Luận án Hội nhập văn hóa – Phương thức phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN. 8

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận chung

về văn hóa . 8

1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm văn hóa. 8

1.1.2. Những nghiên cứu về bản chất của văn hóa . 11

1.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc và vai trò của văn hóa trong

phát triển xã hội. 14

1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển nền văn

hóa Việt Nam trong hội nhập văn hóa. 19

1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam . 19

1.2.2. Nghiên cứu về hội nhập văn hóa với tư cách phương thức phát

triển văn hóa . 23

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với

luận án. 28

TIỂU KẾT CHưƠNG 1. 31

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ HỘI

NHẬP VĂN HÓA. 32

2.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa . 32

2.1.1. Khái niệm, bản chất văn hóa, quy luật vận động và phát triển

của văn hóa. 32

2.1.2. Văn hóa - tinh hoa của dân tộc. 43

2.2. Một số vấn đề chủ yếu về hội nhập văn hóa và phát triển văn hóa. 48

2.2.1. Khái niệm hội nhập văn hóa và phát triển văn hóa, tính tất yếu

và nội dung của hội nhập văn hóa. 48

pdf170 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hội nhập văn hóa – Phương thức phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng yêu nước, lòng nhân ái, ý thức đoàn kết cộng đồng, tự do, bình đẳng, khoan dung, quan niệm về giá trị chân - thiện - mỹ ... là những giá trị chung của toàn nhân loại, tồn tại trong văn hóa ở tất cả quốc gia, dân tộc. Những giá trị này không phụ thuộc vào bất cứ giai đoạn cụ thể nào của sự phát triển lịch sử, hay truyền thống xã hội của một dân tộc cụ thể nào mà chúng tích hợp trong truyền thống văn của mỗi dân tộc bằng ý nghĩa cụ thể, và chúng tồn tại trong mọi loại hình văn hóa với tư cách là các giá trị văn hóa. Những giá trị văn hóa cao đẹp đó đã và đang góp phần tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển các quốc gia trên thế giới, đưa nền văn hóa thế giới bước vào kỷ nguyên hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa khác của các dân tộc cũng được bổ sung, làm mới và phát triển như: sự lương thiện, dũng cảm, tình yêu, thủy chung, công bằng, tự giác, tự trọng, khiêm tốn, thật thà, tự do ... Trước đây, giá trị tự do được hiểu như là quyền tự do của toàn dân tộc, thì ngày nay, trong quá trình hội nhập, giá trị tự do còn được hiểu là quyền tự do cá nhân, 73 tự do học tập, tự do lập nghiệp, tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo... Có thể nói, những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi nền văn hóa dân tộc như là nền tảng văn hóa bền vững trong lịch sử, thì qua hội nhập văn hóa, chúng đã được bổ sung, đổi mới, hoàn thiện đầy đủ hơn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện mới, đặc biệt, chúng được bổ sung thêm những giá trị mới do tiếp biến được các giá trị của các nền văn hóa khác. Chính điều đó đã định hướng cho việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa mới để giúp cho mỗi cá nhân và toàn xã hội tự định hướng, tự điều chỉnh suy nghĩ, thái độ, hành vi, văn hóa của mình để cùng nhau xây dựng một lối sống văn hóa mới ngày càng tốt đẹp hơn. Hơn nữa, hội nhập văn hóa không chỉ là phương thức phát triển nền văn hóa mới tối ưu, mà còn là động lực thúc đẩy để xây dựng và phát triển nền văn hóa mới phù hợp với thời đại ngày nay, khi mà xu thế hội nhập văn hóa trở thành một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Ngoài ra, trong hội nhập văn hóa, thông qua hội nhập văn hóa, nền văn hóa của các dân tộc sẽ có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm về cách thức xây dựng và phát triển mô hình văn hóa mới theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như phương pháp tổ chức khoa học để phát triển nền văn hóa mới đó. Trong sự phát triển của nền văn hóa, giữa các yếu tố của một nền văn hóa luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, giữa các nền văn hóa cũng luôn có sự liên hệ, học hỏi, tiếp thu lẫn nhau. Cho nên sự vận động, biến đổi của các thành tố trong văn hóa cũng như sự giao lưu, hội nhập của các nền văn hóa là điều kiện thuận lợi ít có cách thức nào khác có được tạo nên sự phát triển của nền văn hóa dân tộc nói riêng và sự phát triển của nền văn hóa nhân loại nói chung. Bởi, trong sự phát triển nền văn hóa của các dân tộc, không tiến hành hội nhập văn hóa thì các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại từ bên ngoài không 74 thể thâm nhập vào nền văn hóa bản địa để phát triển nó, hay các nền văn hóa bản địa không thể tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để tiên tiến hóa, hiện đại hóa nền văn hóa của mình. Do đó, các giá trị tiên tiến của nhân loại sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển, dần dần từ cái phổ biến trở thành không phổ biến và có thể sẽ bị mai một, lụi tàn. Khi không được tiếp thu, bổ sung các giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại, các nền văn hóa sẽ phát triển chậm chạp, thậm chí theo thời gian chúng sẽ biến mất khi hệ giá trị văn hóa bản địa của nó không còn phù hợp với thời đại mới. Ở trên đã chứng minh, văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tồn tại và biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống của con người: kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn học - nghệ thuật.... Cho nên, hội nhập văn hóa không chỉ có nghĩa là hội nhập trong lĩnh vực văn hóa mà là hội nhập trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Do đó, có thể nói rằng, hội nhập văn hóa là một cách thức ưu việt để phát triển nền văn hóa hiện nay vì nó là phù hợp với điều kiện, bối cảnh lịch sử - xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế đang ngày càng sâu rộng như hiện nay. Trong sự phát triển nền văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa tiêu biểu của một dân tộc không thể chỉ thuần nhất bao gồm những giá trị văn hóa bản địa. Khi điều kiện sản xuất, sinh hoạt của con người thay đổi thì những tinh hoa văn hóa của dân tộc cũng sẽ có sự vận động, chuyển mình, thay đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới, bởi văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn của mình. Đồng thời trong quá trình hội nhập văn hóa, các tinh hoa văn hóa cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Tóm lại, để phát triển nhanh, bất kỳ một nền văn hóa nào cũng tồn tại trong sự liên hệ, giao lưu, trao đổi với các nền văn hóa khác. Trong sự liên hệ đó, các nền văn hóa vừa học hỏi, tiếp thu tinh hoa của nhau vừa tạo điều 75 kiện cho các nền văn hóa khác có cơ hội học hỏi cái hay, cái đẹp trong nền văn hóa của mình. Từ quan hệ biện chứng đó, các nền văn hóa không ngừng vận động và phát triển. Còn nếu một nền văn hóa khép kín, tách rời với nền văn hóa chung của cộng đồng, của các dân tộc khác thì sớm muộn nó cũng sẽ bị lụi tàn. Không hội nhập văn hóa, các giá trị tiên tiến sẽ dần dần bị lạc hậu, các giá trị bản sắc sẽ dần bị cô lập. Điều đó đồng nghĩa với sự tụt hậu, nếu không nói là sự tiêu vong của nền văn hóa. Khi đó, sự tồn tại và phát triển của cả dân tộc cũng rơi vào thế lâm nguy. 76 TIẾU KẾT CHƢƠNG 2 Văn hóa là một khái niệm rộng bao hàm nhiều cách hiểu khác nhau, với nhiều tầng bậc khác nhau. Trong đó, nổi bật hơn cả là cách hiểu văn hóa là những gì do con người sáng tạo ra trong hoạt động sống của mình, được kết tinh thành các giá trị, các biểu tượng, các chuẩn mực cao đẹp. Trong bản chất sâu xa, văn hóa là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, do đó, văn hóa được thể hiện qua trình độ tư duy và hoạt động, phương thức tổ chức và hoạt động sống trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống con người và xã hội. Nhưng mỗi nền văn hóa không hình thành và tồn tại riêng biệt, mà nó được phát triển trong cộng đồng, dựa vào nhau để phát triển. Giao lưu và hội nhập văn hóa là quy luật chung của mọi nền văn hóa. Văn hóa của mỗi dân tộc là tinh hoa của dân tộc đó; các tinh hoa đó được hình thành từ truyền thống lịch sử xây dựng và phát triển đất nước từ bao ngàn đời qua. Nhưng nếu chỉ đóng kín truyền thống dân tộc thì lịch sử cho thấy, nền văn hóa đó không thể phát triển được, dù văn hóa đó có độc đáo, có giàu có đến đâu. Hội nhập quốc tế về văn hóa là giao lưu, tiếp nhận, tiếp biến các giá trị tinh hoa của nhiều nền văn hóa dân tộc khác. Cho nên cả lý luận cũng như thực tiễn đã cho thấy hội nhập văn hóa là phương thức tối ưu để phát triển văn hóa. Văn hóa của một dân tộc là các giá trị truyền thống được đúc kết lại của dân tộc đó, nó là linh hồn của dân tộc, là tinh hoa, cốt cách của con người và của dân tộc đó. Cho nên, hội nhập văn hóa là hội nhập với tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, là tiếp thu, học hỏi cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác làm phong phú, tiên tiến hóa và đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời, chủ thể hội nhập văn hóa cũng đem những nét đặc sắc, độc đáo trong văn hóa dân tộc mình làm phong phú và đa dạng cho văn hóa các dân tộc khác. Có thể khẳng định rằng, khi các quốc gia, dân tộc trên thế giới đang tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, thì 77 hội nhập văn hóa là một phương thức ưu trội để phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, suốt quá trình phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay, chủ động hội nhập văn hóa sẽ giúp các quốc gia, dân tộc có bản lĩnh vững vàng để tiếp tục sự nghiệp phát triển bền vững đất nước nói chung, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc nói riêng. 78 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC 3.1. Thành tựu của hội nhập văn hóa trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 3.1.1. Hội nhập văn hóa đã bổ sung, hình thành và phát triển nhiều giá trị văn hóa mới theo hướng tiên tiến và hiện đại Theo lý luận xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách hội nhập văn hóa nhằm học hỏi, tiếp thu và tiếp biến các giá trị văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc đẩy mạnh hội nhập văn hóa của Việt Nam, có thể nói, được tiến hành cùng với quá trình đổi mới đất nước. Sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ là điều kiện tốt cho chúng ta xây dựng và phát triển đời sống văn hóa và xã hội. Đặc biệt, nền văn hóa Việt Nam đã có nhiều khởi sắc theo hướng vừa hiện đại hóa, vừa đậm đà hóa. Từ Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã đề ra quan điểm nền văn hóa mà chúng ta xây dựng và phát triển là nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa đó chỉ có thể có được khi chúng ta có chiến lược và sách lược đúng đắn, khoa học để tiếp thu một cách hợp lý và hiệu quả các giá trị văn hóa tiến bộ và đặc sắc của các nền văn hóa trên thế giới; làm cho văn hóa Việt Nam chứa đựng những thành tựu trí tuệ, năng lực sáng tạo ra các sản phẩm kinh tế tinh tế, có giá trị cao, các sản phẩm khoa học - công nghệ, văn học - nghệ thuật, kinh nghiệm tổ chức kinh tế, tổ chức lao động và quản lý xã hội phù hợp với truyền thống và điều kiện Việt Nam. Từ khi thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế nói chung, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa nói riêng đến nay, với đường lối đa phương hóa, đa 79 dạng hóa các quan hệ đối ngoại, chúng ta cũng không ngừng đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa, đa phương hóa công tác hội nhập văn hóa. Hội nhập văn hóa đã tạo những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở cửa học hỏi, trao đổi với tinh hoa các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống của nhân dân ta ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Do đó, đời sống văn hóa nói chung, các lĩnh vực văn hóa nói riêng của Việt Nam càng không ngừng khởi sắc. Có thể nói, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa đã được bổ sung, hình thành và phát triển nhiều giá trị mới. * Sự bổ sung, hình thành và phát triển các giá trị mới trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực Cho đến nay, điều mà ai cũng có thể thấy, thực đơn bữa ăn của người Việt có sự thay đổi khá rõ rệt. Thời kỳ trước đổi mới, đời sống nhân dân ta còn khó khăn, bữa cơm của người Việt hết sức đơn sơ, đạm bạc, thậm chí người dân còn phải ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, ẩm thực mới đạt tới trình độ ăn cho no, chưa nghĩ tới ăn cho ngon, cho bổ. Từ khi đất nước ta đổi mới, Đảng ta đẩy mạnh tiến trình hội nhập văn hóa, nền kinh tế phát triển, bữa cơm của người Việt trở nên thịnh soạn, đạng dạng hơn với nhiều loại thực phẩm. Giờ đây, bữa ăn gia đình đã quan tâm tới không chỉ ngon, đẹp mà còn được cơ cấu cho khoa học, vừa bảo đảm đủ dinh dưỡng, vừa bảo đảm tạo ra sự ngon miệng theo khẩu vị của mỗi con người. Rõ ràng là nhu cầu ẩm thực của người Việt không chỉ là nhu cầu ăn để tồn tại mà còn là sự thưởng thức thể hiện bằng các cách thức trang trí, bày biện thức ăn và hương vị của các món ăn, tạo nên những nét đẹp trong văn hóa truyền thống - văn hóa ẩm thực Việt Nam. 80 Trong hội nhập văn hóa, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có điều kiện để tiếp xúc, trao đổi, học hỏi các nền văn hóa ẩm thực khác để tiếp biến và phát triển. Hiện nay, cách thức chế biến món ăn của người Việt đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của nhân dân trong điều kiện mới. Bên cạnh các món ăn thuần Việt, đã xuất hiện các món ăn chịu ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc trên cơ sở được cải biến cho phù hợp với sở thích, khẩu vị của người Việt. Cũng vẫn các nguyên liệu, thực phẩm truyền thống nhưng chúng được bổ sung, nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, làm mới cách chế biến, làm cho chúng phù hợp với nhu cầu ẩm thực hiện đại. Bên cạnh các món ăn truyền thống là các món mới, đồ ăn nhanh như bơ, salat trộn, phomat, bít tết, dăm bông, xúc xích, bánh mì, bánh ngọt kèm theo đồ uống như sữa bò, bia, rượu Champagne, vang đỏ hay nước ngọt có gas... Cách thức ăn uống cũng có nhiều thay đổi. Trong bữa ăn, người Việt không chỉ dùng đũa mà còn dùng dao, dĩa, thìa ..., ăn theo phong cách ăn uống của phương Tây, ăn nhẹ, ăn buffet, tiệc ngoài trời Tất cả những nét mới đó trong phong cách ẩm thực Việt Nam hiện nay có được từ quá trình hội nhập với văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia từ Á sang Âu, có thể nói là của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Văn hóa ẩm thực Việt Nam hiện nay là một bộ phận quan trọng thể hiện rõ nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ với các nền văn hóa khác. Trên cơ sở đó, văn hóa ẩm thực Việt có vai trò quan trọng thúc đẩy sự thành công của các hoạt động du lịch, mở rộng trao đổi, hợp tác, hội nhập văn hóa giữa nước ta với các nước trên thế giới. Nhờ hội nhập văn hóa mà tư duy và thực hành của ẩm thực người Việt vừa giữ gìn các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, vừa bổ sung phát triển những giá trị mới, làm cho văn hóa ẩm thực Việt Nam vừa vươn tới văn hóa ẩm thực thế giới vừa đậm đà bản sắc ẩm thực dân tộc. 81 * Sự bổ sung, hình thành và phát triển các giá trị mới trong lĩnh vực văn hóa thời trang Trang phục của một dân tộc thể hiện rõ nét đời sống vật chất và tinh thần của con người, của dân tộc đó. Bởi trang phục vừa được quy định không chỉ bởi địa lý, khí hậu, môi trường và điều kiện sống mà còn bị quy định bởi thị hiếu thẩm mỹ của con người, của dân tộc đó. Là một đất nước ở vùng nhiệt đới, gió mùa, mưa nhiều, nóng lắm, đồng thời là một đất nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, thời trang của người Việt truyền thống có những nét hết sức đơn giản, giản dị, thậm chí đơn điệu, cả về chất liệu, cả về mẫu mã. Đó là những bộ quần áo “ta” nâu sồng, bền chắc. Tư duy và thực hành thời trang đó của người Việt tồn tại hàng trăm năm. Hội nhập văn hóa, thời trang người Việt thay đổi nhanh chóng ngoạn mục, trang phục người Việt đã chịu ảnh hưởng của không chỉ phong cách của nhiều nền trang phục ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc mà cả phong cách phương Tây - Âu - Mỹ trong quá trình hội nhập văn hóa với những trang phục có phong cách phong phú, đa dạng về sắc màu, kiểu dáng, chất liệu, phù hợp với các kiểu thời tiết khác nhau. Trong đời sống thường ngày thì chúng ta có các phong cách ăn mặc khác như mặc áo phông, quần jeans, quần legging, skinny, quần lửng, quần short Tại công sở, nam giới mặc quần Âu, áo sơ mi, có thể kết hợp với comlpe, thắt cravat, đi giày Tây, nữ giới mặc váy các kiểu, đi giày cao gót, xăngđan, bốt, ủng, đeo túi xách... Tại các cuộc thi người đẹp, ngoài trang phục truyền thống còn có phần thi áo tắm nhằm tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Tại các hội nghị, lễ hội, hoạt động trao đổi, hợp tác văn hóa với các quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng tranh thủ giới thiệu thời trang truyền thống của người Việt với trang phục áo dài truyền thống của phụ nữ và áo the khăn xếp của nam giới. Trang phục lễ hội vừa kết hợp phong cách và chất liệu trang phục truyền thống với phong cách và chất liệu văn hóa trang 82 phục hiện đại. Ở đây, người đi lễ hội không chỉ mặc áo dài mà còn mặc com - lê, đi giày da theo phong cách hiện đại. Khi tham gia các hoạt động thể thao, người Việt có các trang phục phù hợp với từng môn thể thao. Ngày nay, thông qua tiếp xúc, tiếp biến với trang phục nhiều nước tiên tiến, tư duy trang phục người Việt không chỉ chấp nhận phong cách thời trang hiện đại mà còn xuất hiện nhiều trang phục mới lạ như áo tắm, quần shorts, nhiều kiểu mẫu quần áo phóng khoáng mà lịch lãm Có thể nói, người Việt đều có các trang phục phù hợp với mọi hoạt động của mình. Điều đó nói lên tư duy thời trang của người Việt ngày càng tiến bộ, phong phú, hiện đại hơn trước; thực hành thời trang vừa nền nã, thanh lịch, hiện đại, vừa bảo đảm phong thái dân tộc truyền thống Việt Nam. Nền văn hóa Việt Nam luôn là nền văn hóa mở, nó luôn hướng tới những giá trị mới theo tính bao dung, cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận các giá trị văn hóa mới từ bên ngoài và cải biến chúng cho phù hợp với chuẩn mực, giá trị của người Việt. Trong lĩnh vực thời trang cũng vậy, người Việt vừa giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong trang phục truyền thống của dân tộc, vừa tiếp nhận có chọn lọc, cải biến những phong cách, mẫu mã thời trang mới, phong phú và đa dạng từ bên ngoài, đó là một quá trình để cách tân, làm mới, phát triển phong cách thời trang của người Việt, góp phần nâng cao giá trị văn hóa trong trang phục người Việt trong giai đoạn hiện nay. * Sự bổ sung, hình thành và phát triển những giá trị mới trong lĩnh vực kiến trúc Từ khi nước ta tiến hành quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, qua đó cũng góp phần thúc đẩy kiến trúc Việt Nam có sự phát triển mới. Bộ mặt đất nước thay đổi, trở nên đẹp đẽ, khang trang, hoành tráng hơn, đa dạng hơn ở nhiều khu vực đô thị, thành phố. Trước hết là sự thay 83 đổi trong tư duy xây dựng kiến trúc, thể hiện trong việc tư vấn, quy hoạch đô thị, trong tư duy thiết kế và việc tổ chức thi công xây dựng kiến trúc. Không chỉ giữ gìn kiến trúc truyền thống Việt Nam, chúng ta đã học hỏi và thay đổi tư duy kiến trúc từ quy hoạch đô thị, đến kiểu dáng thiết kế, màu sắc, nguyên vật liệu trong kiến trúc xây dựng Tất cả đều đã thay màu áo mới, trang hoàng, hiện đại và đa dạng hơn, thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của người dân trong lĩnh vực kiến trúc. Phong cách kiến trúc với tư cách là cái thể hiện cách tư duy, thị hiếu thẩm mỹ cũng có nhiều thay đổi lớn. Kiểu dáng nhà cửa đa dạng và phong phú, mang nhiều phong cách khác nhau: có khuynh hướng truyền thống, cổ điển như nhà ngói, có kiểu dáng hiện đại như nhà mái bằng, nhà cao tầng xây bằng bê tông cốt thép kiên cố. Với sự hội nhập với kiến trúc bên ngoài, ở nước ta xuất hiện phong cách kết hợp kiến trúc châu Âu với kiến trúc châu Á, kiến trúc sinh thái kết hợp nhà - vườn hình thành nên nhiều kiểu dáng, hình thức mới đa dạng và phong phú. Tại các đô thị, các công trình kiến trúc quy mô lớn, phong cách hiện đại với không gian lớn, kết cấu đa dạng, mới lạ, được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại đã xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều công trình giao thông như đường cao tốc, sân bay, bến cảng, khu chế xuất, các biệt thự, khách sạn, các công trình văn hóa tầm cỡ quốc gia và các di tích lịch sử văn hóa đã đươc xây mới và tu bổ, sửa chữa đã khoác lên một tấm áo mới đa sắc màu cho kiến trúc Việt Nam, thể hiện bộ mặt của một đất nước đang phát triển theo xu thế hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, kiến trúc ở các vùng nông thôn, ngoại đô đã có nhiều thay đổi. Không chỉ tồn tại kiểu nhà truyền thống như trước đây mà ở các vùng nông thôn, ngoại đô cũng xây dựng nhà cửa to đẹp, trang hoàng lộng lẫy giống như ở thành phố. Có thể thấy rằng ở các vùng nông thôn, kiến trúc cũng được đô thị hóa, nhà cửa mọc lên san sát, xuất hiện nhiều nhà cao tầng với màu sắc bắt mắt, trang trí đa dạng. 84 Không chỉ đổi mới về hình dáng, kết cấu, màu sắc ngôi nhà, người Việt còn có sự thay đổi theo hướng tiên tiến, hiện đại trong chất liệu vật liệu xây dựng nhà cửa. Trước đây, nước ta hay sử dụng các loại vật liệu xây dựng là các dạng vật chất trong tự nhiên như sỏi, đá, gỗ, tre, nứa, hoặc các dạng vật chất có nguồn gốc từ trong tự nhiên đã trải qua quá trình chế biến trước khi sử dụng như gạch nung, ngói, gốm, sứ Hiện nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nguyên vật liệu xây dựng nhà cửa bây giờ có nhiều tính năng hơn trước: nhiều vật liệu siêu nhẹ, siêu bền, đẹp ra đời, có khả năng cách âm, chống nước, chống nhiệt cao mà chi phí sản xuất hợp lý Bên cạnh đó, cũng xuất hiện kiến trúc xanh quan tâm tới vấn đề môi trường sinh thái trong việc thiết kế và xây dựng nhà cửa: chú trọng những vật liệu nhẹ, bền nhưng thân thiện với môi trường, thiết kế trồng cây xanh để điều hòa không khí Một điểm nổi bật trong kiến trúc Việt Nam đó là không chỉ chú ý đến công nghệ và vật liệu mới, hiện đại mà còn quan tâm đến việc thiết kế xây dựng phải phù hợp với khí hậu, thời tiết, chú ý đến nhu cầu che mưa, che nắng, thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên làm cho công trình vừa có tính hiện đại vừa phù hợp với đặc điểm khí hậu địa phương. Đây cũng là biểu hiện của tính tiếp nhận và cải biến cái mới, lạ rất đặc trưng trong nền văn hóa mới của dân tộc ta, làm cho văn hóa kiến trúc của nước ta có bước phát triển nhanh chóng trong quá trình hội nhập quốc tế vừa qua. Trong kiến trúc chùa tháp của người Việt cũng có nhiều sự thay đổi. Kiểu cách chùa tháp có sự thay đổi trong thiết kế, hoặc một số công trình vẫn giữ nguyên phong cách truyền thống nhưng đã được thay mới vật liệu xây dựng, sử dụng các vật liệu mới có độ bền, đẹp tốt hơn không chỉ duy trì phong cách truyền thống mà vẫn giữ được các công trình kiến trúc truyền thống bền vững hơn cùng với thời gian. Có thể thấy rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, mặc dù có sự học hỏi, tiếp nhận những cái mới từ bên ngoài nhưng kiến trúc Việt Nam vẫn giữ được 85 cái đẹp, cái độc đáo trong kiến trúc truyền thống của dân tộc, góp phần khẳng định nét văn hóa độc đáo vừa truyền thống vừa mới lạ, hiện đại, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của văn hóa Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tất cả những sự chuyển đổi theo hướng tiên tiến và hiện đại ở trên đều là kết quả của quá trình hội nhập, trong đó có hội nhập về mặt kiến trúc. * Sự bổ sung, hình thành và phát triển các giá trị văn hóa mới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ được coi là những lĩnh vực quốc sách hàng đầu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, phát triển nền văn hóa dân tộc nói riêng. Bởi nó không chỉ định hướng cho việc tạo nên những con người có tài và đức để cống hiến cho xã hội mà còn tạo ra những thước đo giá trị của nền văn hóa mới gắn với chế độ xã hội mới trong thời đại hội nhập văn hóa. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Trong những năm đổi mới và hội nhập quốc tế vừa qua, lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở nước ta rất được chú trọng quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình hội nhập văn hóa hiện nay. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, chúng ta đã có tư duy mới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, hướng đến phát triển con người với tư cách là nguồn nhân lực phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó, hiện nay, lĩnh vực giáo dục - đào tạo yêu cầu đào tạo con người vừa phải có tài, vừa phải có đức, phát huy vai trò sáng tạo của các cá nhân gắn với sự phát triển của cộng đồng, tạo ra nền văn hóa cởi mở, bao dung, quan tâm đến lợi ích của mọi thành viên trong xã hội. Tư duy mới mẻ, hiện đại trong giáo dục - đào tạo đã làm thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy ở nước ta trong thời gian vừa qua. Trước đây, nền giáo dục của chúng ta chủ yếu là quan tâm, chú trọng đến việc học tập lý thuyết mà bỏ qua nội dung thực hành, dẫn đến việc học và hành không 86 đi liền với nhau, kỹ năng thực hành rất kém. Hiện nay, do được tiếp cận, học hỏi với các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, chúng ta không chỉ chú trọng đến phần lý thuyết mà quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến việc thực hành kỹ năng, thao tác làm việc cho người học. Từ đó, tạo nên nội dung giáo dục hoàn thiện hơn, phát triển hơn, có đầy đủ cả nội dung lý thuyết và thao tác thực hành. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục đã được chú trọng tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển: mạng lưới, hệ thống trường lớp, hệ thống loa đài, máy thu hình, máy chiếu, đồ dùng học tập, hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm, sân chơi, khu thể thao... Để có thể tiến kịp tiến trình hội nhập quốc tế về giáo dục, nước ta đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoi_nhap_van_hoa_phuong_thuc_phat_trien_nen_van_hoa.pdf
Tài liệu liên quan