MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .7
1.1. Nguồn tài liệu .7
1.1.1. Nguồn tài liệu gốc của Hệ phái Khất sĩ.7
1.1.2. Nguồn tài liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. .9
1.2. Các công trình nghiên cứu.10
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam .10
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ và Ni giới Hệ phái Khất sĩ.19
1.2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu.25
1.2.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: .26
1.3. Khung lý thuyết và một số khái niệm.26
1.3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu .26
1.3.2. Mô hình khung phân tích.30
1.3.3. Một số khái niệm công cụ sử dụng trong luận án.31
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA
HỆ PHÁI KHẤT SĨ, NI GIỚI KHẤT SĨ VÀ GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ
KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .36
2.1. Khát quát về quá trình hình thành và phát triển của hệ phái Khất Sĩ.36
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời.36
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.38
2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của của tổ chức Ni giới thuộc Hệ
phái Khất sĩ.47
2.2.1. Khái quát về quá trình hình thành Ni giới Hệ phái Khất sĩ.47
2.2.2 Khái quát về các phân đoàn Ni.54
2.2.3. Khái quát về Giáo Đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí
Minh.58
2.3. Một số đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ, Ni giới Hệ phái khất sĩ và Giáo đoàn Ni
thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh .61
2.3.1. Một số đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ.61
2.3.2. Một số đặc điểm của Ni giới Hệ phái Khất sĩ và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái
194 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động của giáo đoàn ni thuộc hệ phái khất sĩ tại thành Phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thép”, mong muốn ai cũng hiểu được ý nghĩa và công dụng của
truyền thông là đưa thông tin, việc làm tốt đẹp của Tăng Ni lên mạng xã hội, giúp
lan tỏa. Hoằng pháp ngày nay được xem như là “đa phương hóa, đa dạng hóa”; và
người hoằng pháp cần phải vận dụng một cách trí tuệ những phương tiện hiện đại
cho việc truyền bá chính pháp.
Tinh thần hoằng pháp: Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy người giảng pháp
cần phải có và thông hiểu năm phận sự của mình (dhammadesakadhamma):
Thuyết tuần tự thứ lớp, có nghĩa là từ thấp lên cao.
Thuyết y cứ theo pháp môn và kinh điển.
Thuyết vì lòng từ bi, muốn cho người khác được lợi ích.
Thuyết không vì lợi lộc, không muốn được lợi hay được đền đáp.
Thuyết không đụng chạm mình và người khác, không cố ý châm chích, khen
mình chê người.
Người giảng pháp nếu thiếu một trong năm yêu cầu này thì xem như nhiệm
vụ hoằng pháp không hoàn hảo. Người thuyết pháp cần phải ghi nhớ rằng, thuyết
pháp không phải là dịp để thể hiện sự hùng biện của mình, thao thao bất tuyệt như
những diễn giả thế gian, và cũng không nên mượn diễn đàn Phật pháp để thể hiện
tri kiến tô bồi chủ nghĩa cá nhân. Nếu muốn phô diễn mặt bằng kiến thức thì đó
chỉ là học giả mà không phải hành giả, vì người hoằng pháp là một hành giả đã
trải nghiệm giáo lý của Đức Thế Tôn, và đang đem sự bình an hạnh phúc đến với
mọi người. Không nên lấy hiểu biết thế học của mình hay trích dẫn từ một danh
nhân nào đó và cho đó là Phật thuyết. Lại càng không nên lấy giáo lý của Đức
Phật để châm chích, chê bai đả kích người khác, hoặc đề cập những vấn đề không
thiết thực và không nằm trong giáo lý của Đức Phật. Đây là những điều mà nhà
truyền trao chính pháp nên tránh vì Đức Phật đã từng nói đó chỉ là lý luận, không
ích lợi cho cuộc đời.
Nói đến hoằng pháp là đề cập đến việc giảng dạy, thuyết giảng để mọi người
thấu hiểu và nhận thức rõ về con đường tu học. Vì con đường tu học còn nhiều gian
nan, nên giá trị chuyển hóa tâm thức cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế và mang nặng
85
tính lý thuyết. Chính vì vậy, thực hiện lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang, Ni giới
Hệ phái Khất sĩ đã chú trọng đến con đường hoằng pháp để giác ngộ mọi người. Ni
giới Hệ phái Khất sĩ luôn có những buổi thuyết pháp ở rất nhiều tỉnh thành khác nhau
trong khu vực Nam bộ cũng như trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy
lịch giảng dạy, thuyết pháp của một số Ni có học vấn cao trong tịnh xá Ngọc Phương
rất nhiều.
Hoạt động hoằng pháp của Hệ phái Khất sĩ nói chung và của Ni giới thuộc
hệ phái khất sĩ nói riêng hiện nay, như đã đề cập ở trên, đòi hỏi phải sử dụng
nhiều phương tiện khác nhau. Có thể thấy rằng, hiện nay tại thư viện Tịnh xá
Ngọc Phương các đầu sách do nhiều tác giả khác nhau chuyên tâm nghiên cứu
về nhiều khía cạnh trong Giáo đoàn khá phong phú, đặc biệt là những cuốn sách
nói về Ni trưởng Huỳnh Liên tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp. Riêng về đối tượng
nghiên cứu là Ni trưởng Huỳnh Liên hiện tại có rất nhiều sách, có những cuốn
sách chuyên nghiên cứu và thu thập về “bút tích Ni trưởng Huỳnh Liên”, cuốn
sách phân tích chuyên biệt về những áng thơ văn mà Ni trưởng đã viết trong quá
trình tu tập và hoạt động yêu nước của mình, như trong quyển “Đóa sen
thiêng” Thông qua những hoạt động trên cũng cho chúng ta thấy được mong
muốn của Ni giới Hệ phái Khất sĩ nói chung và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái
Khất sĩ là muốn mọi người biết đến tổ chức của mình nhiều hơn thông qua
những hoạt động hoằng pháp cụ thể.
Do nhu cầu tu học Phật pháp của Phật tử và nhân dân tại thành phố Hồ Chí
Minh ngày càng cao, Ban Hoằng pháp tại Tịnh xá Ngọc Phương luôn chú trọng
việc cơ cấu nhân sự Giáo đoàn Ni đều khắp trong các Tịnh xá tại các quận huyện
ở thành phố Hồ Chí Minh; tiếp nhận bổ sung vào đội ngũ giảng viên những Ni
sư đã tốt nghiệp các trường lớp Phật học. Ban Hoằng pháp đã kết hợp với Ban
Giáo dục Ni chúng đảm trách chương trình tu học Phật pháp của Ni sư tại các
điểm an cư kiết hạ hằng năm của giáo đoàn, phân công người phụ trách những
lớp giáo lý dành cho Phật tử của Hệ phái ở các quận huyện trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan,
lễ húy kỵ các vị tổ sư, được sự ủy nhiệm của Ban Trị sự, các tịnh xá, tịnh thất
86
đã mời các giảng sư về thuyết giảng giáo lý do Ban Hoằng pháp Hệ phái tổ chức
và đạo tràng Bát Quan trai do các vị nữ giảng sư ở tịnh xá Ngọc Phương đảm
trách, tạo thành nề nếp sinh hoạt tu học tốt đẹp cho Ni chúng và Phật tử. Nhiều
buổi thuyết giảng tại tịnh xá Ngọc Hòa, tịnh xá Ngọc Chơn, tịnh xá Ngọc Đức,
tịnh thất Tường Vân, tịnh xá Ngọc Linh, tịnh xá Ngọc Chung... đã quy tụ được
hàng trăm lượt Phật tử đến dự.
Đồng thời, để đáp ứng tinh thần tu học cho Phật tử tại gia của Giáo đoàn Ni
thuộc Hệ phái Phật giáo Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh, có một số tịnh xá Ni
tổ chức giảng pháp, thọ Bát Quan Trai vào chủ nhật hằng tuần, và thường xuyên
đưa các video giảng Pháp lên trang mạng xã hội Ni giới Khất sĩ và facebook...
Một số tịnh xá, tịnh thất do còn khó khăn nên thường tổ chức giảng pháp cho
Phật tử vào ngày cúng hội (tháng/1 lần). Ngoài việc được nghe thuyết giảng,
Phật tử ở các tịnh xá, tịnh thất này còn được thực hành Bát Quan Trai và pháp
môn niệm Phật.
Có thể thấy rằng, hoạt động hoằng pháp của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái
Phật giáo Khất sĩ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhìn chung có sự
tăng trưởng mạnh mẽ. Kết quả này có được là do hầu hết tịnh xá, tịnh thất được
xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu tu tập của Ni chúng cũng như
Phật tử của Hệ phái. Giáo đoàn Ni, tính đến thời điểm này được khá nhiều người
dân tại thành phố đặt niềm tin vào đường hướng tu tập và hành đạo của các Ni
sư, điều đó cho chúng ta thấy được rằng vai trò của hoằng pháp đến với người
dân thành phố là rất quan trọng và có ý nghĩa từ cá nhân đến cộng đồng.
Đối với từng cá nhân, hơn ai hết tín đồ đã ý thức được rằng Ni sư đã xuất
gia từ bỏ đời sống gia đình, chuyên tâm học hỏi và tu sửa, nhằm đạt được giác
ngộ, giải thoát và giáo hóa chúng sinh. Việc trợ duyên của hàng cư sĩ, giúp cho
Ni sư có thời gian tu hành, được gọi là hộ pháp chân chính. Ngày nay, sự hộ
pháp của hàng cư sĩ tại gia càng đa dạng hơn, với nhiều hình thức khác nhau, từ
bố thí, cúng dường vật thực cho đến thực hành pháp và hướng dẫn Phật pháp sâu
rộng đến mọi tầng lớp. Hộ pháp vừa có nghĩa là người ủng hộ Phật pháp, vừa có
nghĩa là sự che chở bảo vệ chính pháp được phổ biến khắp mọi nơi. Trong mối
quan hệ tương trợ lẫn nhau giữa tín đồ của Giáo đoàn Ni, thì chúng ta cũng nhận
87
thấy được các Ni sư đã nhận thức rõ được vai trò của mình và cần phấn đấu hơn
nữa việc hoằng pháp đến với cộng đồng. Trách nhiệm chính của Ni là truyền bá
chính pháp theo lời Phật dạy trên nền tảng nhân quả và đạo đức. Trước tiên, chư
Ni hướng dẫn khuyến khích quý phật tử nam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo,
giữ gìn năm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật và
đức Tổ sư, cũng như Ni trưởng Huỳnh Liên đã dạy, trao dồi rèn luyện đạo đức cá
nhân, xây dựng nếp sống gia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi
ích xã hội và hộ trì Tam bảo đúng theo luật pháp đất nước Việt Nam, với tinh
thần “tốt đời, đẹp đạo”.
3.2.2. Khất thực và tụng niệm
Khất thực
Khất thực có nguồn gốc lịch sử lâu đời từ trước khi Phật giáo xuất hiện.
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những
đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất
cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Tăng đoàn sống bằng
cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài
ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là
khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin
Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Từ ban đầu, họ không phải là những nhà tu
khổ hạnh tự hành xác để sám hối và không xem lối sống đơn giản tự nó là cứu
cánh mà chỉ là phương tiện để giải thoát những phiền toái hàng ngày để có thể
tập trung toàn lực vào công việc quan trọng duy nhất là đạt giác ngộ cho mình và
giúp ích cho người.
Khất thực được hiểu là thực hiện cách nuôi thân một cách chân chính do
Phật dạy cho những đệ tử xuất gia vừa xin vừa cho, vừa cho vừa học. Đó là thực
hành chính mệnh thanh tịnh. Đi khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát, chữ
Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một
người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật
chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, không được làm bằng vàng bạc
hay tất cả những kim khí quý... Nếu dùng bình bát bằng kim khí quý thì không
đúng phẩm hạnh của người xuất gia. Những người đã phát tâm xuất gia tức là tập
88
hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chính pháp, nghĩa là xả
phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Ở các nước theo Nam truyền Phật giáo, chư Tăng
đi khất thực thường dùng bình bát. Các nước theo Bắc Truyền Phật giáo chư
Tăng không đi khất thực, nên bình bát chỉ dùng trong ba tháng an cư kiết hạ, có
nơi còn ba tháng kiết đông; đồng thời, thỉnh thoảng có quý thí chủ phát tâm cúng
dường trai tăng thì cũng dùng bình bát để cúng Phật trước khi thụ trai.
Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước
giờ Ngọ, tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng
nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác,
không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để
xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Các thí chủ chỉ cúng dường những
thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn,
như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau
chưa nấu chín. Nếu chưa đủ dùng, chư Ni đi khất thực tiếp tục đi theo hàng dọc
đến nhà bên cạnh, nhưng không được quá bảy nhà. Người đi khất thực không
được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn
thịnh. Các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo
trồng phước duyên. Chư Ni đi khất thực không được tạo ra cảm tưởng là người
ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.
Khất thực xong, chư Ni trở về tịnh xá dùng bữa trước khi mặt trời đứng
bóng. Đây là bữa ăn duy nhất trong ngày, thông thường thức ăn được phân ra
làm bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có
hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho chúng sinh
không phải là người nhưng sống chung với người và cuối cùng còn lại là phần
mình dùng. Khi thọ dụng thức ăn các Tỷ-kheo xem đó như là việc uống thuốc để
duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ. Thọ dụng cúng phẩm
của người đời vừa đủ để đảm bảo không đói khát thì thôi, không được ham cầu cho
nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ. Sau bữa ăn, chư Ni tự mình rửa bát, xếp gọn các y,
ngơi nghỉ trong chốc lát, sau đó đến một gốc cây hay căn nhà trống, hay tịnh thất
ngồi thiền định như hành Tứ niệm xứ hay niệm hơi thở vào, hơi thở ra.
89
Một số khu vực tại thành phố, những gia đình Phật tử sống quanh các Tịnh xá
phân công chia nhau nấu thức ăn cúng dường cho các Ni sư. Từng nhà tự biết chia
nhau để phụ trách nấu cơm, cũng như đồ ăn để đem đến chùa cúng cho chư Ni,
hoặc sớt bát cho chư Ni trước chùa. Nhà này nấu cơm, nhà khác nấu canh hoặc nấu
thức ăn, cứ thế thay phiên nhau xoay vòng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, vào các lễ
lớn như rằm tháng tư, rằm tháng bảy, hình ảnh Chư tôn Đức Ni giới mặc y phục
màu vàng đất đi thành từng đoàn một cách ung dung, thong thả trên khắp các nẻo
đường nhận thực phẩm chay hoặc bánh trái của Phật tử cúng dường, mà không
nhận tiền hay đồ ăn mặn, khiến cho nhiều người không khỏi bỡ ngỡ. Điều này
không phải là ngạc nhiên, vì ai cũng biết việc nhiều người giả dạng nhà Sư đi vào
chợ hay các chỗ đông người để xin đã khiến cho Phật tử và cộng đồng cảm thấy
khó chịu và không thích. Vì thế, hình ảnh đoàn chư Tăng đi nhẹ nhàng và oai nghi,
chỉ nhận thực phẩm như trên khiến họ cảm thấy lạ và kính trọng. Một số ít quý Ni
sư đi Khất thực để thọ nhận thực phẩm, tuy nhiên không có nhiều và quý Ni sư này
đi rồi về cũng chia cho các Ni khác ở Tịnh xá, sau đó cũng lãnh cơm nấu tại chùa để
cùng ăn với đại chúng. Còn lại đa số ở các Tịnh xá hiện nay, Phật tử về tại đây nấu
cơm và thức ăn, sớt bát để quý Ni độ ngọ, chứ không cần đi Khất thực. Nguyên
nhân là do quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở thành thị đường xá, xe cộ
đông đúc, nên việc tiến hành đi Khất thực là khó thực hiện, hoặc do các Ni sư đa số
là những tu sĩ trẻ còn đi học hoặc các vị lớn tuổi đạo có nhiều hoạt động Phật sự
phải làm, nên không đi Khất thực được. Tiếp đó hành động này đang bị các đối
tượng xấu lợi dụng để trục lợi cho bản thân. Vì thế, đa số quý Ni sư không đi Khất
thực.
Riêng tại các Tịnh xá của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ hiện nay ở
thành phố Hồ Chí Minh đều đã có xây dựng khu vực bếp núc. Nơi đây, các Phật tử
sẽ đến để nấu thức ăn hoặc mang thực phẩm cúng dường đến cho các Sư sử dụng
vào buổi trưa. Hình thức khác, đó chính là các Phật tử gom góp tiền rồi nhờ người
làm công quả ở chùa nấu thức ăn dâng cúng cho các Ni sư, cũng như hỗ trợ về dinh
dưỡng cho một số Ni sư già hoặc bệnh tật.
Còn lại hoạt động Khất thực với đông Ni sư ở trong thành phố chỉ diễn ra
vào mỗi dịp lễ lớn hoặc các ngày kỉ niệm, các Ni sư sẽ đi Khất thực các tuyến
90
đường quanh khu vực tịnh xá và lên kế hoạch từ trước. Do đó, hoạt động này chỉ
còn là hình thức tượng trưng, để các Ni sư nhớ lại truyền thống đi Khất thực từ thời
xa xưa, nên thực phẩm được cúng ở đây không phải là thức ăn, mà đa số là những
chiếc bánh, cái kẹo hay một loại trái cây nào đó Nạn giả danh nhà Sư đi Khất
thực tại thành phố đã vô tình làm xấu đi hình ảnh tôn nghiêm của người tu hành
trong xã hội, đồng thời khiến cho việc được cúng dường, chia sẻ và gần gũi giáo lý
nhà Phật của Phật tử đang ngày càng bị ảnh hưởng. Thực trạng này đã khiến
Thường trực Ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1983,
đã đưa ra một thông bạch về việc giải quyết tệ nạn Khất thực không đúng pháp,
nhằm giải quyết vấn đề này. Như vậy có thể xem giai đoạn đầu những năm 80 của
thế kỷ XX là giai đoạn Khất thực giả phát triển và gây ảnh hưởng đến hình ảnh các
Tu sĩ trong cộng đồng.
Tuy nhiên, thông bạch này dù được đưa ra nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như
mong muốn, nạn Khất thực giả vẫn tồn tại và phát triển. Do đó vào ngày 25/9/1989
Ban trị sự thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nghị quyết về
việc giải quyết vấn đề tệ nạn Khất thực phi pháp. Khi đó, Nghị quyết đề ra việc
thành lập Ban kiểm tăng, Thành hội Phật giáo để trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện
trên địa bàn thành phố và các quận huyện. Đồng thời Ban Trị sự Phật giáo 17 quận,
huyện có kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình phối hợp với các ngành chức năng, ban
quản lý các chợ trên phương án cho từng nơi, từng điểm triển khai, thống nhất hành
động để đạt được kết quả cao nhất. Giáo hội cũng đề nghị ban ngành chức năng
quan tâm hơn, có phương án tích cực hơn, giúp những người giả dạng tu sĩ đi Khất
thực phi pháp, phi thời được hoàn lương, biết lao động sản xuất, có công ăn việc
làm trở thành những công dân tốt cho xã hội và để tạo điều kiện, môi trường thuận
lợi thực hiện các điều trên. Tăng, Ni phái Nam tông và Khất sĩ, không đi Khất thực
trong đợt đầu sáu tháng. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải ra thông tư giới
hạn nghiêm ngặt việc khất thực để bảo vệ danh dự của tăng đoàn, nhất là tăng
đoàn của Hệ phái Khất sĩ và Phật giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam. Đối với Hệ
phái Khất sĩ và Nam tông, sau ngày 01.5.2001, nếu vị nào vẫn muốn giữ hạnh khất
thực thì phải xin phép với Giáo hội và sẽ được giáo hội cấp giấy chứng nhận cùng
với phù hiệu đàng hoàng. Các vị này phải hành trì đúng chánh pháp, đúng luật qui
91
định của giới Khất sĩ, tức là chỉ đi khất thực từ 8 giờ đến 10 giờ sáng. Sau 10 giờ
sáng là phải trở về trú xứ. Chỉ được thọ nhận vật thực, không được nhận tiền bạc.
Về hành trang chỉ gồm có một chiếc bình bát duy nhất, không được mang theo túi
hay đãy. Đối với Ni giới, khi đi khất thực, phải đi từ hai vị trở lên, không được
đi một mình riêng lẻ.
Đối với chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại ít thực hiện nghi thức khất
thực bởi vì một phần do Giáo hội quy định, một phần bối cảnh xã hội tại thành
phố Hồ Chí Minh ở một số quận đường xá quá đông đúc, đi khất thực đôi
khi cũng gây ra những nguy hiểm nhất định. Chỉ ở một số quận vắng vẻ
hơn thì thỉnh thoảng chúng tôi có thực hiện.
Phỏng vấn Ni sư L.L tại Tịnh xá Ngọc Chơn [114]
Hằng năm, chư Ni an cư vào ba tháng mùa mưa. Tất cả trở về sống chung
trong các tịnh xá lớn tại Thành phố Giáo đoàn Ni thường tập trung tại Tịnh xá
Ngọc Phương hoặc Pháp viện Minh Đăng Quang. Trong thời gian này, chư Ni
không thực hiện khất thực, đã có thiện nam, tín nữ, đến tịnh xá "để bát" và lo tứ
sự cúng dường. Cứ đến ngày lễ Bố-tát vào ngày trăng tròn và ngày đầu trăng,
chúng Tỳ kheo cùng sống trong một vùng phải tập họp lại một chỗ gọi là giới
trường để tụng đọc Giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa. Chư Ni thì có đại diện đến xin
lãnh giới ở chư Tăng và trở về tịnh xá riêng của Ni để tụng đọc Giới bổn Ni.
Ngoài ba tháng an cư, chư Ni đi đến các trú xứ khác nhau, có thể vừa khất thực
để độ nhật, vừa thuyết pháp độ sinh, và vừa nỗ lực tinh cần tiếp tục hành Thiền
để đoạn trừ tham sân si. Tại tịnh xá Ngọc Phương dù phần lớn chư Ni không
thực hiện hành trì Khất thực nhưng vẫn có một vài Ni trì bình Khất thực hàng
ngày hoặc khi sức khỏe cho phép đối với những vị Ni lớn tuổi, theo tác giả biết
đây thuộc về việc lựa chọn của mỗi cá nhân. Như Ni sư Trạng Liên là một người
hơn 80 tuổi nhưng hàng ngày Ni vẫn đi khất thực vào mỗi sáng và giữ đúng giới
luật của việc khất thực của Giáo đoàn.
Từ những điều trên, có thể thấy rằng việc Khất thực cũng là một việc cần
thiết trong thực hành tôn giáo, vai trò của Khất thực là quan trọng cùng với đó là
vai trò của các vị Ni sư trong việc thực hành Khất thực trong một số điều kiện
cho phép này phái chỉnh chu và nghiêm túc hơn bao giờ hết. Những tín đồ thuần
92
thành am hiểu giáo lý và giáo luật của Hệ phái đã dùng những phép thử khác
nhau để kiểm tra người khất thực đó là thật hay giả. Số lượng tín đồ này tuy
không nhiều, nhưng cũng đủ để cho Giáo đoàn chú ý hơn trong việc giữ gìn giới
luật trong thực hành tôn giáo.
Việc tu học được thể hiện qua các họat động bắt buộc trong ngày của tu sĩ Ni
giới Hệ phái Khất sĩ đó là: đọc kinh (giờ nào rảnh thì đọc), tụng kinh (thời khuya và
thời tối); thiền định; khất thực; nghiên cứu kinh sách; thuyết giảng. Các hoạt động
đó thể hiện qua các thời sinh hoạt trong Niết bàn thời khắc biểu, các thời khóa này
phải được thực hiện một cách nghiêm cẩn và chính xác, cụ thể như:
Thời khóa tu tập trong ngày
Buổi khuya Buổi chiều
3 giờ 30 Thức chúng 13 giờ 30 - 14 giờ Kinh hành
4 giờ - 4 giờ 30 Kinh hành 14 giờ - 15 giờ 20 Đọc Chơn lý
4 giờ 30 - 5 giờ 30 Ngồi thiền 15 giờ 20 - 15 giờ 35 Giải lao
5 giờ 30 - 6 giờ Vệ sinh cá
nhân
15 giờ 35 - 16 giờ Kinh hành
6 giờ - 6 giờ 30 Điểm tâm 16 giờ - 17 giờ Thiền/ trình pháp
17 giờ - 18 giờ 30 Nghỉ
Buổi sáng Buổi tối
7 giờ - 7 giờ 30 Kinh hành 18 giờ 30 - 19 giờ Sám hối lục căn
7 giờ 30 - 8 giờ 25 Ngồi thiền 19 giờ - 19 giờ 15 Kinh hành
8 giờ 25 - 9 giờ 15 Đọc Chơn lý 19 giờ 15 - 20 giờ 05 Thiền tọa
9 giờ 15 - 9 giờ 30 Giải lao 20 giờ 05 - 20 giờ 15 Rải tâm từ
9 giờ 30 - 10 giờ 30 Ngồi Thiền 20 giờ 15 - 21 giờ Chia sẻ pháp hành
10 giờ 45 - 12 giờ Thọ trai 9 giờ 30 Chỉ tịnh
12 giờ - 13 giờ 30 Chỉ tịnh
Nguồn: tác giả quan sát tham dự tại Tịnh xá Ngọc Phương năm 2018
Ngoài ra còn hai mươi sáu phép đi khất thực của Ni giới Hệ phái Khất sĩ
1. Phép đi khất thực chỉ từ một tới hai người trừ khi nào đến xứ lạ, một hai ngày
đầu đi chung cho biết đường sá, đi từng người mỗi người cách khoảng hai thước.
93
2. Khi đi lấy cơm, hoặc đi trai tăng tại nhà cư sĩ thì được đi chung, đi một
hàng một, cách nhau 2 thước tây, ai lớn tuổi đạo đi trước, tập sự đi sau.
3. Tại tịnh xá có ban cư sĩ hộ pháp, hoặc có nhiều người xin cúng
dường luân phiên giáp 30 ngày trong mỗi tháng, thì Giáo hội nếu đông chia ra:
một nửa Tăng đi khất thực, một nửa nhận cúng dường trọn bữa ăn.
4. Tốt hơn là mỗi người hàng ngày đều phải đi bát, ban hộ pháp chỉ hộ
thêm sau khi đi về.
5. Khi đi khất thực nếu ai về không kịp ngọ, lỡ quá trưa thì phải độ nơi chỗ
vắng, gốc cây, xa đường lộ, phố xá, chợ đông. Phải tránh những chỗ dơ dáy bụi
bặm, cấu trược ồn ào, vì thế sẽ làm nhẹ thể pháp Phật.
6. Đi bát không được vô chợ, hoặc đứng phía góc chợ, hoặc chen lấn chỗ
đám đông. Nên đi vào t rong xóm hoặc các đường lộ xa chợ.
7. Mỗi đường có thể đi ba ngày, đi xa không quá ba ngàn thước.
8. Khi đi phải đi luôn, khi về nếu thiếu thì đứng trước cửa từ nhà (ngoài
đường, chớ không được vào thềm), mỗi nhà đứng năm ba phút theo thứ tự.
9. Khi bát còn lưng, thì ôm quá tay trái gần trước bụng, lúc đầy rồi phải để
vào túi, phủ nắp lại, quảy phía tay mặt không nhận nữa.
10. Không nhận lãnh đồ vật để trong túi, ngoài bát, hoặc trên nắp bát.
11. Không được nhận tiền, gạo, không được nhận đồ ăn mặn, khi người đem
đến cúng, mình có thể hỏi thêm chay hay mặn, đó là gương dạy thiện cho người.
12. Không được đi vào nhà ai khi đi khất thực. Nếu phải đi viếng ai, hoặc
có việc của Giáo hội sai, thì đi lại ngay nhà người ta trước, bát mang chớ không
ôm, khi về mới ôm ra đi xin mà trở về.
13. Không được đứng lại uống nước, hay đại tiểu khi đi khất thực.
14. Bát nếu ôm trần thì được nhận, bát mang trong túi cấm thâu nhận.
15. Không được ngó mặt thí chủ, hoặc nói chuyện quá năm sáu câu.
16. Ai có hỏi đạo giữa đường thì kiếm gốc cây ngồi nói, hoặc hẹn sau khi
độ cơm rồi sẽ nói, hoặc mời người đến ngay chỗ ngụ, hoặc để ngày khác người
thỉnh cúng dường tại nhà có Tăng đông, có cư sĩ nhiều sẽ nói.
17. Khi đi khất thực, ai muốn cúng hoặc thí gì tự ý, bao giờ người hỏi sẽ chỉ
dạy, bằng không thì thôi, chớ chê khen bắt lỗi ép buộc người ta.
94
18. Nếu biết cơm có dính lỡ đồ ăn mặn, thì khi về phải cho người khác, chớ
không được dùng, bằng khi túng ngặt, phải gạt rửa sạch mới được dùng.
19. Khi đi khất thực phải trang nghiêm hòa nhã ngó ngay xuống, ngó xa hai
thước, chớ ngó liếc hai bên, chớ tìm lóng nghe chuyện người nói, tâm phải niệm
Phật.
20. Đừng vừa đi vừa nói chuyện, chỉ chỏ, muốn qua đường quẹo phải đứng
lại xoay mình, chớ đừng đi tắt xéo.
21. Mỗi khi có chuyện gì thì phải đứng lại, có ai cúng thì chỉ lại người sau,
cho để bát trước.
22. Ngày nào ai đi bát đường nào, phải sắp đặt trước tại chùa, chớ đừng ra
đường lộn xộn.
23. Khi đi khất thực, ngoài món ăn ra, không nhận đồ gửi. Hãy bảo người ta
đem lại các chùa. Ai nói gửi cúng Phật thì không được nhận, hãy nói: “Tăng chỉ
là người tu đi xin ăn mà thôi”.
24. Đồ ăn rồi nếu còn dư phải cho hết, không được để dành.
25. Đồ khất thực trước phải độ trước. Đồ cúng dường sau phải độ sau.
26. Khi đi khất thực không được chống gậy, mang giày, che dù Bên
trong mặc áo chừa cánh tay mặt, đầu trần, chân không; bên ngoài phải mặc
vấn thượng y trùm kín.
Nhìn chung có thể nói, du hành khất thực thuyết pháp và hóa duyên làm
sống lại những hình ảnh và mục đích độ sinh như thời đức Phật còn tại thế. Đức
Tổ sư nhấn mạnh rằng, chư Tăng Ni của Hệ phái Khất sĩ phải nghiêm trì giới
luật, phải có phẩm hạnh tốt, sở học tốt, am tưởng pháp Phật để khi tín đồ và dân
chúng nhìn vào thấy Tăng Ni chúng xuất gia giống như thấy Phật. Cho nên, Ngài
thường nhắc nhở các đệ tử: “Một người thay mặt cho Phật thật không phải dễ,
mỗi cách hành động như đi đứng nằm ngồi, ăn, mặc, nói, làm; mỗi cách cư xử
đều phải giống như Phật, đặng cho thiện tín, hễ thấy Tăng cũng như thấy Phật.
Tăng chúng giữ giới, tướng mạo trang nghiêm, ở ăn theo Phật thì sẽ khơi gợi
được lòng tín ngưỡng của bá tính” [79; tr. 109].
Đối với một người có một chút suy tư sâu xa thì khái niệm “xin” không
tách rời khỏi khái niệm “cho”, khái niệm “học” không tách rời khỏi khái niệm
“dạy”. Người Khất sĩ vừa xin vừa cho, vừa học vừa dạy, theo chủ trương:
95
Xin vật chất cho lại tinh thần; học từ nơi tất cả chúng sinh, dạy lại tất cả chúng
sinh, tùy theo nhân duyên cảnh ngộ.
Ni giới thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh vừa xin vừa cho,
vừa học vừa dạy, theo chủ trương: Xin vật chất cho lại tinh thần. Chí ít thì cũng
tạo điều kiện giúp người thiện tâm có cơ hội để gieo một duyên lành nào đó, cơ
hội để mài mòn bớt sự ích kỷ; và cũng tự cho mình một cơ hội để mài mòn “cái
ta”, “cái ta” này bình thường tự động to lớn ra, vì vậy người có “cái ta
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoat_dong_cua_giao_doan_ni_thuoc_he_phai_khat_si_tai.pdf