Luận án Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam - Phùng Văn Tài

MỞ ĐẦU

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

1.2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và

những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO

VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về

bảo vệ bí mật nhà nước

2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc

hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

2.3. Pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở một số nước trên thế giới và

những giá trị tham khảo cho Việt Nam

Chương 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT

VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam

3.2. Trực trạng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam

hiện nay

4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam

hiện nay

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1 6 6

22

28

28

47

61

71

71

80

111

111

115

135

137

138

pdf171 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam - Phùng Văn Tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 năm; 5) Xử tử”. Như vậy, trong Sắc lệnh này, các hành vi xâm phạm ANQG là “việc gì sau hay trước ngày 19/8/1945 có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, trong đó có hành vi xâm phạm đến BMNN (hoặc bí mật của Chính phủ, BMQG...). Ngày 09/11/1946, Quốc hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện chính quyền, nhà nước về mặt pháp lý; là bước phát triển vĩ đại trong lịch sử lập hiến, lập pháp của Nhà nước ta; là cơ sở pháp lý để Nhân dân ta tiến hành toàn diện công cuộc “kháng chiến và kiến quốc”. Hiến pháp năm 1946 có hai điều (Điều 4 và Điều 5) quy định về nghĩa vụ của công dân, tại Điều 4 quy định: “Mỗi công dân Việt Nam phải: bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng Hiến pháp; tuân theo pháp luật”. Mặc dù Điều 4 này không trực tiếp quy định về nghĩa vụ bảo vệ BMNN nhưng có thể hiểu đây cũng là một quy định về bảo vệ BMNN, bởi vì bảo vệ BMNN luôn được xác định là 73 một nội dung, một nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ ANQG, là một bộ phận cấu thành của bảo vệ Tổ quốc. Tiếp đến, Nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 128/SL quy định về việc trừng trị những tội bóc trộm, ăn cắp hay thủ tiêu công văn của Chính phủ và thư từ của tư nhân, trong đó có quy định: “Những kẻ phạm tội bóc trộm, ăn cắp, hay thủ tiêu công văn của Chính phủ sẽ bị truy tố trước Toà án và phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm, phạt tiền từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng, hay một trong hai hình phạt ấy. Những tòng phạm cũng bị phạt như chính phạm” [21]. Như vậy, giai đoạn này, nước ta mới giành được chính quyền, chấm dứt thời kỳ thực dân, phong kiến, đất nước còn muôn vàn khó khăn nhưng đã phải bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, chưa có VBQPPL trực tiếp quy định về bảo vệ BMNN, các QPPL quy định về bảo vệ BMNN chủ yếu nằm trong các VBQPPL quy định về bảo vệ ANQG. 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1991 Sau Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới được thành lập còn rất non trẻ đã phải lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (từ tháng 12 năm 1946) xâm lược nước ta một lần nữa. Nước ta con rất nghèo nàn và lạc hậu, vừa mới trải qua thời kỳ thực dân, phong kiến, chưa có điều kiện, thời gian để xây dựng đất nước lại phải đương đầu với một trong những kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Cuộc kháng chiến của Nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan của Chính phủ phải chuyển từ Hà Nội lên vùng Việt Bắc để tránh địch, thực hiện “trường kỳ kháng chiến”. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ này là phải đảm bảo bí mật, an toàn cho hoạt động của các cơ quan nhà nước để thực hiện lãnh đạo cuộc kháng chiến của Nhân dân ta. Ngày 17/11/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 154/SL về ấn định những hình phạt trừng trị việc để tiết lộ bí mật cơ quan hay công tác của Chính phủ, trong đó có quy định: “Trong thời kỳ kháng chiến việc giữ bí mật về cơ quan hay công tác của Chính phủ là nhiệm vụ của công chức, quân nhân và của toàn dân. Người nào làm tiết lộ những bí mật nói trên, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, sẽ bị: cảnh cáo; phạt vi cảnh; truy tố trước Tòa án thường và có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 6 tháng; truy tố trước Tòa án quân sự” [20]. 74 Tiếp đến, ngày 05/12/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 69/SL về việc đặt chế độ giữ gìn BMQG. Sắc lệnh quy định: Mục đích và nhiệm vụ bảo vệ BMQG, “Sắc lệnh này bổ khuyết Sắc lệnh số 154- SL ngày 17/11/1950, mục đích là: Giữ BMQG, ngăn ngừa địch và tay sai của chúng dò xét, đánh cắp BMQG; đặt nhiệm vụ cho bộ đội, cơ quan, cán bộ, các đoàn thể, các báo chí và Nhân dân phải giữ BMQG”. Về BMQG, phạm vi BMQG, Sắc lệnh quy định: “BMQG là những việc, những tài liệu, những địa điểm và những điều gì mà để tiết lộ ra thì có hại cho ta, có lợi cho địch”. Về xử lý các hành vi xâm phạm BMQG, các tội xâm phạm BMQG bị coi như tội phản quốc và hành vi khác xâm phạm BMQG: “Ai phạm vào một trong các tội dưới đây sẽ bị truy tố trước Tòa án như tội phản quốc: 1) Cố ý tiết lộ hoặc bán BMQG cho địch hay là cho tay sai của địch. 2) Lợi dụng BMQG để đầu cơ lấy lợi. 3) Dò xét BMQG; mua, lấy cắp những tài liệu BMQG”. “Ai vì sơ suất để lộ BMQG, hoặc đánh mất tài liệu BMQG sẽ tuỳ theo trường hợp mà bị trừng phạt”. Về khen thưởng người có thành tích trong bảo vệ BMQG, “Ai có một trong những thành tích dưới đây sẽ được khen thưởng: 1) Trong khi nguy nan không chịu khuất phục địch, giữ gìn được BMQG. 2) Gặp trường hợp khó khăn không sợ nguy hiểm, giữ kín được BMQG. 3) Tìm ra và bắt được những vụ tiết lộ, lợi dụng, dò xét, lấy cắp, mua, bán BMQG. 4) Thấy người khác để mất hoặc để tiết lộ BMQG, mà kịp thời cứu chữa”. Thực hiện Sắc lệnh trên, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69-CP ngày 14/6/1962 quy định những vấn đề thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước và trách nhiệm trong việc giữ gìn bí mật của Nhà nước. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 67-TTg ngày 20/6/1962 quy định biện pháp, tổ chức giữ gìn bí mật của Nhà nước (để thi hành Nghị định số 69-CP ngày 14/6/1962 của Hội đồng Chính phủ). Những văn bản này (Sắc lệnh số 154/SL, Sắc lệnh số 69/SL, Nghị định số 69- CP và Thông tư số 67-TTg) được áp dụng cho tới khi ban hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991. Ngoài ra, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, để bảo vệ cuộc kháng chiến, trừng trị bọn cường hào địa chủ, bảo vệ an toàn cho chính quyền dân 75 chủ nhân dân, đồng thời chỉ rõ cho Nhân dân đối tượng đấu tranh, ngày 20/01/1953 Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 133/SL về việc trừng trị các loại Việt gian phản động. Trong đó có quy định về tội làm gián điệp: “Kẻ nào phạm tội làm gián điệp cho địch như làm nội gián trong các tổ chức quân, dân, chính; cố ý tiết lộ hoặc bán BMQG cho địch; dò xét BMQG; mua, cướp, lấy cắp những tài liệu BMQG; làm dấu hiệu cho địch bắn phá hoặc lùng bắt cơ quan, cán bộ, Nhân dân; làm liên lạc đưa thư, tài liệu, tin tức, đưa người cho địch. Sẽ bị xử phạt như sau: a) Bọn tổ chức, chỉ huy hoặc bọn hoạt động đắc lực, sẽ bị xử tử hình, hoặc sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân. b) Bọn gián điệp thường, tội trạng tương đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống”. Tiếp đến, ngày 30/10/1967, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng, trong đó có quy định về tội gián điệp: “Kẻ nào phạm tội như sau: cung cấp, chuyển giao hoặc lấy cắp, thu thập, cất giữ để cung cấp, chuyển giao những BMNN, bí mật quân sự cho bọn đế quốc và bè lũ tay sai của chúng, cho cơ quan tình báo nước ngoài”. Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng được sử dụng cho đến khi Nhà nước ta ban hành BLHS năm 1985. Tại miền Nam Việt Nam, sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về các tội phạm và hình phạt, trong đó quy định phạm tội gián điệp bị coi là tội phản cách mạng. Như vậy, giai đoạn này, Nhân dân ta đã tiến hành công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước và cả nước tiến lên CNXH. Để thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều VBQPPL về bảo vệ ANQG, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Đặc biệt, Nhà nước đã ban hành những VBQPPL trực tiếp quy định về bảo vệ BMNN, BMQG, đó là: Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950; Sắc lệnh số 69/SL ngày 10/12/1951 bổ khuyết cho Sắc lệnh 154/SL và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này cho thấy tầm quan trọng và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ BMNN, là dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ BMNN. 76 3.1.3. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 Giai đoạn này, tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều thay đổi lớn. Đất nước đã thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH; công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp dần sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986. Tuy nhiên, những cơ chế, chính sách đổi mới chỉ thực sự phát huy tác dụng, cải thiện tình hình khó khăn của đất nước từ năm 1991. Trên thế giới, các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải tổ cùng với sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc thông qua chiến lược “diễn biến hoà bình” đã sụp đổ. Chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống trên thế giới và tạm thời lâm vào thoái trào. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho đây là thời cơ tốt nhất để xoá bỏ hoàn toàn CNXH trên thực tế. Vì vậy, chúng ráo riết, tăng cường các hoạt động chống phá trên tất cả các lĩnh vực, tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” với các nước XHCN còn lại, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Sau hơn 40 năm thực hiện Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 và Sắc lệnh số 69/SL ngày 10/12/1951, cùng với sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới cho bảo vệ ANQG nói chung và bảo vệ BMNN nói riêng rất nặng nề, cần có một văn bản mới, thống nhất về bảo vệ BMNN. Thể chế hoá các quan điểm của Đảng về bảo vệ ANQG trong tình hình mới. Đáp ứng yêu cầu nêu trên, ngày 28/10/1991, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ BMNN và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký Lệnh số 62-LCT/HĐNN ngày 08/11/1991 công bố Pháp lệnh Bảo vệ BMNN, thay thế cho Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 và Sắc lệnh số 69/SL ngày 10/12/1951. Việc ban hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991 là một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp nói chung và lịch sử hình thành, pháp triển của pháp luật về bảo vệ BMNN nói riêng. Pháp lệnh đã hệ thống hoá một cách cơ bản các quy định về bảo vệ BMNN, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các hoạt động bảo vệ BMNN một cách tập trung, thống nhất và hiệu quả. Trên cơ sở đó Chính phủ, các bộ và các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành các VBQPPL để thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ BMNN. Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991 gồm: các quy định chung về BMNN; về phạm vi BMNN; về quản lý nhà nước về bảo vệ BMNN; về trách nhiệm bảo vệ BMNN và khen thưởng, xử lý vi phạm về bảo vệ BMNN. 77 Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991 đã pháp điển hoá và sử dụng thống nhất khái niệm BMNN thay cho khái niệm BMQG trước đây. Theo đó, BMNN được hiểu: “Là những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” [44]. Căn cứ vào tính chất quan trọng, các tin tức thuộc phạm vi BMNN được chia ba mức độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ BMNN được chính thức giao cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện là một nhiệm vụ chính thức, thường xuyên. Trong đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ BMNN. Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức lập danh mục BMNN và thực hiện công tác bảo vệ BMNN; thực hiện thanh tra nhà nước về công tác bảo vệ BMNN; giúp Hội đồng Bộ trưởng xây dựng các dự án văn bản pháp luật về bảo vệ BMNN. Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ BMNN trong phạm vi quản lý của mình. Bảo vệ BMNN là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ BMNN. Cơ quan, tổ chức hoặc công dân có thành tích trong việc bảo vệ BMNN, thì được khen thưởng theo chế độ chung. Người làm lộ, dò xét, chiếm đoạt BMNN, lạm dụng việc bảo vệ BMNN để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định về bảo vệ BMNN, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS. Để tổ chức thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 84-HĐBT ngày 09/3/1992 ban hành “Quy chế bảo vệ BMNN”. Quy chế bảo vệ BMNN quy định về các vấn đề: lập danh mục BMNN; đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc 78 phạm vi BMNN; soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu BMNN; địa điểm, phương tiện, vật thuộc phạm vi BMNN; phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng BMNN; vận chuyển, giao nhận BMNN; thống kê, cất giữ bảo quản BMNN; thanh lý, tiêu huỷ các BMNN; bảo vệ khu vực cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi BMNN; bảo vệ bí mật mật mã quốc gia; bảo vệ bí mật trong thông tin liên lạc; bảo vệ bí mật trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài; việc cung cấp những thông tin có liên quan đến BMNN cho tổ chức quốc tế, nước ngoài; thực hiện cam kết bảo vệ BMNN; việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ BMNN; thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ BMNN; báo cáo về công tác bảo vệ BMNN; hệ thống tổ chức chuyên trách bảo vệ BMNN; tiêu chuẩn cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN; khen thưởng; xử lý vi phạm. Trong giai đoạn này, công tác lập pháp được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước. Vì vậy, ngoài Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn có rất nhiều các VBQPPL khác có liên quan đến bảo vệ BMNN được ban hành như Hiến pháp năm 1992, BLHS năm 1999, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính Như vậy, với việc Nhà nước ban hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hình thành và pháp triển của pháp luật về bảo vệ BMNN. Trong giai đoạn này đã có nhiều VBQPPL về bảo vệ BMNN được ban hành, đặc biệt là Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991 và các văn bản hướng dẫn thi hành có ý nghĩa, vai trò quan trọng đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANQG nói chung và bảo vệ BMNN nói riêng trong thời kỳ đổi mới đất nước. 3.1.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được nhiều kết quả to lớn, nước ta đã thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Đất nước chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điều này đã đặt ra yêu cầu mới cho sự nghiệp bảo vệ ANQG nói chung và bảo vệ BMNN nói riêng. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 28/12/2000, Uỷ ban thường vụ Quốc 79 hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ BMNN số 30/2000/PL-UBTVQH10 thay thế Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991, có hiệu lực thi hành ngày 01/4/2001. Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung (so với Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991) về nội dung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới; còn về hình thức và bố cục cơ bản vẫn giữ nguyên như Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991. Để thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000. Nghị định này đã quy định đầy đủ hơn, chi tiết hơn so với Nghị định số 84-HĐBT ngày 09/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (chỉ ban hành Quy chế bảo vệ BMNN) để tổ chức thi hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN. Đồng thời các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành các VBQPPL để thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và thực hiện hoạt động bảo vệ BMNN trong phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý, như: Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP (nay được thay thế bằng Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an); các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về danh mục BMNN, quy chế, nội quy bảo vệ BMNN Trong giai đoạn hiện nay, công tác lập pháp được đẩy mạnh và tăng cường với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do đó, ngoài Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà nước ta còn ban hành nhiều VBQPPL khác liên quan đến bảo vệ BMNN, có chứa các QPPPL về bảo vệ BMNN. Các văn bản này thuộc nhiều ngành luật khác nhau, với các cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhau, từ Hiến pháp năm 2013 đến các bộ luật (như BLHS năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), luật (như Luật ANQG năm 2004, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật Cơ yếu năm 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Xuất bản năm 2012, Luật CAND năm 2014, Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016), các văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị định, thông tư 80 Cùng với các VBQPPL trong nước về bảo vệ BMNN, trong giai đoạn này Nhà nước ta đã ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ BMNN. Đó là các hiệp định hợp tác cùng bảo vệ thông tin mật giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với Chính phủ của một số nước, tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người và phòng, chống tội phạm Như vậy, trong giai đoạn này, pháp luật về bảo vệ BMNN có bước phát triển quan trọng, một mặt Nhà nước ta tiếp tục ban hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 để thay thế Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Mặt khác, Nhà nước ta đã ban hành nhiều VBQPPL khác có chứa QPPL về bảo vệ BMNN, từ Hiến pháp, đến các bộ luật, luật, văn bản quy phạm dưới luật và các danh mục BMNN cùng với các điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến bảo vệ BMNN. Hệ thống QPPL về bảo vệ BMNN trong giai đoạn này bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu bảo vệ BMNN trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. 3.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập về nội dung điều chỉnh của pháp về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam hiện nay 3.2.1.1. Kết quả đạt được về nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam hiện nay Một là, nhóm QPPL quy định chung về bảo vệ BMNN Pháp luật về bảo vệ BMNN hiện nay có một hệ thống các QPPL quy định chung về bảo vệ BMNN. Quy định chung về BMNN: Pháp luật về bảo vệ BMNN hiện nay đã có quy định riêng về BMNN. Theo đó BMNN là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [109]. Đây được coi là khái niệm BMNN và là khái niệm pháp lý về BMNN duy nhất hiện nay. 81 Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm: Pháp luật về bảo vệ BMNN hiện nay đã có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể, đã quy định: Nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép BMNN và việc lạm dụng bảo vệ BMNN để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch Nhà nước (Điều 3 Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000). Tương tự như vậy, Luật ANQG cũng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi “thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc BMNN” (Điều 13). Như vậy, trong Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và Luật ANQG đã quy định các hành vi cụ thể bị nghiêm cấm. Ngoài hai văn bản này, còn nhiều VBQPPL khác có quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ BMNN. Tuy nhiên, các văn bản này chủ yếu chỉ quy định chung về hành vi bị nghiêm cấm là “tiết lộ BMNN” như trong Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật Cơ yếu, Luật Xuất bản... Bên cạnh đó, trong các VBQPPL quy định về công tác bảo vệ BMNN của một số cơ quan, tổ chức, ngành, địa phương cũng có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm phù hợp với công tác bảo vệ BMNN của mình, như: Thông tư số 59/2010/TT-BCA ngày 14/12/2010 của Bộ Công an Quy định về công tác bảo vệ BMNN trong lực lượng CAND, quy định những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 3; Thông tư số 04/2015/TT-TTCP ngày 09/7/2015 Quy định về công tác bảo vệ BMNN trong ngành Thanh tra, quy định những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 4; Quy định về phạm vi BMNN: Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin và mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, pháp luật về bảo vệ BMNN hiện nay quy định các tin thuộc phạm vi BMNN được chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Đồng thời, pháp luật về bảo vệ BMNN đã quy định phạm vi những loại BMNN cụ thể thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật (như trong quy định tại các Điều 5, 6, 7 Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000). Liên quan đến vấn đề phạm vi BMNN, pháp luật về bảo vệ BMNN còn quy định cụ thể về: người có trách nhiệm lập danh mục BMNN; người được ủy quyền lập 82 danh mục BMNN; lập danh mục BMNN; thẩm định và quyết định danh mục BMNN và công bố danh mục BMNN (như trong Nghị định số 33/2002/NĐ-CP). Theo các quy định này, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định danh mục BMNN thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương. Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định danh mục BMNN thuộc độ Mật sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; thẩm định danh mục BMNN độ Tuyệt mật và Tối mật của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Để cụ thể hóa một số quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và Nghị định số 33/2002/NĐ-CP, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT- BCA (thay thế Thông tư số 12/2002/TT-BCA) có quy định thêm một số vấn đề cụ thể, như: lập, sửa đổi, bổ sung, giải mật danh mục BMNN; xác định độ mật đối với hồ sơ, tài liệu, vật mang BMNN. Đặc biệt, Thông tư số 33/2015/TT-BCA đã có quy định về: giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang BMNN (Điều 12); giải mật tài liệu lưu trữ (Điều 13). Đây là lần đầu tiên pháp luật về bảo vệ BMNN có quy định về việc giải mật, giảm mật, tăng mật đối với BMNN. Pháp luật về bảo vệ BMNN còn quy định về khu vực cấm, địa điểm cấm như trong Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg về việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm. Theo đó, khu vực cấm, địa điểm cấm thuộc phạm vi BMNN được thiết lập để bảo vệ, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của người, phương tiện nhằm duy trì trật tự, an ninh và phòng, chống các hành vi xâm nhập, phá hoại, thu thập BMNN trong khu vực, địa điểm đó. Công dân Việt Nam, người nước ngoài muốn vào khu vực cấm, địa điểm cấm phải được phép của cơ quan có thẩm quyền; Quyết định này không áp dụng đối với công dân Việt Nam được phép thường xuyên cư trú, làm việc ở khu vực cấm, địa điểm cấm. Trên cơ sở đó, các cơ quan, tổ chức, địa phương đã lập danh mục BMNN thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật do mình quản lý và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Cho đến nay, đa số các cơ quan, tổ chức ở trung ương và các địa phương đã lập được danh mục BMNN do mình quản lý và đã được cấp có thẩm quyền quyết định tương ứng với cấp độ mật do pháp luật quy định. 83 Như vậy, pháp luật về bảo vệ BMNN hiện nay đã quy định khá toàn diện về phạm vi BMNN, đặc biệt với việc ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BCA đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn liên quan đến phạm vi BMNN như vấn đề tăng mật, giảm mật, giải mật BMNN. Quy định về biện pháp bảo vệ BMNN: Bảo vệ BMNN được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ ANQG, sử dụng các biện pháp bảo vệ ANQG nói chung. Luật ANQG quy định “Các biện pháp cơ bản bảo vệ ANQG bao gồm vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang” (Điều 15). Trong bảo vệ ANQG, lực lượng CAND là một lực lượng chuyên trách. Vì vậy, Luật CAND cũng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CAND trong bảo vệ ANQG nói chung và bảo vệ BMNN nói riêng, đó là: “Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ ANQG, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phap_luat_ve_bao_ve_bi_mat_nha_nuoc_o_vie.pdf
Tài liệu liên quan