Luận án Hôn nhân của người việt ở xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 9

1.2. Khái niệm và lý thuyết nghiên cứu. 20

1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu. 28

Tiểu kết chương 1. 36

Chương 2: HÔN NHÂN CỦA NGưỜI VIỆT THEO CÔNG GIÁO. 38

2.1. Quan niệm về hôn nhân . 38

2.2. Đặc tính và điều kiện của hôn nhân Công giáo . 49

2.3. Quy định hôn nhân theo Giáo luật . 55

2.4. Nghi lễ hôn nhân. 61

2.5. Vai trò của tôn giáo đối với hôn nhân của người Công giáo ở xã

Thọ Nghiệp. 72

Tiểu kết chương 2. 74

Chương 3: HÔN NHÂN CỦA NGưỜI VIỆT KHÔNG THEO CÔNG

GIÁO VÀ MỘT SỐ TRưỜNG HỢP HÔN NHÂN KHÁC. 75

3.1. Quan niệm về hôn nhân . 75

3.2. Các nghi lễ trong hôn nhân . 81

3.3. Hôn nhân giữa người Việt theo Công giáo và người Việt không

theo Công giáo . 99

3.4. Hôn nhân với người nước ngoài . 103

3.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người

Công giáo và người không theo Công giáo . 105

Tiểu kết chương 3. 112

Chương 4: XU HưỚNG BIẾN ĐỔI, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ

KHUYẾN NGHỊ. 1144.1. Xu hướng biến đổi và nguyên nhân. 114

4.2. Một số giá trị của hôn nhân. 122

4.3. Những vấn đề đặt ra trong hôn nhân của người Việt xã Thọ

Nghiệp hiện nay. . 125

4.4. Khuyến nghị. 138

Tiểu kết chương 4. 145

KẾT LUẬN . 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ . 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152

 

pdf201 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hôn nhân của người việt ở xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy, như tính đơn hôn, vĩnh hôn của hôn nhân, hay là các quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân, không nạo phá thai, không được ly hôn... Những quan niệm đó góp phần gìn giữ nề nếp gia đình và giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm đối với gia đình. Nghi lễ của hôn nhân Công giáo ngoài việc tuân thủ đầy đủ các nghi thức tôn giáo, khi vào Việt Nam nó còn phải tuân theo phong tục tập quán truyền thống của người Việt nói chung và của từng địa phương nói riêng. Hôn nhân của người Việt Công giáo ở xã Thọ Nghiệp ngoài việc tuân thủ đầy đủ các thủ tục của giáo luật, các cặp đôi còn phải thực hiện đầy đủ các nghi thức theo phong tục tập quán của địa phương. Trong hoàn cảnh và điều kiện hiện nay, hôn nhân Công giáo với những đặc điểm là đơn hôn và bất khả phân ly trở thành lý tưởng cho các cuộc hôn nhân bền vững. Vì thế cần phải phát huy những giá trị tích cực của hôn nhân Công giáo trong đời sống hiện đại. Thông qua nghiên cứu cũng thấy được vai trò của tôn giáo trong hôn nhân và gia đình. Những cuộc hôn nhân Công giáo ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý, giáo luật, những quy tắc ứng xử của tôn giáo. Có thể cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để phát triển vai trò của tôn giáo trong đời sống hôn nhân và gia đình, tiến tới xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững. 75 Chƣơng 3 HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI VIỆT KHÔNG THEO CÔNG GIÁO VÀ MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP HÔN NHÂN KHÁC 3.1. Quan niệm về hôn nhân Hôn nhân là một trong những việc hệ trọng của đời người. Người xưa có câu: “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, hôn nhân là một trong ba việc lớn mà mỗi người trưởng thành đều phải trải qua, nếu không lập gia đình có thể bị quy vào tội bất hiếu. Mục đích của hôn nhân ngoài việc tạo ra thế hệ sau, duy trì nòi giống còn là xây dựng lên một gia đình, một tế bào, hạt nhân của xã hội. Giống như nhiều làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, khoảng những năm của thập niên 50, thế kỷ XX, việc hôn nhân là việc của hai bên gia đình, cha mẹ, việc kết hôn của đôi bạn trẻ thường được quyết định bởi cha mẹ đôi bên, có những cặp đôi đến ngày cưới mới biết mặt nhau. Trong các cuộc hôn nhân truyền thống, tình yêu đôi lứa không được coi trọng, việc “môn đăng hộ đối”, sự lựa chọn của cha mẹ là yếu tố quyết định hàng đầu. Cha mẹ đều mong muốn con cái của mình có một cuộc sống hạnh phúc, gia đình hòa thuận, và với quan niệm tuổi trẻ nông nổi, thường mù quáng trong tình yêu, không có sự khôn ngoan sắc sảo khi chọn bạn đời, vì thế nên việc chọn lựa bạn đời cho con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ. Họ chọn không chỉ là bản thân chàng trai hoặc cô gái đó mà họ còn chọn cả gia đình, họ hàng của đối phương để bảo đảm cho con mình có cuộc sống tốt nhất sau này. Cùng với sự phát triển của xã hội, khi mà trình độ học vấn được nâng lên, kinh tế phát triển, con cái ít phụ thuộc hơn vào cha mẹ, hôn nhân trong khoảng mấy chục năm trở lại đây là sự tự nguyện của hai bên nam, nữ. Họ tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và tự do kết hôn, tuy nhiên vẫn có sự tham vấn ý kiến của cha mẹ đôi bên. Đối với người dân sinh sống ở xã Thọ Nghiệp, khi đời sống được cải thiện và nâng cao, cấu trúc nghề nghiệp đã có nhiều sự biến đổi. Hiện nay, người dân nơi đây không chỉ thuần làm nông nghiệp mà sự phát triển ngành 76 nghề đa dạng hơn. Các bạn trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và mở rộng sự giao tiếp thì quan niệm về hôn nhân cũng có nhiều sự thay đổi so với truyền thống, thể hiện trong quyền quyết định hôn nhân, độ tuổi kết hôn, tiêu chí lựa chọn bạn đời, quan niệm về hôn nhân khác tôn giáo... 3.1.1. Quyền quyết định hôn nhân Trong truyền thống hôn nhân của người dân ở xã Thọ Nghiệp, quyền quyết định hôn nhân thuộc về cha mẹ, dòng họ. Các đối tượng được lựa chọn kết hôn phải thỏa mãn các yêu cầu của cha mẹ hai bên như phẩm chất, hoàn cảnh gia đình.... Trước đây, việc chọn lựa bạn đời cho con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ vì đối với họ, con cái vẫn còn là những “đứa trẻ”. Tuy nhiên, kể từ khi đổi mới đất nước đến nay, quan điểm về quyền quyết định trong hôn nhân có nhiều thay đổi. Bảng 5: Quyền quyết định trong hôn nhân của ngƣời không theo Công giáo Nguồn: Kết quả điều tra của NCS tại xã Thọ Nghiệp, tháng 6/2020 Kết quả ở bảng 5 cho thấy, quyền quyết định hôn nhân hiện nay thuộc về con cái, cha mẹ chỉ đóng vai trò tư vấn, tham gia đóng góp ý kiến, cũng có trường hợp con cái quyết định hoàn toàn mà không có sự tham vấn của cha mẹ. Những trường hợp tự quyết định hoàn toàn chiếm 30,2% số lượng được khảo sát. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp quyền quyết định hôn nhân thuộc về cha mẹ. Đã có sự thay đổi trong nhận thức, sự phụ thuộc về tư tưởng trong hôn nhân của con cái đối với cha mẹ trong các gia đình ngày càng ít Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%) Cha mẹ quyết định hoàn toàn 8 4,7 Cha mẹ quyết định có hỏi ý kiến của con cái 15 8,7 Tự bản thân quyết định hoàn toàn 52 30,2 Tự bản thân quyết định có hỏi ý kiến của cha mẹ 97 56,4 Dòng họ quyết định 0 0 Tổng 172 100,0 77 hơn, biểu hiện cụ thể của vấn đề này là trong hôn nhân ở xã Thọ Nghiệp hiện nay không xảy ra việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, mà hôn nhân là sự tự nguyện của đôi bên nam nữ. Họ tự tìm hiểu, tự do yêu đương và tự do kết hôn, quyền quyết định hôn nhân chuyển từ cha mẹ sang con cái, cha mẹ chỉ đóng vai trò là người tư vấn. 3.1.2. Tiêu chí lựa chọn bạn đời Tiêu chí lựa chọn bạn đời của người dân, đặc biệt là của giới trẻ ở xã Thọ Nghiệp, mặc dù chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau, song một số tiêu chí theo truyền thống vẫn được ưu tiên như phẩm chất của đối tượng kết hôn, gia đình nề nếp... Trước đây chọn vợ, chọn chồng người ta thường đặt nặng vấn đề “môn đăng hộ đối”, nhưng hiện nay nhiều người không coi trọng điều này. Theo số liệu khảo sát, có hơn 80% số người cho rằng “môn đăng hộ đối” không quan trọng trong việc lựa chọn bạn đời. Trong tiêu chí lựa chọn bạn đời những người trẻ tuổi và những người lớn tuổi cũng có sự khác biệt nhất định. Quan niệm của những người lớn tuổi Quan niệm về lựa chọn bạn đời của những người lớn tuổi ở xã Thọ Nghiệp có sự khác biệt so với trước đây. Họ không còn suy nghĩ là bắt buộc con cái phải tuân theo sự lựa chọn của cha mẹ, con cái có quyền tự do lựa chọn đối tượng kết hôn của mình. Mặc dù thế, vấn đề tuổi tác và nề nếp gia đình vẫn rất được coi trọng. Trước khi kết hôn phải xem tuổi có phù hợp hay không, phải xem họ hàng gia đình nhà trai hoặc nhà gái có tốt hay không... Cha mẹ không can thiệp khi con cái chọn bạn đời, nhưng ý kiến của cha mẹ vẫn rất quan trọng trong hôn nhân của con cái. Nếu cha mẹ không đồng ý thì cuộc hôn nhân đó cũng không được thực hiện. Họ trao cho con cái quyền lựa chọn nhưng vẫn dựa trên những quan điểm truyền thống về gia đình, nhân phẩm, khả năng kinh tế, học vấn... của đối tượng. Nếu không thỏa mãn yêu cầu của cha mẹ hai bên thì đôi trẻ sẽ phải trì hoãn để thuyết phục đến khi cha mẹ hai bên đồng ý. Điều này cho thấy, trong quan điểm của người lớn tuổi về 78 quyền quyết định hôn nhân của người Việt không theo Công giáo đã có những khác biệt với người Việt theo Công giáo, mặc dù họ sinh sống và cư trú trong cùng một không gian làng xã. Hộp 4: Thảo luận nhóm về quan niệm hôn nhân của ngƣời không theo Công giáo “Hôn nhân đâu phải chỉ là chuyện của hai người mà là chuyện của hai gia đình. Nếu lấy nhau cùng, chúng nó sống với nhau không ra gì thì có khi còn dẫn đến mâu thuẫn của hai gia đình, hai dòng họ ấy chứ” (Nữ, SN 1964). “Bọn trẻ bây giờ chúng nó có suy nghĩ khác chúng tôi, yêu nhau, đòi cưới, cưới nhau về xong suốt ngày cãi nhau, không đứa nào chịu nhường đứa nào chứ thời chúng tôi muốn lấy nhau, phải tìm hiểu kỹ gia đình, dòng họ, cha mẹ đồng ý mới được làm đám cưới, dù thế nào cũng phải cố gắng nhường nhịn lẫn nhau, sống với nhau đến già”(Nam, SN 1946). “Bây giờ chúng nó lấy nhau dễ lắm, có đôi kể từ khi yêu đến khi cưới chỉ có 3 tháng vậy thì hiểu nhau làm sao được, vì thế vẫn cần phải tìm hiểu kỹ về gia đình, nguồn gốc. Gia đình gia giáo, sống tốt thì mới nuôi dạy được con cái tốt” (Nữ, SN 1961). (Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm, tháng 9/2020) Đồng quan điểm trên, nhiều người lớn tuổi ở xã Thọ Nghiệp cũng cho rằng, mặc dù hôn nhân hiện nay lấy tình yêu của đôi trẻ làm nền tảng nhưng cũng không thể bỏ qua ý kiến của cha mẹ hai bên, họ hàng, vẫn phải xét đến các yếu tố như sự phù hợp giữa hai bên gia đình, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp..., đặc biệt là sức khỏe. Như vậy, có thể thấy rằng, đối với người Việt theo Công giáo, yếu tố cá nhân được đề cao trong việc quyết định đến cuộc sống của mình, có thể do ảnh hưởng giáo lý Công giáo, còn ở người Việt không theo Công giáo, những giá trị và văn hóa truyền thống gia đình, vai trò của dòng họ, cộng đồng vẫn được khẳng định và ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân, đôi khi có ý nghĩa giáo dục con người cẩn trọng trong mỗi quyết định của mình. 79 Quan niệm của những người trẻ tuổi Có chút khác biệt so với quan niệm của những người lớn tuổi về tiêu chí chọn bạn đời. Những người trẻ tuổi thường ưu tiên cho tiêu chí về sự phù hợp quan điểm sống giữa hai người, những người lớn tuổi thường xét nhiều về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, gia đình của đối tượng được lựa chọn. “Em nghĩ phải phù hợp về quan điểm sống. Mỗi lần em về quê cha mẹ đều giục, nhiều người có người có công ăn việc làm ổn định, thu nhập khá, cha mẹ em bảo được nhưng khi nói chuyện em thấy không hợp nên cũng chả đi đến đâu. Nhìn chung em thấy quan niệm của cha mẹ em với em khác nhau, có người các cụ bảo được em lại thấy chả hợp. Em cũng không có tiêu chuẩn gì, miễn là phải hợp nhau”. (PVS Bà Lê Thị Thu H, SN 1997, làm nghề cắt tóc gội đầu). Giữa các thế hệ có những cách suy nghĩ khác nhau, những người lớn tuổi luôn muốn con cái mình có cuộc sống ổn định, tiêu chí lựa chọn bạn đời của họ cho con cái mình cũng thiên về hướng “an toàn”, trong khi các bạn trẻ lại mong muốn tìm được người thấu hiểu và chia sẻ với mình trong cuộc sống. Quan niệm đối với hôn nhân khác tôn giáo Trước đây hầu hết người dân ở xã Thọ Nghiệp đều không đồng ý cho con cái mình kết hôn với người khác tôn giáo. Đối với những người theo Công giáo, do sự ràng buộc của giáo luật, không được kết hôn với người ngoài tôn giáo nên các cuộc hôn nhân khác tôn giáo đều bị ngăn cấm và phản đối. Sau Công đồng Vaticăng II năm 1965 với những điều khoản sửa đổi của giáo hội, cho phép giáo dân kết hôn với người khác tôn giáo, quan điểm và nhận thức của người dân cũng thay đổi theo, dần tiếp nhận các cuộc hôn nhân khác đạo. Tại xã Thọ Nghiệp hàng năm đều có các cuộc hôn nhân khác tôn giáo (xem bảng 11) song trong nhận thức và thái độ của người dân đều mong muốn và ưu tiên kết hôn với người cùng tôn giáo. 80 Hộp 5: Thảo luận nhóm về hôn nhân khác tôn giáo “Việc lấy chồng, lấy vợ khác tôn giáo vẫn được chấp nhận nhưng không được ủng hộ, đặc biệt là bên Công giáo. Ông Cha (Linh mục) thường khuyến khích không lấy người ngoài Công giáo” (Nữ, SN 1980, cha người Công giáo, mẹ không theo Công giáo). “Tôi không có ý kiến với việc kết hôn với người Công giáo. Nếu con tôi ưng thuận và muốn kết hôn với người Công giáo thì tôi cũng chấp nhận song phải tìm hiểu kỹ tính tình. Tuy nhiên tôi vẫn thích nó lấy người không có tôn giáo hơn” (Nữ, SN 1966). “Nói thật là tôi không thích con tôi lấy người Công giáo, bên đó có nhiều tục lệ khác mình, sợ chúng nó sống chung sau này nảy sinh mâu thuẫn. Tuy nhiên bây giờ xã hội khác xưa rồi, nếu chúng nó quyết tâm muốn lấy nhau thì ông bà già chúng tôi cũng phải chấp nhận, thời đại bây giờ là con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy” (Nam, SN 1964). (Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm, tháng 9/2020) Đa số người được phỏng vấn đều không phản đối việc kết hôn khác tôn giáo, song họ vẫn muốn tìm hiểu và tiến tới hôn nhân với người cùng tôn giáo để có tiếng nói chung trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có những người không chấp nhận các cuộc hôn nhân khác tôn giáo. Bảng 6: Quan niệm về hôn nhân khác tôn giáo của ngƣời không theo Công giáo STT Quan điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Có thể chấp nhận được 157 91,3 2 Không thể chấp nhận 15 8,7 Tổng 172 100,0 Nguồn: Kết quả điều tra của NCS tại xã Thọ Nghiệp, tháng 6/2020 Mặc dù có nhiều thay đổi song một số người vẫn giữ ý kiến không kết hôn với người khác tôn giáo. Trong khi người Công giáo 100% số người được 81 khảo sát đều chấp nhận những cuộc hôn nhân khác tôn giáo thì những người không theo Công giáo vẫn còn số ít người không chấp nhận. Những trường hợp phản đối nữ giới chiếm đa số, và thường là những người có công việc thoát ly nông nghiệp như giáo viên, bác sĩ, buôn bán... Nguyên nhân chủ yếu là do khác biệt đức tin và nỗi lo sợ khó hòa hợp trong cuộc sống khi khác tôn giáo. 3.2. Các nghi lễ trong hôn nhân 3.2.1. Các thủ tục cần thiết trước lễ cưới Đôi trai gái yêu nhau, mong muốn tiến đến hôn nhân việc đầu tiên là phải báo cáo cho cha mẹ hai bên, chọn ngày dẫn chàng trai hoặc cô gái về ra mắt gia đình, xin phép cho họ tìm hiểu nhau. Thông thường cha mẹ sẽ hỏi tuổi tác của hai người sau đó sẽ nhờ xem có hợp tuổi hay không, nếu hợp tuổi, đôi bạn trẻ có thể tiếp tục được tìm hiểu, trường hợp không hợp tuổi có thể sẽ có sự phản đối hoặc không hài lòng từ phía hai gia đình. Tuy nhiên có tiếp tục hay không lúc này thường phụ thuộc vào đôi trai gái, nếu họ vẫn quyết tâm đến với nhau thì các thủ tục cần thiết cho hôn nhân sẽ được hai bên cha mẹ chuẩn bị. Lễ dạm ngõ Theo phong tục của người Việt, cưới hỏi là một việc lớn trong đời nên có nhiều quy tắc, nghi thức nghiêm ngặt và cầu kỳ, trải qua sáu lễ kéo dài trong ba năm. Nhưng ngày nay, mọi thủ tục đã được giản lược rất nhiều, thời gian cũng được rút ngắn phù hợp với điều kiện của hai gia đình. Dù có như vậy, lễ dạm ngõ vẫn được duy trì như một thủ tục đầu tiên giữa cha mẹ hai bên để chính thức tổ chức hôn lễ cho con mình. Tại tỉnh Nam Định, lễ dạm ngõ thường được gọi là đi chơi nhà hay là sang nói chuyện người lớn, thời gian của lễ dạm ngõ diễn ra trước đám cưới khoảng một, hai tháng. Ở xã Thọ Nghiệp lễ dạm ngõ thường được gọi là sang nói chuyện người lớn. Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình để trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện của đôi bên. Cũng giống như nhiều làng quê miền Bắc hiện nay, lễ dạm ngõ ở xã Thọ Nghiệp diễn 82 ra đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn giữ được những thủ tục cơ bản và không khí trang trọng vốn có. Lễ vật cho buổi lễ dạm ngõ không cầu kỳ, với quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, trong các buổi lễ dạm ngõ lễ vật không thể thiếu được cơi trầu quả cau, ngoài ra còn có chè, thuốc, rượu... được bọc giấy đỏ. Trước đây, lễ vật cho buổi chơi nhà thường do gia đình tự chuẩn bị, song hiện nay ngành dịch vụ phát triển, các gia đình thường đặt sẵn đồ lễ. Thành viên tham gia lễ dạm ngõ, đại diện gia đình nhà trai bao gồm người bên họ cha, họ mẹ của chú rể, cha mẹ chú rể, chú rể cùng với người thân trong gia đình. Về số lượng những người tham gia buổi dạm ngõ là số lẻ, từ 7 đến 9 người. Số lượng người đại diện nhà gái cũng tương tự. Vào đúng ngày giờ đã hẹn, nhà trai mang trầu cau và lễ vật đến nhà gái, giới thiệu đại diện gia đình và phát biểu bày tỏ mong muốn chính thức tính đến chuyện hôn sự của hai con. Cha mẹ cô gái sẽ nhận và sắp trầu cau, lễ vật nhà trai mang đến lên bàn thờ gia tiên, cho phép hai con thắp hương để báo cáo với tổ tiên và cầu xin sự phù hộ. Sau đó hai gia đình sẽ ngồi nói chuyện, trao đổi về một số nội dung cần thiết để chuẩn bị tổ chức hôn lễ cho đôi bạn trẻ. Mục đích của buổi gặp mặt này là hai gia đình sẽ chính thức thỏa thuận các thủ tục cưới hỏi, thống nhất về thời gian và sính lễ mà gia đình nhà trai phải mang sang nhà gái vào lễ ăn hỏi. Với các thủ tục nói trên, buổi lễ dạm ngõ chỉ diễn ra trong khoảng 30 - 40 phút. Sau đó, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật đã được chuẩn bị trước, tuy nhiên việc này tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của hai gia đình, không có tính chất bắt buộc. Sau buổi lễ chơi nhà của nhà trai khoảng 1 đến 2 tuần, gia đình nhà gái cũng cử đoàn đại diện sang thăm gia đình nhà trai gọi là đáp lễ. Thành viên tham gia đoàn cũng là số lẻ gồm đại diện họ cha, họ mẹ của cô dâu, cha mẹ cô dâu, cô dâu, anh chị em ruột của cô dâu. Lần sang thăm nhà của họ nhà gái không bắt buộc phải chuẩn bị lễ vật, song các gia đình thường mang theo hoa quả hoặc bánh kẹo đến thăm gia đình nhà trai. Mục đích chủ yếu của buổi đáp 83 lễ là muốn xem xét nhà cửa, hoàn cảnh, điều kiện và anh em họ hàng của gia đình nhà trai. Hầu hết các lễ dạm ngõ tại tỉnh Nam Định đều diễn ra tương tự như nhau từ việc chuẩn bị lễ vật, đoàn đại biểu tham gia buổi lễ, trình tự tiến hành buổi lễ, việc đến chơi đáp lễ của họ nhà gái. Buổi lễ dạm ngõ thành công đồng nghĩa với việc cả hai gia đình đều chấp nhận cuộc hôn nhân này và bắt đầu nghiêm túc chuẩn bị cho lễ hỏi và lễ cưới Lễ ăn hỏi: Đây được coi là lễ chính thức thông báo cho dân làng biết việc hứa gả giữa hai họ. Thời gian tổ chức lễ ăn hỏi phụ thuộc vào nhà trai. Lễ ăn hỏi phải được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ từ việc xem ngày giờ đến việc chuẩn bị sính lễ. Khi đã chuẩn bị được những lễ vật cần thiết theo phong tục tập quán của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và chọn được thời gian thích hợp tổ chức hôn lễ cho đôi bạn trẻ, gia đình nhà trai sẽ bàn bạc với gia đình nhà gái để thống nhất ngày giờ. Đồ lễ cho ăn hỏi nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ theo sự bàn bạc của hai bên gia đình trong buổi lễ dạm ngõ. Các vật lễ mang sang nhà gái thông thường gồm có: trầu cau, chè, bánh cốm hoặc bánh nướng, rượu..., tùy theo từng gia đình, có thể là 5 lễ, 7 lễ hoặc 9 lễ... nhưng phải là số lẻ. Theo quan niệm của người xưa, số lẻ tượng trưng cho sự sung túc, dư thừa, mong muốn cho đôi vợ chồng sau này luôn có của ăn của để, con cái đuề huề. Cau phải nguyên buồng, đều quả và có cuống râu dài. Các đồ lễ mang sang nhà gái được đựng trong các tráp trên có phủ vải đỏ có dán hai chữ “song hỷ”. Ở xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định hiện nay các gia đình thường chuẩn bị từ 5 đến 7 tráp lễ cho ngày ăn hỏi vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết người dân nơi đây. Tuy nhiên cũng có một số gia đình có điều kiện chuẩn bị 9 tráp lễ. Theo chúng tôi quan sát đám cưới của chú rể Đặng Tiến B (sinh năm 1992) và cô dâu Nguyễn Thị M (sinh năm 1997) tổ chức vào tháng 11/2019 có lễ ăn hỏi 5 tráp bao gồm trầu - cau, nước ngọt, hoa quả, bánh nướng, chè - thuốc - rượu (xem phụ lục 3, ảnh 18). Lễ ăn hỏi chỉ diễn ra trước lễ cưới một ngày. 84 Công việc chuẩn bị cho buổi lễ ăn hỏi của hai bên gia đình ngoài việc gia đình nhà trai chuẩn bị sính lễ, gia đình nhà gái sửa sang trang hoàng lại nhà cửa, họ còn phải mời những người thân, những người lớn tuổi trong gia đình, dòng họ và phải nhờ một số thanh niên nam – nữ trẻ trung, còn độc thân để bê tráp và đỡ tráp. Số lượng nam, nữ của hai gia đình tương ứng với số lượng tráp. Trang phục của đội ngũ bê tráp thống nhất, nam thường mặc sơ mi trắng quần đen, nữ mặc áo dài màu đỏ. Trang phục của cô dâu cũng là áo dài truyền thống song màu sắc không bắt buộc, tùy thuộc vào sở thích cá nhân, chú rể mặc comple hoặc áo trắng thắt nơ. Vào ngày ăn hỏi, gia đình nhà trai gồm những người lớn trong gia đình, dòng họ, ông bà, cha mẹ, anh em, cô dì chú bác, bạn bè thân thiết của chú rể, chú rể và đội bê tráp nam sẽ xuất phát đến nhà gái. Khi đến cổng nhà gái, gia đình nhà trai xếp hàng mang sính lễ vào nhà gái. Mỗi tráp lễ được một chàng trai trẻ bê và vào ngõ nhà gái có một cô gái trẻ ra đỡ tráp. Mỗi người đỡ một bên và họ cùng sánh đôi vào nhà cô dâu, đặt tráp lên những chiếc bàn đã được chuẩn bị trước. Đội bê tráp sẽ nhận được những bao lì xì của hai bên gia đình. Theo quan niệm trong dân gian, những người bê tráp sẽ bị mất duyên, vì thế gia đình phải chuẩn bị những bao lì xì đỏ đựng tiền để trả duyên cho họ. Quan niệm, suy nghĩ này ở hầu hết người Việt sinh sống ở đồng bằng sông Hồng mà không riêng gì ở xã Thọ Nghiệp. Sau khi khách khứa hai bên yên vị, đại diện của hai họ giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ của hai bên gia đình. Đại diện họ nhà trai xin phép được cầu hôn chính thức và phía nhà gái cử đại diện phát biểu chấp thuận. Nghi lễ tiếp theo là phía đại diện nhà trai giới thiệu phần sính lễ mang sang nhà gái, lần lượt từng tráp lễ, mẹ chú rể và mẹ cô dâu cùng nhau mở tráp trước sự chứng kiến của các thành viên hai gia đình. Hoàn thành thủ tục mở tráp, mẹ cô dâu lấy ở mỗi tráp một ít đồ mang lên bàn thờ thắp hương cúng gia tiên. Cô dâu, chú rể cùng thắp hương, khấn vái tổ tiên phù hộ cho cuộc hôn nhân của họ được hạnh phúc. 85 Trong buổi lễ này, hai bên gia đình bàn bạc, thống nhất về ngày, giờ tổ chức hôn lễ cho đôi vợ chồng trẻ. Buổi lễ ăn hỏi thường diễn ra trong khoảng 40 phút. Khi đoàn ăn hỏi của gia đình nhà trai ra về, gia đình nhà gái sẽ chia đồ lại quả và trả lại các mâm tráp lễ. Đối với trầu, cau hoặc những loại quả chùm phải dùng tay xé, không được sử dụng dao kéo để cắt, vì theo quan niệm của các cụ xưa dùng dao, kéo là hình ảnh của sự chia cắt, mang lại điềm xấu. Khi nhà gái trả mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng nắp, báo hiệu cho bà con hàng xóm những người xem lễ biết là nhà gái đã nhận lễ vật của nhà trai. Sau buổi lễ ăn hỏi, đôi nam – nữ chính thức trở thành vợ - chồng sắp cưới của nhau, có được sự công nhận của hai họ, bạn bè, hàng xóm. Mời cưới: Sau đám hỏi, mọi người trong gia đình hai bên tích cực chuẩn bị cho hôn lễ sắp diễn ra, một trong những việc quan trọng là mời cưới (mời những người có quan hệ với gia đình đến dự đám cưới). Công việc này đòi hỏi phải tỷ mỉ, kỹ càng, cân nhắc cẩn thận để tránh bỏ quên, bỏ sót khách mời hoặc loại trừ những trường hợp chưa đủ thân thiết để mời. Ở xã Thọ Nghiệp, thông thường các gia đình trước khi mời cưới sẽ họp các thành viên trong gia đình để lên danh sách khách mời, qua đó có thể dự trù số mâm cỗ cần làm trong đám cưới. Khách mời không chỉ của cha mẹ cô dâu, chú rể, mà có thể còn cả bạn bè, đồng nghiệp của anh, chị, em cô dâu, chú rể. Thiếp cưới được hai gia đình lựa chọn và in sẵn, mẫu mã giống nhau, tuy nhiên có sự phân biệt giữa thiếp của nhà trai và nhà gái. Thiếp của gia đình nhà trai thì tên của chú rể và cha mẹ chú rể sẽ ở bên phải, cô dâu và cha mẹ cô dâu ở bên trái; Thiếp của nhà gái thì tên của cô dâu và cha mẹ mình sẽ ở bên phải, chú rể và cha mẹ chú rể bên trái. Khi viết thiếp mời cũng cần lưu ý những tiểu tiết bên trong. Trường hợp cha mẹ mời khách thì dòng mời phải viết “trân trọng kính mời .... đến dự hôn lễ của hai con chúng tôi”, còn cô dâu, chú rể mời khách chỉ cần viết “trân trọng kính mời .... đến dự hôn lễ của hai chúng tôi”. Thiếp mời hiện nay những nội dung đều đã in sẵn, gia đình chỉ việc viết thêm một số chữ cho phù hợp. Điều này cho thấy sự tác động của quá trình phát triển, 86 đổi mới hội nhập đã ảnh hưởng đến đời sống của người Việt ở xã Thọ Nghiệp một cách sâu sắc. Thông qua việc viết thiếp mời cũng phân biệt rõ mức độ mối quan hệ của khách đến dự đám cưới. Trước khi hôn lễ diễn ra khoảng 1 tuần, gia đình hai bên đi đưa giấy mời. Việc đưa giấy mời cũng tùy thuộc vào mức độ quan hệ để quyết định xem có phải trực tiếp cha mẹ cô dâu chú rể đi đưa hay cô dâu chú rể đi đưa hoặc có thể nhờ người chuyển hộ. Những mối quan hệ quan trọng, gần gũi, cha mẹ hai bên phải trực tiếp đến mời, một số trường hợp ở xa có thể mời qua điện thoại. Những mối quan hệ bình thường có thể gửi thiếp mời cho người thân quen, bạn bè chuyển hộ hoặc cử những người con khác trong gia đình đi mời. Họ hàng và làng xóm xung quanh không cần dùng thiếp mời, cha mẹ hai bên trực tiếp đến nhà để mời, tỏ lòng tôn trọng và hiếu khách. Đồng thời cũng đến để nhờ giúp đỡ trong sự kiện hôn lễ sắp diễn ra của gia đình. Đối với bên nhà gái, nếu lễ ăn hỏi diễn ra trước khoảng 1 tuần so với đám cưới thì khi đi mời cưới gia đình sẽ trao kèm một phần quà trong lễ ăn hỏi. Việc chia phần lễ ăn hỏi này thường dành cho những họ hàng, làng xóm hoặc những mối quan hệ thân thiết của gia đình. Trước đây, người ta chia làm hai loại khách mời, một là những khách mời đến ăn cơm (tiệc mặn) và khách mời đến uống nước ăn bánh kẹo chia vui với gia đình (tiệc ngọt). “Tôi cưới năm 1996, đám cưới tôi ngày đó làm đơn giản lắm, khách mời không nhiều như bây giờ. Thời chúng tôi chia làm hai lần tiếp đón, những người có quan hệ gần gũi, thân thiết thì mời cỗ vào ngày hôm đón dâu, còn những người có quan hệ xa, quen biết thì mời đến uống nước, ăn bánh kẹo vào tối hôm trước. Tối hôm trước lễ cưới người ta đến mừng đông lắm, có khi người ăn cỗ ngày hôm sau cũng đến chúc mừng, để cho đông vui. Ngày đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hon_nhan_cua_nguoi_viet_o_xa_tho_nghiep_huyen_xuan_t.pdf
  • pdfQD_DangThiHaiHang.pdf
  • jpgScan0029.JPG
  • jpgScan0031.JPG
  • pdfTrichyeu_DangThiHaiHang.pdf
  • pdfTT DangThiHaiHang.pdf
  • pdfTT Eng DangThiHaiHang.pdf
Tài liệu liên quan