MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 5
1.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học 5
1.2. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của học sinh 18
1.3. Khẩu phần của học sinh tiểu học 22
1.4. Nghiên cứu về lực bóp tay 24
1.5. Trí lực của học sinh 25
1.6. Thực trạng thị lực của học sinh trên Thế giới và Việt Nam 30
1.7. Lợi ích và các nghiên cứu về dưỡng chất thực vật 32
1.8. Thông tin về địa bàn nghiên cứu 42
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 43
2.3. Thiết kế nghiên cứu 43
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 44
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 47
2.6. Các tiêu chuẩn, biến số, chỉ số nghiên cứu và phương tiện thu thập số liệu và cách đánh giá 53
2.7. Xử lý số liệu và phân tích số liệu 60
2.8. Đạo đức nghiên cứu 61
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. Tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực của học sinh 79 tuổi 63
3.2. Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực, nhiễm khuẩn và táo bón sau 8 tháng uống bột cải xoăn trên học sinh 7-9 tuổi 77
Chương 4. BÀN LUẬN 95
4.1. Tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, khẩu phần của học sinh 7-9 tuổi 95
4.2. Kết quả sau 8 tháng can thiệp 110
4.3. Những điểm mới của luận án 126
4.4. Những hạn chế của nghiên cứu 126
KẾT LUẬN 127
KHUYẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh gói bột cải xoăn
Phụ lục 2: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của bột cải xoan
Phụ lục 4: Công văn nhập khẩu lô hàng bột cải xoăn
Phụ lục 4: Quyết định của Bộ Y tế cho phép tiếp nhận sản phẩm bột cải xoan
Phụ lục 5: Phiếu điều tra nghiên cứu
PHIẾU 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN SÀNG LỌC
PHIẾU 2. PHIẾU THEO DÕI SỬ DỤNG SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
PHIẾU 3: PHIẾU CÂN ĐO NHÂN TRẮC
PHIẾU 4. PHIẾU ĐIỀU TRA KHẨU PHẦN ĂN 24 GIỜ
PHIẾU 5. ĐÁNH GIÁ TRÍ LỰC TRẺ WISC IV - VN
PHIẾU 6. PHIẾU ĐO LỰC BÓP TAY VÀ MÁY ĐO LỰC BÓP TAY
PHIẾU 7. PHIẾU ĐO THỊ LỰC
PHIẾU 8. THEO DÕI TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP VÀ TIÊU CHẢY CẤP
PHIẾU 9. PHIẾU ĐIỀU TRA TÁO BÓN Ở HỌC SINH
Phụ lục 6: Chứng nhận chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Viện Dinh dưỡng
Phụ lục 7: Văn bản Số 4035/SYT-NVY ngày 12/9/2016 của Sở Y tế Hà Nội về việc phối hợp triển khai chương trình bổ sung bột lá rau cải xoăn cho học sinh tiểu học
Phụ lục 8: Một số kết quả nghiên cứu
PL 8.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính
184 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đến tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh Tiểu học tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001.
Tình trạng dinh dưỡng theo BAZ: Suy dinh dưỡng thể gầy còm có lực bóp tay trung bình thấp nhất 13,14 ± 1,93 kg, tiếp theo là trẻ có TTDD bình thường là 14,24 ± 2,64 kg, lớn nhất là trẻ thừa cân-béo phì 15,84 ± 2,84 kg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Lực bóp tay theo tình trạng dinh dưỡng theo BAZ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: so sánh gầy còm và bình thường (p= 0,037), so sánh giữa thừa cân-béo phì với 2 nhóm còn lại (p< 0,001).
3.1.3. Trí lực của học sinh 7-9 tuổi
Bảng 3.9. Điểm trí lực theo tuổi và giới tính
Đặc điểm
Chỉ số tốc độ xử lý
Chỉ số nhớ làm việc
n
(X± SD)
n
(X± SD)
Nhóm tuổi
7 tuổi
202
89,2 ± 13,2
203
94,7 ± 13,6
8 tuổi
199
81,3 ± 11,8
199
96,1 ± 14,8
9 tuổi
200
86,0 ± 13,2
200
97,1 ± 16,1
Anova test; p
< 0,001*
0,252*
Giới tính
Nam
309
85,7 ± 13,6
309
95,7 ± 16,0
Nữ
292
85,4 ± 12,7
293
96,3 ± 13,7
Student t test; p
0,814
0,640
Chung
601
85,5 ± 13,2
602
96,0 ± 14,9
Chỉ số tốc độ xử lý trung bình là 85,5 ± 13,2 điểm, thuộc mức trung bình dưới so với bảng phân loại IQ theo Weschler 1981. Chỉ số nhớ làm việc trung bình là 95,9 ± 14,9 điểm và thuộc mức trung bình so với phân loại IQ theo Weschler 1981. Chỉ số tốc độ xử lý của học sinh 7 tuổi là 89,2 ± 13,2 điểm, cao nhất; Tiếp đến là học sinh 9 tuổi 86,0 ± 13,2 điểm, thấp nhất ở học sinh 8 tuổi 81,3 ± 11,8 điểm; Sự khác biệt giữa 3 tuổi có ý nghĩa thống kê với p 0,05; Khi phân tích so sánh từng cặp 2 nhóm theo lứa tuổi bằng kiểm định posthoc test giá trị chỉ số nhớ làm việc, kết quả không có sự khác biệt của từng lứa tuổi so với mỗi lứa tuổi còn lại, với p> 0,05.
Bảng 3.10. Phân bố các mức độ trí lực của học sinh
Phân loại mức độ
Thang điểm
Chỉ số tốc độ xử lý
Chỉ số nhớ làm việc
n
%
n
%
Chậm phát triển
< 70
61
10,1
24
4,0
Ranh giới
70 - 79
132
22,0
48
8,0
Trung bình dưới
80 - 89
180
30,0
125
20,7
Trung bình
90 - 109
210
34,9
292
48,5
Trung bình trên
110 - 119
13
2,2
75
12,5
Thông minh
120 - 129
5
0,8
28
4,7
Rất thông minh
≥ 130
0
0
10
1,6
Tổng
601
100
602
100
Chỉ số tốc độ xử lý: Mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 34,9%, sau đó là mức độ trung bình dưới là 30%; tiếp đến mức độ ranh giới là 22%; mức độ trung bình trên và thông minh chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 2,2% và 0,8%. Chỉ số trí nhớ làm việc: Cũng tương tự, mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,5%; sau đó là mức độ trung bình dưới là 20,7%; mức độ trung bình trên là 12,5%; mức độ thông minh chiếm 4,7%.
3.1.4. Khẩu phần của học sinh 7-9 tuổi
3.1.4.1. Đặc điểm khẩu phần của học sinh 7-9 tuổi
Bảng 3.11. Năng lượng và các chất sinh năng lượng trong khẩu phần
Khẩu phần
Kết quả
(n=328)
Nhu cầu
khuyến nghị *
Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị
Năng lượng (kcal)
1419,8
(1253,3-1650,2)
Nam: 1570-1820
Nữ: 1460-1730
85
Protein
Tổng số (gam)
58,8 ±12,7
33- 40
170
Protein đv/ts
32,7 ±10,5
> 50%
Đạt
Lipid (g)
Tổng số (gam)
35,5 ±12,1
Nam: 35-61
Nữ: 32-58
Đạt
Thực vật
8,1 ±6,0
30%
23,1%
Glucid (g)
215,8
(188,3-258,0)
Nam: 230-270
Nữ: 220-250
Đạt
Chất xơ (g)
3,4 (2,2-4,7)
22- 26
15%
Các vitamin
Vitamin C (mg)
70,0
(37,1-110,2)
55-60
120%
Retinol (µg)
215,9
(127,1-302,4)
Vitamin A
450-500 (µg)
Beta-caroten (µg)
2548,0
(948,0-4237,8)
Khoáng chất
Canxi (mg)
382,2
(284,6-531,0)
650-700
55%
Ma giê (mg)
130,0 ± 43,5
130-170
100%
Tỷ lệ Ca/Mg
1/0,34
1/0,6
Mất cân đối
Kẽm (mg)
7,0 (5,9-8,2)
11,2-12
62,5%
Phốt pho (mg)
764,1 ± 179,2
500
150%
Sắt (mg)
8,4 ± 2,3
7,2-8,9
100%
* Nguồn: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 [84].
Khẩu phần năng lượng thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị.
Khẩu phần protein cao hơn 50% so với nhu cầu khuyến nghị, tỷ lệ protein chiếm trên 50% so với protein tổng số.
Khẩu phần lipid đạt so với nhu cầu khuyến nghị, tuy nhiên tỷ lệ lipid thực vật chỉ chiếm 23,1% so với lipid tổng số, thấp hơn nhu cầu khuyến nghị (trên 30%).
Khẩu phần glucid đạt so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng chất xơ trong khẩu phần rất thấp, chỉ đạt 15% nhu cầu khuyến nghị.
Khẩu phần vitamin gần đạt so với nhu cầu khuyến nghị.
Khẩu phần canxi đạt 55% so với nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ Ca/Mg mất cân đối so với nhu cầu khuyến nghị.
Khẩu phần kẽm tương đối thấp, đạt 62,5% so với nhu cầu khuyến nghị.
Bảng 3.12. Tính cân đối của khẩu phần
Các cân đối
Kết quả
Khuyến nghị
Tỷ lệ các chất sinh năng lượng*
Tỷ lệ P : L : G
15:22:73
P: 13-20%
L: 20-30%
G: 55-65%
* Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 [84]
P : L : G - Protein : Lipid : Glucid
Tính cân đối các chất sinh năng lượng trong khẩu phần cho thấy, năng lượng do protein cung cấp là 15% và lipid cung cấp 22%, cả 2 thành phần này đạt mức dưới của tỷ lệ theo nhu cầu khuyến nghị; trong khi đó glucid cung cấp 75% năng lượng, cao hơn so với tỷ lệ theo nhu cầu khuyến nghị là 55-65%.
Bảng 3.13. Đặc điểm khẩu phần theo giới tính
Chỉ số
Nam
(n=160)
Nữ
(n=182)
p
(T-test)
(X± SD)
(X± SD)
Năng lượng (kcal)
1507,1 ± 288,1
1421,2 ± 292,9
0,007
Protein (g)
60,8 ± 12,5
57,6 ± 13,5
0,024
Lipid (g)
36,7 ± 12,2
34,6 ± 12,7
0,120
Glucid (g)
234,3 ± 53,9
220,7 ± 50,9
0,017
Khẩu phần năng lượng của học sinh nam 1507,1 ± 288,1 kcal cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ 1421,2 ± 292,9 kcal, với p < 0,05.
Khẩu phần các chất sinh năng lượng như: protein và glucid của học sinh nam cao hơn so với học sinh nữ có ý nghĩa thống kê, với p< 0,05.
3.1.4.2. Liên quan của khẩu phần với tình trạng dinh dưỡng
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo WAZ với khẩu phần
Khẩu phần
Nhẹ cân
(n=32)
Bình thường
(n=255)
p
(T-test)
(X± SD)
(X± SD)
Năng lượng (kcal)
1387,0 ± 380,7
1466,8 ± 284,6
0,259
Protein (g)
56,5 ± 14,9
59,3 ± 13,1
0,321
Lipid (g)
33,2 ± 14,5
36,1 ± 12,2
0,295
Glucid (g)
217,2 ± 64,1
227,1 ± 51,8
0,406
p: Từ kiểm định t test
Mức năng lượng, protein, lipid và glucid trong khẩu phần của học sinh có TTDD bình thường cao hơn so học sinh bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
Bảng 3.15. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo HAZ với khẩu phần
Khẩu phần
Thấp còi
(n=7)
Bình thường
(n=335)
p
(T-test)
(X± SD)
(X± SD)
Năng lượng (kcal)
1534,6 ± 335,6
1459,9 ± 292,8
0,580
Protein (g)
63,1 ± 12,1
59,0 ± 13,1
0,405
Lipid (g)
39,2 ± 10,5
35,5 ± 12,5
0,753
Glucid (g)
236,4 ± 75,7
226,9 ± 52,2
0,390
Mức năng lượng, protein, lipid và glucid trong khẩu phần ở học sinh bị suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn so với học sinh có nhóm bình thường, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
Bảng 3.16. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BAZ với khẩu phần
Chỉ số
Gầy còm
(n=26)
Bình thường
(n=249)
TC-BP (n=67)
p
(Anova -test)
(X± SD)
(X± SD)
(X± SD)
Năng lượng (kcal)
1391,3 ± 391,3
1461,2 ± 288,0
1489,3 ± 268,9
0,353
Protein (g)
55,9 ± 14,7
58,9 ± 13,3
61,1 ± 11,7
0,201
Lipid (g)
32,4 ± 13,8
36,1 ± 12,4
36,1 ± 12,4
0,288
Glucid (g)
219,8 ± 67,6
226,0 ± 51,9
233,8 ± 49,3
0,433
Mức năng lượng, protein, lipid và glucid trong khẩu phần có xu hướng tăng dần từ mức suy dinh dưỡng gầy còm, đến bình thường và mức thừa cân-béo phì. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05. Khi so sánh khẩu phần năng lượng và các chất sinh năng lượng theo từng cặp 2 tình trạng dinh dưỡng bằng kiểm định posthoc test; kết quả, sự khác biệt về khẩu phần của các tình trạng dinh dưỡng với nhau không có ý nghĩa thống kê, với p> 0,05.
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa khẩu phần và các chỉ số WAZ, HAZ, BAZ
Tên biến
Z-score cân nặng
theo tuổi
Z-score chiều cao
theo tuổi
Z-score BMI
theo tuổi
OR
(95%CI)
p
OR
(95%CI)
p
OR
(95%CI)
p
Nữ
1
-
1
1
Nam
1,35
(1,03-1,75)
0,028
0,93
(0,77-1,11)
0,414
1,64
(1,23-2,19)
0,001
Tuổi (năm)
0,90
(0,77-1,06)
0,197
0,89
(0,79-0,99)
0,032
0,95
(0,80-1,13)
0,576
Khẩu phần
Protein*
3,05
(0,31-30,4)
0,342
0,63
(0,13-3,12)
0,566
7,49
(0,61-92,1)
0,116
Lipid*
0,76
(0,23-2,50)
0,646
1,47
(0,64-3,38
0,370
0,52
(0,14-1,91)
0,324
Glucid*
1,90
(0,34-10,5)
0,461
4,35
(1,32-14,4)
0,016
0,69
(0,11-4,46)
0,696
Năng lượng*
3,57
(0,21-60,9
0,379
12,5
(1,73-90,7)
0,012
0,67
(0,03-14,9)
0,802
* Tính theo đơn vị logarit số 10 của protein (g), lipid (g), glucid (g) và năng lượng (Kcal).
Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy tổng khẩu phần năng lượng và lượng glucid có liên quan đến chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi (p< 0,05) ở học sinh từ 7-9 tuổi.
3.2. Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực, nhiễm khuẩn và táo bón sau 8 tháng uống bột cải xoăn trên học sinh 7-9 tuổi
Từ 602 đối tượng ban đầu, trong đó 302 ở học sinh thuộc nhóm can thiệp và 300 học sinh thuộc nhóm chứng. Qua 8 tháng can thiệp, tại thời điểm điều tra sau khi kết thúc can thiệp, còn lại tổng số 578 đối tượng đủ điều kiện phân tích dữ liệu; trong đó 288 đối tượng tham gia trong nhóm can thiệp và 290 đối tượng tham gia trong nhóm chứng đã hoàn thành việc theo dõi. Số liệu đối tượng bị loại khỏi nghiên cứu sau khi kết thúc can thiệp như sau: 10 học sinh (3,3%) đã ngừng uống bột cải xoăn giữa chừng trong nghiên cứu và có 14 học sinh vắng mặt khi điều tra sau kết thúc can thiệp, trong đó có 4 học sinh nhóm can thiệp (1,3%) và 10 học sinh nhóm chứng (3,3%); lý do những học sinh tham gia ngừng uống cải xoăn trong các trường hợp là do không muốn uống và quyết định bỏ cuộc là do cá nhân quyết định. Số lượng học sinh từ nhóm can thiệp (n = 21) và từ nhóm chứng (n = 19) không tính WAZ do trẻ lúc đó quá 10 tuổi, vì WAZ chỉ áp dụng cho trẻ em từ 10 tuổi trở xuống. Những học sinh đạt tiêu chuẩn lựa chọn tham gia uống bột cải xoăn đạt 99,2% số ngày quy định, ngoại trừ những người bỏ cuộc.
Bảng 3.18. Số đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp
Thời điểm
Can thiệp (n)
Nhóm chứng (n)
Tổng
T0
302
300
602
Bỏ cuộc
14
10
24
T8
288
290
578
Theo dõi quá trình can thiệp cho đến khi điều tra kết thúc can thiệp: nhóm can thiệp bị loại khỏi 14 đối tượng (trong đó có 10 học sinh ngừng uống bột cải xoăn khi can thiệp và 4 học sinh từ chối tham gia điều tra khi kết thúc can thiệp); nhóm chứng có 10 học sinh từ chối tham gia điều tra tại thời điểm kết thúc can thiệp.
3.2.1. Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng sau can thiệp
3.2.1.1. Thay đổi cân nặng sau can thiệp
Bảng 3.19. So sánh sự thay đổi cân nặng giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 288)
Nhóm chứng
(n = 290)
p1
(T-test)
X (95%CI) kg
X (95%CI) kg
T0
25,3 (24,7;25,9)
25,6 (25,3;25,9)
0,486
T8
27,6 (26,8; 28,4)
27,5 (26,7;28,3)
0,511
p2 (T-test)
< 0,001
< 0,001
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
Trước can thiệp cân nặng trung bình ở nhóm can thiệp 25,3 (24,7;25,9) kg và ở nhóm đối chứng 25,6 (25,3;25,9) kg, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Sau can thiệp: Cân nặng trung bình ở nhóm can thiệp là 27,6 (26,8; 28,4) kg cao hơn so với thời điểm T0 là 25,3 (24,7;25,9) kg, với p< 0,001; cân nặng ở nhóm chứng là 27,5 (26,7;28,3) kg cao hơn so với thời điểm T0 là 25,6 (25,3;25,9) kg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p< 0,001.
Hình 3.1. Hiệu quả tăng cân nặng sau can thiệp
Hình 3.1. Quan sát về độ chênh của tăng cân nặng ở thời điểm sau can thiệp so với thời điểm trước can thiệp (T8-T0) cho thấy ở nhóm can thiệp tăng là 2,27 kg; trong đó ở nhóm đối chứng là 1,9 kg; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p< 0,001. Nhóm can thiệp có tăng cân nặng trung bình cao hơn so với nhóm chứng là 0,37 kg. Khi phân tích điều chỉnh theo tuổi, giới và biến cân nặng trước can thiệp, giá trị khác biệt là 0,41 (KTC 95%: 0,15-0,66).
3.2.1.2. Thay đổi chiều cao sau can thiệp
Bảng 3.20. So sánh thay đổi chiều cao giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 288)
Nhóm chứng
(n = 290)
p1
(T-test)
X(95%CI) cm
X(95%CI) cm
T0
125,7 (124,9;126,5)
126,2 (125,8;127,0)
0,387
T8
129,2 (128,4;130,0)
129,2 (128,4;130,0)
0,618
p2 (T-test)
< 0,001
< 0,001
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
Chiều cao của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước can thiệp khác nhau không có ý nghĩa thống kê (tương ứng 125,7 (124,9;126,5) cm so với 126,2 (125,8;127,0) cm). Sau can thiệp, chiều cao của cả hai nhóm đều tăng lên có ý nghĩa thống kê so với ban đầu: cụ thể là ở nhóm can thiệp thời điểm T8 là 129,2 (128,4;130,0) cm cao hơn so với thời điểm T0 là 125,7 (124,9;126,5) cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p 0,05.
Hình 3.2. Hiệu quả tăng chiều cao sau can thiệp
Hình 3.2 về mức tăng chiều cao sau can thiệp có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm, với p< 0,001; ở nhóm can thiệp tăng lên 3,56 cm, trong khi đó ở nhóm đối chứng mức tăng là 3,36 cm. Mức cải thiện là 0,2 cm. Khi phân tích điều chỉnh theo tuổi, giới; mức cải thiện là 0,22, (95%CI: 0,09 - 0,36).
3.2.1.3. Thay đổi WAZ sau can thiệp
Bảng 3.21. So sánh sự thay đổi WAZ giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 259)
Nhóm chứng
(n = 265)
p1
(T-test)
X (95%CI) kg
X (95%CI) kg
T0
-0,330 (-0,344;-0,316)
-0,300 (-0,316;-0,284)
0,788
T8
-0,220 (-0,234;-0,206)
-0,300 (-0,316;-0,284)
0,785
p2 (T-test)
0,01
0,991
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
Trước can thiệp không có sự khác biệt về chỉ số WAZ ở 2 nhóm (p> 0,05). Sau can thiệp, giá trị WAZ ở nhóm can thiệp là -0,220 (-0,234;-0,206) cao hơn so với thời điểm T0 là -0,330 (-0,344;-0,316), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p< 0,01. Giá trị WAZ ở nhóm chứng của thời điểm T8: -0,300 (-0,316;-0,284), không thay đổi so với so với thời điểm T0: -0,300 (-0,316;-0,284).
Hình 3.3. Hiệu quả cải thiện WAZ sau can thiệp
Sau can thiệp: mức tăng WAZ ở nhóm can thiệp là 0,09, trong đó ở nhóm đối chứng mức tăng là 0,014, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001; mức cải thiện 0,075.
Bảng 3.22. So sánh mức giảm tỷ lệ nhẹ cân ở hai nhóm
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
Fisher’s;p
n
%
n
%
Nhẹ cân
15
65,2
21
87,5
0,093
Bình thường
8
34,8
3
12,5
ARR% (95%CI)
22,3% (-1,3 - 45,8)
Ở thời điểm truớc can thiệp, có 23 đối tượng ở nhóm can thiệp và 24 đối tuợng ở nhóm chứng bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Sau can thiệp, nhóm can thiệp có 8 học sinh (tỷ lệ 34,8%) và 3 học sinh nhóm chứng (tỷ lệ 12,5%) chuyển từ nhẹ cân lên tình trạng dinh dưỡng bình thuờng, tuy nhiên sự khác biệt này không có xu hướng có ý nghĩa thống kê (p= 0,093). Hiệu quả can thiệp làm giảm nguy cơ tuyệt đối với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 22,3%.
Bảng 3.23. So sánh tỷ lệ mới mắc suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giữa 2 nhóm
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
Fisher’s; p
n
%
n
%
Nhẹ cân
2
0,8
3
1,2
0,650
Bình thường
242
99,2
244
98,8
ARR% (95%CI)
0,4% (-1,4 - 2,2)
Ở thời điểm truớc can thiệp, nhóm can thiệp có 244 học sinh và nhóm chứng có 247 học sinh có chỉ số WAZ trong giới hạn bình thường; sau can thiệp nhóm can thiệp có 2 học sinh bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (0,8%), trong khi đó nhóm chứng có 3 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (1,2%); sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Chỉ số nguy cơ tuyệt đối để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 0,4%, NNT là 253,2.
3.2.1.4. Thay đổi HAZ sau can thiệp
Bảng 3.24. So sánh sự thay đổi HAZ giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 288)
Nhóm chứng
(n = 290)
p1
(T-test)
X (95%CI) kg
X (95%CI) kg
T0
-0,390 (-0,402;-0,378)
-0,360 (-0,372;-0,348)
0,677
T8
-0,380 (-0,392;-0,368)
-0,380 (-0,392;-0,368)
0,952
p2 (T-test)
0,091
0,079
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
Trước can thiệp, chỉ số HAZ ở 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Ở thời điểm T8, sự khác nhau của chỉ số HAZ của hai nhóm cũng không có ý nghĩa thống kê; đồng thời sự thay đổi này cũng không khác nhau có ý nghĩa thống kê trong cùng nhóm.
Hình 3.4. Hiệu quả cải thiện HAZ sau can thiệp
Sau can thiệp: Giá trị HAZ tăng ở nhóm can thiệp là 0,013, trong đó ở nhóm đối chứng lại giảm -0,015, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05; mức cải thiện: 0,028 (KTC 95%: 0,005; 0,05).
3.2.1.5. Thay đổi BAZ sau can thiệp
Bảng 3.25. So sánh sự thay đổi BAZ giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 288)
Nhóm chứng
(n = 290)
p1
(T-test)
X (95%CI) kg
X (95%CI) kg
T0
-0,180 (-0,333;-0,027)
-0,170 (-0,323;-0,017)
0,89
T8
-0,050 (-0,197;0,097)
-0,120 (-0,265;0,025)
0,52
p2 (T-test)
< 0,001
0,069
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng.
Giá trị BAZ ở nhóm can thiệp tại thời điểm T8 cao hơn thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê, với p 0,05.
Hình 3.5. Hiệu quả cải thiện BAZ sau can thiệp
Mức tăng trung bình Z score của BMI theo tuổi tại thời điểm T8 so với T0 của nhóm can thiệp là 0,132, cao hơn so với nhóm chứng 0,049, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê, với p< 0,001; mức cải thiện: 0,083 (95%CI; 0,005-0,161).
Bảng 3.26. So sánh mức giảm tỷ lệ gầy còm giữa 2 nhóm
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
Fisher’s; p
n
%
n
%
Gầy còm
11
61,1
12
70,6
0,730
Bình thường
7
38,9
5
29,4
ARR% (95%CI):
9,5% (-21,8 - 40,7)
Tại thời điểm truớc can thiệp, có 18 đối tượng ở nhóm can thiệp và 17 đối tuợng ở nhóm chứng bị suy dinh duỡng thể gầy còm. Sau can thiệp, nhóm can thiệp có 7 học sinh (tỷ lệ 38,9%) cao hơn nhóm đối chứng 5 học sinh (tỷ lệ 29,4%) có tình trạng dinh dưỡng bình thuờng; tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p= 0,66).
Bảng 3.27. Hiệu quả dự phòng suy dinh dưỡng thể gầy còm giữa 2 nhóm
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
Fisher’s; p
n
%
n
%
Gầy còm
3
1,4
3
1,4
0,846
Bình thường
208
98,6
211
98,6
ARR% (95%CI)
0,02% (-2,3-2,2)
Ở thời điểm trước can thiệp, nhóm can thiệp có 211 học sinh và 214 học sinh có chỉ số BAZ trong giới hạn bình thường; sau can thiệp nhóm can thiệp có 3 học sinh bị suy dinh dưỡng thể gầy còm (tỷ lệ 1,4%), trong khi đó nhóm chứng có 3 học sinh bị suy dinh duỡng thể gầy còm (tỷ lệ 1,4%); sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.28. So sánh mức giảm tỷ lệ thừa cân-béo phì giữa 2 nhóm
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
χ2; p
n
%
n
%
Bình thường
8
13,6
11
18,6
0,452
Thừa cân-béo phì
51
86,4
48
81,4
ARR% ( 95%CI):
5,1% (-8,2 - 18,3)
Ở thời điểm truớc can thiệp, có 59 học sinh ở nhóm can thiệp và 59 học sinh ở nhóm chứng bị thừa cân, béo phì. Sau can thiệp, nhóm can thiệp có 8 học sinh (tỷ lệ 13,6%) thấp hơn nhóm đối chứng 11 học sinh (tỷ lệ 18,6%) có mức tình trạng dinh dưỡng bình thường. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,452).
Bảng 3.29. Nguy cơ thừa cân, béo phì sau can thiệp của BAZ bình thường
Tình trạng
dinh dưỡng
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
p
n
%
n
%
Bình thường
196
92,9
202
94,4
0,780
Thừa cân-béo phì
12
5,7
9
4,2
Trước can thiệp, Tình trạng dinh dưỡng bình thường nhóm can thiệp là 211 học sinh, nhóm chứng có 214 học sinh. Sau khi kết thúc can thiệp, nhóm can thiệp có TTDD như sau: Bình thường có 196 học sinh (tỷ lệ 94,4%) và thừa cân, béo phì có 12 học sinh (tỷ lệ 5,7%). Nhóm chứng có TTDD như sau: Bình thường có 202 học sinh (tỷ lệ 94,4%) và thừa cân, béo phì là 9 học sinh (tỷ lệ 4,2%). Nguy cơ thừa cân, béo phì không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, với p> 0,05.
3.2.2. Thay đổi lực bóp tay của học sinh 7-9 tuổi sau can thiệp
Bảng 3.30. So sánh sự thay đổi lực bóp tay trái giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 288)
Nhóm chứng
(n = 290)
p1
(T-test)
X± SD kg
X± SE kg
T0
14,8 ± 2,84
15,0 ± 2,85
0,450
T8
16,0 ± 2,63
15,6 ± 2,73
0,064
p2 (T-test)
< 0,001
< 0,001
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; So sánh trước-sau cùng nhóm..
Trước can thiệp giá trị lực bóp tay trái của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Sau can thiệp có sự tăng lực bóp của tay trái của cả hai nhóm. Nhóm can thiệp ở thời điểm T8 là 16,0 ± 2,63 kg cao hơn so với thời điểm T0 là 14,8 ± 2,84 kg (p < 0,001). Giá trị lực bóp tay trái ở nhóm chứng của thời điểm T8 cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p< 0,01) so với ban đầu (15,5 ± 2,73 kg) so với (15,0 ± 2,85 kg).
Hình 3.6. Hiệu quả cải thiện lực bóp tay trái sau can thiệp
Sau can thiệp, lực bóp tay trái trước ở nhóm can thiệp tăng 1,18 kg, nhóm chứng là 0,56 kg. Nhóm can thiệp có mức tăng cao hơn so với nhóm chứng, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê, với p< 0,001; mức cải thiện: 0,62 (KTC 95%: 0,3; 0,93).
Bảng 3.31. So sánh sự thay đổi lực bóp tay phải giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 287)
Nhóm chứng
(n = 288)
p1
(T-test)
X± SD kg
X± SD kg
T0
14,1 ± 2,8
14,2 ± 2,8
0,76
T8
16,8 ± 2,7
16,4 ± 2,7
0,15
p2 (T-test)
< 0,001
< 0,001
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
Giá trị lực bóp tay phải ở nhóm can thiệp ở thời điểm T8 là 16,8 ± 2,7 kg cao hơn so với thời điểm T0 là 14,1 ± 2,8 kg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001. Giá trị lực bóp tay phải ở nhóm chứng của thời điểm T8 là 16,4 ± 2,7 kg cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm T0 là 14,2 ± 2,8 kg, với p< 0,001.
Hình 3.7. Hiệu quả cải thiện lực bóp tay phải sau can thiệp
Khi so sánh mức tăng giá trị lực bóp tay phải tại thời điểm T8 so với T0, nhóm can thiệp là 2,66 kg tăng cao hơn so với nhóm chứng là 2,26 kg, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê, với p = 0,017; mức cải thiện: 0,4 (KTC 95%: 0,007;0,73).
Bảng 3.32. So sánh sự thay đổi lực bóp tay trung bình giữa 2 nhóm
Thời điểm
đánh giá
Nhóm can thiệp
(n = 287)
Nhóm chứng
(n = 289)
p1
(T-test)
X ± SD kg
X ± SD kg
T0
14,45 ± 2,7
14,58 ± 2,7
0,59
T8
16,40 ± 2,6
16,03 ± 2,6
0,08
p2 (T-test)
< 0,001
< 0,001
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
Giá trị lực bóp tay trung bình ở nhóm can thiệp ở thời điểm T8 là 16,40 ± 0,15 kg cao hơn có ý nghĩa so với thời điểm T0 là 14,45 ± 0,16 kg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001. Giá trị lực bóp tay trung bình ở nhóm chứng của thời điểm T8 là 16,02 ± 0,15 kg cao hơn có ý nghĩa so với thời điểm T0 là 14,58 ± 0,16 kg, với p < 0,001.
Hình 3.8. Hiệu quả cải thiện lực bóp tay trung bình sau can thiệp
Mức tăng lực bóp tay trung bình ở thời điểm sau can thiệp so với thời điểm trước can thiệp ở nhóm can thiệp là 1,94 kg, cao hơn so với nhóm đối chứng 1,44 kg, sự khác biệt về mức tăng ở hai nhóm đối tượng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Khi phân tích điều chỉnh theo tuổi, giới và biến lực bóp tay trước can thiệp, giá trị khác biệt trên là 0,48, (95%CI: 0,15-0,66).
3.2.3. Thay đổi trí lực sau can thiệp
Bảng 3.33. So sánh sự thay đổi chỉ số tốc độ xử lý giữa 2 nhóm
Thời điểm
Nhóm can thiệp
(n = 287)
Nhóm chứng
(n = 288)
p1
(T-test)
X± SD điểm
X± SD điểm
T0
84,8 ± 13,4
86,5 ± 12,8
0,59
T8
95,5±12,7
96,6 ± 12,7
0,08
p2 (T-test)
< 0,001
< 0,001
T8 - T0
X (KTC 95%) điểm
10,7 (9,5;11,9)
9,7 (8,5;10,9)
0,285*
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
(*) so sánh mức thay đổi điểm số tốc độ xử lý trước và sau can thiệp của 2 nhóm.
Không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa 2 nhóm về chỉ số tốc độ xử lý ở cả thời điểm T0 và T8. Chỉ số tốc độ xử lý tại thời điểm T8 lớn hơn có ý nghĩa so với thời điểm T0 ở cả 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p < 0,001.
Mức độ tăng chỉ số tốc độ xử lý của nhóm can thiệp 10,7 (9,5;11,9) điểm, ở nhóm chứng 9,7 (8,5;10,9) điểm; sự khác biệt trên giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
Bảng 3.34. So sánh sự thay đổi chỉ số nhớ làm việc giữa 2 nhóm
Thời điểm
Nhóm can thiệp
(n = 287)
Nhóm chứng
(n = 288)
p1
(T-test)
X± SD điểm
X± SD điểm
T0
94,7 ± 15,1
97,6 ± 14,6
0,59
T8
101,9 ± 16,7
103,5 ± 17,0
0,152
p2 (T-test)
< 0,001
< 0,001
T8 - T0
(KTC 95%) điểm
7,4 (5,64; 9,16)
6,3 (4,34; 8,26)
0,421*
p1: So sánh 2 nhóm ở cùng thời điểm; p2: So sánh trước-sau cùng nhóm.
(*) so sánh mức thay đổi điểm số tốc độ xử lý trước và sau can thiệp của 2 nhóm.
Không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa 2 nhóm về chỉ số nhớ làm việc ở cả thời điểm T0 và T8. Chỉ số nhớ làm việc tại thời điểm T8 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm T0 ở cả 2 nhóm, với p 0,05) về chỉ số nhớ làm việc của nhóm can thiệp 7,4 (5,64; 9,16) điểm so với nhóm chứng 6,3 (4,34; 8,26) điểm.
3.2.4. Thay đổi thị lực sau can thiệp
Bảng 3.35. Hiệu quả cải thiện thị lực mắt phải
Thị lực mắt phải
Nhóm can thiệp
(n=44)
Nhóm chứng
(n=50)
Fisher’s; p
n
%
n
%
Giảm thị lực
31
70,5
47
94,0
0,005
Bình thường
13
29,5
3
6,0
ARR% (KTC 95%):
23,6% (8,5-38,5)
NNT:
4,3
Tại thời điểm trước can thiệp, nhóm can thiệp có 44 học sinh giảm thị lực ở mắt phải, nhóm chứng có 50 học sinh bị giảm thị lực ở mắt phải. Sau can thiệp, nhóm can thiệp có 13 học sinh có thị lực mắt phải ở mức bình thường (tỷ lệ 29,5%), trong kh