Luận án Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Trang phụ bìa 1

Lời cam đoan 2

Mục lục 3

Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt 6

Danh mục các bảng 7

Danh mục các hình vẽ 8

PHẦN MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 18

1.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ 18

1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường 18

1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển giáo dục đại học 27

1.1.3. Đặc điểm của chính sách phát triển giáo dục đại học. 35

1.1.4. Tầm quan trọng của chính sách phát triển giáo dục đại học trong

nền kinh tế thị trường 41

1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH

SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG 44

1.2.1. Nội dung của chính sách phát triển giáo dục đại học45

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển giáo dục đại học 53

1.3. KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 62

1.3.1. Chính sách phát triển giáo dục ở các nước phát triển, đang phát

triển và nền kinh tế chuyển đổi 62

1.3.2. Những kinh nghiệm rút ra cho việc hoàn thiện chínhsách phát

triển giáo dục đại học ở các nước đối với nước ta 79

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM85

2.1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI

HỌC VIỆT NAM TỪ SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 85

2.1.1. Quá trình đổi mới nội dung chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta. 85

2.1.2. Đánh giá biện pháp thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học 105

2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN

CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI

HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 127

2.2.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta hiện nay 127

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập của chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 136

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở

VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 164

3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 164

3.1.1. Bối cảnh và xu thế phát triển giáo dục đại học ViệtNam trong

những thập niên đầu của thế kỷ XXI 164

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển giáo dụcđại học ở

Việt Nam những năm tới 169

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm giáo dục

đại học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội 175

3.2.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đại học 176

3.2.3. Thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục đại học 180

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM SẮP TỚI 184

3.3.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản

trị giáo dục đại học 184

3.3.2. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô

hình “giả thị trường” giáo dục đại học 192

3.3.3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển từ nhànước quản

lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học 195

3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức thiết kế và thực thi chínhsách phát

triển giáo dục đại học 197

3.3.5. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học 211

KẾT LUẬN 216

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC

GIẢ LUẬN ÁN 218

TÀI LIỆU THAM KHẢO 220

 

pdf246 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xây dựng cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập. 116 ii). Sửa đổi và nâng cao hiệu quả chế độ học bổng và học phí; cải thiện điều kiện học tập, sinh hoạt vật chất, tinh thần cho sinh viên và nâng cao trách nhiệm của sinh viên; thực hiện nguyên tắc chia sẻ chi phí GDĐH giữa nhà nước, người học và cộng đồng ; khai thác những điểm mạnh của KTTT áp dụng vào quản lý và quản trị đại học; giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH trong quản lý thu-chi tài chính theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích lũy cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. iii). Tổ chức các trung tâm nghiên cứu khoa học-lao động sản xuất, viện nghiên cứu đặt trong các trường đại học. Cơ sở GDĐH chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu; được tiến hành ký hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh với các tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, tạo sự liên kết trực tiếp giữa đào tạo với thực tiễn, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và sinh viên, đồng thời tạo ra nguồn thu bổ sung cho trường đại học để cải thiện cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên. Kết quả của đổi mới chính sách tài chính GDĐH đã đưa lại: - Tạo môi trường và điều kiện cho các trường nâng cao thu nhập bằng việc tăng tỷ trọng sinh viên hệ đóng học phí trong các trường công, giao quyền tự chủ hơn cho các trường đại học, cao đẳng công lập trong việc sử dụng nguồn lực, khuyến khích các trường đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo hộ mạnh mẽ hơn quyền sở hữu trí tuệ của trường đại học...Nhờ đó, từ sau năm 1997 tỷ lệ sinh viên trong các trường công lập được thụ 117 hưởng NSNN cấp hàng năm giảm mạnh; tỷ lệ sinh viên hệ đào tạo mở rộng, vừa học vừa làm, liên kết liên doanh, đào tạo theo địa chỉ có đóng học phí tăng nhanh. Bảng 10. Số sinh viên tuyển mới có NSNN giai đoạn 1991-2000 [9, 13, 109] Năm Tổng số SV tuyển mới hệ chính quy tập trung Trong đó: Số có NSNN theo KH % SV có NSNN so với tổng số tuyển 1991 19.833 16.500 83.2 2000 150.000 80.000 53.3 Loại trừ yếu tố lạm phát, thu nhập của các trường ĐH, CĐ từ năm 1993 đến năm 1995 trung bình mỗi năm tăng khoảng 12,6% [63]. So với năm 2001, năm 2002 thu nhập của các trường tăng lên tới 32,5% và năm 2005 tăng 72%. Bình quân giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ thu nhập của các trường tăng khoảng 15,1%/năm, trong khi quy mô đào tạo tăng bình quân khoảng 9%/năm [41]. Bảng 11. Nguồn thu của 165 trường đại học và cao đẳng công lập [41 và 43] Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng số SV 847.750 916.600 1.007.500 1.103.700 1.233.500 2. Thu nhập (tỷ) 3.127,3 4.227,2 4.300,9 4.992,4 5.568,2 - NSNN cấp (tỷ) 1.286,2 1.519,5 1.719,1 1.980,7 2.146,0 3. Thu nhập/SV 3,7 4,6 4,3 4,5 4,5 118 (triệu đồng) - Sinh viên đại học đóng học phí từ năm 1989 và đến năm năm 1993 việc đóng học phí được pháp lý hóa bằng Quyết định số 241/QĐ-TTg và sau đó là Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Khung học phí áp dụng và mức đóng học phí cụ thể giữa các trường đại học, cao đẳng không giống nhau mà căn cứ vào sự hấp dẫn của ngành/lĩnh vực đào tạo và nhu cầu học tập của người học. Thông thường, các ngành đào tạo kinh tế, tài chính, thương mại...có sức hấp dẫn người học hơn các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, sư phạm và khai thác mỏ. Khung học phí đã tăng từ 20.000 - 60.000đ/ tháng/1 sinh viên năm học 1993-1994 lên 40.000-100.000đ/ tháng/1 sinh viên năm học 1994 - 1995. Từ năm học 1998-1999, khung học phí của cao đẳng từ 40.000- 150.000đ/ tháng/1 sinh viên, đại học từ 50.000-180.000đ/ tháng/1 sinh viên, thạc sĩ từ 75.000-200.000đ/ tháng/người và đào tạo tiến sĩ từ 100.000-250.000đ/ tháng/người [74]. - Hình thành cơ chế hỗ trợ người học bằng nhiều hình thức khác nhau: Miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội và cho sinh viên vay tiền học. Đối với các sinh viên là thương binh, con liệt sỹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ, người dân tộc ít người thuộc các vùng kinh tế chậm phát triển, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có thành tích xuất sắc trong học tập được miễn đóng học phí. Sinh viên là người dân tộc thiểu số, bộ đội phục viên, cán bộ nhà nước đi học, sinh viên nghèo được giảm 50% học phí. Những đối tượng này từ năm 1990 trở về trước, còn được cấp học bổng đồng loạt. Từ sau năm 1990, học bổng cấp cho sinh viên dựa trên 2 têu chí chính: kết quả học tập và hoàn cảnh tài chính của sinh viên. Loại học bổng dựa trên kết quả 119 học tập có nhiều mức: mức 120% của học bổng toàn phần nếu kết quả học tập đạt loại xuất sắc; mức 80% của học bổng toàn phần nếu đạt kết quả học tập đạt loại giỏi và mức 30% của học bổng toàn phần nếu kết quả học tập đạt loại khá. Loại học bổng cấp cho các sinh viên nghèo hoặc thuộc đối tượng ưu tiên được gọi là học bổng xã hội. Nhà nước cấp học bổng tới từng trường đại học và cao đẳng, trên cơ sở số lượng sinh viên và mức học bổng toàn phần được thụ hưởng. Số sinh viên nhập học thực tế bao giờ cũng cao hơn kế hoạch nên tỷ lệ sinh viên được nhận học bổng hàng năm chỉ khoảng 70%. Tuy nhiên, đối với các trường sư phạm và đào tạo giáo viên, chính phủ khuyến khích và coi là lĩnh vực ưu tiên cao nên 100% sinh viên trong kế hoạch được lĩnh học bổng. - Chính sách cho sinh viên vay tiền học tập được thiết lập từ cuối năm 1994 có thể xem như một giải pháp bổ trợ tích cực nhằm hỗ trợ người nghèo có đủ năng lực, kiến thức học tập ở bậc đại học nhưng không có điều kiện tài chính để đi học. Từ năm 1995 đến năm 1998, chương trình trong giai đoạn thử nghiệm nên phạm vi cho vay tương đối hẹp, chỉ áp dụng đối với các sinh viên học khá, giỏi của các trường đại học và cao đẳng. Từ năm 1999 chương trình được mở rộng và áp dụng đại trà trên phạm vi cả nước với các điều kiện tín dụng được mở rộng hơn. Đối tượng được vay bao gồm cả sinh viên học trung bình của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Khoản tiền sinh viên vay phải hoàn trả trong thời hạn 10 năm (trường hợp đặc biệt đến 15 năm) và ngân hàng chỉ thu một khoản lãi là 1,2%/năm tương ứng với tỷ lệ lạm phát. Người vay không phải ký quỹ nhưng họ được yêu cầu phải cung cấp tên, họ cha me hoặc người đỡ đầu để có trách nhiệm hoàn trả khoản vay trong trường hợp sinh viên không có khả năng thanh toán. Ngân hàng Công thương Việt Nam 120 (trước đây) và Ngân hàng Chính sách Xã hội (hiện nay) là các đơn vị triển khai cho vay tới các sinh viên có nhu cầu và đủ điều kiện. - Các trường đại học và cao đẳng được khuyến cáo nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng tài chính nội bộ thông qua việc cải tiến nội dung, phương pháp và cơ chế quản trị nhà trường mà trọng tâm là chuyển một hệ thống đào tạo có chi phí tương đối cao sang một hệ thống đào tạo có chi phí hợp lý. Một số trường đại học có quy mô nhỏ, đào tạo theo ngành hẹp, chuyên môn hóa sâu được tổ chức lại thành các trường đa ngành, đào tạo theo diện rộng; tỷ lệ số sinh viên/1 giảng viên được nâng lên. Cơ sở đào tạo đại học được chủ động ký kết hợp đồng lao động với người lao động để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; có thể cho thuê cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm để nâng cao công suất và hiệu suất sử dụng; được tự chủ trong việc chi tiêu nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và có thể tiếp tục sử dụng khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chưa sử dụng hết vào cuối năm tài khoá cho năm sau. - Thay đổi cơ chế phân bổ và cung cấp ngân sách cho GDĐH công lập. Mức phân bổ ngân sách cho cơ sở đại học công lập được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau đó là Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ cho phép trường đại học và cao đẳng được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật; được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất; được chủ động sử dụng số biên chế do cấp có thẩm quyền giao và thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của Luật Lao động. Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định mức chi tiêu nội bộ cho quản lý, 121 nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước qui định; được trả lương cho người lao động cao hơn gấp từ 2 đến 2,5 lần so với tiền lương do nhà nước qui định. Khi nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức chi, các trường tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm từ nguồn thu sự nghiệp và các khoản chi tiết kiệm được. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, các trường được trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động. - Cơ sở GDĐH từng bước được chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu; tiến hành ký hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh với các tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, tạo sự liên kết trực tiếp giữa đào tạo với thực tiễn, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và sinh viên, đồng thời tạo ra nguồn thu bổ sung cho trường đại học để cải thiện cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên. - Đa kênh hóa hệ thống cung cấp và phân hóa mức tài trợ nguồn lực cho GDĐH; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào GDĐH; coi trọng và thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài thông qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA); mở cửa GDĐH phù hợp với các điều khoản quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thứ ba, phát triển đội ngũ giảng viên được xem là đầu tư xây dựng lực lượng khoa học-một lực lượng sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất cho xã hội. 122 Trên cơ sở cơ cấu ngành nghề, quy mô giảng viên ĐH và CĐ từng bước phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Việc phát triển đội ngũ giảng viên được kết hợp giữa đào tạo mới và chính sách thu hút, tuyển dụng. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giữa các lĩnh vực, ngành nghề. Thay thế một bước chế độ biên chế bằng chế độ hợp đồng; tạo điều kiện để cán bộ giảng dạy giỏi dạy nhiều hơn và dạy ở nhiều trường khác nhau. Thu hút cán bộ khoa học, cán bộ giáo dục giỏi trong cả nước và nước ngoài tham gia giảng dạy. Ở trong nước, mở rộng quy mô và số lượng các cơ sở đào tạo sau đại học đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ và thạc sỹ bổ sung lực lượng cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu. Biểu 12. Quy mô đào tạo sau đại học ở trong nước [28, 106] Đào tạo tiến sỹ Đào tạo thạc sỹ Năm Chỉ tiêu được giao Số NCS đã tuyển Chỉ tiêu được giao Số học viên đã tuyển 1996 1.000 1.113 4.200 3.444 2000 1.200 713 6.500 5.747 2005 1.600 1.384 15.000 14.969 2007 1.761 1.482 20.561 18.570 Hiện nay cả nước có 162 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ và 108 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, thực hiện đào tạo trên 300 chuyên ngành. So với năm 1996 số cơ sở đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ tăng thêm 44 và số cơ sở đào tạo thạc sỹ 123 tăng thêm 30. Giai đoạn 1997-2007 đã tuyến sinh được 11.498 nghiên cứu sinh (quy mô tuyển nghiên cứu sinh năm 2007 tăng 33,2% so với năm 1996) và 109.831 học viên cao học (quy mô tuyển sinh thạc sĩ năm 2007 tăng 439,2% so với năm 1996). Ở nước ngoài, ngày 19 tháng 4 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 322/QĐ-TTg phê duyệt đề án gửi cán bộ khoa học, kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước giai đoạn 2000-2005 và ngày 28 tháng 4 năm 2005 ký Quyết định số 356/QĐ-TTg phê duyệt đề án gửi cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước giai 2006- 2014. Kế hoạch hàng năm tuyển bình quân 400 chỉ tiêu (200 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ; 100 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ; 40 chỉ tiêu đào tạo đại học và 60 chỉ tiêu thực tập khoa học). Các nước gửi đi đào tạo bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Hà Lan, Nga, Úc, Bỉ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác. 2.1.2.3. Đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học Thứ nhất, đổi mới về quản lý vĩ mô của nhà nước, cùng với việc đổi mới môi trường pháp lý, công tác quản lý nhà nước bằng luật pháp cũng được tăng cường. Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô GDĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ, triển khai hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng GDĐH; thực hiện phân cấp hợp lý giữa bộ và trường; tăng quyền tự chủ cho các trường; đổi mới công tác quản lý GDĐH theo hướng mở rộng dân chủ; áp dụng 1 trong 3 hình thức: bầu cử, bổ nhiệm thăm dò và chỉ định trực tiếp vào việc bổ nhiệm hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm 124 bộ môn; giao cho hiệu trưởng nhiều quyền hơn để điều hành; tăng cường hoạt động giám sát của cộng đồng, của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc kiểm định chất lượng GDĐH; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Thứ hai, đổi mới trong quản lý của các trường đại học cao đẳng, từ năm 1990 trở về trước, các trường đại học được tổ chức theo đơn tuyến. Mỗi trường đại học thường được tổ chức theo 3 cấp: Trường-Khoa-Bộ môn (hoặc tổ bộ môn). Mặc dù không có con dấu và tài khoản riêng, Khoa được xem như một đơn vị hành chính cơ bản của nhà trường. Ngoài công tác quản lý chuyên môn, Khoa còn thực hiện các chức năng quản lý về nhân sự và sinh viên. Trong chừng mực nhất định, Khoa được xếp tương đồng với các phòng chuyên môn-nghiệp vụ chức năng. Trong khi đó, tổ bộ môn chỉ được thừa nhận thuần tuý là đơn vị chuyên môn. Quan hệ quản lý điều hành giữa Trường-Khoa-Bộ môn là quan hệ trực tuyến. Trong 2 cuộc kháng chiến và thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch tập trung, các trường đại học được coi vừa là một thể nhân, vừa là một pháp nhân. Chương trình đào tạo ưu tiên cao cho GDĐH hàn lâm. Nhà nước (mà trực tiếp là các bộ, ngành) giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chức đào tạo và quản lý trường đại học. Nhà nước quản lý tất cả các trường đại học, cao đẳng thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có trường. Nhà nước bao cấp hoàn toàn GDĐH và trực tiếp phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống cung cấp hạn ngạch và kiểm soát việc sử dụng những kết quả đầu ra của cả hệ thống theo qui hoạch và kế hoạch thống nhất. Các hoạt động GDĐH, từ khâu tuyển sinh, tổ chức quá trình dạy và học, chi tiêu tài chính đến xét tốt nghiệp, sắp xếp cho sinh viên đi vào 125 cuộc sống sản xuất, hoặc phân công công tác đều được bố trí theo kế hoạch định sẵn. GDĐH là một bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và được quyết định từ cấp trung ương. Các trường tổ chức đào tạo theo chuyên ngành hẹp, quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ, có trường chỉ tuyển sinh khoảng 50 đến 80 sinh viên/năm. Rất nhiều trường đại học, cao đẳng có các chuyên ngành đào tạo gần giống nhau. Hầu hết các chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu của các bộ chuyên ngành quản lý hoặc chính quyền trung ương. Đội ngũ giảng viên đại học được đào tạo chủ yếu từ Liên Xô và các nước Đông Âu. Hệ thống các viện nghiên cứu khoa học tách rời hệ thống các trường đại học và cao đẳng. Chất lượng đào tạo được quản lý dựa trên các tiêu chí về số giờ lên lớp, số giảng viên, nhân viên trên mỗi sinh viên và số giờ tham gia thực tế của sinh viên trong quỹ thời gian quy định của toàn khoá học. Trường đại học được quan niệm đơn thuần như một cơ quan hành chính chấp hành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển khu vực kinh tế nhà nước. Cơ chế vận hành, nội dung quản trị và quy trình quản lý giống như một doanh nghiệp nhà nước. Hiệu trưởng các trường đại học được bổ nhiệm. Trường đại học, cao đẳng thực hiện chế độ báo cáo hoạt động của nhà trường thường xuyên, định kỳ và đột xuất cho cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngân sách của trường đại học và cao đẳng được chia thành các khoản mục và do cơ quan chủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định. Nội dung chương trình cũng như giáo trình, tài liệu giảng dạy, số lượng tuyển sinh phải được các cơ quan chức năng phê duyệt và kiểm soát. Tuyển sinh được chia thành từng ngành học hoặc chuyên ngành đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ chủ quản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 126 quyết định. Việc đề bạt một giáo sư đại học hoặc thành lập mới các khoa trong trường đại học phải xin ý kiến và quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chủ quản. Quản trị đại học được quy định bằng các văn bản quy phạm có nội dung giống nhau áp dụng chung cho tất cả các trường đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước. Cán bộ giảng dạy của các trường đại học được phân công xuống các bộ môn, tổ bộ môn để giảng dạy một số môn học có tính ổn định theo quỹ thời gian định mức được quy định chặt chẽ. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, chính sách quản lý GDĐH Việt Nam hướng đến việc đưa lại sự cải thiện khả năng tổng thể của mỗi cơ sở đào tạo; phát triển các lĩnh vực, ngành nghề then chốt; phát triển hệ thống dịch vụ công trong giáo dục đại học. Ưu tiên cao nhất là củng cố các trường đại học để giúp các trường tiếp cận và đạt các tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn nhằm thiết lập uy tín quốc tế và vị thế của mỗi trường trong số các trường đại học trên thế giới. Các cơ sở GDĐH được định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, hoạt động tự chủ theo luật pháp, và thực hiện quản lý dân chủ. Chính sách quản lý GDĐH tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giữa chức năng chính trị, ý thức hệ và chức năng kinh tế của GDĐH; giữa GDĐH vì mục tiêu hiệu quả và tăng trưởng kinh tế với GDĐH vì mục tiêu phúc lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội, và xác định vai trò, vị trí của những người trí thức mới trong xã hội Việt Nam. Điều đặc biệt quan trọng là trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, các tầng lớp xã hội đạt được sự đồng thuận và thống nhất cao rằng nội dung chính sách quản lý GDĐH nước ta trong nền KTTT định hướng XHCN cần thể hiện được những đặc trưng của thời đại. Rằng ngày nay xây dựng một xã hội dân chủ và có nền kinh tế 127 được thúc đẩy bởi thị trường đang là mục tiêu của hầu hết các nước trên thế giới. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường có sự điều tiết của nhà nước được tiến hành trong môi trường toàn cầu hoá và sự manh nha của một nền kinh tế tri thức nhờ vào các thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra với tốc độ vũ bão. Các chuyên gia lập chính sách và những nhà quản lý có chức năng lựa chọn và ra quyết định chính sách, thậm chí cả các nhóm lợi ích-đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách-đã đạt được sự thảo thuận về nguyên tắc, rằng cuộc cách mạng kiến thức dựa trên tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đang làm cho GDĐH ngày càng mở rộng phạm vi và bị phân hóa rõ rệt khi sự hiện diện của nền kinh tế tri thức đang ngày càng rõ nét. Những danh mục kiến thức mới đang ngày càng được chuyên môn hóa sâu. Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường thể chế trong toàn bộ hệ thống. Nhờ đó quản lý giáo dục và đào tạo đã có tiến bộ, dân chủ hoá nhà trường từng bước được thực hiện. Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đã được tiến hành thường xuyên. Thực hiện một bước phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo giữa trung ương và địa phương. Các đại học, trường đại học được chủ động về các khâu: tuyển sinh, định điểm xét tuyển, đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Cuộc vận động thực hiện mở rộng dân chủ ở cấp cơ sở được tập trung chỉ đạo chặt chẽ, từng bước mở rộng về diện và nâng cao về chất lượng. So với thời kỳ trước đổi mới, hiện nay các trường đại học và cao đẳng được phân cấp, phân quyền rộng rãi và cởi mở hơn. Quản lý đại học bắt đầu có sự chuyển dịch từ mô hình kiểm soát cứng nhắc của nhà nước sang mô hình nhà nước giám sát. Theo Luật Giáo dục hiện hành, trường cao đẳng, trường đại học 128 được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về : i). Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy học tập đối với những ngành nghề được phép đào tạo; ii). tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền; iii). tổ chức bộ máy nhà trường; iv). huy động, quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và v). hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ. Ngoài việc được khuyến khích đa dạng hoá nguồn lực, các trường đại học và cao đẳng còn được khuyến cáo nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng tài chính nội bộ thông qua việc cải tiến nội dung, phương pháp và cơ chế quản trị nhà trường mà trọng tâm là chuyển một hệ thống đào tạo có chi phí tương đối cao sang một hệ thống đào tạo có chi phí hợp lý. Một số trường đại học có quy mô nhỏ, đào tạo theo ngành hep, chuyên môn hóa sâu được tổ chức lại thành các trường đa ngành, đào tạo theo diện rộng; tỷ lệ số sinh viên/1 giảng viên được nâng lên. Cơ sở đào tạo đại học được chủ động ký kết hợp đồng lao động với người lao động để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; có thể cho thuê cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm để nâng cao công suất và hiệu suất sử dụng; được tự chủ trong việc chi tiêu nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và có thể tiếp tục sử dụng khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chưa sử dụng hết vào cuối năm tài khoá cho năm sau. Việc lập dự toán ngân sách và phân bổ chi tiêu ngân sách nhà nước thực hiện theo chu kỳ hàng năm, bắt đầu từ tháng 6 mỗi năm. Mức phân bổ ngân sách cho cơ sở đại học công lập được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm tăng 129 thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau đó là Nghị định 43/2005/NĐ-CP của Chính phủ cho phép trường đại học và cao đẳng được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật; được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất; được chủ động sử dụng số biên chế do cấp có thẩm quyền giao và thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của Luật Lao động. Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định mức chi tiêu nội bộ cho quản lý, nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước qui định; được trả lương cho người lao động cao hơn gấp từ 2 đến 2,5 lần so với tiền lương do nhà nước qui định. Khi nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức chi, các trường tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm từ nguồn thu sự nghiệp và các khoản chi tiết kiệm được. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, các trường được trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động. 2.1.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế giáo dục đại học Trước năm 1986, hoạt động hợp tác quốc tế của GDĐH Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc củng cố và tăng cường mối liên hệ với các trường đại học thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bằng các hình thức cử sinh viên đi đào tạo đại học và sau đại học; tiếp nhận chương trình, công nghệ giảng dạy và kinh nghiệm quản lý, quản trị đại học; tiếp nhận viện trợ kỹ thuật dưới hình thức nhập khẩu phương tiện, thiết bị thí nghiệm, sách báo, tạp chí, chương trình, tài liệu giảng dạy và sử dụng đội ngũ chuyên gia. Hầu hết số cán bộ quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở lứa tuổi 50 trở lên đang làm việc trong các 130 trường đại học, viên nghiên cứu hiện nay hoặc tốt nghiệp, hoặc ít nhất đã qua khóa huấn luyện tại các nước Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungari và ngôn ngữ sử dụng trong trao đổi khoa học với các nước là tiếng Nga và tiếng Trung. Giáo trình giảng dạy các môn học, bao gồm ảc cơ sở, cơ bản và chuyên ngành được dịch gần như nguyên vẹn từ giáo trình sử dụng trong các trường đại học của Liên Xô (cũ). Qua 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ trao đổi và hợp tác GDĐH với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan