MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Suy dinh dưỡng 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng 4
1.1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo chỉ số Z-score 6
1.1.4. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em thế giới 8
1.1.5. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam 16
1.1.6. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em 22
1.2. Dinh dưỡng và nhiễm khuẩn ở trẻ em 28
1.2.1. Tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em 28
1.2.2. Mối quan hệ giữa SDD và nhiễm khuẩn 29
1.2.3. Các nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ em 31
1.3. Đặc điểm và các nghiên cứu về cây Riềng ấm 35
1.3.1. Đặc điểm của cây Riềng ấm 35
1.3.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của Alpinia zerumbet 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 42
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 43
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 44
2.2. Thiết kế nghiên cứu 45
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu 45
2.3.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang 45
2.3.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp 46
2.3.3. Chọn mẫu 47
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá các chỉ số/biến số nghiên cứu 51
2.4.1. Thu thập thông tin chung và thông tin về tình hình bệnh tật của trẻ 51
2.4.2. Thu thập số liệu và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 51
2.4.3. Thu thập số liệu và đánh giá chỉ số huyết học, miễn dịch 54
2.4.4. Thu thập số liệu và đánh giá khẩu phần 54
2.4.5. Tình trạng nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ 55
2.5. Triển khai nghiên cứu 56
2.5.1. Thời gian can thiệp 56
2.5.2. Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu 56
2.5.3. Tập huấn cho cán bộ tham gia nghiên cứu 56
2.5.4. Triển khai nghiên cứu mô tả cắt ngang 57
2.5.5. Triển khai nghiên cứu can thiệp 57
2.5.6. Giám sát triển khai nghiên cứu can thiệp 59
2.6. Sản phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm 59
2.6.1. Thành phần của sản phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm 59
2.6.2. Kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm 62
2.6.3. Đánh giá mức độ chấp nhận sản phẩm 63
2.7. Xử lý và phân tích số liệu 64
2.8. Các biện pháp khống chế sai số 67
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 68
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69
3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La 69
3.1.1. Thông tin chung về trẻ em nghiên cứu 69
3.1.2. Chỉ số nhân trắc trung bình của trẻ em nghiên cứu 71
3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu 75
3.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái 81
3.2.1. Thông tin về trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái trước can thiệp 81
3.2.2. Đặc điểm khẩu phần của trẻ em 36-59 tháng tuổi 83
3.2.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái 85
196 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc thái tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuổi
45,9 ± 6,2
45,8 ± 6,1
0,874
Cân nặng (kg)
13,0 ± 1,2
13,00 ± 1,2
0,880
Chiều cao (cm)
95,0 ± 4,1
95,0 ± 4,1
0,945
WAZ score
-1,56 ± 0,4
-1,55 ± 0,5
0,865
HAZ score
-1,61 ± 0,5
-1,63 ± 0,5
0,740
WHZ score
-0,94 ± 0,5
-0,91 ± 0,6
0,780
Số liệu trình bày theo trung bình ± độ lệch chuẩn, p: sử dụng kiểm định Student Unpaire T-test
Tại thời điểm điều tra ban đầu, độ tuổi của trẻ em nhóm chứng và nhóm can thiệp là 45,8 - 45,9 tháng tuổi (p>0,05). Các chỉ số cân nặng, chiều cao, WAZ score, HAZ score, WHZ score của 2 nhóm nghiên cứu cũng tương tự nhau (p >0,05).
Bảng 3.10. Đặc điểm của bà mẹ và kinh tế hộ gia đình
Biến số
Nhóm chứng
(n= 65)
Nhóm can thiệp
(n= 68)
p
Độ tuổi trung bình của mẹ
(TB ±SD)
26,9 ± 2,7
28,2 ± 3,6
0,112
Dân tộc
Kinh
65 (100%)
64 (94,1%)
0,584
0,975
Thái
0 (0%)
4 (5,9%)
Nghề nghiệp
Làm nương
57 (87,7%)
60 (88,2%)
Cán bộ
4 (6,2%)
2 (2,9%)
Buôn bán, dịch vụ
4 (6,2%)
6 (8,8%)
Trình độ học vấn
Không được đi học
2 (3,1%)
0 (0%)
0,637
Tiểu học
15 (23,1%)
16 (23,5%)
Trung học cơ sở
22 (33,9%)
23 (33,8%)
Trung học phổ thông
21(32,3%)
23 (33,8%)
Trung cấp, cao đẳng, đại học
5 (7,6%)
6 (8,9%)
Kinh tế hộ gia đình
Trung bình
29 (44,6%)
34 (50%)
0,540
Cận nghèo
24 (36,9%)
23 (33,8%)
Hộ nghèo
12 (18,5%)
11 (16,8%)
Số con trong gia đình (TB ± SD)
1,85 ± 0,9
1,8 ± 0,8
0,723
Số liệu biểu thị bằng trung bình ± độ lệch chuẩn, số lượng (tỷ lệ %); p: sử dụng kiểm định Mann-Whitney U Test.
Bảng 3.10 cho thấy, các đặc điểm về bà mẹ của các đối tượng nghiên cứu tại hai trường mầm non đều có những đặc điểm tương tự nhau (p>0,05).
Hầu hết các bà mẹ tham gia nghiên cứu can thiệp đều là dân tộc Thái (94,1% bà mẹ nghiên cứu ở xã Chiềng Xôm và 100% ở xã Hua La), chỉ có 5,9% bà mẹ tham gia nghiên cứu xã Chiềng Xôm là dân tộc Kinh.
Nghề nghiệp chính các bà mẹ nghiên cứu là làm nương. Các bà mẹ làm cán bộ, công chức của xã Hua La chiếm 6,2%, Chiềng Xôm là 2,9%.
Hầu hết các bà mẹ của các đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn thấp: Có 3 bà mẹ của xã Hua La không được đi học (3,1%), có 23,1% - 23,5% các bà mẹ chỉ học hết tiểu học, trên 30% bà mẹ có trình độ trung học cơ sở, khoảng 30% các bà mẹ đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Chỉ khoảng 7,6 - 8,9% các bà mẹ tại 2 xã nghiên cứu có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.
Thu nhập của các hộ gia đình trong nghiên cứu tương đối thấp: Có khoảng gần 50% hộ gia đình là hộ cận nghèo hoặc hộ nghèo.
Số con của mỗi bà mẹ tham gia nghiên cứu trung bình là 1,8 - 1,85.
3.2.2. Đặc điểm khẩu phần của trẻ em 36-59 tháng tuổi
Bảng 3.11. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ em trước can thiệp
Chỉ số
Nhóm chứng
(n = 65)
Nhóm can thiệp
(n = 68)
p
Năng lượng (Kcal)
1167,6 (1051;1264)
1158,8 (1030;1200)
0,571
Protein
Tổng số (g)
48,6 (45,4;52,1)
45,2 (39,8;50)
0,436
Động vật (g)
25 (22,5;28,6)
22,6 (18,3;28,7)
0,132
Lipid
Tổng số (g)
30,4 (28,1;38,9)
29,2 (24,8;35,8)
0,714
Thực vật (g)
15,1 (13,3;17,1)
13,7 (10,7;15,9)
0,092
Glucid
174,9 (148,3;183,5)
178,8 (153,3;189,5)
0,761
Chất khoáng
Can xi (mg)
240 (184;305)
245 (147;319)
0,763
Phốt pho (mg)
634 (585;675)
597 (481;630)
0,256
Sắt (mg)
6 (5,4;6,6)
5,8 (5,2;6,5)
0,327
Kẽm (mg)
5,1 (4,8;5,5)
5,1 (4,5;5,8)
0,815
Vitamin
Vitamin A (mcg)
105,9 (81,1;164,1)
103,2 (64,1;154,1)
0,357
Vitamin C (mg)
25,3 (23,3;35)
23,3 (15,8;25,3)
0,739
Vitamin B1 (mg)
0,7 (0,6;0,8)
0,8 (0,7;0,9)
0,206
Vitamin B2 (mg)
0,4 (0,4;0,6)
0,5 (0,3;0,6)
0,167
Folate (mcg)
7,6 (6,7;8,7)
8,4 (7,9;9,1)
0,394
Vitamin D (mcg)
0,8 (0;1,1)
0,9 (0,1;1,7)
0,428
Số liệu biểu thị bằng Median (p25, p75), p: sử dụng kiểm định Mann-Whitney U Test
Bảng 3.11 cho thấy năng lượng trung bình, nồng độ các chất dinh dưỡng: Protein, lipid, glucid, một số vitamin và chất khoáng trong khẩu phần của hai nhóm đối tượng trước can thiệp là tương tự nhau (p>0,05).
Bảng 3.12. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ em
tại thời điểm kết thúc can thiệp
Chỉ số
Nhóm chứng
Nhóm can thiệp
p
(n = 65)
(n = 68)
Median (p25;p75)
Median (p25;p75)
Năng lượng ()
1157 (984;1390)
1234,7 (1025;1446)
0,381
Protein
Tổng số (g)
43,9 (36,9;50,5)
45,6 (37,7;50,9)
0,726
Động vật (g)
22,8 (18,3;25,3)
24,4 (18,9;30,6)
0,438
Lipid
Tổng số (g)
29,4 (23,5;33,1)
30,3 (25,4;37,1)
0,627
Thực vật (g)
15,2 (7,2;13,8)
16,1 (7,6;13,1)
0,810
Glucid
179,2 (145,5;190,9)
194,9 (166,7;215,4)
0,147
Chất khoáng
Can xi (mg)
196 (162;298)
225 (144;383)
0,057
Phốt pho (mg)
478 (368;585)
513 (442;644)
0,242
Sắt (mg)
5,3 (4,4 ; 6,3)
5,2 (14,2;16,3)
0,624
Kẽm (mg)
3,7 (3,0;5)
4,1 (3,4;5,1)
0,093
Vitamin
Vitamin A (mcg)
113,9 (57,7;174,4)
130 (93,1;180,3)
0,051
Vitamin C (mg)
24,2 (19,5;33,8)
26,5 (19,2;37,2)
0,537
Vitamin B1 (mg)
0,6 (0,5;0,7)
0,8 (0,6;1,1)
0,125
Vitamin B2 (mg)
0,4 (0,3;0,6)
0,5 (0,4;0,6)
0,215
Folate (mcg)
6,6 (4,9;7,7)
7,6 (6,5;9,7)
0,212
Vitamin D (mcg)
0,7 (0,2;1,1)
1,5 (0,5;2,5)
0,094
Số liệu biểu thị bằng Median (p25, p75), p: sử dụng kiểm định Mann-Whitney U Test; Khẩu phần nhóm can thiệp không tính đến lượng vi chất bổ sung trong sản phẩm nghiên cứu.
Kết quả điều tra khẩu phần của trẻ em 2 nhóm vào thời điểm kết thúc can thiệp cho thấy: Năng lượng trung bình và nồng độ glucid trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em nhóm can thiệp được tăng lên rõ rệt so với thời điểm ban đầu và cao hơn so với nhóm chứng (p0,05).
Bảng 3.13. Tính cân đối của khẩu phần trước và sau can thiệp
Thành phần
Nhóm chứng
(n = 65)
Nhóm can thiệp
(n =68)
Trước can thiệp
Sau
can thiệp
Trước
can thiệp
Sau
can thiệp
Tỷ lệ P: L: G
16,6:23,4:59,9
15,6:22,7:61,7
15,2:22,9:61,9
14,8:22,1:63,1
Ca/P
37,8%
41%
41%
43,8%
Tỷ lệ Protein đv/ts
51,9%
50%
52,2%
53,5%
Tỷ lệ Lipid tv/ts
51,7%
46,9%
43%
43,2%
Số liệu biểu thị bằng tỷ lệ % (đv/ts: động vật/tổng số; tv/ts: thực vật/tổng số)
Tính cân đối của khẩu phần của hai nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước và sau khi can thiệp được xác định bằng tỷ lệ các chất sinh năng lượng giữa Protein: Lipid: Glucid; Tỷ lệ Canxi/Phospho; Tỷ lệ Protein động vật/Protein tổng số; Tỷ lệ Lipid thực vật/Lipid tổng số. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ các chất sinh lượng và sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng của khẩu phần giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp (p>0,05).
3.2.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái
Để đánh giá hiệu quả bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm, chúng tôi đánh giá kết quả qua sự thay đổi các chỉ số/biến số về nhân trắc, tình trạng dinh dưỡng, nồng độ Hemoglobin trước - sau can thiệp, so sánh giữa nhóm chứng - nhóm can thiệp, hiệu quả phòng bệnh và điều trị được phân tích theo RR (95%Cl) qua mô hình đơn biến. Sau đó, sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát (Generalized Linear Models) để phân tích hiệu quả can thiệp sau khi loại bỏ một số yếu tố gây nhiễu gồm: đặc điểm giữa hai nhóm trẻ trước can thiệp (tuổi, giới tính, WAZ, HAZ, Hb, năng lượng khẩu phần), điều kiện kinh tế gia đình, đặc điểm của bà mẹ (tuổi, học vấn, nghề, số con).
3.2.3.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến các chỉ số nhân trắc của trẻ em nghiên cứu
Bảng 3.14. Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc của trẻ em sau can thiệp
Thời điểm
Nhóm chứng (n = 65)
Nhóm can thiệp (n = 68)
p1
Cân nặng (kg)
T0
13,0 ± 1,2
13,0 ± 1,2
0,880
T6
14,01 ± 1,3
14,4 ± 1,4
0,135
T6 - T0
1,1 ± 0,4
1,4 ± 0,5
0,000
p2
0,000
0,000
Chiều cao (cm)
T0
95,0 ± 4,1
95,0 ± 4,1
0,9452
T6
98,54 ± 4,2
99,2 ± 4,5
0,321
T6 - T0
3,4 ± 1,0
4,2 ± 1,0
0,000
p2
0,000
0,000
WAZ
T0
-1,56 ± 0,4
-1,55 ± 0,5
0,865
T6
-1,58 ± 0,5
-1,32 ± 0,6
0,008
T6 - T0
-0,2 ± 0,3
0,24 ± 0,4
0,000
p2
0,657
0,000
HAZ
T0
-1,61 ± 0,5
-1,63 ± 0,5
0,740
T6
-1,63 ± 0,6
-1,32 ± 0,6
0,004
T6 - T0
-0,2 ± 0,4
0,31 ± 0,3
0,000
p2
0,605
0,000
WHZ
T0
-0,94 ± 0,5
-0,91 ± 0,6
0,780
T6
-0,74 ± 0,6
-0,62 ± 0,7
0,280
T6 - T0
0,2 ± 0,4
0,3 ± 0,5
0,202
p2
0,000
0,000
Số liệu trình bày theo trung bình ± độ lệch chuẩn, p1: So sánh nhóm can thiệp và đối chứng ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định Student Unpaire T-test, p2: So sánh cùng nhóm ở thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định Paired T-test.
Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc và Z-score của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước và sau can thiệp và sự thay đổi các giá trị trung bình của các chỉ số trong thời gian 6 tháng được thể hiện trong bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 6 tháng can thiệp, các chỉ số nhân trắc của trẻ em ở nhóm chứng và nhóm can thiệp đều tăng lên so với trước can thiệp (p0,05). Tuy nhiên, mức tăng cân nặng và chiều cao của trẻ em được bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm tốt hơn mức tăng của trẻ em nhóm chứng (p< 0,05).
Đối với các chỉ số Z-score, tại thời điểm T0, WAZ, HAZ và WHZ tương tự nhau. Khi kết thúc nghiên cứu, giá trị WAZ và HAZ trung bình của nhóm can thiệp được cải thiện rõ rệt so với thời điểm ban đầu và so với nhóm chứng; Mức tăng WAZ và HAZ của nhóm được bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm sau 6 tháng can thiệp cũng lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05). WHZ của hai nhóm đều có sự thay đổi tích cực (p<0,001) nhưng chưa có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp.
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp đến các chỉ số nhân trắc của trẻ em nghiên cứu
Chỉ số
Giá trị sau hiệu chỉnh
Mức chênh lệch sau hiệu chỉnh
p
Nhóm chứng
(n=65)
Nhóm can thiệp
(n=68)
Cân nặng (kg)
1,0 ± 0,1
1,4 ± 0,1
0,4
0,000
Chiều cao (cm)
3,4 ± 0,2
4,1± 0,2
0,7
0,000
WAZ
-0,07 ± 0,1
0,2± 0,08
0,27
0,000
HAZ
-0,05 ± 0,1
0,29 ± 0,2
0,34
0,000
WHZ
0,13 ± 0,1
0,27 ± 0,1
0,063
Số liệu trình bày theo trung bình ±SE. p: So sánh giá trị nhân trắc giữa hai nhóm nghiên cứu thu được từ phân tích hồi quy đa biến tổng quát hóa
Sau khi kiểm soát các yếu tố nghi ngờ gây tác động nhiễu (đặc điểm của hai nhóm trẻ trước can thiệp: Tuổi, giới tính, WAZ, HAZ, Hb, năng lượng khẩu phần; Kinh tế hộ gia đình và đặc điểm của bà mẹ: Tuổi, học vấn, nghề nghiệp, số con), kết quả trong bảng 3.15 đã cho thấy, bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm có tác dụng cải thiện tích cực đến cân nặng, chiều cao, chỉ số WAZ, HAZ ở trẻ em (p0,05).
3.2.3.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu
Bảng 3.16. Sự thay đổi về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu
Thời điểm
Nhóm chứng
(n = 65)
Nhóm can thiệp
(n = 68)
p1
SDD thể nhẹ cân (n, %)
T0
10 (15,4%)
13 (19,1%)
0,569
T6
11 (16,9%)
7 (10,3%)
0,264
SDD thể thấp còi (n, %)
T0
13 (20%)
16 (23,5%)
0,622
T6
15 (23,1%)
10 (14,7%)
0,217
SDD thể gầy còm (n, %)
T0
2 (3,1%)
5 (7,4%)
0,270
T6
2 (3,1%)
3 (4,4%)
0,686
Số liệu trình bày theo tần số (tỷ lệ%), p: So sánh tỷ lệ giữa hai nhóm, sử dụng kiểm định c2 test
Trước và sau can thiệp, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi ở trẻ em nhóm chứng cao hơn so với trẻ em nhóm can thiệp; Tỷ lệ SDD thể gầy còm ở nhóm chứng thấp hơn so với nhóm can thiệp. Tuy nhiên, sự khác nhau về tỷ lệ các thể SDD giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Biểu đồ 3.5. Mức thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu
Sau khi bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm, tỷ lệ SDD của trẻ em nhóm chứng và nhóm can thiệp có sự thay đổi (biểu đồ 3.5). Đối với trẻ em nhóm chứng: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi ở trẻ em nhóm chứng tăng lên so với thời điểm trước can thiệp; Tỷ lệ SDD gầy còm không thay đổi. Đối với trẻ em nhóm can thiệp, tỷ lệ SDD cả ba thể đều giảm so với thời điểm trước can thiệp.
Bảng 3.17. Hiệu quả phòng bệnh suy dinh dưỡng đến trẻ em nghiên cứu
Hiệu quả phòng bệnh
Nhóm chứng
(n=65)
Nhóm can thiệp
(n=68)
p
SDD thể nhẹ cân
Không nhẹ cân
50 (90,9)
53 (96,4)
0,432
SDD nhẹ cân
5 (9,1)
2 (3,6)
ARR (95%CI)
5,5 (-3,6 – 14,5)
NNT
SDD thể thấp còi
Không thấp còi
48 (92,3)
51 (98,1)
0,355
Thấp còi
4 (7,7)
1 (1,9)
ARR (95%CI)
5,8 (-2,4 – 13,9)
NNT
SDD thể gầy còm (n,%)
Không gày còm
62 (98,4)
62 (98,4)
1,524
Gày còm
1 (1,6)
1 (1,6)
ARR (95%CI)
0
NNT
Số liệu trình bày theo n(%), p: So sánh tỷ lệ giữa hai nhóm, sử dụng kiểm định c2 test
Bảng 3.17 cho thấy hiệu quả phòng bệnh của can thiệp đối với các thể SDD.Khi theo dõi những trẻ không bị SDD tại thời điểm ban đầu, sau 6 tháng nghiên cứu, có 5 trẻ (9,1%) nhóm chứng và 2 trẻ (3,6%) nhóm can thiệp từ nguy cơ SDD chuyển thành SDD thể nhẹ cân; 4 trẻ (7,7%) nhóm chứng và 1 trẻ (1,9%) nhóm can thiệp chuyển thành SDD thể thấp còi, mỗi nhóm có 1 trẻ (1,6%) chuyển thành SDD thể gầy còm. Mức giảm nguy cơ tuyệt đối (ARR) đối với SDD thể nhẹ cân là 5,5%, đối với SDD thể thấp còi là 5,8% nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, chưa thấy hiệu quả phòng bệnh đối với các thể SDD khi sử dụng sản phẩm bổ sung trong 6 tháng.
Bảng 3.18. Hiệu quả điều trị suy dinh dưỡng đến trẻ em nghiên cứu
Hiệu quả điều trị
Nhóm chứng
(n=65)
Nhóm can thiệp
(n=68)
p
SDD thể nhẹ cân
Không nhẹ cân
4 (40,0)
8 (61,5)
0,536
SDD nhẹ cân
6 (60,0)
5 (38,5)
ARR (95%CI)
21,5 (-18,7 – 61,8)
NNT
SDD thể thấp còi
Không thấp còi
2 (15,4)
7 (43,7)
0,179
Thấp còi
11 (84,6)
9 (56,3)
ARR (95%CI)
28,4 (-2,9 – 59,6)
NNT
SDD thể gầy còm (n,%)
Không gày còm
1 (50,0)
3 (60,0)
1,45
Gày còm
1 (50,0)
2 (40,0)
ARR (95%CI)
10 (-71,5 – 91,5)
NNT
Số liệu trình bày theo tần số (%), p: So sánh tỷ lệ giữa hai nhóm, sử dụng kiểm định c2 test
Đối với những trẻ SDD trước khi nghiên cứu, biện pháp can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã có tác dụng giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm khi giảm nguy cơ tuyệt đối của các thể SDD lần lượt là 21,5%, 28,4% và 10%. Mặc dù, hiệu quả điều trị SDD là khá tốt nhưng kết quả chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.19. Hiệu quả can thiệp phòng bệnh và điều trị suy dinh dưỡng đến
trẻ em nghiên cứu
Hiệu quả
can thiệp
RR chưa điều chỉnh (95%CI)
p1
RR sau điều chỉnh (95%CI)
p2
Phòng bệnh
SDD thể nhẹ cân
0,4 (0,08 – 1,97)
0,089
0,6 (0,29 – 1,28)
0,192
SDD thể thấp còi
0,3 (0,03 – 2,16)
0,208
0,5 (0,27 – 1,02)
0,057
SDD thể gầy còm
1 (0,06 – 15,64)
1
6,99
1
Điều trị
SDD thể nhẹ cân
0,6 (0,27 – 1,51)
0,307
0,012
1
SDD thể thấp còi
0,7 (0,41 – 1,09)
1,013
3,47
1
SDD thể gầy còm
0,8 (0,14 – 4,62)
0,803
1
1
Số liệu trình bày theo tần số (%), p1: dựa trên phân tích đơn biến, p2: dựa trên phân tích đa biến.
Dựa trên kết quả phân tích đơn biến và đa biến trong bảng 3.19, ta thấy can thiệp chưa có hiệu quả trong phòng bệnh và điều trị các thể SDD cho trẻ em nghiên cứu (p>0,05). Kết thúc thời gian can thiệp, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và SDD thể thấp còi ở nhóm can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng (RR chưa điều chỉnh và sau khi điều chỉnh các yếu tố nhiễu đều <1). Đối với SDD thể gầy còm, bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm chưa thấy hiệu quả phòng bệnh và điều trị (RR sau điều chỉnh có giá trị ≥1).
3.2.3.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến nồng độ Hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu của trẻ em nghiên cứu
Bảng 3.20. Sự thay đổi nồng độ Hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu
của trẻ em nghiên cứu trước và sau can thiệp
Thời điểm
Nhóm chứng
(n = 65)
Nhóm can thiệp
(n =68)
p1
Nồng độ Hemoglobin (g/L)
T0
112,9 ± 12,3
112,7 ± 9,8
0,916
T6
113,1 ± 11,1
116,7 ± 8,1
0,032
T6 – T0
0,2 ± 13,1
4,0 ± 10,1
0,060
p2
0,933
0,002
Tỷ lệ thiếu máu (n, %)
T0
29 (44,6)
26 (38,2)
0,455
T6
27 (41,5)
14 (20,6)
0,009
T6 – T0
-2 (3,1)
-12 (17,6)
Số liệu trình bày theo trung bình ± độ lệch chuẩn, tần số (tỷ lệ %), p1: So sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định Student Unpaire T-test, p2: So sánh giá trị trung bình của mỗi nhóm tại thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định Paired T-test.
Bảng 3.20 cho biết nồng độ Hb trung bình giữa hai nhóm không có sự khác biệt tại thời điểm điều tra ban đầu. Sau 6 tháng can thiệp, nồng độ Hb của trẻ em 2 nhóm đều tăng. Mức tăng nồng độ Hb ở nhóm chứng đạt 0,2 ± 13,1 g/L, ở nhóm can thiệp đạt 4,0 ± 10,1 g/L. Mức tăng Hb của hai nhóm qua 6 tháng can thiệp khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tại thời điểm ban đầu, trẻ em ở nhóm chứng thiếu máu chiếm 44,6%, ở nhóm can thiệp chiếm 38,2%, sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu ở hai nhóm chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tại thời điểm kết thúc can thiệp, tỷ lệ thiếu máu ở cả hai nhóm đều giảm: Nhóm chứng còn 41,5%, nhóm can thiệp còn 20,6%. Sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu giữa hai nhóm ở thời điểm kết thúc có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.21. Hiệu quả cải thiện nồng độ Hemoglobin của trẻ em nghiên cứu
Chỉ số
Giá trị sau hiệu chỉnh
Mức chênh lệch sau hiệu chỉnh
p
Nhóm chứng
(n=65)
Nhóm can thiệp
(n=68)
Hemoglobin (g/L)
-1,4± 1,8
2,2 ± 1,9
3,6
0,017
Số liệu trình bày theo trung bình ±SE. p: So sánh mức tăng trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu thu được từ phân tích hồi quy đa biến tổng quát hóa
Sau khi loại bỏ các yếu tố gây nhiễu đến nồng độ Hb, phân tích đa biến cho thấy, nồng độ Hb tại thời điểm kết thúc nghiên cứu của nhóm chứng giảm -1,38± 1,8 g/L, của nhóm can thiệp tăng 2,23 ± 1,9 g/L so với thời điểm ban đầu. Như vậy, sự chênh lệch về mức tăng nồng độ Hb giữa hai nhóm là 3,6 g/L. Sự khác nhau về mức thay đổi nồng độ Hb giữa hai nhóm trong nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.22. Hiệu quả phòng bệnh và điều trị thiếu máu của trẻ em nghiên cứu
Hiệu quả
Nhóm chứng
(n=65)
Nhóm can thiệp
(n=68)
p
Phòng bệnh
Không thiếu máu
26 (72,2)
37 (88,1)
0,139
Thiếu máu
10 (27,8)
5 (11,9)
ARR (95%CI)
15,8 (-1,7 – 33,5)
NNT
Điều trị
Không thiếu máu
12 (41,4)
17 (65,4)
0,119
Thiếu máu
17 (58,6)
9 (34,6)
ARR (95%CI)
24 (-1,6 – 49,6)
NNT
Số liệu trình bày theo tần số (%), p: So sánh tỷ lệ giữa hai nhóm, sử dụng kiểm định c2 test
Với trường hợp những trẻ không thiếu máu tại thời điểm trước nghiên cứu, sau 6 tháng can thiệp chuyển thành thiếu máu chiếm tỷ lệ 27,8% ở nhóm chứng và 11,9% ở nhóm can thiệp. Như vậy, biện pháp can thiệp làm giảm nguy cơ tuyệt đối (ARR) mắc bệnh thiếu máu là 15,8%.
Với những trường hợp trẻ bị thiếu máu tại thời điểm ban đầu, sau khi được bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã giảm được nguy cơ tuyệt đối (ARR) về thiếu máu 24%. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh thiếu máu đối với những trẻ không mắc bệnh và hiệu quả điều trị thiếu máu với trường hợp mắc bệnh là chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.23. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến phòng bệnh và điều trị
thiếu máu của trẻ em nghiên cứu
Hiệu quả can thiệp
RR chưa điều chỉnh (95%CI)
p1
RR sau điều chỉnh (95%CI)
p2
Phòng bệnh thiếu máu
0,43 (0,16 – 1,14)
0,089
0,44 (0,15 – 1,29)
0,133
Điều trị thiếu máu
0,6 (0,32 – 1,09)
0,091
0,3 (0,06 – 1,02)
0,053
p1: dựa trên phân tích đơn biến, p2: dựa trên phân tích đa biến
Để đánh giá hiệu quả can thiệp đối với phòng bệnh và điều trị thiếu máu, tỷ số nguy cơ (RR) được xác định sau khi phân tích đơn biến và sau khi loại bỏ các yếu tố nghi ngờ gây nhiễu đã cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở nhóm can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng (RR0,05).
3.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch và tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái
3.3.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái
Bảng 3.24. Sự thay chỉ số miễn dịch của trẻ em trước và sau can thiệp
Thời điểm
Nhóm chứng
(n = 65)
Nhóm can thiệp
(n = 68)
P
IgG (mg/dL)
T0
858,0 (760; 966,5)
858,5 (785,2; 963,7)
0,778
T6
835 (696; 954)
902,5 (721,5; 1122,5)
0,071
T6 - T0
-27 (-259,0; 115,0)
16 (6-151,2; 231,0)
0,088
IgM (mg/dL)
T0
150,3 (117,3; 179,2)
157,7 (11,6; 180,8)
0,635
T6
130,6 (99,1; 175,6)
155,1 (126,4; 19,4)
0,011
T6 - T0
-9,4 (-64,9; -45,2)
-0,65 (-27,5; 36,2)
0,259
Số liệu về IgG, IgM trình bày theo Median (p25; p75), p:So sánh nhóm can thiệp và đối chứng ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định Mann-Whitney U Test.
Nồng độ IgG và IgM của trẻ em hai nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước can thiệp là tương tự nhau (p>0,05).
Sau 6 tháng can thiệp, nồng độ IgG của nhóm chứng là 835 (696; 954) mg/dL, giảm trung bình 27 (-259,0; 115,0) mg/dL so với thời điểm ban đầu. Nồng độ IgG trung bình của nhóm can thiệp là 902,5 (721,5; 1122,5) mg/dL, tăng trung bình 16 (6-151,2; 231,0) mg/dL so với thời điểm ban đầu. Như vậy, nồng độ IgG trung bình của hai nhóm nghiên cứu vào thời điểm kết thúc can thiệp chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, mặc dù mức chênh lệch nồng độ IgG vào thời điểm T6 có xu hướng khác nhau (p=0,071).
Nồng độ IgM của nhóm chứng giảm khá nhiều -9,4 (-64,9; -45,2) mg/dL, trong khi đó, IgM của nhóm can thiệp giảm không đáng kể -0,65 (-27,5; 36,2) mg/dL. Chính vì thế, nồng độ IgM của hai nhóm tại thời điểm kết thúc can thiệp có sự khác nhau rõ ràng (p<0,05).
Mức thay đổi về nồng độ IgG, IgM của hai nhóm tại thời điểm trước và sau can thiệp được thể hiện qua biểu đồ 3.6. Mức chênh lệch nồng độ IgM giữa hai thời điểm T6 - T0 của nhóm chứng và nhóm can thiệp là chưa đủ lớn (chênh lệch 8,75 mg/dL, p>0,05), còn mức chênh lệch về IgG của hai nhóm là khá lớn (43 mg/dL) nhưng vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,088).
Biểu đồ 3.6. Mức tăng nồng độ IgG, IgM của trẻ em nghiên cứu
Bảng 3.25. Hiệu quả cải thiện nồng độ IgG, IgM của trẻ em nghiên cứu
Hiệu quả
can thiệp
Giá trị sau hiệu chỉnh
Mức chênh lệch giữa hai nhóm
p
Nhóm chứng
(n = 65)
Nhóm can thiệp
(n = 68)
IgG (mg/dL)
-8,9 ± 56,6
10,1 ± 61,8
19
0,038
IgM (mg/dL)
3,6 ± 13,2
13,1 ± 14,4
9,5
0,082
Số liệu trình bày theo trung bình ±SE. p: So sánh tỷ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu thu được từ phân tích hồi quy đa biến tổng quát hóa
Sau khi điều chỉnh theo các yếu tố nhiễu, sau 6 tháng can thiệp, nồng độ IgG giảm -8,9 ± 56,6 mg/dL, của nhóm can thiệp tăng 10,1 ± 61,8 mg/dL. Như vậy, sự chênh lệch giữa hai nhóm về mức tăng IgG là 19 mg/dL, sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự chênh lệch giữa hai nhóm về nồng độ IgM là 9,5 mg/dL mới cho thấy xu hướng cải thiện của can thiệp đến nồng độ IgM (p=0,082).
3.3.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái
3.3.3.1. Tình trạng mắc bệnh của trẻ em nghiên cứu trước can thiệp
Bảng 3.26. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em nghiên cứu trong điều tra ban đầu
Biến số
Nhóm chứng
(n=65)
Nhóm can thiệp
(n=68)
p
Tiêu hóa
Tiêu chảy
10 (15,4)
13 (19,1)
0,957
Phân sống
3 (4,6)
3 (4,4)
Táo bón
11 (16,9)
13 (19,1)
Nhiễm khuẩn hô hấp
29 (44,6)
31 (45,6)
0,911
Số liệu biểu thị bằng tần số (%), p: So sánh tỷ lệ giữa hai nhóm, sử dụng kiểm định c2 test
Tại thời điểm điều tra ban đầu, kết quả phỏng vấn điều tra về tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần trước đó cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị bệnh về tiêu hóa gồm tiêu chảy, táo bón và phân sống tương đối cao: 36,9% ở nhóm chứng và 42,6% ở nhóm can thiệp. Tỷ lệ trẻ em ở nhóm chứng có biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi, họng, viêm phổi) là 46,1%, nhóm can thiệp là 47,1%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp ở hai nhóm trẻ tại thời điểm điều tra ban đầu (p > 0,05).
Trong 6 tháng nghiên cứu, trẻ em nhóm chứng và nhóm can thiệp được theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn gồm tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp về thời gian bắt đầu và kết thúc từng đợt mắc bệnh. Chúng tôi đã sử dụng mô hình phân tích sống còn (phân tích sự kiện - survival analysis) để so sánh các chỉ số giữa 2 nhóm, từ đó đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm. Các chỉ số phân tích gồm:
- Thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc bệnh lần đầu;
- Số ngày mắc bệnh/đợt có nghĩa là số ngày từ khi mắc đến khi khỏi bệnh (thời gian hồi phục khi bị bệnh);
- Số ngày mắc bệnh/trẻ;
- Số đợt mắc bệnh/trẻ trong 6 tháng;
- Tỷ lệ mới mắc tích lũy theo thời gian.
3.3.2.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến bệnh tiêu chảy của trẻ em nghiên cứu
Bảng 3.27. Thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc tiêu chảy lần đầu
Nhóm
Số lượng
mắc bệnh
Thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc bệnh (ngày)
p
Nhóm chứng
(n = 65)
41 (63,1)
102 (70 - 174)
0,4
Nhóm can thiệp
(n = 68)
38 (55,9)
120 (79 - 173)
Số liệu trình bày theo tần số (%) và trung vị (95%CI);
p: sử dụng kiểm định Log-rank.
Số lượng trẻ mắc tiêu chảy ở nhóm chứng là 41 trẻ, nhóm can thiệp là 38 trẻ. Trung bình vào ngày thứ 102, trẻ em nhóm chứng mắc tiêu chảy lần đầu, ở nhóm can thiệp vào ngày thứ 120. Như vậy, thời gian từ khi can thiệp đến ngày mắc tiêu chảy lần đầu của trẻ em nhóm can thiệp dài hơn so với trẻ em nhóm chứng nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ theo dõi tình hình mới mắc tiêu chảy lần đầu từ khi can thiệp
Biểu đồ 3.7 cho thấy, vào ngày thứ 50, 100, 150 sau khi can thiệp,