MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu.3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .3
4. Giả thuyết khoa học .3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.4
7. Phương pháp nghiên cứu.4
8. Đóng góp mới của đề tài .7
9. Luận điểm bảo vệ .8
10. Cấu trúc của luận án.8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP
TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DÂN TỘC H’MÔNG .9
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.9
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng.9
1.1.2. Những nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp.10
1.1.3. Những nghiên cứu về giao tiếp và kĩ năng giao tiếp của trẻ mầm non .12
1.1.4. Những nghiên cứu về giao tiếp và giao tiếp tiếng Việt của trẻ em dân
tộc thiểu số .15
1.2. Một số vấn đề về giao tiếp và kĩ năng giao tiếp tiếng Việt của trẻ 5 - 6
tuổi dân tộc H’mông.17
1.2.1. Những vấn đề chung về giao tiếp và kĩ năng giao tiếp.17
1.2.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp của dân tộc H’mông.27
1.2.3. Tiếng Việt và giao tiếp tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông .31
1.3. Hình thành kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông.37
1.3.1. Khái niệm hình thành kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc H’mông .371.3.2. Ý nghĩa của việc học tiếng Việt và hình thành KNGT tiếng Việt đối
với trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông .40
1.3.3. Các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cần hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc H’mông .41
1.3.4. Các phương thức hình thành kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5 - 6
tuổi dân tộc H’mông .42
1.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng giao tiếp tiếng
Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông .53
Tiểu kết Chƣơng 1.56
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG
VIỆT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DÂN TỘC H’MÔNG TRONG CÁC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƢỜNG MẦM NON.58
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng.58
2.1.1. Mục đích khảo sát.58
2.1.2. Đối tượng khảo sát.58
2.1.3. Thời gian khảo sát.58
2.1.4. Nội dung khảo sát .58
2.1.5. Phương pháp và công cụ khảo sát .59
2.1.6. Cách tiến hành khảo sát .69
2.2. Kết quả khảo sát .71
2.2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết phải hình thành kĩ
năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông .71
2.2.2. Thực trạng sử dụng các hoạt động giáo dục nhằm hình thành kĩ năng
giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông của GVMN tỉnh Lào Cai .74
2.2.3. Thực trạng biện pháp hình thành kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5 - 6
tuổi dân tộc H’mông qua các hoạt động giáo dục của GVMN tỉnh Lào Cai.77
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi hình thành kĩ năng
giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các hoạt động giáo
dục ở trường mầm non.822.2.5. Thực trạng ảnh hưởng của gia đình đến việc hình thành kĩ năng giao
tiếp tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông .84
2.2.6. Thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông .86
Tiểu kết Chƣơng 2.90
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG
VIỆT CHO TRẺ.92
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp hình thành kĩ năng giao tiếp
tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các hoạt động giáo dục
tích hợp theo chủ đề ở trƣờng mầm non.92
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện được mục tiêu, chương trình chăm sóc -
giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.92
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp .92
3.1.3. Đảm bảo tính phát triển .95
3.1.4. Đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội thực hành GT tiếng Việt của trẻ.95
3.2. Xây dựng một số biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6
tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non.95
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm .109
3.3.1. Khái quát về thực nghiệm.109
3.3.2. Kết quả thực nghiệm.112
Tiểu kết Chƣơng 3.138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .140
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .146
PHỤ LỤC
239 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hình thành kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc H'Mông - Giàng Thị Gấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GT tiếng Việt”, 25 % phụ huynh trả lời: “Cho
con đi chợ phiên bán hàng cùng bố mẹ”, ... Như vậy, phần lớn phụ huynh chưa giúp
con GT tiếng Việt khi con ở nhà.
2.2.6. Thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông
Qua quan sát, qua thực nghiệm (phát hiện), qua trò chuyện với cô, với trẻ về
KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông trong các HDGD ở trường mầm
non, chúng tôi thu được kết quả như sau:
87
Bảng 2.12. Thực trạng KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông
(theo địa bàn cư trú)
Địa bàn cƣ trú
Mức kĩ năng
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
SL % SL % SL % SL %
Bắc Hà 10 10,8 15 16,1 31 33,3 37 39,8
Si Ma Cai 10 9,5 17 16,2 35 33,3 43 41,0
Sa Pa 6 12,8 9 19,1 12 25,5 20 42,6
Mường Khương 5 10,0 6 12,0 18 36,0 21 42,0
Bát Xát 6 14,3 11 26,2 13 31,0 12 28,6
Chung 37 11,0 58 17,2 109 32,3 133 39,5
Qua bảng này ta thấy, KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông ở
các huyện vùng cao tỉnh Lào Cai còn rất hạn chế. Có tới 39,5% trẻ chưa có KNGT
tiếng Việt (Mức 4); 32,3% trẻ chỉ có dấu hiệu của KNGT tiếng Việt (Mức 3). Số trẻ
có KNGT tiếng Việt không nhiều: 28,2% (Trong đó 11,0% ở mức 1 - Mức thành
thục; 17,2% mức 2 - Mức chưa thành thục). Có sự khác nhau về mức KNGT tiếng
Việt của trẻ ở các địa bàn cư trú. Tỉ lệ trẻ có KNGT tiếng Việt ở huyện Bát Xát là
cao nhất: 40,5% (Trong đó: 14,3% ở mức thành thục; 26,3% mức chưa thành thục);
tỉ lệ trẻ chưa có KNGT tiếng Việt ở huyện Sa Pa, Mường Khương, Si Ma Cai còn
khá nhiều (lần lượt là: 42,6%; 42,0%; 41,0%). Quan sát quá trình GT tiếng Việt của
trẻ với cô, với bạn bè, chúng tôi thấy phần lớn trẻ phát âm tiếng Việt chưa rõ ràng,
giọng điệu không tự nhiên, ngay cả những từ thường dùng nhất như: Hoa cà tim tím
trẻ đọc thành hoa cà tin tín; cà chua trẻ đọc thành cà chô; quả chuối trẻ đọc thành
quả chúi, cái đuôi con mèo trẻ đọc thành cái đui con mè... Trẻ gặp nhiều khó khăn
trong việc nghe hiểu lời nói tiếng Việt khi GT với người khác, nhất là khi đối tượng
GT nói nhanh, nói nhiều. Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi quan sát thấy
trẻ không thực hiện đúng yêu cầu của GV trong hoạt động; tỏ ra ngơ ngác, e dè sợ
sệt, nhất là khi cô đưa mắt nhìn mình. Khả năng độc thoại, đàm thoại tiếng Việt
trong quá trình tham gia các HĐGD của trẻ rất hạn chế. Sự hạn chế trong diễn đạt,
sử dụng lời nói khi GT tiếng tiếng Việt ở trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông thể hiện ở
nhiều dạng khác nhau như: không biết biểu cảm qua giọng nói, nói câu ngược, nói
câu lủng củng, nói thiếu thành phần câu,... Ví dụ: Hỏi trẻ: Cháu ăn cơm chưa? Trẻ
hay trả lời: Cơm ăn rồi; Có mấy quả táo? trẻ trả lời: Quả táo 4... Trẻ gặp khó khăn
88
khi mô tả, kể chuyện hay giới thiệu một vấn đề, một hiện tượng mà trẻ biết, trẻ
được nghe, được trải nghiệm: phát âm không tròn vành rõ tiếng, các câu nói thiếu
logic, không phối hợp được ngôn ngữ tiếng Việt với các phương tiện phi ngôn
ngữ,... làm cho người nghe khó đoán được trẻ muốn nói gì. Trong quá trình GT
tiếng Việt, ngôn ngữ biểu cảm, thể hiện cảm xúc trong GT ở trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc
H’mông cũng rất hạn chế. Một số trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông khi GT có tính nhại
lời. Trẻ lặp lại một số lời nói mà trẻ vừa nghe được. Điều này cho thấy trẻ có khả
năng nghe và giữ lời nói đó trong bộ nhớ ngắn hạn đủ lâu để có thể nhắc lại. Ví dụ,
khi gặp trẻ, GV nhắc: “Con chào cô đi!”, trẻ nhắc lại: “Con chào cô đi”!. Hay khi cô
hỏi trẻ: “Bố cháu tên là gì?” thì trẻ lại nhắc lại nguyên câu hỏi của cô: “Bố cháu tên
là gì?”... Do KNGT tiếng Việt còn hạn chế nên trẻ không chủ động sử dụng tiếng
Việt để hợp tác, chia sẻ với bạn trong khi học cũng như khi chơi; hầu như trẻ không
hỏi bạn và nếu có hỏi thì trẻ chỉ hỏi những bạn cùng dân tộc và hỏi bằng tiếng dân
tộc mình. Câu hỏi đôi khi không phù hợp với ngữ cảnh GT, cũng như đối tượng GT.
Khi GT tiếng Việt trẻ ít khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét
mặt, nụ cười, điệu bộ, cử chỉ, tư thế để tương tác với đối tượng GT. Một mặt có
thể là do trẻ quá rụt rè, nhút nhát hoặc chưa hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt khi GT
nên không sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để biểu lộ cảm xúc của mình.
Nhiều trường hợp trẻ sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ không phù hợp với hoàn
cảnh GT, không phù hợp với thái độ, cảm xúc mà trẻ bộc lộ. Ví dụ: Trẻ gần gật cái
đầu yêu cầu cô nhắc lại câu hỏi? (tức là trẻ gật đầu nhưng không hiểu cô nói gì).
* Xét theo giới tính
Qua khảo sát thực tiễn chúng tôi thấy, mức KNGT tiếng Việt của em trai và
trẻ em gái 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông có sự chênh lệch nhưng không đáng kể (Xem
bảng 2.13).
Bảng 2.13. Thực trạng KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông
(theo giới tính)
Giới tính
Mức kĩ năng
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
SL % SL % SL % SL %
Trẻ trai 17 5,1 32 9,5 51 15,1 70 20,8
Trẻ gái 20 5,9 26 7,7 58 17,2 63 18,7
89
Qua bảng trên ta thấy, tỉ lệ % trẻ em gái có KNGT tiếng Việt thành thục
(Mức 1) cao hơn trẻ em nam, nhưng không nhiều (Trẻ em gái: 5,9%; Trẻ em nam:
5,1%). Tỉ lệ % trẻ em nam có KNGT tiếng Việt mức 2 (có KN nhưng chưa thành
thục) lại cao hơn trẻ em gái nhưng cũng không đáng kể (Trẻ em trai: 9,5%; Trẻ em
gái: 7,7%). Tỉ lệ % trẻ em nam chưa có KNGT tiếng Việt (mức 4) lại cao hơn
không đáng kể so với trẻ em gái (Trẻ em trai: 20,8%; Trẻ em gái: 18,7%).
* Xét theo từng kĩ năng
Như đã trình bày, KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông được
thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: KN nghe hiểu lời nói tiếng Việt; KN độc thoại bằng
tiếng Việt; KN đàm thoại bằng tiếng Việt; KN biểu cảm bằng tiếng Việt và các
phương tiện phi ngôn ngữ. Thống kê KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc
H’mông theo 4 kĩ năng thành phần này chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông
(theo từng kĩ năng)
Các kĩ năng
Mức kĩ năng
X
Thứ
bậc
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
SL % SL % SL % SL %
KN nghe hiểu lời nói tiếng Việt 28 8,3 62 18,4 99 29,4 148 43,9 1,91 2
KN độc thoại bằng tiếng Việt 38 11,3 49 14,5 115 34,1 135 40,1 1,97 1
KN đàm thoại bằng tiếng Việt 30 8,9 47 13,9 105 31,2 155 46,0 1,86 3
KN biểu cảm bằng tiếng Việt và
các phương tiện phi ngôn ngữ
39 11,6 65 19,3 105 31,2 128 38,0 1,75 4
Qua bảng này ta thấy, điểm trung bình cộng của các kĩ năng thành phần
trong KNGT tiếng Việt của trẻ xoay quanh mức 3 - Có biểu hiện KN. Trong đó KN
độc thoại tiếng Việt là khá hơn cả ( X = 1,97), tiếp đến là KN nghe hiểu lợi nói tiếng
Việt ( X = 1,91). Thấp hơn là KN biểu cảm bằng tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn
ngữ ( X = 1,75). Trò chuyện với một số trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông, chúng tôi thấy, khi
GT tiếng Việt, mặc dù nhiều trẻ phát âm khá chuẩn, câu nói tương đối đúng ngữ pháp,
song tốc độ ngôn ngữ rất chậm, thiếu tự tin. Chẳng hạn cháu Giàng Seo Ch., trường MN
90
Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, khi trò chuyện với chúng tôi về những con vật mà cháu yêu
thích, Ch. kể ra được các con vật mình yêu thích như: con gà, con chó, con mèo,; mô
tả được đặc điểm của chúng bằng tiếng Việt, nhưng rất chậm rãi, đôi khi còn nói ngược:
“Trong các con vật đó, con mèo yêu thích cháu nhất”, thực ra cháu muốn nói là: “Trong
những con vật đó, cháu yêu thích nhất con mèo”. Hay cháu Hảng Thị M., trường mầm
non Cao Sơn, huyện Mường Khương, khi kể về gia đình mình, cháu tự mô tả ngôi nhà
của mình, nói về bố, về mẹ, về những người thân, về những vật nuôi, Qua mô tả của
trẻ chúng tôi thấy vốn từ tiếng Việt của trẻ khá phong phú, song khả năng phát âm của trẻ
chưa chuẩn, nghe lơ lớ, còn ngọng nhiều từ. Ví dụ khi phát âm từ “Hoa cà tim tím” trẻ
phát âm là “Hoa cà tín tín” ; từ “quả chuối” trẻ phát âm là “Quả chúi” hay “Thuyền
buồm” trẻ phát âm là “Thiền buồn”, “Ria mép” trẻ phát âm là “Ria mét”, và đôi khi
còn pha cả TMĐ (tiếng H’mông) khi nói về gia đình: cháu naox maor (ăn cơm) với bố
mẹ, cháu thích đi cươl tươr (đi học)
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua khảo sát 285 GVMN, 120 phụ huynh và 337 trẻ em 5 - 6 tuổi dân tộc
H’mông của 30 trường mầm non 5 huyện vùng cao tỉnh Lào Cai về việc hình thành
KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- GVMN và phụ huynh vùng cao tỉnh Lào Cai đã nhận thức được sự cần thiết phải
hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ DTTS nói chung, cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông
nói riêng. Trong đó có 77,5% GVMN và 85,9% phụ huynh được hỏi cho là rất cần thiết.
- GVMN vùng cao tỉnh Lào Cai sử dụng khá nhiều HĐGD ở trường mầm non làm
phương tiện để hình thành KNGT tiếp cho trẻ DTTS nói chung, cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc
H’mông nói riêng. Trong đó hoạt động học và hoạt động chơi là được sử dụng thường
xuyên hơn cả (lần lượt là 77,89% và 64,91%).
- GVMN vùng cao tỉnh Lào Cai sử dụng khá nhiều biện pháp hình thành KNGT
tiếp cho trẻ DTTS nói chung, cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông nói riêng qua các HĐGD ở
trường mầm non với tần suất khác nhau. Trong đó, biện pháp động viên khuyến khích kịp
thời những tiến bộ của trẻ trong quá trình GT tiếng Việt được nhiều GVMN sử dụng
thường xuyên nhất (73,68%), tiếp đến là tạo môi trường GT tiếng Việt cho trẻ (67,37%),...
- Mức KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông trên địa bàn nghiên cứu
91
còn nhiều hạn chế, phần lớn chỉ ở mức 3 - có biểu hiện của KN. Có rất ít trẻ đạt mức KN
thành thục (11%) và còn khá nhiều trẻ chưa có KNGT tiếng Việt (39,5%). Trong bốn KN
thành phần của KNGT tiếng Việt thì KN độc thoại bằng tiếng Việt của trẻ tốt hơn cả, KN
biểu cảm bằng tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn ngữ của trẻ là hạn chế nhất. Mức
KNGT tiếng Việt của trẻ em nữ tốt hơn trẻ em nam nhưng không đáng kể, được thể hiện ở
tất cả các KN thành phần, số trẻ ở mỗi mức độ.
- Việc dạy tiếng Việt và hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc
H’mông của GVMN vùng cao tỉnh Lào Cai, bên cạnh những thuận lợi như: được sự đồng
thuận, quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội,... còn gặp không ít khó khăn như: Cơ sở
vật chất, trang thiết bị giáo dục vùng cao nghèo nàn, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu
giáo dục nói chung, phát triển KNGT tiếng Việt cho trẻ DTTS nói riêng; nghiệp vụ sư
phạm và năng lực tiếng Việt của nhiều GVMN vùng cao còn hạn chế; mặc dù nhận thức
được sự cần thiết phải hình thành KNGT tiếng Việt cho con em mình, song các bậc phụ
huynh không sử dụng tiếng Việt để GT với trẻ trong cuộc sống gia đình;...
92
Chương 3
BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
5 - 6 TUỔi DÂN TỘC H’MÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƢỜNG MẦM NON
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp hình thành kĩ năng giao tiếp
tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các hoạt động giáo dục tích
hợp theo chủ đề ở trƣờng mầm non
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện được mục tiêu, chương trình chăm
sóc - giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, được sử dụng là
phương tiện chính để học tập và rèn luyện trong hệ thống giáo dục Quốc dân Việt
Nam. Do vậy mọi trẻ em, không phân biệt vùng miền, dân tộc trên đất nước Việt Nam
cần phải biết tiếng Việt và có KNGT tiếng Việt trước khi vào lớp một. Những yêu cầu
này được thể hiện rõ trong mục tiêu GDMN của Luật Giáo dục năm 2005, của mục
tiêu giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong Chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của Bộ
Giáo dục và Đào tạo [13] và trong Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ Giáo dục và
Đào tạo [14].
Như vậy, các biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non phải đảm bảo
thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi nói chung và mục tiêu phát
triển ngôn ngữ, KNGT tiếng Việt cho trẻ nói riêng.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
* Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc
H’mông
Nhà tâm lí học V.X. Mukhina khi nghiên cứu về tâm lí học trẻ em đã đưa ra
kết luận: Độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa
tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn này, những chức năng sinh lí, tâm lí đặc trưng của con
người đã được hình thành. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lí
này sẽ được phát triển và hoàn thiện. Trẻ 5 - 6 tuổi bộ máy phát âm phát triển khá
93
tốt, trẻ đã biết sử dụng tương đối thành thạo TMĐ, đã hình thành ý thức bản ngã và
tính chủ định trong hoạt động tâm lí [77].
Có thể nói, những biện pháp hình thành, phát triển KNGT tiếng Việt cho trẻ
mầm non nói chung, trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp
với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ, không quá dễ hoặc quá khó đối với trẻ.
Chỉ có như vậy mới hình thành ở trẻ hứng thú, tự tin và mạnh dạn sử dụng tiếng
Việt để giao tiếp với cô, với bạn bè khi tham gia các HĐGD ở trường mầm non.
Như đã trình bày, trẻ em dân tộc H’mông có đặc điểm là nhút nhát, ngại GT,
thiếu tự tin nhưng lại dễ tự ái. Nếu trẻ bị chê bai thì trẻ sẽ mất niềm tin vào bản
thân, vào người GT với mình và ngay lập tức trẻ không hợp tác với người GT với
mình nữa. Trong thực tiễn cuộc sống, ai cũng thích được khen, không ai muốn nghe
những lời chê bai về mình, nhất là trẻ em lứa tuổi mầm non. Do vậy, để gây hứng
thú, tạo niềm tin vào bản thân khi dạy trẻ GT tiếng Việt, người lớn cần phải tạo cho
trẻ trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái khi GT tiếng Việt; cần tin tưởng vào khả năng
của trẻ, động viên khích lệ trẻ mạnh dạn trong GT tiếng Việt với cô, với bạn và
những người khác trong xã hội; khuyến khích, động viên kịp thời những tiến bộ của
trẻ (dù là rất nhỏ) khi GT tiếng Việt; tránh những chỉ chích, chế nhạo khi trẻ phát
âm chưa đúng, đặt câu chưa chuẩn, diễn đạt lủng củng, làm cho trẻ mất niềm tin
vào bản thân, ngại GT tiếng Việt với người khác.
Mặt khác ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ rất thích thể hiện mình, muốn khẳng định
mình, vì thế hãy luôn tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện, được trải nghiệm, được
giãi bày nhu cầu, mong muốn của bản thân và được khẳng định mình. Điều quan
trọng là người lớn (GV, các bậc phụ huynh,...) phải khích lệ trẻ sử dụng tiếng Việt
để thể hiện nhu cầu, nguyện vọng của mình. Khi nhu cầu, nguyện vọng của trẻ được
đáp ứng, trẻ sẽ tích cực, chủ động hơn. Ngoài ra, người lớn phải biết lắng nghe ý
kiến của trẻ, không nên áp đặt hay cấm đoán và buộc trẻ tham gia vào các hoạt động
theo ý muốn chủ quan của người lớn. Luôn luôn có sự trao đổi hai chiều giữa cô và
trẻ thì KNGT tiếng Việt của trẻ sẽ dần được hoàn thiện hơn.
* Đảm bảo sự phù hợp với phương thức dạy tiếng Việt như dạy như dạy ngôn
ngữ thứ hai cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông
94
Như đã trình bày, tiếng Việt là NN2 của trẻ em dân tộc H’mông, do vậy trong
quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non có trẻ em dân tộc
H’mông, để dạy tiếng Việt và hình thành, phát triển KNGT tiếng Việt cho trẻ,
GVMN phải sử dụng TMĐ (tiếng H’mông - NN1) làm phương tiện để hướng dẫn
trẻ phát âm tiếng Việt, để giải nghĩa từ tiếng Việt, để hướng dẫn trẻ tạo lập lời nói
tiếng Việt,... Chỉ có như vậy trẻ mới dễ dàng lĩnh hội được ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng tiếng Việt. Trên cơ sở đó trẻ mới mạnh dạn sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với
cô, với bạn khi học, khi chơi cũng như trong sinh hoạt. Mặt khác, trẻ sẽ thích hú
hơn khi so sánh tiếng Việt với TMĐ của mình.
* Đảm bảo phù hợp với các HĐGD tích hợp của chủ đề
GT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông được diễn ra trong mọi HĐGD
ở trường mầm non. Mỗi HĐGD ở trường mầm non có đặc thù riêng, có một ưu thế
nhất định trong việc hình thành, phát triển KNGT tiếng Việt cho trẻ, nếu tổ chức cho
trẻ được thực hành trải nghiệm GT tiếng Việt phù hợp với đặc thù hoạt động thì sự
hình thành KNGT tiếng Việt của trẻ sẽ diễn ra nhanh hơn. Do vậy, các biện pháp hình
thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp phải
phù hợp với đặc thù của mỗi hoạt động và nội dung của chủ đề giáo dục. Nghĩa là các
biện pháp đề xuất phải gắn với nội dung các HĐGD tích hợp của mỗi chủ đề giáo dục;
phải hướng vào thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của chủ đề.
* Đảm bảo phù hợp với văn hóa địa phương
Mọi biện pháp giáo dục trẻ em chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm
văn hóa vùng miền. Do vậy, các biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 -
6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non,
ngoài yêu cầu phải phù hợp với đặc điểm phát triể tâm, sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc H’mông; phù hợp đặc thù của mỗi hoạt động, nội dung của chủ đề giáo dục, còn
phải phù hợp với đặc điểm văn hóa địa phương, phải tận dụng được những đặc điểm
văn hóa của địa phương làm nội dung GT tiếng Việt của trẻ, chẳng hạn dùng tiếng
Việt để nói về một lễ hội truyền thống địa phương, về danh lam thắng cảnh địa
phương,... Trẻ sẽ hứng thú hơn khi so sánh từ ngữ tiếng Việt và TMĐ về tên gọi
một sự vật, hiện tượng; về trật từ ngữ khi tạo lập lời nói; ...
95
3.1.3. Đảm bảo tính phát triển
Các biện pháp xây dựng một mặt phải tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong
quá trình GT tiếng Việt, mặt khác phải từng bước phát triển KNGT tiếng Việt (từ
chưa thành thục đến thành thục) cho trẻ, không đốt cháy giai đoạn, không tạo căng
thẳng, áp lực cho trẻ khi GT tiếng Việt. Để có KNGT tiếng Việt thành thạo, trước
hết trẻ phải được cung cấp vốn từ, tập đặt câu, tiến tới tập mô tả, giới thiệu về đối
tượng khám phá, trao đổi, tọa đàm với cô, với bạn về đối tượng khám phá,... và
được luyện tập mọi lúc, mọi nơi, qua nhiều hoạt động.
3.1.4. Đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội thực hành GT tiếng Việt của trẻ
Giáo dục KN chỉ đạt hiệu quả khi người học tích cực thực hành trong nhiều tình
huống khác nhau, đặc biệt là các tình huống thực tế. KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi
dân tộc H’mông chỉ có thể hình thành khi trẻ được thực hành, trải nghiệm thường
xuyên ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể là:
- Khi đến trường, trẻ phải được sử dụng tiếng Việt để tương tác với cô, với bạn
bè trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục.
- Về nhà, trẻ phải được sử dụng tiếng Việt để GT với người thân trong gia đình
về những điều trẻ biết, trẻ quan tâm và nếp sinh hoạt của gia đình,...
- Khi tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng trẻ phải được sử dụng tiếng Việt
để tương tác với người khác về các hoạt động mà trẻ tham gia (tên hoạt động, cách thức
tiến hành, nhiệm vụ của từng người, ...).
Việc lặp đi lặp lại các KNGT tiếng Việt (KN nghe hiểu lời nói tiếng Việt, KN
độc thoại bằng tiếng Việt, KN biểu cảm bằng tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn
ngữ) ở mọi luasc, mọi nơi như vậy sẽ giúp trẻ củng cố, ghi nhớ cách thức GT và
KNGT tiếng Việt của trẻ sẽ được hình thành và dần trở nên thành thục.
3.2. Xây dựng một số biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 -
6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trƣờng mầm non
Biện pháp 1: Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng thường xuyên tiếng Việt để GT với
cô và với bạn khi tổ chức các HĐGD tích hợp ở trường mầm non
a. Mục đích, ý nghĩa
KNGT chỉ được hình thành, phát triển khi trẻ có môi trường GT, có cơ hội
96
được nghe, được nói, được trò chuyện, trao đổi với người khác một cách thường
xuyên. Do vậy, khi tổ chức các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non, nếu
GV tạo cơ hội cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông được sử dụng tiếng Việt để GT với
cô và các bạn một cách thường xuyên khi tham gia hoạt động thì KNGT tiếng Việt
của trẻ sẽ được hình thành, phát triển và giúp trẻ tự tin, thoải mái, có những cảm
xúc lành mạnh khi tham gia vào quá trình GT tiếng Việt. Đồng thời, khi được sử
dụng tiếng Việt thường xuyên để GT thì KN nghe, nói của trẻ sẽ được rèn luyện và
dần trở nên thành thục.
b. Nội dung và cách tiến hành
- Trong giờ đón, trả trẻ: Cô yêu cầu trẻ sử dụng tiếng Việt để chào cô, tạm biệt
mẹ, cất giầy dép và đồ dùng cá nhân vào nơi quy định, vào lớp chơi cùng các bạn khi
đón trẻ; chào mẹ, đi giầy dép và lấy đồ dùng cá nhân, tạm biệt cô khi trả trẻ.
- Trong hoạt động học: Cô cùng trẻ sử dụng tiếng Việt để tương tác với nhau
trong quá trình tổ chức hoạt động học theo chủ đề nhằm thực hiện được mục tiêu,
nhiệm vụ của hoạt động:
+ Trước tiên cô tạo tâm thế cho trẻ hào hứng tham gia hoạt động học. Ví dụ,
trong giờ học khám phá môi trường xung quanh theo chủ đề “Thế giới động vật”, cô
cùng trẻ sử dụng tiếng Việt để kể về một số vật nuôi quen thuộc. Trên cơ sở đó cô
dẫn dắt trẻ vào bài học: “Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số vật
nuôi trong gia đình nhé”, mỗi con hãy kể tên bằng tiếng Việt những con vật mà
mình biết, con vật nào mình thích nhất nhé! Con vật mình thích nhất có đặc điểm
như thế nào?....
+ Cô trò chuyện với trẻ về những gì diễn ra trong cuộc sống bằng những câu
hỏi mở để dẫn dắt trẻ vào đối tượng, nội dung bài học. Việc làm này đòi hỏi cô cần
nắm chắc được khả năng hiểu biết, khả năng GT tiếng Việt của từng trẻ để đưa ra
câu hỏi phù hợp nhằm gây hứng thú, tạo tâm thế tích cực suy nghĩ, giải quyết nhiệm
vụ mà bài học đặt ra ở mỗi trẻ.
+ Cô có thể sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, mô hình, vật thật) cho trẻ
quan sát, dạy trẻ gọi tên đối tượng, trao đổi với nhau về đối tượng cùng quan sát. Cô
đặt câu hỏi cho trẻ trả lời, tạo cho trẻ nhiều cơ hội để được chia sẻ, trao đổi với nhau
97
và với cô giáo; khuyến khích trẻ hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến đối tượng
quan sát.
+ Cô cùng trẻ chính xác hóa biểu tượng về đối tượng vừa quan sát, vừa trao
đổi: tên gọi của đối tượng, đặc điểm của đối tượng, ý nghĩa của đối tượng đối với
cuộc sống con người,. và yêu cầu trẻ mô tả lại đối tượng, kể về những trải nghiệm
của mình về đối tượng.
+ Tổ chức cho trẻ vận dụng biểu tượng vừa lĩnh hội vào thực tiễn để củng cố
kiến thức cho trẻ (liên hệ với thực tiễn xung quanh, tham gia trò chơi,).
- Trong hoạt động vui chơi: Cô sử dụng tiếng Việt để tổ chức hoạt động chơi
theo chủ đề cho trẻ. Cụ thể là:
+ Trước tiên cô dùng tiếng Việt để tạo tâm thế cho trẻ hào hứng tham gia chơi. Ví
dụ: “Hôm nay có bạn thỏ đến thăm lớp mình, các con hãy “xây nhà” cho thỏ ở, nấu ăn để
chiêu đãi bạn, làm bánh để mời bạn,.nhé! Các con có thích không? Trẻ đồng thanh:
“Có ạ!”. Cô khuyến khích trẻ chọn chơi ở góc mà trẻ thích.
+ Cô tổ chức cho trẻ sử dụng tiếng Việt thỏa thuận với nhau về chủ đề chơi,
nội dung chơi, cách chơi và nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm chơi.
+ Trẻ thực hiện nội dung chơi, hành động chơi với những lời thoại tiếng Việt
phù hợp với nhiệm vụ của mình.
+ Cô tạo tình huống để liên kết các nhóm chơi, góc chơi nhằm mở rộng nội
dung chơi, gây hứng thú chơi cho trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, GT tiếng
Việt với nhau.
+ Cô tổ chức cho trẻ nhận xét lẫn nhau khi trò chơi kết thúc, qua đó trẻ có cơ
hội được rèn luyện kĩ năng nghe, nói tiếng Việt.
- Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời (tham quan, dạo chơi, lao
động,): Cô sử dụng tiếng Việt để tổ chức hoạt động tham quan, dạo chơi, lao
động, theo chủ đề cho trẻ. Cụ thể là:
+ Trước tiên cô tạo tâm thế cho trẻ hào hứng tham gia hoạt động tham quan,
dạo chơi, lao động, Ví dụ: “Hôm nay trời nắng đẹp, các con có muốn đi dạo ở sân
chùa không?”, trẻ nghe và trả lời: “Có ạ!”.
+ Cô trò chuyện với trẻ địa điểm tham quan, dạo chơi, công việc lao động,
Chẳng hạn: “Lớp mình đã có bạn nào được đến chùa chưa nhỉ?”. “Con hãy kể những
98
gì con thấy ở trong chùa, ở sân, vườn, của chùa cho cô và các bạn nghe được
không?”. Thực hiện lời đề nghị của cô, trẻ mô tả những gì trẻ được quan sát, trải
nghiệm ở chùa cho cô và các bạn cùng nghe.
+ Cô phổ biến nội quy, quy định và những việc trẻ cần làm khi tham quan, dạo
chơi hay lao động. Ví dụ: “Nào bây giờ cả lớp mình vào chùa nhé!” - Trẻ hào hứng:
“Vâng ạ!”. “Trên đường đi đến chùa ta phải thế nào nhỉ?” - Trẻ đồng thanh: “Đi thành
hàng, không chạy lung tung ạ!”,
+ Cô giới thiệu, trao đổi, trò chuyện với trẻ khi tổ chức cho trẻ quan sát, khám
phá sự vật, hiện tượng khi tham quan, dạo chơi hay hướng dẫn trẻ cách sử dụng dụng
cụ lao động sao cho đúng và an toàn, khi tổ chức cho trẻ lao động.
+ Cô hướng dẫn trẻ nêu nên những cảm xúc của mình khi được tham quan, dạo
chơi hay được tham gia công việc lao động lí thú.
- Khi tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân,: Cô sử dụng tiếng Việt để tổ
chức cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân,... Cụ thể là:
+ Trước tiên cô dùng tiếng Việt để tạo tâm thế cho trẻ sẵn sàng ăn uống, đi
ngủ hay làm vệ sinh cá nhân. Ví dụ: “Cả lớp! Chúng mình đã đói chưa?”. “Đói rồi
ạ!” - Cả lớp đồng thanh.
+ Cô dùng tiếng Việt để yêu cầu trẻ thực hiện những công việc cần thiết
trước khi ăn, ngủ hay vệ sinh cá nhân. Ví dụ: “Nào các con hãy cất dọn đồ dùng, đồ
chơi, rồi sắp xếp bàn ghế và đi rửa tay trước khi ăn cơm nào!” - Trẻ hiểu lời nói
tiếng Việt của cô và thực hiện những yêu cầu của cô.
+ Cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hinh_thanh_ky_nang_giao_tiep_tieng_viet_cho_tre_5_6.pdf