MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.4
4. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .4
5. Đóng góp của luận án.6
6. Bố cục luận án.6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .7
1.1. Tình hình nghiên cứu .7
1.1.1. Một số công trình trong nước nghiên cứu về Nguyễn An Ninh. 7
1.1.2. Một số công trình nước ngoài nghiên cứu về Nguyễn An Ninh. 17
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề.23
1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.24
CHƯƠNG 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN AN NINH .26
2.1. Bối cảnh lịch sử.26
2.1.1. Bối cảnh thế giới . 26
2.1.2. Bối cảnh trong nước.28
2.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Sài Gòn - Gia Định.34
2.3. Truyền thống gia đình, dòng họ .37
2.4. Ảnh hưởng tư tưởng tư sản đến hoạt động yêu nước và cách mạng của
Nguyễn An Ninh trước năm 1922.41
2.5. Ảnh hưởng tư tưởng vô sản đến hoạt động cách mạng của Nguyễn An Ninh .45
Tiểu kết chương 2.52
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN AN NINH TỪ NĂM 1922 ĐẾN NĂM 1943.54
3.1. Hoạt động của Nguyễn An Ninh từ năm 1922 đến năm 1930.54
3.1.1. Hoạt động diễn thuyết .54
3.1.2. Hoạt động xuất bản, viết báo. 61
3.1.3. Xuất bản sách La France en Indochine (LFEI - Nước Pháp ở Đông Dương). 71
3.1.4. Thành lập tổ chức Thanh niên Cao vọng . 753.2. Hoạt động của Nguyễn An Ninh từ năm 1930 đến năm 1943.81
3.2.1. Vận động tranh cử và đấu tranh nghị trường . 81
3.2.2. Viết sách “Tôn giáo”, “Phê bình Phật giáo” . 92
3.2.3. Tổ chức Đông Dương Đại hội năm 1936. 97
Tiểu kết chương 3.107
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
CỦA NGUYỄN AN NINH.109
4.1. Hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh là một quá trình diễn ra
liên tục, kết hợp tư tưởng dân chủ tư sản với tư tưởng vô sản để đạt mục đích cuối
cùng là độc lập dân tộc.109
4.2. Hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh với nhiều hình thức đấu
tranh mới mẻ, hiện đại đã đáp ứng được những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra cho dân tộc
và thời đại.118
4.3. Hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh đã góp phần cổ vũ thanh
niên trí thức Việt Nam xác định lý tưởng, trách nhiệm trước lịch sử dân tộc .121
4.4. Hoạt động của Nguyễn An Ninh góp phần hình thành lớp người cộng sản và tổ
chức cộng sản ở Nam Kỳ .126
4.5. Hoạt động của Nguyễn An Ninh đã kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân tộc,
truyền bá tư tưởng tiến bộ của thời đại .131
4.6. Nguyễn An Ninh - tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm
trước nhân dân.136
Tiểu kết chương 4.140
KẾT LUẬN .142
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .147
TÀI LIỆU THAM KHẢO.148
DANH MỤC PHỤ LỤC.161
PHỤ LỤ
218 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh ở Việt Nam từ năm 1922 đến năm 1943, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng từ chối nộp thuế cho chính phủ và gia nhập
42 Là chủ nhà hàng Lạc Long Lữ Quán, thành viên của Đảng Thanh niên An Nam.
77
tổ chức quần chúng của Nguyễn An Ninh [114], [125], [126], [155], [158], [142]. Từ
năm 1927, Thanh niên Cao vọng đã mở rộng địa bàn xuống Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Rạch Giá, Sa Đéc, Tây Ninh, Gò Công, [121], [127], [128], [138], [140]. Tại
những nơi này, người dân xin gia nhập tổ chức rất đông và mang lại nhiều thành công
cho Nguyễn An Ninh trong hoạt động tuyên truyền.
Nguyễn An Ninh xác định mục đích của Hội là để tập hợp lớp trí thức yêu nước
cách mạng làm nòng cốt cho việc tuyên truyền cổ động và tập hợp, lãnh đạo quần chúng,
bên ngoài công khai tuyên truyền chủ nghĩa nhân văn tư tưởng Pháp, chủ nghĩa mác-xít,
tư tưởng và quan điểm Nguyễn An Ninh. Ở thành thị, Nguyễn An Ninh vận động vài
chục trí thức yêu nước như: Huỳnh Đình Điển, Huỳnh Đình Điểu, Võ Công Tồn, Khánh
Ký, Huỳnh Tấn Kiệt, Ở nông thôn, ông chọn thầy giáo, một số điền chủ tiến bộ, hội
tề có tinh thần yêu nước để làm nòng cốt lãnh đạo, dẫn dắt hướng dẫn nông dân đấu
tranh. Vì vậy, tổ chức đã tập hợp được một lực lượng đông đảo quần chúng ở cấp huyện,
xã ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Kỳ. Trong các báo cáo của Sở An Ninh gửi
cho Thống đốc Nam Kỳ và Toàn quyền Đông Dương cho thấy hoạt động của Nguyễn
An Ninh ở khu vực nông thôn diễn kha khá sôi nổi và dày đặc [135], [136], [157]. Các
trạm liên lạc ở Đông Nam Kỳ và Tây Nam Kỳ được ông và các thành viên của tổ chức
lần lượt thiết lập: “Nguyễn An Ninh đã bắt tay vào hoạt động nổi loạn dưới hình thức
mới, bằng cách đi xe đạp đến các tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, đặc biệt vùng Hóc Môn,
gần nơi ở của ông ta (Phú Nhuận - Gia Định), nơi dân chúng nổi tiếng về sự bạo loạn và
chống đối. Nguyễn An Ninh đã thành lập nhiều chi bộ thật sự, thường xuyên đóng góp
cho Đảng Nguyễn An Ninh bí mật tổ chức trạm liên lạc với các cơ sở miền Tây Nam
Kỳ, Ông đi đến đâu, nhân dân địa phương ra tổ chức đón mừng ông, tập hợp lại nghe
ông diễn thuyết” [143]. Việc chuyển hướng phạm vi hoạt động về nông thôn cho thấy
Nguyễn An Ninh đã nhìn thấy được vai trò cách mạng của giới bình dân, đặc biệt là của
nông dân trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Việc tập hợp họ lại để tuyên truyền
tư tưởng dân chủ, lý tưởng dân tộc trước khi hướng dẫn làm cách mạng của Nguyễn An
Ninh cho thấy sự vận dụng tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác một cách thuần thạo.
Thực tế cho thấy những thành viên của Thanh niên Cao vọng tham gia cách mạng đã
không sợ sệt, rụt rè, lùi bước trước mọi khó khăn.
Sau mỗi chuyến đi thực tế tại các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Kỳ, số lượng
thành viên tham gia Thanh niên Cao vọng tăng lên nhanh chóng. Nhận thấy những nguy
78
hại cho chính quyền cai trị, mật thám Pháp đã theo dõi gắt gao mọi hoạt động của Thanh
niên Cao vọng cũng như của Nguyễn An Ninh. Nhiều công văn mật của Nha cảnh sát
Đông Dương được báo cáo khẩn cấp tới Thống đốc Nam Kỳ về số lượng và địa bàn hoạt
động của tổ chức. Công văn mật số 319-S của Sở An ninh Nam Kỳ cho thấy số thành
viên của hội lên tới 7.000 người, phần lớn dân cư ngụ trong các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn
và Mỹ Tho [132]. Trong đó nhiều tổng, làng ở tỉnh Tân An có số người tham gia hội lên
tới con số hàng trăm: “làng Bình Nhựt, tổng An Ninh Hạ và làng Bình Duc, tổng Cuu
Cu Thuong thuộc tỉnh Tân An đã tham gia vào hội Nguyễn An Ninh, với khoảng 300
tín đồ” [143]. Do đó, theo sau Nguyễn An Ninh luôn dày đặc mật thám Pháp, nhiều
nhân viên tuyên truyền chủ chốt của Hội bị lưu chú trong “Danh sách Đen” của chính
quyền Pháp [136], [139].
Để nâng cao sức ảnh hưởng của tổ chức đến tầng lớp bình dân ở vùng nông thôn
các tỉnh Nam Kỳ, tại các buổi diễn thuyết cũng như các chuyến đi tuyên truyền cho tổ
chức có nhiều sách báo tiến bộ, tài liệu của các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp, tài liệu về chủ
nghĩa cộng sản, được phổ biến đến quần chúng. Mật thám Pháp ghi lại trong báo cáo
như sau: “Đây là bản báo cáo về chuyến đi của ông ta đến Đức Hòa, một quận được
thành lập từ hai tổng và 11 làng. Số lượng người đi theo và hâm mộ Nguyễn An Ninh
vào khoảng 700 đến 800 người. Nguyễn An Ninh luôn đi đến đó bằng xe đạp, cùng với
một chồng sách ở phía sau xe (Dân ước, Dân quyền và Dân Đạo)” [119]. Chính bởi vậy,
chính quyền thực dân xem tổ chức của Nguyễn An Ninh như một Đảng theo xu hướng
cộng sản chứ không phải như một tổ chức quốc dân thuần túy. Do đó, trong các tài liệu
của Sở Mật thám Nam Kỳ, “Thanh niên Cao vọng” được gọi là “Đảng Thanh niên Cộng
sản của Nguyễn An Ninh” [145].
Với cách tổ chức gọn nhẹ, độc đáo, những cốt cán của tổ chức chủ yếu nằm trong
nhân dân, sát với các hoạt động của nhân dân cho nên rất thuận lợi cho việc phát động
phong trào yêu nước của nhân dân. Sau khi tổ chức đón rước cụ Phan Châu Trinh từ
Pháp về Việt Nam (năm 1925), Nguyễn An Ninh đã tổ chức cho cụ hai buổi diễn thuyết.
Do lâm bệnh nặng, ngày 24/3/1926 cụ Phan qua đời, cũng ngày này Nguyễn An Ninh
bị chính quyền Pháp bắt sau vụ mít tinh ở đường Lanzarotte. Đám tang cụ Phan Châu
Trinh được Huỳnh Đình Điển cùng nhiều hội viên Thanh niên Cao vọng và đảng Jeune
79
AnNam của Trần Huy Liệu tổ chức trọng thể tại Bá Huê Lầu43. Hàng trăm ngàn đồng
bào các Lục tỉnh Nam Kỳ đến viếng và đưa tiễn chí sĩ yêu nước tấp nập trong suốt 10
ngày. Khắp nơi trên cả nước, các tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên đều tổ
chức lễ truy điệu. Tinh thần thành kính và dân chủ của đông đảo quần chúng đã trở thành
một cuộc biểu dương tinh thần yêu nước đoàn kết dân tộc chưa từng thấy. Đây là công
sức của đồng bào cả nước, tuy nhiên lo toan rước cụ về chăm sóc, tổ chức cho cụ diễn
thuyết và phần lễ tang có sự góp công quan trọng của cả gia đình Nguyễn An Ninh và
tổ chức Thanh niên Cao vọng.
Năm 1927, Nguyễn An Ninh cùng các thành viên của Thanh niên Cao vọng đã
thống nhất kế hoạch và tổ chức cúng giáp năm cho cụ Phan Châu Trinh tại nghĩa trang
gia đình ở Gò Công. Ngoài mục đích tưởng nhớ công lao của cụ Phan Châu Trinh đối
với dân tộc còn nhằm đoàn kết, tập dượt của các thành viên của tổ chức. Từ tờ mờ
sáng, hàng trăm ngàn thành viên Thanh niên Cao vọng ở Lục tỉnh tập hợp thành từng
đoàn đổ về thành phố dưới sự dẫn của các cốt cán chi, tổ. Một cuộc tuần hành lớn, một
buổi lễ nghiêm trang diễn ra khiến nhà cầm quyền bất ngờ. Tận dụng sự có mặt của
đông đảo dân chúng, Nguyễn An Ninh đã đứng ra công khai giải thích những luận điệu
gán ghép vô căn cứ về quan điểm Pháp - Việt đề huề hòng bóc trần âm mưu của chính
quyền thực dân Pháp, đồng thời giải thích cặn kẽ quan điểm hợp tác Pháp - Việt bình
đẳng của cụ Phan Châu Trinh để minh oan cho cụ. Qua đó, ông kêu gọi nhân dân hãy
mạnh mẽ, hãy hành động vì dân tộc: “hãy hành động một cách bí mật để làm cho dân
chúng An Nam mạnh mẽ hơn, hãy tránh xa Đảng Lập hiến và làm theo Phan Châu
Trinh” [153]. Sự thành công trong vận động quần chúng biểu dương lực lượng, tinh
thần yêu nước, ý chí đấu tranh thể hiện khả năng và trình độ tổ chức cao của tổ chức
Thanh niên Cao vọng, mà lãnh tụ tinh thần là Nguyễn An Ninh.
Sau một thời gian dài bí mật theo dõi, chính quyền Nam Kỳ nhận thấy hoạt động
của Nguyễn An Ninh và tổ chức Thanh niên Cao vọng không chỉ làm gia tăng hành
động chống đối nhà cầm quyền trong nhân dân, mà còn gây nguy hại cho an ninh thuộc
địa nên đã khủng bố gắt gao. Tháng 12/1927, một danh sách gồm 513 người ở Đức Hòa
(Chợ Lớn) đã bị chính quyền Pháp phát hiện và tổ chức lùng bắt [153]. Cuối năm 1928,
Nguyễn An Ninh cùng nhiều đồng chí chủ chốt bị bắt giam và kết án trong “Vụ án Hội
43 Khách sạn do Huỳnh Đình Điển làm chủ nằm ở đường số 54, đường Pellerin, nay là đường Pasteur, quận 1,
Tp. HCM.
80
kín Nguyễn An Ninh” (ngày 17/7/1929). Nguyễn An Ninh bị kết án 3 năm tù giam, nộp
phạt 500 franc và tước quyền công dân trong 5 năm. Mặc dù người đứng đầu bị bắt
giam, nhưng với cách thức tổ chức an toàn, bí mật mà người dân thường gọi là “Hội
kín”, Thanh niên Cao vọng vẫn bảo toàn về lực lượng, hoàn thành mục tiêu lập Hội
trước khi ngừng hoạt động.
Trong thời gian ngồi tù tại Khám Lớn (Sài Gòn) Nguyễn An Ninh đã gặp gỡ
Phạm Văn Đồng và biết được Nguyễn Ái Quốc đã lập Đảng Cộng sản ở nước ngoài.
Thông qua Châu Văn Liêm, Nguyễn An Ninh đã gián tiếp giới thiệu những thành viên
cốt cán của Thanh niên Cao vọng để được tuyển chọn, kết nạp vào An Nam Cộng sản
Đảng cuối năm 1929. Trong số đó, có nhiều người trở thành những đảng viên ưu tú của
Đảng Cộng sản Đông Dương như Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân, Võ Thành Mong, Phan
Văn Đối, Trương Văn Khải, Tô Ký,
Sau khi được ra tù, từ năm 1932 đến năm 1935, Nguyễn An Ninh đi khắp các
tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Kỳ để bổ sung lực lượng cho Đảng Cộng sản Đông Dương
nhằm phục hồi Đảng sau những năm bị địch khủng bố trắng. Nguyễn Văn Trân, người
bạn đồng hành Nguyễn An Ninh trong suốt 3 năm hành trình đã ghi lại trong hồi ký của
mình: “Trong thời gian từ năm 1932 đến 1935, tôi đã cùng anh Ninh đi hầu hết các tỉnh
Nam Kỳ để anh giới thiệu những quần chúng cách mạng đã được anh tổ chức cho Đảng
Cộng sản Đông Dương” [62, tr. 440]. Đây là minh chứng cho việc Thanh niên Cao vọng
tồn tại cho đến năm 1935 chứ không phải bị tan ra từ năm 1928 sau khi Nguyễn An Ninh
bị bắt giam như một số bài viết.
Những hoạt động liên tục và miệt mài của Nguyễn An Ninh cùng các thành viên
Thanh niên Cao vọng ở các vùng nông thôn không chỉ góp phần hình thành nên lớp
người cộng sản đầu tiên ở Nam Kỳ, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho Đảng Cộng
sản Đông Dương nhanh chóng bén rễ trong quần chúng nhân dân. Bà Điểm, Hóc Môn,
Tân An là những nơi hình thành nhiều chi, tổ của Thanh niên Cao vọng đã sớm thành
lập được những Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam Kỳ. Vùng Gia Định, Thủ Dầu Một,
Tân An cũng được Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức khai phá một cách dễ dàng.
Vậy là, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, căn cứ vào điều kiện lịch sử
và xu thế thời đại, Nguyễn An Ninh đã chủ động mở rộng phạm vi hoạt động về nông
thôn. Kết hợp cùng một số nhà yêu nước để thành lập tổ chức chính trị, lần đầu tiên
trong lịch sử chống thực dân Pháp giới bình dân được xem là như một lực lượng cách
81
mạng bên cạnh lực lượng trí thức nòng cốt. Tiềm năng cách mạng của giai cấp nông dân
cùng địa thế của vùng nông thôn đã được Nguyễn An Ninh khai thác để bảo vệ, che chở
vững chắc cho những người làm cách mạng. Với lòng yêu nước nồng nàn và chí khí
kiên quyết đấu tranh, Nguyễn An Ninh cùng những thành viên ưu tú của Thanh niên
Cao vọng không chỉ làm gia tăng sức mạnh của Đảng Cộng sản trong vai trò lãnh đạo
cách mạng Việt Nam dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn tạo nên một môi
trường thuận lợi cho Đảng Cộng sản Việt Nam bám rễ chốn thôn quê. Một sự nhịp nhàng
để thực hiện các nhiệm vụ do Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó sẽ là cơ sở để làm nên
những chiến công cho cách mạng dân tộc.
3.2. Hoạt động của Nguyễn An Ninh từ năm 1930 đến năm 1943
3.2.1. Vận động tranh cử và đấu tranh nghị trường
Chế độ nghị viện là một hình thức sinh hoạt chính trị mới mẻ được người Pháp
du nhập vào Việt Nam cùng với tiến trình xâm lược thuộc địa. Việc áp dụng quy chế
thuộc địa đã giúp Nam Kỳ được hưởng một số điều khoản như lãnh thổ Pháp ở chính
quốc. Bước sang thập niên 20 của thế kỷ XX, Nam Kỳ đã có sự chuyển biến đáng kể
của giới trí thức, nghiệp chủ, điền chủ người Việt. Những thay đổi tích cực về kinh tế
đã giúp họ mạnh mẽ hơn, sẵn sàng đòi hỏi những quyền lợi chính trị thỏa đáng cho nhân
dân bản xứ. Bên cạnh đó, bộ phận trí thức du học nước ngoài về, đặc biệt là từ Pháp
được bổ sung thêm đã nhanh chóng tham gia hoạt động cách mạng bên cạnh bộ phận trí
thức tân học trưởng thành từ nhà trường thực dân. Tiếp xúc trực tiếp với nền văn minh
phương Tây, mang khát vọng đấu tranh giải phóng giống nòi, số trí thức mới này đã
khuấy động phong trào chính trị người Việt ở Nam Kỳ. Không chỉ hoạt động công khai
hợp pháp trên mặt trận báo chí, các cuộc vận động bầu cử, tranh cử, đấu tranh nghị
trường cũng diễn ra sôi nổi. Khuynh hướng đòi hỏi sự công bằng vị thế chính trị cho
người Việt một lần nữa được đặt ra. Bấy giờ, bộ phận trí thức yêu nước và tư sản dân
tộc trở thành lực lượng đối lập đáng e ngại nhất của chính quyền thực dân.
Để mua chuộc giới tư sản bản xứ khiến họ đứng bên lề cuộc đấu tranh chống
Pháp, chính quyền thực dân đã cho Đảng Lập hiến44 có tên trong các sổ tranh cử, Hội
44 Đảng do Bùi Quang Chiêu, một trí thức Tây học sau khi trở về nước làm công chức cho chính quyền Pháp sáng
lập vào ngày 20/10/1926. Đảng được cấp phép hoạt động chính thức ở Pháp. Đảng Lập hiến có lực lượng tham
gia chủ yếu là người việt thuộc thành phần giai cấp tư sản dân tộc, đại địa chủ, tri thức tiểu tư sản, một số là binh
lính phục vụ trong hàng ngũ quân đội thực dân Pháp. Đảng này hoạt động chủ yếu ở Nam Kỳ. Một số nhân vật
tiêu biểu của Đảng Lập hiến ở Nam kì là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền, Dương Văn
Giáo, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Trần Văn Khá... Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa, thỏa hiệp với
thực dân Pháp vào đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX nhằm giành quyền lợi về kinh tế cho giới điền chủ, nghiệp chủ,
82
đồng Quản hạt Nam Kỳ (Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ), Hội đồng thành phố Sài Gòn,
trên các báo chí, phòng thương mại, phòng canh nông, Chính bởi vậy, tại Sài Gòn,
tính đến trước năm 1933, trong các kỳ bầu cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, Hội đồng
Thành phố Sài Gòn, Đảng Lập hiến và một số đảng phái chính trị tay sai Pháp thường
giành thắng lợi vì không có các đảng phái cách mạng ra tranh cử, lại được thực dân Pháp
ủng hộ hoặc dùng tiền mua phiếu. Trong chiến dịch đòi cải tổ Hội đồng Thuộc địa năm
1921, thông qua tờ La Tribune Indigène (Diễn Đàn Bản Xứ) Đảng Lập hiến đã đấu tranh
đòi mở rộng số lượng thành viên người Việt trong Hội đồng Quản hạt và đạt được một
số kết quả nhất định. Năm 1926, trong cuộc bầu cử vào Hội đồng Quản hạt, trong số 10
ghế dành cho người bản xứ thì thành viên đảng viên Đảng Lập hiến đắc cử cả 10. Không
chỉ vậy, Nguyễn Phan Long đại diện cho Đảng Lập hiến còn được bầu vào chức Phó
Chủ tịch. Trong quá trình đấu tranh hòng thay đổi vị thế của người Việt trong khuôn
khổ chế độ thuộc địa, tinh thần “Pháp - Việt đề huề” đã nhen nhóm những hy vọng trong
tầng lớp tư sản dân tộc của Đảng Lập hiến. Đây là một điều hết sức nguy hại cho phong
trào đấu tranh của dân tộc.
Nhận thức rõ tính chất mị dân của các hội đồng thuộc địa do người Pháp lập ra
và tính quốc gia cải lương của một số tư sản dân tộc Việt Nam, trong cuộc diễn thuyết
tại Trung Chánh (Gia Định) năm 1927 và làng Bình Nhựt, tổng An Ninh Hạ năm 192945,
Nguyễn An Ninh đã vạch trần cho người dân nhìn thấy, ông nói: “người An Nam là nạn
nhân của sự bóc lột của chính phủ thuộc địa và kêu gọi họ không nghe theo các hội đồng
thuộc địa” [118]. Nhờ đó, người dân Nam Kỳ đã nhận rõ bản chất giả tạo, mị dân cùng
công chức người Việt ở Nam Kỳ [Xem thêm: Thái độ của Sĩ phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông - Tây (từ thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XX), Trần Thuận (cb, 2014), Nxb Tổng hợp Tp. HCM, tr.110-112].
45 Trong một báo cáo của mật thám Vuong Thiem ngày 7/01/1929, Nguyễn An Ninh cùng với Phan Văn Hùm đã
đến làng Bình Nhut, tổng An Ninh Hạ để diễn thuyết. Ngày diễn thuyết, tất cả hương chức trong làng đều có mặt.
Nguyễn An Ninh đã tuyên bố rằng, các nỗ lực của người dân An Nam hiện nay là phải đòi cho được từ chính phủ
thuộc địa 5 điểm sau:
1. Nghị viện Nam Kỳ, được bầu theo phổ thông đầu phiếu và bao gồm 100 hội đồng có học vấn hoặc cử nhân
2. Tự do đi lại ở Pháp và nước ngoài.
3. Tăng lương cho binh lính mà gia đình đang bị chết đói. Trong trường họp có chiến tranh, không được bắt bớt
và dùng vũ lực tuyển mộ lính dự bị như trường hợp năm 1914. Nghị viện Nam kỳ sẽ quyết định việc tuyển
mộ bằng cách bỏ phiếu.
4. Ấn định tiền thuế thân của người bản địa tối đa là 6đ/năm.
5. Tự do viết bài cho các báo bằng tiếng quốc ngữ và hủy bỏ kiểm duyệt báo chí hòng bóp nghẹt “dân tộc An
Nam” Cuối bài phát biểu, Nguyễn An Ninh đã mời người nghe đến viết và ký vào đơn thỉnh nguyện tập thể
có 5 điểm nêu trên và gửi đến Thống đốc Nam Kỳ. Nếu Thống đốc im lặng trước đơn khiếu kiện của họ, thì
họ sẽ biểu tình chống thuế. [Xem thêm: Note No.10C du 23/01/1929 du Chef de province de Tanan au
Gouverneur de la Cochinchine au sujet des activités du parti secret “Jeune Annam”. HS số 13362, phông
Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II].
83
những chính sách dân chủ hình thức mà Hội đồng thuộc địa đề ra cho quần chúng, bước
đầu biết đến mở rộng dân cử từ việc kí đơn thỉnh nguyện.
Từ sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thực dân Pháp đã tiến hành nhiều
chiến dịch khủng bố dữ dội nhằm đàn áp cách mạng. Chỉ trong ba năm 1931 - 1933 đã
có tới 164 bản án tử hình, chủ yếu là các chiến sĩ yêu nước cách mạng. Tổ chức Đảng
tổn thất và gặp nhiều khó khăn nguy hiểm. Trước bối cảnh đó, ngày 15/6/1932, Đảng
Cộng sản Đông Dương đã ban hành “Chương trình hành động” chú trọng đấu tranh ở
khu vực thành thị và chủ trương “tổ chức mặt trận thống nhất liên hiệp bao nhiêu tổ chức
lực lượng phản đế, cùng tổ chức những cuộc hành động chung (như thị oai, bãi công)
luôn với các đoàn thể và bè phái quốc gia cách mạng nào mà đảng đã biết trước rằng là
bạn qua đường của công nông và sẽ lui vào phe phản trá” [66, tr. 27].
Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, hiện tượng trí thức được đào tạo từ Pháp
trở về Sài Gòn hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Mặc dù tư tưởng và thái độ chính trị của
nhiều nhóm trí thức có những khác biệt nhưng đều có chung mục tiêu là giải phóng dân
tộc. Theo đó, các hình thức đấu tranh công khai hợp pháp cũng được nở rộ. Tận dụng
những quy chế được áp dụng tại xứ thuộc địa Nam Kỳ và rút kinh nghiệm trong hai lần
vào tù, Nguyễn An Ninh nhận thấy cách mạng muốn có kết quả cần phải có sự hợp tác
rộng rãi, cá nhân sẽ không thành công. Với tinh thần hoà hiếu dân tộc, và là người có
ảnh hưởng tinh thần rất lớn đối với lớp trí thức lúc bấy giờ, tháng 9/1934 Nguyễn An
Ninh đã triệu tập một hội nghị giữa Đệ tam (nhóm cộng sản Stalin do Nguyễn Văn Tạo
đại diện) và Đệ tứ (Tơ-rốt-xkít46 do Tạ Thu Thâu lãnh đạo) để cùng nhau hoạt động báo
chí, tranh cử, xã hội với mục tiêu: “cùng đấu tranh chống chế độ thực dân và bọn Lập
46 Ở Việt Nam, chủ nghĩa Tơ -rố t-xkít xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX. Sự khởi đầu xuất hiện từ Đảng
Việt Nam độc lập (còn gọi là Đảng An Nam độc lập, PAI) thành lập tại Pháp. Thành phần chủ yếu của đảng là
thanh niên, sinh viên Việt Nam yêu nước sinh sống tạo Pháp do Nguyễn Thế Truyền lãnh đạo. Năm 1927 Nguyễn
Thế Truyền về nước, Đảng được tổ chức lại và đặt dưới sự lãnh đạo của Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương. Năm
1929, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương đã tham gia phe Tơ -rố t-xkít ở Pháp (Tả Đối lập) dưới sự lãnh đạo của
Alfred Rosmer. Năm 1930 những người theo chủ nghĩa dân tộc, cộng sản và Tơ -rố t-xkít Việt Nam đã tổ chức
biểu tình công khai trước cung điện Elysee (Paris) để phản đối thực dân Pháp tử hình các đảng viên Việt Nam
Quốc dân đảng sau khởi nghĩa Yên Bái. Sau khi bị Pháp dập tắt, nhiều sinh viên Việt Nam bị cầm tù hoặc bị trục
xuất về nước, trong đó có Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương. Ngoài ra, ở Nam Kỳ năm 1930 cũng có một nhóm
theo chủ nghĩa Tơ -rố t-xkít có tên là Ligue Commune (Liên minh Cộng sản Đoàn) thành lập ở Cà Mau do Đào
Văn Long lãnh đạo, gồm khoảng 50 thành viên. Rất nhanh chóng, chủ nghĩa Tơ -rố t-xkít ở Việt Nam phân thành
3 nhóm: Nhóm Đông Dương tả đối lập do Đào Văn Long và Hồ Hữu Tường Lãnh đạo, nhóm Đông Dương cộng
sản do Tạ Thu Thâu lãnh đạo và nhóm Tả đối lập Tùng thư do Huỳnh Văn Phương và Phan Văn Chánh lãnh đạo.
Trong đó nhóm Đông Dương cộng sản do Tạ Thu Thâu lãnh đạo mang tính ôn hoà, nhấn mạnh các biện pháp hợp
tác [Xem thêm: Nguyễn Đình Quỳnh, Huỳnh Thanh Mộng (2021), Sự hợp tác giữa Trotskyist và Stalinist ở Nam
Kỳ trong những năm 30 của thế kỷ XX, Nghiên cứu lịch sử số 4, tr.23-37).
84
hiến, bênh vực các yêu sách của công nhân và nông dân, truyền bá tư tưởng mác-xít
kinh điển, loại bỏ mọi công kích chống Liên Xô” [17, tr. 57].
Xuất hiện dưới tư cách là một trí thức Tây học yêu nước theo khuynh hướng dân
tộc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác – Lênin lại là “bạn”, “tiền bối” của nhiều
người Việt Nam theo chủ nghĩa Tơ-rốt-xkít và Stalin nên Nguyễn An Ninh rất có uy tín.
Dưới sự kết nối mềm dẻo cùng uy tín và tầm ảnh hưởng của Nguyễn An Ninh, hội nghị
đã đi đến thành công bằng một liên minh thống nhất và hợp tác được gọi là nhóm “Les
lutteurs” (nhóm Tranh đấu) 47 theo tên tờ báo La lutte do Nguyễn An Ninh và Nguyễn Văn
Tạo lập ra ngày 24/4/1933 làm cơ quan ngôn luận cho các cuộc vận động tranh cử48.
Với vai trò trung gian, Nguyễn An Ninh là người duy nhất trong nhóm La lutte
“không đứng dưới trướng của ai cả” [42, tr. 798] đã tạo nên một sự kiện chưa từng có
tiền lệ trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới. Những người yêu nước
Đệ tam và Đệ tứ cùng đứng chung trong một liên danh gọi là “Sổ lao động” để tham gia
vào cuộc tranh cử nghị trường và không công kích nhau trên các phương tiện truyền
thông hay trong tổ chức. Chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ gọi đây là sự hợp tác
giữa nhóm “Cộng sản hợp pháp” với nhóm “Cộng sản bất hợp pháp” [100].
Sự kết hợp đầu tiên giữa nhóm Đệ tam và Đệ tứ là cùng nhau đưa “Sổ lao động”49
tham gia vào cuộc bầu cử Hội đồng Thành phố Sài Gòn từ ngày 30/4/1933 đến
07/5/1933. Theo đó, tờ báo La lutte cũng đăng bài cổ động cho cuộc vận động tranh cử.
Nguyễn An Ninh là người vận động tích cực cho nhóm trong cuộc bầu cử. Thông
qua các bài viết: “Đem hết cả Sổ lao động lên làm đại biểu là tỏ sự “đồng lòng” của
chúng ta”; “Hãy bỏ thăm cho những ứng cử viên lao động, tất cả hãy dồn thăm cho
liên danh Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Nở”,... Nguyễn An Ninh đã chỉ ra quyền lợi
và sức mạnh của nhân dân, đồng thời kêu gọi tinh thần đấu tranh bằng cách bỏ phiếu
47 Những trí thức trẻ tiêu biểu trong nhóm gồm: cộng sản như Nguyễn Văn Tạo (1908 - 1972), Dương Bạch Mai
(1904 - 1965) - hai người này ở Pháp về, Nguyễn Văn Nguyễn (1910 - 1953), Trốt-kít như Tạ Thu Thâu (1906 -
1945), Phan Văn Hùm (1902 - 1946), Huỳnh Văn Phương (1906 - 1970), Trần Văn Thạch (1903 - 1946), Phan
Văn Chánh (sinh năm 1906), Hồ Hữu Tường (1910 - 1980) [Xem thêm: Huỳnh Bá Lộc (2017), Thái độ của trí
thức Nam Kỳ (1919 - 1939), Luận án Tiến sĩ lịch sử Việt Nam, trường Đại học KHXH&NV, Tp. HCM].
48 Năm 1933, Nguyễn An Ninh cùng Nguyễn Văn Tạo đã tận dụng môi trường đấu tranh công khai cho ra đời tờ
báo Pháp ngữ với tên gọi “La lutte” (Tranh đấu) để tuyên truyền cho cuộc bầu cử và huy động sự ủng hộ của nhân
dân. Báo nhờ một người có quốc tịch Pháp là Edgar Ganofsky48 đứng tên để tránh những phiền toái từ chính quyền
Pháp. “La Lutte” xuất bản được 4 số, phát hành được 10.000 bản thì đình bản khi cuộc bầu cử kết thúc và do sức
ép của chính quyền thực dân [Xem thêm: Note confidentielle, No. 821-C du 29 août 1935 du Gouverneur de la
Cochinchine au Gouverneur général de l’Indochine au sujet du Journal “La lutte”, HS số IIA45/315(3), phông Phủ Thống
đốc Nam Kỳ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II].
49 Hay còn gọi là “sổ Tạo - Nở”, gồm 8 ứng viên, đứng đầu là Nguyễn Văn Tạo, viết báo, đứng cuối là Nguyễn
Văn Nở, thợ nhà in.
85
cho các thành viên của “Sổ Lao động”. Trong cuộc bầu cử này, Nguyễn An Ninh nêu
hai ý tưởng cho thời kỳ mới cho phong trào đấu tranh: “(1). Chỉ có áp lực của đám
đông quần chúng mới bắt buộc được nhà cầm quyền phải thực hiện những cải cách xã
hội, và đám đông quần chúng này chúng ta cần phải kêu gọi họ đứng lên tranh đấu và
tự tổ chức thành một lực lượng; (2). Những công việc công cộng ở cấp độ thành phố
hay ở cấp độ của cả nước không phải chỉ liên quan đến những giới được ưu đãi, những
giới trí thức và những giới nghiệp chủ. Giới thợ thuyền cũng phải được tham gia vào
đời sống chính trị” [42, tr. 708].
Cùng nhiều cây viết xuất sắc như Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch
Mai, trên các trang báo La lutte, lần đầu tiên các yêu sách của giới công nhân, lao
động về các yêu cầu cơm áo cho lao động mất việc, giờ làm 8 tiếng, phổ thống đầu phiếu
được nêu lên. Vì vậy, ngay từ số báo đầu tiên, chính quyền Nam Kỳ đã liệt tờ La lutte
vào phản động, chống chính quyền: “biểu hiện và hành động nguy hiểm và bất hảo của
ban biên tập toàn cộng sản và chống chính quyền” [101].
Ngay từ số báo đầu tiên ra ngày 24/4/1933, La lutte đã được đánh giá là tờ báo
được đồng bào Nam Bộ thời đó yêu mến sau tờ LCF và L’Annam. Ngoài những bài viết
kêu gọi quần chúng ủng hộ “Sổ lao động” trong cuộc tranh cử, những nội dung mang
tính thời sự, chính luận đăng trên La lutte được giới trí thức đánh giá là hay nhất Đông
Dương thời bấy giờ. Các bài đăng tập trung phân tích, b