bó hoa hoặc món quà nhỏ
tặng họ để động viên tinh thần là rất tốt. Người phụ nữ sẽ thấy mình được quan tâm
thì cũng phấn khởi hơn, làm cho gia đình hạnh phúc hơn”.
Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy, việc tặng quà vào các
dịp lễ tết... chủ yếu diễn ra ở những cặp vợ chồng trẻ dưới 40 và có trình độ học vấn
tương đối cao. “Nói thật là chuyện tặng quà hiện nay chỉ chủ yếu ở các gia đình trẻ,
chứ chúng tôi thì cả đời có tặng quà nhau bao giờ đâu. Quà cáp lại thấy khách sáo
quá, không quen” [Phụ lục số 2, STT 33, tr.149]. Theo Nguyễn Hữu Minh, những
người có trình độ học vấn cao thường có hiểu biết và phạm vi giao tiếp cũng rộng
rãi hơn, tiếp xúc với sự văn minh đa dạng hơn, vì vậy họ dễ tiếp nhận những cái
mới thể hiện sự quan tâm giữa vợ và chồng [54, tr.264]. Đặc biệt, trong bối cảnh
Sáp Mai hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ thì việc tiếp nhận những
giá trị mới trong văn hóa tặng quà đang dần trở nên phổ biến ở nam giới, nhất là với
những gia đình trẻ, có học vấn.
Cùng với việc tặng quà trong các dịp lễ tết, việc tổ chức mừng sinh nhật cũng
đang trở thành một nét văn hóa mới của cư dân nơi đây. Số liệu bảng dưới đây cho
thấy, hiện tượng tổ chức sinh nhật đã trở nên phổ biến trong các gia đình ở Sáp Mai.
75
Bảng 2.6: Mức độ tổ chức sinh nhật trong các gia đình
Tần suất SP TL %
Thường xuyên 89 23%
Thỉnh thoảng 194 50,0%
Không tổ chức 105 27,0%
Tổng số 388 100,0%
Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi [Phụ lục số 5, tr.163]
Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ tổ chức mừng sinh nhật những người thân trong
gia đình đang trở thành một nét văn hóa thường xuyên. Ngoài ra, việc tổ chức kỷ
niệm ngày cưới của các cặp vợ chồng cũng là một hình thức sinh hoạt tinh thần rất
mới mẻ mà một số người dân tại Sáp Mai đang thực hành. Theo anh Lý [Phụ lục số 2,
STT 17, tr.148] cho biết, “trước do điều kiện kinh tế khó khăn nên đám cưới của
chúng tôi chỉ được tổ chức rất đơn giản và tằn tiện vì vậy bây giờ có điều kiện, tôi
muốn tổ chức kỉ niệm ngày cưới nhân dịp 10 năm”. Cách tổ chức thường là đơn giản
nhẹ nhàng, như làm một bữa ăn tươi ở nhà hoặc ra nhà hàng để tất cả vợ chồng con
cái có một buổi quây quần vui vẻ. Tuy nhiên hình thức này chỉ diễn ra ở nhóm gia
đình trẻ và có điều kiện kinh tế, ở nhóm lớn tuổi, hình thức kỉ niệm này hầu như
không được thực hiện. “Kỷ niệm cưới xin thì bọn trẻ chúng nó có làm thì làm, chứ
chúng tôi thì có bao giờ quan tâm đến chuyện đó đâu” [Phụ lục số 2, STT 30, tr.148].
2.2.2.3. Sự gia tăng các nhu cầu giải trí thư giãn
Như đã đề cập ở trên, việc có 68% số người được hỏi ưu tiên lựa chọn giá trị
“có điều kiện nghỉ ngơi thư giãn” đã thể hiện sự coi trọng chất lượng cuộc sống của
người dân Sáp Mai, đặc biệt là đời sống tinh thần, biểu hiện qua cách hưởng thụ và
giải trí của họ.
Quan sát của chúng tôi cho thấy, trong từng gia đình, nhu cầu giải trí được
thể hiện rất đa dạng, trong đó xem tivi chiếm thời lượng lớn hơn cả trong khung
thời gian giải trí với 90,7% số người trả lời là có xem hàng ngày. Ngoài ra việc
dùng internet cho việc giải trí cũng đang tăng nhanh, nhất là trong giới trẻ với
23,7% số người được hỏi thường xuyên sử dụng để truy cập các thông tin giải trí.
76
Ngoài số cửa hàng Internet để phục vụ nhu cầu chơi game của lớp trẻ, việc nối
mạng internet với đường truyền cáp quang ở Sáp Mai đã trở nên phổ biến. Họ
thường dùng chung đường dây mạng trong một ngõ hoặc vài ba nhà ở gần nhau để
giảm thiểu sự tốn kém và phổ cập mạng internet. Ngoài ra ở các quán cà phê cũng
đều phổ cập mạng wifi với việc truy cập Internet miễn phí nên người dùng có thể dễ
dàng sử dụng dịch vụ giải trí này.
Do kinh tế khá giả và trình độ học vấn của lớp trẻ được nâng cao nên những
giá trị về chất lượng sống ngày càng được họ quan tâm, đó là việc dành thời gian
cho việc hưởng thụ cuộc sống, chăm sóc sức khỏe và tự thể hiện bản thân. Các hoạt
động thể thao giải trí cùng những các sinh hoạt hội nhóm trong làng đã phát triển
mạnh mẽ và thu hút được nhiều người tham gia. Những hoạt động thể thao được
người dân tham gia tích cực và phổ biến nhất ở đây là đi bộ, đánh cầu lông, bóng
bàn, tập dưỡng sinh.... Ngoài ra, tùy theo độ tuổi và sở thích mà người dân còn tham
gia vào các hội nhóm khác nhau như: nhóm sinh hoạt tín ngưỡng, nhóm văn nghệ,
câu lạc bộ thơ... Tại Sáp Mai, câu lạc bộ thơ của người cao tuổi của làng là một
trong những câu lạc bộ mạnh của huyện Đông Anh, hoạt động rất sôi nổi và đã cho
ra đời một số tuyển tập thơ của các hội viên. Nhu cầu được sống vui, sống khỏe, có
sự thư thái trong cuộc sống, cũng như tự thể hiện bản thân đã trở thành nhu cầu của
một bộ phận cư dân ven đô khi mức sống hộ gia đình của họ được nâng cao.
Bên cạnh các hoạt động thể thao giải trí, người dân Sáp Mai cũng đã dần
quen với việc đưa gia đình đi chơi xa, đi nghỉ mát, tắm biển... vào dịp hè hoặc các
ngày nghỉ lễ... Hàng năm, các hội nhóm trong làng như hội phụ nữ, hội đồng môn,
đồng học... hoặc một nhóm gia đình đều có thể tự tổ chức các cuộc đi du lịch cùng
nhau. Theo chị Hiển, cán bộ công tác tại hội phụ nữ Sáp Mai cho biết: “Năm nào tôi
cũng được hội phụ nữ trong xã tổ chức cho đi tham quan nghỉ mát, nhưng mà tôi
cũng có năm đi năm không. Ngoài ra, hội đồng niên của tôi thỉnh thoảng cũng tổ
chức cho đi chơi xa theo hình thức tự đóng góp nữa”. Điều này cho thấy những nhu
cầu tinh thần hết sức mới mẻ thể hiện qua các hình thức hưởng thụ văn hóa mới
trong các gia đình ở Sáp Mai hiện nay.
77
Như vậy có thể nói, khi điều kiện kinh tế phát triển, mức sống hộ gia đình
tăng cao cùng việc tiếp cận rộng rãi thông tin từ tivi, mạng xã hội... đã là những
nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình tiếp cận các hình thức giải trí mới mẻ
của người dân Sáp Mai. Việc chủ động tiếp nhận những giá trị mới trong việc giải
trí và đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc cho các nhu cầu giải trí đã cho thấy, bên
cạnh việc quan tâm đến các giá trị tối thiểu, cơm áo hàng ngày để phục vụ nhu cầu
sinh tồn, thì người dân đã bắt đầu quan tâm đến những giá trị về chất lượng sống,
với các nhu cầu về giải trí và hưởng thụ cuộc sống... mang lại sự thư thái cho tâm
hồn. Nói cách khác, giá trị chất lượng cuộc sống đang từng bước hội nhập vào đời
sống của người nông dân ven đô nơi đây.
2.3. Thực trạng hệ giá trị gia đình trong lĩnh vực văn hóa ứng xử
Nằm ở vùng đồng bằng ven sông Hồng, đặc điểm gia đình ở Sáp Mai cũng
mang những nét văn hóa chung của gia đình truyền thống ở khu vực này, đó là sự
đan xen giữa yếu tố nền tảng của truyền thống Đông Nam Á và yếu tố Nho giáo, thể
hiện ở cơ cấu quyền uy, cơ cấu giao tiếp, cơ cấu vai trò cũng như hệ thống thân tộc
(dòng họ) được hình thành từ đó [86, tr.112], điều mà các học giả Đào Duy Anh [1],
Nguyễn Văn Huyên [36], Trần Đình Hượu [39], Mai Huy Bích [5].... đã bàn đến
trong các công trình nghiên cứu của mình. Trong ứng xử với tổ tiên là đạo lý uống
nước nhớ nguồn, thể hiện qua sự hiếu kính với tổ tiên. Trong mối quan hệ gia đình,
đó là mối quan hệ thuần túy do các thành viên gia đình xây dựng và phát triển dựa
trên quan hệ huyết thống và là yếu tố cơ bản gắn kết giữa các thành viên trong gia
đình với nhau [28, tr.49]. Nói cách khác, mối quan hệ gia đình “được xem là tất cả
những gì thuộc về mặt tình cảm và đạo lý, các khuôn mẫu ứng xử hàng ngày giữa
họ với nhau. Cụ thể đó là việc ứng xử giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị
em, rồi ứng xử với họ hàng, láng giềng, bạn bè” [104, tr.111]. Phân hệ giá trị này
bao gồm những giá trị căn bản như: vợ chồng chung thủy, anh em hòa thuận, cha từ
con hiếu, đông con nhiều cháu, ông bà cha mẹ sống cùng con cháu, hàng xóm láng
giềng tối lửa tắt đèn có nhau... cùng một số giá trị hiện đại như bình đẳng giới, bình
đẳng thế hệ, quyền tự do cá nhân [104, tr.112]. Dưới đây chúng tôi sẽ tập trung
78
phân tích về sự biến đổi giá trị gia đình trong quan hệ ứng xử thông qua sự lựa chọn
giá trị của người dân Sáp Mai.
2.3.1. Sự lựa chọn giá trị gia đình trong lĩnh vực văn hóa ứng xử
Như đã đề cập, trong phần này chúng tôi sẽ tập trung đến 2 chiều cạnh chính là:
ứng xử trong nội bộ gia đình và ứng xử giữa gia đình với họ hàng, xóm giềng; xem xét
các gia đình ở đây hiện đang ưu tiên cho những giá trị nào cũng như các khuôn mẫu,
vai trò được hình thành từ những lựa chọn đó? Bảng số liệu dưới đây cho thấy mức độ
ưu tiên lựa chọn giá trị gia đình trong văn hóa ứng xử ở Sáp Mai hiện nay.
Bảng 2.7: Sự lựa chọn giá trị gia đình trong lĩnh vực văn hóa ứng xử
Giá trị
Không Có
SP TL % SP TL %
Hiếu kính tổ tiên 11 2,9% 377 97,1%
Tôn trọng lễ giáo 209 53,8% 179 46,1%
Vợ chồng chung thủy 4 1,0% 384 99,0%
Anh em hòa thuận 113 29,1% 275 70,9%
Cha mẹ nhân từ, con cháu hiếu thảo 39 10,1% 349 89,9%
Bình đẳng nam nữ, già trẻ 51 13,1% 337 86,9%
Có trách nhiệm, quan tâm đến nhau 102 26,3% 286 73,7%
Có con trai con gái đầy đủ 186 47,9% 202 52,1%
Ông bà cha mẹ sống cùng con cháu 262 67,5% 126 32,5%
Quan hệ họ hàng, láng giềng tốt 164 42,3% 224 57,7%
Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi [Phụ lục số 5, tr.162]
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, nếu như giá trị gia đình trong lĩnh vực
văn hóa vật chất có sự biến đổi nhanh và mạnh mẽ thì giá trị gia đình lĩnh vực văn
hóa ứng xử cũng có nhiều biến đổi nhưng chậm hơn.
Trong ứng xử giữa các thành viên gia đình với nhau, một số giá trị truyền
thống như: vợ chồng chung thủy, anh em hòa thuận, cha mẹ nhân từ con cháu hiếu
thảo, mọi người có trách nhiệm với nhau... vẫn là những giá trị cốt lõi được đa số
mọi người ưu tiên lựa chọn với tỷ lệ cao, trong khi một số giá trị khác như có con
trai con gái đầy đủ, ông bà cha mẹ sống cùng con cháu có tỷ lệ lựa chọn thấp hơn
hẳn (52,1% và 32,5%).
79
Từ số liệu khảo sát cho thấy chung thủy vợ chồng là giá trị truyền thống
vẫn được bảo lưu mạnh mẽ trong gia đình hiện đại và được ưu tiên coi trọng hàng
đầu với 99,0% số người lựa chọn. Theo Lê Ngọc Văn thì chuyện vợ chồng chung
thủy luôn gắn liền với sự sống còn của tổ chức gia đình với tư cách là một đơn vị
kinh tế. Nó không chỉ là mong ước của cặp vợ chồng mà còn là mong ước của các
thành viên khác trong gia đình như ông bà cha mẹ, con cái. Bởi trong đơn vị tự
cấp tự túc đó, mỗi thành viên đều có vai trò không thể thay thế và phụ thuộc lẫn
nhau. Việc phá vỡ bất kỳ một sợi dây liên hệ nào cũng đều đe dọa tới sự sống còn
của các thành viên khác trong gia đình. Mối đe dọa lớn nhất và nguy hiểm nhất
đối với sự tồn tại của gia đình là sự tan vỡ của hôn nhân, bắt nguồn từ sự không
chung thủy vợ chồng [104, tr.116].
Mặc dù hiện nay, bối cảnh xã hội đã hoàn toàn thay đổi, ở địa bàn nghiên
cứu, gia đình đã không còn là đơn vị sản xuất mà trở thành một đơn vị tiêu thụ, các
thành viên có sự độc lập về kinh tế, và trẻ em vẫn được đảm bảo đời sống khi cuộc
hôn nhân tan vỡ. Tuy nhiên giá trị này vẫn được gần như 100% các gia đình coi
trọng và bảo lưu trong ý nghĩa chủ yếu là để “thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm của
các cá nhân chứ không mang nhiều ý nghĩa về đảm bảo sự sinh tồn của gia đình”.
Nói cách khác, hôn nhân đã chuyển từ thể chế kinh tế sang thể chế tâm lý. Nghĩa là
trước đây chung thủy là để giữ gìn sự sống còn của gia đình thì ngày nay chung
thủy là để giữ gìn sự sống còn của tình yêu [104, tr.116].
Cùng với giá trị chung thủy vợ chồng, giá trị bình đẳng (nam nữ, già trẻ) và có
trách nhiệm và quan tâm lẫn nhau đang ngày càng được người dân đón nhận (86,9%),
thể hiện rõ sự cởi mở của gia đình ven đô trong việc tiếp nhận các giá trị mới.
Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi nhanh chóng của gia đình hiện nay, giá
trị “ông bà cha mẹ sống cùng con cháu” cũng đã có sự biến động đáng kể. Theo
truyền thống, đông con nhiều cháu, ông bà cha mẹ quây quần trong cùng một gia
đình (tam tứ đại đồng đường) là biểu tượng hạnh phúc được nhiều người mong ước.
Việc sinh con, nuôi con lớn để lúc tuổi già đau yếu được nhờ cậy được xem như
một quy luật tất yếu của cuộc sống “trẻ cậy cha, già cậy con”. Bởi vậy sự hy sinh
80
của cha mẹ cho con cái là vô điều kiện và ngược lại, con cái cũng phải có lòng biết
ơn, có trách nhiệm phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ khi về già. Và tinh thần trách
nhiệm và sự hy sinh cho nhau trong gia đình chính là yếu tố đảm bảo sự sống còn
của một gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, ngay từ xưa, đối với gia đình ở đồng bằng
sông Hồng, so với nguyên dạng việc cư trú sau hôn nhân ở nhà chồng đã có những
“biến thể” của nó. Theo Phạm Văn Bích, khi cặp vợ chồng mới cưới thường ở cùng
với bố mẹ chồng, nhưng do khó quản lý trong gia đình nhiều thế hệ và để đảm bảo
sự hòa thuận nhất định, giảm xích mích và chống lại xu hướng chia tách, các bậc
cha mẹ thường cho con cái lớn ở riêng nhưng gần nhau [7, tr.28]. Và cho đến nay
tại Sáp Mai, xu hướng này vẫn được tiếp nối nhưng có sự đẩy nhanh hơn bởi quá
trình hiện đại hóa.
Các cứ liệu điền dã ở địa bàn nghiên cứu cho thấy, cho đến trước những năm
2000, các cặp vợ chồng trẻ khi mới cưới vẫn thường sống chung với gia đình chồng.
Sau nửa năm hoặc 1-2 năm, gia đình nào có điều kiện thì xây nhà cho con ở riêng,
ai không có điều kiện thì cho ăn riêng nhưng vẫn sống chung cùng bố mẹ chồng.
Cho đến khi có được chỗ đất riêng để làm nhà, hoặc có tiền để làm nhà ngay trong
khu vườn còn lại, họ sẽ tách ra ở riêng hoàn toàn.
Nhà tôi trước đây khi hai vợ chồng mới lấy nhau cũng ở chung cùng với
ông bà 2 năm. Khi cậu em tôi cưới vợ thì vợ chồng tôi chuyển ra ở riêng.
Ngày đấy cũng khó khăn lắm, không có tiền xây nhà nên chúng tôi phải
ở tạm trong một gian buồng, vẫn nấu chung cùng bếp nhưng ăn riêng
[Phụ lục số 2, STT 3, tr.148].
Theo phong tục ở Sáp Mai, bố mẹ thường ở chung với vợ chồng con trai cả
hoặc con trai út. Cũng có trường hợp mỗi ông bà ở một nhà để giúp các con trông
cháu. “Nhà em thì bà nội ở cùng. Ông nội lại ở với chú nó. Nhà có hai anh em, cũng
ở gần nhau nên ông bà cũng tiện qua lại” [Phụ lục số 2, STT 2, tr.148]. Tuy nhiên,
quá trình đô thị hóa hiện nay đã thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn, và sống
riêng trở thành nguyện vọng khá phổ biến không chỉ của lớp trẻ mà ngay cả những
người cao tuổi. Nguyên nhân của sự thay đổi này là bắt nguồn từ những biến đổi
81
kinh tế xã hội và đặc biệt là nhận thức của các thế hệ gia đình trong những năm gần
đây. Xã hội càng hiện đại, người ta càng nhận ra rằng, việc 2-3 thế hệ sống cùng
nhau mang lại nhiều phiền toái hơn rất nhiều so với việc sống riêng bởi mỗi thế hệ
có một quan niệm, sở thích, cũng như cách sinh hoạt khác nhau. Một số trích đoạn
dưới đây đã phản ánh lý do của sự lựa chọn đó.
Nhà chồng tôi có hai người con trai nhưng đều không sống cùng với ông
bà vì thực sự quan điểm giữa các cụ và chúng tôi không hợp nhau. Mỗi
thế hệ có cách suy nghĩ khác nhau, quan niệm cũng không giống nhau..
như vậy ở riêng ra ai cũng được thoải mái [Phụ lục số 2, STT 17, tr.148].
Ngoài ra, cha mẹ cho con ở riêng còn có lý do là để cho con cái biết tự lo liệu
vun vén cho gia đình nhỏ của mình, hoặc để tạo điều kiện cho các con khác lập gia
đình trong không gian cư trú hạn hẹp, và con cái cũng được độc lập. “Nói thật với chị,
sống riêng ra mới có động lực để làm ăn, phát triển gia đình, chứ ở chung người nọ ỷ
vào người kia, cuối cùng là đều không phát triển được” [Phụ lục số 2, STT 18, tr.148].
Như vậy việc tách hộ ở riêng nhưng vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ, theo như ý
kiến của người trong cuộc là có lợi cho cả thế hệ già và thế hệ trẻ chứ không phải
chỉ riêng thế hệ già. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Mai Huy Bích khi
cho rằng, đây là cách được nhiều người Kinh ở đồng bằng sông Hồng ưa thích hơn
so với nguyên dạng của nó. Nó đảm bảo sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các thế hệ đúng
như câu tục ngữ “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng vẫn tạo cho mỗi thế hệ một sự tự
do nào đó [7, tr.28].
Trong ứng xử với họ hàng, xóm giềng, quan niệm họ hàng, láng giềng tốt vẫn
là giá trị được nhiều người quan tâm với 57,7% số người được hỏi lựa chọn. Tại
Sáp Mai hiện nay có 6 dòng họ gồm họ Nguyễn (Nguyễn Công, Nguyễn Quang), họ
Hà (Hà Văn, Hà Quang), họ Phan, họ Trần, họ Đậu và họ Chử. Ở mỗi dòng họ đều
có ban liên lạc dòng họ và tổ chức lễ giỗ tổ hàng năm. Đặc biệt từ những năm 2000
trở lại đây, các sinh hoạt liên quan đến dòng họ ở Sáp Mai đã ngày càng gia tăng,
thể hiện trong việc củng cố cơ sở vật chất tinh thần của các dòng họ như: duy trì ổn
định quỹ họ, tôn tạo nhà thờ họ và mộ tổ, phục hồi và phổ biến gia phả... Hiện nay
82
tất cả các họ đều có quỹ họ, việc đóng góp quỹ hàng năm tính theo suất đinh. Vấn
đề mộ tổ cũng được quan tâm hơn, thể hiện trong việc quy hoạch lăng mộ và
thường xuyên tôn tạo mộ phần của dòng họ... Các sinh hoạt dòng họ cũng diễn ra
thường xuyên hơn với mức độ quy mô làm giỗ cũng lớn hơn. Chẳng hạn họ Nguyễn
Công, những năm đầu 90 chỉ làm khoảng 4-5 mâm mỗi kỳ giỗ thì hiện nay làm tới
15 mâm, thành phần mời cũng được mở rộng hơn.
Dòng họ ở Sáp Mai cũng là thiết chế tự quản, giáo dục con em. Ngày giỗ tổ
là dịp các thanh viên trong dòng họ gặp mặt nhau, không chỉ là người trong làng mà
cả những thành viên làm ăn ở nơi xa. Trong ngày giỗ tổ, các dòng họ thường tổng
kết các mặt ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm trong năm tới, đồng thời giải quyết
khúc mắc nội bộ (nếu có) để tránh phát sinh mâu thuẫn sâu sắc hơn.
Trong các dòng họ, sự thăm hỏi động viên mỗi khi thành viên nào đó trong
dòng họ gặp hoạn nạn, đau ốm hoặc sinh nở... vẫn được thực hành đều đặn. Theo
chị Hiển (47 tuổi, cụm dân cư số 1), “trong họ hàng có người nào ốm đau hay có
con cái sinh nở thì chúng tôi đều đi thăm, cũng gọi là có chút quà đến hỏi thăm,
động viên tinh thần thôi”. Quà cáp đi thăm hỏi chủ yếu là bằng phong bì tiền mặt
chứ không còn là “cân đường hộp sữa” hay hoa quả, bánh trái như trước đây. Tùy
theo mối quan hệ thân sơ mà mức độ quà có sự khác nhau, nhưng trung bình là từ
100 - 200 nghìn, cá biệt có những mối quan hệ thân thiết thì số tiền thăm hỏi cao
hơn, khoảng 500 nghìn, thậm chí là 1 triệu đồng.
Các dịp cưới xin, tang ma của mỗi gia đình cũng vẫn là những dịp quy tụ các
thành viên trong họ tham gia giúp đỡ chia sẻ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Theo
anh Vĩnh (bí thư chi bộ thôn Sáp Mai) “ở làng chúng tôi, trong họ nhà nào có công
to việc lớn là anh em họ hàng đều phải tham gia hết. Khi họ có việc mình không
đến giúp thì đến lúc nhà mình có công có việc ai người ta đến”.
Hình thức giúp đỡ chủ yếu của họ hàng trong những dịp này là tham gia
đóng góp ý kiến cho việc tổ chức buổi lễ, cử người đến phụ trách quán xuyến các
công việc như tiếp khách, chế biến thức ăn, nấu cỗ, dọn dẹp... Có thể nói tại Sáp
Mai hiện nay, thiết chế dòng họ vẫn vận hành đều đặn, chặt chẽ và khá hiệu quả,
83
mặc dù sự gia tăng các sinh hoạt họ hàng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với
mức độ cố kết. Trên thực tế, sự cố kết họ hàng thường chỉ được người dân Sáp Mai
xây dựng trong một phạm vi nhất định. Những hộ gia đình có cùng điều kiện kinh tế
thường có xu hướng quan hệ với nhau nhiều hơn.
Trong ứng xử với hàng xóm láng giềng ở Sáp Mai, giá trị xuyên suốt vẫn là
“hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”... song sự
tương tác, trợ giúp trong quan hệ xóm giềng đã có sự suy giảm nhiều so với trước,
khi nếp sinh hoạt kiểu đô thị đang ngày càng phổ biến với không gian riêng tư của
từng hộ gia đình.
Hiện nay Sáp Mai có 4 cụm dân cư, mỗi cụm dân cư đều có số dân khá lớn
nên người làng vẫn coi quan hệ láng giềng của mình chủ yếu chỉ tồn tại trong phạm
vi xóm ngõ. Do cơ cấu nghề nghiệp đã có sự thay đổi, hầu hết người dân đã chuyển
sang làm dịch vụ hoặc các hoạt động phi nông nghiệp khác thay vì sản xuất nông
nghiệp nên quan hệ láng giềng cũng mang tính đa chiều hơn.
Trên thực tế, công việc đa dạng và bận rộn đã khiến các gia đình không còn
nhiều điều kiện qua lại với láng giềng như trước. Những người đang trong độ tuổi
làm ăn (30 đến 50) thường ra khỏi nhà từ sáng sớm đi làm các công việc của mình
như buôn bán và các công việc tự do khác. Tương tự với nhóm là công nhân hoặc
công chức cũng vậy, họ phải đi làm cả ngày, tối về còn phải bận lo việc nhà, lo
chuyện con cái học hành... Với tính chất công việc thay đổi như vậy nên các mối
quan hệ với xóm giềng cũng chỉ còn được các hộ gia đình thực hiện khi có những sự
kiện quan trọng như cưới hỏi, tang ma, lễ tết... Đặc biệt, sự đa dạng về việc làm khiến
cho mối quan hệ của các gia đình đã có sự mở rộng, mối quan hệ làm ăn, quan hệ
công việc của các cá nhân đã trở thành mối quan tâm chính thay vì mối quan hệ với
xóm giềng. Ngoài ra, các ngôi nhà cao tầng, kín cổng cao tường phổ biến ở Sáp Mai
hiện nay cũng là rào ngăn góp phần làm suy giảm mối quan hệ giao lưu vốn rất mở
trước kia của họ. Tất cả những điều này đã khiến cho mối quan hệ xóm giềng nhiều
khi chỉ còn mang tính biểu trưng là chính. “Nói chung là bây giờ hàng xóm sang chơi
nhà nhau ít hơn trước kia nhiều. Giờ những lúc rảnh rỗi, nói thật là tôi chỉ ở nhà nghỉ
ngơi xem tivi thôi” [Phụ lục số 2, STT 10, tr.148]. Tuy nhiên đối với những người già
84
hoặc nhóm các cụ về hưu thì việc sang hàng xóm uống nước chơi bời thăm viếng
hàng xóm vẫn diễn ra thường xuyên. “Chơi bời hàng xóm láng giềng chỉ có mấy ông
bà già là chủ yếu thôi chứ bọn trẻ bây giờ chúng nó có công việc riêng, nói chung là
cũng rất ít khi quan hệ” [Phụ lục số 2, STT 21, tr.148].
Đặc biệt đối với nhóm các cụ già (nhất là đàn ông) thường ít khi quanh quẩn ở
nhà mình mà hay tập hợp ở một nhà nào đó uống trà, nói chuyện hoặc chơi cờ để giải trí.
Do kinh tế phát triển và sự đa dạng trong công việc, nên việc trợ giúp theo
kiểu “tối lửa tắt đèn có nhau” trong quá khứ đã trở nên không còn cần thiết nữa.
Dịch vụ phát triển nên ngay trong các dịp gia đình có công to việc lớn như cưới xin,
tang ma cũng không cần nhiều sự trợ giúp của láng giềng như trước trong việc dựng
rạp hay nấu nướng phục vụ nhà đám... mà chủ yếu chỉ còn "hỗ trợ" bằng phong bì.
Mặc dù không còn sự hỗ trợ thường ngày, nhưng khi có việc đột xuất, chẳng
hạn như cần tiền cho những khoản chi tiêu “nóng”, người dân vẫn có thể sang nhà
hàng xóm vay mượn và nhận được sự giúp đỡ từ họ, tất nhiên là việc này còn phụ
thuộc vào sự thân sơ của từng mối quan hệ. Chị Tứ (50 tuổi, cụm 2) cho biết:
“Thỉnh thoảng có việc đột xuất cũng có thể sang hàng xóm vay tạm vài trăm, một
triệu là chuyện bình thường, nhưng vay nhiều hơn thì hơi khó”.
Một điểm cần lưu ý, là ở Sáp Mai hiện nay có một nhóm dân ngụ cư khá đông
đảo, khoảng trên dưới 3000 người. Về căn bản đây là nhóm trẻ, còn độc thân và chủ
yếu là công nhân của khu công nghiệp Bắc Thăng Long thuê trọ. Quan hệ giữa người
dân trong làng với nhóm dân cư ngụ này nhìn chung là khá lỏng lẻo, mặc dù cũng có
sự qua lại giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn nhưng mối quan hệ qua lại không nhiều.
Có thể nói, những biến đổi trong văn hóa ứng xử giữa gia đình với họ hàng,
xóm giềng nói trên trong những năm qua ở Sáp Mai đã cho thấy tính chất quá độ
của gia đình trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Mối quan hệ họ
hàng xóm giềng nhìn chung vẫn mang những nét đặc trưng của làng xã nông nghiệp
song đã trở nên đa chiều và mang tính hướng thị nhiều hơn, thể hiện qua sự khép
kín và ít có sự trợ giúp, giao lưu giữa hàng xóm láng giềng với nhau. Điều nà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_he_gia_tri_gia_dinh_ven_do_ha_noi_hien_nay_truong_ho.pdf