MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 23
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt
ra cần được tiếp tục nghiên cứu 28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT
CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 31
2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về giám sát của
nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước 31
2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc
hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành
chính nhà nước 48
2.3. Pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước
ở một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 60
Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 70
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về giám sát của nhân
dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 70
3.2. Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành
chính nhà nước ở Việt Nam hiện hành 74
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 113
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 113
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 120
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
167 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NN. Ví dụ, tại khoản 6, Điều 98, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận trách
nhiệm giải trình, công bố thông tin liên quan đến dân những vấn đề thuộc thẩm
quyền quản lý của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ phải “thực
hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ”. Đây là quy định mới so với Hiến pháp năm 1992. Đối với
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hiến pháp năm 2013 cũng đã bổ sung
quy định về trách nhiệm giải trình của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
“Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không chỉ chịu trách nhiệm giải trình
trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mà còn phải chịu trách nhiệm giải trình
trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mình”
(khoản 2 Điều 99). Về trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với quyền
giám sát của nhân dân, tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001), tại Điều 116 Hiến pháp năm 2013 quy định chế độ báo cáo thông tin
về tình hình địa phương cho MTTQ và các tổ chức thành viên. Qua đó, nhân dân
biết và nắm được thông tin để thực hiện quyền giám sát đối với CQHCNN.
Nhìn tổng quát, nhóm quy phạm quy định địa vị pháp lý của các chủ thể
giám sát nhân dân đối với CQHCNN bước đầu đã phù hợp với đường lối của
Đảng nhằm không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phù hợp với đặc
điểm giám sát của nhân dân trong hệ thống thiết chế giám sát quyền lực nhà nước.
Tuy vậy, nhóm quy phạm này bộc lộ một số bất cập và hạn chế là:
Thứ nhất, pháp luật chưa tạo ra sự độc lập của các chủ thể nhân dân trong
việc thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động CQHCNN. Chẳng hạn, Luật Thanh
năm 2010 quy định “Ban TTND có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở
cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan
nhà nước” (Điều 66); tuy nhiên, những quy định của Luật này có thể dẫn đến
77
cách hiểu Ban TTND như là “cơ quan giúp việc” cho UBND cấp xã và Thủ
trưởng CQHCNN trong khi đây là đối tượng giám sát của Ban TTND: Ví dụ, Luật
quy định: khi cần thiết, Ban TTND “được Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng
đầu cơ quan nhà nướcgiao xác minh những vụ việc nhất định” (Điều 67). Rõ
ràng, những quy định như vậy không thể bảo đảm cho Ban TTND độc lập khi
thực hiện nhiệm vụ giám sát. Ngoài ra, một số quy định của pháp luật mang tính
ban phát, làm cho chủ thể giám sát ở “thế bị động”. Chẳng hạn: Điều khoản 3,
Điều 69 Luật Thanh tra hiện hành quy định: “Trưởng TTND được mời tham dự
cuộc họp của UBND xã, phường, thị trấn”. Tương tự, có ý kiến cho rằng, theo
quy định của pháp luật, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
có vai trò rất lớn trong việc giám sát CQHCNN và cả bộ máy nhà nước nhưng
pháp luật chưa thiết kế được mô hình bảo đảm cho MTTQ hoạt động độc lập; do
vậy, trên thực tế lại làm cho MTTQ lệ thuộc vào chính đối tượng bị giám sát, phản
biện về ngân sách, biên chế dẫn đến tình trạng các chủ thể giám sát của nhân dân
rất khó độc lập khi thực hiện nhiệm vụ của mình [90, tr.208-209]. Trên thực tế,
MTTQ các cấp mới chỉ đóng vai trò là cơ quan phối hợp, là bộ phận gián tiếp thực
hiện giám sát chứ chưa thể hiện được hết vai trò giám sát của mình một cách chủ
động và độc lập với các chủ thể giám sát khác.
Thứ hai, trên bình diện chung, pháp luật đã xác lập được mối liên hệ giữa
giám sát của nhân dân (giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên, Ban
TTND, Ban GSTĐCCĐ) với giám sát của nhà nước (giám sát của Quốc hội, giám
sát của HĐND) nhưng pháp luật chưa xây dựng được cơ chế phối hợp hiệu quả
giữa hai loại hình giám sát này trong khi pháp luật hiện hành quy định: giám sát
của MTTQ và các tổ chức thành viên là “giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho
công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước” (Điều 12, Luật MTTQ Việt
Nam năm 1999). Bất cập trên đây có thể bắt nguồn từ những quy định chưa rõ
ràng khi xác định hình thức giám sát: MTTQ Việt Nam thực hiện hoạt động giám
sát thông qua hình thức “động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát” (Điều 12,
Luật MTTQ Việt Nam năm 1999). Tương tự, có quy định khi thực hiện quyền
giám sát, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội dựa vào sự tham gia của
78
nhân dân, của Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
có thể mời đại diện Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận
và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia; cơ quan, tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này (Điều 6, Luật về Hoạt động giám sát của
Quốc hội 2003). Trong một VBQPPL khác, mặc dù được quy định trong cùng
một văn bản luật (Luật Thanh tra năm 2010) nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế
phối hợp trong hoạt động giữa Thanh tra nhà nước và TTND. Những quy định
này đang đứng trước nhu cầu phải sửa đổi, bổ sung để tạo ra sự phối hợp nhuần
nhuyễn giữa giám sát nhân dân qua Ban TTND với hoạt động thanh tra nhà nước.
Thứ ba, pháp luật chưa tạo ra tính đồng bộ trong các quy định xác định địa
vị pháp lý của các chủ thể nhân dân giám sát CQHCNN. Cụ thể là, pháp luật mới
chỉ tập trung ở những quy định xác định vai trò giám sát của MTTQ, trong khi đó
các quy định về vai trò giám sát của các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với
CQHCNN rất mờ nhạt, chủ yếu là một số quy định về trách nhiệm của các tổ chức
này trong việc động viên đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia giám sát.
3.2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật xác định phạm vi giám sát của nhân
dân đối với cơ quan hành chính
Thứ nhất, pháp luật đã có những quy định chung xác định phạm vi giám
sát của nhân dân đối với CQHCNN
Luật MTTQ Việt Nam năm 1999 xác định phạm vi giám sát của Mặt trận
là “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức
theo quy định của pháp luật” (Điều 12). Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “MTTQ
Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân giám sát, phản biện xã
hội” (Điều 9). Tương tự, pháp luật quy định phạm vi giám sát của Công đoàn
rất rộng: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân
và của người lao động... tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp” (Điều 1, Luật Công đoàn năm
2012). Hiến pháp năm 2013 bổ sung quyền thanh tra của Công đoàn đồng thời
khẳng định vị trí của Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích của người lao
động. Hiến pháp mới bỏ cụm từ “cùng với” trong Điều 10 Hiến pháp năm
1992, theo đó, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận vai trò của Công đoàn như sau:
79
“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của
người lao độngtham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền,
nghĩa vụ của người lao động” (Điều 10). Đối với công dân, pháp luật quy định
công dân có quyền khiếu nại đối với “quyết định hành chính, hành vi hành chính
của CQHCNN, của người có thẩm quyền trong CQHCNN” (Điều 1 Luật Khiếu
nại năm 2011). Công dân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của
cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ; có quyền báo cho
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật
về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực (Điều 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011).
Từ những quy định trên đây, có thể khẳng định, pháp luật xác định phạm vi
giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận bao trùm
lên toàn bộ hoạt động bộ máy nhà nước trong đó có hoạt động của CQHCNN và
cán bộ, công chức, viên chức hành chính.
Thứ hai, pháp luật đã xác định phạm vi giám sát của nhân dân đối với
CQHCNN trong các lĩnh vực của hoạt động quản lý hành chính
Qua khảo sát những chế định cụ thể, có thể nhận thấy, ngoài những quy
định chung được phân tích trên đây, pháp luật xác định phạm vi giám sát của nhân
dân đối với CQHCNN gắn với chức năng và nhiệm vụ của từng chủ thể. Mục
đích là phát huy lợi thế của các chủ thể, bảo đảm “tính chuyên sâu” trong hoạt
động giám sát đối với CQHCNN. Chẳng hạn, nhiều văn bản pháp luật xác định
phạm vi giám sát của MTTQ đối với CQHCNN trên một số lĩnh vực hoạt động
quản lý hành chính nhà nước cơ bản: Đó là những quy định về giám sát quá trình
xây dựng và ban hành VBQPPL của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ và
UBND các cấp cấp; giám sát hoạt động của Chính phủ, UBND các cấp trong quá
trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, như: đền bù, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất để xây
dựng các công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh, vấn đề
bảo vệ môi trường, chính sách xoá đói, giảm nghèo, vấn đề y tế, giáo dục; chế độ
chính sách đối với người có công và chính sách đối với cán bộ làm công tác Mặt
80
trận; giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo; giám sát thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; giám sát cán bộ, công
chức, đảng viên ở khu dân cư...
Về phạm vi giám sát của Công đoàn đối với CQHCNN, pháp luật quy
định: Công đoàn “tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động,
công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế
độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao
động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” (Điều 14 Luật Công đoàn
năm 2012). Tiếp đó Điều 5, Điều 7, Điều 7, Điều 9 của Nghị định số
200/2013/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Công đoàn đã quy định phạm vi
giám sát đối với CQHCNN cho từng cấp Công đoàn.
Về phạm vi giám sát của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với CQHCNN,
Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh (được ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số:
01/2012/NQLT-CP-BCHTWĐTN của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) quy định Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giám sát việc
thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên.
Trong khi đó Hội LHPN tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới
(Điều 29, Luật Bình đẳng giới năm 2006), tham gia kiểm tra, giám sát việc thực
hiện pháp luật về phụ nữ, trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới
trong các lĩnh vực có liên quan (Nghị định số 56/2012/NĐ-CP). Tương tự, Hội
Nông dân Việt Nam giám sát những hoạt động quản lý hành chính liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích của nông dân (Điều 4 Quyết định số 17/1998/QĐ-TTg),
giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND các cấp (Chỉ thị số
26/2001/CT-TTg). Pháp lệnh CCB Việt Nam năm 2005 quy định Hội CCB giám
sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của
pháp luật bao gồm hoạt động của CQHCNN (Điều 11). Quy chế phối hợp công
tác giữa Chính phủ và Trung ương Hội CCB Việt Nam (Ban hành kèm theo
Nghị quyết liên tịch số 01/2010/NQLT-CP-HCCBVN ngày 05/5/2010 của
81
Chính phủ và Trung ương Hội CCB Việt Nam) quy định Trung ương Hội CCB
Việt Nam tham gia thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện chế độ, chính
sách đối với CCB, Hội CCB Việt Nam.
Phạm vi giám sát của Ban TTND đối với CQHCNN được pháp luật quy
định cụ thể hơn. Theo đó, Luật Thanh tra năm 2010 quy định Ban TTND giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã,
phường, thị trấn, cơ quan nhà nước (Điều 66). Như vậy, pháp luật quy định
phạm vi giám sát của Ban TTND ở CQHCNN là tập trung vào giám sát việc thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm
vụ công tác hàng năm của cơ quan; tình hình sử dụng các loại kinh phí hoạt động
từ nguồn ngân sách được cấp, sử dụng các loại quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài
chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của CQHCNN; thực hiện nội quy,
quy chế, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân viên chức tại
CQHCNN; việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
Về phạm vi giám sát của Ban GSĐTCCĐ đối với CQHCNN, theo Điều 1
của Quy chế GSĐTCCĐ (được ban hành Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày
18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ) thì đối tượng GSĐTCCĐ là cơ quan có
thẩm quyền quyết định đầu tư; chủ đầu tư; hoạt động của công chức có thẩm
quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, các nhà thầu và trách nhiệm của Chủ tịch
UBND các cấp trong việc công khai, minh bạch các thông tin về dự án đầu tư ở
cộng đồng, việc xem xét, giải quyết các kiến nghị của cộng đồng liên quan đến dự
án đầu tư và xử lý những hành vi tham nhũng, lãng phí.
Về phạm vi giám sát của cá nhân đối với CQHCNN, nhóm quy phạm
này thể hiện trong các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
(cấp xã và cơ quan hành chính), qua thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, quyền
tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Quy chế thực hiện dân chủ trong
hoạt động của cơ quan (được ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/1998/NĐ-
CP) quy định những việc mà CQHCNN phải công khai cho cán bộ, công chức
biết. Tương tự, Pháp lệnh số 34/2007/ PL-UBTVQH12 Về thực hiện dân chủ
82
ở xã, phường, thị trấn tại Điều 5, Điều 10, Điều 19 quy định các nội dung
công dân giám sát trong đó có nhiều quy định liên quan đến hoạt động quản lý
hành chính của UBND cấp xã. Quyền giám sát của cá nhân qua thực hiện
quyền báo chí cũng được quy định rõ tại Điều 4 Luật Báo chí năm 1989 (sửa
đổi, bổ sung năm 1999) và một số văn bản pháp luật khác.
Qua khảo sát thực trạng nhóm quy phạm pháp luật về xác định phạm vi
giám sát của nhân dân đối với CQHCNN, bên cạnh những kết quả đạt được nhóm
quy phạm này tồn tại những bất cập:
Thứ nhất, pháp luật quy định phạm vi giám sát của MTTQ và Công đoàn,
Hội CCB rất rộng, không bị hạn chế. Tuy nhiên, những quy định này không cụ
thể, rõ ràng. Có thể đặt câu hỏi MTTQ giám sát việc thực hiện quyền lực nhà
nước của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống hay chỉ giám sát một số lĩnh vực cần thiết? Bên cạnh đó, Luật MTTQ
Việt Nam năm 1999 quy định Mặt trận “giám sát theo quy định của pháp luật”
nhưng chưa được dẫn chiếu đến văn bản luật nào điều chỉnh đến vấn đề này.
Thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật về phạm vi giám sát của nhân dân đối
với CQHCNN chưa đầy đủ, chưa điều chỉnh hết quan hệ giám sát phát sinh trong
hoạt động chấp hành và điều hành.
Phạm vi giám sát của các chủ thể nhân dân phải bao trùm tất cả hoạt động
của cơ quan nhà nước trong đó có cán bộ, công chức, viên chức hành chính đồng
thời, pháp luật phải có những quy định điều chỉnh quan hệ giám sát phát sinh giữa
các chủ thể giám sát nhân dân và đối tượng giám sát. Tuy nhiên, yêu cầu này chưa
được đáp ứng đối với hoạt động giám sát của nhân dân đối với CQHCNN. Do
vậy, có những lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cần giám sát nhưng lại chưa
được giám sát, hoặc hiệu quả giám sát chưa đạt yêu cầu. Chẳng hạn, nhiều quan
hệ giám sát phát sinh trong quản lý nhà nước về dịch vụ y tế tư nhân, hay về thực
hiện chính sách an ninh, quốc phòng đang còn bỏ ngỏ hay hoạt động giám sát
về hoạt động lập quy của CQHCNN cũng chưa hiệu quả. Bởi vậy, có ý kiến cho
rằng “tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật là yêu cầu tất yếu của
mọi thể chế và đã được pháp luật ghi nhận nhưng hầu như chưa được thực hiện
bởi sự tham gia của Mặt trận” [1, tr.146-147]. Thêm vào đó, liên quan đến hoạt
83
động giám sát VBQPPL của CQHCNN còn nhiều quy định chua cụ thể, làm cho
giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên chỉ hình thức. Nhiệm vụ của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản
luật nói trên nhưng nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với hiệu lực của
luật; một số quy định thiếu đồng bộ dẫn đến việc áp dụng luật còn khó khăn, dẫn
đến hiệu quả giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên chưa cao [6, tr.1-3].
Nói cách khác, nhóm quy phạm pháp luật xác định phạm vi giám sát đối với
CQHCNN chưa tạo ra cơ chế để MTTQ và các tổ chức thành viên chủ động, phát
huy tích cực vai trò của mình trong hoạt động giám sát.
Thứ ba, những quy định pháp luật điều chỉnh phạm vi giám sát của nhân
dân đối với CQHCNN chưa bảo đảm tính toàn diện. Những quy định pháp luật về
xác định phạm vi giám sát trong lĩnh vực này vận động theo hướng gắn với các
chủ thể giám sát (theo chức năng, nhiệm vụ) để liệt kê nội dung giám sát. Chẳng
hạn, pháp luật xác định phạm vi giám sát của Công đoàn liên quan đến thực hiện
pháp luật về lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật liên quan đến thanh niên, Hội LHPN Việt Nam giám sát thực hiện
chính sách pháp luật về gia đình, về bình đẳng giới, Hội Nông dân giám sát thực
hiện pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân... Rõ ràng,
trong điều kiện mới, khi vai trò giám sát của nhân dân qua MTTQ, các tổ chức
chính trị - xã hội đã được khẳng định (qua Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại
hội XI, Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về việc ban hành Quy chế
giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội và tại Hiến pháp năm 2013) thì cách quy định như trên của nhóm quy phạm
xác định phạm vi giám sát trở nên chật hẹp và cần phải có những quy định hợp lý
hơn để mở rộng biên độ giám sát của nhân dân, phải bao trùm lên các hoạt động
quản lý hành chính của Chính phủ theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và
hoạt động quản lý hành chính của UBND các cấp theo Luật Tổ chức HĐND và
UBND các cấp năm 2003.
Thứ tư, về phạm vi giám sát của cá nhân đối với CQHCNN, pháp luật đã có
những quy phạm bảo đảm tính khát quát, thể hiện qua các quy định về quyền
khiếu nại, tố cáo; qua việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên,
84
nhóm quy phạm này vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Cụ thể là, việc thể chế hoá quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận trong văn kiện
của Đảng, trong Hiến pháp thành các quy định của luật và các văn bản pháp quy
còn chậm và chưa có tính hệ thống. Pháp luật trong lĩnh vực này đang thiếu các
quy định về các trường hợp được từ chối cung cấp thông tin hay phải cung cấp
thông tin và quy trình yêu cầu, cung cấp thông tin nên việc tiếp cận thông tin của
người dân còn chưa rõ ràng; do đó, quyền tiếp cận thông tin của công dân còn gặp
nhiều khó khăn. Hơn nữa, cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí hiện chưa rõ
ràng, chưa xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cụ thể. Một khi thiếu hay
không đủ thông tin thì người dân khó thực hiện quyền giám sát của mình.
Tóm lại, nhóm quy phạm pháp luật về phạm vi giám sát của nhân dân đối
với CQHCNN có nhiều quy định chung chung, mang tính nguyên tắc; đồng thời
có những quy định chỉ liệt kê những lĩnh vực các chủ thể nhân dân thực hiện
quyền giám sát đối với hoạt động của CQHCNN; tuy vậy, pháp luật vẫn chưa bảo
đảm toàn diện, đồng bộ trong việc xác định phạm vi giám sát dẫn đến tình trạng
có những lĩnh vực hoạt động của hành chính có nhiều quy phạm xác định chủ thể
có quyền giám sát những cũng có những lĩnh vực chưa được điều chỉnh bởi pháp
luật về giám sát của nhân dân.
3.2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật qui định hình thức và phương pháp
giám sát
Thứ nhất, pháp luật xác định các hình thức giám sát của MTTQ Việt Nam
Pháp luật quy định nhiều hình thức đa dạng và phong phú để MTTQ thực
hiện quyền giám sát đối CQHCNN. Các hình thức đó là MTTQ các cấp động viên
nhân dân thực hiện quyền giám sát; thông qua hoạt động của mình MTTQ các cấp
thực hiện quyền giám sát đối với CQHCNN; tham gia phiên họp của CQHCNN;
tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân. MTTQ lấy phiếu tín
nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND cấp xã (từ năm 2008 -
2012: theo Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007). Từ
năm 2012 đến nay: theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội: Về việc lấy
phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu thì MTTQ
các cấp tham gia với Quốc hội, HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với các
85
chức danh do Quốc hội và HĐND bầu, trong đó có thành viên của Chính phủ và
thành viên UBND các cấp. MTTQ tham gia đoàn giám sát của Chính phủ, Bộ, cơ
quan ngang bộ, UBND các cấp; gửi kiến nghị, yêu cầu đến cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền xử lý yêu cầu kiến nghị (của cá nhân) qua việc thực hiện
pháp luật về dân chủ ở cơ sở, qua thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, qua báo chí.
Thứ hai, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thành viên của
MTTQ Việt Nam, pháp luật có những quy định về hình thức giám sát phù hợp
Pháp luật hiện hành quy định các hình thức Công đoàn thực hiện nhiệm vụ
giám sát đối với hoạt động của CQHCNN là: tham gia ý kiến bằng văn bản với
CQHCNN liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao độngĐoàn TNCS Hồ Chí Minh được cử đại diện
tham gia tổ công tác thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp
luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. Hội LHPN các cấp tham gia
các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến phụ nữ, trẻ em như mời đại diện
của Hội LHPN cùng cấp tham gia các đoàn kiểm tra những vấn đề có liên quan
đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra có
trách nhiệm cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác kiểm tra. Đối
với Hội Nông dân, hình thức giám sát là thông qua việc tham dự các đoàn kiểm
tra của CQHCNN. Pháp luật quy định khi thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát
việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chính sách chế độ liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích của nông dân, các Bộ và các cấp chính quyền ở địa
phương cần mời đại diện của Hội Nông dân tham gia. Tương tự, theo quy định
của pháp luật hiện hành, Hội CCB có quyền tham gia phiên họp, tham gia các
đoàn giám sát chuyên đề của cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động
của Hội CCB thể hiện trong nhiều văn bản dưới luật.
Thứ ba, hình thức giám sát của Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ
Pháp luật quy định Ban TTND gửi kiến nghị, tổ chức đoàn giám sát khi
được Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước giao xác minh
vụ việc. Kiến nghị với Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu CQHCNN khắc
phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát. Trường hợp phát hiện
86
người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền xem xét, xử lý. Tương tự, Ban GSĐTCCĐ xây dựng chương trình, kế
hoạch GSĐTCCĐ phù hợp với quy định, tổ chức thực hiện GSĐTCCĐ theo
chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh và
gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền(Điều 9, Quy chế GSĐTCCĐ Ban
hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Thứ tư, pháp luật quy định hình thức giám sát trực tiếp của cá nhân đối
với CQHCNN
Các hình thức cá nhân trực tiếp giám sát hoạt động của CQHCNN rất đa
dạng và phong phú. Đó là cá nhân giám sát qua hình thức thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở cấp xã, ở CQHCNN như thông qua việc niêm yết những nội dung
giám sát, qua thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức; thông báo bằng văn bản
gửi toàn thể cán bộ, công chức; thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ
quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận
đó; thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.
Thứ năm, cùng với các quy định về hình thức giám sát gắn với các chủ thể
giám sát, pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, CQHCNN
trong việc bảo đảm hoạt động giám sát
Pháp luật qui định người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo
điều kiện để MTTQ thực hiện nhiệm vụ giám sát. Khoản 11, Điều 8; Điều 39
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định Khi nhận được kiến nghị của
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thì người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp
luật. Tương tự, Điều 125, Luật Tổ HĐND và UBND năm 2003 quy định trách
nhiệm của UBND các cấp tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức thành viên
thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với CQHCNN.
Trách nhiệm của Chính phủ và UBND các cấp đối với hoạt động giám sát
của nhân dân đối với CQHCNN tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm
2013: theo đó, Chính phủ có trách nhiệm “phối hợp với Ủy ban trung ương
MTTQ Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong
việc thực hiện nhiệm vụ, quyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_hoan_thien_phap_luat_ve_giam_sat_cua_nhan_dan_doi_voi_co_quan_hanh_chinh_nha_nuoc_o_viet_nam_1634.pdf