Luận án Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 2

2. Lịch sử nghiên cứu 3

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1. Mục đích nghiên cứu 4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Ý nghĩa của nghiên cứu 6

7. Kết cấu bài báo cáo 6

B. PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG 8

1.1. Khái niệm 8

1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức 8

1.1.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 9

1.2. Mục tiêu và vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC 10

1.2.1. Mục tiêu 10

1.2.2. Vai trò 11

1.3. Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số và sự cần thiết của đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 12

1.3.1. Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 12

1.3.2. Sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 14

1.4. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu 15

1.4.1. Nội dung 15

1.4.2. Hình thức đào tạo 17

1.5. Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 18

1.5.1. Nguyên tắc 18

1.5.2. Yêu cầu 19

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG 22

2.1. Tổng quan về huyện Vị Xuyên 22

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện 22

2.1.2. Một số yếu tố đặc thù của các xã trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 24

2.2. Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở các xã trên địa bàn huyện 30

2.2.1. Số lượng 30

2.2.2. Về chất lượng 32

2.3. Quy trình đào tạo cán bộ, công chức 36

2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo 36

2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo 38

2.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 39

2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo 40

2.3.5. Lựa chọn phương pháp đào tạo 42

2.3.6. Xác định chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng 42

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số 43

2.4.1. Cơ sở vật chất của huyện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 43

2.4.2. Đội ngũ giảng viên 44

2.4.3. Nguồn kinh phí 45

2.5. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là người dân 46

2.5.1. Kết quả đạt được 46

2.5.2. Những tồn tại 47

doc72 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiểu số, với 18 dân tộc anh em cùng chung sống, điều đó đã tạo nên sự phong phú đa dạng về phong tục tập quán. Sự phong phú về nền văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện phát triển ngành du lịch, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng gây ra không ít khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số Các xã trên địa bàn huyện tuy phân bố rải rác, chủ yếu tập trung ven theo các dãy núi và thung lũng, nhưng trong một xã lại tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, có xã có tới 7- 8 cộng đồng dân tộc. Với mỗi dân tộc lại mang đến những nét văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ khác nhau, thể hiện cái riêng của từng dân tộc. Đồng bào người Tày sống định cư lâu năm ở huyện, họ là dân tộc chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số 18 dân tộc anh em. Dân tộc Tày sống trong những nếp nhà sàn, cộng đồng người Tày thường sống tập trung ở những vùng đất bằng phẳng, có địa thế cao, gần với nguồn nước. Hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, cây lúa nước được coi là cây trồng chính của đồng bào, ngoài ra họ còn trồng các loại cây hoa màu khác như: Ngô, khoai, sắn, đỗ tương...Bên cạnh đó họ còn tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm: Trâu, bò, dê, gà Trong một gia đình người Tày thường gồm có từ 2 - 3 thế hệ, người đàn ông trong gia đình đóng vai trò là trụ cột nên mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều phải được thông qua. Đồng bào người Tày sống rất tình cảm, gần gũi và thân thiện, họ luôn đề cao “tình làng nghĩa xóm” và họ luôn đặt “cái lý” đi đôi với “cái tình”. Đời sống của họ cũng rất bình dị và đời thường chính vì vậy văn hóa của họ thường mang nét gần gũi với đời sống sản xuất, với thiên nhiên. Vào mỗi độ tết đến xuân về người dân lại tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào mình, trong đó có: Lễ hội Lồng tồng, xuống đồng và lễ hội cầu mưa. Các lễ hội này được tổ chức vào những ngày đầu năm (thường là vào mùng 5 tết) lễ hội cầu mưa có ý nghĩa lớn đối với đồng bào người Tày, thông qua lễ hội họ gửi gắm những lời nguyện cầu đến thần linh, họ cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu, cầu cho người dân trong vùng làm ăn thuận lợi. Đồng bào Tày còn nổi tiếng với những điệu hát then, hát cọi, hay những câu đối đáp giao duyên. Chỉ có những dịp hội hè, lễ tết hay dịp cưới hỏi người Tày mới có thời gian ngồi hát quay quần bên nhau, họ cùng nhau tâm sự và chia sẻ về cuộc sống thường ngày. Trước đây đồng bào người Tày vẫn hay quan niệm: “Người đàn ông là người trụ cột trong gia đình, vì vậy họ mới có quyền ra quyết định, mới có quyền tham gia việc làng, việc hội, còn người phụ nữ thì chỉ ở nhà lo sản xuất, và chăm sóc con cái” bên cạnh đó họ vẫn còn tưởng “trọng nam khinh nữ” họ cho rằng con gái là con của nhà người ta, khi lớn lên đi theo chồng, con trai mới là con của mình. Những quan niệm cổ hủ đó đã ảnh hưởng đến nhiều mắt trong đó có giáo dục, trong những năm trước tỷ lệ nữ giới tham gia học các lớp học phổ thông chính quy cũng như bổ túc văn hóa luôn thấp hơn tỷ lệ nam giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây tư tưởng và những định kiến lạc hậu đó đã bị bãi bỏ hoàn toàn. Đồng bào người Dao, họ sống tập chung ở lưng chừng núi hay thung lũng, nhà của đồng bào người Dao thường là nhà sàn hoăc nhà đất, cũng có thể là nửa nhà sàn, nửa nhà đất. Đồng bào người Dao thường sống thành cộng đồng, nguồn sống của họ chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp như: lúa, ngô, khoai, sắn. Họ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài cây lúa nước họ còn trồng thêm các loại cây lấy gỗ như: Cây keo, cây mỡ, cây thôngvà các loại cây công nghiệp: Cây chè, thảo quảCông cụ sản xuất của đồng bào Dao còn thô sơ, kỹ thuật công tác còn lạc hậu. Bên cạnh đó họ còn phát triển một số nghề thủ công như: Làm giấy, nhuộm chàm, đúc bạc, đúc công cụ lao động (dao, cuốc, xẻng) Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh” mang dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo chính thống. Tư tưởng Nho giáo được thể hiện rõ trong các phân định tôn ti trật tự, thứ tự ở mỗi gia đình,mỗi dòng họ. Đạo giáo ảnh hưởng bao trùm đến hầu hết các phong tục được thể hiện qua lễ đặt tên cho con trai và lễ cấp sắc cho thầy cúng, người Dao quan niệm khi chết thì chết về thể xác còn linh hồn mãi mãi bất diệt “quay về với tổ tiên”. Công việc hằng ngày của đồng bào người Dao chủ yếu là phát nương làm rẫy và trồng rừng, đây là những công việc vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe, có nhiều người cùng làm, chính vì vậy mà con em đồng bào khi lớn lên họ đều chỉ ở nhà để lên nương phụ giúp bố làm việc, chính vì vậy mà tỷ lệ theo học của con em đồng bào dân tộc Dao không cao, điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ CBCC trong tương lai. Trong gia đình người Dao, người đàn ông được coi là trụ cột, họ là lao động chính. Người H’mông sống trong những ngôi nhà trình tường, họ thường sống ở các đỉnh núi cao, địa hình dốc, đất đai lại cằn cỗi nên người H’mông đã lựa chọn trồng loại các loại cây lương thực như: Ngô, khoai, sắn...Ngô được coi là thực phẩm chính trong bữa ăn của người H’mông. Ngoài việc phát triển nông nghiệp người H’mông còn biết phát triển thêm một số nghề truyền thống như: Trồng bông, xe đay, dệt vải, người phụ nữ H’mông rất khéo léo trong việc xe đay, dệt thổ cẩm. Đồng bào H’mông có rất nhiều nét phong tục tập quán, trong đó tục “bắt vợ” được coi là nét văn hóa điển hình nhất. Tục bắt vợ được tiến hành khi tình yêu giữa chàng trai và cô gái H’mông đã chín muồi, họ hiểu nhau và yêu nhau qua những lần đi làm rẫy hay những lần xuống chợ. Tục bắt vợ của đồng bào người Mông đến nay vẫn còn tồn tại, và ngày nay nó không mang một chút tính chất nào của sự cướp đoạt, nó thể hiện tình yêu mãnh liệt, sự dũng cảm của người con trai H’mông và nâng cao nhân cách của người con gái. Bên cạnh đó nó còn khẳng định tự do hôn nhân và tuyên chiến với những hủ tục thách cưới đòi hỏi của nhà gái. Vơi ý nghĩa đó tục “bắt vợ” của người H’mông được trở thành một tục được đồng bào H’mông lưu giữ và làm theo. Phong tục tập quán là nét đẹp truyền thống thể hiện nét văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên không phải lúc nào những phong tục tập quán đó cũng đem lại hệ quả tích cực, nếu hiểu sai và vận dụng sai nó sẽ gây ra những mặt tiêu cực gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của đồng bào. Vì vậy cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đẹp của đồng bào, đồng thời cần loại bỏ những hủ tục lạc hậu ra khỏi đời sống. Để làm được điều đó đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có năng lực, có trình chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng. Trước đòi hỏi đó cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC DTTS cấp xã góp nâng cao chất lượng để đáp ứng tình hình hiện nay. Tâm lý tự ti, mặc cảm, tư tưởng dựa dẫm, thiếu ý chí vươn lên Đặc điểm này bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, lịch sử của người DTTS ở huyện Vị Xuyên. Người dân tộc nơi đây có lối sống thẳng thắn, trung thực, trong học tập họ có thái độ nghiêm túc, ham học hỏi. Tuy nhiên về mặt tâm lý họ luôn mặc cảm. tự ti do khả năng về ngôn ngữ, khả năng tiếp thu chậm, do đó người DTTS thường rất ngại va chạm với bên ngoài, họ ngại tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó một số người còn có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào chính sách dân tộc của Đảng, các chế độ ưu tiên của Nhà nước nên họ không có ý chí vươn lên, tự phấn đấu mà chỉ thấy lợi trước mắt. 2.2. Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở các xã trên địa bàn huyện 2.2.1. Số lượng Bảng thống kê số lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở các xã trên địa bàn huyện tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012. STT Chức danh Tổng số Dân tộc Giới tính Độ tuổi Số đảng viên Kinh DTTS Nam Nữ 50 1 CB 276 48 228 185 43 40 92 71 25 225 2 CC 295 97 198 143 55 50 79 56 13 174 3 Tổng 571 145 426 327 98 90 171 127 38 399 Trong năm 2012 toàn huyện có 576 cán bộ công chức chính quyền cơ sở. Trong đó cán bộ hoạt động chuyên trách có 276 người: công chức 198 người. Trong tổng số 276 cán bộ hoạt động chuyên trách thì có 228 cán bộ là người dân tộc thiểu số (chiếm 82,6% tổng số cán bộ toàn huyện) trong đó có 185 nam và 43 nữ; số cán bộ là đảng viên có 225 người (chiếm 96,68%) Về cơ cấu tuổi: Dưới 30 tuổi có 40 người (chiếm 17,51%); tử 31 đến 44 tuổi có 92 người (chiếm 40,36%); từ 45 tuổi đến 50 tuổi có 71 người (chiếm 31,14%) Công chức có 295 người, trong đó số có 97 công chức là người người kinh (chiếm 32,88%); 198 công chức là người dân tộc thiểu số (chiếm 67,11%) trong đó có 143 nam và 55 nữ; số công chức là đảng viên có 174 người (chiếm 87,87%). Về cơ cấu tuổi: Dưới 30 tuổi có 50 người (chiếm 25,25% trong tổng số công chức DTTS ở huyện); từ 31 đến 44 tuổi có 79 người (chiếm 39,89%); trên 50 tuổi có 13 người (chiếm 6,56%). Qua đây có thể thấy rằng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người DTTS làm việc tại UBND xã chiếm số lượng rất cao, đa số họ là đều là cán bộ, công chức trẻ có độ tuổi từ 30 đến 44 tuổi, số cán bộ công chức trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ chiếm khoảng 12, 26 % tổng số cán bộ công chức dân tộc thiểu số ở huyện Với số lượng đông, đội ngũ cán bộ trẻ tuổi điều đó sẽ tạo ra sự năng động, linh hoạt và sáng tạo trong công việc, với sức trẻ của mình họ sẽ thể hiện được sự nhiệt huyết trong nghề nghiệp. Tính ham học hỏi, khả năng thích ứng nhanh và sự sáng tạo trong công việc là đặc điểm nổi bật nhất mà đội ngũ cán bộ công chức trẻ mang đến cho tổ chức; số lượng cán bộ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp điều đó tạo nên tính ổn định trong cơ cấu bộ máy của tổ chức, số cán bộ về hưu ít nên quá trình tuyển dụng, luân chuyển hay thuyên chuyển vị trí cán bộ công chức hàng năm diễn ra ít, điều đó góp phần đảm bảo công việc của tổ chức được thực hiện liên tục, đồng bộ. Xét về mặt giới tính có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ nam và nữ, trong đó: Số cán bộ công chức là nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, tuy nhiên điều đó không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc, ngược lại đặc điểm này sẽ góp phần tạo nên tính đoàn kết, sự tương trợ giữa các thành viên trong tổ chức, thể hiện được nét đẹp văn hóa trong công sở. 2.2.2. Về chất lượng Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã được thể hiện thông qua các tiêu chí sau: Trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị, trình độ Quản lý Nhà nước. Trình độ văn hóa Qua thực tế điều tra cho thấy trình độ Văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đại đa số cán bộ, công chức đã hoàn thành các chương trình đào tạo ở bậc: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đặc biệt ở các xã vùng 3 số cán bộ, công chức hoàn thành các chương trình bổ túc văn hóa chiếm tỉ lệ tương đối cao với 18,6%, số cán bộ, công chức có trình độ học vấn cấp 1 đã giảm rõ rệt. Bảng tổng hợp chất lượng trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên. Chức danh Trình độ Ccán bộ Tỷ lệ % Công chức Tỷ lệ % Tiểu học 6 2.6% 2 1.0% Trung học cơ sở 10 4.4% 4 2% Trung học phổ thông 212 92.98% 192 96.97% Tổng 228 100% 198 100% ( Nguồn: Phòng Nội Vụ huyện Vị Xuyên) Qua bảng thống kê cho thấy: tổng số cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã của toàn huyện là 228 người. Trong đó cán bộ có trình độ văn hóa tiểu học là 6 người (chiếm 2,6% trên tổng số cán bộ công chức cấp xã toàn huyện); trung học cơ sở 10 người (chiếm 4,4%); trung học phổ thông 212 người (chiếm 92,98%). Công chức cấp xã là 198 người trong đó công chức có trình độ tiểu học là 02 người (chiếm 1%); trung học cơ sở là 04 người (chiếm 2%); trung học phổ thông 192 người (chiếm 92,97%) Nhìn chung số cán bộ, công chức có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên ở một số xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn có một số cán bộ, công chức chỉ mới học xong tiểu học cấp 1, theo bảng thống kê có 06 người (chiếm 3,6% tổng số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên toàn huyện). Thực trạng đó cũng nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công việc do họ chưa hoàn thành các chương trình đào tạo cơ bản nên sự nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng xử lý công việc cũng bị hạn chế, bên cạnh đó khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong công việc cũng gặp nhiều khó khăn, khả năng nhận biết về những thay đổi của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng bị hạn chế. Trình độ học vấn là cơ sở giúp cho cán bộ, công chức có thể nhận thức nhanh và chính xác và đúng các chủ chương, đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước, là điều kiện để họ có thể tiếp thu được những vấn đề khoa học, kỹ thuật và công nghệ cơ bản cũng như diễn biến xảy ra trên địa bàn về mọi mặt từ đó có phương hướng giải quyết phù hợp để ứng xử. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì việc nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ, công chức lại có vai trò quan trọng. Do đó với tổng số cán bộ, công chức mới chỉ hoàn thành chương trình tiểu học và trung học cơ sở cần phải tiếp tục tham gia các khóa học bổ túc văn hóa tại các cơ sở trường học ở địa phương. Về trình độ chuyên môn. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số có số lượng đông. Tuy nhiên số cán bộ công chức chưa qua đào tạo chuyên môn vẫn còn tương đối cao. Bảng thống kê về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên: Chức danh Trình độ Cán bộ Tỷ lệ% Công chức Tye lệ % Chưa qua đào tạo 85 37,28% 14 7,07% Sơ cấp 4 1,75% 12 6,06% Trung cấp 73 32,02% 136 68,69% Cao đẳng 3 1,32% 14 7,07% Đại học 63 27,63% 22 11,11% Tổng 228 100% 198 100% ( Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vị Xuyên) Số cán bộ công chức chưa qua trình độ độ đào tạo chuyên môn là 99 người (chiếm 23,23% trong tổng số CBCC dân tộc thiểu số toàn huyện) trong đó có 85 cán bộ và 14 công chức, so với năm 2010 tỷ lệ số CBCC chưa qua đào tạo chuyên môn tăng 75,1%, và có phần giảm hơn so với năm 2011 khoảng 1,64%. Cán bộ, công chức dân tộc thiểu số có trình độ sơ cấp là 16 người, trong đó có 4 cán bộ và 12 công chức (chiếm 3,7%); trình độ trung cấp 209 người (chiếm 49,6%); trình độ cao đẳng là 17 người (chiếm 3,99%); trình độ đại học là 85 người (chiếm 19,8%) Có thể rằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vi Xuyên trong những năm qua đã không ngừng được nâng lên. Trong tổng số 426 cán bộ, công chức thì đã có 327 người có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên ( chiếm 76,76% trong tổng số cán bộ, công chức DTTS toàn huyện). Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ công chức chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, số lượng này tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng Dân tộc thiểu số, trong đó điển hình như xã: Thanh Đức, với 10 cán bộ hoạt động chuyên trách thì chỉ có 01 cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn. Trước thục trạng nói trên đặt ra cho người làm công tác quản lý là phải nhanh chóng có giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số để đáp ứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hoan_thien_cong_tac_dao_tao_boi_duong_can_bo_cong_ch.doc
Tài liệu liên quan