Mục lục
Trang
Danh mục các chữviết tắt và ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VẬT LIỆU BÁN DẪN CẤU TRÚC NANO VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA CHÚNG 6
1.1. Giới thiệu vềvật liệu nano 6
1.2. Một sốloại vật liệu nano, chấm lượng tửbán dẫn
1.2.1. Chấm lượng tửCdS
1.2.2. Chấm lượng tửCdSe
1.2.3. Chấm lượng tửCuInS2
1.3. Một sốhiệu ứng đặc biệt của vật liệu có kích thước nano mét
1.3.1. Hiệu ứng bềmặt
1.3.2. Hiệu ứng giam giữlượng tử
1.4. Tính chất quang của chấm lượng tử28
Kết luận chương 1 32
Chương 2: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
ĐƯỢC SỬDỤNG TRONG LUẬN ÁN 33
2.1. Các phương pháp chếtạo mẫu 33
2.1.1. Phương pháp phun nóng sửdụng dung môi hữu cơcó
nhiệt độsôi cao chếtạo vật liệu có cấu trúc nano và
chấm lượng tửbán dẫn 35
2.1.1.1. Nguyên lý chung của quá trình tạo mầm và phát
triển chấm lượng tử35
2.1.1.2. Phương pháp phun nóng sửdụng dung môi hữu
cơcó nhiệt độsôi cao 38
2.1.2. Phương pháp nghiền cơnăng lượng cao 40
2.2. Một sốphương pháp nghiên cứu vi hình thái và cấu trúc của vật liệu 44
2.2.1. Ghi ảnh vi hình thái bằng hiển vi điện tử44
2.2.2. Phương pháp nhiễu xạtia X 47
2.2.3. Phương pháp quang phổtán xạRaman 49
2.3. Một sốphương pháp nghiên cứu tính chất quang của vật liệu 53
2.3.1. Phương pháp phổhấp thụ53
2.3.2. Phương pháp phổphát quang 55
Kết luận chương 2 60
Chương 3: CHẤM LƯỢNG TỬBÁN DẪN HỢP CHẤT II-VI CdS61
3.1. Chếtạo chấm lượng tửCdS từCdS đơn tinh thể61
3.1.1. Ảnh hưởng của thời gian nghiền đến kích thước của chấm lượng tửCdS 62
3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ủvà thời gian ủ64
3.2. Nghiên cứu cấu trúc của chấm lượng tửCdS 66
3.2.1. Giản đồnhiễu xạtia X 68
3.2.2. Phổtán xạRaman 72
3.3. Tính chất quang của chấm lượng tửCdS 77
Kết luận chương 3 83
Chương 4: CHẤM LƯỢNG TỬBÁN DẪN HỢP CHẤT II-VI CdSe 84
4.1. Chếtạo chấm lượng tửCdSe từCdO 84
4.2. Ảnh vi hình thái và cấu trúc của chấm lượng tửCdSe 88
4.2.1. Ảnh vi hình thái 88
4.2.2. Cấu trúc của chấm lượng tửCdSe 89
4.3. Tính chất quang của chấm lượng tửbán dẫn 92
4.3.1. Ảnh hưởng của một sốthông sốcông nghệchếtạo lên kích thước của các chấm lượng tửCdSe 93
4.3.2. Hiệu suất lượng tửcủa chấm lượng tửCdSe 98
4.3.3. Hiệu ứng Stark lượng tửtrong chấm lượng tửCdSe 99
4.3.4. Quá trình thụ động hóa chấm lượng tửCdSe 104
Kết luận chương 4 108
Chương 5: CHẤM LƯỢNG TỬBÁN DẪN HỢP CHẤT BA NGUYÊN TỐCuInS2(CIS) 110
5.1. Chếtạo và nghiên cứu cấu trúc của chấm lượng tửCIS 111
5.1.1. Chếtạo chấm lượng tửCIS 111
5.1.2. Nghiên cứu cấu trúc của chấm lượng tửCIS 112
5.2. Tính chất quang của chấm lượng tửCIS 113
5.2.1. Phổhấp thụvà huỳnh quang dừng của chấm lượng tửCIS 114
5.2.2. Huỳnh quang phân giải thời gian của chấm lượng tửCIS 117
Kết luận chương 5 130
KẾT LUẬN 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
167 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu ứng kích thước ảnh hưởng lên tính chất quang của CdS, CdSe và CuInS2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích qua
máy đơn sắc và thu nhận qua đầu thu (thường là CCD hoặc ống nhân quang
điện) để biến đổi thành tín hiệu điện đưa vào máy tính. Tuỳ thuộc vào cường
độ kích thích mà huỳnh quang được chia thành hai quá trình: huỳnh quang
tuyến tính và phi tuyến.
Trong quá trình quang huỳnh quang tuyến tính, cường độ huỳnh quang
tỷ lệ với cường độ kích thích. Còn các quá trình phi tuyến cho thấy cường độ
huỳnh quang tỷ lệ bậc hai hoặc lớn hơn cường độ kích thích. Sau khi nhận
được năng lượng kích thích, vật liệu phát quang, phổ phát quang được phân
tích qua máy đơn sắc. Yêu cầu phân giải của máy đơn sắc dựa trên thực tế đối
tượng phát huỳnh quang dải rộng hay hẹp. Tín hiệu quang sau đó được biến
đổi thành tín hiệu điện nhờ vào đầu thu và được xử lý điện tử, tính toán theo
những phương pháp vật lý khác nhau. Có thể đo huỳnh quang dừng hay xung
bằng việc sử dụng nguồn kích thích là dừng hay xung, phần xử lý tín hiệu
điện tất nhiên cũng phải phù hợp để đạt hiệu quả đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
vật lý. Khi đo dừng, kỹ thuật tách sóng đồng bộ được áp dụng để loại bỏ
nhiễu. Phổ được ghi trong quá trình này là tích phân các quá trình dừng. Kết
quả đầu tiên có thể nhận được từ huỳnh quang là cường độ (tỷ lệ với mật độ
tâm phát quang và xác suất chuyển dời) của các chuyển dời điện tử tương ứng
với các mức khác nhau. Các mức năng lượng này có thể thuộc về một số loại
tâm phát quang riêng. Trong vật liệu thực bao giờ cũng xảy ra quá trình phát
quang sau khi kích thích, các quá trình này có thể phân biệt với nhau theo phổ
riêng phần nằm ở các mức năng lượng tương ứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu
các phổ này nằm chồng chập với nhau thì cần đo phổ phân giải thời gian để
nghiên cứu riêng từng thành phần phổ, tương ứng từng loại tâm phát quang.
Phổ huỳnh quang dừng được thực hiện trên hệ đo huỳnh quang phân
giải cao thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm, Viện Khoa học Vật liệu, phân
57
giải tốt hơn 0,02 nm nhờ máy đơn sắc iHR550 với khe ra (cách tử 1800
GR/mm), đầu thu CCD Synnapse làm lạnh đến –70 0C, đảm bảo ghép nối phù
hợp với máy đơn sắc, với độ chính xác bước sóng 0,2 nm và độ lặp lại 0,075
nm (đều là sản phẩm của HORIBA JOBIN YVON) (Hình 2.10)
Hình 2.10. Hệ đo phổ huỳnh quang phân giải cao
2.3.2.3. Phổ huỳnh quang phân giải thời gian
Phổ quang huỳnh quang trong chế độ kích thích trung bình và mạnh
nhận được trên hệ đo quang huỳnh quang phân giải thời gian của Phòng Vật
liệu Quang điện tử, Viện Khoa học Vật liệu (Hình 2.11).
Hình 2.11. Hệ đo huỳnh quang phân giải thời gian
58
Hình 2.12. Sơ đồ khối hệ huỳnh quang phân giải thời gian
Sơ đồ khối hệ đo được chỉ ra trên Hình 2.12. Mẫu (S) được gắn trên
ngón tay lạnh của cryostat làm lạnh bằng khí heli theo chu trình kín (APD
Cryogenic DE202A). Nhiệt độ mẫu được thay đổi trong khoảng (9–305) K
nhờ bộ điều khiển nhiệt độ (LakeShore330). Trong thực nghiệm quang huỳnh
quang, ánh sáng 337,1 nm của laser nitơ xung (độ dài xung khoảng 6 ns, tốc
độ lặp lại 15 xung/giây) được sử dụng như nguồn kích thích. Mật độ công
suất kích thích có thể thay đổi từ 2 kW đến 5 MW/cm2 bằng cách sử dụng kết
hợp các phin lọc cường độ trung tính. Trong tất cả các phép đo quang huỳnh
quang, ánh sáng kích thích và tín hiệu quang huỳnh quang không phân cực.
Tín hiệu quang huỳnh quang được tán sắc bởi máy đơn sắc hai cách tử có độ
phân giải cao (Jobin Yvon HRD1). Tín hiệu quang được chuyển thành tín
hiệu điện nhờ ống nhân quang Hamamatsu model H733. Sau đó tín hiệu được
đưa vào dao động ký tần số 1,5 GHz LeCroy 9362 để nâng cao tỉ số tín hiệu
trên nhiễu bằng cách trung bình xung tại mỗi điểm phổ.
Ghi nhận đặc trưng thời gian sống huỳnh quang (characteristics of the
life–time): Nếu một vật liệu bị kích thích (bằng một nguồn quang nào đó
59
thích hợp – laser chẳng hạn) sẽ chuyển tới trạng thái kích thích. Hệ điện tử
kích thích có một thời gian sống nhất định, phụ thuộc vào bản chất của vật
liệu và trạng thái mà ở đó điện tử (lỗ trống) sẽ bị kích thích tới, có thể nằm
trong khoảng một vài/một vài trăm pico giây (nếu là các trạng thái exciton)
đến nhiều trăm năm (nếu là trạng thái bẫy, chỉ được giải phóng khi cấp tiếp
năng lượng dạng nhiệt – quá trình nhiệt phát quang; hoặc kích thích quang
phù hợp để giải phóng điện tử (lỗ trống) khỏi trạng thái bẫy này). Thông
thường, các trạng thái liên quan tới sai hỏng mạng của bán dẫn cho thời gian
sống của điện tử (lỗ trống) kích thích khoảng một vài chục/một vài trăm nano
giây; các chuyển dời nội tại lớp 4f của ion đất hiếm cho thời gian sống huỳnh
quang khoảng một vài micro giây đến một vài chục mili giây. Ghi nhận thời
gian sống huỳnh quang ở một vùng phổ nào đó cho phép đoán nhận về bản
chất của chuyển dời phát quang, hay quá trình tái hợp điện tử–lỗ trống phát
quang.
Nếu huỳnh quang dừng ghi nhận tín hiệu huỳnh quang trong vùng phổ
quan tâm, biểu diễn dưới dạng phổ cường độ huỳnh quang tương ứng tại từng
bước sóng phát quang, thì việc phân giải cường độ tại từng khoảng thời gian
trễ là quan trọng, cho phép tách các chuyển dời/tái hợp khác nhau trong cùng
một quá trình kích thích quang. Tuy nhiên, nếu không thể tách các chuyển
dời/tái hợp khác nhau này về mặt phổ dừng (ghi nhận tín hiệu trong một
khoảng thời gian bằng đầu thu ống nhân quang điện – PMT hoặc CCD) thì
vẫn còn khả năng là tuỳ thuộc vào thời gian sống huỳnh quang, nếu ghi nhận
phổ theo một khoảng thời gian trễ (delay time) sau khi tắt xung laser kích
thích, thì cường độ huỳnh quang ghi nhận được là khác nhau với mỗi chuyển
dời/tái hợp khác nhau. Khi so sánh cường độ huỳnh quang giữa các dải phổ
thành phần, tại từng thời điểm ghi nhận tín hiệu huỳnh quang (vì vậy mới gọi
là “phân giải thời gian”), sẽ thấy tốc độ tái hợp (recombination rate) hay xác
60
suất chuyển dời (transition probability) của từng quá trình quang tương ứng,
trong một tổng thể gồm nhiều quá trình tái hợp/chuyển dời sau khi vật liệu bị
kích thích.
Kết luận chương 2: Trong rất nhiều các phương pháp khác nhau để chế tạo
vật liệu nano, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp phun nóng sử dụng dung
môi hữu cơ có nhiệt độ sôi cao (phương pháp bottom–up) với ưu điểm có thể
chế tạo được vật liệu có hiệu suất phát quang cao, có kích thước mong muốn
và phương pháp nghiền cơ năng lượng cao (phương pháp top–down) với ưu
điểm dễ chế tạo, có thể chế tạo lượng lớn…để chế tạo vật liệu. Các vật liệu
sau khi chế tạo được nghiên cứu vi hình thái bằng ghi ảnh SEM, TEM; nghiên
cứu cấu trúc bằng ghi giản đồ nhiễu xạ tia X và phổ tán xạ Raman. Các
nghiên cứu về tính chất quang của vật liệu được thực hiện bằng phép đo phổ
hấp thụ và phổ huỳnh quang.
61
CHƯƠNG 3 :
CHẤM LƯỢNG TỬ BÁN DẪN HỢP CHẤT II–VI: CdS
Vật liệu kích thước nano mét có thể chế tạo bằng hai phương pháp
“xuất phát từ bé” (bottom–up) và “xuất phát từ to” (top–down). Mỗi phương
pháp đều có những thuận lợi và khó khăn của nó. Phương pháp “xuất phát từ
to” (top–down) bằng nghiền cơ năng lượng cao mà chúng tôi áp dụng để chế
tạo vật liệu CdS có các ưu điểm dễ thực hiện, có thể chế tạo một lượng lớn vật
liệu; sản phẩm thu nhận được có thể ở các kích thước trải dài từ vùng micro
mét đến vùng nano mét tùy thuộc vào năng lượng nghiền. Với một năng
lượng nghiền xác định, phân bố kích thước hạt sẽ phụ thuộc vào thời gian
nghiền. Nguyên tắc của quá trình nghiền cơ năng lượng cao đã được trình bày
khá rõ trong chương 2 của luận án.
Chương này chúng tôi tập trung trình bày hiệu ứng kích thước thể hiện
qua việc nghiên cứu cấu trúc của chấm lượng tử CdS. Hiệu ứng kích thước
thể hiện rõ ràng trong việc biến đổi cấu trúc của chấm lượng tử CdS khi kích
thước hạt giảm đồng thời cũng thể hiện hiệu ứng giam giữ lượng tử trong
vùng kích thước nano mét. Giản đồ nhiễu xạ tia X, phổ tán xạ Raman và phổ
huỳnh quang đều cho thấy khi kích thước chấm lượng tử CdS giảm, vật liệu
có xu hướng chuyển từ cấu trúc lục giác sang cấu trúc lập phương. Phổ hấp
thụ và phổ huỳnh quang phụ thuộc vào kích thước hạt (vào thời gian nghiền
cơ ở một năng lượng xác định) cũng được thảo luận đến.
3.1. Chế tạo chấm lượng tử CdS từ đơn tinh thể
Vật liệu ban đầu được dùng để nghiền cơ năng lượng cao là CdS đơn tinh
thể khối chất lượng cao. Mẫu CdS đơn tinh thể này đã được chế tạo bằng
phương pháp thăng hoa, như trong tài liệu tham khảo [39]. Việc chế tạo đơn
tinh thể CdS được mô tả lại một cách tóm tắt như sau [39]:
62
Đầu tiên, CdS đa tinh thể được chế tạo bằng cách cho Cd vào thuyền
graphit nung tại 550 0C, cho S vào thuyền thạch anh nung tại 250 0C. Hai
thuyền này được đặt vào trong một lò nung và điều chỉnh sao cho lượng Cd
và S cân bằng với nhau. Một lần làm mẫu sử dụng 140 g S và 160 g Cd, sẽ
thu được khoảng 200 g đa tinh thể CdS. Đa tinh thể CdS sau khi chế tạo này
được sử dụng để tiến hành nuôi đơn tinh thể. Cụ thể như sau: cho 30 g đa tinh
thể CdS vào thuyền thạch anh ở nhiệt độ 1050 0C, sẽ quan sát thấy đơn tinh
thể CdS mọc lên. Đơn tinh thể thu được có dạng bản mỏng, có màu vàng
nhạt. Hình 3.1 là hình ảnh một phiến đơn tinh thể CdS.
Hình 3.1. Hình ảnh một phiến tinh thể CdS
3.1.1. Ảnh hưởng của thời gian nghiền cơ năng lượng cao đến kích thước
của vật liệu chấm lượng tử CdS
Một lượng CdS tinh thể được nghiền cơ năng lượng cao với các thời
gian khác nhau: 1; 2,5 và 6 giờ. Kết quả thu được là vật liệu chấm lượng tử
CdS có kích thước khác nhau. Ảnh vi hình thái TEM, SEM của mẫu bột CdS
nghiền với thời gian 1; 2,5 và 6 giờ đã được ghi nhận trên hệ đo HRTEM
JEOL 4000EX và kính hiển vi điện tử quét FE–SEM S–4800. Hình 3.2 là ảnh
63
TEM của mẫu nghiền 1 giờ và Hình 3.3, 3.4 ảnh SEM của mẫu nghiền trong
2,5 và 6 giờ.
Hình 3.2. Ảnh TEM của mẫu CdS nghiền trong 1 giờ
Hình 3.3. Ảnh SEM của mẫu CdS nghiền trong 2,5 giờ
Khi nghiền trong 1 giờ, đơn tinh thể CdS giảm kích thước, kích thước
hạt lúc này còn khá lớn, khoảng 150 nm. Trong khi đó với thời gian nghiền
2,5 giờ kích thước hạt thay đổi, phân bố kích thước khá rộng trong khoảng
(30–50) nm. Tăng thời gian nghiền lên 6 giờ kích thước hạt giảm xuống cỡ 10
nm. Có thể thấy với thời gian nghiền cơ năng lượng cao 6 giờ các hạt có kích
thước khá đồng đều. Kết quả thu nhận được từ ảnh TEM, SEM khá phù hợp
64
với kết quả đánh giá trên cơ sở độ bán rộng vạch nhiễu xạ tia X, sẽ trình bày
trong phần tiếp theo. Kết quả này cho thấy không có hiện tượng kết đám các
hạt tinh thể nano và biến dạng cấu trúc mạng tinh thể của các hạt nano đã cơ
bản được loại bỏ sau khi ủ nhiệt. Kết luận này sẽ được làm rõ thêm trên cơ sở
khảo sát tính chất quang của vật liệu ở trong phần tiếp theo.
Hình 3.4. Ảnh SEM của mẫu CdS nghiền trong 6 giờ
3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ủ và thời gian ủ
Như đã trình bày ở chương trước, sản phẩm của phương pháp vật lý từ
trên xuống dùng phương pháp nghiền cơ năng lượng cao thường là các vật
liệu bị biến dạng mạng (hay sai lệch mạng), do đó cần ủ nhiệt sau chế tạo để
loại bỏ biến dạng và khuyết tật mạng.
Các khảo sát về ảnh hưởng của thời gian ủ và nhiệt độ ủ được thực hiện
trên mẫu nghiền trong 6 giờ. Do điều kiện thí nghiệm nên các mẫu được ủ
trong điều kiện môi trường không khí trong khoảng nhiệt độ từ 100 0C đến
700 0C, với thời gian ủ lần lượt 10, 20, 30, 45 và 120 phút. Trong phạm vi
luận án này, với tiêu chí là thu được vật liệu chấm lượng tử CdS phát quang
mạnh nên cường độ của phổ huỳnh quang được sử dụng để đánh giá thời gian
65
ủ và nhiệt độ ủ (các mẫu được đo trong cùng một điều kiện, với cùng lượng
mẫu đo).
0 100 200 300 400 500 600 700 800
456 458 460 462 464 466 468 470 472 474
500 0C
700 0C
300 0C
100 0C
C
−ên
g
®é
h
uú
nh
q
ua
ng
(®
vt
®)
B−íc sãng (nm)
C
−ê
ng
®
é
hu
ún
h
qu
an
g
(®
vt
®)
NhiÖt ®é ñ ( 0C)
Hình 3.5. Cường độ huỳnh quang của mẫu CdS nghiền trong 6 giờ với
nhiệt độ ủ mẫu: 100, 300, 500 và 700 0C trong 15 phút
0 20 40 60 80 100 120
456 458 460 462 464 466 468 470 472 474
C
−ên
g
®é
h
uú
nh
q
ua
ng
(®
vt
®)
B−íc sãng (nm)
30p
20p
45p
120p
10p
C
−ên
g
®é
h
uú
nh
q
ua
ng
(
®v
t®
)
Thêi gian ñ (phót)
Hình 3.6. Cường độ huỳnh quang của mẫu CdS nghiền trong 6 giờ, tại
500 0C với thời gian ủ mẫu 10, 20, 30 ,45, 120 phút
66
Hình 3.5 là cường độ huỳnh quang của các mẫu chấm lượng tử CdS
được nghiền trong 6 giờ với nhiệt độ ủ mẫu tương ứng: 100, 300, 500 và 700
0C trong 15 phút. Từ cường độ của đỉnh huỳnh quang, chúng tôi thấy chấm
lượng tử CdS phát huỳnh quang mạnh nhất sau khi ủ tại 500 0C. Do đó, tại
nhiệt độ 500 0C, chúng tôi tiến hành ủ mẫu CdS nghiền 6 giờ theo thời gian ủ
khác nhau: 10, 20, 30, 45, 120 phút. Cường độ phổ huỳnh quang của mẫu ủ
tại 500 0C tại các thời gian khác nhau được trình bày trong Hình 3.6 cho thấy
thời gian ủ mẫu 30 phút là tối ưu, cho cường độ huỳnh quang lớn nhất.
Từ kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian ủ lên cấu trúc, dạng thù hình và
tính chất quang của chấm lượng tử CdS, chúng tôi lựa chọn chế độ công nghệ
ủ ở nhiệt độ 500 0C trong thời gian 30 phút cho tất cả các mẫu vật liệu chế tạo
sau này nhằm loại bỏ các khuyết tật và biến dạng mạng gây nên trong quá
trình nghiền cơ năng lượng cao.
Các mẫu sau khi ủ được xác định cấu trúc tinh thể bằng nhiễu xạ tia X,
nhằm xác định kích thước hạt cũng như nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của
thời gian nghiền đến kích thước, cấu trúc tinh thể. Các kết quả này sẽ được
trình bày trong phần kế tiếp.
3.2. Nghiên cứu cấu trúc của chấm lượng tử CdS
Vật liệu CdS có cấu trúc phức tạp tùy thuộc vào trật tự sắp xếp của các
lớp Cd và S xếp chồng lên nhau [41], [67], [118]. Mô hình xếp lớp AB–AB–
AB tương ứng với kiểu cấu trúc wurzite CdS lục giác (ký hiệu h–CdS), mô
hình xếp lớp ABC–ABC–ABC tương ứng với kiểu cấu trúc CdS lập phương
(ký hiệu c–CdS) và bất kỳ một cách sắp xếp nào khác sẽ tương ứng với kiểu
cấu trúc được gọi là đa cấu trúc (polytype, ký hiệu p–CdS). Hình 3.7 là mô
hình xếp lớp (a) wurtzite CdS lục giác (h–CdS) (b) cấu trúc lập phương (c–
67
CdS) (c) lập phương không hoàn hảo (faulted c–CdS) và (d) CdS đa cấu trúc
(p–CdS).
Hình 3.7. Mô hình xếp lớp (a) wurtzite CdS lục giác (h–CdS) (b) cấu trúc lập
phương (c–CdS) (c) faulted c–CD và (d) CdS polytypic (p–CdS). Ô mạng c
tương ứng với hướng [0001] trong h–CdS và hướng [111] trong c–CdS
Năng lượng cần thiết để chuyển từ xếp lớp kiểu lập phương sang xếp lớp
kiều lục giác rất nhỏ (khoảng 1,1 eV/nguyên tử [118] và hệ quả là hầu hết các
nghiên cứu thực hiện trên CdS cấu trúc lục giác [12], [18], [36], [73], [74],
[81], [105]. Cho đến nay cấu trúc lập phương, dạng đa cấu trúc chỉ quan sát
thấy ở tinh thể nano CdS [73], [21] và màng mỏng CdS [25], [29], [37], [41],
[77], [87], [121], [122]. Với vật liệu ban đầu là tinh thể có cấu trúc lục giác
nên một vấn đề được quan tâm ở đây là cấu trúc tinh thể của mẫu bột CdS
68
kích thước nano khi chế tạo bằng phương pháp nghiền cơ năng lượng cao sẽ
thay đổi như thế nào? Phần trình bày tiếp theo sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề này.
3.2.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X
Để thuận tiện cho việc phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X và đánh giá cấu
trúc của mẫu vật liệu chế tạo chúng tôi khảo cứu cấu trúc của vật liệu CdS từ
các tài liệu liên quan đã công bố. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu CdS được
trình bày trong hình 3.8 cho thấy một đỉnh nhiễu xạ có giá trị d = 0,2069 nm
(Hình 3.8a) mà theo Bảng 3.1 (trình bày các vạch nhiễu xạ có cường độ mạnh
chủ yếu cho pha lục giác và pha lập phương của tinh thể CdS) tương ứng với
mặt phẳng 1120 của pha vật liệu greenokite với cấu trúc lục giác (h–CdS;
JCPDS 41–1049).
Bảng 3.1. Các đỉnh nhiễu xạ tia X của cấu trúc lục giác và cấu trúc lập
phương của vật liệu CdS
dhkl (Å) các đỉnh h–CdS [27] các đỉnh c–CdS [67]
3,534 10 10 –
3,379 0002 111
3,160 1011 –
2,067 1120 220
1,768 2020 311
1,459 – 400
1,343 2130 331
1,199 3030 511
69
Các pha lục giác, lập phương và đa cấu trúc có thể cùng tồn tại như trên
hình 3.8b. Ở đây cho thấy bên cạnh pha greenokite với vạch nhiễu xạ đặc
trưng tại 2θ = 30,880 (d ~0,336 nm), còn có vạch đặc trưng cho pha vật liệu
hawlayite với cấu trúc lập phương (c–CdS; JCPDS 10–0454) còn có một đỉnh
nhiễu xạ nhỏ tại 2 = 31,75° (d = 0,32704 nm), không tương ứng với cả cấu
trúc h–CdS lẫn c–CdS. Đây là một dấu hiệu cho thấy có sự tồn tại của cấu
trúc p–CdS.
Hình 3.8. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu CdS trước khi nghiền (a, b) và CdS
sau khi nghiền 2,5 và 6 giờ (c)
Hình 3.8c là giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu CdS nghiền 2,5 và 6 giờ cho
thấy các vạch nhiễu xạ mở rộng đáng kể (xem vạch đơn tại góc 2 43o).
Như chúng ta đã biết vạch nhiễu xạ tia X mở rộng khi cấu trúc mạng tinh thể
bị biến dạng và do hiệu ứng kích thước khi kích thước hạt tinh thể giảm
xuống vùng nano mét. Trong trường hợp của chúng tôi đóng góp chủ yếu vào
70
việc mở rộng vạch nhiễu xạ do hiệu ứng kích thước, vì bột sau khi nghiền đã
được ủ nhiệt để loại bỏ khuyết tật và biến dạng cấu trúc mạng tinh thể. Điều
này sẽ được bàn thêm chi tiết hơn trong phần phổ hấp thụ và huỳnh quang ở
phần sau. Quan sát vạch nhiễu xạ tia X tại góc 430 của mẫu bột nghiền 2,5 giờ
chúng tôi thấy vạch nhiễu xạ gần như gồm hai phần, phần trên khá hẹp nằm
trên một phần dưới là một nền phổ khá rộng. Điều này chứng tỏ mẫu chứa các
hạt có kích thước khác nhau với phân bố kích thước rất rộng.
Giản đồ nhiễu xạ tia X cho thấy, với mẫu nghiền 2,5 giờ, hạt không đều
có phân bố kích thước khá rộng trong khi đó với thời gian nghiền dài hơn, 6
giờ, giản đồ nhiễu xạ tia X đặc trưng bởi các vạch nhiễu xạ có độ bán rộng
lớn hơn. Điều này cho thấy kích thước hạt giảm đáng kể khi tăng thời gian
nghiền và có phân bố kích thước hẹp hơn.
Kích thước hạt tinh thể có thể đánh giá thông qua độ rộng vạch nhiễu xạ
tia X nhờ áp dụng công thức Scherrer như sau:
cos
9,0
Dkíchthuoc
(3.1)
trong đó λ là độ dài bước sóng nhiễu xạ tia X (trong trường hợp của chúng tôi
bằng 1,54 Å), βkích thước là độ bán rộng vạch nhiễu xạ, D là kích thước hạt
tinh thể cần xác định (trong trường hợp của chúng tôi vạch nhiễu xạ tia X tại
2 43o được chọn để xác định kích thước của hạt vật liệu, vì đây là một vạch
đơn). Kết quả tính cho thấy, với thời gian nghiền 2,5 giờ, hạt có kích thước
trung bình khoảng 30 nm (βkích thước = 0,0049). Với thời gian nghiền dài hơn, 6
giờ, kết quả xác định bằng công thức Scherrer cho thấy kích thước trung bình
của hạt giảm mạnh xuống khoảng 10 nm (βkích thước = 0,0143). Điều này hoàn
toàn phù hợp với kết quả thu được trên ảnh FE–SEM đã trình bày phần trước.
71
Trên cơ sở xuất hiện vạch nhiễu xạ tại góc 2 = 26,51° (tương ứng với
góc 30,88 0 trong trường hợp dùng nguồn Co trên hình 3.8b) tương ứng mặt
(111) của pha CdS cấu trúc lập phương, đặc biệt cường độ tương đối của vạch
này tăng tỉ lệ với thời gian nghiền cho phép chúng ta nhận định có sự tồn tại
cả hai pha lục giác và lập phương trong mẫu CdS sau khi nghiền và tỷ phần
pha lập phương tăng theo thời gian nghiền.
Để tăng thêm độ tin cậy của nhận định trên chúng tôi phân tích ảnh
nhiễu xạ điện tử của mẫu vật liệu CdS tinh thể khối và mẫu bột vật liệu kích
thước nano mét.
Hình 3.9. Ảnh nhiễu xạ điện tử của mẫu CdS chưa nghiền (a) và mẫu CdS
sau khi nghiền trong 1 h (b và c)
Từ ảnh nhiễu xạ điện tử chúng ta thấy vết Bragg trong giản đồ nhiễu xạ
điện tử của mẫu CdS chưa nghiền (Hình 3.9a) có cấu trúc lục giác. Ngoài
những điểm nhiễu xạ còn tồn tại các vòng nhiễu xạ chứng tỏ vật liệu này có
cấu trúc đa tinh thể pha lục giác. Sau khi nghiền 1 giờ (Hình 3.9 b và c), các
chấm nhiễu xạ mở rộng và độ rộng tăng dần (Hình 3.9c) cho thấy có thể đoán
nhận kích thước hạt tinh thể giảm sau khi nghiền. Trên hình 3.9c xuất hiện
thêm vòng nhiễu xạ (111) đặc trưng cho pha cấu trúc lập phương mà trước đó
không xuất hiện trong Hình 3.9a. Điều này cho thấy quá trình chuyển pha cấu
72
trúc từ lục giác sang lập phương đã xảy ra đối với các mẫu chấm lượng tử
CdS chế tạo bằng phương pháp nghiền cơ năng lượng cao.
Như vậy, trong mẫu CdS có sự tồn tại các pha cấu trúc: h–CdS, c–CdS
và p–CdS. Khi thời gian nghiền càng lâu (kích thước hạt giảm), pha lập
phương càng thể hiện rõ rệt. Với cấu trúc phức tạp như vậy vật liệu CdS chắc
chắn sẽ có phổ dao động mạng phức tạp và thể hiện những tính chất quang
học quang phổ lý thú mà chúng tôi muốn đề cập tới ở phần sau.
3.2.2. Phổ tán xạ Raman/phổ dao động
Hình 3.10. Phổ tán xạ Raman tại 300K của mẫu CdS chưa nghiền (Hệ
XY1,bước sóng kích thích 647,1 nm, công suất laser 5mW). Phần bôi đen là
đặc trưng của h–CdS (Bảng 3.3)
Hình 3.10 là phổ tán xạ Raman tại nhiệt độ phòng của mẫu CdS chưa
nghiền. Phổ tán xạ được đặc trưng bởi ba khối trong khoảng 90–110, 200–250
và 300–370 cm–1 cộng với một đỉnh khoảng 600 cm–1. Bảng 3.2 là vị trí các
đỉnh Raman tại 300 K và 10 K.
73
Bảng 3.2. Vạch Raman và độ bán rộng vạch phổ của CdS tại 300 K và 10 K
ν / cm–1 FWHM / cm–1
10 K 300 K 10 K 300 K
75,6 74 20,1 15,7
92,2 91,0 7,1 9,0
97,0 96,4 4,0 3,4
102,6 102,5 9,3 10,2
111,4 110,5 10,1 7,9
122,0 119,9 11,4 12,6
127,9 131,1 11,4 11,5
139,2 140,9 10,5 7,7
148,8 148,0 5,9 4,2
209,6 206,9 8,4 9,7
215,6 213,5 5,8 7,7
220,0 218,7 / 7,2
237,2 235,3 2,3 5,4
244,9 242,3 2,9 7,2
254,2 252,6 5,4 13,9
308,6 307,0 3,9 10,4
313,3 314,1 7,7 8,8
319,5 318,1 7,8 8,4
323,9 323,3 7,3 10,1
328,6 330,9 8,3 12,9
346,3 343,0 12,2 12,5
355,4 355,7 12,7 10,8
371,7 367,4 7,4 8,9
74
554,6 551,1 17,5 12,3
567,8 562,5 13,6 11,5
578,3 571,9 4,9 7,4
605,2 599,4 12,4 16,4
Những đỉnh tương tự như thế này đã được quan sát thấy trong dây nano
CdS, phiến nano CdS [16], [38], màng CdS chế tạo bởi phương pháp bốc bay
bằng xung laser (PLD) [35] và trong bán dẫn khối CdS khi kích thích bởi
bước sóng 676 nm. Tất cả các đỉnh phổ Raman đã được trình bày trong các
nghiên cứu trước đây (Bảng 3.3) cho thấy một cấu trúc khá phức tạp.
Bảng 3.3. Các vạch phổ Raman trong các báo cáo
ν (cm–1) Sample Assignment
44 h–CdS [105] E2 mode
88 h–CdS [16] –
97 h–CdS [105] multi–phonon
109 h–CdS [16] –
144 h–CdS [16] –
207 h–CdS [105], [81] multi–phonon
212–214 nW [38], [35], nS–nB [60], CdS
trên quarzt [107]
multi–phonon
228 h–CdS [105] A1–TO
233 nS–nB [60] –
234–234,7 h–CdS [18] A1–TO
235 h–CdS [105] E1–TO
239 Màng mỏng [122] h–CdS
242,6 h–CdS [18] E1–TO
75
244 Tinh thể nano [101] Mode bề mặt
246 CdS on InP [120] mode TO trong c–CdS
252 h–CdS [105] mode E2
253 nR array [114], nS–nB [60] Mode bề mặt
255,7 h–CdS [18] mode E2
270 màng h–CdS [29] mode TO
275 Màng đa tinh thể [122] &
màng Cd1–xMnxS [14]
Vùng chuyển dời từ cấu trúc
lập phương sang lục giác
282 Chấm nano CdS [75] Mode bề mặt
296 màng đa tinh thể 1µm [97] Mode bề mặt
301 nW [38] LO
303,6 h–CdS [18] A1–LO
305 h–CdS [28], [12] A1–LO
305 h–CdS [105] E1–LO
306 màng CdS trên đế GaAs [29] mode LO của c–Cds and h–
CdS tại 50 K
306,9 h–CdS [18] E1–LO
309 nR [114] LO
324–328 nS–nB [60], nW [35], h–CdS
[105], [81]
multi–phonon
346–347 nS–nB [60], h–CdS [105], [81] multi–phonon
350 nW [35] –
364–366 h–CdS [105], nS–nB [60] multi–phonon
371 nW [35] –
428 CdS trên quartz [107] 2TO
440 CdS trên Si [107] 2TO
76
556–560 h–CdS [105], [81], nS–nB [60] multi–phonon
592 màng đa tinh thể 1µm [97] Mode bề mặt bậc hai
601–604 nW [38], [16] 2LO
604 h–CdS [105], [81] 2LO
609 nR [14], CdS on Si [107] 2LO
610 CdS trên InP [120] 2LO
660 CdS trên Si [107] 3TO
nW: dây nano (nanowire); nS: phiến nano (nanosheet); nB: dải nano
(nanobelt); nR: thanh nano (nanorod).
Từ các tài liệu tham khảo chúng ta thấy Zahn và cộng sự đã ghi lại được
mode (TO) pha lập phương c–CdS tại 246 cm–1 trên các lớp epitaxy [14], và
mode LO với năng lượng khoảng 305 cm–1 của pha lập phương ở màng CdS
[29]. Sự xuất hiện các mode quang rất gần các mode 235 cm–1 (TO) và 305
cm–1 (LO) của pha lục giác h–CdS được gán cho sự có mặt của pha cấu trúc
lập phương c–CdS [14]. Dựa trên những nhận xét này, chúng tôi cho rằng các
đỉnh tại 235 và 252 cm–1 tương ứng với pha lục giác h–CdS và đỉnh tại 242
cm–1 tương ứng pha lập phương c–CdS. Như vậy, một lần nữa, trên cơ sở phổ
tán xạ Raman khẳng định sự tồn tại đồng thời cả cấu trúc h–CdS lẫn c–CdS
trong mẫu chấm lượng tử CdS.
Hình 3.11 là phổ tán xạ Raman của mẫu CdS với các thời gian nghiền
khác nhau được đo bằng hệ Infinity, bước sóng kích thích 632,8 nm, công
suất laser 2,7 mW cho thấy các đỉnh tán xạ 213, 252, 562 cm–1 đặc trưng của
pha cấu trúc lục giác h–CdS giảm theo thời gian nghiền mẫu và gần như biến
mất trong sau khi nghiền 6 giờ. Trong khi đó, đỉnh 306, 600 cm–1 của h–CdS
dần dần dịch sang vị trí đỉnh 298 và 588,5 cm–1 của cấu trúc c–CdS. Một lần
nữa chúng tôi khẳng định có sự chuyển pha cấu trúc của mẫu CdS từ l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Toan van luan an_Tran Kim Chi.pdf