Luận án Hội quán người hoa ở nam bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI

NIỆM, THUẬT NGỮ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 8

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 23

1.3. Thuật ngữ liên quan đến đề tài. 25

CHưƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGưỜI NAM BỘ VÀ

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA HỘI QUÁN NGưỜI HOA

Ở NAM BỘ . 32

2.1. Khái quát về vùng đất, con người Nam Bộ. 32

2.2. Quá trình di cư của người Hoa đến Nam Bộ. 35

2.3. Sự hình thành và phát triển của hội quán người Hoa ở Nam Bộ . 51

CHưƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN NGưỜI HOA Ở NAM BỘ TỪ

CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX. 72

3.1. Hoạt động của hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1945 . 72

3.2. Hoạt động của hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1963. 97

CHưƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, VAI TRÕ CỦA HỘI QUÁN ĐỐI

VỚI CỘNG ĐỒNG NGưỜI HOA Ở NAM BỘ. 115

4.1. Đặc điểm, tính chất của hội quán người Hoa ở Nam Bộ . 115

4.2. Vai trò của hội quán đối với cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ . 118

KẾT LUẬN . 130

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 136

PHỤ LỤC.

pdf262 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hội quán người hoa ở nam bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới quy định mới, mỗi câu lạc bộ có từ 30 đến 100 hội viên, số nhân viên phục dịch là 12 ngƣời châu Á. Mỗi câu lạc bộ có quyền tự trị hoàn đƣợc và đƣợc điều hành bởi 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch là ngƣời Hoa [106, tr.541 – 542]. Về việc kết nạp hội viên, ở Trung Quốc, để trở thành hội viên của hội quán, ngƣời ta phải đăng ký, ghi tên vào sổ và nộp hội phí, nhƣng cũng có 79 hội quán không thu hội phí [71, tr.75]. Còn các hội quán ở Nam Bộ việc kết nạp hội viên vào hội quán đơn giản hơn nhiều. Trong hoàn cảnh “đất khách quê ngƣời”, cho nên mọi ngƣời ai cũng có thể trở thành hội viên của hội quán, ngƣời Hoa cho rằng đã là đồng hƣơng thì cũng đồng thời là hội viên của hội quán. 3.1.2. Hoạt động kinh tế Nhìn chung, chính sách của nhà Nguyễn là hoan nghênh những ngƣời Hoa nhập cƣ và ra sức sử dụng họ vào công cuộc khai khẩn vùng đất phƣơng Nam cũng nhƣ trong việc chống lại họ Trịnh ở Đàng Ngoài và phong trào nông dân Tây Sơn. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trừ tầng lớp thƣơng nhân giàu có và những ngƣời giữ các chức vụ về dân sự, quân sự trong bộ máy thống trị, những ngƣời Hoa còn lại (phần đông là nông dân, thợ thủ công) vẫn phải đóng thuế, lao dịch không khác gì ngƣời Việt. Đại Nam thực lục chính biên – Đệ nhất kỷ cho biết: sau khi đánh chiếm lại Gia Định vào năm 1788, Nguyễn Ánh ra lệnh cho ngƣời Hoa không kể cũ mới ở đạo Long Xuyên và hai phủ Ba Xắc và Trà Vinh phải làm đồn điền và quy định những ngƣời ở đạo Long Xuyên mỗi năm phải nộp thóc sƣu mỗi ngƣời 8 hộc, còn thuế thân thì nộp nhƣ lính; những ngƣời ở Ba Xắc và Trà Vinh mỗi năm nộp mỗi ngƣời 15 hộc. Những ngƣời nào không muốn làm đồn điền thì bắt phải thụ dịch tòng chinh. Chính sách đối xử với ngƣời Hoa của Tây Sơn tài liệu để lại rất hiếm. Nhìn chung, chính sách của chính quyền Tây Sơn cũng tìm cách lôi kéo ngƣời Hoa, nhất là những ngƣời Hoa thuộc thành phần lao động. Nghĩa quân Tây Sơn đã kết nạp khá nhiều ngƣời Hoa ở Quy Nhơn vào hàng ngũ: đạo quân Trung nghĩa của Tập Đình và đạo quân Hòa nghĩa của Lý Tài.2 Tuy nhiên, việc Nguyễn Nhạc cho tàn sát hơn một vạn ngƣời Thanh ở Gia Định để trả thù cho một viên tƣớng của mình bị giết cũng là một sự kiện đáng lƣu ý. 2 Tập Đình về sau (1775) do bất hòa với Nguyễn Nhạc và Lý Tài đã bỏ chạy về Quảng Đông và bị tên Tổng đốc tỉnh này giết chết. Còn Lý Tài, cũng trong năm này bội phản nghĩa quân Tây Sơn, về hàng chúa Nguyễn Phúc Tần. 80 Nhìn chung, chúng ta có thể thấy chính sách của họ Nguyễn đối xử với ngƣời Hoa là thuận lợi. Chính trong hoàn cảnh ấy, ngƣời Hoa đã triệt để lợi dụng những điều kiện có lợi trong việc làm ăn sinh sống để tạo nên một cộng đồng ngƣời Hoa vững chắc ở nhiều nơi thuộc xứ Đàng Trong và đặt nền tảng cho sự phát triển sau này của họ. Ngoài việc đội quân của Trần Thƣợng Xuyên đóng ở Biên Hòa, đội quân của Dƣơng Ngạn Địch đóng ở Mỹ Tho theo ý của chúa Nguyễn thì ngƣời Hoa có thể đến bất cứ nơi nào ở vùng đất phƣơng Nam mà họ muốn. Không những di dân ngƣời Hoa đƣợc tự do lựa chọn chỗ ở mà còn đƣợc tự do trong việc lựa chọn nghề nghiệp làm, ăn tùy theo điều kiện và phƣơng tiện họ có, chỉ cần đóng góp thuế má, lao dịch đầy đủ là đƣợc. Trong hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa, hội quán đã thể hiện đƣợc chức năng tƣơng trợ một cách hiệu quả, có những đóng góp vào thành công trong hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa trên vùng đất mới. Mặt khác, để duy trì và đảm bảo đƣợc chức năng hoạt động của mình, hội quán cũng phải luôn bảo đảm đƣợc nguồn kinh phí của hội. Hội quán một mặt dựa vào số tiền đèn hƣơng từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên, mặt khác hội quán cũng dựa vào nguồn kinh phí này để kinh doanh sinh lãi. Việc đóng góp hội phí của các hội viên vì thế cũng mang tính tự nguyện, tùy lòng hảo tâm của các hội viên “sự đóng góp tự nguyện của các thành viên trong hội với một quy định bất thành văn là những thương nhân, kỹ nghệ gia, người thành đạt về kinh tế, nói chung là những người giàu có, trên nguyên tắc tùy lòng hảo tâm, nhưng có trách nhiệm đóng góp phần nhiều cho hội. Sự tự nguyện đóng góp đó, đôi khi rất lớn nhưng không có nghĩa là vô hạn” [27, tr.90, 91]. Nguồn kinh phí thu đƣợc từ các đóng góp của các cơ sở cũng nhƣ lợi tức từ một số bất động sản khá lớn, không những đủ chi phí cho việc bảo quản, trùng tu hội quán, mà còn giúp cho các hoạt động của trƣờng học, các đội thể dục, thể thao[5, tr.58]. Ngoài ra, hằng năm vào dịp lễ hội, hội quán sẽ tổ chức những buổi biểu diễn văn nghệ không bán vé và 81 tùy lòng hảo tâm, những ngƣời đến tham dự sẽ đóng góp tiền cho hội quán. “Những khoản thu như vậy không nhỏ, bởi mọi người sẽ thi đua đóng góp và cảm thấy vinh hạnh vì sự đóng góp đó” [2, tr.58]. Trong số những tổ chức - cơ sở thƣờng xuyên đóng góp cho hội quán chính là các “công ty” (các cơ sở kinh tế của ngƣời Hoa). Qua các văn bia chữ Hán tại các hội quán ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, đã cho chúng ta thấy đƣợc sự đóng góp của các cơ sở kinh tế này trong giai đoạn 1858 - 1871: Văn khắc/Bang/ năm Ngƣời lãnh đạo Tổng số tặng phẩm Hà Chƣơng (Phúc Kiến/Chƣơng Châu/1871) Tuệ Thành (Quảng Đông/1859) Ban Hạp Công ty Quảng Lợi Công ty Quảng An Công ty Dụ Thái Công ty Thuận Thành $4, 786 200 lạng bạc 200 lạng bạc 150 lạng bạc 150 lạng bạc Ôn Lăng Phúc Kiến/Tuyền Châu/1869) Trần Phúc Cơ $1320 Nghĩa An (Triều Châu/Hẹ/1866) Lâm Lƣỡng Hƣng Nghĩa Thuận Ký Quế Lợi Lý Thuận Nguyên $717 $817 $204 $464 Quỳnh Phủ (Hải Nam/1858) Thái Văn Giáo Hàn Quý Chuẩn 100 quan 15 quan Nguồn: [71, tr.14] Các hội quán sử dụng nguồn quỹ này cho việc sửa chữa, trùng tu hội quán và duy trì hoạt động của hội quán, “theo bia Trùng Tu Tuệ Thành hội quán bia ký đề năm Quang Đạo thứ 10 (1831) thì Hội quán Tuệ Thành xây dựng trước đó chỉ có hai gian và mái hiên phụ bên phải, sau khi các thương nhân đề xướng thành lập hội quán, đã đóng góp mỗi người 5 ly vàng một năm” [71, tr.71]. Một số hội quán ban đầu chỉ là một ngôi nhà đơn sơ, nhờ sự đóng góp của cộng đồng, sau nhiều lần trùng tu đã trở nên khang trang, đẹp đẽ, là những công trình kiến trúc văn hóa có giá trị. Đồng thời hội quán 82 còn sử dụng nguồn kinh phí này để tƣơng trợ cho các hội viên khi cần thiết “hội viên nghèo không đóng góp được gì về tài vật cho hội quán vẫn được quan tâm, giúp đỡ khi gặp khó khăn” [22, tr.94]. Điểm chung dễ nhận thấy là các hội quán của ngƣời Hoa Nam Bộ đều nằm ở những vị thế thuận lợi, nằm trong những khu vực sầm uất có mật độ ngƣời Hoa cƣ trú và kinh doanh cao nhất nên rất thuận lợi cho các hoạt động kinh tế. Trong Gia Đình Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức đã ghi nhận các hội quán ngƣời Hoa ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn nhƣ sau: Phố Sài Gòn cách phía Nam trấn thành 12 dặm, ở hai bên quan lộ, đường phố lớn thẳng suốt 3 đường tới bến sông, một đường hàng ngang nằm giữa, một đường phía dưới ven theo sông, các đường thông xuyên nhau như hình chữ điền, nhà phố liền mái, người Hán, người Đường ở xen kẽ, dài độ ba dặm, bán hàng hóa như gấm, đoạn, đồ sứ, sách, thuốc trà Hàng hóa Bắc Nam chở theo đường biển không thiếu thứ gì. Đầu phía Bắc phố lớn có miếu Quan Thánh (có lẽ là Hội quán Thất phủ tức Hội quán Phước An) và ba hội quán Phúc Châu (tức Hội quán Tam Sơn), Quảng Đông (tức Hội quán Tuệ Thành) và Triều Châu (tức Hội quán Nghĩa An) chia đứng hai bên, phía Tây là đường lớn, giữa có miếu Thiên Hậu (có lẽ là Hội quán Quỳnh Phủ); phía Tây có Hội quán Ôn Lăng, đầu phía Nam đường lớn về phía tây có Hội quán Chương Thâu (tức Hội quán Hà Chương) [71, tr.71]. Các hội quán đã biết tận dụng những địa thế thuận lợi này để tham gia vào các hoạt động kinh tế. Có thể kể đến hoạt động kinh tế quan trọng của hội quán là xây dựng nhà phố cho thuê, theo dạng phố chợ. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của những thƣơng nhân ngƣời Hoa thời bấy giờ. “Xưa nay thuyền buôn đến hạ nêu xong thì lên bờ thuê phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lại đấy kê khai hàng hóa trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả” [35, tr.22]. Hình ảnh những dãy nhà phố đã trở nên quen thuộc ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn với những căn nhà nối liền, giống nhau từ cấu trúc đến màu sắc “Những 83 dãy “phố Tàu” nhà liền mái, tường sát vách nối nhau ôm lấy chợ và bến bãi (bến ghe tàu, bến xe) tạo thế liên hoàn cho việc phát triển sản xuất, lưu thông phân phối nội địa và xuất khẩu. Có thể nói “Phố - Chợ - Bến” là những tác nhân chủ yếu góp phần thúc đẩy mạng lưới kinh doanh của người Hoa, vừa bao quát trên diện rộng toàn miền Nam, vừa chi phối trong mỗi khu vực dân cư cụ thể nhất định tại địa phương” [82, tr.510-511]. Các nhà phố mọc lên góp phần vào sự phát triển của các hoạt động kinh tế, làm cƣ dân thêm đông đảo, sung túc. Bia Hội quán Quỳnh Phủ dựng năm 1859 ghi lại việc Vƣơng Tam Kỳ, Phù Chiêu Nghiệp, Thái Văn Giáo, Hàn Quý Chuẩn nối nhau quyên góp, mua đất xây nhà, cho thuê lấy tiền làm kinh phí hoạt động cho hội quán [71, tr.85]. Một hoạt động kinh tế quan trọng khác của hội quán là làm dịch vụ, ví dụ nhƣ “phương thức mua bán bao hóa” [16, tr.91], tức là làm trung gian mua bán cho những ngƣời tới liên hệ. Hoạt động này của hội quán đã giúp cho hoạt động của các thƣơng nhân đƣợc thuận lợi và nhanh chóng hơn trong việc trao đổi hàng hóa, đồng thời đem lại cho hội quán một nguồn kinh phí quan trọng. Hội quán trở thành trụ sở hay công sở của một nhóm thƣơng nhân, có khi là cùng kinh doanh một mặt hàng (nhƣ Hội quán Phƣớc An – nay thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh – đƣợc xây dựng vào đầu thế kỷ XX là của các thƣơng nhân tƣ sản ngƣời Hoa chuyên mua bán lúa gạo) và hội quán cũng là nơi diễn ra việc ký kết hợp đồng kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ví dụ, một tàu nƣớc ngoài chở hàng tới Sài Gòn muốn bán, chỉ cần liên hệ với một hội quán nào đó, viên bang trƣởng sẽ đứng ra bảo lãnh với chính quyền để làm thủ tục nhập khẩu, sau đó cứ giao hàng cho hội quán ấy phân phối. Hội quán ấy sẽ liên hệ với các hội quán tại Biên Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long. để giao hàng và thu tiền trong một thời gian ngắn nhất. Tƣơng tự, nếu muốn thu mua hàng hóa để chở ra nƣớc ngoài cũng chỉ cần thỏa thuận với viên bang trƣởng của hội quán, ông ta sẽ tổ chức việc thu mua, chuyên chở, tập kết hàng và lo các thủ tục xuất khẩu đúng chất lƣợng, số 84 lƣợng, thời gian và ngƣời mua hàng phải trả cho hội quán ấy một số tiền “bao hóa” nhất định [71, tr.79]. Ngoài ra, hội quán còn mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình nhƣ cho vay hay tổ chức dịch vụ để sinh lãi. Một hoạt động điển hình là đấu giá đèn lồng. Đây không chỉ là sinh hoạt văn hóa mà còn là hoạt động gây quỹ cho hội. “Thực tế đây là một hình thức lạc quyên độc đáo của người Hoa nhằm tìm kiếm nguồn kinh phí cho các hoạt động công ích của cộng đồng như trùng tu chùa, miếu, trường học và các hoạt động văn hóa khác” [5, tr.59]. Những chiếc đèn lồng có cấu trúc, kiểu dáng, tên gọi khác nhau (có thể một loại có nhiều cái) đƣợc các nghệ nhân làm và trƣng bày vào dịp tết Nguyên Đán, còn đấu giá thì thƣờng tổ chức vào tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng). Giá trị sử dụng của chiếc đèn lồng không nằm ở giá trị vật chất mà là yếu tố tinh thần, nó phụ thuộc vào cảm nhận và niềm tin của ngƣời đấu giá mà đƣa ra mức giá cao hay thấp [22, tr.91]. Bên cạnh đó, các hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ còn tổ chức nghề cho vay với đối tƣợng chính là các tiểu thƣơng ngƣời Hoa, những ngƣời đang cần vốn để mở rộng buôn bán, sản xuất. Với số tiền lãi nhất định, nguồn quỹ của hội quán nhờ đó cũng đƣợc duy trì và phát triển. Hội quán ra đời chính là xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của ngƣời Hoa. Sau khi ra đời, các hội quán ở Nam Bộ đã thể hiện đƣợc vai trò tích cực của mình trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa phát triển. Sự ra đời của hội quán đƣợc các thƣơng nhân cũng nhƣ ngƣời Hoa hoạt động ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau nhiệt tình hƣởng ứng, tham gia nhằm có đƣợc những quyền lợi nhƣ giúp đỡ về chỗ lƣu trú, hỗ trợ phân phối hay thu mua hàng hóa, giúp đỡ về vốn buôn bán.v.v. Để đảm bảo công cuộc kinh doanh đạt hiệu quả, từ lâu ngƣời Hoa luôn rất coi trọng tinh thần đoàn kết và tƣơng trợ lẫn nhau từ trong làm ăn kinh tế cho đến đời sống xã hội. Hoạt động buôn bán của ngƣời Hoa không rời rạc mà luôn liên kết với nhau trong một tổ chức chung, “buôn có bạn, bán có 85 phƣờng”. Hội quán với tƣ cách là trụ sở các bang đã trở thành cơ quan đứng đầu quan trọng bảo vệ các quyền lợi kinh tế cho ngƣời Hoa một cách thiết thực. “Người Hoa ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, dọc hai bờ kinh Tàu Hũ, thường tụ cư và lập phố thương nghiệp gần sông. Các ghe thuyền các nơi cập bến, đến liên hệ với các hội quán nhờ làm trung gian như thuê phố trọ, bán hàng hóa của mình và thu gom hàng hóa cho chuyến trở về. Ban quản trị hội quán hỗ trợ trong việc phân phối và thu mua hàng hóa, hội họp bàn kế hoạch, nắm bắt tình hình kinh doanh, thảo luận giá cả” [100, tr.74]. Các bang, hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ là cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng mạng lƣới kinh doanh, quản lý, tổ chức sản xuất, phân phối và lƣu thông sản phẩm một cách tinh gọn nhƣng hiệu quả. Mạng lƣới này bắt đầu từ hạt nhân là gia đình đến đồng tộc, đồng hƣơng trong một bang, hội quán, sau đó mở rộng ra các bang khác. Xét trong tính hệ thống, mạng lƣới kinh doanh này nhƣ một hệ thống hình chóp “từ đỉnh chóp tỏa ra là các chi nhánh, ngành, cơ sở kinh doanh, nằm trong một hệ thống nhất và khép kín. Mạng lưới kinh doanh được bắt đầu từ những người đóng gói, buôn lẻ, gia công linh kiện, xưởng thủ công cho đến những xí nghiệp, hãng buôn, công ty xuất khẩu lớn” [27 tr.289] và trong mạng lƣới kinh doanh đó, sự hỗ trợ cộng đồng (với đại diện là các hội quán) luôn bao hàm cả nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân đó với cộng đồng và ngƣợc lại. “Trong mạng lưới đó, sự liên kết, gắn bó cộng đồng thể hiện ở trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân và toàn cộng đồng” [6, tr.92]. Sự đoàn kết, hỗ trợ của các hội quán ngƣời Hoa trong các hoạt động kinh tế cũng nhƣ nhiều mặt khác là một truyền thống của ngƣời Hoa. Nhiều ngƣời Hoa thành đạt trong các hoạt động kinh tế đã nhờ sự giúp đỡ, tƣơng trợ rất lớn từ cộng đồng mà hội quán là tổ chức đại diện. Sự giúp đỡ cụ thể, không chỉ là sự khích lệ tinh thần, mà con là sự hỗ trợ về vật chất. Trong nhiều trƣờng hợp, một số bang, hội quán đứng ra vận động, giúp đỡ, sẵn sàng cho hội viên gặp khó khăn hay cần vốn sản xuất vay những khoản tiền lớn để khôi phục và mở rộng sản xuất. Và khi hoạt động kinh 86 doanh phát đạt, những ngƣời Hoa này cũng thƣờng xuyên đóng góp tài chính và tích cực tài trợ cho các hoạt động xã hội mà hội quán tổ chức nhƣ là một cách hoàn thành nghĩa vụ với cộng đồng. Sự hỗ trợ cộng đồng của hội quán mang tính đặc thù cao, không những hỗ trợ về vốn mà còn quy định những khung giá chung chính thức hoặc phi chính thức nhằm khống chế giá cả: “Trong mối quan hệ buôn bán, họ liên kết, hỗ trợ nhau từ việc giữ giá, đến việc tồn kho phân phối hàng hóa của người đồng hương, đồng tộc và cả quan hệ bang, hội” [94, tr.50]. Các Bang, Hội quán đóng vai trò nhƣ “bộ máy chỉ huy kinh tế, thống nhất việc tăng giá, giảm giá, tích trữ theo tinh thần đoàn kết” [82, tr.518]. Chính nhờ sự hỗ trợ mang tính liên kết từ các bang, hội quán ngƣời Hoa mà ngƣời nƣớc ngoài khó chen chân và cạnh tranh với hệ thống kinh doanh của ngƣời Hoa. Thời Pháp thuộc, những thƣơng gia ngƣời Hoa và mạng lƣới thƣơng mại của họ ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn đã thật sự là khâu trung gian trọng yếu cho các công ty tƣ bản Pháp trong việc thu mua và xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ. Ngƣời Hoa đƣợc đánh giá là kẻ môi giới có uy tín giữa ngƣời ngoại quốc và bản xứ. Có thể nói, vị trí kinh tế của ngƣời Hoa Nam Bộ có đƣợc nhƣ vậy một phần là do tính khôn khéo, sáng tạo của họ, mặt khác còn do những đặc điểm về tổ chức, quản lý, cách làm ăn, quan hệ xã hội quyết định với đại diện chính là các bang, hội quán. Phần nhiều các cơ sở sản xuất của ngƣời Hoa Nam Bộ thƣờng có vốn và quy mô sản xuất nhỏ và vừa, là cơ sở tƣ nhân phù hợp với điều kiện quản lý, điều hành của các chủ cá thể. Nhiều cơ sở sản xuất của ngƣời Hoa vẫn mang nặng tính gia đình. Điều đó cũng là một nét đặc trƣng của ngƣời Hoa trong hoạt động kinh tế [87, tr.104]. Việc tổ chức và hỗ trợ của các bang, hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ đối với các hoạt động kinh tế tỏ ra khá hiệu quả và thích hợp với một nền sản xuất vừa và nhỏ mang tính hàng hóa năng động, gọn nhẹ của ngƣời Hoa. 87 Trong quan hệ giao dịch buôn bán, ngƣời Hoa rất coi trọng “chữ tín” nhƣ “là sự thiết lập một quan hệ, một cách ứng xử trong kinh doanh của người Hoa dựa trên lòng tin và sự giúp đỡ lẫn nhau của những người tham gia hoạt động kinh doanh” [6, tr.91]. “Chữ tín” chính là cơ sở xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong cùng một cộng đồng, cùng một bang, hội quán hay giữa các bang, hội quán và những cộng đồng cƣ dân khác. Tâm lý cạnh tranh, hƣớng tới độc quyền là một đặc điểm, một phong cách “làm ăn” truyền thống của ngƣời Hoa ở Nam Bộ từ lâu đời [115, tr.30-31]. “Chữ tín” trở thành một phƣơng tiện, cam kết của ngƣời Hoa trong quan hệ buôn bán để giữ vững mối quan hệ trên thị trƣờng, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động kinh tế, tránh đƣợc những phiền hà, chậm trễ về thủ tục hành chính giấy tờ, yên tâm về chất lƣợng hàng hóa, thời gian giao hàng, giảm nhẹ việc kiểm tra hàng hóa [87, tr.105]. Họ thƣờng buôn bán theo phƣơng thức “bán hàng gối đầu”, ngƣời buôn chỉ phải tạm ứng một khoản tiền để nhận hàng và khi bán hết hàng, chủ hàng sẽ ứng tiếp. Đây là cơ sở tiến dần đến độc quyền trong thƣơng mại và sản xuất... Vì vậy, trong hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa, bất kỳ ai vi phạm chữ “tín” sẽ bị đồng nghiệp bất hợp tác, cộng đồng tẩy chay, chẳng những không phát triển đƣợc nghề nghiệp mà nguy cơ phá sản rất lớn. “Chữ tín” có một vai trò quan trọng trong cộng đồng nhƣ vậy vì việc vi phạm chữ tín của các thành viên trong cộng đồng sẽ gây ra những tác động xấu đến tinh thần đoàn kết của cộng đồng, làm mất lòng tin của các thành viên với nhau và làm cho bộ mặt của cộng đồng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, vị thế của cộng đồng ấy sẽ giảm sút trong cuộc cạnh tranh với các cộng đồng khác. Vì vậy, các bang, hội quán phải luôn có những phƣơng cách đảm bảo các thành viên trong cộng đồng, phải luôn giữ đƣợc “chữ tín” trong làm ăn buôn bán, coi đó nhƣ là cơ sở để các bang, hội quán có thể đứng ra bảo vệ các quyền lợi của các thành viên trong cuộc cạnh tranh với các thế lực kinh tế khác. Ngƣời đứng đầu các bang, hội quán thƣờng khôn khéo lợi dụng “chữ tín” để củng cố lòng tin giữa các thành viên trong cộng đồng. “Chữ tín” không những tạo ra một 88 niềm tin tuyệt đối giữa các thành viên trong cộng đồng với ngƣời đứng đầu mà còn tạo điều kiện cột chặt các thành viên đó vào cộng đồng bang, hội quán. “Chữ tín là báu vật mà người Hoa tôn thờ” [115, tr.102]. Vì vậy, trong bất kỳ trƣờng hợp nào, ngƣời Hoa cũng cố gắng giữ niềm tin với đối tác, không vì lợi nhỏ của mình mà làm ảnh hƣởng đến uy tín cộng đồng, xem “chữ tín” nhƣ là một cách giữ gìn bộ mặt của cộng đồng bang, hội quán. Dƣới danh nghĩa là trụ sở của bang, hội quán đại diện cho một cộng đồng ngƣời Hoa trong quan hệ xã hội và với chính quyền sở tại. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong cộng đồng đƣợc trôi chảy. Hội quán còn đứng ra dàn xếp, phân chia lĩnh vực kinh doanh trong nội bộ và giữa các bang với nhau. Dƣới sự điều tiết của các bang, hội quán, công cuộc làm ăn buôn bán của ngƣời Hoa theo kiểu mỗi ngƣời một chợ, không ai đƣợc xâm phạm đất sống của nhau. Nếu có tranh chấp, các bang trƣởng sẽ họp nhau lại, dàn xếp ổn thỏa để không ai bị thiệt thòi, mất mát, càng không để cho tiếng xấu lọt ra ngoài. Vì vậy, trên thực tế mỗi bang ngƣời Hoa ở Nam Bộ thƣờng chiếm ƣu thế trong một ngành nghề nhất định. Mỗi vị bang trƣởng sẽ có vai trò nhƣ một ngƣời đứng đầu một khu vực buôn bán mà hội quán là ban điều hành chính. Các bang, hội quán ngƣời Hoa còn là nơi nắm bắt những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng ở mỗi quốc gia sở tại để kịp thời cung cấp cho hoạt động làm ăn buôn bán của các thành viên trong cộng đồng. Nhờ mạng lƣới thông tin có tính chất cộng đồng này mà một khi thị trƣờng có sự biến động, thay đổi, ngƣời Hoa luôn biết điều chỉnh cách thức kinh doanh cho kịp thời, phù hợp với thực tế. Những sản phẩm mà ngƣời Hoa kinh doanh sản xuất luôn xuất phát từ việc phán đoán nhanh nhạy, gắn chặt với thị trƣờng và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Chính những yếu tố này đã tạo nên tính năng động của ngƣời Hoa trong làm ăn buôn bán, giúp họ tạo nên sức mạnh và uy tín trên thƣơng trƣờng. 89 Có thể thấy rằng, sự thành công trong hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở Nam Bộ, đặc biệt là trong hoạt động thƣơng nghiệp đã cho thấy sự nhạy bén, tài năng khéo léo trong kinh doanh buôn bán của họ; mặt khác cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Hội quán trong việc đoàn kết và đứng ra bảo vệ các lợi ích của cho ngƣời Hoa trƣớc các thế lực kinh tế khác nhƣ ngƣời Pháp, ngƣời Ấn đang đầu tƣ ồ ạt vào các nƣớc Đông Dƣơng thuộc Pháp trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 3.1.3. Hoạt động văn hóa, xã hội 3.1.3.1. Hoạt động văn hóa Đến định cƣ ở một vùng đất mới và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, ngƣời Hoa vừa bảo lƣu những nét văn hóa truyền thống vừa tiếp nhận, giao lƣu với các dân tộc cộng cƣ. Ở Nam Bộ, di dân ngƣời Hoa thƣờng cƣ trú theo nhóm dựa trên mối quan hệ họ hàng, đồng hƣơng, nghề nghiệp. Điều đó đã làm hình thành nên những làng hay phố mà ở đó những sắc thái văn hóa Hoa thể hiện đậm nét. Có thể nói, cùng với việc khai phá, làm ăn, xây dựng phố xá, buôn bán, ngƣời Hoa đến Việt Nam đồng thời cũng mang theo văn hóa, tập tục Trung Hoa. Đời sống văn hóa của ngƣời Hoa rất phong phú, bao gồm nhiều dạng thức: phong tục, tập quán, điêu khắc, kiến trúc, hội họa, nghệ thuật Đó chính là tổng thể các khía cạnh riêng biệt, là thuộc tính đặc trƣng tộc ngƣời để phân biệt ngƣời Hoa với những cƣ dân khác. Tuy nhiên trong quá trình định cƣ trên vùng đất mới, những yếu tố văn hóa vẫn tiếp tục phát triển trong một môi trƣờng văn hóa mới. Hội quán là một trong những nơi thể hiện và hội tụ dấu ấn văn hóa Trung Hoa. Trên cơ sở đó, sự ra đời của Hội quán không chỉ nhằm duy trì quan hệ đồng hƣơng xa xứ, tạo điều kiện để cƣu mang đùm bọc giúp nhau vƣợt qua khó khăn hoạn hạn mà hội quán còn là nơi để giữ gìn và bảo lƣu những sắc thái văn hóa Trung Hoa truyền thống. Trong không gian bài trí bên trong của các hội quán ở Nam Bộ, đều dễ dàng nhận thấy sắc thái văn hóa Trung Hoa hiển hiện trong mọi yếu tố của hội quán từ đồ vật, màu 90 sắc, không gian, kiến trúc đến cách bài trí, thờ tự trong hội quán. Các hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ chính là một trong những nơi thể hiện rõ nhất đặc điểm văn hóa của ngƣời Hoa ở vùng đất mới. Hội quán không chỉ là không gian của văn hóa mà còn là môi trƣờng văn hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần không thể thiếu của ngƣời Hoa, đặc biệt là đối với tầng lớp lao động. Đây là nơi gặp gỡ của những ngƣời thân, bạn bè, nơi những ngày lễ, tết tổ chức các hoạt động văn hóa, gắn kết cộng đồng. Vốn xuất thân từ một đất nƣớc có truyền thống văn hóa lâu đời, khi đến vùng đất mới, ngƣời Hoa đã mang đến đây nhiều loại hình văn hóa đặc sắc, xuất hiện hầu nhƣ trong các lễ hội của ngƣời Hoa. Tùy theo từng loại hình văn hóa - nghệ thuật, các Ban quản trị các hội quán thƣờng đứng ra lập các hội đoàn văn nghệ, thể dục thể thao và bƣớc đầu tài trợ kinh phí, mua sắm phƣơng tiện, xây dựng cơ sở tập luyện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động văn hóa diễn ra. Ngoài ra, các Ban trị sự của các hội quán còn đứng ra vận động những ngƣời nhiệt tâm có tiềm lực kinh tế làm tài trợ cho các hoạt động văn hóa. Ví dụ nhƣ Hội quán Quỳnh Phủ “song song với việc bảo tồn các hiện vật trong hội quán, Ban quản trị hội quán cũng quan tâm phát triển nghệ thuật ca cổ Hải Nam, cụ thể, ngoài việc ủng hộ kinh phí cho nhóm kịch, để duy trì lực lượng kế thừa, hội còn đỡ đầu, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ diễn viên” [103, tr.261]. Các hội đoàn này tập hợp những ngƣời Hoa yêu thích một loại hình nghệ thuật hay thể thao, trƣớc hết là tạo “sân chơi” cho cộng đồng, đƣợc thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xa hơn nữa là góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa tộc ngƣời, giáo dục thế hệ trẻ sinh ra trên vùng đất mới này. Trên phƣơng diện kiến trúc, trƣớc sân chính điện một số Hội quán thƣờng dành một mặt bằng để xây cái “võ ca”, võ tức là vũ, theo nghĩa miếu vũ, kiểu nhà không có vách, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của Hội quán nhƣ hát bội, ca kịch. Võ ca nhìn thẳng vào bàn thờ Thần ở chính điện, vì hát bội là để “cúng” thần (dâng cúng). [78, tr.241] 91 Các lễ hội của ngƣời Hoa diễn ra quanh năm, đặc b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoi_quan_nguoi_hoa_o_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xviii_den.pdf
Tài liệu liên quan