LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 18
1.1. Tổng quan về báo cáo kế toán trong doanh nghiệp 18
1.1.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp 18
1.1.2. Lý thuyết nền tảng ứng dụng trong nghiên cứu hệ thống Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp doanh nghiệp 21
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị trong DN 25
1.1.4. Hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp 30
1.2. Báo cáo tài chính 33
1.2.1. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính 33
1.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính 34
1.2.3. Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính 36
1.2.4. Đo lường, ghi nhận và trình bày các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính 41
1.3. Báo cáo kế toán quản trị 51
1.3.1. Đối tượng sử dụng thông tin Báo cáo kế toán quản trị 51
1.3.2. Mục đích, tác dụng và vai trò của báo cáo kế toán quản trị 52
1.3.3. Yêu cầu về chất lượng thông tin của báo cáo kế toán quản trị 56
1.3.4. Hệ thống Báo cáo kế toán quản trị trong DN 58
1.4. Hệ thống báo cáo kế toán trong các DN trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 63
1.4.1. Hệ thống báo cáo kế toán ở một số nước trên thế giới 63
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về hệ thống báo cáo kế toán cho các DN ở Việt Nam 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 79
Chương 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 81
2.1. Tổng quan về các Công ty lâm nghiệp Việt Nam 81
2.1.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty lâm nghiệp Việt Nam 81
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh và cơ chế tài chính ảnh hưởng đến hệ thống báo cáo kế toán của các công ty lâm nghiệp Việt Nam 87
2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán tại các Công ty lâm nghiệp Việt Nam hiện nay 102
2.2.1. Thực trạng hệ thống pháp lý về kế toán Việt Nam đối với lập và trình bày hệ thống báo cáo kế toán hiện nay 102
2.2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính theo Luật Kế toán và theo chuẩn mực kế toán tại các Công ty lâm nghiệp 106
2.2.3. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong các Công ty lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay 117
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo kế toán của công ty lâm nghiệp hiện nay 128
2.3.1 Đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống pháp lý về kế toán ở Việt Nam trong việc lập và trình bày hệ thống Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp hiện nay 128
2.3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống Báo cáo tài chính của các Công ty lâm nghiệp 133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 139
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 140
3.1. Định hướng phát triển của các công ty lâm nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 140
3.1.1 Định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2030 140
3.1.2 Định hướng phát triển các công ty lâm nghiệp hiện nay 141
3.2. Mục tiêu, nguyên tắc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại các công ty lâm nghiệp Việt Nam 142
3.2.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán 142
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong Công ty lâm nghiệp 145
3.3. Nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay 147
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong các công ty lâm nghiệp Việt Nam hiện nay 147
3.3.2. Nội dung hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán quản trị tại các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam 176
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp về hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ở các công ty lâm nghiệp 188
3.4.1. Về phía nhà nước 188
3.4.2. Về phía Hội kế toán kiểm toán Việt Nam (VAA) 190
3.4.3. Về phía các công ty lâm nghiệp 191
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 194
KẾT LUẬN CHUNG 195
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 197
211 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán tại các Công ty Lâm nghiệp ở Việt Nam - Hoàng Vũ Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̀ xây dựng rừng, khai thác, chế biến, tiêu thụ, trong quá trình này, các kết quả sản xuất và sản phẩm của khâu này lại là chi phí đầu vào của khâu khác. Do vậy khi xác định giá trị hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở và thành phẩm cần phải được quy định cụ thể về nội dung và phương pháp xác định khi lập các BCTC.
- Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Sản phẩm của giai đoạn này là nguyên vật liệu của giai đoạn sau. Mặt khác, có nhiều bán thành phẩm được tiêu thụ ra bên ngoài. Do vậy, các CTLN ngoài việc lập BCKQKD chung cho toàn doanh nghiệp còn lập BCKQKD cho từng khâu, từng giai đoạn sản xuất của công ty.
- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của CTLN phức tạp, vừa mang tính chất nông nghiệp, vừa mang tính chất công nghiệp nên khi xây dựng hệ thống Báo cáo KTQT và xác định các trung tâm trách nhiệm trong KTQT cần lưu ý đến đặc điểm hoạt động riêng của từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể.
Đặc điểm về địa bàn hoạt động của các công ty lâm nghiệp
Hoạt động của các CTLN gắn liền với tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng và đất rừng, do vậy thường diễn ra trên một địa bàn rộng, phân bố ở các vùng núi, xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Đặc điểm này đặt các DN lâm nghiệp trước những khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, như thiếu các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ xã hội thiết yếu cho các hoạt động của mình. DN thường phải chịu thêm những chi phí để tự xây dựng và duy trì các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tự tổ chức các dịch vụ đời sống vật chất và tinh thần... không những để phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đặc điểm này cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống BCTC và BCKTQT của các CTLN, như:
- Trong hệ thống tài sản cố định của CTLN thường phải phản ánh giá trị của những công trình hạ tầng như: đường giao thông phục vụ dân sinh, đường sản xuất, các nhà cửa vật kiến trúc không phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh như Nhà trẻ, Lớp học, Trạm xá do CTLN tự đầu tư xây dựng nhằm không những đáp ứng trực tiếp cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình mà còn góp phần phục vụ nhu cầu dân sinh kinh tế trong khu vực. Những TSCĐ này không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhưng lại là TSCĐ do doanh nghiệp hình thành nên, do vậy phải được phản ánh vào BCĐKT.
- Trong kết cấu chi phí của CTLN, ngoài các chi phí cho sản xuất kinh doanh còn phát sinh khá nhiều những chi phí không phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh như: chi phí vận hành hệ thống dịch vụ xã hội thiết yếu (nhà trẻ, lớp học, trạm y tế, bảo dưỡng đường dân sinh). Những khoản chi phí này cần được theo dõi, phản ánh vào số sách kế toán và BCTC theo những quy định và hướng dẫn cụ thể.
Đất rừng là tư liệu sản xuất chính của các CTLN. Đây là TSCĐ tạo ra giá trị sản xuất cho các CTLN. Tuy nhiên hiện nay các CTLN được giao đất rừng để sử dụng cho mục đích trồng rừng có thời hạn hoặc không có thời hạn mà không đươc quyền chuyển nhượng hay cho thuê hoặc sử dụng và các mục đích khác. Do vậy, các CTLN không được ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất rừng vào tài sản của mình trên BCĐKT dẫn đến tổng tài sản của các CTLN rất thấp.
Tính mùa vụ trong sản xuất của các công ty lâm nghiệp
Tính mùa vụ của sản xuất trong các CTLN được quyết định bởi đối tượng lao động chủ yếu là cây rừng, là những thực thể sinh học, hơn nữa sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở điều kiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của yếu tố thời tiết, khí hậu (mùa mưa, mùa khô).
Trong sản xuất lâm nghiệp, có nhiều hoạt động mang tính mùa vụ ở các mức độ khác nhau, có những hoạt động chỉ có thể thực hiện ở những giai đoạn nhất định (ví dụ: trồng rừng chỉ có thể thực hiện vào mùa mưa); có những hoạt động nếu làm không đúng thời vụ sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng (ví dụ: khai thác rừng chỉ nên thực hiện vào mùa khô). Những đặc điểm này làm cho công tác tổ chức sản xuất của các CTLN gặp những khó khăn nhất định trong việc bố trí sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả.
Tính mùa vụ trong sản xuất lâm nghiệp cũng có những ảnh hưởng đến hệ thống BCKTQT của các CTLN trên các khía cạnh:
- Trong công tác xây dựng và áp dụng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố tính thời vụ và điều kiện thời tiết khí hậu của từng định mức cụ thể.
- Cần thực hiện các khoản trích trước chi phí sản xuất đối với các hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của tính thời vụ để hạn chế sự biến động giá thành sản phẩm của công ty.
- Khi tính toán, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn cần quan tâm đến ảnh hưởng của yêu tố thời vụ đối với những hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của CTLN mang tính xã hội sâu sắc
Địa bàn hoạt động của các CTLN ở các vùng trung du, miền núi cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân các địa phương. Nghề rừng cũng là một trong những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc miền núi. Mọi hoạt động sản xuất của các CTLN đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương, đồng thời CTLN cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy có thể thấy các hoạt động sản xuất lâm nghiệp luôn mang tính xã hội rất sâu sắc.
Đặc điểm về tính xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTLN cũng có ảnh hưởng khá lớn đến công tác hạch toán kế toán, hệ thống BCKTQT của CTLN, thể hiện trên các khía cạnh:
- Các CTLN thường ký kết và thực hiện các hợp đồng khoán kinh doanh rừng với các hộ gia đình nông hộ trên địa bàn ở nhiều mức độ khác nhau như: hợp động khoán từng công đoạn sản xuất (trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng); hợp đồng khoán gọn cả chu kỳ kinh doanh (từ khi trồng rừng đến khi khai thác sản phẩm). Trong công tác tổ chức hạch toán kế toán cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể để phản ánh, tập hợp một cách chính xác, kịp thời các chi phí và xác định chính xác trách nhiệm, quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng khoán kinh doanh rừng. Cần đảm bảo tính chính xác, kịp thời các thông tin này giữa hệ thống số sách kế toán và BCKT của CTLN với hệ thống sổ sách theo dõi từng hợp đồng khoán kinh doanh rừng cụ thể của từng nông hộ.
- Vì địa bàn hoạt động của CTLN thường xen kẽ với nơi sinh sống và sản xuất của dân cư nên thường phát sinh nhiều thiệt hại về rừng do xâm lấn đất sản xuất, do trâu bò phá hoại, do đốt nương làm rẫy, do cố ý chặt pháDo vậy trong hạch toán kế toán chi phí của các CTLN cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể về việc xử lý, tập hợp và phản ánh các khoản chí phí thiệt hại trong sản xuất đối với từng trường hợp cụ thể.
- Trong nhiều trường hợp, các CTLN có thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển cộng động đồng nhân dân địa phương trong phát triển sản xuất và đời sống, như cung cấp cây con, hạt giống; hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Những chi phí cho hoạt động này của các CTLN thường không phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, hoàn toàn không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng cũng rất cần được quy định và hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý và ghi chép phản ánh vào hệ thống sổ sách kế toán và BCKT.
2.1.2.2. Đặc điểm về cơ chế tài chính và tổ chức công tác kế toán trong DN Lâm nghiệp
Đặc điểm về cơ chế tài chính.
Về cơ chế tài chính trong các CTLN được bao gồm hai mô hình: Mô hình thứ nhất là các CTLN độc lập không thuộc Tổng công ty nào, các công ty này tiền thân là các lâm trường trước đây sau khi chuyển đổi thành các CTLN thì các công ty này độc lập về tài chính, vốn và hoat động theo mô hình công ty nhà nước,100% vốn của nhà nước và được gọi là công ty TNHH một thành viên. Các công ty này chịu sự quản lý của UBND Tỉnh.
Mô hình thứ hai là các CTLN trực thuộc Tổng công ty, bao gồm Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) và Tổng công ty giấy Việt Nam.
Đối với TCT Lâm nghiệp Việt Nam được bao gồm hai loại hình DN bao gồm: (1) Công ty cổ phần được TCT lâm nghiệp góp cổ phần chi phối tại các CTLN này. Tuy nhiên những công ty cổ phần này là các công ty kinh doanh trên các kĩnh vực chế biến gỗ, kinh doanh dịch vụ lâm nghiệp và không có đất rừng. (2) Các CTLN này được tổ chức theo dạng Công ty TNHHMTV lâm nghiệp hoặc dạng Chi nhánh tổng công ty Lâm nghiệp – Công ty lâm nghiệp, các CTLN này duy trì mô hình DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sản xuất kinh doanh. Các công ty TNHH một thành viên nhận 100% vốn từ Tổng công ty và chịu sự chỉ đạo điều hành của Tổng công ty.
Với các CTLN trực thuộc các Tổng công ty giấy Việt Nam, thì mối quan hệ giữa các CTLN với Tổng công ty là quan hệ công ty mẹ - Công ty con. Trong đó Tổng công ty góp vốn 100% vào các công ty con. Hiện nay các CTLN trực thuộc Tổng công ty mà được giao quản lý đất rừng chưa thực hiện cổ phần hóa do vẫn còn vướng mắc trong khâu định giá đất rừng.
Các CTLN trực thuộc Tổng công ty, là các công ty con của Tổng công ty. Tổng công ty là đơn vị bao tiêu sản phẩm cho các CTLN. Do vậy mối quan hệ giữa Tổng công ty với các CTLN vừa là mối quan hệ Công ty mẹ - Công ty con; vừa là mối quan hệ người bán – khách hàng, vừa bao gồm cả quan hệ người đi vay – chủ nợ. Điều này dẫn đến trong quá trình hạch toán bán hàng và tiêu thụ, khoản phải thu về tiền gỗ nguyên liệu bán cho Tổng công ty được hạch toán vào TK phải thu nội bộ và doanh thu tiêu thụ. Ngoài ra khoản tiền vay của Tổng công ty cũng được ghi nhận vào các TK phải trả nội bộ. Điều này quy định một số báo cáo đặc thù riêng của Tổng công ty. VD: báo cáo công nợ phải thu nội bộ, Báo cáo sản lượng tiêu thụ nội bộ....
Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý các CTLN
Hầu hết các CTLN là DN nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Qua khảo sát 38 CTLN thì có 1 công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty lâm nghiệp nhận 100% vốn góp từ Tổng công ty lâm nghiệp và 8 Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng công ty giấy và còn lại các CTLN trực thuộc UBND Tỉnh. Điều này là do đặc thù các CTLN vẫn thuộc sở hữu nhà nước và chưa được thực hiện cổ phần hóa do tài sản chủ yếu là đất rừng thuộc sở hữu nhà nước.
Qua khảo sát 38 CTLN thì tổ chức bộ máy quản lý của các CTLN được thực hiện theo hai mô hình: 29 Công ty TNHH MTV là các công ty trực thuộc UBND tỉnh quản lý và các 9 CTLN là Chi nhánh Tổng công ty – Công ty lâm nghiệp.
Với CTLN là Công ty TNHH MTV được tổ chức theo môn hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu từ hội đồng thành viên, ban giám đốc, bộ phận tham mưu giúp việc bao gồm các phòng ban như phòng hành chính, phòng KTTC, phòng kinh doanh, phòng tổ chức.... Bộ phận trực tiếp bao gồm các đội sản xuất, các phân xưởng chế biến...
Điển hình tổ chức theo mô hình này là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV LN Đông Triều như sau (hình 2.1):
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KHKT
PHÒNG TCKT
PHÒNG TCHC
Đội sản xuất
Xưởng chế biến
Đội vườn ươm
Chú dẫn: - Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
- Quan hệ chức năng
- Quan hệ kiểm tra giám sát
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cty TNHH MTV LN Đông Triều
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm các bộ phận sau:
Ban giám đốc: Gồm giám đốc, Phó giám đốc.
Các phòng chức năng (03 phòng)
+ Phòng Tổ chức - Hành chính
+ Phòng Tài chính - Kế toán
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
Các đơn vị sản xuất trực thuộc (Các đội sản xuất, Đội vườn ươm và 1 xưởng chế biến lâm sản)
b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý kiểu trực tuyến chức năng, tập thể lãnh đạo cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên theo chế độ một thủ trưởng.
* Ban giám đốc: Gồm có giám đốc và Phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ được giao.
+ Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo kế hoạch chung cho toàn bộ công ty.
* Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mưu giúp giám đốc Công ty về công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, thi hành đúng đắn các chế độ chính sách Nhà nước đã ban hành với người lao động, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức lao động trong toàn Công ty, chỉ đạo công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác thi đua khen thưởng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ và quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức, quản lý hợp đồng lao động.
* Phòng Tài chính Kế toán:
Tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty về công tác kế toán và tài chính, thống kê, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, thu chi tài chính, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện pháp Luật Kế toán thống kê và các chính sách quy định của Đảng - Nhà nước.
* Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, công tác vật tư kỹ thuật. Bắt đầu xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, quý, tháng.Tổng hợp, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhằm hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cho đến khi rừng thành thục công nghệ, chỉ đạo kỹ thuật khai thác rừng, kỹ thuật sử dụng các công cụ, thiết bị an toàn lao động, quản lý giống cây Lâm nghiệp. Tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý bảo vệ rừng.Tham mưu giúp Giám đốc trong công việc ký hợp đồng sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
- Các đội sản xuất: có nhiệm vụ quản lý lao động thuộc đội. Phân công công việc, giao khoán đến từng hộ theo kế hoạch sản xuất hàng năm. Đôn đốc tiến độ, giám sát quy trình kỹ thuật, thời vụ. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm đúng thời gian, đủ số lượng, chất lượng. Quản lý đất đai, tài nguyên rừng được giao trong phạm vi mỗi đội. Đảm bảo không để đất trống, đất bị tranh chấp, xâm lấn. Không để xảy ra mất rừng, cháy rừng và những nguyên nhân khác, gây thiệt hại tới tài nguyên rừng và một số nhiệm vụ khác liên quan tới tài nguyên rừng, tài sản, đời sống của công nhân viên, an ninh trật tự trong phạm vi quản lý.
- Đội vườn ươm: Nhiệm vụ cung cấp cây giống theo kế hoạch trồng rừng cho các đội sản xuất.
- Xưởng chế biến: Nhiệm vụ tổ chức khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ.
Đối với các CTLN trực thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được tổ chức theo mô hình chi nhánh Tổng công ty với số vốn đầu tư 100% từ Tổng công ty như Chi nhánh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần - Công ty lâm nghiệp Hòa Bình (hình 2.2)
Chñ tÞch c«ng ty
KiÓm so¸t viªn
Ban gi¸m ®èc
Phßng TC - HC
Phßng KT - TC
Phßng LNTH
Phßng KD
LT Kim B«i
LT
Tu Lý
LT L¹c S¬n
LT T©n L¹c
§éi TK vµ QH rõng
LT L¹c Thñy
XNLN Kú S¬n
Xëng chÕ biÕn gç
LT L¬ng S¬n
C¸c ®¬n vÞ s¶n xuÊt trùc tiÕp
Quan hÖ tham mu gióp viÖc
Quan hÖ chØ huy trùc tuyÕn
Quan hÖ kiÓm tra gi¸m s¸t
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Qua hình 2.2 cho chúng ta thấy các mối quan hệ giữa các đơn vị và các phòng ban chức năng với ban lãnh đạo Công ty:
Chủ tịch Công ty
Chủ tịch Công ty do Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam bổ nhiệm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty, có quyền nhân danh Công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của điều lệ Công ty, và pháp luật hiện hành.
Kiểm soát viên
Kiểm soát viên được Tổng Công ty bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm.
Kiểm soát viên có quyền xem xét bất cứ hồ sơ, tài liệu nào của công ty, của người đại diện quản lý vốn của công ty tại trụ sở công ty và các đơn vị thành viên
Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Công ty về thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh và báo cáo khác, trên cơ sở đó nhằm cảnh báo, ngăn chặn việc sử dụng vốn và tài sản sai mục đích, sai chế độ tại công ty và báo cáo lên Tổng Công ty hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan.
Ban giám đốc
Ban giám đốc Công ty là người đại diện trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty và chủ sở hữu công ty trong việc điều hành hoạt động của Công ty.
Trường hợp cần có sự thống nhất cao trong lãnh đạo Công ty, ban giám đốc sẽ tổ chức thảo luận tập thể ban lãnh đạo Công ty trước khi đưa ra quyết định, các nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát sinh của Công ty, các chương trình, dự án trọng điểm v.v để trình Chủ tịch công ty phê duyệt.
Các phòng ban chức năng
+ Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức hành chính của Công ty. Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính là đề xuất và sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, quản lý theo dõi thực hiện công tác lao động tiền lương, công tác nhân sự, quản lý hồ sơ và theo dõi công tác thi đua, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Phòng kế toán tài chính: có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính. Xây dựng và chỉ đạo kế hoạch kế toán, thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, thẩm định quyết toán của các đơn vị trực thuộc, lập và trình duyệt quyết toán của Công ty.
+ Phòng Lâm nghiệp tổng hợp: có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ rừng. Phòng có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, xây dựng các quy trình chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, theo dõi chất lượng các loại rừng, tham mưu và tổ chức tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng trong Công ty.
+ Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các hợp đồng đã ký. Xây dựng phương án khoán của Công ty về sản phẩm từ rừng, lập kế hoạch và tổ chức thu mua sản phẩm tiêu thụ từ gỗ rừng, đảm bảo thu hồi vốn và có lợi nhuận.
+ Các lâm trường, xí nghiệp trực thuộc Công ty: thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ của Ban Giám đốc giao cho như: tổ chức trồng rừng, chế biến lâm sản, xây dựng mô hình thâm canh trồng rừng, ứng dụng các đề tài khoa học tiên tiến để cải tạo giống, góp phần nâng cao hiệu quả rừng trồng và khai thác rừng.
Các chế độ kế toán áp dụng tại các CTLN hiện nay.
Các CTLN hoạt động theo luật DN và tuân thủ theo luật pháp Việt Nam. Do vậy, các CTLN thực hệ công tác kế toán theo chế độ kế toán chung với các DN hoạt động theo luật DN.
Trên cơ sở kết quả khảo sát (Phụ lục 03, 04) tại 38 CTLN thuộc mẫu khảo sát, tác giả luận án thống kê được các CTLN áp dụng chính sách, chế độ kế toán với các thông tin như sau:
Niên độ kế toán: các DN đều thực hiện niên độ kế toán theo năm dương lịch (bắt đầu từ 01 tháng 1 đến 31 tháng 12 hàng năm).
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam.
Hình thức kế toán: sử dung phần mềm kế toán với các hình thức kế toán theo quy định của chế độ kế toán;
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên;
Phương pháp tính giá vật tư xuất kho: bình quân gia quyền;
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng;
Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ;
Các CTLN đều là DN nhà nước hoặc công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, hoặc công ty cổ phần nhận vốn góp từ Tổng công ty nên 100% các CTLN áp dụng chế độ kế toán theo TT 200/TT-BTC ra ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, tùy vào từng đặc thù của DN mà mỗi DN sẽ có tổ chức hệ thống sổ, hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán riêng phù hợp với đặc điểm của DN mình. Tất cả các CTLN là các DN nhà nước do vậy các công ty này áp dung theo TT200. Với các công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy thì sử dụng phầm mềm kế toán với hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ. Với một số CTLN thuộc Tổng CTLN Việt Nam, thì sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
Hình thức kế toán sử dụng tại các CTLN theo các hình thức như: Nhật ký chung với 25 công ty như: CTLN Hòa Bình, CTLN Cẩm Phả..., Chứng từ ghi sổ có 12 công ty sử dụng, Nhật ký sổ cái có 1 công ty sử dụng.
Hình 2.3. Sơ đồ phân bổ hình thức kế toán trong CTLN
Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Tất cả các DN đều sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao hầu hết các Công ty đều sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán tại các Công ty lâm nghiệp Việt Nam hiện nay
2.2.1. Thực trạng hệ thống pháp lý về kế toán Việt Nam đối với lập và trình bày hệ thống báo cáo kế toán hiện nay
Đặc điểm hệ thống pháp lý về kế toán ở Việt Nam trong việc lập và trình bày hệ thống BCTC và BCKTQT trong doanh nghiệp hiện nay.
Trước xu thế hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập CPTPP và WTO, hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hệ thống pháp lý về kế toán ở Việt Nam hiện nay đang trên đường hội nhập với hệ thống kế toán quốc tế và ngày càng hoàn thiện phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Các DN Việt Nam đứng trước sức ép của hội nhập và canh tranh quốc tế không ngừng đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập thế giới. Mặt khác, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều, các DN liên doanh, các tập đoàn tham gia vào thị trường Việt Nam không ngừng tăng lên, các DN trong nước cũng không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, thị trường chứng khoán không ngừng hoàn thiện và phát triển. Hệ thống nhà tài trợ vốn cũng biến đổi và phát triển không ngừng như hệ thống ngân hàng các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế, các thị trường chứng khoán...nhu cầu sử dụng thông tin minh bạch của các tổ chức ngày càng cao. Các tổ chức tín dung, các nhà đầu tư... không chỉ ở Việt Nam mà còn ở quốc tế cần các thông tin tài chính minh bạch, dễ hiểu về tình hình tài chính trong DN.
Đứng trước nhu cầu và thách thực đó, hệ thống pháp lý Việt Nam liên tục hoàn thiện và cải cách cho phù hợp với thực tế quản lý kinh tế ở Việt Nam, hội nhập thế giới, hòa hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế nhằm dáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế. Hệ thống pháp lý về kế toán ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện bao gồm các văn bản về Luật Kế toán ra năm 2003 và được sửa đổi bổ sung năm 2015, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chế độ kế toán DN theo TT 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 thay thế QĐ 15/2006/QĐ- BTC và TT số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính; TT 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính thay thế cho QĐ 48/2006/TT_BTC là những văn bản thể hiện tính đổi mới của hệ thống pháp Luật Kế toán Việt Nam, nghị định hướng dẫn Luật Kế toán, hệ thống các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán...liên quan đến KTTC. Ngoài ra hệ thống kế toán Việt Nam đã có sự thừa nhận kế toán trong DN gồm KTTC và KTQT, vì vậy ngoài những quy định về KTTC thì chế độ kế toán còn ban hành TT 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 hướng đẫn các DN tổ chức công tác KTQT và lập BCKTQT.
* Đối với hệ thống Báo cáo tài chính
Hiện nay, Hệ thống pháp lý về kế toán ở Việt Nam đã được ban hành và hoàn thiện theo chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế. Luật Kế toán đã được ban hành năm 2003 và sửa đổi bổ sung vào ngày 20 tháng 11 năm 2015 là căn cứ pháp lý cho công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức hệ thống BCTC nói riêng. Đồng thời hệ thống 26 chuẩn mực kế toán được ban hành có vai trò quan trọng trong việc quy định về tổ chức cung cấp thông tin của BCTC. Cụ thể các chuẩn mực có liên quan đến hệ thống BCTC bao gồm:
- VAS 01 - Chuẩn mực Chung.
- VAS 21 - Trình bài BCTC.
- VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- VAS 26 - Thông tin các bên liên quan.
- VAS 27 - BCTC giữa niên độ.
- VAS 28 - BCTC bộ phận.
- VAS 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- VAS 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót...
Cùng với việc ban hành Luật Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán thì Bộ Tài chính đã ban hành các chế độ kế toán trong đó bao gồm các chế độ BCTC theo QĐ 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, QĐ 48/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Đồng thời Bộ Tài chính cũng ban hành các TT hướng dẫn thực hiện chuẩn mực như: TT số 89/2002/TT-BTC ngày 09/12/2002, TT 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003, TT số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005, TT số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006, TT số 21/2006/TT-BTC và TT số 161/2007//TT-BTC ngày 31/12/2007.
Đặc biệt ngày 22 tháng 12 năm 2014 BTC ban hành TT số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán trong DN. TT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_he_thong_bao_cao_ke_toan_tai_cac_cong_ty.doc