Luận án Hồi ký, tự truyện hiện đại Việt Nam từ góc nhìn diễn ngôn thể loại

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Đóng góp mới của luận án 5

6. Cấu trúc của luận án 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1. Tình hình nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam 8

1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết diễn ngôn 8

1.1.2. Nghiên cứu việc vận dụng diễn ngôn vào văn học Việt Nam 12

1.2. Tình hình nghiên cứu hồi ký, tự truyện hiện đại Việt Nam 17

1.2.1. Nghiên cứu mang tính tổng quan 17

1.2.2. Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm hồi ký, tự truyện tiêu biểu 23

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỒI KÝ, TỰ TRUYỆN TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGÔN THỂ LOẠI 32

2.1. Cơ sở lý luận 32

2.1.1. Một số vấn đề thể loại 32

2.1.2. Quan điểm nghiên cứu loại hình và các phương pháp truyền thống trong việc phân loại tác phẩm văn học 44

2.1.3. Quan điểm nghiên cứu văn học và thể loại văn học từ góc nhìn diễn ngôn 47

2.2. Cơ sở thực tiễn 55

2.2.1. Khái quát hồi ký, tự truyện Việt Nam giai đoạn 1900 - 1945 55

2.2.2. Khái quát hồi ký, tự truyện Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 56

2.2.3. Khái quát hồi ký, tự truyện Việt Nam giai đoạn sau 1975 57

2.3. Quan điểm nghiên cứu hồi ký, tự truyện từ góc nhìn diễn ngôn 59

2.3.1. Nhận thức về “sự thật”, “chân lý” trong hồi ký, tự truyện 59

2.3.2. Lằn ranh “phi hư cấu” - “hư cấu” trong hồi ký, tự truyện 63

 2.4. Định hướng xác lập mô hình nghiên cứu của luận án 68

CHƯƠNG 3: HỒI KÝ, TỰ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ MÃ TƯ TƯỞNG CỦA THỂ LOẠI 79

3.1. Cái tôi tác giả - người kể chuyện: cái tôi chứng nhân về “sự thật” của quá khứ 79

3.1.1. Cái tôi hồi tưởng về tuổi thơ và các mối quan hệ gia đình 80

3.1.2. Cái tôi tự thú, đánh giá về chính mình 84

3.1.3. Cái tôi tài năng, tâm huyết với nghề 87

3.2. Bức tranh thời đại và bức chân dung về con người qua dòng hồi tưởng 93

3.2.1. Bức tranh đời sống xã hội trong quá khứ qua những biến thiên lịch sử 93

3.2.2. Những bức vẽ chân dung bằng hữu qua hồi tưởng 106

3.3. Một số biểu hiện khác biệt về mã tư tưởng - “sự thật” giữa hồi ký và tự truyện 113

 3.3.1. “Sự thật” trong thể hồi ký - sự thật “ngoại quan” 113

 3.3.2. “Sự thật” trong thể tự truyện - sự thật “nội quan” 118

CHƯƠNG 4: HỒI KÝ, TỰ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ MÃ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ LOẠI 125

4.1. Điểm nhìn trần thuật đa dạng trong cấu trúc diễn ngôn hồi ký, tự truyện 125

4.1.1. Ưu thế của điểm nhìn chủ quan từ người kể chuyện ngôi thứ nhất 127

4.1.2. Xu hướng đa dạng hóa góc nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất 135

4.1.3. Điểm nhìn chủ quan từ người kể chuyện ngôi thứ ba 138

4.2. Kết cấu linh hoạt trong diễn ngôn hồi ký, tự truyện 140

4.2.1. Kết cấu theo trật tự biên niên 142

4.2.2. Kết cấu phân mảnh 146

4.2.3. Kết cấu đan cài tuyến truyện 149

4.3. Sự phong phú về giọng điệu trong kiến tạo diễn ngôn 152

4.3.1. Giọng trữ tình, hoài niệm 153

4.3.2. Giọng suy tư, triết lý 157

4.3.3. Giọng hài hước, giễu nhại 161

4.4. Xu hướng giao thoa giữa phi hư cấu và hư cấu trong hồi ký, tự truyện 164

4.4.1. Lực hút từ hai phía hồi ký, tự truyện 164

4.4.2. Xu hướng “hư cấu hóa” trong hồi ký 167

4.4.3. Xu hướng “phi hư cấu hóa” trong tự truyện 172

KẾT LUẬN 178

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 182

 

docx209 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hồi ký, tự truyện hiện đại Việt Nam từ góc nhìn diễn ngôn thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn giản hoá, bình dân hoá, với việc viết văn theo bản năng nghệ thuật, theo cá tính sáng tạo. Có người bị giằng xé giữa đòi hỏi mưu sinh với đam mê nghề nghiệp. Sự giằng xé ấy diễn ra ngay trong chính bản thân người nghệ sĩ trước sức mạnh của cơm áo gạo tiền, của sự đổi thay trước thời thế. Đó còn là những nỗi niềm đau đáu của các nhà văn đặt trong bối cảnh quản lý văn nghệ chặt chẽ lúc bấy giờ. Điều này thể hiện rất rõ ở các nhà văn một thời gian gần như bị treo bút như Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán, Vũ Bão. Một số tác giả khác mặc dù thể hiện trên trang viết một cách khôn khéo như Tô Hoài, Sơn Nam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải nhưng trong họ vẫn còn những day dứt khôn nguôi. Những tác giả lập trường kiên định như Tố Hữu, hay học giả uyên bác Đặng Thai Mai cũng có những lúc trăn trở về nền văn chương nước nhà. Trong hồi ký, Đặng Thai Mai – một trí thức uyên thâm, sớm nhận ra được sự lạc hậu, đi xuống của nền giáo dục cổ: Quả tình lúc này cái học cổ đã hết mùa rồi. Nó không còn đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Việt Nam trên giai đoạn lịch sử mới nữaMâu thuẫn không tài nào giải quyết nổi giữa cái viển vông Nho học với cái thực tế da diết của xã hội Việt Nam, đó chính là tấn bi kịch trong đời sống tinh thần của thời đại” (Hồi ký Đặng Thai Mai, Đặng Thai Mai). Tự truyện của Phùng Quán phơi trải số phận gian truân, chìm nổi khi ông dính vào vụ Nhân văn - Giai phẩm, bị khai trừ khỏi Hội nhà văn, bị chuyển đi lao động cải tạo và “luôn bị cơ chế quan liêu sỉ nhục” (Ba phút sự thật, Phùng Quán) Trong khi những nhà văn khác “việc làm không xuể” thì Phùng Quán bị “cấm vận”, có “viết chui” cũng không nơi nào in, tác phẩm chất đống, bị mối xông. Ma Văn Kháng trong Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương lại chân thành bộc bạch ký ức về những ngày cả gia đình phải chui rúc trong căn nhà ổ chuột, viết được trang nào lại giúi xuống gầm giường cùng với cả nồi niêu xoong chảo nhọ nhem. Rồi các cuốn sách làm nên tên tuổi của ông, một thời vì nhiều lý do khác nhau đã bị phủ nhận. Đào Xuân Quý trong cuốn Nhớ lại đề cập nhiều chuyện nhạy cảm của giới nhà văn và lãnh đạo văn nghệ với cái nhìn thẳng thắn. Đôi lúc ông bất bình và tỏ ra hoài nghi cơ chế: “Trong chế độ ta, đó là một điều khó hiểu. Nó khiến người ta nghĩ tới sự khác biệt quá nhiều giữa nói và làm, giữa lý thuyết và hành động Nó làm cho người ta dễ dàng nhận ra rằng chế độ và chính sách không phải là một cái gì có cơ sở khoa học, mà chỉ là một sự rủi may” (Nhớ lại, Đào Xuân Quý). Nguyễn Khải tự thú về chính mình qua Thượng đế thì cười. Người đọc thấy được cái tôi khôn ngoan, tỉnh táo trong “hắn” (chính là cái tôi Nguyễn Khải). Trong xã hội nhiều biến động phức tạp, hắn chọn cho mình lối sống an toàn để đạt mục đích riêng. Và chính cái khôn ngoan, tỉnh táo, dần biến “hắn” thành một người sống nhạt, sống nhát, thậm chí có phần nhạt nhẽo, rỗng không. Hắn thờ ơ, vô trách nhiệm với vợ con, lười và nhát cả trong công tác xã hội, né tránh, giữ mình trước bao biến động của thời cuộc. Qua một vài dẫn chứng, chúng ta có thể cảm nhận được những trăn trở, suy tư, giằng xé trong tâm can của những người cầm bút. Tuy nhiên, dù có thế nào, cái tôi của các tác giả vẫn luôn thể hiện những khát vọng và nỗ lực hết hình cho nghề viết theo đúng lương tâm và trách nhiệm của nghề. Họ vẫn thể hiện được bản lĩnh của những cái tôi trưởng thành với lý tưởng văn nghệ chân chính. Thế nên, nền văn chương nước ta mới chứng kiến sự ra đời của hàng loạt những tác phẩm hồi ký, tự truyện giàu giá trị thông tin, giá trị thẩm mỹ với lượng tri thức khổng lồ trên rất nhiều lĩnh vực. Điều này đòi hỏi các nhà văn phải có kinh nghiệm, vốn sống phong phú, học vấn uyên bác cùng với sự điêu luyện, tài hoa trong cách xử lý nghệ thuật ở mỗi tác phẩm. Sự tài năng, đa nghệ của các tác giả thể hiện ở việc họ am hiểu và có thể sáng tác nhiều môn nghệ thuật, nhiều loại hình nghệ thuật: làm thơ, viết văn, chơi đàn, viết nhạc, vẽ tranh, viết phê bình, nghiên cứu, Sự tài năng còn thể hiện ở trong nghệ thuật viết hồi ký với các phương diện nổi bật như: tổ chức kết cấu hồi ký, nghệ thuật xây dựng nhân vật, lối hành văn, ngôn ngữ nghệ thuật, Nổi bật lên là các tên tuổi như Tô Hoài, Sơn Nam, Đặng Thai Mai, Ma Văn Kháng, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào, Bùi Ngọc Tấn, Qua hồi ký, tự truyện của các nhà văn trong nền văn học nước nhà, người đọc thêm hiểu được những sẻ chia, tâm sự rất chân thành về việc đến với nghề, quan điểm văn chương, nhất là những kinh nghiệm về nghề của những cái tôi cá tính nhưng đầy nhiệt huyết. Với họ, kinh nghiệm khi vào trang viết, nó không còn là của riêng của mỗi một người, nó đã trở thành bài học ý nghĩa cho mỗi chúng ta. Những cái tôi nhà văn còn là những cái tôi của sáng tạo nghệ thuật, mặc dù còn nhiều trăn trở, suy tư với thời cuộc nhưng họ vẫn vững tâm đi theo con đường chân chính của văn học. 3.2. Bức tranh thời đại và bức chân dung về con người qua dòng hồi tưởng 3.2.1. Bức tranh đời sống xã hội trong quá khứ qua những biến thiên lịch sử Về mặt thể loại, hồi ký và tự truyện có nhiều điểm tương đồng, cùng thuật về cuộc đời của chính nhà văn. Nhưng nếu ở tự truyện, nhân vật trung tâm là cái tôi tác giả thì ở hồi ký, cùng với cái tôi chủ thể là hiện thực đời sống rộng lớn, là bức tranh thời đại được đan dệt bằng một hệ thống sự kiện mang tính xác thực. Tác giả hồi ký văn học thường là những nhà văn có hành trình sống và hành trình sáng tác lâu dài. Họ từng trải qua những trường đoạn cuộc đời, luôn trăn trở, nhìn lại, chiêm nghiệm về những năm tháng đã qua. Người kể chuyện quá khứ, qua hồi ức, với tư cách là nhân chứng, là người trong cuộc, đã tái hiện chân thực những sự kiện lịch sử, xã hội trọng đại của đất nước qua các thời kỳ. 3.2.1.1. Bức tranh xã hội trước cách mạng tháng Tám 1945 Nhớ về những năm trước cách mạng, điểm chung trong tất cả những trang hồi ký của Tố Hữu, Xuân Diệu, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Anh Thơ, Đào Xuân Quý, Hoàng Minh Châu, là nạn đói năm 1945. Người chết như ngả rạ. Những cái xác “teo tóp, gầy đen, đầy ruồi nhặng”, những “bộ xương khô nằm trần trụi”, không ai chôn cất, hay chỉ được phủ lên một manh chiếu rách nằm chỏng chơ bên lề đường. Người sống thì chỉ còn da bọc xương, dật dờ như những bóng ma, nằm la liệt khắp đường làng, ngõ xóm, bến tàu, bến xe. Vài ba nét phác hoạ nhưng là nỗi kinh hoàng, là ấn tượng khủng khiếp không thể phai nhoà trong mỗi người dân Việt Nam. Xã hội ngột ngạt, nghèo túng trước cách mạng ám ảnh tâm trí của Xuân Diệu đến ông phải thốt lên: Xã hội phong kiến và đế quốc là một cái xã hội cũ rích, mệt mỏi đến tận xương tủy. Trong nước Việt Nam nô lệ trước cách mạng tháng Tám, dù những thanh niên “như trăng mới lên, như hoa mới nở”, huyết khí hăng hái, cũng cảm thấy cái cuộc đời như ao tù nước đọng. Một không khí phai tàn, tha ma, nghĩa địa phủ trùm lên mọi vật; dù theo tự nhiên, cây vẫn ra hoa, người vẫn đẻ con, mùa xuân vẫn đến, nhưng mà sao những tâm hồn trẻ nhất cũng cảm thấy buồn, chán, và chết trong các tế bào của mình (Những bước đường tư tưởng của tôi, Xuân Diệu). Những ngày tháng đen tối ấy cũng để lại trong tâm hồn Anh Thơ những nỗi niềm trĩu nặng, và nó trở thành những hồi ức không thể nào quên. Trong hoàn cảnh ấy, người chết vì đói là lẽ tất nhiên, nhưng không hiếm những kẻ chết vì no. Dần dần trong các xóm huyện lác đác có người về lủi thủi ra đồng rút từng bông thóc chín, rồi kỳ cạch ngồi giã thóc lấy gạo ăn. Nhưng “những người này lại bị chết no, vì lâu ngày thèm cơm quá, có được nồi gạo mới, vừa thơm, vừa ngọt, họ ăn cho đến khi trương bụng lên, rồi lăn ra chết ngay bên nồi cơm” (Từ bến sông Thương, Anh Thơ). Rồi Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Cả nước trong không khí hồ hởi, ai ai cũng phấn khởi bởi đất nước đang đứng trước một vận hội mới, dân tộc được giải phóng. Huy Cận là người tham gia cách mạng sớm nhất, và là người cũng trực tiếp được tham dự, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử vĩ đại nhất. Cuối tháng 7 năm 1945, ông được Tổng bộ Việt Minh triệu tập đi họp Đại hội Tân Trào (Tuyên Quang), được chính Bác Hồ chỉ định vào đoàn đại biểu (gồm ba người: Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Huy Cận) thay mặt chính phủ lâm thời vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo ĐạiHuy Cận không quên được không khí của ngày đến Huế: đồng bào ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ra đón dọc đường, có lúc xe không đi nổi, dù hôm đó trời mưa tầm tã nhưng đồng bào ta không ai chịu trở về, ai cũng mang trong mình niềm vui của người làm chủ đất nước. Không khí của những ngày đầu cách mạng như vẫn tươi mới trong tâm trí nhà thơ: “Đã bao nhiêu năm rồi mà tôi thấy những sự kiện như mới xảy ra ngày hôm qua. Không khí Cách mạng tháng Tám, tinh thần cách mạng tháng Tám sao mà chói lọi thế, sao mà tươi tắn thế!” (Hồi ký song đôi, Huy Cận). Sáu mươi lăm năm đã trôi qua, Hoàng Minh Châu mới viết Mất để mà còn. Nhớ lại những tháng ngày ấy, tác giả vẫn còn cảm thấy bồi hồi. Ở xã Xuân Hoà, quê hương của ông, ngay từ rạng sáng ngày 28/8/1945, nhân dân đã rầm rập băng qua các cánh đồng tới phủ lỵ của huyện Hưng Nguyên rồi nhập cùng các đoàn của xã khác kéo thẳng ra Vinh. Ở Ninh Hoà, Đào Xuân Quý được giao sứ mệnh chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền. Ngày khởi nghĩa cũng là một ngày chưa từng có trong đời sống của nhân dân nơi đây. Trong ký ức của Ma Văn Kháng, “Cách mạng Tháng tám đến với những kỷ niệm chói lọi của tuổi thơ” (Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương, Ma Văn Kháng). Đó là một ngày nắng đẹp, được học bài hát Tiến quân ca, làm cờ đỏ sao vàng, đi dự mít tinh ở khu thành cổ của thị xã Sơn Tây. Đó là tết trung thu độc lập đầu tiên trấn tổ chức thi đèn. Cả dân tộc Việt Nam vui như ngày hội. Từ một thiếu niên như Ma Văn Kháng, Hoàng Minh Châu đến những người đã trưởng thành và trực tiếp tham gia cách mạng như Tố Hữu, Đào Xuân Quý, những ngày khởi nghĩa và thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám để lại những dấu ấn khó phai mờ. Đó là sự đổi đời, cuộc hồi sinh của cả dân tộc Việt Nam. 3.2.1.2. Bức tranh xã hội qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Chiến tranh đã lùi xa nhưng với mỗi người cầm bút – những người nghệ sĩ đã sinh ra và lớn lên cả ở thời kỳ trước, trong và sau chiến tranh đó là phần ký ức khó phai mờ, là phần đời không thể thiếu. Dưới góc nhìn của người viết hồi ký – những chứng nhân của lịch sử, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được tái hiện như một thời đoạn lịch sử gian khổ nhưng hào hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Còn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chúng ta đã có nhiều kỳ vọng nhưng chưa được như mong muốn bởi sự ấu trĩ, cực đoan, sự quan liêu, độc đoán một thời. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, cả đất nước lại đứng trước cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp. Chín năm kháng chiến chống Pháp đọng lại trong những trang hồi ký của Hoàng Minh Châu là những ngày quê hương ông thực hiện tản cư triệt để, tiêu thổ kháng chiến; là những ngày ông tham gia quân đội, trong đoàn văn công phục vụ tiền tuyến. Trong ký ức của Tô Hoài, chín năm kháng chiến chống Pháp là thời gian ông được tham gia lớp chỉnh huấn theo phương pháp Hoa Nam ở Chiêm Hoá gần ba tháng. Đó còn là những ngày Tô Hoài cùng Nguyễn Tuân đi chiến dịch, được tận mắt chứng kiến những khó khăn, gian khổ của bộ đội ta khi chiến đấu trên chiến trường. Trong hồi ký Nhớ lại một thời, Tố Hữu tái hiện lại chặng đường tham gia cách mạng từ những ngày đầu trứng nước, được thử thách qua tù đày, qua thực tế hoạt động cách mạng. Ông đã trở thành một cán bộ cách mạng dày dạn kinh nghiệm với lập trường tư tưởng vững vàng. Ông được giao nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền văn hoá; chăm lo đời sống tinh thần, bồi dưỡng tư tưởng cho bộ đội ta nói riêng và nhân dân nói chung. Kháng chiến chống Pháp trong hồi ký của nữ sĩ Anh Thơ lại là sự đổi đời của cả dân tộc Việt, sự thay đổi tích cực ở mỗi con người khi sống đã có mục đích, có lý tưởng. Ngay trong chính gia đình nhỏ bé của mình, Anh Thơ sung sướng cảm nhận được điều đó một cách rõ rệt. Cách mạng đã cảm hoá được mẹ kế của bà từ một mụ dì ghẻ cay nghiệt trở thành một phụ nữ tháo vát, biết yêu thương, lo lắng cho gia đình. Bố Anh Thơ, một nhà nho thủ cựu giờ cũng đi theo cách mạng, hăng hái làm thơ cổ động tăng gia sản xuất: “Lao động đã cải tạo con người thực sự. Và cuộc sống theo cách mạng, đã nâng giá trị thực của con người lên cao” (Tiếng chim tu hú, Anh Thơ). Niềm vui hòa bình sau chiến thắng Điện Biên Phủ chưa được bao lâu. Hai miền Nam Bắc lại chia cắt trong nỗi đau của mỗi người dân đất Việt. Hồi tưởng lại những ngày miền Nam chống Mỹ, Tố Hữu nhớ rất rành rõ từng phong trào. Đó là phong trào Đồng Khởi Bến Tre, phong trào “phá ấp chiến lược” buộc Mỹ phải “thay ngựa giữa dòng”, nhanh chóng chuyển từ “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ”. Thua đau ở chiến trường miền Nam, Mỹ lại ném bom bắn phá miền Bắc. Sự kiện Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc cả lần một (1965 - 1968) và lần hai (1972) đều được hồi cố lại trong các trang viết của Tô Hoài, Hoàng Minh Châu, Đào Xuân Quý. Ở Hà Nội, Mỹ ném bom ga Văn Điển, kho xăng Đức Giang; phố Huế, chợ Hôm... “cao xạ, tên lửa vi vút lên. Một thoáng trời lại lặng yên trong xanh. Rồi tối đến phố xá vẫn đông” (Cát bụi chân ai, Tô Hoài). Cuộc sống cứ chầm chậm trôi đi. Tâm trạng thường trực của mỗi người dân là không biết ngày mai cuộc sống sẽ ra sao, không vội vã, không hốt hoảng. Con người sống trong thời khắc sống và chết ranh giới mong manh, sống và chết chỉ là gang tấc nên tâm trạng cũng nhiều suy tư. Những ngày Mỹ ném bom miền Bắc không chỉ được tái hiện sinh động trong Cát bụi chân ai mà còn thể hiện cả trong Chiều chiều. Những ngày đó đọng lại trong ký ức Tô Hoài là hình ảnh những hầm nổi xuất hiện nhiều trên đường phố, hình ảnh vòi nước công cộng vẫn mở xối xả, lênh láng suốt đêm vì mọi người sợ bom, chuyện tập cáng thương, tập băng bó, luyện chữa cháy Phản ánh lịch sử trong thời kỳ đầy biến động, Tô Hoài không tái hiện lại những trận đánh oanh liệt, những chiến công vang dội, ông chỉ thiên về miêu tả những sinh hoạt đời thường của con người trong bức tranh chung đó. Trong Mất để mà còn của Hoàng Minh Châu, thành Vinh “không đêm nào là không báo động hoặc bom rơi, lửa bén” (Mất để mà còn, Hoàng Minh Châu). Mưa trong núi của Phan Tứ lại vẽ nên bức tranh hiện thực về đời sống và chiến đấu của nhà văn cùng với đồng bào dân tộc Ka Tu. Dù trải qua biết bao khó khăn, gian khổ nhưng những người lýnh vẫn luôn lạc quan, tràn đầy hy vọng về một tương lai tươi sáng, sạch bóng quân thù. Kháng chiến chống Mỹ trong những trang hồi ký không chỉ là sự lạc quan, là niềm vui xung trận, là sự mất mát về vật chất mà còn là sự mất mát, đau thương, là sự đổ máu của bao người dân vô tội. Đào Xuân Quý trong Nhớ lại đã xót xa khi tái hiện: “Đi vào bệnh viện Việt Tiệp, qua khu nhà mổ, gạch đá bị vỡ vẫn còn chưa dọn hết. Những vết máu, sau hai tháng, trong đợt ném bom lần trước, vẫn còn bầm đen”, “Người bị thương vẫn nằm la liệt trên giường”, “những con đường nhầy nhụa máu” (Nhớ lại, Đào Xuân Quý). Song vượt lên trên tất cả vẫn là ý chí, nghị lực phi thường, là sự dũng cảm, sự hy sinh quên mình, là lẽ sống giàu tình thương, giàu lòng nhân ái của bao người bình thường, vô danh. Kháng chiến chống Mỹ trong hồi ký của Anh Thơ là không khí vui vẻ, nhộn nhịp như đi trẩy hội của những đoàn xe xếp hàng, chờ vào hoả tuyến; là hình ảnh các o dân quân trong tình hình chiến sự ác liệt vẫn rủ nhau đi hái hoa tặng các pháo thủ; là hình ảnh những người Việt Nam anh hùng, đặc biệt là những người phụ nữ tuy mảnh mai nhưng kiên cường và dũng cảm. Với bộ ba hồi ký Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt, Anh Thơ đã tái hiện một cách đầy đủ, khái quát, chân thực hiện thực đất nước trong suốt chặng đường đấu tranh đánh Pháp, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hai mươi năm trường kỳ chống Mỹ, ngày mà nhân dân Việt Nam trông đợi đã đến. Mùa xuân năm 1975 chúng ta đã mở chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong hồi ký của Tố Hữu tái hiện rất rõ: “Bắt đầu từ Buôn Ma Thuột, phá nát thế chiến lược của quân ngụy, đánh như chẻ tre, từ giải phóng Tây Nguyên đến giải phóng Trị - Thiên - Huế, Đà Nẵng, dồn dập quét sạch địch ở khu V, tiến về giải phóng Sài Gòn và giải phóng hoàn toàn miền Nam” (Nhớ lại một thời, Tố Hữu). Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn nước ta là chiến thắng huy hoàng và vĩ đại nhất, vượt lên trên cả những ngày vui của Cách mạng tháng Tám, vượt lên trên cả những chiến công chấn động địa cầu trong trận Điên Biên Phủ. Đó không chỉ là thành quả của nhân dân Việt Nam mà của cả loài người tiến bộ. Song day dứt, trăn trở hơn cả trong những trang hồi ký văn học Việt Nam đến nay còn là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với những năm cải cách ruộng đất, hợp tác hoá ở nông thôn, cải tạo tư sản ở thành thị. Những góc khuất lịch sử được phơi mở, những sự thật mà không một trang chính sử nào nhắc tới, nay được tái hiện một cách trần trụi, chân thực, trực diện bằng hồi ký, không hư cấu, không tiểu thuyết hoá, không hình tượng hoá. Cải cách ruộng đất vốn là một vấn đề “nhạy cảm”, là đề tài bị cấm đoán mấy chục năm qua. Đây là chương trình nhằm phân chia lại ruộng đất nông thôn, xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần “phản quốc” (theo Pháp, chống lại đất nước), “phản động” (chống lại chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào cộng tác với Pháp... được Đảng và Nhà nước ta thực hiện vào những năm 1953–1956. Phong trào cải cách ruộng đất thể hiện nổi bật nhất trong các hồi ký, tự truyện của Tô Hoài từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều đến Ba người khác. Trong Chiều chiều, hình ảnh các anh đội được miêu tả là những người có quyền lực tối thượng ở mỗi làng quê trong đợt Cải cách ruộng đất “nhất đội nhì trời”. Và tác giả Tô Hoài cũng được giao cái quyền lực tối thượng đó. Đi làm cải cách, để tỏ ra khách quan, anh đội “về xã coi như không biết, không được phép biết, không chào hỏi, không bắt tay - không mảy may giao thiệp với tổ chức sẵn có” (Chiều chiều, Tô Hoài). Chính anh đội Tô Hoài cũng đã quy địa oan cho một người trên tỉnh về quê trông nom vườn ruộng, khiến anh kia sợ hãi đến ngơ ngẩn cả người. Không phải là người trong cuộc như Tô Hoài, Hoàng Minh Châu chỉ là chứng nhân của lịch sử nhưng trước những gì mắt thấy, tai nghe ở làng quê mình ông không khỏi ngỡ ngàng. Đến thời kỳ sửa sai, đội cải cách giải tán, rút đi, đội sửa sai về. Trong Nhớ lại một thời, Tố Hữu không thể nào quên mốc thời gian làm biến đổi cả lịch sử. Đó là tháng 10 năm 1956, sau khi phát hiện ra sai lầm cải cách ruộng đất, Đảng ta đã tiến hành sửa sai. Khi đó, các đội sửa sai phải thâm nhập vào những nơi có gia đình bị quy sai, và xử oan trong cải cách ruộng đất, sửa lại thành phần cho họ và giúp họ ổn định cuộc sống. Sau Cải cách ruộng đất là phong trào “hợp tác hoá nông thôn”. Phong trào này thể hiện rõ qua Chiều chiều của Tô Hoài, Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng, Nhớ lại của Đào Xuân Quý, Đơn cử trong Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, thời kỳ này được tái hiện rất chân thực. Mang trong mình hoài bão, lý tưởng lớn lao, người thanh niên Đinh Trọng Đoàn đã xung phong lên Tây Bắc, vùng đất xa xôi của Tổ quốc để lập nghiệp, để dâng hiến. Tại đây anh có dịp cùng làm, cùng sống với bà con dân tộc. Đi sâu, đi sát vào vấn đề mới thấy hết được những phức tạp của một thời muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội mà trong tay không có cơ sở vật chất gì nhiều. Hè năm 1956, xung phong đi làm thuế nông nghiệp ở Tùng Tung, xã Nam Cường - một vùng của đồng bào dân tộc Giáy, Ma Văn Kháng mới nhận thức hết được hiện thực của cái gọi là hợp tác hoá nông nghiệp. Hợp tác xã là mô hình ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu và tỏ ra không còn phù hợp. Bộc trực, thẳng thắn, một người dân tộc đã phát biểu: “Đừng nói tôi cá nhân tư hữu. Chỉ khi nào chính phủ cấm không cho may áo có túi thì lúc ấy không có túi đựng diêm thuốc, mới hết cá nhân tư hữu” (Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, Ma Văn Kháng). Song song với cải cách ruộng đất ở nông thôn là công cuộc cải tạo tư sản ở thành thị. Cát bụi chân ai đã dựng lên cái không khí ngột ngạt bao trùm khắp cả nông thôn, thành thị Việt Nam lúc bấy giờ. Nó len lỏi vào từng ngõ thôn, đường phố, từng gia đình gây tâm lý nặng nề, u ám. Thông qua những câu chuyện mắt thấy, tai nghe, cả những chuyện của chính cuộc đời mình, các nhà văn viết hồi ký đã ngầm gián tiếp phê phán những sai lầm trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những sai lầm đó là sự tác động nhiều chiều của ngoại cảnh. Những sai lầm, ấu trĩ đã tạo ra những ảo tưởng, đã khiến cả xã hội Việt Nam một thời kỳ dài khuynh đảo, ngột ngạt, bế tắc. Lịch sử hiện lên trong mỗi trang hồi ký ở những khía cạnh, góc nhìn khác nhau. Người thì viết sử bằng những sự kiện lớn lao, hào hùng; người lại chép sử bằng những thứ đời thường. Như vậy, mỗi người cầm bút đều viết sử bằng ấn tượng riêng của cá nhân, bằng những gì mình đã chứng kiến, trải nghiệm. Các tác giả hồi ký, tự truyện đã trở thành người thư ký của thời đại mình sống, một thời đại hào hùng nhưng đầy biến động, máu lửa, khó khăn. Các tác phẩm chính là một tư liệu lịch sử, tư liệu văn học quý giá cho các thế hệ bạn đọc ngày nay. 3.2.1.3. Hiện thực xã hội trong thời kỳ hậu chiến Những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI tuy đất nước ta đã có hoà bình, độc lập, non sông liền một dải nhưng vẫn là giai đoạn nhiều truân chuyên. Hiện thực đất nước đã hằn in lên từng khuôn mặt, để lại những suy tư, trăn trở cho con người Việt Nam đặc biệt là những nhà văn – những người vốn nhạy cảm nhất với những biến thiên của thời cuộc. Với thái độ khách quan nhìn nhận, soi xét, đánh giá lịch sử, các tác giả hồi ký đã tái hiện lại một cách chân thực những năm bao cấp, những năm đất nước bị nền kinh tế thị trường xâm nhập. Trong hồi ký của Đào Xuân Quý, thời kỳ bao cấp là những ngày cuộc sống đói khổ. Những nỗi lo về cơm áo, gạo tiền, về bao thứ vặt vãnh trong cuộc sống hàng ngày đã chiếm khá nhiều thì giờ và tâm trí của hầu hết những người cầm bút: “Họ phải nghĩ đến việc chốc nữa ra xếp hàng mua thức ăn, ngày mai làm sao cho con được vào bệnh viện, làm sao kiếm được chỗ làm việc cho vợ gần hơn” (Nhớ lại, Đào Xuân Quý). Điều đó cũng dễ hiểu. Khi mà ngay đến cả miếng ăn, chỗ ở còn là điều đau đáu, lo toan của bao người thì những trăn trở về quốc gia dân tộc, về đời sống tinh thần chỉ là những gì phù phiếm. Với Bùi Ngọc Tấn, những ngày bao cấp còn mãi ám ảnh bạn đọc bởi cuộc sống đói khổ, cùng cực của bao người trong đó có các bạn bè, đồng nghiệp và cả chính gia đình của ông. Một thời đã từng là thế mà ngỡ như không phải thế. Một thời “khẩu phần tinh thần, khẩu phần vật chất đều được tiêu chuẩn hoá và phân phốiMột thời mà khi nhớ lại, bỗng thấy mình đã trở thành những anh hùng, đã vượt qua quãng đời tưởng như bịa, không thể nào tin được” (Một thời để mất, Bùi Ngọc Tấn). Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng kể về những ngày bao cấp là những ngày hãi hùng, khủng khiếp. Đất nước đứng bên bờ của sự khủng hoảng. Đó là những ngày cơ cực, đói khổ, bế tắc. Sống chỉ hơn chết một tí. Cơm không đủ ăn, chỉ toàn gạo đỏ độn thêm ngô, khoai, sắn. Áo không đủ mặc. Ở thì chật chội, bẩn thỉu, khổ sở. Thậm chí có tiền cũng không dám mua thêm ngoài vì sợ vi phạm chính sách lương thực của nhà nước. Ma Văn Kháng nhớ lại những ngày này mà cảm thấy kinh hoàng: “Cuộc sốngthật là khủng khiếp và tôi thật không hiểu vì sao hồi ấy tôi có thể chịu đựng được mà không phát điên, không rơi vào cơn khủng hoảng tâm thần” (Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, Ma Văn Kháng). Sau một thời kỳ dài khủng hoảng, xã hội bất ổn, lòng người ly tán, trong Đại hội toàn quốc lần thứ 6 năm 1986, Đảng ta đã chủ trương đổi mới toàn diện, trọng tâm là kinh tế và trước hết là tư duy. Đặc biệt, về kinh tế, chúng ta đã có những cuộc tìm đường không phải dễ dàng. Việt Nam từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không khí thông thoáng, cởi mở hiện diện khắp mọi nơi. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường với sự chi phối mạnh mẽ, với sự tác oai tác quái của đồng tiền đã làm xã hội đảo điên. Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng, Chiều chiều của Tô Hoài, Mất để mà còn của Hoàng Minh Châu lại một lần nữa tái hiện rất chân thực thời kỳ nhiều biến động này. Thời kỳ kinh tế thị trường, Tô Hoài lại có may mắn trở về xóm Đồng - Thái Bình, nơi ông đã có những tháng ngày gắn bó trong thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp. Về đây, cảnh vật đã khác xưa. Xã hội phát triển, nhà nhà no đủ hơn, khang trang hơn. Song bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng khiến con người bị tha hoá nhiều hơn, nhanh hơn; các giá trị đạo đức bị băng hoại. Nạn trộm căp, trấn lột, nghiện hút, mại dâm, tham ô, hối lộ tràn lan, len lỏi khắp tận hang cùng, ngõ hẻm, khắp làng quê, thành thị. Ba mươi năm chiến tranh trôi qua, thời kỳ bao cấp đã hết nhưng đâu đâu cảnh tượng vẫn vậy, khiến người dân cảm thấy mệt mỏi song vẫn phải nhẫn nhịn thậm chí nhẫn nhục cho được việc, kêu ca, phàn nàn cũng chẳng ích gì. Ma Văn Kháng “nghĩ mà buồn thương cho kiếp con người”, một thân phận khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_hoi_ky_tu_truyen_hien_dai_viet_nam_tu_goc_nhin_dien.docx
  • pdfTOÀN VĂN LUẬN ÁN.pdf
  • docxTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.docx
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
  • docxTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.docx
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA - TIẾNG ANH.doc.docx
  • pdfTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA - TIẾNG ANH.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA - TIẾNG VIỆT.docx
  • pdfTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA - TIẾNG VIỆT.pdf