MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ HẢI QUAN. 4
1.1.1. Hải quan và hoạt động hải quan. 4
1.1.2. Quản lý hải quan và nội dung quản lý hải quan. 9
1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ HẢI QUAN. 16
1.2.1. Đặt vấn đề. 16
1.2.2. Vai trò chung của quản lý hải quan trên thế giới. 17
1.2.3. Vai trò của quản lý hải quan trong nền kinh tế kế hoạch hóa
ở nước ta. 19
1.2.4. Vai trò của quản lý hải quan ở nước ta trong quá trình thực hiện pháp lệnh Hải quan. 20
1.2.5. Vai trò quản lý hải quan khi luật hải quan có hiệu lực. 21
1.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ HẢI QUAN. 24
1.3.1. Luật pháp điều chỉnh chỉnh lĩnh vực hải quan. 25
1.3.2. Thiết chế bộ máy và hệ thống nhân sự quản lý hải quan. 29
1.3.3. Công nghệ kỹ thuật phục vụ quản lý hải quan. 31
1.3.4. Chính sách kinh tế vĩ mô 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY 35
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY. 35
2.1.1. Tình hình và đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu. 35
2.1.2. Đặc điểm mặt hàng và qui mô xuất nhập khẩu 38
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY 42
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quản lý hải quan 42
2.2.2. Thực trạng về qui trình thủ tục, phương tiện, phương pháp
kiểm tra hải quan. 45
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở HÀ TÂY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 53
2.3.1. Những kết quả đạt được. 53
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 59
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY 62
3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN 62
3.1.1. Quan điểm thúc đẩy khai thác tiềm năng, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới xuất khẩu 62
3.1.2. Quan điểm cải tiến quản lý hải quan trên tinh thần quán triệt
chủ trương cải cách nền hành chính quốc gia 64
3.1.3. Quan điểm cải tiến quản lý hải quan phải làm giảm chi phí xã hội. 65
3.1.4. Quan điểm cải tiến quản lý hải quan phải phù hợp với thông lệ
quốc tế và gắn liền với tiến trình hội nhập. 66
3.2. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HÀ TÂY. 67
3.2.1. Giải pháp cải tiến về cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý hải quan 67
3.2.2. Giải pháp cải tiến thủ tục hải quan 72
3.2.3. Giải pháp cải tiến hình thức và phương pháp kiểm tra hải quan 82
3.2.4. Giải pháp hỗ trợ tư vấn, thông tin 85
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TẠO HÀNH LANG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN 87
3.3.1. Về chính sách thuế 87
3.3.2. Về chính sách quản lý xuất nhập khẩu bằng hàng rào thuế quan
và phi thuế quan 89
3.3.3. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu về mặt hàng 90
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ cấu (%)
-
-
-
-
-
32
Nguồn: [20]
ã Xét về qui mô vốn, nói chung, các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu của tỉnh Hà Tây có vốn đầu tư không lớn lắm. Những doanh nghiệp có qui mô vốn đầu tư lớn, chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, số liệu trên biểu số 2 cho thấy, số lượng và cơ cấu doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng qua các năm liên tục tăng lên. Nếu năm 1995, doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng là 10 doanh nghiệp, chiếm 36%, thì năm 2000 là 67 doanh nghiệp, chiếm 84% tổng số doanh nghiệp.
Biểu số 2: Qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tây
(Giai đoạn 1995 - 2000)
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số doanh nghiệp XNK
Trong đó:
28
47
52
58
79
80
ã DN có vốn dưới 500 triệu đồng
9
10
13
5
6
5
ã DN có vốn 500 triệu - 1 tỷ đồng
9
9
6
8
9
8
ã DN có vốn trên 1 tỷ đồng
10
28
33
45
64
67
+ Chiếm trong tổng cơ cấu (%)
36
60
63
76
81
84
Nguồn: [20]
ã Xét tính chất hoạt động, số liệu trên biểu số 3 cho thấy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng; ngược lại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gián tiếp (uỷ thác) ngày càng giảm về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 1995 chỉ có 50 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp, chiếm tỷ trọng 18%, thì đến năm 2000 số doanh nghiệp này là 51 doanh nghiệp, chiếm 64% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
Biểu số 3: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh Hà Tây - xét về tính chất hoạt động
(Giai đoạn 1995 - 2000)
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số doanh nghiệp XNK
Trong đó:
28
47
52
58
79
80
ã DN trực tiếp XNK
5
14
21
29
50
51
+ Chiếm tỷ trọng (%)
18
40
40
50
63
64
ã DN xuất nhập khẩu gián tiếp
23
28
31
29
29
29
+ Chiếm tỷ trọng (%)
82
60
60
50
37
36
Nguồn: [20]
2.1.2. Đặc điểm mặt hàng và qui mô xuất nhập khẩu
a. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Qui mô kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây tăng nhanh liên tục trong những năm qua. Số liệu trên biểu số 4 cho thấy, nếu kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này trong năm 1995 chỉ đạt 12,8 triệu USD thì năm 2000 đã đạt 90 triệu USD, tăng 7 lần so với năm 1995. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch cả xuất và nhập khẩu đều tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu. Nếu kim ngạch xuất khẩu của năm 2000 so với năm 1995 tăng 4,16 lần, thì kim ngạch nhập khẩu của thời gian tương tự đã tăng 15,6 lần. Một điều đàng lưu ý là, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nói trên, kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn là 29,5 triệu USD, chiếm gần 30%; trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 6,5 triệu USD chiếm 16,2% và kim ngạch nhập khẩu là 23 triệu USD, chiếm 46%.
Biểu số 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây
(Giai đoạn 1995 - 2000)
Đơn vị tính: 1.000 USD
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
ã Tổng kim ngạch XNK
12.873
29.206
43.694
71.500
92.325
90.000
Riêng doanh nghiệp FDI
-
12.358
17.939
51.693
52.541
29.540
ã Kim ngạch xuất khẩu
9.620
14.900
18.500
29.800
36.025
40.000
Riêng doanh nghiệp FDI
-
3.200
4.645
13.363
14.806
6.500
ã Kim ngạch nhập khẩu
3.193
14.306
25.194
41.700
56.300
50.000
Riêng doanh nghiệp FDI
-
9.158
13.294
38.330
37.735
23.040
Nguồn: [20]
b. Về mặt hàng (nhóm mặt hàng) xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Hà Tây tương đối phong phú, đa dạng. Số liệu trên biểu số 5 cho thấy, Hà Tây có 21 mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, xét cơ cấu mặt hàng theo giá trị kim ngạch, thì mặt hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu vào: hàng may mặc, sản phẩm hoa quả các loại, giầy da, bao bì, đồ hộp, đồ chơi trẻ em và gạo. Đây là những mặt hàng xuất khẩu khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, được nhà nước khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này được nhà nước hỗ trợ về nhiều phương diện như: vốn, thuế, nới lỏng các biện pháp phi thuế quan.
Biểu số 5: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tỉnh Hà Tây
(Giai đoạn 1995 - 2000)
Đơn vị tính: 1.000 USD
Số TT
Năm
Chỉ tiêu
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Tổng kim ngạch
9.620
14.900
18.500
29.800
36.025
40.000
1
Gạo
-
571
600
1.757
1.207
1.522
2
Lạc
602
374
112
133
318
9
3
Chè
1.088
1.001
773
83
199
354
4
Cá
71
330
5
Thịt lợn đông lạnh
185
6
Hạt tiêu
150
7
Hoa quả các loại
969
150
555
879
3.445
6.115
8
Tơ
30
89
103
1.525
833
9
Gỗ, Lâm sản
95
100
35
214
10
Thảm cói
61
396
473
133
239
11
Hàng may mặc
981
4.021
6.214
6.933
12.445
15.664
12
Giầy da
357
1.190
1.873
13
Gỗ, mỹ nghệ
165
286
264
19
80
14
Hàng mây tre đan
520
956
1.356
1.426
944
769
15
Da thuộc
1.301
620
16
Gang đúc
469
553
639
468
17
Đồ chơi trẻ em
52
103
948
1.340
18
Quặng KS
214
250
19
Đá ốp lát
165
100
100
200
89
90
20
Bao bì Crơnvinalimec
3.814
9.219
8.142
-
21
Đồ hộp cao cấp
1.472
1.500
Nguồn: [20]
c. Về mặt hàng (nhóm mặt hàng) nhập khẩu
Mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Hà Tây cũng tương đối đa dạng. Số liệu trên biểu số 6 cho thấy, xét mặt hàng theo giá trị kim ngạch thì các mặt hàng (nhóm mặt hàng) nhập khẩu chủ yếu là: máy móc, thiết bị, phụ tùng; thuốc chữa bệnh; thép các loại; sợi axylic, xe máy,... Trong đó các nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng; thuốc chữa bệnh, xe máy theo tỷ lệ nội địa hoá thường có giá và mã số thuế đa dạng. Vì vậy công tác áp giá tính thuế khi làm thủ tục hải quan khá phức tạp.
Biểu số 6: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tỉnh Hà Tây
(Giai đoạn 1995 - 2000)
Đơn vị tính: 1.000 USD
Số TT
Năm
Chỉ tiêu
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Tổng kim ngạch
3.193
14.306
25.194
41.700
56.300
50.000
1
Máy điều hoà, tủ lạnh, máy giặt
228
54
142
145
2
Nhạc cụ
219
404
300
3
Xe máy
2.533
2.126
250
549
4
Ô tô
843
360
21
85
90
5
Máy ủi đất, máy xúc
70
133
124
6
Máy móc thiết bị, phụ tùng
10.098
13.644
38.587
38.004
25.353
7
Dụng cụ phòng thí nghiệm
243
67
92
8
Sợi axcylic
1.182
1.522
1.643
2.730
9
Hoá chất, nguyên liệu sản xuất
566
2.474
1.957
943
781
10
Thép các loại
73
1.935
1.947
5.662
11
Dầu nhờn
9
98
236
12
Thuốc trừ sâu, phân bón
1.000
353
877
60
248
13
Thóc giống
141
1.344
1.142
14
Hoa quả các loại
2.194
401
15
Thuốc chữa bệnh
5.307
6.933
8.130
10.140
Nguồn: [20]
2.2. Thực trạng quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tây
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quản lý hải quan
Tổ chức quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh Hà Tây có tên gọi là Hải quan Hà Đông.
Hải quan Hà Đông là đơn vị cơ sở trực thuộc Cục hải quan Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Hà Đông thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam được luật pháp Việt Nam qui định. Tuy vậy, do phân cấp quản lý trong ngành Hải quan, nên Hải quan Hà Đông có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số địa bàn lân cận bao gồm các loại hình xuất nhập khẩu: sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu, nhập khẩu sản xuất, nhập khẩu kinh doanh, nhập khẩu gia công, nhập khẩu đầu tư.
- Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
- Thực hiện thống kê nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Hải quan Hà đông có mô hình tổ chức bộ máy, bao gồm:
- Cấp cửa khẩu có:
+ Trưởng Hải quan
+ Các Phó hải quan giúp việc
- Cấp đội công tác:
+ Đội trưởng đội công tác
+ Các đội Phó giúp việc.
Trong các đội công tác có các bộ phận như:
+ Tiếp nhận tờ khai hải quan.
Tiếp nhận tờ khai
Thuế xuất nhập khẩu
Thanh khoản hồ sơ
Đội thủ tục hải quan
áp tải hàng hoá XNK
Kiểm hoá hàng hoá XNK
Giám sát kho bảo thuế
Đội kiểm hoá hải quan
Cục hải quan hà nội
Cấp uỷ chính quyền địa phương
Phó trưởng hải quan
văn phòng tổng hợp
trưởng hải quan hà đông
+ Kiểm tra thuế, ra thông báo thuế, thu lệ phí hải quan và thuế hải quan.
+ Kiểm tra sau thông quan.
+ Thanh khoản hồ sơ nhập gia công, sản xuất xuất khẩu.
+ Thống kê.
+ Phúc tập lưu trữ hồ sơ.
- Đội kiểm hoá hải quan gồm:
+ áp tải hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Kiểm hoá hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Giám sát quản lý kho bảo thuế.
Hải quan Hà Đông chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo cơ chế sau:
ã Hải quan Hà Đông chịu sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Hà Tây, Đảng uỷ Cục Hải quan Hà Nội về thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
ã Hải quan Hà Đông chịu sự quản lý nhà nước của bộ máy hành pháp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây.
ã Hải quan Hà Đông chịu sự quản lý nhà nước về mặt hành chính của Uỷ ban nhân dân thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
ã Hải quan Hà Đông chịu sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của Cục Hải quan Hà Nội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hải quan Hà Đông là đơn vị hải quan cơ sở ngoài cửa khẩu. Vì vậy, hàng hoá xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục tại Hải quan Hà Đông có tính chất thủ tục hải quan chuyển tiếp. Mặt khác, do pháp luật hải quan không qui định bắt buộc thương nhân phải làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại một điểm hải quan cụ thể gắn liền với địa bàn hoạt động của mình, nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Tây có thể tiến hành thủ tục hải quan tại Hải quan Hà Đông hoặc có thể tại điểm Hải quan khác. Điều đó cũng có nghĩa là, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngoài địa bàn tỉnh Hà Tây có thể tiến hành thủ tục hải quan tại Hải quan Hà Đông theo sự phân luồng nhất định.
Do đặc điểm địa lý và qui định phân luồng giao thông đối với xe tải chuyên chở container, nên Hải quan Hà Đông là nơi phải làm thủ tục hải quan cho nhiều chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoạt động ngoài địa bàn tỉnh Hà Tây. Số liệu trên biểu số 7 cho thấy, trong giai đoạn 1997-2000 hàng năm số doanh nghiệp ngoài địa bàn tỉnh Hà Tây làm thủ tục xuất khẩu bình quân từ 27-30 doanh nghiệp; làm thủ tục nhập khẩu bình quân từ 30-35 doanh nghiệp.
Biểu số 7: Tình hình các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ngoài địa bàn tỉnh Hà Tây làm thủ tục hải quan tại Hải quan Hà Đông (1997-2000)
Thời gian
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000 (tính hết tháng 11)
1. Nhập khẩu
ã Số doanh nghiệp
49
57
17
27
ã Kim ngạch (1.000 USD)
7.970
13.448
1.792
10.182
2. Xuất khẩu
ã Số doanh nghiệp
27
48
31
29
ã Kim ngạch (1.000 USD)
3.219
7.014
3.629
3.148
2.2.2. Thực trạng về qui trình thủ tục, phương tiện, phương pháp kiểm tra hải quan.
a. Qui trình thủ tục hải quan
Hải quan Hà Đông là đơn vị hải quan cơ sở thuộc Cục Hải quan Hà Nội, đương nhiên, nó là đơn vị hải quan cơ sở của hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam. Chính vì vậy, qui trình thủ tục hải quan mà Hải quan Hà Đông tổ chức thực hiện phải tuân thủ qui trình thủ tục hải quan chung do pháp luật hải quan qui định.
Trước đây, trình tự thủ tục hải quan được thực hiện theo các qui định tại Nghị định 171/HĐBT ngày 27/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Để triển khai thực hiện Nghị định này, từ năm 1994-1998, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản qui định trình tự thủ tục hải quan, như:
- Qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu mậu dịch, được ban hành kèm theo Quyết định số 258-TCHQ-QLGS ngày 16/12/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch, được ban hành kèm theo Quyết định số 79-TCHQ/QĐ ngày 14/6/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Qui chế về hải quan đối với hàng hoá gia công xuất nhập khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, được ban hành kèm theo Quyết định số 126-TCHQ/QĐ ngày 8/4/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Qui chế thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được phép chuyển tiếp, được ban hành kèm theo Quyết định số 89-TCHQ/QĐ ngày 2/8/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Quy định về tăng cường phối hợp giữa Hải quan các địa phương trong việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển tiếp, được ban hành tại Chỉ thị số 256-TCHQ/CT ngày 16/12/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Qui trình và sơ đồ qui trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch, được ban hành kèm theo Quyết định số 127-TCHQ/QĐ ngày 10/4/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Qui chế kiểm hoá hàng hoá xuất nhập khẩu, được ban hành kèm theo Quyết định số 189-TCHQ/QĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Qui chế địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu, được ban hành kèm theo Quyết định số 109-TCHQ/QĐ ngày 9/3/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Qui trình hành thu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, được ban hành kèm theo Quyết định số 383/1998/TCHQ-QĐ ngày 17/11/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Công văn số 750/TCHQ-QLGS ngày 12/3/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về chỉ đạo hành chính trong thủ tục hải quan.
- Công văn số 725/TCHQ-QLGS ngày 10/3/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về qui định việc thực hiện qui trình nghiệp vụ hải quan.
Còn nhiều văn bản (chỉ thị, công văn) khác của Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan thực hiện qui trình nghiệp vụ hải quan để đáp ứng thực thi nhiệm vụ của ngành trong từng giai đoạn.
Để thực hiện qui trình thủ tục hải quan theo qui định của Pháp lệnh Hải quan, Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội đã ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về thực hiện qui trình thủ tục hải quan cho các đơn vị hải quan cơ sở. Vì vậy, việc thực hiện qui trình thủ tục hải quan của Hải quan Hà Đông, trong thời gian này, nói chung đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính, trong đó thủ tục xuất nhập khẩu là một trong bảy lĩnh vực được Chính phủ chọn làm trọng điểm cải cách thủ tục hành chính. Đối với lĩnh vực hải quan, cải cách thủ tục hành chính, trước hết và cực kỳ quan trọng là cải cách qui trình thủ tục hải quan. Nhận thức rõ vấn đề này, từ các năm 1995-1998, Tổng cục Hải quan đã có đề án đổi mới qui trình thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho các đơn vị làm thủ tục hải quan (trong đó có Hải quan Hà Đông) giải quyết được một số ách tắc theo hướng bảo đảm các thủ tục hải quan thông thoáng hơn; qui trình thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, thực tế, nhưng bảo đảm chặt chẽ.
Tuy vậy, mặc dù được cải cách dần từng bước, nhưng qui trình thủ tục hải quan được điều chỉnh bởi Nghị định 171/HĐBT ban hành từ năm 1991, trong điều kiện nền kinh tế nước ta mới bắt đầu mở cửa, qui mô hàng hoá xuất nhập khẩu chưa lớn, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu chưa đa dạng và phức tạp lắm. Do đó, cùng với quá trình mở cửa kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh về qui mô, đa dạng về tính chất, một số qui trình thủ tục hải quan tỏ ra lạc hậu với thực tế, biểu hiện sự phức tạp, rườm rà, một số không phù hợp với công tác quản lý hải quan trong tình hình mới, như:
ã Qui trình thủ tục hải quan đã không nâng cao được trách nhiệm các bộ phận (tiếp nhận tờ khai, thông báo thuế và thu thuế, thanh khoản hồ sơ), giữa các bộ phận (bộ phận làm thủ tục, bộ phận kiểm hoá), giữa hải quan Hà Đông với các hải quan cửa khẩu, giữa công chức hải quan thừa hành với cán bộ lãnh đạo hải quan cơ sở.
ã Khai báo hải quan
Khai báo hải quan là khâu làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp, nhưng qui trình thủ tục hải quan chưa qui định thời gian tối đa để xử lý thủ tục hải quan một bộ hồ sơ. Hơn nữa, việc qui định chủ hàng phải khai báo từng lần đối với từng lô hàng xuất nhập khẩu đã không phù hợp với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên một số mặt hàng ổn định. Mặt khác, do thủ tục còn rườm rà, để hoàn thành thủ tục khai báo hải quan, doanh nghiệp phải tốn thời gian. Trong khi nhu cầu của doanh nghiệp muốn có trợ giúp của "tổ chức khai báo hải quan thuê" nhưng chưa có qui định trong thủ tục hải quan. Việc để doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai báo thuê hải quan còn là biện pháp tách chủ hàng với công chức hải quan làm nhiệm vụ, từ đó hạn chế tiêu cực, sách nhiễu.
ã Qui trình thủ tục hành thu thuế xuất nhập khẩu.
Đây là khâu gây nhiều phiền hà, chậm trễ cho doanh nghiệp. Theo qui định, hàng hoá chỉ được giải phóng sau khi Hải quan đã tính và ra thông báo thuế. Nhưng việc tính và ra thông báo thuế diễn ra hai lần:
- Thông báo thuế sau khi tiếp nhận và đăng ký tờ khai, số thuế tính để thông báo chủ yếu dựa vào kết quả khai báo của chủ hàng.
- Thông báo thuế lần hai dựa vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá.
Cả hai lần tính và thông báo thuế nói trên, thực tế chỉ cần lần thứ hai hoặc chỉ cần lần thứ nhất gắn liền với trách nhiệm khai đúng, khai đủ và chính xác của chủ hàng.
ã Qui trình kiểm hoá.
Theo qui định tại các văn bản nói trên kiểm hoá vẫn là khâu gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp. Vì chưa có qui định phân loại đối tượng hàng hoá và áp dụng cách thức, mức độ kiểm tra đối với từng loại đối tượng hàng hoá nên việc áp dụng hình thức kiểm hoá một phần hoặc toàn bộ chủ yếu do thái độ chủ quan của công chức hải quan. Nhất là việc chưa qui định rõ địa điểm kiểm hoá, trong điều kiện địa điểm làm thủ tục hải quan chật hẹp cũng dễ phát sinh tiêu cực từ cán bộ kiểm hoá hải quan.
Trong trường hợp có nghi ngờ phải nhờ trợ giúp của cơ quan chức năng để giám định, kiểm định, văn hoá,... song sự phối kết giữa các cơ quan chức năng trong khâu này chưa cao.
ã Qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển tiếp.
Văn bản chưa có qui định cụ thể trách nhiệm liên đới, liên hoàn của các đơn vị hải quan liên quan đã tạo cơ sở cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế qua cửa khẩu.
ã Đối với hàng hoá gia công.
Theo qui định, doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi hàng gia công cho mỗi hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng, mỗi khi xuất khẩu phải mang hàng mẫu đến hải quan để đối chiếu định mức. Cách làm này tuy có chặt chẽ nhưng tốn kém thời gian của chủ hàng.
ã Về qui trình thủ tục thực xuất.
Tình trạng doanh nghiệp và Hải quan Hà Đông làm thủ tục xuất chậm nhận được lại tờ khai xuất khẩu là hay xẩy ra. Việc này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp là không đủ giấy tờ làm các thủ tục khác kịp thời, mà còn gây khó khăn cho Hải quan Hà Đông trong việc làm thủ tục xuất thanh khoản các hợp đồng xuất khẩu.
Những bất cập nổi bật nêu trên, thực tế đã bị cộng đồng doanh nghiệp, dư luận báo chí, lãnh đạo Đảng và Nhà nước kêu ca, phàn nàn đến ngành Hải quan. Vì vậy, việc cải tiến qui trình thủ tục hải quan cho phù hợp là đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế - xã hội nước ta vào thời điểm này. Đứng trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị Chính phủ ban hành văn bản mới thay thế Nghị định 171/HĐBT. Trên cơ sở dự thảo và đề nghị của Tổng cục Hải quan, ngày 27/3/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 16/1999/NĐ-CP qui định thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan thay thế Nghị định 171/HĐBT.
Theo qui định tại Nghị định số 16/1999/NĐ-CP của Chính phủ, qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có 4 bước:
Bước 1: Khai báo và tiếp nhận hồ sơ hải quan.
Bước 2: Xuất trình và kiểm tra hàng hoá.
Bước 3: Thông báo thuế, thu thuế.
Bước 4: Giải phóng hàng.
ã Bước 1: Tiếp nhận và đăng ký tờ khai hải quan.
ở bước này, qui trình có 4 công đoạn:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan.
2. Lập biên bản xử phạt hành chính (nếu có).
3. Phân loại hồ sơ hải quan theo luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ (theo tiêu chí phân luồng).
4. Đăng ký tờ khai hải quan.
ã Bước 2: Kiểm tra hải quan.
Tại bước này, qui trình có 4 công đoạn:
1. Nghiên cứu bộ hồ sơ hải quan.
2. Quyết định hình thức kiểm tra hải quan.
3. Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá.
4. Ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan.
ã Bước 3: Tính thuế, ra thông báo thuế, thu thuế.
ở bước này bao gồm các công đoạn sau:
1. Kiểm tra việc tự kê khai, tự tính thuế của người khai báo hải quan và đối chiếu với thực tế kiểm tra.
2. Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan để tính thuế hoặc điều chỉnh thuế.
3. Viết biên lai thu thuế và phí, thu thuế và phí.
ã Bước 4: Giải phóng hàng.
Hàng hoá xuất nhập khẩu được giải phóng sau khi tờ khai hải quan được lãnh đạo đơn vị Hải quan làm thủ tục hải quan duyệt ký. Việc duyệt ký căn cứ vào việc hoàn thành thủ tục hải quan của chủ hàng.
Để hướng dẫn thực hiện qui trình thủ tục hải quan theo Nghị định 16/1999/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có Thông tư 01/1999/TT-TCHQ; Quyết định 197/1999/QĐ-TCHQ về quản lý hàng chuyển tiếp và địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu; Quy chế 111/TCHQ-QLGS về dịch vụ thủ tục hải quan và một số văn bản khác.
Việc liên tục đổi mới, cải tiến qui trình thủ tục hải quan nói trên, đã tạo môi trường pháp lý cần thiết để Hải quan Hà Đông xử lý thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn. Nhưng mặt khác, hệ thống văn bản đó, tuy đã có một bước cải tiến mạnh về qui trình thủ tục hải quan, nhưng bản thân nó chưa thể đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong tình hình mới hiện nay. Đã nhiều đề án nghiên cứu cải cách thủ tục hải quan, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, tuy thế, nói chung cho đến nay hệ thống qui trình hải quan chưa được ban hành một cách đầy đủ, đáp ứng đòi hỏi đặt ra.
b. Phương tiện và phương pháp kiểm tra hải quan
Hải quan Hà Đông là điểm làm thủ tục hải quan tương đối thuận lợi về mặt vị trí địa lý vì nó nằm trên trục quốc lộ 6, một trong những trục đường giao thông án ngữ cửa ngõ ra vào Thủ đô Hà Nội.
Những năm qua, Hải quan Hà Đông đã từng bước được Cục Hải quan Hà Nội và ngành Hải quan đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức theo hướng hiện đại hoá hoạt động hải quan.
Về thiết bị quản lý Hải quan Hà Đông đã ứng dụng hệ thống máy tính để nhập mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu; cập nhật, đăng ký tờ khai hải quan; cài đặt chương trình quản lý kế toán thuế và chương trình thống kê xuất nhập khẩu.
Về thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, nói chung, Hải quan Hà Đông chưa được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác kiểm hoá, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra phương tiện vận tải. Do chưa đáp ứng phương tiện kỹ thuật hiện đại nên công việc kiểm tra phải sử dụng phương pháp thủ công, trực giác là chủ yếu. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng, nếu cán bộ thừa hành có nghi ngờ về vi phạm trọng lượng, chất lượng, nhãn mác, hàng cấm, hàng giả, hàng độc hại, kiểm dịch,... phải đề nghị cơ quan chức năng thẩm định. Trong nhiều trường hợp kết quả thẩm định không có gì xẩy ra, đã làm tốn kém thời gian, chi phí, gây ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp.
Với phương pháp kiểm tra chỉ bằng "da thịt, mắt trần" của mình, công chức hải quan không đáp ứng thời gian trong trường hợp phải kiểm tra 100% lô hàng với khối lượng, trọng lượng lớn, qui cách, phẩm chất mặt hàng đa dạng.
2.3. Đánh giá kết quả quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Tây những năm gần đây.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
a. Công tác thực hiện qui trình thủ tục hải quan.
Từ năm 1998, thực hiện đề án của ngành về việc cải tiến qui trình thủ tục hải quan, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm cụ thể của đơn vị, Hải quan Hà Đông đã rà soát các văn bản qui định nội bộ, loại bỏ những nội dung không còn phù hợp hoặc chỉ là hình thức hiện đang gây khó khăn cho công tác quản lý.
Thực hiện chủ trương công khai hoá thủ tục hải quan tại các địa điểm làm thủ tục hải quan của ngành, Hải quan Hà Đông đã tổ chức niêm yết công khai các văn bản, chính sách, qui trình thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và công tác hải quan; các khoản phí phải nộp của chủ hàng theo qui định của Nhà nước; công khai hoá điện thoại của lãnh đạo Cục và Tổng cục Hải quan; đặt hòm thư tiếp nhận ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp, Hải quan Hà Đông thực hiện nghiêm túc qui định phân luồng đăng ký làm thủ tục hải quan (luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng) với các hướng dẫn, giải thích cụ thể, rõ ràng, nhờ vậy được doanh nghiệp đồng tình.
Nhờ áp dụng đầy đủ các qui định, từ bố trí nhân lực, xác định vị trí, trách nhiệm từng bộ phận, từng công chức đến việc cụ thể hoá, công khai hoá qui trình thủ tục mà doanh nghiệp phải làm và cán bộ hải quan phải làm, nên đã hạn chế đến mức cao tình trạng tồn đọng hồ sơ hàng hoá xuất nhập khẩu qua địa bàn.
b. Công tác giám sát quản lý hải quan
Bên cạnh những biện pháp đẩy mạnh cải tiến qui trình thủ tục hải quan, Hải quan Hà Đông đã tăng cường nâng cao hiệu quả của công tác giám quản hải quan.
Hiệu quả công tác giám quản của Hải quan Hà Đông trong các năm g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V8425.DOC