MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮVIẾT TẮT . iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.vi
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾTRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾQUỐC TẾ.11
1.1. Những vấn đềchung vềchính sách thương mại quốc tế.11
1.2. Nội dung của việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tếtrong điều kiện
hội nhập kinh tếquốc tế.15
1.3. Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tếtrong điều kiện hội
nhập kinh tếquốc tế.34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC
TẾ.55
2.1. Quá trình hội nhập thương mại quốc tếcủa Việt Nam .55
2.2. Thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tếcủa Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế.63
2.3. Đánh giá việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tếcủa Việt Nam .89
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ.102
3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tếcủa Việt Nam trong thời gian tới .102
3.2. Quan điểm tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tếtrong điều kiện
hội nhập kinh tếquốc tế.105
3.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tếcủa Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế.109
KẾT LUẬN .139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐCỦA TÁC GIẢ.140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .142
PHỤLỤC.163
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
-------------------&-----------------------
MAI THẾ CƯỜNG
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế, QL và KHHKTQD (KTĐN)
Mã số: 5.02.05
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Như Bình
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
HÀ NỘI - 2006
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Mai Thế Cường, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu nêu ra và trích dẫn trong luận án là trung thực.
Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được bất cứ ai khác công
bố tại bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Mai Thế Cường
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
MỤC LỤC...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ......................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ.................................................................................................11
1.1. Những vấn đề chung về chính sách thương mại quốc tế................................11
1.2. Nội dung của việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................15
1.3. Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế ..............................................................................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ ..............................................................................................................................55
2.1. Quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam..................................55
2.2. Thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.........................................................................63
2.3. Đánh giá việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam......89
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...................................................................................102
3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới ..........102
3.2. Quan điểm tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................................................105
3.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................109
KẾT LUẬN.............................................................................................................139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................142
PHỤ LỤC................................................................................................................163
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Viêt Tên đầy đủ tiếng Anh
AFTA Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
ASEAN Free Trade Area
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic Cooperation
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Association of South East Asian Nations
ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu Asia-Europe Meeting
CAP Kế hoạch hành động hợp tác
của APEC
Cooperation Action Plan
CEPT Biểu thuế quan ưu đãi hiệu lực
chung
Common Effective Preferential Tariff
CSTMQT Chính sách thương mại quốc tế
ECOTECH Hợp tác kinh tế và công nghệ
của APEC
Economic and Technical Cooperation
EHP Chương trình thu hoạch sớm Early Harvest Program
ERP Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu Effective Rate of Protection
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
GATT Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại
General Agreement on Tariffs and Trade
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Production
GTAP Dự án phân tích thương mại
toàn cầu
Global Trade Analysis Project
HS Hệ thống hài hoà Harmonized System hoặc viết đầy đủ là
Harmonized Commodity Description and
Code System
IAP Kế hoạch hành động quốc gia
của APEC
Individual Action Plans
ISIC Hệ thống thống kê công nghiệp International Standard Industrial Code
ITC Trung tâm thương mại quốc tế International Trade Center
iv
Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Viêt Tên đầy đủ tiếng Anh
KNCTHH Khả năng cạnh tranh hiện hữu
LTSSHH Lợi thế so sánh hiện hữu
MFN Nguyên tắc tối huệ quốc Most Favoured Nation
NK Nhập khẩu
RCA Lợi thế so sánh hiện hữu Revealed Comparative Advantage
SITC Phân loại thương mại chuẩn
quốc tế
Standard International Trade Classification
VN - US
BTA
Hiệp định Thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ
Vietnam-US Bilateral Trade Agreement
WB Ngân hàng thế giới World Bank
WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Biểu 2.1. Quá trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam.............................................58
Biểu 2.2. Các nội dung cơ bản của AFTA ................................................................59
Bảng 2.3. Mục tiêu cắt giảm thuế theo AFTA của Việt Nam...................................59
Biểu 2.4. Mục tiêu cơ bản của APEC vào năm 2020................................................60
Biểu 2.5. Cam kết cơ bản của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ ......................................................................................................................61
Biểu 2.6. Chuẩn bị của Việt Nam trong việc gia nhập WTO ...................................62
Bảng 2.7. Cắt giảm thuế theo chương trình EHP......................................................71
Bảng 2.8. Số vụ kiện Việt Nam bán phá giá .............................................................78
Bảng 2.9. Kịch bản phân tích Chương trình thu hoạch sớm.....................................99
vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung phân tích chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế ...........................................................................................................18
Biểu đồ 1.2 Sản xuất và tiêu thụ nội địa ô tô tại Thái Lan........................................38
Biểu đồ 1.3. Xuất khẩu của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan.................................39
Biểu đồ 1.4. Chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp..........................................40
Biểu đồ 1.5. Số vụ kiện Trung Quốc bán phá giá 1995-2006...................................45
Biểu đồ 1.6. So sánh chống bán phá giá của Trung Quốc ........................................46
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng xuất nhập khẩu và tổng XNK/GDP tại Việt Nam ...........56
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thương mại Việt Nam theo khu vực 1995-2005 ......................56
Biểu đồ 2.3. Thuế suất bình quân của Việt Nam theo lộ trình CEPT.......................69
Biểu đồ 2.4. Thuế suất bình quân của Việt Nam theo EHP......................................72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá vào
năm 2020. Quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam có bối cảnh khác với các
nước Đông Á, cụ thể là Việt Nam phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới. Bên cạnh
đó, các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN-41 đã đạt được
những kết quả rất đáng ngưỡng mộ trong phát triển kinh tế. Trong bối cảnh
đó, chính sách thương mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ
thực hiện chính sách công nghiệp và các chính sách khác.
Chính sách thương mại quốc tế là thuật ngữ đang được vận dụng trên thực
tiễn song không được sử dụng một cách hệ thống cũng như ở khía cạnh này
hay khía cạnh khác còn có những nội dung và tên gọi khác nhau như chính
sách xuất nhập khẩu, chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia,
chương trình nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu,
biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo CEPT, ...
Việt Nam đã hoàn thành đàm phán gia nhập WTO, đã là thành viên của
ASEAN, APEC, WTO, ký kết các hiệp định khung với Liên minh châu Âu,
hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Thực hiện công nghiệp hoá trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề về tính minh bạch, chủ
động của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sự phối
hợp giữa Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại, Bộ Tài
chính, Bộ Công nghiệp với các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và đối tác
nước ngoài.
1 Các nước ASEAN-4 nêu ra ở đây bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines
2
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thương mại trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần được tiếp tục
xem xét như việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoàn thiện
chính sách thương mại quốc tế; cơ sở khoa học và thực tiễn khi đàm phán
ASEAN mở rộng, ký kết hiệp định song phương; phát huy vai trò của khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện chính sách; và cách
thức vận dụng các công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế phải được hoàn thiện
để vừa phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế hiện hành của thế giới,
vừa phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, việc xem xét chính sách thương mại quốc tế của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm vừa có ý nghĩa
về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần đưa Việt Nam hội
nhập thành công và đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công
nghiệp hoá vào năm 2020.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách thương mại quốc tế là một thuật ngữ không còn mới trên thế
giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cung cấp thông tin cập nhật về các
nội dung của chính sách thương mại quốc tế trên trang web của tổ chức này.
Đây là một nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho việc nghiên cứu chính sách
thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế bởi vì những
nguyên tắc, quy định của WTO đang và sẽ tác động tới không chỉ các hoạt
động thương mại quốc tế mà cả các hoạt động kinh tế quốc tế và chính sách
thương mại quốc tế của các quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam vừa mới
trở thành thành viên của WTO. Các rà soàt về chính sách thương mại quốc tế
của Việt Nam cũng chưa được đưa vào chương trình làm việc chính thức của
Nhóm rà soát chính sách thương mại quốc tế của WTO.
3
Tại Việt Nam, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (MUTRAP) thuộc Bộ
Thương mại, do Cộng đồng Châu Âu tài trợ giúp Việt Nam tiến hành các
nghiên cứu nhằm hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO và đáp ứng
các yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại.
Hiện tại, dự án này đã bước vào giai đoạn II. Kết quả nghiên cứu ở giai đoạn I
bao gồm những vấn đề về cắt giảm thuế trong ASEAN và WTO, phát triển
công nghiệp của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, các nguyên tắc trong
khuôn khổ hiệp định về dịch vụ của WTO, hỏi đáp về APEC, ASEAN. Các
nghiên cứu của dự án hiện đang tập trung vào nâng cao năng lực cho cán bộ
Việt Nam, thiết lập các điểm hỏi đáp về các rào cản kỹ thuật đối với thương
mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch (SPS).
Tuy nhiên, MUTRAP không ưu tiên giải quyết các vấn đề về phối hợp
hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE) thực hiện nghiên cứu về các công
cụ của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cũng như các quy định
về thương mại , chính sách xuất khẩu. Nghiên cứu này [114] hoàn thành năm
1998. Ngoài ra, tại Việt Nam đã có nhiều công trình, sách tham khảo về hội
nhập kinh tế quốc tế. Một số công trình tiêu biểu như sách tham khảo “Toàn
cầu hoá và Hội nhập kinh tế của Việt Nam” do Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ
Ngoại giao chủ biên năm 1999, tài liệu bồi dưỡng “Kiến thức cơ bản về hội
nhập kinh tế quốc tế” do Bộ Thương mại thực hiện năm 2004, công trình “Hội
nhập kinh tế: Áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước”
do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Cơ quan Phát triển Quốc
tế Thuỵ Điển phối hợp thực hiện vào năm 2003, tài liệu tham khảo “Những
vấn đề cơ bản về thể chế hội nhập kinh tế quốc tế” do PGS.TS. Nguyễn Như
Bình chủ biên năm 2004. Các công trình này giới thiệu những vấn đề cốt lõi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.pdf