LỜI CẢM ƠN .
LỜI CAM ĐOAN .
MỤC LỤC .
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .
MỞ ĐẦU .
Trang
i
ii
iii
vii
viii
1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC THAM
MƯU CỦA CƠ QUAN HCNN Ở TRUNG ƯƠNG. .
1.1. Về khái niệm tham mưu và thuật ngữ liên quan. .
1.2. Về kỹ năng, quy trình, phương tiện kỹ thuật tham mưu. .
1.3.Về nghiên cứu, tổ chức công tác tham mưu.
1.4. Về điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham mưu .
1.5.Về giải pháp, công nghệ hoàn thiện công tác tham mưu .
1.6.Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới công tác tham mưu . .
Tiểu kết chương 1 .
11
12
13
17
18
19
23
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG
2.1. Khái niệm, chức năng, đặc điểm, vai trò của tham mưu của cơ quan hành
chính NN ở trung ương
2.1.1. Khái niệm tham mưu và các thuật ngữ liên quan . 24
2.1.2. Chức năng , nhiệm vụ của bộ phận tham mưu . 25
2.1.3. Đặc điểm, phạm vi, đối tượng của tham mưu trong hành chính nhà
nước ở trung ương. . 28
2.1.4. Trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của tham mưu 29
2.2. Nội dung, kỹ năng, quy trình và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tham
mưu của cơ quan HCNN ở trung ương
2.2.1. Nội dung công tác tham mưu của cơ quan HCNN ở TƯ . 31
2.2.2. Kỹ năng và quy trình tham mưu . 32
2.2.3. Điều kiện, yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tham mưu 34iv
2.3. Yêu cầu, nguyên tắc tổ chức hoạt động tham mưu của cơ quan hành chính
nhà nước ở trung ương
2.3.1. Yêu cầu về năng lực và tổ chức bộ máy tham mưu . 35
2.3.2. Những nguyên tắc chủ yếu trong công tác tham mưu của cơ quan hành
chính nhà nước ở trung ương. 39
2.4. Tổ chức bộ máy, đội ngũ nhân sự tham mưu của cơ quan hành chính nhà
nước ở trung ương
2.4.1. Tổ chức bộ máy tham mưu của cơ quan HCNN ở TƯ . 42
2.4.2. Tổ chức, quản lý đội ngũ nhân sự tham mưu HCNN ở TƯ. . 44
2.5. Phương tiện kỹ thuật, công nghệ tham mưu
2.5.1. Khái niệm kỹ thuật,phương pháp kỹ thuật . 47
2.5.2. Trang thiết bị kỹ thuật tham mưu 48
2.6. Quy trình, phương pháp thực hiện hoạt động tham mưu
2.6.1. Phương pháp xác định vấn đề. 49
2.6.2. Tổ chức hệ thống CSDL, thông tin tham mưu. 50
2.6.3. Phương pháp xây dựng phương án, chiến lược, kế hoạch, quy
hoạch.
.
51
2.6.4. Phương pháp trình bày đề xuất, làm việc với lãnh đạo 52
2.7. Kinh nghiệm công tác tham mưu hành chính trên thế giới. 53
Tiểu kết chương
2 .
57
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG
3.1.Khái quát về cơ quan hành chính nhà nước trung ương . 59
3.2.Hệ thống văn bản quy định hiện hành và thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy,
nhân sự tham mưu hành chính NN ở trung ương
3.2.1. Hệ thống văn bản quy định hiện hành của nhà nước về công tác tham
mưu .
3.2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy tham mưu hành chính nhà nước ở
trung ương .
66
67v
3.2.3. Thực trạng đội ngũ nhân sự tham mưu của cơ quan hành chính NN ở
trung ương.
3.3.Thực trạng quy trình tham mưu của cơ quan hành chính nhà nước ở trung
ương
70
3.3.1. Thực trạng hoạt động phát hiện vấn
đề.
73
3.3.2. Thực trạng tổng hợp, phân tích thông tin. 77
3.3.3. Thực trạng xây dựng báo cáo, đề xuất phương án. . 79
3.3.4. Thực trạng trình bày phương án, trình lãnh đạo . 84
3.3.5. Tổng hợp đánh giá chất lượng thực hiện các giai đoạn tham
mưu . 87
3.4. Thực trạng đánh giá chất lượng hoạt động tham mưu của cơ quan HCNN
ở trung ương
3.4.1. Thực trạng đánh giá sản phẩm tham mưu . 89
3.4.2. Thực trạng công tác đánh giá công chức tham mưu 91
3.4.3. Định giá sản phẩm tham mưu . 93
3.5. Thực trạng đảm bảo các điều kiện đảm bảo hiệu quả cho tham mưu của
cơ quan HCNN ở TƯ
3.5.1. Thực trạng công tác nhân sự tham mưu. 93
3.5.2. Thực trạng đảm bảo các điều kiện vật chất, thông tin, môi trường pháp
lý cho tham mưu của cơ quan HCNN ở TƯ.
101
3.5.3. Tổng hợp điều kiện đảm bảo hiệu quả công tác tham mưu . 105
3.6. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân chất lượng hoạt động tham
mưu . 105
Tiểu kết chương 3 . 108
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG
4.1. Quan điểm chỉ đạo, giải pháp thể chế hóa, đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy
tham mưu của cơ quan HCNN ở trung ương.
4.1.1. Quan điểm chỉ đạo về đổi mới công tác tham mưu của cơ quan HCNN ở
trung ương . 110vi
4.1.2. Giải pháp thể chế hóa hoạt động tham mưu
4.1.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy tham mưu .
111
112
4.2. Giải pháp về tổ chức đội ngũ nhân sự tham mưu
4.2.1. Đổi mới cơ chế tổ chức đội ngũ nhân sự tham mưu 114
4.2.2. Xây dựng khung năng lực cán bộ tham mưu . 116
4.3. Áp dụng công nghệ tự động hóa, mô hình liên thông, tích hợp thông tin
trong tham mưu
4.3.1. Tự động hóa trong phân loại, xử lý sai số, đảm bảo tính định lượng của
thông tin .
4.3.2. Tự động hóa trong điều tra thống kê, xử lý số liệu .
4.3.3. Xây dựng mô hình liên thông, tổ chức nguồn tin dùng chung trong tham
mưu .
4.3.4. Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin trong tham mưu .
120
122
123
124
4.4. Đổi mới phương pháp, quy trình tham mưu chiến lược
4.4.1. Đổi mới phương xác định vấn đề, phân công giải quyết . 128
4.4.2. Đổi mới phương pháp kỹ thuật trong xây dựng phương án, quản lý
chiến lược, kế hoạch, quy hoạch . 130
4.4.3. Đổi mới phương pháp trình bày phương án tham mưu . 139
4.4.4. Xây dựng phương pháp làm việc với lãnh đạo . . 140
4.5. Giải pháp về đánh giá và định giá sản phẩm tham mưu, xây dựng thị
trường ý tưởng
4.5.1. Giải pháp đánh giá sản phẩm tham mưu .
4.5.2. Định giá sản phẩm tham mưu
146
150
4.5.3. Giải pháp xây dựng thị trường ý tưởng tham mưu 151
Tiểu kết chương 4 . 155
KẾT LUẬN . 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU . 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 159
221 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện công tác tham mưu của cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban hành không đảm bảo
tiến độ, phải chuyển sang năm sau hoặc không được ban hành; Chất lượng một số
dự thảo văn bản QPPL chưa đảm bảo, nội dung đơn giản, sơ sài, chỉ sao chép hoặc
biên tập lại các quy định tại văn bản QPPL của Trung ương hoặc xuất phát từ ý chí
chủ quan của cơ quan chủ trì soạn thảo, chưa đảm bảo thể thức, kỹ thuật trình bày...
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do một số đơn vị chưa nhận
thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành văn bản , nên chưa chủ
động đăng ký việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý; chưa
chỉ đạo sát sao, đầu tư thời gian, bố trí cán bộ hợp lý cho công tác xây dựng, ban
hành văn bản, việc xây dựng dự thảo đơn giản, nội dung chung chung, sơ sài. Công
tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong soạn thảo, ban hành chưa
chặt chẽ, thậm chí nhiều cơ quan, đơn vị chỉ phối hợp mang tính hình thức. Cán bộ
tham mưu thực hiện công tác soạn thảo, xây dựng văn bản QPPL trình độ chuyên
môn nghiệp vụ còn hạn chế. Kinh phí đầu tư cho công tác này chưa đáp ứng nhu cầu
nhiệm vụ được giao.
88
3.3.5. Tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các giai đoạn trong quy trình tham
mưu
Tổng hợp kết quả đánh giá từng giai đoạn trong quy trình tham mưu theo ý
kiến của lãnh đạo tiếp nhận kết quả tham mưu theo thang điểm 10 ( tổng hợp của 9
phiếu đánh giá). Tổng hợp từ 9 phiếu khảo sát dành cho lãnh đạo bộ phận tham
mưu đánh giá và cho điểm theo từng giai đoạn của quy trình tham mưu theo tiêu chí
chất lượng nội dung, thời điểm. Qua ý kiến đánh giá của lãnh đạo tiếp nhận kết quả
tham mưu, trong các giai đoạn tham mưu, năng lực trình bày phương án tham mưu
có chất lượng tốt hơn cả với tổng điểm13,5, đạt mức khá (75%). Hoạt động phát
hiện vấn đề xếp thứ 2 (13,5, điểm) và hoạt động xử lý thông tin, xây dựng phương
án xếp thứ ba (13,2) nhưng đều chỉ đạt mức trung bình (68% và 66%).
Bảng 3.3.
(Hình PL2.5)
BẢNG TỔNG HỢP
Đánh giá chất lượng thực hiện các giai đoạn trong quy trình tham mưu
Nội dung đánh giá Đúng thời
điểm, thời
hạn (/10 đ)
Chất lượng
nội dung
(/10đ)
Tổng điểm Tỉ lệ %
Hoạt động phát hiện vấn đề 6,5 7 13,5 68
Xử lý thông tin, xây dựng
phương án
6,9 6,3 13,2 66
Trình bày phương án tham
mưu
7,9 7 14,9 75
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát (theo mẫu phụ lục 5)
Vấn đề đặt ra là cần đầu tư tăng cường hoàn thiện ở khâu tổ chức, xử lý thông
tin, xây dựng phương án giải quyết do kết quả chỉ đạt trung bình là rất đáng ngại,
chưa phù hợp yêu cầu đẩy mạnh cải cách, thậm chí chất lượng có thể thụt lùi trong
thời gian tới do yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Việc phát hiện vấn
đề và xây dựng phương án đều đòi hỏi đầu tư công nghệ và đẩy mạnh công tác
thông tin.
Điều đáng quan tâm là yếu tố thời hạn và chất lượng nội dung đều cần coi
trọng và cải thiện với mức độ tương đương.
Điểm thứ ba cần lưu ý qua kết quả khảo sát đó là chất lượng nội dung trình
bày phương án tham mưu tuy được đánh giá tốt hơn so với các hoạt động khác, song
tầm quan trọng của hoạt động này không thể xem thường do việc tình bày phương
án tham mưu không chỉ giúp thuyết phục lãnh đạo tiếp nhận phương án mà còn quan
trọng hơn còn tạo sự đồng thuận trong xã hội, từ phía các đối tượng thụ hưởng kết
89
quả. Thời gian qua, công tác truyền thông, thuyết phục các đối tượng thụ hưởng
chưa được quan tâm, do vậy làm giảm hiệu quả thực thi các quyết định quản lý.
Từ Bảng tổng hợp đáh giá công tác tham mưu theo giai đoạn, có thể minh họa
thành biểu đồ trong Bảng 3.4. dưới đây:
Biểu đồ 3.1. (Hình PL2.6)
0
2
4
6
8
Phát hiện vấn đề Xử lý thông tin,
xây dựng phương
án
Trình bày phương
án
Biểu đồ đánh giá chất lượng các giai đoạn tham mưu
Đánh giá về thời hạn
Đánh giá về nội dung
3.4. Thực trạng đánh giá chất lượng công tác tham mưu
3.4.1. Thực trạng đánh giá sản phẩm tham mưu
Đánh giá sản phẩm tham mưu là nội dung phức tạp trong quá trình tổ chức,
quản lý hoạt động tham mưu phục vụ lãnh đạo. Sản phẩm tham mưu chủ yếu thể
hiện bằng hình thức các dự thảo văn bản. Như vậy có thể chia thành các dự thảo quy
phạm pháp luật (do Chính phủ, các bộ ban hành) và các dự thảo quyết định, quy
định các biệt.
Đánh giá sản phẩm tham mưu được tiến hành trước và sau khi ban hành
quyết định, chính sách. Đánh giá sản phẩm tham mưu được tiến hành bởi cơ quan
quan quản lý hành chính nhà nước: Do lãnh đạo của cơ quan ban hành chính sách
thực hịên và cơ quan cấp trên chủ quản tiến hành nhằm quyết định xem có phê duyệt
chính sách, quyết định hay không, ngoài ra là đánh giá hiệu quả chính sách sau khi
được ban hành xem có đảm bảo thực hịên hay cần điều chỉnh và sau nữa là đánh giá
năng lực đội ngũ tham mưu.
Các kênh đánh giá kết quả: Lấy ý kiến của chính cá nhân, tổ chức tham mưu,
sử dụng đơn vị khác trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước thẩm định, đánh giá,
xem xét, kiểm tra lại nội dung đề xuất; Đánh giá kết quả thông qua nhận xét cá nhân
của lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị ban hành chính sách và đơn vị
90
chủ quản; Đánh giá kết quả thông qua kênh thụ hưởng, lấy ý kiến của xã hội, của các
cá nhân, tổ chức trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi chính sách, quyết định; Lấy ý kiến của
dư lụân xã hội; Lấy ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt quan tâm tới các tổ chức tư
vấn độc lập thẩm định chính sách; Áp dụng phương pháp đánh giá tác động văn bản.
Một phần không nhỏ các dự án được điều chỉnh, sửa đổi được trình lên là do
sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, ê kíp làm việc, cái mà người ta cho rằng đó là tư duy
nhiệm kỳ. Điều này một lần nữa cho thấy việc tách bạch tổ chức chính trị và hành
chính ở mức độ nhất định là cần thiết nhưng vẫn chưa được triển khai phù hợp.
Nghĩa là mức độ chồng chéo trách nhiệm giữa 2 hệ thống này vẫn còn lớn. Các đề
xuất chính sách trong bộ máy hành chính cần đảm bảo tốt hơn nữa cơ sở pháp lý,
chính trị, phù hợp với đường lối chính trị nhất quán, chứ không phải phù hợp với
quan điểm cá nhân của nhà quản lý hành chính cụ thể nào. Sự nhất quán về chính trị
là cần thiết đảm bảo tuổi thọ lâu dài của chính sách. Tuy nhiên, phần lớn chính sách
hiện thiếu tính nhất quán đường lối chính trị, thường thiên về mang tính lợi ích, tính
tiện thể cho việc thực hiện nhiều hơn đối với các cấp quản lý hành chính.
Mặt khác, các đề xuất cũng cần mang dấu ấn cá nhân của từng giai đoạn, ở
đây thể hiện sự đồng bộ trong các chính sách giai đoạn đó trong việc thực hiện mục
tiêu tập trung của giai đoạn. Có thể nói tính đồng bộ trong hệ thống dự báo chính
sách là chưa đầy đủ, do các đơn vị tham mưu trình lên chưa có sự phối hợp linh hoạt
với nhau.
Dự trên kết quả khảo sát chất lượng tham mưu thông qua báo cáo rà soát
đánh giá văn bản hàng năm của 5 bộ từ năm 2011 đến 2014, kết hợp với lấy ý kiến
đánh giá từ 9 phiếu khảo sát của lãnh đạo cấp vụ có thể tổng hợp kết quả đánh giá
chung như sau:
Bảng 3.4.
BẢNG TỔNG HỢP
Kết quả đánh giá chất lượng tham mưu qua từng năm 2011-2014
Điểm đánh giá
(thang điểm 100)
Năm 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ
VB đạt
yêu cầu
5 bộ
Tỷ lệ
điểm
trung
bình
Tỷ lệ
VB đạt
yêu
cầu
5 bộ
Tỷ lệ
điểm
trung
bình
Tỷ lệ
VB đạt
yêu
cầu
5 bộ
Tỷ lệ
điểm
trung
bình
Tỷ lệ
VB đạt
yêu
cầu
5 bộ
Tỷ lệ
điểm
trung
bình
Đánh giá chất lượng
sản phẩm qua kết quả
báo cáo rà soát văn bản
của các bộ
292%
/5 bộ
58
301%
/5 bộ
60
373%
/5 bộ
75
391%
/5 bộ
78
91
Đánh giá chất lượng
tham mưu qua ý kiến
của lãnh đạo tiếp nhận
sản phâm (/9 phiếu
khảo sát)
638đ/
9
phiếu
71
658đ
/9
phiếu
73
791đ
/9
phiếu
88
841đ
/9
phiếu
93
Điểm TB 65 66 82 87
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo rà soát văn bản của 5 bộ 2011-2014 và từ phiếu
khảo sát theo mẫu Phụ lục .
Từ Bảng tổng hợp số liệu khảo sát 3.4, có thể biểu diễn kết quả đánh giá chất
lượng tham mưu của cơ quan hành chính NN ở trung ương qua các năm giai đoạn
2010-2015 thành Đồ thị 3.2. dưới đây:
Đồ thị 3.2. (Hình PL2.1)
ĐỒ THỊ
58 60
75
78
71 73
88
93
65 66
82
87
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Tổng hợp đánh giá chất lượng tham mưu
Thông qua sản phẩm
Thông qua ý kiến lãnh đạo
Điểm trung bình
Qua kết quả báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật quy ra điểm số theo
thang điểm 100 và qua khảo sát ý kiến đánh giá sự hài lòng từ phía lãnh đạo, chủ thể
sử dụng cán bộ tham mưu, tổng hợp điểm trung bình có thể thấy sự đánh giá năng
lực và chất lượng tham mưu tăng từ trung bình lên mức tốt qua từng năm tuy nhiên
không tăng đều đặn. Việc tăng nhanh hoặc tăng chậm có thể thấy do tác động của
môi trường kinh tế xã hội đòi hỏi ngày một cao đối với chất lượng tham mưu. Sự cải
92
tiến chất lượng tham mưu nếu không ngày càng quyết liệt và có chiến lược cụ thể thì
sẽ không đáp ứng đươc sự thay đổi rất nhanh của xã hội.
3.4.2. Thực trạng công tác đánh giá công chức tham mưu
Một vấn đề nữa liên quan tới việc đánh giá năng lực cán bộ tham mưu cũng
còn nhiều bất cập. Theo ý kiến của lãnh đạo vụ, phần lớn ý kiến đánh giá của cá
nhân người lãnh đạo bộ máy tham mưu với cấp dưới của mình vẫn chỉ là kênh tham
khảo, chưa có tính chất cơ bản và quyết định đối với đánh giá công chức hàng năm,
chưa thực sự ảnh hưởng trực tiếp tới quả trình đề bạt, điều chuyển nhân sự. Do vậy
việc đánh giá còn dễ dãi, nhiều khi mang tính cào bằng và tạo nên tâm lý chán nản
cho những nhân sự tốt, có năng lực và nhiệt huyết trong bộ máy. Đặc biệt, việc này
tạo ảnh hưởng tiêu cực mang lên thái độ làm việc của công chức trình độ cao, gây ra
tâm lý cực đoan, chuyển từ trạng thái cống hiến tích cực sang quay lưng, thờ ơ với
công việc.
Tiêu chí đánh giá kết quả công tác hàng năm đối với đội ngũ tham mưu chưa
rõ ràng. Thiếu thông tin về hiệu quả thực tế của phương án do tham mưu tổng hợp,
đề xuất. Do đó việc đánh giá năng lực chưa có sự phân loại giữa tham mưu có tố
chất và thiếu tố chất tư duy sáng tạo. Thiếu căn cứ thực tiễn để đánh giá chất lượng
công tác cũng là rào cản trong việc tạo động lực làm việc cho cán bộ tham mưu.
Cần xem xét tính nhiệm kỳ của cán bộ tham mưu. Đội ngũ tham mưu có tính
đặc thù là gắn liền với hoạt động của lãnh đạo trong từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ,
theo từng đời lãnh đạo cụ thể. Mỗi một êkíp lãnh đạo trong nhiệm kỳ của mình đều
cố gắng xây dựng đội ngũ tham mưu phù hợp với tiêu chí, định hướng ăn ý, thống
nhất. Không thể phủ nhận dấu ấn cá nhân trong xây dựng đội ngũ tham mưu trong
từng nhiệm kỳ lãnh đạo. Đó cũng tính chất khách quan của đội ngũ tham mưu hành
chính. Tuy vậy, việc thay đổi nhiệm kỳ lãnh đạo cũng tạo nên những thay đổi nhất
định trong việc phân công công việc đối với đội ngũ tham mưu. Nhiều cán bộ tham
mưu có ý kiến tỏ thái độ hoài nghi với tính chất công việc của mình trong tương lai
(có bị điều chuyển không, có được sử dụng tiếp trong vị trí cũ không, có tham gia
vào hoạt động của cơ quan không hay bị “gạt ra rìa”). Đây cũng là yếu tổ ảnh hưởng
đến tâm lý làm việc của cán bộ tham mưu. Khiến cho họ làm việc “cầm chừng”.Đặc
biệt đối với cán bộ đã từng làm việc tại vụ, sau một thời gian cống hiến ở nơi khác
rồi lại quay trở về vị trí tham mưu chiếm số lượng không nhiều, nhưng là đội ngũ
trình độ cao. Đội ngũ nay có thái độ hoài nghi cao về tương lai cá nhân, cũng như sự
hài lòng với vị trí làm việc, phương pháp vận hành của tổ chức tương đối thấp. Có
thể nói, đội ngũ chuyên gia này đã không phát huy hết năng lực vốn có của mình
trong bộ máy tham mưu.
93
Việc đánh giá chất lượng công việc, đánh giá chất lượng nội dung tham mưu
cũng chưa được xem xét cụ thể nên chưa đem lại sự công bằng, thỏa mãn đối với
những người đóng góp nhiều, chủ động tích cực làm việc hoặc cố gắng hoàn thành
nhiều nhiệm vụ đựoc giao mà chưa có sự ghi nhận thỏa đáng, mang tính chính thức.
Nhiệt huyết làm việc của các cán bộ có trình độ, tâm huyết với nghề thường
bắt đầu sụt giảm trong khoảng 3-5 năm sau khi cống hiến trong cơ quan nhà nước.
Tất nhiên, sự sút giảm không đồng đều qua các năm. Một số chuyên viên vẫn tận
tâm với nghề, hay có thể gọi là yêu nghề. Nhưng sự cống hiến chất xám, ý tưởng
cho những đổi mới, đột phá thì vẫn có sự thay đổi. Một số khác có trình độ thì có
những giải pháp riêng cho bản thân: Rút ra khỏi cơ quan nhà nước chuyển sang khối
doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ sau khi đã có một số năm kinh
nghiệm làm vịêc trong lĩnh vục chuyên môn. Con số rút đi khỏi cơ quan nhà nước
sau từ 2-4 năm làm việc của các vụ và chuyển sang khối khác theo ý kiến đánh giá
của các nhà quản lý cấp vụ là khoảng 10%, số này lại rơi chủ yếu vào nguồn nhân
lực trình độ cao giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết. Một nhóm các chuyên gia có trình
độ vẫn tiếp tục ở lại với cơ quan hành chính nhưng lại lựa chọn phương án chân
ngoài dài hơn chân trong: Chỉ cố gắng giải quyết các sự vụ ở cơ quan, còn năng
lượng và chất xám chủ yếu làm thêm trong lĩnh vực tư vấn hoặc các lĩnh vực khác.
Nhiều bộ đã nỗ lực áp dụng những biện pháp khuyến khích hoặc kiểm soát
liên quan đến đánh giá thi đua, khen thưởng, quản lý giờ làm việc nhưng chưa có
hiệu quả trong vịêc giữ chân các chuyên gia hoặc tạo cho họ niềm say mê, thu hút
tâm lực, trí tuệ vào công việc.Thời gian vừa qua cũng ghi nhận những cải tiến nhất
định của cơ quan hành chính NN trong quản lý nhân sự có trình độ, bằng các văn
bản quy đinh và các biện pháp triển khai thực hiện, giúp cho đội ngũ tham mưu giúp
việc có sự điều chỉnh, thanh lọc, có thái độ làm việc nghiêm túc, tập trung hơn.
3.4.3. Định giá sản phẩm tham mưu
Tính chi phí và đánh giá các đề xuất chính sách là 2 nội dung hoạt động khác
nhau với các mục tiêu khác nhau. Tính chi phí để định giá chi trả cho những đề xuất.
Việc đánh giá sau (có thể gọi là đánh giá tác động sau) khi ban hành chính
sách cần được tiến hành trong khoảng 1-3 năm khi chính sách ban hành tuỳ từng loại
chính sách và mức độ ảnh hưởng.Việc này chủ yếu được tiến hành như một quy
trình tổng kết rút kinh nghiệm. Hiện nay việc tổng kết rút kinh nghiệm cũng thường
được tiến hành nhưng chưa có quy định pháp lý về vấn đề này, do vậy, việc này còn
thực hịên tuỳ hứng, lúc làm lúc không. Kết quả đánh giá cũng không được tiến hành
xử lý, không tác động nhiều đến bộ máy tổ chức đội ngũ tham mưu và cơ quan ban
hành chính sách. Các quyết định sách lược và giải quyết sự vụ cũng không được tiến
hành để đánh giá chất lượng tham mưu.
94
Một số ví dụ cho thấy tuổi thọ của đề xuất cũng không cao, nhiều khi phải tạp
dừng thực thi để xem xét hoặc nhận được nhiều khiến nại của tổ chức, công dân về
tính hợp lý, về tính bảo đảm mục đích hỗ trợ và phát triển lành mạnh kinh tế, xã hội.
Ví dụ như chính sách thuế nông sản, việc điều chỉnh thuế suất đối với nông sản một
cách gấp gáp, thời hạn có hiệu lực văn bản chưa có sự tính toán hợp lý khiến cho
mặt hàng sắn lát, vốn dùng để phục vụ xuất khẩu chế biến xăng sinh học bị tồn đọng
hàng trăm ngàn tấn do tăng thuế suất lên 5%. Vào thời điểm ban hành văn bản, mùa
vụ sắn lắt đã đi qua, hàng trăm doanh nghiệp đã mua trữ sắn đủ xuất khẩu, ký kết
hợp đồng cũng như hàng chục ngàn ha sắn đã được nông dân trồng cho vụ mới.
Những thiệt hại nói trên đã chưa được tham mưu thu thập thông tin, nghiên cứu và
đưa vào chi phí xã hội khi đề xuất phương án ban hành văn bản.
3.5. Thực trạng các điều kiện ảnh hưởng hiệu quả công tác tham mưu hành
chính NN ở trung ương
3.5.1 Thực trạng công tác nhân sự trong tham mưu
3.5.1.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự tham mưu
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham mưu
qua kết quả 87 phiếu khảo sát dành cho cán bộ tham mưu cơ quan hành chính NN ở
5 bộ về ý kiến đánh giá về số lượng và chất lượng các khóa học cho thấy:
Con số được cử đi bồi dưỡng, tập huấn còn khiêm tốn so với nhu cầu (48%),
chưa tính đến đánh giá về nội dung bồi dưỡng và chất lượng bồi dưỡng. Về công tác
đào tạo bồi dưỡng: Phần lớn cán bộ tham mưu cho rằng quá trình đào tạo bồi dưỡng
chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, trình độ của cán bộ tham mưu (52%).
Bảng 3.5.
BẢNG TỔNG HỢP
Khảo sát đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ tham mưu
Stt Nội dung tham gia Chi tiết Số CV đã
tham gia (/87
phiếu ksát)
Tỷ lệ (/87
phiếu ks)
1 Số lượng CV có tham
gia tập huấn
42 48%
2 Nội dung tham gia BD ngạch CC 40 46%
ĐT chuyên ngành 12 14%
Tin học, ngoại ngữ 10 12%
Chức danh 0 0%
Kỹ năng HC 23 27%
3 Đánh giá chất lượng
nội dung khóa tập huấn
Phù hợp 42 48%
Chưa phù hợp 45 52%
95
chuyên môn
4 Đánh giá chất lượng nội
dung khóa học kiến
thức, kỹ năng HC
Rất phù hợp 19 22%
Không phù hợp 31 36%
Cần cải tiến thêm 37 42%
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát ( Phụ lục 4 )
Đánh giá kết quả đào tạo đội ngũ tham mưu
Đánh giá về trình độ chuyên môn: Theo đánh giá chung của lãnh đạo cơ quan
hành chính NN, đội ngũ được tuyển dụng đầu vào đạt yêu cầu về trình độ chuyên
môn. Tuy nhiên về mức độ hài lòng, về sự tương xứng giữa trình độ cán bộ và kết
quả thực thi công việc của họ vẫn còn khoảng cách.
Đánh giá về đội ngũ nhân sự, lãnh đạo vụ cho rằng, về cơ bản họ không phát
huy hết năng lực như yêu cầu mong muốn, tập trung nhiều vào giải quyết sự vụ và ít
có đột phát, sáng kiến đổi mới cách làm việc. Như vậy, việc tuyển dụng cũng cần
lưu ý đổi mới tiêu chí, phương pháp, và cả sự linh hoạt để không ngừng đổi mới chất
lượng đội ngũ tham mưu.
Bảng 3.6.
BẢNG SO SÁNH
Tính phù hợp về nội dung đào tạo kỹ năng tham mưu năm 2011-2014
Điểm đánh giá
Năm 2011
(/87 phiếu)
2012 2013 2014
số
phiếu
tỷ lệ
(/87)
số
phiếu
tỷ lệ
(/87)
số
phiếu
tỷ lệ
(/87)
số
phiếu
tỷ lệ
(/87)
Rất phù hợp 16 18% 18 21% 21 24% 22 25%
Phù hợp nhưng
cần cải tiến
23 26% 18 21% 15 17% 21 17%
Chưa phù hợp 48 55% 15 17 51 58% 44 50%
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát ( phụ lục 4)
Về nội dung, chương trình: Về nội dung tập huấn, các chương trình bồi
dưỡng về kiến thức kinh tế xã hội, kiến thức chuyên môn, kiến thức chính trị hành
chính chủ yếu mang tính đại trà theo ngạch bậc đối với đội ngũ chuyên viên, chuyên
viên chính nói chung, chưa có các lớp tập huấn dành riêng cho cán bộ tham mưu.
Về bồi dưỡng theo chức danh, đã có một số đề án bồi dưỡng chức danh cấp vụ chủ
yếu dành cho cán bộ cấp vụ, thống kê sơ bộ số lượng tham gia khóa bồi dưỡng được
tiến hành còn rất hạn chế.
96
Phân tích mảng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hành chính thì phần kiến
thức hành chính về các chủ đề cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cán bộ (chiếm 48%
đồng ý). Tuy vậy, về nội dung cụ thể thì 22% cho rằng chưa thực sự đáng ứng sự
mong đợi, 42% cho rằng nội dung đáp ứng về mặt cơ bản. Còn lại 36% cho rằng nội
dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng vẫn mong muốn có sự nâng cao, cải tiến.
Về mảng kỹ năng 32% cho rằng mảng kỹ năng và chương trình hướng tới bồi dưỡng
chức danh là hướng đột phá đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực chất. các nội dung kỹ
năng cũng hướng tới kỹ năng hiện đại. Tuy nhiên, phần lớn lại cho rằng việc áp
dụng kỹ năng được trang bị vào thực tiễn là rất khó. Nhiều ý kiến cho rằng quá trình
huấn luyện, phương pháp, thời lượng các lớp tập huấn cũng nhiều bất cập nên việc
trang bị kỹ năng chưa tạo được sự thành thạo, thuần thục trong ứng dụng thực tiễn.
Trong số các kỹ năng tham mưu cần được trang bị thì chưa có các khóa tập huấn
chuyên sâu, nhưng cũng có một số đơn vị tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ trong đơn
vị những khóa tập huấn riêng lẻ như: soạn thảo văn bản, soạn thảo văn bản quy
phạm pháp luật, soạn thảo báo cáo, văn hóa tổ chức, giao tiếp hành chính, lập kế
hoạch, chính phủ điện tử.
Như vậy là lãnh đạo có sự quan tâm bồi dưỡng kỹ năng đội ngũ tham mưu
nhưng số lượng được bồi dưỡng kỹ năng chưa nhiều, nội dung bồi dưỡng chưa đầy
đủ, chuyên sâu, vẫn còn thiếu tính cập nhật như: chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng
quản lý chiến lược, làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, xây dựng quan hệ công chúng,
công tác thống kê, quản lý rủi ro, quản lý sáng kiến.
Công tác mở lớp và quản lý lớp:
Nhiều bộ chưa mở lớp riêng về chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho các đối
tượng làm công tác tham mưu. Mới đây, một số bộ ngành đã quan tâm triển khai các
lớp cho đối tượng này như: Bộ Công an, Bộ tư pháp. Còn chủ yếu các bộ tập trung
mở lớp cho đội ngũ văn phòng, chuyên viên nói chung và các lớp bồi dưỡng chuyên
ngành. Thời điểm mở lớp cũng chưa hợp lý, nhiều lớp được mở vào cuối năm, khi tổ
chức cân đối ngân sách thấy có điều kiện hặc cần thiết. Kế hoạch bồi dưỡng đầu
năm cũng mới mang tính tổng thể, chưa được cụ thể hoá, yêu cầu chất lượng đối với
các lớp cũng chưa được đặt ra rõ ràng, nội dung đặt hàng cũng chưa được tư vấn chu
đáo. Thời điểm này các cán bộ cũng bận rộn hoàn tất công việc theo kế hoạch nhiệm
vụ trong năm hành chính nên không đầu tư thời gian tập trung tham gia khóa học.
Một phần nữa là việc đào tạo bồi dưỡng cũng chưa có sự chủ động nhất định.
Thời gian qua, các bộ cũng chú trọng nhiều các dự án đào tạo, hợp tác quốc tế và
cũng mở khóa tập huấn, hội thảo, toạ đàm theo sự tư vấn của các tổ chức quốc tế
hoặc các nước tiên tiến, do vậy, cũng có một số lớp mở theo nội dung thiết thực,
mang tính hiện đại. Nhưng vịêc chủ động đề xuất nhu cầu đào tạo từ phía công chức
97
tham mưu hoặc từ việc nắm bắt thông tin của đội ngũ làm công tác đào tạo chưa
được chú ý đầu tư bài bản.
Hàng năm các bộ mở khoảng 2 lớp kỹ năng cho cán bộ, cử cán bộ tham gia
các khóa tập huấn. Tuy vậy, số lượng tham gia không nhiều, mỗi lớp khoảng 20-25
học viên, có lớp khoảng 30-40 tuy nhiên, đó là số học viên theo danh sách, còn thực
sự có tham gia khóa học, con số theo học đều đặn thì còn ít hơn.
Việc cán bộ tham gia khóa học cũng mang tính tự nguyện, đôi khi cũng do
mệnh lệnh hành chính yêu cầu đi học. Kèm theo đó chưa có sự phối hợp đánh giá
chặt chẽ việc áp dụng những nội dung kỹ năng khóa học vào thực tiễn công việc,
chưa có sự đánh giá hiệu quả công việc một cách thực sự, chưa có chuẩn chuyên
môn trong vị trí tham mưu khiến cho công chức tham mưu chưa thực sự thấy nhu
cầu thiết thực trong việc tham gia nội dung khóa học, việc đi học nhiều khi còn
mang tính thụ động, chây ỳ, tuy rằng quan trọng nhưng giải quyết côngviệc trước
vẫn là ưu tiên hàng đầu, đi học chỉ là tranh thủ. Vì vậy, sự đổi mới sáng tạo, áp dụng
công nghệ, kỹ năng hành chính, cải tiến công việc còn chậm, làm việc theo thói quen
vẫn mang tính chủ yếu.
Một vấn đề cốt lõi là lề lối làm việc của các đơn vị tham mưu nói riêng và bộ
máy hành chính chưa có sự thay đổi về căn bản, do vậy, việc học và việc áp dụng
vẫn còn khoảng cách lớn dẫn đến học viên cũng thiếu động lực tích cực tiếp thu.
Tuy nhiên, điểm tích cực là các lớp học cũng thu được hiệu quả nhất định. Có
sự đầu tư trong cập nhật nội dung kỹ năng hiện đại, hướng tới hiệu qủa công việc.
Do đó, nhiều nội dung đổi mới hấp dẫn hơn so với trước đây được đưa vào chương
trình, ví dụ: đánh giá tác động văn bản, phân tích chính sách, đánh giá kết quả thực
thi, phương pháp thu thập thông tin thống kê, quản lý sự thay đổi Bản thân những
học viên có ý thức tham gia khóa học nghiêm túc đa phần có phản hồi rất tích cực về
tính ứng dụng, thiết thực của kỹ năng đã học.
Nội dung kiến thức cho cán bộ tham mưu vẫn chưa thực sự đổi mới theo
hướng thu hút, hấp dẫn và thiết thực. Đề tài nghiên cứu khoa học về đối tượng, công
tác này cũng rất hạn chế nên việc kiện toàn đội ngũ, đổi mới, hoàn thiện công tác
này chưa mang tính nền tảng.
Nhu cầu đào tạo cũng được chú trọng lấy ý kiến cơ sở theo kế hoạch đầu
năm, song vẫn còn mang tính chiếu lệ, chưa có sự tổng hợp thông tin, nghiên cứu đề
xuất lãnh đạo cụ thể để đối mới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này.
Kết quả ứng dụng kiến thức kỹ năng đào tạo:
Phỏng vấn các chuyên viên tham gia khóa học cho thấy: Việc ứng dụng kỹ
năng vào công việc chuyên môn của đội ngũ tham mưu cũng có những đột phá, tuy
vẫn chưa sâu rộng, chưa nâng tầm áp dụng công nghệ. Ví dụ: Các bản kế hoạch
98
được lập đã có phân tích hoàn cảnh, yếu tố khách quan, chủ quan; soạn thảo văn bản
quy phạm pháp luật có nội dung đánh giá tác động. Tuy nhiên, những phương pháp
trên mới chỉ được áp dung tương đối, sự đánh giá mới mang tính hình thức, còn hiệu
quả thực sự, tính chính xác, khoa học, tính chân thực của các kết quả, thông tin đêìu
tra qua ý kiến quan sát của các cán bộ tham mưu thì chưa đảm bảo.
Một rào cản nữa của việc áp dụng công nghệ mới đó là tâm lý làm việc theo
lề thói cũ, các bộ phận, đơn vị, cá nhân chưa thực sự hợp tác, chưa thấy hết trách
nhiệm trong việc áp dụng và hỗ trợ thực hiện phương pháp mới. (Việc đào tạo và áp
dụng cần mang tính đồng bộ, nếu không sẽ là lãng phí và hình thức ).
3.5.1.2. Thực trạng công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ tham mưu
Một đặc điểm quan trọng ảnh hưởng đến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_cong_tac_tham_muu_cua_co_quan_hanh_chinh.pdf