MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU 8
1.1. Tổng quan tư liệu và tình hình nghiên cứu 8
1.2. Lý thuyết nghiên cứu và một số thuật ngữ sử dụng trong luận án 25
Chương 2: TƯ TƯỞNG GIÁO HUẤN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TRONG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO 38
2.1. Học thuyết xã hội Công giáo 38
2.2. Nội dung tư tưởng giáo huấn cơ bản về trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo 68
Chương 3: VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO HUẤN VỀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI TRONG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO ĐỐI
VỚI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 75
3.1. Biểu hiện vai trò tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam
hiện nay 75
3.2. Biểu hiện vai trò tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo đối với giáo dân Việt Nam hiện nay 95
Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 123
4.1. Xu hướng vận động trách nhiệm xã hội của Công giáo ở Việt Nam 123
4.2. Một số khuyến nghị nâng cao trách nhiệm xã hội của người Công giáo
Việt Nam 136
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỀU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 165
225 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Học thuyết xã hội công giáo về trách nhiệm xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 người)...
Giáo dân các quận nội thành Hà Nội, thi đua phát triển mạnh ngành
dịch vụ, buôn bán; các huyện ngoại thành phát triển ngành nghề truyền thống
với quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao [148, tr.27]. Tại các tỉnh Bắc
Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng... xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư
nhân người Công giáo hoạt động đa ngành như: đóng tàu; vận tải đường thủy,
dịch vụ du lịch, chế biến thủy sản, cơ khí, chế tạo,... mỗi doanh nghiệp thu từ
1 đến 100 tỷ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động có
thu nhập ổn định từ 5- 10 triệu đồng mỗi tháng. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
99
có 136 cơ sở chế biến thủy sản và 4 cơ sở đóng, sửa tàu thuyền tại các giáo xứ
Sao Mai, Bến Đá, Tân Phước, Phước Bình, Phước Lâm, Chu Hải và Hải
lâm... đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động
[148, tr.21].
Giáo hội và các giáo sĩ, tu sĩ Công giáo ở Việt Nam khuyến khích
cộng đồng tín hữu tích cực giúp đỡ nhau trong sản xuất. Nhiều giáo phận,
giáo xứ có chương trình trợ giúp phát triển kinh tế (thuộc ban Caritas) với
nhiều hình thức như: Cấp vốn (quỹ tín dụng); cấp vật nuôi; tạo công ăn việc
làm; đào tạo nghề... Quỹ tín dụng giáo phận Lạng Sơn đã cho hơn 20 gia
đình vay vốn phát triển kinh tế [7]; giáo phận Vinh, cấp trâu bò, vật nuôi cho
132 gia đình, cho 50 gia đình vay vốn, giúp người nghèo ổn định cuộc sống,
đồng thời cho họ cơ hội thăng tiến [8]; giáo phận Kontum, thành lập nhóm
tín dụng hỗ trợ phụ nữ dân tộc, đến nay có 86 tổ tiết kiệm, tương trợ trong
32 làng, thuộc 11 xứ, vốn lưu động gần 3,7 tỉ, hiệu quả mô hình đang tiếp
tục được nhân rộng... [6].
Người Công giáo luôn nhận thức sâu sắc việc dấn thân trên các lĩnh vực
của hoạt động kinh tế là đòi buộc mang tính luân lý. Các tín hữu đã tích cực
tham gia lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm giàu cho bản thân, gia
đình và toàn xã hội. Hoạt động kinh tế Công giáo luôn thấm đượm tinh thần
nhân đạo và chiều kích nhân văn; quan tâm đến quyền và lợi ích của con
người trên mọi bình diện. Tích cực tham gia vào các ngành kinh tế xanh, bảo
đảm môi trường lao động lành mạnh, mang lại sinh kế cho cộng đồng xã hội.
Tương trợ giúp đỡ nhau trong phát triển, chia sẻ kinh nghiệm, vốn, lợi
nhuận... tạo lập môi tường kinh tế lành mạnh, thân thiện với cộng đoàn và
toàn xã hội.
Tuy nhiên, so với Công giáo ở các nước trên thế giới, kinh tế Công giáo
Việt Nam chiếm tỷ trọng chưa cao, chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm
năng sẵn có. Phần đông người Công giáo sống ở vùng nông thôn, miền núi,
100
vùng đồng bào dân tộc ít người, phát triển kinh tế khó khăn; cơ hội tiếp cận
các nguồn lực tương đối hạn chế. Vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại sự “cứu
rỗi”; quan niệm cuộc sống chỉ “thoáng qua”, “sống gửi”; chú trọng chăm lo
phần hồn (đi lễ, cầu nguyện, sống đạo), ít lo phần xác (chứng đạo giữa đời)...
ở nhiều người Công giáo. Công tác giáo dục, đào tạo nhân lực chưa chú trọng
đúng mức, chất lượng lao động chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của
người Công giáo. Nhiều phong trào phát triển kinh tế chưa thực sự đi vào đời
sống của đồng bào Công giáo, một số chương trình chỉ mang tính hình thức,
cả giáo dân và hàng giáo sĩ không nhiệt tình hưởng ứng.
3.2.2. Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị
Thư Chung năm 1980 và một số thư chung tiếp theo, Giáo hội Công
giáo Việt Nam đã xác quyết rõ đường hướng “đồng hành cùng dân tộc”. Trên
bình diện lý luận, mối quan hệ Công giáo và dân tộc (trọng tâm là quan hệ
Công giáo và Nhà nước) cơ bản được giải quyết thấu đáo. Từ đây, người
Công giáo đã vui cùng với niềm vui chung của toàn dân tộc; biết ưu sầu trước
những khó khăn, vấn nạn, thách đố của tương lai; “mở lòng, mở dạ” đón nhận
ánh sáng Phúc Âm trong bầu không khí toàn dân chung tay, góp sức xây dựng
đất nước mạnh giàu, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thực hiện tinh thần canh tân, thích nghi của Công đồng Vatican II, Thư
chung 1980 của hội đồng giám mục Việt Nam, nhất là huấn từ của Giáo
hoàng Bênêdictô trước đây và giáo hoàng Phanxico hiện nay, “người Công
giáo tốt đồng thời là người công dân tốt”, Công giáo ở Việt Nam đã nhập thế,
hòa mình vào xã hội, dấn thân trên mọi lĩnh vực của đời sống để “xây dựng
nước Thiên Chúa ở trần gian”, trong đó có lĩnh vực chính trị.
Trách nhiệm chính trị của người Công giáo - điều mà hãy còn “xa lạ”
đối với Giáo hội (quan phương) trước năm 1975, thì nay đã trở thành bổn
phận của người Công giáo ở Việt Nam. Người Công giáo đã để lại dấu ấn
trên tất cả các mặt của đời sống chính trị, từ quán triệt, thực hiện chủ trương,
101
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; hưởng ứng các phong trào thi
đua, các cuộc vận động; đoàn kết Công giáo trong khối đại đại đoàn kết dân
tộc; tham gia trực tiếp các hoạt động chính trị, tổ chức chính trị trong hệ
thống chính trị.
Một là, Công giáo quán triệt, thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách Pháp luật của Nhà nước.
Trong những đợt sinh hoạt chính trị lớn của dân tộc, người Công
giáo đã không đứng ngoài cuộc. Trên mọi miền đất nước, họ luôn tích cực
trong hưởng ứng cuộc vận động:“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”; nỗ lực khai thác những điểm tương đồng về tư duy, quan
điểm giữa Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Thiên Chúa, cụ thể bằng việc học tập
các chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo Việt Nam”;
“Bác Hồ với người Công giáo Thủ Đô”... qua đó hiểu biết sâu sắc về quan
điểm, tư tưởng của người mác xít đối với Công giáo; cùng toàn dân tộc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Giáo hội đã phối hợp với
các tổ chức chính trị mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về an ninh, quốc
phòng; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; các nghị định, chỉ thị của Chính phủ,
chính quyền địa phương.
Từ năm 2017 đến 2018, giới Công giáo đã tham gia 28 hội nghị phổ
biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Cập nhật thông tin về tôn giáo, công
tác tôn giáo cho hơn 5.000 lượt chức sắc và 17.000 lượt tín đồ tham dự, trong
đó có chức sắc, tín đồ Công giáo. Trực tiếp hỗ trợ 17 tỉnh, thành phố tổ chức
70 hội nghị phổ biến cho 17.000 chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Phát hành hơn
12.000 cuốn văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo (tiếng Việt và tiếng
Anh), 24.000 tài liệu hỏi đáp pháp luật, 4.000 tài liệu hỏi đáp pháp luật bằng
tiếng Bana, Êđê, Giarai, Khơme [12]. Những hoạt động trên đã thu hút được
sự tham gia của đông đảo các vị linh mục, tu sĩ, các vị trong Ban hành giáo và
giáo dân bày tỏ thái độ đồng tình, đón nhận.
102
Đồng bào Công giáo nhận thức sâu sắc về trách nhiệm chính trị của
mỗi công dân - giáo dân. Tạo lập sự gắn bó tình cảm của mỗi người Công
giáo với quê hương, đất nước. Góp phần nâng cao nhận thức về quyền lợi,
trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Củng cố niềm tin, sự đồng thuận, cổ vũ người
Công giáo cùng đồng bào cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội đất nước. Đồng thời, đồng bào Công giáo có điều kiện đưa tâm
tư, nguyện vọng phản ánh với cấp có thẩm quyền,... tạo bầu không khí đối
thoại, góp phần giải quyết nhiều vụ việc vừa đúng quy định của pháp luật, vừa
đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đồng bào Công
giáo và nhân dân [148]. Chủ động đấu tranh làm thất bại những luận điệu
tuyên truyền, xuyên tạc đường lối tôn giáo của Đảng, hành vi phương hại đến
đoàn kết lương - giáo.
Hai là, Công giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước.
Là giáo dân, đồng thời là công dân, Công giáo Việt Nam luôn ý thức
hoàn thành tốt bổn phận “đạo - đời”. Từ năm 2009 đến nay, hưởng ứng phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” do Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam khởi xướng, giới Công giáo đã phát động phong trào:
“Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp
đạo” trước đây với 7 nọi dung tốt đời, 3 đẹp đạo theo Mười điều răn của
Chúa; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh, sống tốt đời, đẹp đạo” hiện nay (từ năm 2017).
Phong trào đã nhanh chóng phát triển sâu rộng trong toàn quốc và
mang lại những kết quả thiết thực. Nhiều Giáo phận có những sáng kiến hay,
những phong trào cụ thể, thiết thực, như “Xây dựng xứ họ đạo tiên tiến”;
“Tốt đời, đẹp đạo”; “Xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến, sống tốt đời, đẹp đạo”...
ở Thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình. Phong trào “Xây
dựng xứ, họ đạo gương mẫu” ở Thái Bình; “Tiếng kẻng học bài” cho học
sinh, sinh viên ở Khánh Hòa; “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, ở Nam
103
Định, Thanh Hóa; “ Mỗi người Công giáo Thủ đô là một công dân tốt” ở Hà
Nội.. với đời sống đạo có phong trào “Hiền mẫu sống đạo hôm nay” cho các
bà mẹ Công giáo ở Đắc Lắc [19].
Hiện thực tinh thần nhập thế, người Công giáo đã trực tiếp chung sức,
cùng toàn thể nhân dân xây dựng quê hương. Tại Giáo phận Xuân Lộc, hưởng
ứng kêu gọi của các linh mục, toàn thể giáo dân tham gia xây mới, nâng cấp
cầu đường; nạo vét kênh mương với tổng số tiền trên 107 tỷ đồng; đưa huyện
Xuân Lộc và thị xã Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên trong cả
nước. Nhiều linh mục ở tỉnh Cà Mau kêu gọi giáo dân xây dựng hàng trăm
cây cầu bê tông, trị giá mỗi cây từ 30 đến 80 triệu đồng. Tại Đắc Lắc, từ năm
2015 đến nay, đồng bào Công giáo đã góp hàng chục tỷ đồng xây dựng nông
thôn mới, đưa 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới trước thời hạn (2017). Kiên
Giang có 36 xã và 1 huyện đạt nông thôn mới (2017). Ninh Bình, đồng bào
Công giáo thôn Dũng Thủy, xã Xuân Thiện, huyện Kim Sơn đã hiến 600m2,
đóng góp trên 500 triệu đồng, 1.300 ngày công [148, tr.31]. Giáo xứ Vinh An,
Xã Đoài, Vinh Hương, Bác Ái, Đức Hạnh, Thổ Hoàng, Xuân Lộc Thánh
Mẫu, vô Nhiễm ở tỉnh Đăk Nông, bà con giáo dân đã tự góp hàng chục tỷ
đồng, hàng ngìn ngày công, cùng toàn dân xây dựng đường bê tông phục vụ
sản xuất. Nghệ An: trong vòng 5 năm (2015-2018), cộng đoàn giáo dân tỉnh
đã hiến 99.142m2 đất, chặt bỏ 4380 cây các loại, tháo dỡ 12.990m tường bao,
đóng 38 tỷ, 512 triệu đồng và 71.895 ngày công xây dựng nông thôn mới
[148, tr.87].
Tham gia phong trào, người Công giáo ở làng quê, xứ, họ đạo được gần
gũi, chia sẻ, hiểu biết, tạo mối tương giao với người trong và ngoài Công
giáo, cả hệ thống chính trị cơ sở.
Ba là, Công giáo tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống các tệ
nạn xã hội.
An ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội luôn là điểm sáng của
đồng bào Công giáo. Chú trọng nhấn mạnh, khai thác điểm tương đồng của
104
pháp luật Nhà nước với Giáo luật Giáo hội; kết hợp xây dựng và thực hiện tốt
nội quy, hương ước và những điều răn cấm của Giáo hội. Qua khảo sát, hiện
tượng tệ nạm xã hội ở khu vực có đông đồng bào Công giáo sinh sống ít hơn
nhiều so với khu vực khác. Đặc biệt, khu dân cư Công giáo toàn tòng hầu như
không có tệ nạn, tình hình an ninh đảm bảo.
Nhiều mô hình bảo đảm an ninh của người Công giáo như: “Tiếng kẻng
an ninh”, “Khu dân cư, giáo họ không có tội phạm” ở Bình Phước; “Ba an
toàn: tự quản, tự phòng, tự bảo vệ”, “Xứ đạo không ma túy, không tội phạm”;
“Xứ đạo bình yên”, “Bình yên làng nghề”, “Gia đình hòa thuận” ở Nam Định,
Ninh Bình, Bình Thuận, Đồng Tháp; “Xứ họ đạo bình yên, ba không (không
tội phạm, không ma túy, không mại dâm) ở Cần Thơ, Đà Nẵng; “Làng Công
giáo tự quản”; “Vùng giáo ba không” (Không có tội phạm, không có người
nghiện ma túy, không có con em vi phạm pháp luật); “Gia đình không có
người thân vi phạm pháp luật”... xuất hiện ngày càng nhiều.
Tại Bình Phước, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hải Phòng..., Linh mục và Hội
đồng mục vụ ở nhiều giáo xứ trực tiếp tổ chức tuyên truyền cho bà con giáo
dân chấp hành nghiêm pháp luật; vận động thanh niên Công giáo chấp hành
nghĩa vụ quân sự. Đồng bào giáo dân tạo lập không gian văn hóa lành mạnh,
thiết chế văn hóa đồng bộ như: thư viện, khu thể thao, câu lạc bộ... nhằm
hướng thanh niên tránh xa các tệ nạn xã hội. Một số linh mục đến tận gia đình
có người thân vướng vào tệ nạn xã hội để chia sẻ, động viên bà con giáo dân
ngăn ngừa, phòng chống.
Theo số liệu, tại Hải Phòng 124/137 xứ, họ đạo không có tệ nạn xã hội
[147, tr.31]. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 chỉ có 1.780 người Công
giáo được tuyên dương người tốt việc tốt, thì năm 2007 là 3.472 người; năm
2015 có 5 tập thể và 10 cá nhân được Ủy ban nhân dân Thành Phố tặng bằng
khen; 10 tập thể và 25 cá nhân được Ủy ban Trung ương Mặt trận Thành Phố
tặng bằng khen; 17 tập thể và 26 cá nhân được Ủy ban Đoàn kết Công giáo
105
Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen. Tỉnh Nam Định, có 345
xứ, họ đạo tiên tiến, 64.450 gia đình Công giáo gương mẫu, 98 làng văn hóa
cấp tỉnh, thành phố; Cần Thơ, 92% gia đình Công giáo đạt chuẩn gia đình văn
hóa, 30/39 khu dân cư Công giáo đạt chuẩn khu dân cư văn hóa; tỉnh Bến Tre
có 90% gia đình Công giáo đạt chuẩn gia đình văn hóa [149, tr.33].
Bốn là, Công giáo tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị
Thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, công tác xây dựng
lực lượng cốt cán, tạo nguồn để kết nạp đảng viên là người có đạo đã được
tiến hành trong cả nước. Tính đến tháng 10/2017, cả nước có 27.357 đảng
viên là tín đồ Công giáo (chiếm 0,54%), trong đó có 2.160 người dân tộc
thiểu số (chiếm 7,89%). Một số tỉnh có số lượng đảng viên là người Công
giáo cao như: Nam Định 4.293 người (chiếm 15,6%); Đồng Nai 2.149 người
(chiếm 7,8%); Hà Nội 1.419 người; Ninh Bình 1.384; Hà Nam 1.303 người
[2]. Số đảng viên là người Công giáo ở một số địa phương đã phát huy được
vai trò, sống tốt đời, đẹp đạo, được nhân dân và đồng bào Công giáo tín
nhiệm bầu vào các vị trí chủ chốt, trở thành lực lượng cốt cán trong hệ thống
chính trị.
Công tác phát triển đảng viên có đạo đã góp phần tích cực trong việc
tăng cường lực lượng cán bộ nòng cốt ở vùng có đông đồng bào Công giáo.
Theo thống kê, hiện nay số cốt cán là người Công giáo tham gia trong tổ chức
đảng các cấp là 1522 người, (cấp tỉnh 10, cấp huyện 98, cấp xã 1414 người);
Số cốt cán là người Công giáo tham gia bộ máy chính quyền các cấp là 3570
người (cấp tỉnh 74, cấp huyện 252, cấp xã 3149 người); Số cốt cán là người
Công giáo Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và cơ quan Mặt trận Tổ Quốc các cấp là
5186 người (cấp tỉnh 89, cấp huyện 441, cấp xã 4656 người); Số cốt cán là
người Công giáo trong các cơ quan đoàn thể các cấp là 4879 người (cấp tỉnh
50, cấp huyện 252, cấp xã 4574 người); số cốt cán là người Công giáo trong
106
các tổ chức Công giáo các cấp là 2471 người (cấp tỉnh 179, cấp huyện 254,
cấp xã 2038 người) [2].
Đảng viên là lực lượng cốt cán trong Công giáo, được xác định là nòng
cốt trong các phong trào thi đua yêu nước. Họ là những tấm gương, đi đầu
trong vận động quần chúng là người có đạo thực hiện tốt đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tham gia
đấu tranh với những hành vi lợi dụng Công giáo và những hoạt động tôn giáo
trái pháp luật trong vùng đồng bào Công giáo, góp phần thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương, đơn vị, là cầu nối giữa hệ thống chính trị với chức
sắc, tín đồ.
Nhiều chức sắc, tín đồ đã trực tiếp tham gia Quốc hội, hội đồng nhân
dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên của
Mặt trận như Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội bảo
trợ người tàn tật và trẻ mồ côi vẫn không ngừng tăng lên. Qua so sánh trong
mối tương quan Công giáo với các tôn giáo khác (chủ yếu là Phật giáo),
chúng tôi thấy, tỷ lệ người Công giáo tham gia trong các tổ chức chính trị xã
hội vẫn chiếm ưu thế:
Năm 2015, Tổng số người Công giáo tham gia ứng cử đại biểu Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2016-2021): chức sắc có 332 vị,
chiếm 12,9% (kém Phật giáo: 68%); giáo dân 9719 người chiếm 69,0% (hơn
Phật giáo: 18,4%) [2]. Trong đó, người Công giáo tham gia ứng cử ứng đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2016-2021) với tỷ lệ
như sau:
Tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV có 2 chức sắc, chiếm
18,1% (kém hơn Phật giáo: 72,7%); 1 tín đồ, chiếm 16,6%, (bằng Phật giáo).
Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có 30 chức sắc, chiếm
24,7%, kém Phật giáo (58,6%); giáo dân chiếm 66,6%, hơn Phật giáo
(23,9%). Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, chức sắc
107
có 68 người chiếm 12,9%, kém Phật giáo (73,1%); giáo dân 387 người, chiếm
65,8%, hơn Phật giáo (25,3%). Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp xã, có 232, chiếm 12,4%, kém Phật giáo (67,1%); giáo dân 9217 người,
chiếm 69,3%, hơn Phật giáo (18,0%).
Việc tham gia ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp là hoạt
động phản ánh mong muốn, khát vọng và trách nhiệm chính trị của người
Công giáo. Qua số liệu cho thấy: thành phần người công giáo tham gia ứng cử
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp bao gồm cả chức sắc và tín đồ số
lượng đông, chiếm tỷ lệ cao so với các tôn giáo giáo khác. Đặc biệt, riêng số
lượng tín đồ ứng cử tham gia hội đồng nhân dân các cấp chiếm tỷ lệ rất cao
(hơn 65%) tổng số tín đồ ứng cử trong cả nước. Một số chức sắc đã tham gia
trực tiếp vào hệ thống chính trị, mặc dù tỷ lệ chưa nhiều, nhưng chứng tỏ
Công giáo ở Việt Nam đã “nhập thế” phần nào vượt ra sự “trói buộc” bởi
Giáo luật Giáo hội.
Chỉ tính riêng số lượng người Công giáo là đại biểu Quốc hội, hội đồng
nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2016-2021) là 223 chức sắc, 6714 tín đồ. Trong
đó, có 3 đại biểu Quốc hội (1 linh mục, 2 giáo dân); 48 đại biểu hội đồng nhân
dân cấp tỉnh (21 chức sắc, 27 giáo dân); 259 đại biểu hội đồng nhân dân cấp
huyện (43 chức sắc, 252 giáo dân); 6591 đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã
(158 chức sắc, 6433 giáo dân). Từ số liệu, cho thấy tỷ lệ trúng cử rất cao
(69,7%) [2]. Hiện nay, có 224 người Công giáo tham gia Ủy ban Mặt trận,
Chính quyền xã, phường, thị trấn; 3.680 người là tổ trưởng, tổ phó và thư kí
tổ dân cư; rất nhiều người là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên
các đoàn thể chính trị-xã hội như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Chữ thập
đỏ, Thân nhân kiều bào v.v... [148, tr.12].
Số liệu trên chứng minh rằng, người Công giáo không những có trách
nhiệm chính trị, mà còn có uy tín chính trị trong xã hội. Nhiều chức sắc, tín
108
đồ đã trở thành những tấm gương tiêu biểu cho đường hướng “tốt đời, đẹp
đạo” đồng hành cùng dân tộc.
Năm là, người Công giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Quá trình hình và phát triển Công giáo ở Việt Nam gắn liền với vận
mệnh quốc gia dân tộc Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của các tổ chức
Công giáo yêu nước, nhất là Ủy ban Đoàn kết Công giáo. Sự ra đời của một
tổ chức Công giáo yêu nước không chỉ là tất yếu khách quan, mà còn là một
đòi buộc của Phúc âm, cũng như giáo huấn của Giáo hội về bổn phận, trách
nhiệm của một Kitô hữu đối với xã hội với Tổ quốc và dân tộc của mình. Vì
vậy, ngay từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã có những tổ
chức tiền thân, để rồi 1984 chính thức lấy tên là Ủy ban Đoàn kết Công giáo.
Trong những năm qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo đã thực sự là tổ
chức đại diện phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam; là thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức đoàn kết rộng rãi người Công
giáo Việt Nam cùng dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình; Ủy ban luôn phấn đấu cho sự nghiệp đồng hành,
đồng tiến theo hướng “Giáo hội gắn bó với dân tộc, nhằm phục vụ hạnh phúc
đồng bào” theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Với nhiều hoạt động thiết thực, Ủy ban Đoàn kết Công giáo đã chủ
động khởi xướng nhiều phong trào thi đua thiết thực với mục đích “7 tốt đời,
3 đẹp đạo”; làm tốt nhịp cầu kết nối giữa đạo và đời, tạo ra những buổi gặp
gỡ, đối thoại giữa chính quyền, mặt trận với các vị giám mục giáo phận, tạo
không khí thân thiện với mục tiêu xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”;
tham gia triển khai quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước để đồng bào Công giáo thêm tin tưởng, đồng thuận cùng đồng bào
các giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đất nước....
Như vậy, đa số chức sắc Công giáo thực hiện đường hướng hành đạo
gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, ngày càng tin tưởng vào chính sách tôn
109
giáo của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, số chức sắc cao tuổi đã và đang tích cực
tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng mối quan hệ đạo - đời
hòa hợp, góp phần vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, muốn
đưa tinh thần đồng hành cùng dân tộc thấm sâu vào hoạt động của Công giáo
ở Việt Nam. Đây là những người có tầm ảnh hưởng lớn trong hàng giáo
phẩm và giáo dân, vì vậy ngày nay, phần đông người Công giáo đã thể hiện
đầy đủ trách nhiệm chính trị, tích cực cùng đồng bào cả nước tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng
sản Việt Nam.
Giáo hội Công giáo khuyến khích toàn thể giáo sĩ, giáo dân nỗ lực dấn
thân trên tất cả các mặt của đời sống chính trị đất nước. Giáo hội, chủ động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, truyền thống, phong tục, tập quán,
văn hóa dân tộc. Giáo dân hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước; tích cực
than gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp
đạo’, ấm no, hạnh phúc. Có ngày càng nhiều hơn người Công giáo tham gia
ứng cử, đề cử, trúng cử vào các cơ quan của Đảng, nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng chức sắc tham gia ứng cử và
trúng cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không quá nhiều so với các
tôn giáo khác, điều này được lý giải bởi sự quy định của hệ thống Giáo luật
Công giáo, đồng thời thiếu sự ủng hộ, thậm chí bị cấm cản từ phía giáo
quyền. “Vẫn còn một bộ phận chức sắc Công giáo tăng cường hoạt động củng
cố, sắp xếp lại nhân sự nhằm thao túng bộ máy Giáo hội để tập hợp lực lượng
chống Đảng, Nhà nước ta” [69, tr.32]. Một số linh mục trẻ (sinh sau năm
1970 ở miền Bắc và miền Trung), ảnh hưởng của lối sống và tư duy phương
Tây đã có nhiều biểu hiện quá khích; phục hồi tư tưởng chống Cộng; công
110
khai chống đối; không hợp tác, thách thức chính quyền; soạn thảo tài liệu vu
cáo Nhà nước đàn áp tôn giáo; kích động giáo dân, các “lực lượng dân chủ”
đòi “mở rộng dân chủ, tự do tôn giáo” [69, tr.33-34].
Các thế lực thù địch quan tâm lợi dụng các phần tử cực đoan Công giáo
vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Thường xuyên
xúc phạm, quy kết, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính
phủ trong phát triển kinh tế - xã hội. Lợi dụng đức tin và lòng sùng đạo của để
lôi kéo tín đồ tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật... Đồng thời,
lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp lực lượng chống phá cách mạng Việt
Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ đồng bào Công giáo với
Đảng, Nhà nước [69, tr.60-63].
3.2.3. Biểu hiện trên lĩnh vực từ thiện xã hội
Bác ái là hoạt động không thể thiếu của mọi tôn giáo, trong đó có Công
giáo. Trên cơ sở đức ái và là biểu hiện sinh động của bác ái trong thực tiễn
đời sống, hoạt động từ thiện nhân đạo của Công giáo không chỉ là sứ mệnh
căn bản của đạo Công giáo, mà còn nét đẹp đạo đức, hạt nhân tích cực trong
giáo lý, là trách nhiệm của mỗi tín đồ.
Phát huy truyền thống tương thân tương ái, chứng đạo giữa đời, hoạt
động Bác ái đã thu hút được đông đảo linh mục, tu sĩ, cá nhân, tập thể tham gia.
Ngày 2/7/2008 Ủy ban bác ái xã hội (Caritas) của Giáo hội Công giáo
Việt Nam được tái lập, sau 10 năm (2018) có 26 Ban bác ái xã hội (Ban
Caritas) trực thuộc 26 giáo phận, dưới Ban Caritas có Phòng Caritas các giáo
xứ. Thông qua Caritas, các hoạt động truyền thông; gây quỹ và thực hành dấn
thân vào các lĩnh vực cụ thể.
Theo báo cáo của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam các tỉnh, thành
phố, kết quả tổng hợp 5 năm qua, hoạt động gây quỹ (nhân lực, tiền, hiện vật)
tăng gấp nhiều lần các năm trước đó. Chỉ tính riêng về tiền, Giáo hội Công
giáo cả nước đã đóng góp khoảng trên 600 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với kết
111
quả thực hiện giai đoạn 2005-2010 [123]. Có thể khảo sát hoạt động Bác ái xã
hội Công giáo ở Việt Nam hiện nay trên 3 lĩnh vực chính: Giáo dục; y tế; cứu
trợ, an sinh xã hội.
3.2.3.1. Trong hoạt động giáo dục, đào tạo
Giáo dục là thế mạnh truyền thống của người Công giáo. Thực tế, Trong
những năm gần đây, một số tổ chức chuyên và không chuyên về công tác giáo
dục, đào tạo của Giáo hội đã tiến hành đa dạng các hình thức hỗ trợ giáo dục.
Giáo dục Công giáo thường tập trung vào: Giáo dục mầm non; giáo dục nghề
nghiệp; lớp học tình thương; cấp học bổng, trợ giúp mùa thi; ... tất cả đề