MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thể chế và thể chế kinh tế.11
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .11
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà
nước.16
1.2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .16
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.20
1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu .27
1.3.1. Những hướng nghiên cứu và kết quả đạt được .27
1.3.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.29
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ.30
2.1. Khái niệm và đặc điểm hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà
nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.30
2.1.1. Khái niệm thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước.302.1.2. Khái niệm hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .38
2.1.3. Đặc điểm của hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .39
2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối với việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối
với doanh nghiệp nhà nước .41
2.2.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.41
2.2.2. Yêu cầu về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .43
2.3. Tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế .49
2.3.1. Thông lệ tốt quốc tế về thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước .49
2.3.2. Tiêu chí hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế .51
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp
nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .56
2.4.1. Vai trò của Nhà nước .56
2.4.2. Khuôn khổ pháp lý .57
2.4.3. Môi trường kinh doanh .58
2.4.4. Quản trị doanh nghiệp nhà nước .59
2.4.5. Yếu tố con người.60
2.4.6. Yếu tố môi trường kinh tế - xã hội.61
2.4.7. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.62
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà
nước và bài học đối với Việt Nam .62
2.5.1. Về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trên thế giới .62
2.5.2. Về mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp
nhà nước .64
2.5.3. Về đảm bảo tính trung lập cạnh tranh đối với doanh nghiệp nhà nước .702.5.4. Về thể chế quản lý vốn nhà nước.72
2.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam.75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.77
246 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm
bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; trung thành với lợi ích của công ty và cổ
đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ
và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- HĐQT có toàn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ
công ty quy định; quyết định, tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó.
- Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng cần đảm bảo sự
cân đối giữa các thành viên điều hành và các thành viên không điều hành; tối thiểu
1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên không điều hành; công
ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh
điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị. Cơ cấu thành
viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số
thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
101
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì
Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- HĐQT công ty niêm yết có thể thành lập các tiểu ban hỗ trợ hoạt động của HĐQT
là tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng và các tiểu ban khác. HĐQT cần bổ nhiệm
01 thành viên độc lập làm trưởng ban các tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng.
Đối với Hội đồng thành viên của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), tiêu chuẩn,
điều kiện làm thành viên Hội đồng thành viên được quy định tại Luật Doanh
nghiệp, Luật số 69, Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh,
chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó:
- Hội đồng thành viên quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê
duyệt về các nội dung sau đây: Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế
hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
- Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu trong
quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu
khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn
thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác; chịu trách nhiệm trước
pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.
- Hội đồng thành viên thực hiện các quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn
trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu
công ty; trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty.
3.2.1.8. Cơ cấu lại DNNN đạt được những thành công nhất định
a) Cơ cấu lại DNNN thông qua sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước
Thể chế và quy định pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu DNNN được ban hành
đầy đủ, sửa đổi, bổ sung kịp thời với yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo chặt chẽ hơn, công
khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm
đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước
102
trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà
nước. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cơ bản
đã tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai. Nghị định số 126/2017/NĐ-CP đã
quy định các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa có trách nhiệm rà soát toàn bộ
diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập và hoàn thành phê duyệt phương án sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan trước thời
điểm quyết định cổ phần hóa; thực hiện nghiêm cơ chế cho thuê đất theo Luật Đất đai
năm 2013; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc
sở hữu nhà nước áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DNNN để bảo đảm
quản lý chặt chẽ, sử dụng, khai thác có hiệu quả nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn
vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng. Cơ chế xử lý tài chính được hoàn thiện hơn, nâng
cao trách nhiệm của doanh nghiệp, của cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan liên
quan, góp phần bảo đảm cho doanh nghiệp lành mạnh về tài chính trước khi chuyển
thành công ty cổ phần, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả theo nguyên tắc thị
trường, bảo toàn vốn nhà nước/DNNN đầu tư ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất
đầu tư trong chuyển nhượng vốn của Nhà nước/DNNN. Về cơ bản, cổ phần hóa đã đạt
mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động
của đa số doanh nghiệp tốt hơn so với trước cổ phần hoá, nộp NSNN tăng, kinh doanh
ổn định, quy mô vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, tài chính lành mạnh hơn. Nguồn vốn
thu được sau khi cổ phần hóa DNNN chuyển về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển
doanh nghiệp và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Theo Nghị quyết
số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội thì trong giai đoạn 2016-2020,
nguồn thu từ cổ phần hóa nộp về ngân sách nhà nước để đầu tư trung và dài hạn là
250.000 tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính, tổng số tiền đã nộp NSNN thông qua Quỹ Hỗ trợ
sắp xếp và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 là 234.387 tỷ đồng (đạt 93,6%
kế hoạch. [16].
Quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước giai đoạn từ 2011 đến nay
được thực hiện theo các Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2016 (ban hành theo Quyết
103
định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012); giai đoạn 2016-2020 (ban hành theo Quyết
định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017; giai đoạn 2021-2025 (ban hành theo Quyết
định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022) của Thủ tướng Chính phủ.
Kế hoạch của giai đoạn 2011-2015 là cổ phần hóa 518 doanh nghiệp và bộ
phận doanh nghiệp. Kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015 là đã phê duyệt phương
án cổ phần hóa của 508 doanh nghiệp, đạt trên 98% kế hoạch. Về thoái vốn, cả nước
đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá trị sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng (bằng 1,40 lần
giá trị sổ sách). Kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020 là 128 doanh nghiệp
(theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 và Quyết định số 26/2019/QĐ-
TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ). Lũy kế giai đoạn 2016-2020, đã có
180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với
tổng giá trị doanh nghiệp là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là
233.792 tỷ đồng. Về thoái vốn, lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016-2020: thoái
27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng. Trong đó: thoái vốn nhà nước tại 106 đơn
vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg và Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ với giá trị 6.943 tỷ đồng, thu về 13.583 tỷ đồng (đạt 30% về số
lượng và 11% về giá trị so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài danh mục theo Quyết định số
1232/QĐ-TTg: đã thoái 3.785 tỷ đồng vốn nhà nước, thu về 110.392 tỷ đồng (bao
gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco). Các Tập đoàn,
Tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 17.032 tỷ đồng, thu về 53.420 tỷ đồng. Cổ
phần hóa DNNN đã đạt được mục tiêu chuyển đổi doanh nghiệp mà Nhà nước
không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu để nâng
cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản lý; cơ bản đạt được mục tiêu bảo
đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động
trong doanh nghiệp. Cổ phần hóa cùng với các biện pháp sắp xếp khác làm giảm số
lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, từ 5.655 doanh nghiệp (năm 2001), 1.369
doanh nghiệp (năm 2011) giảm xuống còn 491 doanh nghiệp (đến năm 2019).
104
856
813
Hình 3.8 Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa qua các năm
Nguồn: Tổng hợp của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW
b) Cơ cấu lại DNNN thông qua các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và
năng lực cạnh tranh của DNNN
Các DNNN đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao; hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn
duy trì, ổn định. Tổng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được bảo toàn và
phát triển, là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhà nước
đạt mức khá, cao hơn mức bình quân của khu vực doanh nghiệp Việt Nam.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận và hiệu suất sử dụng lao
động của DNNN cao hơn mức bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệu suất
sinh lời trên tài sản bình quân các doanh nghiệp năm 2018 đạt 2,4%, trong đó
DNNN là 2,0%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1,6%, doanh nghiệp FDI là 5,8%.
Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân các doanh nghiệp năm 2018 đạt
7,6%, trong đó DNNN là 8,9%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 4,5%, doanh
nghiệp FDI là 15,4%. Hiệu suất sinh lời trên doanh thu bình quân các doanh nghiệp
năm 2018 đạt 3,8%, trong đó DNNN là 5,6%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là
2,4%, doanh nghiệp FDI là 5,6%.
621
395
253
212 205 220
123
164 150 175
98 67 46
14
26
73 55 69 32
96
105
Bảng 3.5 Hiệu suất sinh lời (Tỷ suất lợi nhuận)
Chung DNNN
100%
vốn NN Ngoài NN FDI
Tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản (ROA)
BQ 2011-2015 2,4 2,8 2,5 1,1 5,4
2016 2,7 2,6 2,9 1,4 6,9
2017 2,9 2,2 2,6 1,8 7,0
2018 2,4 2,0 2,2 1,6 5,8
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
BQ 2011-2015 8,2 12,1 10,1 3,4 15,1
2016 9,0 11,0 9,8 4,4 17,5
2017 10,0 11,4 10,6 6,0 18,1
2018 7,6 8,9 7,3 4,5 15,4
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (ROS)
BQ 2011-2015 3,7 6,0 5,6 1,5 6,1
2016 4,1 6,9 6,3 1,9 6,6
2017 4,2 6,4 6,1 2,5 6,6
2018 3,8 5,6 5,0 2,4 5,6
Nguồn: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020
Theo thống kê, DNNN có hiệu quả sử dụng lao động và thu nhập của người
lao động cao hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI. Năm 2018,
DNNN có hiệu suất sử dụng lao động là 20 lần, bình quân cả nước đạt 15,3 lần,
doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 16,1 lần, doanh nghiệp FDI đạt 12,6 lần. Thu
nhập người lao động bình quân năm 2018 đạt 8,82 triệu đồng/tháng, trong đó
DNNN có mức thu nhập bình quân cao nhất là là 12,56 triệu đồng/tháng, doanh
nghiệp ngoài nhà nước là 7,87 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp FDI là 9,7 triệu
đồng/tháng. Trong giai đoạn 2010-2018, thu nhập bình quân của lao động khu vực
doanh nghiệp tăng 110.5%/năm, trong đó, DNNN tăng 108.9%/năm, doanh nghiệp
ngoài nhà nước tăng 111.6%/năm, doanh nghiệp FDI tăng 111.4%/năm.
106
Bảng 3.6 Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng LĐ (lần) Thu nhập bình quân (trđ/tháng)
Năm 2011-2015 2016 2017 2018 2011-2015 2016 2017 2018
Cả nước 15,1 14,4 14,7 15,3 5,8 7,5 8,3 8,82
DNNN 17,8 16,2 18,0 20 8,9 11,4 11,9 12,56
DN 100% vốn
nhà nước
17,2 17,9 21,1 20 9,3 11,2 11,3 12,04
DN ngoài
nhà nước
15,7 15,6 15,5 16,1 4,9 6,4 7,3 7,87
DN FDI 12,4 11,8 12,3 12,6 6,6 8,5 9,0 9,7
Nguồn: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020
Về tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ: Tỷ lệ DNNN thua lỗ thấp hơn hơn mức bình
quân của khu vực doanh nghiệp. Năm 2018, có 15,2% DNNN bị lỗ, bình quân cả
nước là 48%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 48.3%, doanh nghiệp FDI là 42.3%.
Bảng 3.7 Tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ (%)
Bình quân 2011-2015 2016 2017
CẢ NƯỚC 39,9 49,1 48,0
DNNN 17,9 15,6 15,2
DN 100% vốn nhà nước 17,2 15,0 15,4
DN ngoài nhà nước 39,9 49,3 48,3
DN FDI 46,7 47,9 42,3
Nguồn: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019
Các DNNN, trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế, vừa hoạt động có hiệu quả (gần tương đương với các
107
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), đóng góp quan trọng cho NSNN để phục
vụ đầu tư phát triển (đóng góp thứ hai, sau khu vực kinh tế tư nhân); vừa đóng vai
trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng,
an ninh và thực hiện nhiều nhiệm vụ kinh tế, chính trị, quốc tế khác. Các DNNN
của Việt Nam đang chiếm thị phần rất lớn, thực sự đóng vai trò chi phối trong một
số ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế như năng lượng, viễn
thông, ngân hàng... đóng góp hơn 29% GDP của đất nước. Đặc biệt, nhờ có vai trò
chủ đạo của DNNN trong một số lĩnh vực đã góp phần vào công tác chỉ đạo, điều
hành kinh tế vĩ mô được tốt hơn trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến
động phức tạp trong thời gian vừa qua. Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 từ
cuối năm 2019 đến nay đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội trong nước và quốc tế. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các DNNN
đã chủ động trong việc thực hiện các giải pháp trọng tâm, duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh và các hoạt động an sinh xã hội, chung tay phòng chống Covid-19
(EVN giảm giá điện cho khách hàng; Vietnam Airlines tổ chức các chuyến bay cứu
trợ người dân từ các nước có dịch về nước và chuyên chở hàng hóa phục vụ chống
dịch; các tập đoàn, tổng công ty đóng góp lớn cho Quỹ Vacxin của Nhà nước).
Các DNNN, đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đã đóng vai trò quan
trọng trong việc duy trì và phục hồi nền kinh tế, đóng góp vào thành công của Việt
Nam năm 2020 là 1 trong 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất
đạt 2,9%, qua đó uy tín và vị thế của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
3.2.2. Những hạn chế, bất cập
Để đánh giá thể chế kinh tế đối với DNNN so với tiêu chí theo thông lệ quốc
tế tại Hướng dẫn quản trị DNNN của OECD, NCS đã tiến hành thu thập, khảo sát,
thống kê, phân tích số liệu về thực trạng quản trị DNNN tại 19 tập đoàn, tổng công
ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước so với tiêu chuẩn của Bộ Hướng dẫn của
OECD về Quản trị công ty trong DNNN (OECD, 2015) với 7 nhóm nội dung: (1)
Mục tiêu đầu tư vốn nhà nước vào DNNN; (2) Thực hiện vai trò chủ sở hữu nhà
nước đối với DNNN; (3) Đảm bảo cho DNNN hoạt động cạnh tranh, bình đẳng; (4)
108
Bảo đảm quyền của cổ đông thiểu số tại các DNNN đa sở hữu; (5) Bảo đảm quyền
của các bên lợi ích liên quan của DNNN; (6) Công bố thông tin của DNNN; (7)
Trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Nội dung các mẫu phiếu thể hiện tại Phụ lục 1;
tổng hợp kết quả đánh giá khuôn khổ quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
so với tiêu chuẩn của OECD gồm: mô tả mẫu, thông tin thu thập và kết quả khảo sát
của doanh nghiệp thể hiện tại Phụ lục 2. Số liệu thu về được tiến hành mã hóa, nhạ ̂p
liẹ ̂u, làm sạch dữ liẹ ̂u và thực hiẹ ̂n thống ke ̂, pha ̂n tích bằng phần mềm SPSS 22.0.
NCS sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu gồm: thống kê mô tả, phân tích tương
quan và sử dụng trong việc đánh giá về thực tiễn quản trị doanh nghiệp nhà nước tại
Việt Nam, đo lường mức độ đáp ứng của các nội dung quản trị DNNN tại Việt Nam
so với các tiêu chí theo thông lệ tốt quốc tế về thể chế kinh tế đối với DNNN, cụ thể
là các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tại Hướng dẫn quản trị doanh nghiệp nhà
nước của OECD (2015). Việc lựa chọn 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc UBQLV để
khảo sát do đây là các tập đoàn, tổng công ty lớn, quan trọng trong hệ thống kinh tế,
hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực trọng yếu (năng lượng, khai
khoáng, viễn thông, hạ tầng giao thông, công nghiệp, hóa chất, nông nghiệp), bảo
đảm một số cân đối lớn của nền kinh tế; đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương
thực quốc gia; đóng góp trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN),
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam
(TKV), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tổng công ty Hàng không Việt
Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty
Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà
nước (SCIC) Với nguồn lực về vốn, tài sản chiếm trên 50% tổng vốn, tài sản nhà
nước đầu tư tại các doanh nghiệp và với các ngành, nghề kinh doanh quan trọng,
nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được giao quản lý; 19 doanh
nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
bảo đảm sự phát triển trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, thiết yếu.
Do đó khảo sát thực trạng quản trị tại các tập đoàn, tổng công ty này sẽ giúp cho
109
việc đánh giá thể chế kinh tế tại các DNNN theo tiêu chuẩn quốc tế (thông lệ tốt
quốc tế) từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đối với
DNNN đáp ứng các yêu cầu đặt ra của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát khuôn khổ quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt
Nam so với tiêu chuẩn của OECD
Các tiêu chí theo nội dung Hướng
dẫn của OECD (2015)
Đáp ứng
tiêu chuẩn
thực hành
của OECD
Đáp ứng chưa
đầy đủ tiêu
chuẩn thực
hành của
OECD
Không đáp
ứng tiêu
chuẩn thực
hành của
OECD
Giá trị
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1. Lý do/mục tiêu phải duy trì sở
hữu nhà nước tại doanh nghiệp:
Nhà nước duy trì sở hữu của mình
tại doanh nghiệp là vì mục đích
công. Cần có đánh giá kỹ càng và
công bố công khai các mục tiêu của
chủ sở hữu nhà nước khi đầu tư
vốn tại doanh nghiệp
20 117 65 1,78 0,61
Tỷ lệ % 9,90% 57,92% 32,18%
2. Thực hiện vai trò của Nhà nước
với tư cách một chủ sở hữu (nhà
đầu tư): Nhà nước cần đóng vai trò
chủ sở hữu một cách tích cực, đảm
bảo việc quản trị DNNN được thực
hiện một cách minh bạch và có
trách nhiệm với mức độ chuyên
nghiệp và hiệu quả cần thiết.
34 156 12 2,11 0,47
Tỷ lệ % 16,83% 77,23% 5,94%
3. DNNN và cơ chế thị trường:
Khuôn khổ pháp lý và quản lý
các DNNN kinh doanh phải đảm
bảo một sân chơi bình đẳng trên
thị trường
22 165 15 2,03 0,43
Tỷ lệ % 10,89% 81,68% 7,43%
110
4. Đối xử bình đẳng với các cổ
đông khác: Khi các DNNN niêm
yết, Nhà nước và doanh nghiệp nên
công nhận quyền của tất cả các cổ
đông và đảm bảo đối xử công bằng
của cổ đông, đảm bảo quyền tiếp
cập thông tin của doanh nghiệp.
57 120 25 2,16 0,62
Tỷ lệ % 28,22% 59,41% 12,38%
5. Đảm bảo lợi ích của người có lợi
ích liên quan: Chính sách sở hữu
nhà nước cần quy định đầy đủ
trách nhiệm của DNNN đối với các
bên liên quan và yêu cầu DNNN
phải báo cáo về việc này. Chính
sách sở hữu nhà nước cũng cần nêu
rõ mọi yêu cầu của Nhà nước, các
hoạt động kinh doanh có trách
nhiệm của DNNN.
43 136 23 2,10 0,56
Tỷ lệ % 21,29% 67,33% 11,39%
6. Công khai thông tin và minh
bạch hóa hoạt động của DNNN:
Các DNNN cần tuân thủ các tiêu
chuẩn cao về minh bạch hóa, về kế
toán, kiểm toán chất lượng cao.
66 121 15 2,25 0,58
Tỷ lệ % 32,67% 59,90% 7,43%
7. Trách nhiệm của HĐQT: HĐQT
DNNN cần có thẩm quyền, năng
lực và tính khách quan cần thiết để
thực hiện các chức năng của mình
là định hướng chiến lược và giám
sát người điều hành DNNN. Họ
cần có sự liêm chính và chịu trách
nhiệm giải trình về hành động của
mình.
53 130 19 2,17 0,57
Tỷ lệ % 26,24% 64,36% 9,41%
111
Đánh giá mối tương quan giữa các nội dung theo hướng dẫn của OECD (2015):
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa các nội dung theo hướng dẫn của OECD (2015)
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Tiêu
chí 4
Tiêu
chí 5
Tiêu
chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 1
Pearson
Correlation
1 .645** .696** .686** .685** .649** .661**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
Tiêu chí 2
Pearson
Correlation
.645** 1 .830** .734** .829** .742** .787**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
Tiêu chí 3
Pearson
Correlation
.696** .830** 1 .675** .748** .704** .726**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
Tiêu chí 4
Pearson
Correlation
.686** .734** .675** 1 .895** .883** .933**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
Tiêu chí 5
Pearson
Correlation
.685** .829** .748** .895** 1 .802** .900**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
Tiêu chí 6
Pearson
Correlation
.649** .742** .704** .883** .802** 1 .884**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
Tiêu chí 7
Pearson
Correlation
.661** .787** .726** .933** .900** .884** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
Với mức ý nghĩa 5%, ta thấy các tiêu chí ở bảng trên đều có mối tương quan
với nhau, cụ thể:
112
Mối tương quan giữa tiêu chí 1 với các tiêu chí còn lại. Xét về mức độ quan hệ
mạnh yếu giữa các tiêu chí tác động với nhau thì tiêu chí 1 có tác động mạnh nhất
đến tiêu chí 3 (với giá trị là r = 0,696), kế đến là các tiêu chí 4 (r = 0,686), tiêu chí 5
(r = 0,685) và tiêu chí 1 tác động thấp nhất với tiêu chí 2 với (r = 0,645).
Mối tương quan giữa tiêu chí 2 với các tiêu chí 3, 4, 5, 6 và 7: tiêu chí 2 tác
động mạnh nhất với tiêu chí 3 (r = 0,830) và tiêu chí 5 (r = 0,829), kế đến là tiêu chí
7 (r = 0,787) và thấp nhất là với tiêu chí 4 (r = 0,829).
Mối tương quan giữa tiêu chí 3 với các tiêu chí 4, 5, 6 và 7: Xét về mức độ tác
động giảm dần, kết quả khảo sát cho thấy tiêu chí 3 có tác động mạnh nhất với tiêu
chí 5 (r = 0,748), kế đến là tiêu chí 7 (r = 0,726), theo sau là tiêu chí 6 (r = 0,704) và
thấp nhất là tiêu chí 4 với r = 0,675.
Mối tương quan giữa tiêu chí 4 với các tiêu chí 5, 6 và 7: Mức độ tương quan
lớn nhất là r = 0,933 đối với tiêu chí 7, kế đến là tiêu chí 5 với r = 0,895 và tương
quan với tiêu chí 6 là thấp nhất với r = 0,883.
Mối tương quan giữa tiêu chí 5 với tiêu chí 6 và 7: Mức độ tương quan giữa
tiêu chí 5 với tiêu chí 7 khi r = 0,900 và thấp nhất với tiêu chí 6 khi r = 0,802.
Mối tương quan giữa tiêu chí 6 với tiêu chí 7: Mức độ tương quan giữa chúng
là r = 0,884.
Từ kết quả khảo sát và thực tiễn, có thể phân tích các hạn chế, bất cập của việc
hoàn thiện thể chế kinh tế đối với DNNN so với tiêu chí theo thông lệ tốt quốc tế
như sau:
3.2.2.1. Mục tiêu đầu tư của chủ sở hữu nhà nước tại nhiều DNNN chưa rõ
ràng trên thực tế
Theo kết quả khảo sát, có 9,9% ý kiến cho rằng mục tiêu đầu tư của chủ sở
hữu nhà nước đáp ứng tiêu chuẩn thực hành của OECD; 57,92% ý kiến đánh giá
đáp ứng chưa đầy đủ và 32,18% ý kiến đánh giá không đáp ứng tiêu chuẩn của
OECD. Giá trị trung bình của mục tiêu đầu tư của chủ sở hữu nhà nước tại nhiều
DNNN là 1,78, nhỏ hơn mức trung bình trong khảo sát là 2 và với độ lệch chuẩn là
0,61. Đánh giá chung của kết quả khảo sát là pháp luật chưa quy định rõ ràng và cụ
113
thể lý do Nhà nước phải nắm giữ sở hữu tại doanh nghiệp cũng như vai trò của
DNNN.
Hình 3.9. Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí về mục tiêu đầu tư vốn
nhà nước vào DNNN
Nguồn: tác giả tổng hợp, thống kê
Mục tiêu đầu tư vốn nhà nước (hay lý do Nhà nước phải duy trì sở hữu tại
doanh nghiệp) là yếu tố quyết định để xây dựng mục tiêu hoạt động của DNNN và
thực hiện công tác quản trị DNNN. Vì vậy, thông lệ quốc tế yêu cầu phải công bố rõ
ràng về mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước tại khu vực DNNN và từng DNNN; đồng
thời, phải chỉ ra rằng, việc đầu tư vốn nhà nước là cách thức có hiệu quả để mang
lại lợi ích cho người dân - những người chủ sở hữu tối cao của vốn nhà nước tại
DNNN. Chính sách sở hữu “tốt” phải bảo đảm các tiêu chí: Thống nhất, rõ ràng và
phù hợp/hợp lý. Về hình thức, chính sách sở hữu thường được công bố bằng các
loại hình văn bản chính thức, thậm chí dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
.[80, tr57-58]. Chính sách sở hữu đối với DNNN ở Việt Nam chưa đảm bảo được
các yêu cầu trên, do đó tạo ra khiếm khuyết trong khung khổ quản trị trên cả bình
diện khu vực DNNN cũng như đối với từng DNNN, cụ thể:
- Thiếu thống nhất: Chủ sở hữu nhà nước chưa có một văn bản hay một dạng
pháp điển nào để công bố đầy đủ các nội dung của chính sách sở hữu nhà nước. Các
nội dung của chính sách sở hữu được xác lập và phân tán tại rất nhiều khung khổ
khác nhau từ nghị quyết, kết luận của Đảng và quy phạm pháp luật của Nhà nước
114
cho tới các văn bản chỉ đạo điều hành của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ
thống phân công, phân cấp thực hiện chức năng chủ sở hữu (Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, bộ ngành, chính quyền địa phương, người đại diện trực tiếp tại doanh
nghiệp). Do được đặt ở các khung khổ khác nhau, nên chính sách sở hữu nhà nước
không bảo đảm tính nhất quán, nói cách khác, chưa hình thành được một chính sách
sở hữu nhà nước thống nhất, là một trong những nguyên nhân dẫn tới DNNN chưa
có khung quản trị thống nhất.
- Chưa rõ ràng: Ở nước ta, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
Luật số 69, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Quyết
định số 58/2016/QĐ-TTg, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg và văn bản có liên quan